Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Dung

KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Dung

KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐINH PHƯƠNG DUY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này là
do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, kết quả trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên thực hiện
Lê Thị Dung

1


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Phương Duy - người
thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của
mình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi
những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học
– Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người
thân yêu đã luôn bên cạnh và là nguồn động viên, khích lệ to lớn cho tôi.
Mặc dù, tôi đã có những cố gắng để hoàn thiện bài luận văn của mình một cách
tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh những thiếu sót! Rất

mong sự đóng góp của thầy, cô cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................8
5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................8
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .........................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
8. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................................10
9. Cấu trúc luận văn..........................................................................................................10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ............................................................. 12
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...............................................................12
1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý
học.......................................................................................................................................14
1.2.1. Hoạt động học học tập môn Tâm lý học của sinh viên Sư phạm ..........................14

1.2.2. Internet và vai trò của nó đối với hoạt động học tập môn Tâm lý học .................20
1.2.3. Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học ....................................27
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lí
học của sinh viên .............................................................................................................39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG
HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU................................................................................. 44
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu .......................................................44
2.2. Thực trạng kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu ....................................................44
2.2.1. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp khai thác internet trong học tập môn
Tâm lý học của sinh viên.................................................................................................45
3


2.2.2. Thực trạng biểu hiện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của
sinh viên ..........................................................................................................................51
2.2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và biểu hiện kỹ năng sử dụng Internet của sinh
viên ..................................................................................................................................70
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn Tâm lý
học của sinh viên .............................................................................................................70

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................ 74
3.1. Một số biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn
Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu ........................74
3.2. Kết quả kiểm chứng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết
và mức độ khả thi các biện pháp đã nêu.........................................................................76

3.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động .....................................................77
3.3.1. Tổ chức và phương pháp tác động thử nghiệm biện pháp ....................................77
3.3.2. Kết quả tác động về mặt nhận thức .......................................................................81
3.3.3. Kết quả tác động về mặt vận dụng kỹ năng ..........................................................82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 90

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

2

CĐSP


Cao đẳng Sư phạm

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

GV

Giảng viên

5

SV

Sinh viên

6

TLH

Tâm lý học

7

TN


Tự nhiên

8

XH

Xã hội

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một trong những đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là sự phát triển như vũ
bão của khoa học – công nghệ và sự bùng nổ của thông tin. Trong đó, sự ra đời của máy vi
tính và Internet là một thành tựu to lớn. Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân
loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm nhập
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng… và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là
trong dạy học và giáo dục. Trong dạy học, internet không chỉ là đối tượng dạy học mà quan
trọng hơn nó là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, giúp SV tự chiếm lĩnh tri thức một cách
nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ thông tin cả bề rộng
lẫn chiều sâu, lượng tri thức tăng lên theo cấp độ lũy tiến, dạy và học không thể không có tư
liệu.
1.2. Kỹ năng sử dụng Internet để học tập cũng như giảng dạy là một bộ phận cấu thành
hệ thống KN sư phạm của người giáo viên tương lai. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng với
bất kỳ SV Sư phạm nào. Tìm kiếm và sử dụng tài liệu trên Internet đã trở thành thói quen
của nhiều sinh viên. Nhiều SV đã khai thác tốt lợi thế mà Internet mang lại phục vụ cho học
tập, góp nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên, nhiều SV vẫn chưa nhận thức được tầm quan
trọng và đánh giá đúng vai trò, tác dụng của Internet, dẫn đến chưa tích cực khai thác kho

lưu trữ thông tin - “Bách khoa toàn thư” khổng lồ phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên
cứu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến KN sử dụng Internet chưa thực sự
được chú trọng đối với SV, trong đó có SV Sư phạm.
1.3. Internet đã được khai thác và ứng dụng rộng rãi trong dạy học ở nhiều môn học như
vật lý, hóa học, tin học, ngoại ngữ, sinh học, lịch sử, địa lý… và đã mang lại hiệu quả tích
cực. Tuy nhiên, đối với môn TLH - môn học đươc giảng dạy trong hệ thống tất cả các trường
Sư phạm tham gia vào việc đào tạo nghiệp vụ và hình thành nhân cách của người giáo viên
tương lai, do đặc thù của bộ môn thuộc chuyên ngành khoa học xã hội nên việc ứng dụng tin
học vào dạy học gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ngân sách đầu tư cơ sở vật chất ở lĩnh vực
thiết bị công nghệ cao tại các trường đại học chủ yếu phục vụ cho các môn khoa học TN.
Với TLH, việc xây dựng phòng học đa chức năng, có đầy đủ các phương tiện và thiết bị
hiện đại là rất khó khăn. Hệ thống máy vi tính sử dụng trong dạy học TLH hầu như không
6


có, số trường đại học kết nối Internet cho SV tương đối ít, chủ yếu chỉ phục vụ cho các
phòng ban và bộ môn tin học. Ngoài ra, do những điều kiện khách quan và chủ quan khác,
quá trình dạy học TLH hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Biểu hiện nổi bật là
chất lượng dạy học chưa cao, SV ít say mê hứng thú với môn học, nhận thức sai lệch về vai
trò của nó trong nghề nghiệp. Thay đổi thực trạng này là vấn đề cần được quan tâm và cần
có sự tác động của nhiều yếu tố. Một trong những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học
TLH là khai thác và sử dụng CNTT, đặc biệt là Internet vào quá trình dạy học.
1.4. Hiệu quả của việc sử dụng Internet trong công tác giảng dạy, học tập bộ môn TLH
là rất to lớn. Không giống như các môn học khác, những nội dung TLH luôn gắn liền với
đời sống, sinh hoạt thường ngày nên các chương trình, chuyên mục, các tài liệu tâm lý học
trên mạng rất phong phú. Chúng ta có thể nhận biết tâm trạng xã hội, dư luận xã hội… của
các nhóm xã hội thông qua các comment ( bình luận) về nhiều vấn đề, hay có thể tìm kiếm
các công trình nghiên cứu, các test tâm lý, các giáo trình, tài liệu liên quan đến tất cả các
chuyên ngành của tâm lý trên internet….. Mặt khác, khai thác tài liệu TLH trên Internet với
những hình ảnh sống động phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, màu sắc, văn bản … tác

động tích cực vào giác quan người học, nâng cao tính trực quan trong học tập. Ngoài ra,
khai thác thông tin trên Internet còn hình thành được nhiều phẩm chất tâm lý và kỹ năng cho
người học. Vì vậy, trong dạy học hiện nay cần phải có kỹ năng sử dụng Internet để khai thác
kho tài nguyên thông tin khổng lồ phục vụ việc học tập.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Kỹ năng sử dụng Internet trong học
tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu” để
nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng sử dụng internet trong học tập TLH của SV
trường CĐSP BR-VT, đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện KN sử dụng Internet
nhằm nâng cao kết quả học tập môn TLH cho SV.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập TLH của SV trường CĐSP BR-VT
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên: 220 SV trường CĐSP BR-VT
7


- Giảng viên: 03 cán bộ giảng dạy môn TLH trường CĐSP BR-VT

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng KN sử dụng Internet trong học tập TLH của SV
trường CĐSP BR-VT, lý giải nguyên nhân của thực trạng.
4.3. Đề xuất, một số biện pháp tác động để góp phần rèn luyện KN sử dụng Internet
vào học tập cho SV


5. Giả thuyết khoa học
SV trường CĐSP BR-VT đã sử dụng Internet vào học tập môn TLH song còn nhiều
hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là
họ chưa có KN tìm kiếm, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin. Nếu được trang bị, rèn luyện
hệ thống KN này sẽ nâng cao khả năng sử dụng Internet, góp phần nâng cao hiệu quả học
tập nói chung và môn TLH nói riêng cho SV.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng kỹ năng sử dụng Internet qua các biểu
hiện như: tìm kiếm thông tin, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài giới hạn khách thể nghiên cứu thực trạng trên 220 SV hệ chính quy, năm thứ 1
và năm 2 trường CĐSP BR-VT.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lý luận; lựa chọn
phương pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng KN khai thác, sử dụng
Internet trong học tập TLH của SV trường CĐSP BRVT, từ đó xác định phương pháp
nghiên cứu và các biện pháp tác động sư phạm.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, đặc biệt là xây dựng được
qui trình khai thác, sử dụng Internet trong học tập TLH, xác định vai trò và các yếu tố ảnh
hưởng đến KN sử dụng Internet của SV, xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng.
8


- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở
lý luận của vấn đề nghiên cứu và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
▪ Mục đích: Đây là phương pháp chính của đề tài dùng để nghiên cứu với các mục đích:
- Thu thập thông tin về nhận thức của SV đối với vấn đề khai thác, sử dụng Internet
trong học tập TLH.
- Thu thập thông tin về thực trạng KN khai thác, sử dụng Internet trong học tập TLH
của SV trường CĐSP BR-VT
- Khảo sát sự đánh giá của giảng viên đối với vấn đề khai thác, sử dụng Internet
trong học tập TLH của SV.
- Thu thập thông tin về sự tự đánh giá của SV nhóm thử nghiệm sau khi thử nghiệm
biện pháp tác động.
▪ Nội dung: Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng 2 loại
phiếu trưng cầu ý kiến, mỗi phiếu gồm một hệ thống các câu hỏi
7.2.2. Phương pháp quan sát
▪ Mục đích: quan sát biểu hiện của SV nhằm thu thông tin về các lĩnh vực sử dụng cũng như
mức độ thành thạo của KN khai thác, sử dụng Internet.
▪ Nội dung:
- Quan sát tiết học trên lớp, tìm hiểu thông tin về mức độ sử dụng tài liệu trên mạng
- Quan sát các lĩnh vực SV thường truy cập khi lên mạng
- Quan sát các KN của SV đối với từng lĩnh vực khác nhau
▪ Cách thức tiến hành: quan sát một số tiết học và thời gian truy cập Internet của SV tại
phòng máy của trường và một số dịch vụ Internet bên ngoài với biên bản kèm theo.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu
▪ Mục đích: tìm hiểu thêm về thông tin cá nhân, những thuận lợi và khó khăn của SV khi
sử dụng Internet.
▪ Nội dung: trò chuyện với SV về sự quan tâm, hứng thú đối với Internet, về các môn
TLH, cách nhìn nhận, suy nghĩ của SV xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
▪ Yêu cầu thực hiện: chọn thời gian phù hợp để trò chuyện với SV, đảm bảo sự trao đổi
nhẹ nhàng, gợi mở khi cần thiết, tạo sự thoải mái về TL cho đối tượng trò chuyện.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
9



▪ Mục đích: Nghiên cứu các sản phẩm sau khi xử lý, cách tìm kiếm, sử dụng nguồn tài liệu
trên mạng để tìm hiểu thêm về thực trạng.
▪ Nội dung: Nghiên cứu kết quả làm bài tập thử nghiệm, giáo án điện tử, website tự tạo,
file lưu trữ thông tin …
▪ Yêu cầu thực hiện: So sánh, đối chứng các sản phẩm có và không sử dụng nguồn tư
liệu khai thác từ Internet, các kết quả trước và sau khi thử nghiệm.
7.2.5 . Phương pháp chuyên gia.
▪ Mục đích: Nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong
lĩnh vực TLH, CNTT về vấn đề nghiên cứu.
▪ Nội dung: - Những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Bảng hỏi về thực trạng
- KN tìm kiếm, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin trên Internet
▪ Cách tiến hành: xin ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
▪ Mục đích: Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp trên, đồng thời kiểm định tính
khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
▪ Nội dung: Các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát được xử lý bằng phần mềm
chương trình SPSS. Sử dụng một số phép tính như: số lượng và tỉ lệ %, trung bình cộng,
trung vị, độ lệch chuẩn, kiểm định t – test, phép thử phương sai One – way ANOVA, hệ số
tương quan … để xử lý số liệu.

8. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề về KN sử dụng Internet trong học tập.
- Chỉ ra thực trạng KN khai thác, sử dụng internet trong học tập TLH của SV trường
CĐSP BR-VT hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp tác động và thử nghiệm nhằm rèn luyện KN khai thác, sử
dụng internet cho SV, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.


9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về KN sử dụng Internet trong học tập TLH
10


- Chương 2: Kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Đề xuất biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học
tập môn TLH cho SV

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG
INTERNET TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Công nghệ thông tin – đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Mỹ từ năm 1995
và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên tòan thế giới. Ở nước ngoài việc sử dụng
Internet vào trong dạy học được chú trọng quan tâm. Nhìn chung các công trình nghiên cứu
chủ yếu diễn ra theo hai hướng.
Hướng thứ nhất, nghiên cứu về những ứng dụng của Internet vào lĩnh vực giáo dục.
Các công trình này tập trung vào việc sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng, xây dựng
chương trình dạy học. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Laura Turner với “15 năm
ứng dụng CNTT trong giáo dục và nhà trường” (2006), “Ứng dụng Internet trong dạy học”
của Vincentas Lamanauskas. Nghiên cứu về “Ứng dụng Internet trong soạn bài giảng online”
của tác giả Rytis Vilkonis (2006).
Hướng thứ hai, nghiên cứu về cách tìm kiếm thông tin và sử dụng Internet cho mọi

người. Ngoài mục đích hướng dẫn, các nghiên cứu này còn tổng kết, liệt kê các website, công
cụ tìm kiếm trên nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến tác giả Harlau Haln và Rick Stout với
“Internet tham khảo toàn diện” (1997), “Tự nghiên cứu, học tập trên Internet” của Angela
Booth (2000). Brad Hill có “Tìm kiếm thông tin trên Internet cho mọi người” (2001) và
Patrick Vincent với “Internet toàn tập” (2003).
Như vậy, các công trình và kết quả nghiên cứu trên đã xây dựng được hệ thống tài liệu
tham khảo phong phú, đa dạng liên quan đến khai thác và sử dụng internet như: giải thích các
thuật ngữ Internet, website, công cụ tìm kiếm…; cung cấp các phần mềm, các công cụ tìm
kiếm hữu ích cho việc học tập; các kỹ năng tìm kiếm thông tin trên ineternet… cũng như kỹ
thuật ứng dụng internet trong soạn bài giảng online… Đây là những tài liệu bổ ích tác giả luận
văn có thể kế thừa và phát triển trong đề tài của mình, đặc biệt là giải thích một số thuật ngữ
liên quan đến Internet, các công cụ tìm kiếm, các phần mềm ứng dụng và kỹ thuật ứng dụng
Internet trong soạn bài giảng online.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Internet Việt Nam chính thức xuất hiện ngày 19/11/1997 . Từ một khái niệm xa lạ,
12


Internet đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng đối với tòan xã hội và mỗi cá nhân và
Internet ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cùng với chỉ thị
của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc tăng cường ứng dụng CNTT vào nhà trường, nhiều công
trình nghiên cứu đã ra đời. Trước đó đã có công trình khoa học cấp bộ của Lê Công Triêm
(1995): “Tin học và ứng dụng máy tính điện tử vào dạy học”. Tiếp theo là hàng loạt bài báo,
công trình có liên quan được công bố. Nhìn chung các công trình nghiên cứu ở nước ta được
thực hiện theo ba hướng.
Hướng thứ nhất, là những nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong nhà trường. Trong
đó, máy tính với chức năng liên kết toàn cầu được xem là phương tiện phục vụ cho quá trình
dạy học. Có thể kể đến một số công trình như: “Sử dụng máy tính trong nhà trường” của
Nguyễn Hạnh (2000); Trần Thị Phụng Hà với “Sử dụng Internet trong dạy học” (2004).
Hướng thứ hai, nghiên cứu về cách tìm kiếm, sử dụng thông tin trên Internet vào dạy

học. Các tác giả chủ yếu hướng dẫn cách khai thác Internet vào học tập nói chung và cho
riêng từng môn học. Trong đó, Hà Minh Nam với “KN tìm kiếm thông tin” (2005); “Tìm
kiếm thông tin trên Internet” của Nguyễn Văn Trường (2006), “Phương pháp sử dụng
Internet hiệu quả” do Nguyễn Văn Sơn nghiên cứu (2006). Tác giả Phạm Ngọc Châu có “Sử
dụng Internet nhanh chóng và hiệu quả” (2007), “Khai thác và sử dụng Internet trong dạy
học điện học lớp 11 trung học phổ thông” của Phạm Vân Điệp (2007), “Khai thác, sử dụng
Internet góp phần tích cực hóa hoạt động học tập môn toán của học sinh ở trường trung học
cơ sở” của Đặng Thị Thu Thủy (2007).
Hướng thứ ba, nghiên cứu về vấn đề khai thác, sử dụng Internet vào học tập của SV.
Các nghiên cứu theo hướng này đã chỉ ra thực trạng và mức độ truy cập Internet của SV
hiện nay. Cụ thể là công trình của tác giả Nguyễn Quang A với tên gọi “SV Việt Nam đang
đứng ngoài cuộc với Internet” (2005). Nguyễn Quý Thanh về “Mối quan hệ của việc sử
dụng Internet và hoạt động học tập của SV” (2007).
Như vậy, các công trình và kết quả nghiên cứu trên đã bổ sung và hoàn thiện thêm về
internet nói chung và sử dụng internet nói riêng vào học tập, đặc biệt là lý luận về vai trò và
tác động của internet đối với hoạt động học tập, các phương pháp và thủ thuật sử dụng
internet trong học tập, một số biện pháp phát huy tính tích cực của người học khi sử dụng
internet trong dạy học… Đây là những tài liệu bổ ích tác giả luận văn có thể kế thừa và phát
triển trong đề tài của mình.

13


Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng về mặt lý
luận: làm sáng tỏ các thuật ngữ về internet, vai trò và tác động của internet đối với hoạt
động học tập, các phương pháp và thủ thuật sử dụng Internet trong học tập, một số biện
pháp phát huy tính tích cực của người học khi sử dụng internet trong dạy học…, về thực
tiễn: những công trình trên đã được ứng dụng vào trong dạy học và mang lại những kết quả
tích cực trong dạy học. Tuy nhiên, vấn đề kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn TLH
chưa được quan tâm, nghiên cứu. Cho đến nay, chưa có một công trình hay tài liệu nào công

bố về vấn đề này. Những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là nền tảng, định hướng cho
chúng tôi trong việc tìm hiểu thực trạng kỹ năng sử dụng Internet của SV trong học tập nói
chung và học tập môn TLH nói riêng. Từ đó tìm ra những giải pháp trong việc sử dụng có
hiệu quả Internet vào trong dạy học. Chính vì vậy, với đề tài này tôi hy vọng sẽ làm phong
phú hơn vấn đề nghiên cứu và đóng góp một phần vào việc nâng cao kỹ năng sử dụng internet
của sinh viên vào học tập môn tâm lý học, qua đó phát huy tính tích cực học tập, nâng cao
hiệu quả học tập môn TLH của SV trường CĐSP BR-VT.

1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm
lý học
1.2.1. Hoạt động học học tập môn Tâm lý học của sinh viên Sư phạm
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học
Theo A.N.Lêônchiev, cuộc đời mỗi con người là dòng các hoạt động kế tiếp nhau.
Nhờ có hoạt động con người mới tồn tại và phát triển được. Học tập là một trong những
hoạt động cơ bản, giúp con người tiếp thu nền văn hóa xã hội, những kinh nghiệm xã hội
- lịch sử để biến thành vốn riêng của mình. Để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, người ta có
hai cách học khác nhau. Học ngẫu nhiên và học có mục đích. [15]
A.V.Petrovxki coi học tập là một dạng thức hoạt động đặc thù của con người và nó
chỉ được thực hiện khi con người có ý thức. Ông viết: “việc học tập chỉ xảy ra nơi mà
những hoạt động của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri
thức, kỹ xảo, KN, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định”. [22]
Tác giả Lê Văn Hồng đưa ra khái niệm về HĐHT như sau: “HĐHT là hoạt động đặc thù
của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mới, những phương thức hành vi và hoạt động nhất định”. [12]

14


Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Hoạt động nhận thức nói chung, HĐHT nói
riêng thể hiện rõ rệt tính chủ thể: mỗi người phải tự mình bắt não làm việc, lĩnh hội tri thức,

kinh nghiệm… vào đầu mình, biến vốn liếng chung của loài người thành phẩm chất và năng
lực của bản thân”. [9]
Tóm lại, khi xem xét về hoạt động học, mỗi tác giả nhìn nhận nó ở khía cạnh khác
nhau nhưng đều có chung quan điểm coi hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con
người, được thực hiện theo phương thức nhà trường có mục đích và có ý thức, do người học
thực hiện dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV nhằm lĩnh hội những tri thức, KN, kỹ xảo
tương ứng làm phát triển trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ do cuộc
sống đề ra.
Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm nói trên chúng tôi đưa ra khái niệm về HĐHT như
sau:
Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục
đích tự giác của người học nhằm lĩnh hội những tri thức mới và hình thành kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng để phát triển trí tuệ và năng lực của con người nhằm giải quyết được mọi nhiệm
vụ của cuộc sống.
1.2.1.2. Hoạt động học tập của sinh viên
HĐHT của SV là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo nhằm mục
đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện, sáng tạo và có
trình độ nghiệp vụ cao.
Cũng như hoạt động nói chung, hoạt động học tập của SV cũng được tạo thành các
thành tố và các thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có thể khái quát cấu trúc của
hoạt động học tập như sau :

15


Chủ thể

Khách thể

Hoạt động học tập


Động cơ học tập

Hành động học tập

Mục đích học tập

Thao tác học tập

Phương tiện học tập
Sản phẩm

- Về động cơ học tập:
Khác với hoạt động lao động sản xuất là biến đối tượng vật chất thành sản phẩm, hoạt
động học tập làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. SV học tập nhằm chiếm lĩnh các tri
thức khoa học hình thành những KN, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân
cách của người chuyên gia tương lai.
Động cơ học tập của SV bị chi phối bởi nhiều yếu tố tâm lý (nhu cầu, hứng thú, niềm
tin…) hay yếu tố nằm ngoài bản thân (yêu cầu của gia đình và xã hội) hay do chính hoạt
động và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại (nội dung, phương pháp
dạy học).
Với sinh viên, thực tế việc học tập của họ bị chi phối bởi nhiều động cơ, cả động cơ
bên trong là chiếm lĩnh và hoàn thiện tri thức lẫn động cơ xã hội bên ngoài như vì cha mẹ,
thầy cô, hay vì một cái khác. Vì vậy, cần quan tâm giáo dục và hình thành cho SV động cơ
học tập tích cực, đúng đắn.
- Về nội dung học tập:
Nội dung học tập là hệ thống tri thức, KN, kỹ xảo có liên quan đến một ngành nghề
nhất định. Hệ thống tri thức gồm những tri thức khoa học cơ bản, tri thức chuyên ngành. Hệ
thống KN, kỹ xảo giúp SV tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng tri thức vào hoạt động nghề
nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nội dung học tập phong phú, đa dạng đòi hỏi SV phải lĩnh

hội tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, Internet là nguồn cung cấp thông tin cập
nhật nhất. Vì thế, ngoài hệ thống KN nghề nghiệp, SV cần phải có KN khai thác, sử dụng
Internet.
- Về phương pháp: Mục đích đào tạo và nội dung học tập đòi hỏi SV phải tự giác,
16


tích cực, sáng tạo. Tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá là phương pháp cơ bản, chủ đạo. Tự
học của SV diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, khai thác nguồn thông tin trên
Internet là con đường tự học hiệu quả. Nó vừa giúp SV lĩnh hội tri thức đồng thời cũng giúp
họ rèn luyện KN.
- Về phương tiện học tập: Phương tiện học tập được mở rộng và phong phú với thư
viện, phòng đọc, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn đa chức năng. Với sự phát triển nhanh
chóng của CNTT, Internet là phương tiện học tập không thể thiếu. Hơn nữa, dạy học trực
tuyến đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, vì thế Internet là một trong những phương tiện
học tập hữu ích của SV hiện nay.
Học tập của SV là hoạt động trí tuệ, căng thẳng, có cường độ cao và có tính lựa chọn
rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy tài liệu của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở,
song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao, đặc biệt có sự phối hợp tinh tế, uyển
chuyển và linh động tùy theo hoàn cảnh. HĐHT của SV thể hiện sự tự ý thức cao. Họ tự ý
thức về mục đích, động cơ học tập, chương trình kế hoạch, lựa chọn phương pháp, cách thức
học tập phù hợp để đạt hiệu quả cao.
- Hành động học tập:
Đề chiếm lĩnh được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì SV phải tiến hiện các hành
động học tập khác nhau. Mỗi hành động học tập có mục đích nhất định nhằm thực hiện được
động cơ. Trong hoạt động học tập, SV phải tiến hành nhiều hành động học tập khác nhau,
trong đó có một số hành động cơ bản như: Phân phối và sắp xếp thời gian học tập, chuẩn bị
bài mới, nghe và ghi chép bài giảng, sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, chuẩn bị và
tiến hành seminar, ôn tập…
- Thao tác học tập:

Tùy theo các điều kiện, phương tiện mà SV thực hiện các thao tác để tiến hành hành
động học tập đạt mục đích, hành động học tập thực hiện được là nhờ các thao tác. Thực chất
thao tác học tập chính là thành phần tạo nên các kỹ năng học tập. Nhờ những kỹ năng học
tập mà người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức cũng như hình thành kỹ năng kỹ xảo tương
ứng, qua đó để phát triển hệ thống phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.
Như vậy sự tác động qua lại giữa chủ thể - khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội
dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (sản phẩm kép) cả về phía chủ
thể - khách thể.

17


Từ sự phân tích hoạt động học tập của SV, chúng tôi đưa ra khái niệm về hoạt động
học tập ở trường Cao đằng, Đại học như sau:
Hoạt động học tập của sinh viên ở trường cao đẳng, đại học là hoạt động đặc thù
được điều khiển bởi mục đích tự giác của người học nhằm lĩnh hội những tri thức chuyên
môn và hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng để phát triển trí tuệ và năng lực
của con người nhằm giải quyết được mọi nhiệm vụ của cuộc sống.
1.2.1.3. Hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm
HĐHT của SV Sư phạm về cơ bản diễn ra như HĐHT của SV các trường, các ngành
nghề khác. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc thù của ngành nghề, HĐHT của SV Sư phạm
có một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, việc học tập của SV Sư phạm không chỉ đáp ứng yêu cầu chuyên môn
chuyên sâu mà còn đáp ứng yêu cầu “Sư phạm”, hình thành và phát triển nhân cách người
giáo viên tương lai. Bởi trong tương lai, “công cụ nghề nghiệp” của SV Sư phạm không chỉ
là kiến thức mà còn là nhân cách của mình, như nhà giáo dục vĩ đại K.D.Usinxki đã từng
nhấn mạnh “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Vì thế đối tượng học tập của SV Sư phạm là một hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, bao gồm những thành phần sau: Các môn khoa học cơ bản, các môn khoa học chuyên
ngành, các môn nghiệp vụ sư phạm, các môn ngoại ngữ, tin học, các môn thể chất, giáo dục

quốc phòng….
Như vậy, đối tượng học tập của SV Sư phạm là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
cách thức chiếm lĩnh chúng thuộc các lĩnh vực khoa học chuyên ngành và nghiệp vụ sư
phạm.
Thứ hai, trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học - kỹ thuật, sự phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội, xu thế toàn cầu hóa… đã đặt ra nhiều yêu cầu mới cho
giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục ở bậc cao đẳng, đại học. Vì vậy, vai trò, vị trí của
người thầy cũng có sự thay đổi, yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ cũng cao hơn để đáp ứng
yêu cầu. Từ đó, đòi hỏi SV Sư phạm trong quá trình học tập không chỉ học tri thức mà còn
phải học cách dạy, cách chuyển tải tri thức, tổ chức cho người học lĩnh hội tri thức một cách
dễ dàng và có hệ thống. Đồng thời, để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục,
SV Sư phạm cần phải tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm, năng lực cảm
hóa học sinh…
Tóm lại, HĐHT của SV Sư phạm là một quá trình vất vả, học tập và rèn luyện về
18


nhiều mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu của nghề là “dạy chữ, dạy người”, đồng thời đáp
ứng được những yêu cầu của xã hội đặt ra. Vì thế, trong quá trình học tập, SV Sư phạm phải
thực sự tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập, biến quá trình đào tạo thành tự
đào tạo.
1.2.1.4. Hoạt động học tập môn Tâm lý học của sinh viên
- Vai trò của môn học: TLH là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học
về con người. Đồng thời, TLH là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào
việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp
nói riêng. TLH là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm,
không những cung cấp kiến thức mà còn giúp người học biết cách vận dụng để quan sát, phân
tích các biểu hiện tâm lý của học sinh, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp, ứng xử mang
tính mô phạm, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục.
- Nội dung học tập môn Tâm lý học: Nội dung học tập bao gồm việc nghiên cứu các

hiện tượng tâm lý, các quy luật tâm lý và tìm ra cơ chế hình thành tâm lý. Từ đó, lý giải, dự
báo hành vi, thái độ của con người và đưa ra các giải pháp phát huy nhân tố con người hiệu
quả nhất, ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phương pháp học tập môn Tâm lý học: Hiện tượng tâm lý của con người, nó vừa
gần gũi, cụ thể, gắn bó với con người vừa rất phức tạp, trừu tượng khó hiểu. Đây là hiện
tượng tinh thần, không thể sờ mó hay nhìn thấy do đó phải có một trình độ hiểu biết nhất
định, nắm vững các nguyên tắc và hệ thống các phương pháp nghiên cứu mới có thể nắm
bắt được các hiện tượng tâm lý.
Nghiên cứu Tâm lý học có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin nhằm
xử lý để đưa ra được những kết luận hay các quyết định dựa trên kết quả ấy. Những phương
pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tâm lý bao gồm các phương pháp sau: Phương
pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trò chuyện, phỏng vấn,
phương pháp trắc nghiệm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp
phân tích sản phẩm, phương pháp thực nghiệm. Ngoài những phương pháp nêu trên thì
phương pháp tự học, tự tìm tòi, khám phá là phương pháp chủ đạo. Bởi vì môn TLH là môn
học vừa gần gũi, vừa trừu tượng. Nếu SV không tích cực, chủ động trong việc học tập thì sẽ
khó khăn trong việc lĩnh hội các tri thức về TLH và ứng dụng nó vào thực tế cuộc sống.
- Phương tiện, điều kiện học tập môn Tâm lý học: Tâm lý học thuộc khoa học xã hội,
19


nên phương tiện học tập đáng chú ý là hệ thống thư viện, đầu sách tham khảo, phòng nghe
nhìn, hệ thống máy chiếu, điều kiện không gian, ánh sáng, nhiệt độ, các thiết bị in ấn... có ảnh
hưởng trực tiếp nhất. Với sự phát triển của CNTT thì Internet là phương tiện vô cùng hữu ích
cho việc học tập môn Tâm lý học. Vì vậy, các trường phải quan tâm trang bị đầy đủ và từng
bước hiện đại hóa các phương tiện học tập cho sinh viên học tập nghiên cứu.
1.2.2. Internet và vai trò của nó đối với hoạt động học tập môn Tâm lý học
1.2.2.1. Khái niệm Internet
Có thể nói Internet là một nhân tố tối quan trọng trong sự phát triển của loài người.
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc không biết Internet hay không có

Internet là một sự mất mát lớn cho sự phát triển
Internet là thuật ngữ viết tắt của Internetwork, có nghĩa là liên mạng trong truyền
thông, tập hợp các mạng máy tính, có thể khác nhau, nối với nhau bằng các cổng nối vốn
điều khiển sự truyền dữ liệu và sự biến đổi các thông báo từ mạng gửi thành các giao thức
do mạng nhận sử dụng. [32]
Mạng Internet ngày nay là một mạng liên kết toàn cầu, được hình thành vào cuối
thập kỷ 60 từ một thí nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ. Thời điểm ban đầu, nó là mạng
ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) do ban quản lý dự án thử
nghiệm, phục vụ các nghiên cứu quốc phòng. Một trong những mục đích của nó là xây dựng
mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố, cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng
liên lạc với mọi máy tính khác. Từ chỗ đơn thuần là một mạng máy tính của Bộ quốc phòng
Mỹ và một số cơ quan nghiên cứu khoa học, nội dung thông tin và dịch vụ trên mạng không
còn là các thông tin riêng của nơi tạo ra nó. Mạng ARPANET dần dần lan rộng và được
tách thành MILNET (Military Network) vào năm 1983. Năm 1990, nó chính thức chấm dứt,
Internet tiếp tục phát triển dựa vào TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet
Protocol), một giao thức truyền thông mở giữa các mạng. [32]
1.2.2.2. Khái niệm trang web (website)
Một trong những mục tiêu của Internet là chia sẻ thông tin giữa người dùng trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như sự trao đổi kinh nghiệm, thành tựu, kết quả nghiên cứu giữa
các nhà khoa học, SV các trường đại học. Trong lĩnh vực thương mại, các công ty, tổ chức
có thể dùng Internet để cung cấp thông tin, dịch vụ, quảng cáo bán hàng … Để thực hiện
20


mục tiêu này, Internet có rất nhiều dịch vụ thông tin đa dạng như dịch vụ truyền tập tin (File
Transfer Protocol - FTP), dịch vụ thư điện tử (Email), dịch vụ bản tin (Bulletin boards), dịch
vụ WAIS (Wide Area Information Servers) dùng để tìm kiếm thông tin dữ liệu … Thế
nhưng dịch vụ thông tin mới nhất, mạnh nhất và phát triển nhanh nhất trên Internet là mạng
nhện thế giới World Wide Web (WWW). Điểm mạnh của nó là khả năng tích hợp các dịch
vụ thông tin khác nhau, nghĩa là ta có thể sử dụng tất cả các dịch vụ kể trên qua WWW.

Ngoài các dòng văn bản, WWW còn hỗ trợ các thông tin dưới dạng đa phương tiện, đồ họa
tạo nên những trang web được viết bằng ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language).
Chúng tích hợp thông tin để con người, với nhu cầu khác nhau, truy cập, kết nối những dịch
vụ qua chức năng siêu liên kết tạo ra hệ thống website mang khối lượng thông tin khổng lồ
như hiện nay.
Như vậy, các trang web là những tài liệu cơ bản của WWW và mỗi trang mang
những nội dung thông tin khác nhau. Các trang web được kết nối với nhau bằng các siêu
liên kết tại một trang gọi là website. Web nguyên nghĩa tiếng Anh là cái mạng nhện vì thế
các trang web trong một website cũng liên kết với nhau như mạng nhện. [32]
1.2.2.3. Vai trò của Internet trong đời sống xã hội
Thế kỷ XVIII, khi động cơ hơi nước được phát minh ở Anh, nhân loại đã chứng kiến
bước ngoặt kỳ diệu của khoa học kỹ thuật. Sang thế kỷ XX, sự phát triển của công nghệ số
mà đỉnh cao là phát minh về Internet đã mang lại những điều vô cùng huyền diệu cho tòan
thế giới
Được phát minh từ những năm 70 của thế kỷ XX với số người sử dụng rất hạn chế,
đến nay, Internet đã trở thành mạng máy tính khổng lồi với hàng tỉ lượt truy cập mỗi năm.
Internet tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục y tế.
Internet là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà không một học giả uyên bác nào
hay một thư viện nào có thể sánh bằng liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh
của đời sống xã hội. Các báo cáo thống kê cho thấy: “Xét về khối lượng, thông tin trên
Internet đã vượt rất xa so với tổng khối lượng thông tin được in thành sách của loài người kể
từ khi phát minh ra chữ viết cho đến năm 1990. Khối lượng đó lại được phát triển lên với
tốc độ chóng mặt hàng năm”. [7] Nhờ có Internet con người có thể tìm kiếm thông tin ở mọi
lúc mọi nơi, nó cung cấp thông tin về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách
nhanh nhất.
21


Internet còn có ưu thế về khả năng truy cập. Sự ra đời của mạng liên kết toàn cầu đã
rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian giữa các vùng lãnh thổ, các lĩnh vực khoa

học. Vì thế, Internet được khẳng định là không có khoảng cách truy cập. Ngoại trừ những
thông tin được mã hóa bảo vệ với những lý do như bí mật chính trị, thương mại hay bị ngăn
cách bởi các “bức tường lửa” (Firewall) nhằm mục đích ngăn chặn web xấu … thì người sử
dụng đang online trên mạng đều có thể truy cập và khai thác bất cứ thông tin nào ở mọi lĩnh
vực của cuộc sống từ các website. Sự chia sẻ tài nguyên, thông tin đến tận nơi cho dù thông
tin đó được đặt ở các cụm máy chủ (Server) tại Nga, Mỹ hay Trung Quốc … tạo nên môi
trường làm việc lý tưởng cho tất cả mọi người. Điều này khó đạt được với các nguồn thông
tin tại các thư viện, cơ quan lưu trữ, báo chí. Môi trường làm việc này giúp chúng ta tiếp cận
được nhiều nguồn tư liệu, nhiều công trình nghiên cứu của các nước khác nhau mà không
cần di chuyển về mặt địa lý.
Nhờ có Internet mà mọi người có thể mở rộng quan hệ đến bạn bè khắp nơi trên thế
giới một cách nhanh chóng và rẻ tiền, giúp họ có cơ hội để trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến
quan điểm của mình khi tham gia các diễn đàn, chia sẻ buồn vui trên Blog…Họ được học
hỏi rất nhiều thứ tứ người khác và mọi người trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó với nhau
hơn.
Internet giúp cho con người học tập tốt hơn. Nhờ Internet mọi người có thể tham gia
học tập thông qua hình thức học tập trực tuyến . Học viên có thể học bất cứ lúc nào vào thời
gian rãnh và trao đổi trực tiếp với giáo viên trên Internet, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa
tiết kiệm được thời gian.
Internet là kênh truyền thông đa phương tiện, sinh động và hấp dẫn có khả năng lôi
kéo đông đảo người tham gia, là sân chơi giải trí bổ ích, mọi người có thể vào Internet để
nghe nhạc, xem phim, hài kịch…giúp con người cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn sau khi
làm việc, học tập vất vả. Nó còn là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có
sức mạnh của những người trẻ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, tri thức.
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng
phát triển, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến đó là Internet. Với những ưu thế
vượt trội, từ khi ra đời cho đến nay Internet luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống xã hội, nó tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bất kỳ một lĩnh vực
nào cũng sử dụng Internet. Nhờ có Internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Xã
22



hội ngày càng phát triển thì vai trò của Internet ngày càng thể hiện rõ hơn. Trong xã hội
thông tin như hiện nay con người không thể làm việc nếu thiếu Internet và cũng không thể
sống nếu như không có nó.
1.2.2.4. Ý nghĩa của việc sử dụng Internet vào học tập môn Tâm lý học
Internet ngày càng thể hiện được giá trị và tầm quan trọng đối với đời sống con
người đặc biệt là giới trẻ và sinh viên. Năm 2006, có 82% thanh thiếu nên Việt Nam sử
dụng thành thạo Internet. “Máy tính và Internet thực sự trở nên phổ biến ở Việt Nam” Theo
khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres (TNS) VN đưa ra kết luận.
Đối với việc học tập của SV, quá trình hình thành một khái niệm không phải lúc nào
cũng sử dụng các vật thật, các hiện tượng thực tiễn để xây dựng. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, để hình thành tri thức, cần có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan, hình ảnh,
nguồn tư liệu từ thực tiễn cuộc sống. Vì có thể có những sự vật, hiện tượng trong thực tế mà
người học chưa bao giờ nhìn thấy, trải nghiệm hay chúng quá trừu tượng gây khó khăn cho
quá trình nhận thức. Chẳng hạn như những hiện tượng vô thức, nguời học có thể đã trải qua
mà không hề biết mình có hoặc đã bộc lộ như thế nào, nên cần sử dụng những hình ảnh,
đoạn phim cụ thể hóa giúp quá trình nhận thức dễ dàng hơn. Vì thế, ngoài vai trò là phương
tiện truyền thông liên lạc, Internet còn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động học của SV.
- Internet là nguồn cung cấp tri thức Tâm lý học phong phú cho sinh viên.
Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn mọi kiến
thức trên mọi lĩnh vực, hỗ trợ tích cực cho hoạt động học tập của sinh viên. Nó tạo điều kiện
thuận lợi cho người dạy cũng như người học khai thác nguồn tài nguyên sẵn có này.
TLH ra đời muộn hơn so với các khoa học khác. Riêng ở nước ta, nó là khoa học còn
non trẻ, chỉ thực sự phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Vì thế, số lượng tài liệu về các lĩnh
vực khác nhau của TLH tương đối ít. Hơn nữa, phần lớn SV đều hạn chế ngoại ngữ nên
không thể đọc, dịch các tài liệu nước ngoài. Do vậy, Internet có ý nghĩa hết sức quan trọng,
nó là nguồn cung cấp thông tin, tri thức tương đối lớn. Có thể kể đến một số website, thư
viện sách về TLH tiêu biểu như:
/>

/>
/>
/>
/>
/>23


×