Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.85 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Lan Ngọc

MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Lan Ngọc

MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



LỜI CẢM ƠN
Luận văn chính là kết quả của quá trình phấn đấu học tập, nghiên cứu nghiêm
túc của bản thân học viên cùng sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, thầy cô, gia đình
và bạn bè. Qua đây tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến :
TS Hồ Quốc Hùng - người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn cùng Ban quản lý thư
viện trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ để tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn các thầy cô, gia đình và bạn bè - những người đã
luôn động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều.
Học viên

Nguyễn Lan Ngọc

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Lan Ngọc

2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 6
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 13
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 14
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 15

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............. 18
1.1. Một số vấn đề về lịch sử - xã hội liên quan đến motif thách cưới trong truyện cổ
tích các dân tộc Việt Nam ................................................................................................ 18
1.1.1. Khái niệm “tục thách cưới” ................................................................................... 18
1.1.2. Nguồn gốc của tục thách cưới ............................................................................... 20
1.1.3. Biểu hiện của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống các dân tộc Việt Nam
......................................................................................................................................... 24
1.1.4. Vai trò của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt Nam ...................... 30
1.2. Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến motif thách cưới trong truyện cổ tích
các dân tộc Việt Nam ........................................................................................................ 32
1.2.1. Lý thuyết về motif ................................................................................................. 33
1.2.2. Lý tuyết về type ..................................................................................................... 34
1.2.3. Mối quan hệ giữa type và motif ............................................................................ 35
1.3. Các tiêu chí để xác định motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt
Nam .................................................................................................................................... 36

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG

TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............................................... 38
2.1. Tình hình tư liệu ........................................................................................................ 38
2.2. Phân loại motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam................ 45
2.2.1. Lời thách để từ chối............................................................................................... 46
2.2.2. Lời thách để thử tài, kén rể tốt .............................................................................. 55
2.2.3. Lời thách để chữa bệnh cho cô gái ........................................................................ 58
2.2.4. Lời thách vì những mục đích khác ........................................................................ 59
3


CHƯƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG CỐT TRUYỆN
CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................. 63
3.1. Motif thách cưới với vai trò là motif chi tiết ........................................................... 64
3.1.1. Các dạng thức của motif thách cưới với vai trò là motif chi tiết .......................... 65
3.1.2. Vai trò của motif thách cưới đối với cốt truyện cổ tích ........................................ 75
3.2. Motif thách cưới với vai trò là motif chủ đề ............................................................ 78
3.2.1. Kiểu truyện ............................................................................................................ 78
3.2.2. Kiểu nhân vật ........................................................................................................ 81
3.3. So sánh motif thách cưới ở truyện cổ tích ở dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số .... 83

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 93

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bài nghiên cứu Folklore và thực tại, Prop đã đặt ra vấn đề: “Người kể và

người nghe không ai tin những câu chuyện bịa đặt trong truyện cổ tích là có thật,
song người nghiên cứu lại có thể và cần phải liên hệ (những chuyện bịa đặt ấy) với
hiện thực cuộc sống và xác định xem những khía cạnh sinh hoạt nào đã làm nảy sinh
ra những cốt truyện ấy” dẫn theo [7, 286]. Đó không còn là tri giác nghệ thuật nữa
mà đã trở thành tri giác khoa học. Để đạt được như vậy, hiện nay đang ngày càng phổ
biến quan điểm cho rằng cần phải khảo sát những cách thức, những con đường theo
đó các sự kiện của hiện thực đời sống đi vào cổ tích như thế nào. Việc khảo sát này
rất phức tạp, lại càng phức tạp hơn trong trường hợp có những sự kiện của đời sống
thực tế đi vào truyện cổ tích đã bị biến dạng đi, không còn nhận ra được nữa nếu
không tiến hành một công việc nghiên cứu so sánh đối chiếu tỉ mỉ với một khối lượng
tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bắt nguồn từ xu hướng ấy, đồng thời dựa vào khả năng lưu giữ và ghi dấu hiện
thực của cổ tích, chúng tôi nhận thấy truyện cổ tích đã phản ánh một cách rất sinh
động và cụ thể đời sống con người, từ những mối quan hệ gia đình đến những quan
hệ trong xã hội, từ tập quán tín ngưỡng cho đến những phong tục về hôn nhân và
quan hệ vợ chồng…Trong đó nghi lễ hôn nhân truyền thống, đặc biệt là tục thách
cưới là yếu tố hiện thực tiêu biểu đã đi vào văn học dân gian.
Có thể thấy, thách cưới không chỉ là một trong những phong tục hôn nhân quan
trọng trong truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, mà nó còn có ảnh hưởng không
nhỏ đến hệ thống văn học dân gian qua đề tài, các thể loại. Đặc biệt đối với thể loại
cổ tích, nó còn trở thành motif – chi tiết nghệ thuật quan trọng chi phối đến tổ chức
và kết cấu của truyện. Ở mỗi dân tộc khác nhau, motif này lại có những đặc điểm và
chức năng khác nhau thể hiện đặc điểm tư duy và đời sống văn hóa, tinh thần của các
tộc người.
Nhận thấy vị trí và tầm quan trọng của motif này, chúng tôi quyết định khảo sát
về Motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam như là một đối tượng
5


khoa học hoàn chỉnh. Hy vọng với hướng nghiên cứu này, sẽ có thể làm sáng rõ hơn

cái nhìn về sự tác động của các yếu tố hiện thực, văn hóa vào sự vận động và phát
triển của thể loại cổ tích ở các dân tộc Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tìm kiếm tư liệu, người viết nhận thấy hiện tại chưa có công trình
nào đặt motif thách cưới là đối tượng nghiên cứu chính. Như vậy, đây quả là một vấn
đề còn bỏ ngỏ và chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống. Dù vậy
vẫn có những công trình đề cập đến thách cưới một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như
là một chi tiết của truyện, có vai trò chi phối đến cốt truyện, tác phẩm thể loại. Chúng
tôi đã tổng hợp được những tài liệu cùng với các nhận định như sau:
Trong công trình của tác giả Đặng Thái Thuyên về Đề tài hôn nhân trong
truyện cổ tích thần kỳ Mường in trong Tạp chí Văn học số 5 năm 1983, tác giả đã
nghiên cứu và triển khai đề tài này theo hai vấn đề như sau: thứ nhất là hôn nhân
trong những dạng truyện đầu và thứ hai là hôn nhân trong những quan hệ xung đột
thực tại. Ở vấn đề thứ nhất, tác giả liệt kê những hình thức hôn nhân đầu tiên của con
người xuất hiện trong các truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mường. Ở vấn đề thứ hai,
tác giả làm rõ nội dung hôn nhân trong những quan hệ xung đột thực tại thông qua 3
vấn đề là sự tranh đoạt, sự thử thách và sự chênh lệch gia cảnh. Trong phần sự thử
thách tác giả đã đề cập đến những điều kiện của thử thách thường được đặt ra trong
truyện cổ tích thần kỳ Mường như sau: đồ thách cưới quí hiếm, khả năng lao động và
khả năng nhận biết. Sau đó, tác giả đánh giá thử thách là giai đoạn cần thiết để tiến
hành hôn nhân.
Bài viết Chủ đề thử tài kết hôn - Sự biến đổi từ phong tục dân tộc học đến
motif truyện cổ tích thần kỳ của tác giả Nguyễn Thị Huế đăng trên tạp chí Văn hóa
dân gian số 3 năm 1997, tác giả đã nghiên cứu và phân tích chủ đề thử tài để kết hôn
trong motif thử thách của kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba chính là sự thể
hiện của những phong tục tập quán, luật tục hôn nhân mẫu hệ ở trong các cốt truyện
của đề tài. Trong đó những thử thách mà đối tượng thử thách đưa ra cho nhân vật xấu
xí thường là: thử thách về khả năng làm việc, thử thách về sức khỏe hơn người, về
6



khả năng khéo léo, về tài đi săn, tài đánh giặc, thử thách về những đồ sính lễ quý
hiếm… Ngoài ra tác giả còn đề cập đến một số luật tục là tàn dư của chế độ mẫu hệ
xuất hiện trong truyện cổ tích như: tục ở rể, vị trí và vai trò của nhân vật ông cậu
trong hôn nhân. Các quan niệm, phong tục, tập quán đó tuy đã bị mai một, thay đổi
nhưng chúng được sử dụng để kết hợp với vấn đề đấu tranh xã hội trong truyện cổ
tích để tạo ra những ý nghĩa mới trong truyện. Với việc mô tả quan hệ chàng rể - bố
vợ, mô tả các điều kiện khó khăn của việc thách cưới… trong motif thử thách, chủ đề
thử tài kết hôn đã làm phương tiện thể hiện chủ đề đấu tranh xã hội một cách sinh
động và phong phú.
Trong công trình nghiên cứu của mình in trong tạp chí Văn học dân gian số 4
năm 1999, Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam,
tác giả Nguyễn Thị Huế đã tiến hành tìm hiểu về dạng nhân vật xấu xí mà có tài trong
quá trình vượt qua những thử thách của ông bố cô gái xinh đẹp để được cưới cô làm
vợ. Ở phần 7: thử thách có đề cập đến chi tiết thách cưới. Tác giả đã liệt kê những thử
thách mà nhân vật xấu xí nhưng có tài phải thực hiện, lấy những tác phẩm Sọ Dừa,
Chàng rùa, Chàng Bầu… làm ví dụ phân tích, tác giả đã nhận định ngoài những thử
thách làm những việc khó khăn, đối tượng thử thách là ông bố cô gái còn bắt nhân vật
phải vượt qua những lễ thách cưới oái oăm, phiền toái như lễ cưới phải đủ vàng bạc
châu báu, tiệc dọn phải toàn của ngon vật lạ với nhiều vàng bạc châu báu… Tiếp theo
đó, bài viết còn phân tích cách thức nhân vật hoàn thành được lời thách cưới trong
phần 8: tài năng, vật phù phép và ở phần cuối cùng Nguyễn Thị Huế đã đưa ra kết
quả của quá trình thực hiện thử thách của nhân vật là phần lớn nhân vật đều hoàn
thành được thử thách và kết hôn với cô gái.
Ở bài viết Nhân vật “gây trở ngại và thử thách” của kiểu truyện “người
mang lốt” trong truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam của tác giả Phạm
Tuấn Anh đăng trên tạp chí Văn học dân gian số 5 năm 2008, trang 20-24, khi phân
tích những đặc điểm của nhân vật “gây trở ngại và thử thách”, ở đặc điểm thứ ba,
người viết có đề cập đến hình tượng nhân vật này luôn đưa ra những thử thách khó
khăn nhằm cản trở việc hôn nhân của người mang lốt xấu xí. Thử thách đầu tiên là

thử thách về đồ sính lễ. Tuy đều là những sính lễ dựa trên phong tục nhưng được cách
7


điệu hóa và nâng lên ở mức độ cao đến mức không thể đáp ứng được với người bình
thường. Sau đó tác giả tiến hành liệt kê các kiểu thách cưới gồm: lời thách những vật
báu hoặc thử thách tài năng bằng những việc oái oăm hoặc khó nhọc đòi hỏi sức
mạnh của cả một cộng đồng… Và cuối cùng, tác giả đã khẳng định việc nhân vật
“gây cản trở và thử thách” đưa ra những thử thách và nhân vật mang lốt phải hoàn
thành những nhiệm vụ đã phần nào phản ánh tập tục đi hỏi vợ khó khăn của các
chàng rể trong một xã hội chưa tách rời chế độ mẫu hệ được bao xa. Như vậy hướng
tiếp cận của tác giả là đi tìm hiểu chức năng của nhân vật, một hướng nghiên cứu khá
quen thuộc do Prop khởi xướng.
Luận án Tiến sĩ Văn học đề tài Khảo sát đặc điểm truyện cổ dân tộc Chăm
của tác giả Nguyễn Thị Thu Vân hoàn thành năm 2003 tại đại học Sư Phạm Tp. Hồ
Chí Minh do PGS Chu Xuân Diên hướng dẫn, ở chương 2. Đặc điểm truyện cổ Chăm
về thể loại, kiểu truyện và motif, ở phần truyện cổ tích, tác giả đã đưa ra một loạt
những kiểu truyện xuất hiện phổ biến trong đó có kiểu truyện người xấu xí mà tài ba.
Ở kiểu truyện này, tác giả tập trung mô tả nội dung của kiểu truyện là nhân vật xấu xí
thường bị khinh rẻ. Nhân vật ước mơ lấy được cô gái đẹp con nhà giàu làm vợ, nhưng
bị bố mẹ cô gái thử thách khó khăn, song nhờ tài năng và thần linh phù hộ nên đã
thắng lợi và lấy được cô gái. Tác giả không đề cập trực tiếp đến vấn đề thách cưới
nhưng qua nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề thử thách nhân vật trước khi được kết hôn
là một chi tiết quan trọng của kiểu truyện người xấu xí mà tài ba.
Trong luận văn Thạc sĩ Văn học của tác giả Nguyễn Thị Cao về Kiểu truyện
người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp hướng
dẫn năm 2013, trường đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, khi nghiên cứu về đặc
điểm của kiểu truyện này, tác giả có đề cập đến vấn đề những thử thách của ông bố
vợ tương lai đặt ra cho nhân vật người mang lốt vật để được kết hôn với cô gái. Ở
chương 1: khái quát về truyện cổ tích thần kỳ và kiểu truyện người lấy vật, trong

phần cơ sở hình thành kiểu truyện người lấy vật, tác giả đã khẳng định một trong
những cơ sở hình thành nên kiểu truyện này chính là dựa trên quan điểm của các
nghệ nhân dân gian, chứng kiến sự tàn bạo của xã hội phong kiến, sự thống khổ của
những con người thấp cổ bé họng. Nhân vật là những con người có hoàn cảnh bất
8


hạnh phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt của những ông bố vợ tương lai để có
thể được kết hôn với cô gái hằng mơ ước, đồng thời khẳng định tài năng phi thường
của nhân vật chính. Trong chương 2: khảo sát những motif chủ yếu trong kiểu truyện
người lấy vật, tác giả đã liệt kê khá nhiều những motif khác nhau, trong đó có motif
thách đố. Ở phần này tác giả thống kê nhiều loại thử thách mà nhân vật “đội lốt” phải
vượt qua. Đó là những thử thách được đưa ra bởi một kiểu nhân vật đại diện cho tầng
lớp trên trong xã hội - những ông bố vợ tương lai buộc chàng trai phải vượt qua nếu
muốn được kết hôn. Tác giả gọi đây là phong tục “thử tài kén rể”. Nội dung của thử
thách là về khả năng làm việc, sức khỏe hơn người, sính lễ quý hiếm. Sau đó tác giả
đưa ra nhận định, nhân vật chính bao giờ cũng phải trải qua những thử thách nhằm
tạo tình huống ly kỳ hấp dẫn cho truyện. Mặt khác, đây chính là điều kiện để nhân vật
thể hiện tài năng, phẩm chất khác thường của mình ẩn sau lớp vỏ xấu xí. Ở loại thử
thách này, nhân vật phải có tài năng, tài ứng biến nhanh nhạy và sự giúp đỡ của các
thế lực thần kì. Cuối cùng tác giả khẳng định, thách đố là một motif quan trọng không
thể thiếu trong kết cấu cốt truyện của kiểu truyện người lấy vật. Tuy không đề cập
trực tiếp đến motif thách cưới mà sử dụng một cách gọi khác là “thử tài kén rể”, tác
giả của luận văn này đã trình bày được một số các dạng thức tiêu biểu của motif
thách cưới trong truyện cổ tích.
Luận văn Thạc sĩ Văn học của Phan Ánh Nguyễn do TS. Hồ Quốc Hùng
hướng dẫn về Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ
tích Việt Nam năm 2013 tại trường đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh, trong phần
phân loại các dạng thức của motif hôn nhân giữa người với thần linh ở truyền thuyết,
khi tổng kết đánh giá, tác giả có nhận định thể loại truyền thuyết đã lưu giữ lại những

bằng chứng quí giá về chế độ xã hội, tín ngưỡng, tâm lý xã hội và văn hóa của các
thời đại. Trong đó hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết đã lưu giấu
quan niệm về hôn nhân, phong tục tập quán của người Việt, phản ánh nghi lễ cưới xin
của người Việt qua tục thách cưới và đã dẫn chứng bằng truyền thuyết Sơn Tinh
Thủy Tinh.
Trên đây, chúng tôi vừa trình bày một cách ngắn gọn về việc nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến motif thách cưới trong truyện cổ tích Việt Nam. Nhìn chung các
9


nhà nghiên cứu đã có những quan tâm đến vấn đề thách cưới và đã đề cập đến nó một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng chỉ với vai trò chi tiết chứ chưa đặt nó với vai trò
motif và chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề này. Những thành quả trên
đã hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều để triển khai đề tài. Chúng tôi luôn trân trọng và tiếp
thu những công trình của những nhà nghiên cứu đi trước và cố gắng hoàn thiện hơn
vấn đề này trong công trình nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Có thể thấy motif có một vai trò quan trọng đối với việc hình thành cốt truyện.
Nhận thức được vị trí và vai trò của motif thách cưới đối với những cốt truyện mà nó
xuất hiện, chúng tôi xem đó là một đề tài luận văn có tính chuyên sâu và hệ thống, để
qua đó thấy được motif thách cưới là motif phổ biến, thường xuyên xuất hiện trong
truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tập
trung làm rõ các dạng thức của motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt
Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò, chức năng của motif này đối với việc hình thành
và phát triển cốt truyện. Đặc biệt hơn nữa, qua thao tác so sánh motif thách cưới
trong truyện cổ tích dân tộc Kinh và truyện cổ tích các dân tộc thiểu số để có thể thấy
được những nét tương đồng và dị biệt về văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, đa
dạng của các dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi đề tài

Trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, thách cưới là motif xuất hiện
thường xuyên bên cạnh các motif phổ biến khác, vì vậy nếu không phân định rõ ràng
về các tiêu chí xác định motif sẽ rất có thể bị nhầm lẫn. Về vấn đề lý thuyết motif và
việc đặt ra những tiêu chí để xác định motif thách cưới sẽ được trình bày một cách cụ
thể ở một phần trong chương một của luận văn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy motif thách cưới có vai trò quan trọng, chi phối đến sự phát triển
của cốt truyện. Do đó, ngoài việc khảo sát motif thách cưới, luận văn còn phân tích
nó trong các mối quan hệ khác của tác phẩm. Để đạt được mục tiêu khoa học này,
chúng tôi không chỉ nghiên cứu motif thách cưới ở mặt phân loại, cấu tạo và dạng
10


thức của chúng mà còn đặt chúng trong mối quan hệ với những chi tiết, motif khác có
trong những cốt truyện được khảo sát.
4.2. Phạm vi tư liệu
Trong luận văn này, chúng tôi chọn motif thách cưới trong truyện cổ tích các
dân tộc Việt Nam làm đề tài nghiên cứu chính. Vì thế, khi tiến hành nghiên cứu
chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát ở thể loại truyện cổ tích của các dân tộc trên đất nước
Việt Nam (bao gồm cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số). Nhưng nghiên cứu toàn
bộ truyện cổ tích của cả 54 dân tộc là một công việc vô cùng khó khăn và đòi hỏi rất
nhiều thời gian, nên ở công trình này, chúng tôi chỉ nghiên cứu dựa vào nguồn truyện
cổ tích của 27 dân tộc bao gồm: Kinh, Mường, Dao, Tày, Nùng, Thái, Raglai, Vân
Kiều, Giáy, Hrê, Cơ Tu, Mảng, Hà Nhì, Lô Lô, Phù Lá, Cao Lan – Sán Chí, Khơ Me
Nam bộ, Cơ Ho, H’Mông, M’Nông, Mạ, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Tà Ôi, Ba Na, Pu Péo.
Sở dĩ, chúng tôi chọn lựa khảo sát kho tàng truyện cổ của những dân tộc này bởi lẽ
đây đều là những tộc người tương đối lớn ở Việt Nam, có đời sống văn hóa tinh thần
khá phong phú và có nguồn truyện tương đối dồi dào ở tất cả các thể loại. Chúng tôi
hy vọng số lượng truyện của các dân tộc khảo sát trong luận văn này có thể phản ánh
được những dạng thức và đặc điểm của motif thách cưới trong truyện cổ tích của các
dân tộc Việt Nam nói chung và của từng dân tộc nói riêng.

Đối với việc khảo sát truyện cổ của dân tộc Kinh, người viết chủ yếu chọn
khảo sát trong hai công trình:
- Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 1 và tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt
tập 6, 7, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đối với việc khảo sát truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số, người viết chủ
yếu khảo sát ở những công trình:
- Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung (1998), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam,
Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.
- Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam - Tập 2: Truyện dân gian, Nxb Đà Nẵng.
11


- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc
thiểu số tập 14, 15, 16, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn chọn những tập truyện cổ của một dân tộc thiểu số
hoặc một nhóm dân tộc thiểu số để khảo sát, bao gồm: nhóm các dân tộc Trường Sơn
– Tây Nguyên, nhóm các dân tộc phía Bắc Việt Nam, nhóm các dân tộc miền núi Bắc
miền Trung… và truyện cổ của các dân tộc Dao, Vân Kiều, Cơ Ho, Tà Ôi, Mường,
H’Mông, M’Nông, Hà Nhì, Chăm, Khơ – me, H’rê… Cụ thể gồm có những công
trình tư liệu sau:
- Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao (2001), Truyện cổ các dân tộc miền núi
Bắc miền trung, Nxb Thuận Hóa - Nghệ An – Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh.
- Lê Khắc Cường (2011), Truyện cổ Raglai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Mạc Đình Dì (1985), Truyện cổ Mảng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Ninh Viết Giao (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Quách Giao (2011), Truyện cổ dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Đinh Xăng Hiền (1985), Truyện cổ Hrê, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

- Thu Hương (2006), Truyện cổ Nùng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Trương Hiến Mai (2012), Truyện cổ Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Lô Giàng Páo (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Hoàng Quyết (1986), Truyện cổ Tày Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Lâm Quý, Phương Bằng (1983), Truyện cổ Cao Lan – Sán chí, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
- Mai Văn Tấn (2007), Truyện cổ Vân Kiều, Nxb Lao Động, Hà Nội.
- Doãn Thanh (1978), Truyện cổ Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Doãn Thanh (1982), Truyện cổ Phù Lá, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Nông Quốc Thắng (2011), Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên: Truyện cổ Gia
Rai, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’Nông, Truyện cổ Ba Na – Kriêm, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
- Y Thi (1984), Truyện cổ M’Nông, Nxb Văn hóa thông tin Daklak, Đắc Lắc.
- Tạ Văn Thông (1984), Truyện cổ Cơ – Ho, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Tạ Văn Thông (1986), Truyện cổ Mạ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
12


- Đỗ Như Thúy (1982), Truyện cổ Cơ Tu, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ me Nam bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Mùa A Tủa (2012), Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
- Lù Dìn Siểng (1982), Truyện cổ Giáy, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Đặng Nghiệm Vạn (1985), Truyện cổ tích các dân tộc Trường Sơn – Tây
Nguyên, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.
- Lê Trung Vũ (1984), Truyện cổ H’Mông, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Vù Go Xá (1981), Truyện cổ Hà Nhì, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Vì phần lớn những tư liệu khảo sát đều là những tập truyện cổ, tức là ngoài thể
loại cổ tích, nó còn đưa vào những thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết,
thần thoại, ngụ ngôn… Vì thế để chọn lựa được đối tượng nghiên cứu một cách chính

xác, chúng tôi tiến hành chọn loại những truyện kể cho đúng với thể loại cổ tích. Để
đạt được mục tiêu này, chúng tôi dựa vào cảm hứng chủ đạo trong từng truyện mà có
sự phân loại thể loại phù hợp. Nếu cảm hứng chủ đạo trong truyện là cảm hứng thế sự
thì chúng tôi xếp truyện đó vào thể loại cổ tích. Nếu cảm hứng chủ đạo trong truyện
là cảm hứng lịch sử, thì chúng tôi xếp nó vào truyền thuyết…
Hơn nữa để hiểu rõ thêm về nguồn gốc dân tộc học, văn hóa học của motif
thách cưới trong truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam, chúng tôi cũng tiến hành
chọn lọc và thu thập thêm tư liệu từ những công trình về văn hóa, dân tộc học, cụ thể
hơn là về phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam như:
- Thiệu Á Đông (2010), Phong tục dân gian cưới hỏi, Nxb Thời đại, Hà Nội.
- Đặng Văn Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
- Thái Kỳ Thư (2011), Dân gian sinh tử toàn thư, Nxb Thời đại, Hà Nội.
- Phạm Côn Sơn (2002), Văn hóa phong tục Việt Nam ABC, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau đây:
13


Phương pháp nghiên cứu theo motif: luận văn xem tục thách cưới là một motif
trong thành phần cốt truyện cổ tích. Do đó chúng tôi tập trung nghiên cứu cấu tạo, vai
trò, chức năng của motif đối với diễn biến cốt truyện.
Phương pháp mô hình hóa: từ nội dung của những truyện cổ tích được khảo sát,
người viết sẽ lập mô hình chung nhất cho từng nhóm truyện có cốt truyện và kết cấu
tương đồng. Từ những mô hình này, ta có thể khái quát được đặc trưng, chức năng
của các kiểu motif thách cưới trong cốt truyện cổ tích.
Phương pháp loại hình học: là phương pháp nghiên cứu đặt motif thách cưới
trong mối quan hệ với các motif khác và toàn bộ diễn biến cốt truyện cổ tích được
khảo sát để từ đó rút ra được đặc trưng cũng như chức năng của nó trong kết cấu cốt

truyện.
Phương pháp thông kê và phân loại: đây là phương pháp thông qua những con
số để khẳng định một cách khách quan kết quả của việc khảo sát. Trên cơ sở đó,
chúng tôi phân loại chúng thành những nhóm cụ thể mang một đặc điểm nào đó dựa
trên những cơ sở nhất định.
Phương pháp so sánh: là phương pháp chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt giữa hai nhóm, hai đối tượng nào đó. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng
phương pháp so sánh để chỉ ra những tương đồng và dị biệt tạo ra đặc trưng, chức
năng của motif thách cưới giữa truyện cổ tích của dân tộc kinh và truyện cổ tích các
dân tộc thiểu số.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp
những thành tựu và phương pháp của các ngành: văn hóa học, dân tộc học và văn học
dân gian.
6. Đóng góp của đề tài
Motif thách cưới là một trong những motif phổ biến xuất hiện trong truyện cổ
tích nên cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống. Thông qua đây,
chúng tôi muốn đạt những mục đích sau: làm rõ các dạng thức của motif thách cưới
trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam; tìm ra đặc điểm cấu tạo của motif thách
cưới ở cả hai vai trò là motif chi tiết và motif chủ đề, đồng thời so sánh motif này
14


trong truyện cổ tích của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số để tìm ra những điểm tương
đồng và dị biệt giữa chúng. Những điều nêu trên có thể xem là đóng góp nhỏ bé của
luận văn này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn được triển khai thành ba chương như sau:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (21
trang)

Trong chương này chúng tôi trình bày những cơ sở lịch sử - xã hội và lý thuyết,
tạo tiền đề cho sự triển khai hai chương sau. Chương 1 tập trung vào ba vấn đề:
Một là, trình bày cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến motif thách cưới: Chúng
tôi đưa ra cái nhìn thực tế về vấn đề tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt
Nam, về nguồn gốc hình thành tục thách cưới, những biểu hiện của tục thách cưới
trong hôn nhân truyền thống của các dân tộc, đồng thời thấy được vai trò và chức
năng của nó đối với hôn nhân truyền thống Việt Nam. Từ những hình thức của tục
thách cưới trong hôn nhân truyền thống đã tìm được ở chương này, chúng tôi dùng nó
làm cơ sở để so sánh với những biểu hiện của vấn đề thách cưới với vai trò là motif
trong truyện cổ tích.
Hai là, một số vấn đề về lý thuyết motif: Làm rõ hai khái niệm type và motif
cũng như mối quan hệ của chúng với nhau.
Ba là, chúng tôi đặt ra các tiêu chí để xác định motif thách cưới trong truyện
cổ tích các dân tộc Việt Nam - đối tượng khoa học chính của luận văn này. Vì thế
chương một sẽ bao gồm những phần cụ thể như sau:
1.1. Một số vấn đề về lịch sử - xã hội liên quan đến motif thách cưới trong
truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam
1.1.1. Khái niệm “tục thách cưới”
1.1.2. Nguồn gốc của tục thách cưới
1.1.3. Biểu hiện của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống các dân
tộc Việt Nam
15


1.1.4. Vai trò của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt Nam
1.2. Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến motif thách cưới trong truyện cổ
tích các dân tộc Việt Nam
1.2.1. Lý thuyết về motif
1.2.2. Lý thuyết về type
1.2.3. Mối quan hệ giữa type và motif

1.3. Các tiêu chí để xác định motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc
Việt Nam
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (25 trang)
Chương này có nhiệm vụ tổng kết tình hình tư liệu và khảo sát các truyện cổ
tích có chứa motif thách cưới. Từ đó luận văn sẽ tổng hợp, khái quát để phân loại các
kiểu loại motif thách cưới trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Từ kết quả này,
chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh, đối chiếu và lý giải về những tương đồng và khác
biệt giữa motif thách cưới trong truyện cổ tích của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
Do đó chương hai sẽ bao gồm những phần cụ thể như sau:
2.1. Tình hình tư liệu
2.2. Phân loại motif thách cưới
2.2.1. Lời thách để từ chối, bội ước
2.2.2. Lời thách để thử tài, kén rể tốt
2.2.3. Lời thách để chữa bệnh cho cô gái
2.2.4. Lời thách với mục đích khác
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA MOTIF THÁCH CƯỚI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (24 trang)
Ở chương này, người viết sẽ đi vào làm rõ cấu tạo của motif thách cưới ở cả
hai vai trò: motif chi tiết và motif chủ đề. Ở vai trò là motif chi tiết chúng tôi tiến
hành liệt kê những dạng thức xuất hiện của motif thách cưới, đồng thời phân tích vai
trò, vị trí của nó đối với cốt truyện cổ tích. Đối với vai trò motif thách cưới là motif
chủ đề, dựa vào lý thuyết về type chúng tôi tập trung phân tích về cốt truyện và kiểu
nhân vật xuất hiện trong type. Đồng thời so sánh về vai trò và chức năng của motif
16


này trong truyện cổ tích của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số để chỉ ra những
điểm tương đồng và dị biệt. Từ đó nhấn mạnh nét đặc sắc riêng của truyện cổ tích của
mỗi dân tộc. Chương ba bao gồm các phần sau:

3.1. Motif thách cưới với vai trò là motif chi tiết
3.1.1. Các dạng thức của motif thách cưới với vai trò là motif chi tiết
3.1.2. Vai trò của motif thách cưới đối với cốt truyện cổ tích
3.2. Motif thách cưới với vai trò là motif chủ đề
3.2.1. Kiểu truyện
3.2.2. Kiểu nhân vật
3.3. So sánh motif thách cưới ở truyện cổ tích của dân tộc Kinh và truyện cổ
tích các dân tộc thiểu số

17


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về lịch sử - xã hội liên quan đến motif thách cưới trong truyện
cổ tích các dân tộc Việt Nam
Trong phần này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và khái quát những vấn đề cơ sở
về lịch sử, xã hội có liên quan đến motif thách cưới để tạo tiền đề triển khai hai
chương sau. Chúng tôi đi sâu làm rõ những vấn đề sau:
Một là, khái niệm của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt Nam.
Hai là, nguồn gốc của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt Nam.
Ba là, biểu hiện của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống của dân tộc
Kinh và các dân tộc thiểu số khác.
Bốn là, vai trò của tục thách cưới trong hôn nhân truyền thống Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm “tục thách cưới”

Có thể thấy phong tục, tập quán có một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn
hóa tinh thần và xã hội của mỗi dân tộc. Nó không chỉ phản ánh bản chất xã hội, tình
trạng văn hóa của một dân tộc mà còn xác định trình độ tiến bộ, văn minh của nền
văn hóa. Chính vì thế, theo một lẽ tất yếu, khi muốn khám phá về bản sắc văn hóa
của một dân tộc thì trong quá trình nghiên cứu không thể bỏ qua việc tìm hiểu những

tập tục truyền thống của dân tộc ấy. Bởi lẽ, theo Đại từ điển tiếng Việt thì phong tục
là lối sống, thói quen đã thành nề nếp được mọi người công nhận và tuân theo. Trong
đó “phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, còn “tục” là thói quen lâu đời. “Phong
tục có thể trở thành luật tục ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh
hơn cả những đạo luật” [57, 1262]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê
cũng có cùng định nghĩa “phong tục”: “Thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời
sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo” [29, 867]. Cho nên, phong tục
chính là những giá trị tinh thần vô giá cần phải gìn giữ của mỗi dân tộc. Trải qua
khoảng thời gian dài hàng trăm năm có khi là cả ngàn năm, nó đã trở thành những
quy ước cố định chi phối mạnh mẽ đến nếp sống, nếp cảm, nếp nghĩ của mỗi con
người trong cộng đồng và cũng chính họ lại là người lưu giữ và truyền thụ những giá
18


trị phi vật chất ấy đến thế hệ con cháu đời sau. Cũng vì lẽ đó, phong tục không thể
hình thành một cách dễ dàng trong một thời gian ngắn, theo ý muốn chủ quan của
một người hoặc một nhóm người. Ngược lại, nó cũng không dễ dàng bị xóa bỏ hoặc
thay thế bởi ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc tập thể nào cho dù có bằng
quyền lực to lớn đến đâu đi chăng nữa.
Trước hết, để hiểu rõ khái niệm “tục thách cưới” chúng tôi tiến hành làm rõ ý
nghĩa của từng từ riêng biệt. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì “tục” với
nghĩa đầu tiên là “thói quen từ lâu đời trong đời sống nhân dân, được mọi người nói
chung công nhận và làm theo” [29, 1413] và làm rõ cho khái niệm này tác giả đã đưa
ra hai ví dụ là “tục ăn trầu, tục thách cưới”. “Thách” là nói kích nhằm làm cho người
khác dám làm một việc gì đó có tính chất khó khăn, hoặc dám đối đầu hay thi tài với
mình. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì đưa ra khái niệm “thách cưới” như sau
“ra điều kiện cho nhà trai về sính lễ để gả con gái cho”. Còn ở cuốn Văn hóa phong
tục Việt Nam ABC của tác giả Phạm Côn Sơn thì định nghĩa khá đầy đủ và chi tiết
về khái niệm “thách cưới”: “thời xưa khi nhà trai xin cưới, nếu nhà gái ưng thuận thì
trả lời cho người môi giới, tức ông hay bà mai, nhưng sự trả lời này còn bao gồm việc

thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao
nhiêu. Thách cưới nhà gái thường đòi với số lượng yêu cầu thường là trầu cau, rượu,
bánh trái, gạo, thịt heo, đồ trang sức, y phục của cô dâu và cả tiền mặt nữa. Chuyện
thách cưới như người ta ra giá trong cuộc mua bán một món đồ vật, cho nên mới có
từ gả bán” [56, 1098]. Thực ra khi nhà gái thách cưới quá nhiều thì nhà trai phải xin
rút xuống, vào trường hợp đó nhà gái vẫn có thể ưng thuận, dân ta có câu “gả con
đâu phải bán trâu”, tuy nhiên cũng có những cuộc hôn nhân tan vỡ vì bố mẹ cô gái
thách cưới quá nhiều, khiến nhà trai kham không nổi đành phải rút lui.
Định nghĩa trên đúng với đa số dân tộc nhưng không phải tất cả các tộc người
đều là nhà gái thách cưới nhà trai, mà cũng có dân tộc nhà trai được quyền thách nhà
gái để yêu cầu lễ vật. Đó là trường hợp của những dân tộc còn tàn dư của chế độ mẫu
hệ. Con gái có quyền đi cưới chồng và chàng trai phải về ở rể nhà gái suốt đời. Như
vậy việc thách cưới chính là yêu cầu của bên phải gả con đi đòi hỏi phải được đền bù
19


về mặt vật chất từ bên cưới con họ về như là để đền bù, thay thế cho sức lao động của
người con ấy bị mất đi trong gia đình.
Đối với bên gả con đi, họ coi lượng của cải vật chất này tương đương với giá
trị, phẩm giá của con mình. Vì thế việc thách ít hay nhiều sính lễ cũng thể hiện với
cộng đồng về giá trị của cô gái hay chàng trai. Vì thế ở một số dân tộc bị ảnh hưởng
của tư tưởng phong kiến, nếu không thách thì bị thiên hạ điều tiếng là con cái họ
không danh giá, cưới như cho không người ta, còn nếu đã thách thì phải thách sao
cho coi được, để không bị người đời đánh giá là mất giá trị, là “cho không”. Còn đối
với bên đi cưới con về thì khi nhận được yêu cầu thách cưới của bên xui gia, nếu đã
nhận lời thì phải thu xếp, chu toàn cho đầy đủ số lễ vật bị thách. Vì không chỉ số lễ
vật ấy phải đủ thì mới cưới được con dâu, con rể về mà nó còn thể hiện cả chữ tín và
vị thế, gia cảnh của bên đi cưới. Còn nếu thấy bên gả con thách nặng quá, họ không
thể cam nổi thì phải xin bên xui gia giảm bớt hoặc nếu không được thì đành ngậm
ngùi xin rút. Thường thì nhà gái sẽ thuận tình, nhưng cũng có những trường hợp bố

mẹ quá ham của sính lễ mà yêu cầu cao thì nhân duyên của đôi lứa phải bị lỡ dở.
1.1.2. Nguồn gốc của tục thách cưới

Thách cưới cũng là một tục lệ truyền thống lâu đời, không chỉ của riêng Việt
Nam mà còn là tập tục của nhiều dân tộc ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Và xác
định nguồn gốc, điểm khởi phát cụ thể của nó vào thời gian nào, bắt nguồn từ đâu là
một công việc không hề đơn giản, chỉ có thể đưa ra khoảng thời gian ước lượng hết
sức khái quát về vấn đề này. Dựa vào mối quan hệ gắn bó mật thiết của tục thách
cưới với các hình thức hôn nhân và mô hình gia đình, chúng tôi nhận thấy để có thể
tìm ra một cách chính xác nguồn gốc của phong tục truyền thống lâu đời này thì bước
đầu tiên trong nghiên cứu phải bắt đầu từ lịch sử hôn nhân và nguồn gốc hình thành
gia đình của con người. Để biết tục thách cưới xuất hiện khi nào cần phải tìm ra
những hình thức hôn nhân đã từng tồn tại trong các thời kì phát triển khác nhau của
xã hội loài người, đồng thời phải biết vào những thời kì phát triển nào thì người
chồng chưa cưới phải chịu thử thách và những thử thách ấy có tính chất như thế nào.

20


Chỉ có nắm được những dữ kiện dân tộc học như vậy thì mới có khả năng hiểu một
cách thích đáng tục thách cưới xuất hiện khi nào, ra sao.
Theo tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
tác giả Ăng-ghen đã phân tích một cách khoa học và tỉ mỉ về lịch sử loài người ở
những giai đoạn sớm nhất của nó, trong đó có giải thích đặc điểm của sự phát triển
những quan hệ gia đình ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Theo đó, hình thức
hôn nhân đầu tiên của con người trong thời đại mông muội là quan hệ tình dục hỗn
tạp. Nó không bị cấm đoán hoặc hạn chế bởi bất kì một qui tắc nào, kể cả vấn đề
huyết thống. Chính vì những quan hệ như thế, làm cho không thể xác định chắc chắn
ai là cha đẻ, dòng máu chỉ có thể xác định theo nữ hệ, và từ đó dẫn đến người đàn bà
với tư cách là những bà mẹ sẽ được tôn kính và có quyền lực cao độ.

Từ việc phân công lao động một cách tự nhiên theo tuổi tác, làm xuất hiện dần
những khoảng cách về lứa tuổi trong hôn nhân dẫn đến quan hệ vợ chồng có những
hạn chế giữa những nam nữ cách xa lứa tuổi. Hơn nữa, ý thức tư tưởng của con người
ngày càng tiến bộ dẫn đến xuất hiện tâm lý chán ghét quan hệ tạp hôn không cùng thế
hệ. Hình thái hôn nhân và gia đình của loài người từ đó tiến sang bước phát triển mới:
loại hình gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu. Ở đây, các tập
đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ.
Sau đó, khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển kéo theo cuộc sống của con
người cũng dần thay đổi, chuyển từ cuộc sống săn bắn, hái lượm có tính lưu động
sang cuộc sống canh tác nông nghiệp tương đối ổn định, giữa các bộ tộc bắt đầu có
quan hệ với nhau. Ở trình độ tư duy cao hơn, họ nhận thức được những nguy hại của
hôn nhân huyết tộc đến vấn đề duy trì nòi giống. Hơn nữa, loại hình hôn nhân này
không thể đáp ứng sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, vì thế loài người chuyển
từ hôn nhân huyết tộc sang hôn nhân ngoại tộc. Đặc trưng của loại hình gia đình này
là tuyệt đối cấm kị đối với hôn nhân cùng huyết thống. Vì đây vẫn còn là hình thức
hôn nhân quần hôn, hay còn gọi là hôn nhân nhóm, dòng dõi chỉ có thể xác định về
phía mẹ chứ không phải từ phía cha, nên chỉ có nữ hệ là được thừa nhận.
Do tình trạng cấm kết hôn giữa những người cùng huyết thống ngày càng được
thực hiện nghiêm ngặt và phổ biến, những nhóm anh em trai và chị em gái không thể
21


lấy nhau được nữa thì những kiểu kết hôn từng cặp đã trở thành tập quán. Hơn nữa do
điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mật độ dân số tăng cao làm cho những quan hệ
tình dục cổ truyền mất đi tính chất ngây thơ nguyên thủy của nó, nên người phụ nữ
cảm thấy nhục nhã và nặng nề với kiểu quan hệ tình dục cũ. Họ mong muốn được giữ
trinh tiết và chung thủy với một người đàn ông. Chính vì thế mà chế độ quần hôn
ngày càng không thể thực hiện được, chế độ ấy bị gia đình cặp đôi thay thế, hay còn
gọi là hôn nhân cá thể. Trong đó đặc trưng của loại gia đình này là người phụ nữ phải
triệt để chung tình trong thời gian chung sống với chồng và tội ngoại tình sẽ bị trừng

trị một cách tàn ác.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và của cải vật chất, vị thế của người đàn ông
trong gia đình dần thay đổi và được khẳng định hơn trước, người chồng có xu hướng
lợi dụng địa vị xã hội ấy để lật ngược địa vị làm chủ thuộc về mình. Đầu tiên là việc
xóa bỏ tính dòng dõi xác định theo chế độ mẫu quyền thành dòng dõi phải được tính
theo đằng cha hay còn gọi là chế độ phụ hệ. Chế độ phụ hệ là đặc trưng quan trọng
trong loại hình gia đình gia trưởng. Để đảm bảo được chế độ này, đảm bảo con cái là
đích thực mang huyết thống của người cha, thì người vợ phải phục tùng tuyệt đối
quyền lực của người chồng. Bắt đầu từ đây, nam giới đã thay quyền thống trị của nữ
giới. Người phụ nữ chỉ được phép có một chồng duy nhất và phải sống ở nhà chồng
để đảm bảo huyết thống.
Cũng bắt đầu từ đây đã nảy sinh những vấn đề như sau: nếu như trước kia,
trong chế độ quần hôn, đối tượng quan hệ của người đàn ông là vô cùng rộng lớn và
không bị hạn chế, thì giờ đây bị những nguyên tắc của hôn nhân không được cùng
huyết thống và chế độ phụ hệ - vai trò của người đàn ông được đề cao, người phụ nữ
phải tuyệt đối chung thủy với một người chồng chi phối khiến cho phụ nữ trở nên
hiếm và được tìm kiếm. Cho nên từ khi bắt đầu chế độ hôn nhân cặp đôi thì cũng bắt
đầu việc mua và cướp đàn bà, một trong những phương thức phổ biến để kiếm vợ.
Từ khi chế độ phụ hệ được xác lập, đặc biệt là khi loại hình gia đình gia trưởng
được hình thành thì hôn nhân trong thời kì này, về phía gia đình có con gái là hoàn
toàn bất lợi. Nếu như trước kia, đàn ông phải theo về ở rể trong bộ lạc của vợ, tức là
sẽ có thêm lực lượng lao động thì ở chế độ này lại bị giảm đi vì nữ giới phải về ở bên
22


nhà chồng. Để bù đắp lại sự hao hụt này, phía nhà gái yêu cầu chàng rể phải tham gia
lao động không thường xuyên trong một thời gian nhất định ở nhà mình rồi mới được
rước dâu về. Kiểu phục dịch này là cơ hội tốt để gia đình nhà gái đánh giá năng lực
và sức khỏe của chàng rể tương lai. Kiểu hôn nhân này tạm gọi là hôn nhân phục dịch.
Cũng chính trong thời gian này, chàng trai phải chịu và vượt qua được nhiều thử

thách do phía nhà gái đưa ra để đánh giá chàng rể. Đây chính là điều kiện rất quan
trọng để được chấp nhận kết hôn.
Sau đó kiểu hôn nhân phục dịch phát triển lên một hình thức mới: hôn nhân
mua bán. Hình thức này xuất hiện khi chế độ tư hữu về tài sản và xã hội phụ hệ ra đời.
Đây là sự phản ánh của hình thức kinh tế đối với văn hóa, cụ thể là phương diện
phong tục trong hôn nhân cưới hỏi. Xét về vai trò quan trọng của người phụ nữ (có
khả năng sinh nở, nuôi nấng con cái, duy trì nòi giống đồng nghĩa với việc sản sinh ra
nguồn lực lao động, đem lại hiệu quả kinh tế), họ là một bộ phận cấu thành nên chế
độ tư hữu về tài sản trong xã hội. Hôn nhân cá thể yêu cầu nữ giới phải xuất giá tòng
phu, nghĩa là có thể chuyển đổi về tài sản. Vì thế người nam phải đến phục dịch ở nhà
người nữ, coi như để đền bù. Nhưng theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, sản
phẩm dư thừa nhiều, mọi người dùng vật chất như lương thực, gia súc sau đó là vàng
bạc để thay thế cho việc phục dịch. Và việc kết hôn từ đây nghiêng nhiều về hình
thức gả bán mà giá cả sẽ được nhà gái gián tiếp đưa ra để yêu cầu nhà trai phải thực
hiện được hoặc cung cấp đủ về của cải vật chất mới gả con gái. Việc đưa ra yêu cầu
trước khi kết hôn ấy của nhà gái được gọi là thách cưới.
Có thể thấy, nguồn gốc hình thành gia đình của loài người đã trải qua những
hình thái sau: ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn (hôn nhân hỗn tạp); ở thời
đại dã man chuyển sang hình thái gia đình huyết tộc, phát triển lên gia đình ngoại tộc,
tiếp đó được thay thế bởi gia đình cặp đôi và cùng với chế độ phụ hệ thay thế chế độ
mẫu hệ xuất hiện gia đình gia trưởng. Ở hình thái gia đình gia trưởng và chế độ phụ
hệ ngày càng được xác lập vững chắc, vai trò của người đàn ông được nâng cao,
chiếm vị trí độc tôn, quyết định mọi việc trong gia đình. Người phụ nữ bị hạ thấp, bị
phụ thuộc vào người đàn ông. Họ trở thành nô lệ, công cụ duy trì nòi giống, như một
23


×