Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

nghiên cứu đa dạng và phân bố họ cà phê (rubiaceae juss 1789) ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.58 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nga

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ
CÀ PHÊ (RUBIACEAE JUSS.;1789) Ở
VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nga

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ
CÀ PHÊ (RUBIACEAE JUSS.;1789) Ở
VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Cà phê
(Rubiaceae Juss.;1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” hoàn
toàn là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã
thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong
luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy
định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Tác giả của luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành, quý báu
của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan đang công tác và Ban quản lý Vườn quốc
gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng yêu kính đến PGS. TS. Trần Hợp Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, Hạt kiểm
lâm, các anh, chị phòng kỹ thuật, các anh bảo vệ rừng đã hỗ trợ nơi ở, tận tình giúp
đỡ trong quá trình đi thực địa. Tôi xin gửi lời cảm ơn chị Phạm Thị Ngọc Hương,

học viên lớp Sinh thái khóa 23 của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã đồng hành cùng tôi trong các chuyến đi thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Shuichiro Tagane – Đại học Kyushu, Nhật
Bản; Th.S Đặng Văn Sơn - Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học, kiểm tra tên khoa học các tiêu bản đã
thu thập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Phòng Khoa học công nghệ và Sau Đại học,
thầy cô phòng thí nghiệm Thực vật - Khoa Sinh học, Đại Học Sư Phạm Thành phố
Hồ Chí Minh và các anh chị ở Viện Sinh học Nhiệt đới đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu, chụp ảnh và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2014
Nguyễn Thị Nga


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2

5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ...........................................................................3
7. Những đóng góp mới của đề tài:.........................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Điều kiện tự nhiên vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ........................................4
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................5
1.1.2. Địa hình ....................................................................................................6
1.1.3. Thổ nhưỡng ..............................................................................................7
1.1.4. Khí hậu .....................................................................................................7
1.1.5. Thủy văn ...................................................................................................7
1.1.6. Tài nguyên thực vật ..................................................................................8


iv

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ...............8
1.3. Sơ lược nghiên cứu về họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) trên thế giới và
Việt Nam .................................................................................................................9
1.3.1. Thế giới.....................................................................................................9
1.3.2. Việt Nam ................................................................................................12
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................14
2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................14
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu ..............................................................14
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................14
2.2.3. Phương pháp ghi nhật kí.........................................................................16
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .................................16
2.2.5. Xây dựng bản đồ phân bố.......................................................................17
2.3. Thời gian thu mẫu và địa điểm khảo sát ........................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................19

3.1. Đặc điểm chung của họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) ...............................19
3.1.1. Dạng sống ...............................................................................................19
3.1.2. Lá và lá kèm ...........................................................................................20
3.1.3. Cụm hoa và hoa ......................................................................................21
3.1.4. Thụ phấn sinh học ..................................................................................23
3.1.5. Quả .........................................................................................................24
3.1.6. Sinh học và sinh thái ..............................................................................25
3.1.7. Phân bố ...................................................................................................25
3.1.8. Công dụng ..............................................................................................26


v

3.2. Thành phần loài của họ Cà phê (Rubiaceae Jusss.1789) ở vườn quốc gia Lò
Gò – Xa Mát ..........................................................................................................26
3.2.1. Aphaenandra Miq.;1857. ........................................................................26
3.2.2. Benkara Adans.;1763. ............................................................................30
3.2.3. Borreria G.F.W.Mey.;1818 ....................................................................33
3.2.4. Canthium Lamk.;1783. ...........................................................................37
3.2.5. Catunaregam Adans. ex Wolf;1863. ......................................................42
3.2.6. Chassalia Comm. ex Juss.;1820. ............................................................46
3.2.7. Coptosapelta Korth.;1851. ......................................................................49
3.2.8. Gardenia Ellis;1761. ...............................................................................54
3.2.9. Ixora L.;1753. .........................................................................................57
3.2.10. Mitragyna Korth.; 1839. .......................................................................70
3.2.11. Morinda L.;1753. ..................................................................................79
3.2.12. Mussaenda L.;1753. .............................................................................88
3.2.13. Nauclea Lin.;1762. ...............................................................................91
3.2.14. Neolamarckia Bosser; 1984..................................................................93
3.2.15. Oldenlandia L.; 1753. ...........................................................................96

3.2.16. Pavetta L.; 1753. .................................................................................110
3.2.17. Psychotria L.; 1759.............................................................................113
3.2.18. Uncaria Schreb. 1789. ........................................................................118
3.3. Thảo luận .....................................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất, loại rừng VQG Lò Gò - Xa Mát ............................. 5
Bảng 1.2. Tài nguyên thực vật rừng ở VQG Lò Gò - Xa Mát .................................... 9
Bảng 3.3. Số chi, số loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở VQG LGXM ........ 126
Bảng 4.4. Công dụng các loài họ Cà phê có ở VQG Lò Gò – Xa Mát ................... 132


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý VQG Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. ....................................6
Hình 2.2. Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát ...........................................16
Hình 3.3.Các dạng sống của Rubiaceae Juss. ...........................................................20
Hình 3.4. Một số dạng lá của Rubiaceae ...................................................................21
Hình 3.5. Một số dạng lá kèm của Rubiaceae ...........................................................22
Hình 3.6. Một số kiểu hoa, cụm hoa của Rubiaceae .................................................24
Hình 3.7. Một số dạng quả của Rubiaceae ................................................................26
Hình 3.8. Aphaenandrauniflora (Wall. ex G.Don) Bremek. ....................................29
Hình 3.9. Hình thái loài Aphaenandrauniflora (Wall. ex G.Don) Bremek. .............30

Hình 3.10. Sinh thái và phân bố của loài Aphaenandra uniflora (Wall. ex
G.Don) Bremek. ................................................................................................. 31
Hình 3.11. Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale.................................................32
Hình 3.12. Hình thái loài Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale .........................33
Hình 3.13. Sinh thái và phân bố của loài Benkara armigera (K.Schum.)
Ridsdale .....................................................................................................................34
Hình 3.14. Hình thái loài Borreria ocymoides (Burm.f.) DC. .................................36
Hình 3.15. Borreria ocymoides (Burm.f.) DC. ........................................................37
Hình 3.16. Sinh thái và phân bố của loài Borreria ocymoides (Burm.f.) DC...........37
Hình 3.17. Hình thái loài Canthium dicoccum Gaertn. var. rostratum Thw. ex
Pit. .....................................................................................................................39
Hình 3.18. Canthium dicoccum Gaertn. var. rostratum Thw. ex Pit. .......................40
Hình 3.19. Sinh thái và phân bố của loài Canthium dicoccum Gaertn. var. rostratum
Thw. ex Pit. ........................................................................................................40
Hình 3.20. Hình thái loài Canthium umbelatum Wight ............................................42
Hình 3.21. Canthium umbelatum Wight ...................................................................43
Hình 3.22. Sinh thái và phân bố của loài Canthium umbelatum Wight....................43


viii

Hình 3.23. Catunaregam tomentosa (Blume ex DC.) Tirveng. ................................45
Hình 3.24. Hình thái loài Catunaregam tomentosa (Blume ex DC.) Tirveng. .........46
Hình 3.25. Sinh thái và phân bố của loài Catunaregam tomentosa (Blume ex DC.)
Tirveng. ..............................................................................................................47
Hình 3.26. Chassaliacurviflora (Wall.) Thwaites.....................................................48
Hình 3.27. Hình thái loài Chassaliacurviflora (Wall.) Thwaites .............................49
Hình 3.28.Sinh thái và phân bố của loài Chassaliacurviflora (Wall.) Thwaites ......50
Hình 3.29. Hình thái loài Coptosapelta diffusa (Champ. ex Benth.) Steenis ...........51
Hình 3.30. Coptosapelta diffusa (Champ. ex Benth.) Steenis ..................................52

Hình 3.31. Sinh thái và phân bố của loài Coptosapelta diffusa (Champ.
exBenth.) Steenis ...............................................................................................52
Hình 3.32. Coptosapelta flavescens Korth................................................................54
Hình 3.33. Hình thái loài Coptosapelta flavescens Korth.........................................54
Hình 3.34. Sự phân bố của loài Coptosapelta flavescens Korth. ..............................55
Hình 3.35. Gardenia sootepensis Hutch. ..................................................................56
Hình 3.36. Hình thái loài Gardenia sootepensis Hutch. ...........................................57
Hình 3.37. Sinh thái và phân bố của loài Gardenia sootepensis Hutch....................58
Hình 3.38. Ixora chinensis Lam. ...............................................................................59
Hình 3.39. Hình thái loài Ixora chinensis Lam. ........................................................60
Hình 3.40. Sinh thái và phân bố của loài Ixora chinensis Lam. ...............................61
Hình 3.41. Hình thái loài Ixora coccinea L. .............................................................63
Hình 3.42. Ixora coccinea L. ....................................................................................64
Hình 3.43. Sinh thái và phân bố của loài Ixora coccinea L. .....................................64
Hình 3.44. Hình thái loài Ixora cuneifolia Roxb. .....................................................66
Hình 3.45. Ixora cuneifolia Roxb. ............................................................................67
Hình 3.46. Sinh thái và phân bố của loài Ixora cuneifolia Roxb. .............................67
Hình 3.47. Hình thái loài Ixora nigricans R. Br. ex Wight et Arn. ..........................69
Hình 3.48. Ixora nigricans R. Br. ex Wight et Arn. .................................................70


ix

Hình 3.49. Sinh thái và phân bố của loài Ixora nigricans R. Br. ex Wight et
Arn. ....................................................................................................................70
Hình 3.50. Hình thái loài Mitragyna diversifolia (G. Don) Havil. ...........................72
Hình 3.51. Mitragyna diversifolia (G. Don) Havil. ..................................................73
Hình 3.52. Sinh thái và phân bố của loài Mitragyna diversifolia (G. Don)
Havil...................................................................................................................73
Hình 3.53. Hình thái loài Mitragyna hirsuta Havil...................................................75

Hình 3.54. Mitragyna hirsuta Havil..........................................................................76
Hình 3.55. Sinh thái và phân bố của loài Mitragyna hirsuta Havil. .........................76
Hình 3.56. Hình thái loài Mitragyna speciosa (Korth.) Havil. .................................78
Hình 3.57. Mitragyna speciosa (Korth.) Havil. ........................................................79
Hình 3.58. Sinh thái và phân bố của loài Mitragyna speciosa (Korth.) Havil..........79
Hình 3.59. Hình thái loài Morinda cochinchinensis DC...........................................81
Hình 3.60. Morinda cochinchinensis DC..................................................................82
Hình 3.61. Sinh thái và phân bố của loài Morinda cochinchinensis DC. .................82
Hình 3.62. Hình thái loài Morinda longissima Y. Z. Ruan.......................................84
Hình 3.63. Morinda longissima Y. Z. Ruan..............................................................85
Hình 3.64. Sinh thái và phân bố của loài Morinda longissima Y. Z. Ruan ..............85
Hình 3.65. Hình thái loài Morinda persicaefolia Buch.-Ham. var.
oblongifolia Pit. ................................................................................................87
Hình 3.66. Morinda persicaefolia Buch.-Ham. var. oblongifolia Pit. ......................88
Hình 3.67. Sinh thái và phân bố của loài Morinda persicaefolia Buch.-Ham.
var. oblongifolia Pit. ..........................................................................................88
Hình 3.68. Hình thái loài Mussaenda cambodiana Pierre ex Pitard .........................90
Hình 3.69. Mussaenda cambodiana Pierre ex Pitard ................................................91
Hình 3.70. Sinh thái và phân bố của loài Mussaenda cambodiana Pierre
ex Pitard ............................................................................................................91
Hình 3.71. Hình thái loài Nauclea orientalis (L.) L. ................................................93
Hình 3.72. Nauclea orientalis (L.) L. .......................................................................94


x

Hình 3.73. Sinh thái và phân bố của loài Nauclea orientalis (L.) L. ........................94
Hình 3.74. Hình thái loài Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser ..........................96
Hình 3.75. Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser .................................................97
Hình 3.76. Sinh thái và phân bố của loài Neolamarckia cadamba (Roxb.)

Bosser.................................................................................................................97
Hình 3.77. Oldenlandia microcephala Pierre ex Pit. ................................................99
Hình 3.78. Hình thái loài Oldenlandia microcephala Pierre ex Pit .......................100
Hình 3.79. Sinh thái và phân bố của loài Oldenlandia microcephala Pierre
ex Pit . ..............................................................................................................101
Hình 3.80. Oldenlandia herbacea (L.) Roxb. .........................................................102
Hình 3.81. Hình thái loài Oldenlandia herbacea (L.) Roxb. ..................................103
Hình 3.82. Sinh thái và phân bố của loài Oldenlandia herbacea (L.) Roxb. .........104
Hình 3.83. Hình thái loài Oldenlandia lineata (Roxb.) Kuntze..............................106
Hình 3.84. Oldenlandia lineata (Roxb.) Kuntze .....................................................107
Hình 3.85. Sinh thái và phân bố của loài Oldenlandia lineata (Roxb.)
Kuntze ..............................................................................................................107
Hình 3.86. Hình thái loài Oldenlandia symplociformis Pierre ex Pit. ....................109
Hình 3.87. Oldenlandia symplociformis Pierre ex Pit. ...........................................110
Hình 3.88. Sinh thái và phân bố của loài Oldenlandia symplociformis Pierre
ex Pit. ...............................................................................................................110
Hình 3.89. Hình thái loài Pavetta nervosa Craib ....................................................112
Hình 3.90. Pavetta nervosa Craib ...........................................................................113
Hình 3.91. Sinh thái và phân bố của loài Pavetta nervosa Craib ...........................113
Hình 3.92. Hình thái loài Psychotria rubra (Lour.) Poir. .......................................115
Hình 3.93. Psychotria rubra (Lour.) Poir. ..............................................................116
Hình 3.94. Sinh thái và phân bố của loài Psychotria rubra (Lour.) Poir................116
Hình 3.95. Psychotria serpens L. ............................................................................117
Hình 3.96. Hình thái loài Psychotria serpens L. .....................................................118
Hình 3.97. Sinh thái và phân bố của loài Psychotria serpens L. ............................119


xi

Hình 3.98. Hình thái loài Uncaria acida (Hunt) Roxb. ..........................................121

Hình 3.99. Uncaria acida (Hunt) Roxb. .................................................................122
Hình 3.100. Sinh thái và phân bố của loài Uncaria acida (Hunt) Roxb.................122
Hình 3.101. Hình thái loài Uncaria macrophylla Wall. in Roxb. ..........................124
Hình 3.102. Uncaria macrophylla Wall. in Roxb...................................................125
Hình 3.103. Sinh thái và phân bố của loài Uncaria macrophylla Wall.in
Roxb.

125


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCVN

Cây cỏ Việt Nam

EN

nguy cấp (Endangered)

VQG

Vườn quốc gia

VQG LGXM

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

VU


sẽ nguy cấp (Vulnerable)


1

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Loài người ngay từ khi mới xuất hiện đã sống hòa nhập cùng với thiên nhiên, dựa
vào thiên nhiên để tìm nguồn sống. Trong cuộc sống tiếp xúc với thiên nhiên, con
người biết tìm hoa quả, đào củ từ các loài cây hoang dại làm thức ăn, biết tìm cách
phân biệt các loài cây khác nhau, biết chọn lọc những loài cây dùng để làm thức ăn,
làm thuốc chữa bệnh .... dần dần con người còn biết sử dụng cây cối để làm nhà cửa,
bàn ghế, những dụng cụ dùng trong nông nghiệp,... thì sự hiểu biết của con người về
thực vật cũng ngày càng mở rộng thêm. Đặc biệt khi nông nghiệp phát triển, số loài
cây được biết đến càng nhiều lên và một yêu cầu thực tế đặt ra cần phải phân loại
chúng để sử dụng trong đời sống. Việc phân loại thực vật làm sáng tỏ mối quan hệ
thân thuộc giữa chúng không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có
nhiều ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn. Ngày nay, con người ngày càng biết nhiều hơn
về vai trò của sự đa dạng sinh học đối với sự sống. Với mục tiêu bảo tồn, khai thác và
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, ở nước ta đến nay đã thành lập 30 Vườn
quốc gia (VQG), 8 Khu Dự trữ Sinh quyển, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên,...
Đối với Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (VQG LGXM) là VQG có vị trí địa lý
rất đặc biệt, là nơi chuyển tiếp từ vùng Đông Nam Bộ xuống vùng đồng bằng sông
Cửu Long, có các dạng địa hình đồi thấp, bàu, trảng đất ngập nước theo mùa, các sông,
rạch tự nhiên...mà các VQG khác không có. Nhờ những đặc trưng này mà VQG
LGXM có sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt là có sự hiện diện của nhiều loài thực vật
quý hiếm có giá trị bảo tồn. Ngoài các giá trị về khả năng cung cấp gỗ, củi của thành
phần cây gỗ lớn thì các loại lâm sản ngoài gỗ của VQG LGXM có rất nhiều công dụng
trong cuộc sống của con người như: có khả năng làm thức ăn, dược liệu, làm cảnh,...

Nếu con người biết khai thác, sử dụng hợp lý, có kiểm soát, bền vững thì đây sẽ là một
nguồn lợi góp phần mang lại việc làm, thu nhập cho người dân, hạn chế sức ép vào tài
nguyên rừng của VQG. Chính vì vậy mà công tác bảo tồn tài nguyên rừng, phát triển
các giá trị về đa dạng sinh học ở VQG LGXMrất được chú trọng. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu tìm giải pháp để khai thác các tiềm năng tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh
quan môi trường và các giá trị về lịch sử văn hóa để phát triển du lịch sinh thái nhằm


2
mang lại các lợi ích kinh tế cho VQG, cộng đồng dân cư sống trên vùng đệm ở ven
VQG đã được đặt ra trong dự án “Quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn
quốc gia Lò Gò Xa − Mát giai đoạn 2011 − 2020”. Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn
thì con người không nên chỉ chú trọng đến những loài cây gỗ có giá trị, quý hiếm, hay
những loài đặc hữu mà cũng cần chú ý đến những loài cây thân thảo, cây bụi, dây leo
vì mỗi loài thực vật đều có vai trò nhất định trong thiên nhiên và có thể tiềm ẩn những
giá trị dược liệu mà con người chưa khám phá hết.
Ở VQG Lò Gò - Xa Mát, họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) là một trong những
họ lớn của Vườn, đây là một họ giàu taxon, phong phú về dạng sống từ cây thân thảo,
cây bụi đến cây gỗ. Các taxon trong họ Cà phê còn có nhiều giá trị thực phẩm, lấy gỗ,
làm thuốc chữa bệnh đã được ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu trước đây. Mặc dù
đã có một số công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở VQG Lò Gò - Xa Mát,
nhưng các công trình này chủ yếu là thống kê số lượng loài mà chưa đi sâu nghiên
cứu, phân tích một cách đầy đủ về đặc điểm phân bố, sinh thái, sinh học của từng họ
xác định và có thể còn nhiều taxon khác tiềm ẩn những giá trị kinh tế, dược liệu, …
mà con người chưa khám phá hết. Riêng họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) với số chi,
loài lớn nên việc điều tra, nghiên cứu để định danh chính xác và ghi chép đặc điểm
sinh thái, phân bố về họ này là rất cần thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa
dạng và phân bố họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa
Mát, tỉnh Tây Ninh”
2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các taxon trong họ Cà
phê (Rubiaceae Juss.) có ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng và phân bố các taxon trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có ở
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
Mô tả các đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh học của các taxon trong họ Cà
phê (Rubiaceae Juss.;1789) thu được ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.


3
Xây dựng bộ mẫu các loài thực vật họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có ở Vườn quốc
gia Lò Gò – Xa Mát.
Đánh giá tài nguyên các loài thực vật họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở Vườn quốc
gia Lò Gò – Xa Mát dựa trên các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây.
5. Phạm vi nghiên cứu
Các taxon trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát,
tỉnh Tây Ninh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu các taxon thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae Juss.) ở Việt Nam và đóng góp một phần xây dựng Thực vật Chí Việt
Nam về họ thực vật này.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những tài liệu về họ Cà phê (Rubiaceae) ở VQG
LGXM, giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên.
7. Những đóng góp mới của đề tài:
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố
của họ Cà phê (Rubiaceae) ở VQG LGXM, tỉnh Tây Ninh.
Đã bổ sung cho danh lục thực vật của VQG LGXM 5 chi,16 loài mới trong họ Cà

phê (Rubiaceae Juss.)
Mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, sự phân bố cho 32 loài đã được thu
mẫu trong thời gian nghiên cứu. Tất cả các loài đều có hình ảnh minh họa và xây dựng
tiêu bản khô được lưu giữ tại Viện sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và
VQG LGXM, tỉnh Tây Ninh.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
VQG Lò Gò - Xa Mát được thành lập tại Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg ngày
12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò
Gò – Xa Mát (Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò – Xa Mát được thành lập theo Quyết
định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986). Tổng diện tích của VQG này là 18.765 ha,
trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.084
ha, phân khu hành chính, dịch vụ 87 ha.Kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng theo
Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh Tây Ninh
phê duyệt tại Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2007, diện
tích của VQG Lò Gò - Xa Mát sau rà soát là 18.803 ha, gồm 16 tiểu khu và phân thành
3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.669,6 ha; phân khu phục hồi
sinh thái 10.008,4 ha; phân khu hành chính, dịch vụ 125 ha.
Năm 2010, 2011 Sở Tài nguyên và môi trường đã đo đạc, đóng mốc ranh giới đất
lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Diện tích VQG Lò Gò - Xa Mát là 19.168 ha. Sau
đó chuyển ra khỏi VQG 12 ha để xây dựng đồn biên phòng Tân Bình 10 ha và xây
dựng chợ Tân Phú 2 ha nên diện tích của VQG Lò Gò - Xa Mát hiện nay là 19.156 ha
[11].
Diện tích các loại đất, loại rừng của VQG Lò Gò - Xa Mát được thống kê tại
bảng 1.1.



5

Bảng 1.1. Diện tích các loại đất, loại rừng VQG Lò Gò - Xa Mát.
Loại đất loại rừng

Diện tích (ha)

Tổng diện tích VQG

19.156

I

Đất có rừng

16.237

1

Rừng tự nhiên

14.674

Rừng trung bình

81

Rừng nghèo


801

Rừng non (IIB)

8.617

Rừng non (IIA)

4.267

Rừng rụng lá

908

2

Rừng trồng

1.563

II

Đất chưa có rừng

1.790

Trảng cỏ (IA)

837


Đất trống có cây bụi (IB)

203

Đất có cây gỗ tái sinh (IC)

750

Các loại đất khác

1.129

STT

III

(Nguồn: Dự án Rà soát dự án 661, VQG Lò Gò - Xa Mát)
Qua số liệu trên cho thấy diện tích đất có rừng của VQG Lò Gò - Xa Mát chiếm
85%, đất chưa có rừng 9%, đất khác 6% diện tích chung của toàn Vườn.
1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa phận 4 xã: Tân Lập, Tân Bình, Hòa
Hiệp, Thạnh Tây − thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh 30 km
về phía Tây Bắc).
- Phía Bắc và phía Tây giáp ranh giới Việt Nam – Campuchia, phía Tây giới hạn
bởi sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc xã Tân Lập – Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp xã Hòa Hiệp.


6


Tọa độ địa lý của VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định:
Từ 11002’ đến 11047’ vĩ độ Bắc
Từ 105057’ đến 106004’ kinh độ Đông [11].

(Nguồn: />Hình 1.1. Vị trí địa lý VQG Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh
1.1.2. Địa hình
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng , độ cao thay đổi
trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao không vượt quá 25m so với mự c nước
biển. Cả vùng có đ ộ dốc trung bình 1º - 5o do vậy VQG có địa hình gần như bằng
phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông . Có thể phân chia địa hình cho
khu vực LGXM thành các kiểu phụ , tiểu địa hình bằng phẳng , trũng và gò hình thành
các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ , có hoạt động nội sinh ổn định
nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp [2].


7
1.1.3. Thổ nhưỡng
Nhóm đất phổ biến trong VQG Lò Gò - Xa Mát là đất xám phù sa cổ, gồm có các
loại đất chính như sau:
Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần
lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ
nước kém. Tầng đất dày (>100cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp.Phân bố trên
địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng
thoái hóa chưa trầm trọng.
Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng): chiếm khoảng 20%
diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi
thấp, bát úp, phân bố dọc các suối … Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ.
Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa

hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc
không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
Đất xám đọng mùn tầng mặt chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất, chủ yếu
phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa.Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình,
càng xuống sâu thịt càng nặng.Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng mùn trên bề mặt
tăng cao so với các loại đất trên [9].
1.1.4. Khí hậu
Tây Ninh và cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/năm đến khoảng 1900mm/năm, có những
năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2.300mm), phân bố không đều giữa các
tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6
tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100mm).Nền nhiệt độ
trong khu vực ổn định trong khoảng 25 – 27oC, nhiệt độ trung bình xấp xỉ 27oC và
biên độ nhiệt giữa các tháng không cao [9].
1.1.5. Thủy văn
Nước mặt – sông suối: hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa
Ha và các suối nhỏ nằm trong khu vực rừng chỉ có nước vào mùa mưa.


8
Nước ngầm: nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4
– 5 m, ở các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt và ở độ sâu > 20m
cho nước phục vụ sản xuất (140 – 240m3/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù
sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích
[9].
1.1.6. Tài nguyên thực vật
Các kết quả nghiên cứu về thực vật rừng ở VQG Lò Gò - Xa Mát đã xác định
được 694 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta) là ngành có nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1% trong tổng số loài
thực vật). Chi tiết thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Tài nguyên thực vật rừng ở VQG Lò Gò - Xa Mát.
Số bộ

Họ

Chi

Loài

Ngành rêu (Bryophyta)

1

1

1

1

Ngành Thông đá (Lycopodiophyta)

2

2

2

2

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)


6

6

11

13

Ngành Hạt trần (Pinophyta)

1

1

1

2

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

50

105

380

676

Tổng cộng


60

115

395

694

(Nguồn: Báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vậtVQG
Lò Gò - Xa Mát, Viện Sinh học Nhiệt đới - 2007).
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân Bình,
Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thu ộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh . Tổng dân số
của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ trung bình
và 35% là hộ giàu.
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là ngư ời Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khơmer
202 hộ chiếm 2,6%; dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) 25 hộ chiếm 0,4%.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân các xã, có khoảng từ 80-95%
người dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi quy mô nhỏ và làm thuê theo mùa vụ . Một
bộ phận dân cư vẫn còn sống lệ thuộc vào đất rừng và các lâm sản ngoài gỗ, tạo áp lực


9
lớn cho công tác qu ản lý bảo vệ rừng của VQG. Nhìn chung đời sống đại đa số người
dân xung quanh VQG còn gặp nhiều khó khăn.
Những hoạt động của cộng đồng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên c ủa VQG
chủ yếu là (1) Bẫy bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã; (2) Bao, lấn chiếm sử
dụng đất l âm nghiệp trái phép ; (3) Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; (4) Đốt trảng cỏ
vào mùa khô ; (5) Chăn thả gia súc ; (6) Vận chuyển hàng hoá lậu đi


qua rừng ; (7)

Lực lượng bảo vệ rừng còn m ỏng ở khu vực biên giới; (8) Rà thu phế liệu; (9) Lấn
chiếm đất rừng.
(Nguồn : VQG Lò Gò - Xa Mát, 2009).
1.3. Sơ lược nghiên cứu về họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789) trên thế giới và Việt
Nam
1.3.1. Thế giới
Họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) lần đầu tiên được mô tả và đặt tên bởi Antoine Laurent
de Jussieu năm 1789. Do sự phong phú về dạng sống và phân bố rộng khắp thế giới
nên họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) là một trong những họ lớn của thực vật có hoa.
Những thập niên gần đây có một số hệ thống tiến hóa được sử dụng rộng rãi trên thế
giới trong lĩnh vực trong phân loại thực vật có hoa như sau:
Hệ thống của J. Hutchinson (1960) trong “Những họ thực vật có hoa” tập 1, đã
chia dòng Dicotyledones (cây có hai lá mầm) thành 2 nhóm Lignosae (chủ yếu là
nhóm cây thân gỗ) và nhóm Herbaceae (chủ yếu là nhóm cây thân cỏ). Tác giả đã xếp
họ Cà Phê (Rubiaceae) và cả họ Dialypetalanthaceae vào bộ Rubiales thuộc nhóm
Lignosae. Rubiales là bộ được xếp ở vị trí cao trong thang tiến hóa chỉ sau bộ
Bignoniales và Verbenales [2]. Theo tác giả thì bộ Gentianales gồm họ Gentianaceae
và họ Menyanthaeae được xếp vào nhóm Herbaceae.


10

Dicotyledones

Lignosae

Rubiales


Rubiaceae
Hệ thống phân loại của A. Takhtajan (1987) xếp họ Cà Phê (Rubiaceae) vào bộ
Gentianales, liên bộ Gentiananae, phân lớp Lamiidae, lớp Magnoliopsida, ngành
Magnoliophyta.
.
Magnoliophyta

Magnoliopsida

Lamiidae

Gentiananae

Gentianales

Rubiaceae
Đến năm 2009 cũng theo A. Takhtajan trong “Flowering plants” đã đưa họ Cà Phê
(Rubiaceae Juss.) vào bộ Gentianales, liên bộ Lamianae, phân lớp Lamiidae.
Về số lượng chi, loàicủa họ Cà Phê (Rubiaceae Juss.), theo E. Robbrecht
(1988) thì trên thế giới có 660 chi và 11.150 loài, hầu hết phân bố ở vùng nhiệt đới ẩm.


11
Năm 1996, tác giả cho rằng họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) là họ lớn thứ tư của thực vật
có hoa chỉ sau họ Cúc (Asteraceae), họ Lan (Orchidaceae) và họ Đậu (Fabaceae) với
tổng số khoảng 650 chi và 13.000 loài[19][20].
Goevarts et all. (2006), họ Cà phê (Rubiaceae) là một trong năm họ có nhiều
loài nhất trong nhóm thực vật có hoa, với khoảng 13.000 loài được phân bố trong 620
chi, hơn 40 tông và được chia làm 3 phân họ:Cinchonoideae, Ixoroideae, Rubioideae.

Theo A. Takhtajan (2009) chia họ Cà Phê (Rubiaceae Juss.) được chia thành 3
phân họ, trong mỗi phân họ chia thành các tông và chi, cụ thể: phân họ Rubioideae
gồm 17 tông, 180 chi; Ixoroideae gồm 15 tông, 74 chi; Cinchonoideae gồm 8 tông, 80
chi. Ngoài 334 chi trên, tác giả còn có xếp riêng 28 chi khác mà tác giả chưa chắc
chắn vì những chi này có những đặc điểm gần với họ Lognaniaceae và Spigliaceae
[15].
Trong Danh mục kiểm tra của thế giới (2009) thì họ Cà Phê Rubiaceae gồm 611
chi và 13.143 loài, trong đó Psychotria với 1.834 loài là chi lớn nhất trong họ này và là
chi lớn thứ ba của thực vật hạt kín, chỉ sau Astragalus (họ Đậu) và Bulbophyllum(họ
Phong lan); 29 chi có hơn 100 loài; hầu hết các chi có ít hơn 10 loài; 211chi là đơn loài
(chiếm hơn một phần ba của tất cả các chi trong họ Rubiaceae) [24].
Theo trang web theplantlist.org, hiện nay họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789)
được xếp vào bộ Gentianales, gồm 617 chi và 13.548 loài đã được công nhận. Các chi
được phân bổ trong các tông và các tông này được đặt vào một trong ba phân họ
Rubioideae, Cinchonoideae, Ixoroideae [26].
Về phân bố và sinh thái, các loài trong họ Cà phê(Rubiaceae Juss.) phân bố
khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số ít loài ở vùng
ôn đới [1][17]. Ở vùng ôn đới, họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) chỉ có một vài chi thân
thảo như Galium và Asperula, chúng có hoa rất nhỏ. Phần lớn các chi thân gỗ phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới, tạo nên thành phần quan trọng của các thảm thực vật thân
gỗ nhiệt đới, đặc biệt là cây dưới tán rừng [18] .
Theo Goevarts et all. (2006), họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) tìm thấy ở tất cả các lục
địa gần như là một họ toàn thế giới, kể cả nam cực với một vài loài của chi Coprosma,


×