Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ô rô tím (acanthus ilicifoliusl ) tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Đạo Hiền

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI Ô
RÔ TÍM (ACANTHUS ILICIFOLIUSL.)
TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CẦN GIỜ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Đạo Hiền

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI Ô
RÔ TÍM (ACANTHUS ILICIFOLIUSL.)
TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CẦN GIỜ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM VĂN NGỌT
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên thực hiện luận văn

Võ Đạo Hiền


iv

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnhsự
cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,cũng
như sự động viên ủng hộ và giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tậpnghiên cứu.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Ngọt –
trưởng khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, người đã hếtlòng
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin được gửi
lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho tôi.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lí rừng Cần Giờ,
các thầy cô quản lí phòng thí nghiệm Động vật, Di truyền - Thực vật và Vi sinh –
Sinh hóa trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ về
các thiết bị và dụng cụ cũng như luôn động viên tinh thần để tôi hoàn thành tốt đề
tài.
Con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ và gia đình đã không
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Phạm Xuân Bằng, người bạn
đồng hành luôn hỗ trợ và sẻ chia mọi khó khăn trong suốt quãng thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Học viên thực hiện

Võ Đạo Hiền


v

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
6T

6T

Lời cảm ơn ........................................................................................................ iv
6T


6T

Mục lục ...............................................................................................................v
6T

6T

Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
6T

6T

Danh mục các hình ......................................................................................... viii
6T

6T

MỞ ĐẦU............................................................................................................1
6T

6T

1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
6T

6T

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
6T


T
6

3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 2
6T

T
6

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2
6T

T
6

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
6T

T
6

1.1. Điều kiện tự nhiên Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ .................................... 3
6T

T
6

1.1.1. Vị trí địa lí .........................................................................................3
6T


6T

1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ........................................................................3
6T

T
6

1.1.3. Khí hậu..............................................................................................4
6T

6T

1.1.4. Thủy văn ...........................................................................................5
6T

6T

1.2. Tổng quan nghiên cứu về loài Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) ................ 5
6T

T
6

1.2.1. Trên thế giới......................................................................................5
6T

6T

1.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................11

6T

6T

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............14
6T

T
6

2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 14
6T

T
6

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 14
6T

T
6

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................14
6T

T
6

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................15
6T


T
6


vi

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
6T

T
6

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................16
6T

T
6

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số nhân tố sinh thái .........................16
6T

T
6

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu về hình thái và giải phẫu cây .................17
6T

T
6


2.3.4. Phương pháp đếm số lượng cá thể Ô rô tím ...................................21
6T

T
6

2.3.5. Phương pháp theo dõi sự phát triển của lá cây con Ô rô tím
6T

ngoài tự nhiên..................................................................................21
T
6

2.3.6. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn .................................................22
6T

T
6

2.3.7. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư ........................27
6T

T
6

2.3.8. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu ..........................................29
6T

T

6

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................31
6T

T
6

3.1. Một số đặc điểm của môi trường tại các địa điểm nghiên cứu .................. 31
6T

T
6

3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài AcanthusilicifoliusL. ....................... 36
6T

T
6

3.2.1. Đặc điểm hình thái lá ......................................................................36
6T

T
6

3.2.2. Đặc điểm giải phẫu lá .....................................................................42
6T

T

6

3.2.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân .................................................54
6T

T
6

3.2.4. Đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ .....................................................58
6T

T
6

3.2.5. Đặc điểm hình thái, giải phẫu hoa ..................................................61
6T

T
6

3.2.6. Đặc điểm hình thái, giải phẫu quả - hạt ..........................................63
6T

T
6

3.3. Đặc điểm cây Ô rô tím con hình thành từ hạt ............................................ 65
6T

T

6

3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của loài Acanthus ilicifolius L. ............................. 67
6T

T
6

3.5. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của loài Acanthus ilicifolius L. ............. 70
6T

T
6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................74
6T

T
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................76
6T

T
6

PHỤ LỤC ........................................................................................................ ix
6T

6T



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tọa độ ba địa điểm nghiên cứu Ô rô tím Acanthus ilicifolius L.
T
6

ở Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ............................................................16
T
6

Bảng 2.2. Ký hiệu cao chiết của hai dạng Ô rô tím ..................................................22
T
6

T
6

Bảng 3.1. Độ mặn (‰) của nước lúc triều lên ở ba địa điểm nghiên cứu ................31
T
6

T
6

Bảng 3.2. Độ ngập triều (cm) của nước lúc triều lên ở ba địa điểm nghiên cứu ......32
T
6


T
6

Bảng 3.3. Độ pH của nước lúc triều lên ở ba địa điểm nghiên cứu ..........................33
T
6

T
6

Bảng 3.4. Cường độ chiếu sáng (lux) tại ba địa điểm nghiên cứu ............................38
T
6

T
6

Bảng 3.5. Số lượng cá thể Ô rô tím (cá thể) ở ba địa điểm nghiên cứu ....................39
T
6

T
6

Bảng 3.6. Các chỉ số kích thước trung bình (cm) của lá Ô rô tím tại ba địa điểm....41
T
6

6T


Bảng 3.7. Độ dày trung bình (µm) các lớp tế bào hai dạng lá Ô rô tím ở ba địa
T
6

điểm ..........................................................................................................48
6T

Bảng 3.8. Số lượng khí khổng trung bình mặt dưới lá của hai dạng Ô rô tím ..........51
T
6

T
6

Bảng 3.9. Số lượng bì khổng trung bình trên lóng thân của hai dạng Ô rô tím lá
T
6

có gai và lá không gai tại ba địa điểm nghiên cứu (n = 60/địa điểm) ......54
T
6

Bảng 3.10. So sánh kích thước thành phần hoa của hai dạng cây Ô rô lá có gai
T
6

và lá không gai tại địa điểm 2 (mm)........................................................63
T
6


Bảng 3.11. Thời gian ra hoa và quả chín của Ô rô tím .............................................64
T
6

T
6

Bảng 3.12. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của của hai mẫu Ô rô tím (mm) .....67
T
6

T
6

Bảng 3.13. Kết quả sàng lọc thô ở nồng độ 100µg/ml..............................................71
T
6

T
6

Bảng 3.14. Kết quả sàng lọc thô ở nồng độ 1.000µg/ml...........................................71
T
6

T
6



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ .............................15
T
6

T
6

Hình 2.2. Vị trí thu lá bánh tẻ....................................................................................17
T
6

6T

Hình 2.3. Vị trí đo kích thước (A) và giải phẫu lá (B) Ô rô tím ...............................18
T
6

T
6

Hình 2.4. Vị trí đo kích thước các lớp tế bào ............................................................18
T
6

T
6


Hình 2.5. Vị trí đếm số lượng khí khổng của hai dạng Ô rô lá có gai (A) và dạng
T
6

Ô rô lá không gai (B)................................................................................19
T
6

Hình 2.6. Vị trí đếm bì khổng trên thân Ô rô tím .....................................................19
T
6

T
6

Hình 2.7. Vị trí hoa được chọn để nghiên cứu ..........................................................21
T
6

T
6

Hình 2.8. Hạ thổ mẫu Ô rô sau khi sao vàng (A) và cao khô được cho vào các
T
6

lọ thủy tinh (B) .........................................................................................22
6T

Hình 2.9. Cách pha loãng dịch vi khuẩn ...................................................................25

T
6

T
6

Hình 3.1. Quần thể Ô rô tím ở địa điểm 1.................................................................35
T
6

T
6

Hình 3.2. Quần thể Ô rô tím ở địa điểm 2.................................................................35
T
6

T
6

Hình 3.3. Quần thể Ô rô tím ở địa điểm 3.................................................................35
T
6

T
6

Hình 3.4. Các dạng lá Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) ..........................................36
T
6


T
6

Hình 3.5. Lá Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) xếp chữ thập ...................................36
T
6

T
6

Hình 3.6. Hai dạng Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) ..............................................37
T
6

T
6

Hình 3.7. Ô rô tím lá có gai chiếm đa số trong địa điểm nghiên cứu .......................39
T
6

T
6

Hình 3.8. Hai loại lá (gai và không gai) trên cùng một cây Ô rô tím .......................40
T
6

T

6

Hình 3.9. Cành Ô rô lá không gai trên cây Ô rô lá có gai .........................................40
T
6

T
6

Hình 3.10. Biểu đồ so sánh diện tích lá Ô rô lá có gai và không gai ở ba địa
T
6

điểm ..........................................................................................................42
6T

Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu phiến lá (A) và gân lá (B) Ô rô tím ............................44
T
6

T
6


ix

Hình 3.12. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá có gai ở địa điểm 1 (x100) ....................45
T
6


T
6

Hình 3.13. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá không gai ở địa điểm 1 (x100) ..............45
T
6

T
6

Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá có gai ở địa điểm 2 (x100) ....................46
T
6

T
6

Hình 3.15. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá không gai ở địa điểm 2 (x100) ..............46
T
6

T
6

Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá có gai ở địa điểm 3 (x100) ....................47
T
6

T
6


Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu dạng Ô rô lá không gai ở địa điểm 3 (x100) ..............47
T
6

T
6

Hình 3.18.Biểu đồ so sánh độ dày tầng cuticun của hai dạng lá Ô rô tím ................49
T
6

T
6

Hình 3.19. Biểu đồ so sánh độ dày mô giậu của hai dạng lá Ô rô ở 3 địa điểm .......49
T
6

T
6

Hình 3.20. Khí khổng mặt dưới lá của dạng Ô rô lá có gai (A) và dạng Ô rô lá
T
6

không gai (B) ............................................................................................51
6T

Hình 3.21. Biểu đồ so sánh số lượng khí khổng của hai dạng lá Ô rô ở ba địa

T
6

điểm ..........................................................................................................52
6T

Hình 3.22. Tuyến tiết muối mặt trên lá của dạng Ô rô tím lá có gai (A) và Ô rô
T
6

tím lá không gai (B) .................................................................................53
T
6

Hình 3.23. Tuyến tiết muối của Ô rô tím (Acanthus ilifolius L.) ..............................53
T
6

T
6

Hình 3.24. Sự khác biệt về kích thước tuyến tiết muối ở mặt trên và mặt dưới lá
T
6

Ô rô tại địa điểm 1 (A) và tinh thể muối trên mặt lá (B)..........................54
T
6

Hình 3.25. Biểu đồ so sánh số lượng bì khổng trên lóng thân hai dạng Ô rô tím.....55

T
6

T
6

Hình 3.26. Cấu tạo giải phẫu thân non Ô rô tím .......................................................56
T
6

T
6

Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu thân non Ô rô tím lá có gai ở địa điểm 2 ...................57
T
6

T
6

Hình 3.28. Cấu tạo giải phẫu thân non Ô rô tím lá không gai ở địa điểm 2 .............57
T
6

T
6

Hình 3.29. Hệ thống rễ dinh dưỡng (A) và rễ chống (B) của cây Ô rô tím ..............58
T
6


T
6

Hình 3.30. Cấu tạo giải phẫu rễ Ô rô tím ..................................................................59
T
6

T
6

Hình 3.31. Cấu tạo giải phẫu rễ dạng Ô rô tím lá có gai ở địa điểm 2 .....................60
T
6

T
6

Hình 3.32. Cấu tạo giải phẫu rễ dạng Ô rô tím lá không gai ở địa điểm 2 ...............60
T
6

T
6


x

Hình 3.33. Cụm hoa Ô rô tím lá có gai (A) và lá không gai (B) ..............................61
T

6

T
6

Hình 3.34. Hoa bổ dọc và nhị của Ô rô lá có gai (A) và Ô rô lá không gai (B) .......62
T
6

T
6

Hình 3.35. Cụm hoa Ô rô tím (A) và sự thụ phấn nhờ côn trùng ở Ô rô tím (B) .....62
T
6

T
6

Hình 3.36. Các giai đoạn phát triển tạo quả Ô rô tím ...............................................63
T
6

T
6

Hình 3.37. Quả và hạt của Ô rô tím ..........................................................................64
T
6


T
6

Hình 3.38. Cây con có hai lá đầu tiên có gai từ những hạt của cây Ô rô tím lá
T
6

không gai ..................................................................................................65
6T

Hình 3.39. Các giai đoạn hình thành và phát triển của cây con Ô rô tím .................66
T
6

T
6

Hình 3.40. Tái sinh bằng chồi ở Ô rô tím .................................................................67
T
6

T
6

Hình 3.41. Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của hai mẫu Ô rô
T
6

tím .............................................................................................................68
6T


Hình 3.42. Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của hai mẫu Ô rô tím.............69
T
6

T
6

Hình 3.43. Kết quả hoạt tính kháng Escherichia coli của của hai mẫu Ô rô tím......69
T
6

T
6

Hình 3.44. Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của hai mẫu Ô rô
T
6

tím .............................................................................................................69
6T

Hình 3.45. Biểu đồ so sánh hoạt tính kháng khuẩn của hai mẫu cao thử .................70
T
6

T
6

Hình 3.46. Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan Hepa G2 .........................72

T
6

T
6

Hình 3.47. Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư cổ tử cung Hela .....................72
T
6

T
6

Hình 3.48. Biểu đồ so sánh hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết so
T
6

với mẫu đối chứng CPT ...........................................................................72
T
6


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (mangrove) là một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường
biển và đất liền, đặc trưng ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hệ
sinh thái rừng ngập mặn cũng như các hệ sinh thái khác luôn luôn chịu tác động của
các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, thuỷ triều, dòng chảy, thể nền và đặc

biệt là độ mặn.
Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) là một trong
những loài thực vật chính thức của rừng ngập mặn, sống ở ven các sông rạch có độ
mặn thấp đến trung bình, gặp ở khắp vùng rừng ngập mặn ven biển. Loài Ô rô tím
là một loại cây thuốc có giá trị sử dụng cao. Trên thế giới đã có một số công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trên lá Ô rô tím. Còn ở
nước ta, theo kinh nghiệm dân gian thì cây Ô rô tím đã được sử dụng làm thuốc trị
thấp khớp, viêm gan, bệnh hạch bạch huyết, đau dạ dày và u ác tính [4].
Hiện nay, bệnh ung thư đã trở thành một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng,
không loại trừ một ai trong xã hội. Việc nghiên cứu tìm ra các loài cây có khả năng
điều trị căn bệnh ung thư, cũng như ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư
làm tăng thời gian sống cho bệnh nhân luôn được các nhà khoa học thế giới và
trong nước quan tâm nghiên cứu.
Như vậy, có thể thấy rằng loài Ô rô tím là một loài thảo dược quan trọng,
nhưng tiềm năng của vẫn chưa được khám pháhết, bởi việc nghiên cứu loài này ở
nước ta vẫn chưa được quan tâm. Cho đến nay, có rất ít công trình khoa học công
bố về khả năng kháng khuẩn và khả năng phòng ngừa ung thư ở người của loài cây
thân thảo này.
Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học,
sinh thái của loài Ô rô tím (AcanthusilicifoliusL.) tại Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm về hình thái - giải phẫu, hoạt tính kháng khuẩnvà
kháng ung thư của loài Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.) tại Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ.


3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái (độ mặn, pH, ánh sáng,
độ ngập triều, thể nền) đến loài Ô rô tím(Acanthus ilicifoliusL.)
- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu và sự sai khác cơ quan sinh dưỡng và
cơ quan sinh sản của hai dạngÔ rô tím (Acanthus ilicifolius L.).
- Thử hoạt tính kháng khuẩnvà kháng ung thư của loài Ô rô tím (Acanthus
ilicifolius L.)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về đặc điểm sinh học,
sinh thái của loài Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.)tại Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ.. Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thêm dữ liệu về thực vật ngập
mặn nói chung và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Ô rô tím ở Cần Giờ nói
riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ là căn cứ khoa học nhằm phục vụ cho các ngành khoa
học ứng dụng (y học): sử dụng làm thuốc chữa bệnh.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (còn gọi là Rừng Sác) là một quần xã gồm các
loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ
rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông,Vàm Cỏ Tây. Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận
đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo điển
hình của vùng ngập mặn.

1.1.1. Vị trí địa lí
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có hơn
20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của
các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
Cần Giờ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 70km:
• Giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai),
huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
về phía Đông và Đông Bắc.
• Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò
Công Đông (tỉnh Tiền Giang) về phía Tây.
• Giáp với huyện Nhà Bè(Tp.HCM) về phía Tây Bắc, giáp với Biển Đông về
phía Nam.
1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
1.1.2.1. Địahình
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình
thành các lòng chảo cao từ -0,5m đến +0,5m. Đất đai Cần Giờ được chia thành 5
dạng:
• Đất ngập triều 1 lần trong ngày
• Đất ngập triều 2 lần trong ngày


4

• Đất ngập triều vài lần trong tháng
• Đất ngập cuối năm
• Đất cao rất ít ngập triều.
1.1.2.2. Thổ nhưỡng
Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn, được cấu tạo
bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Vùng

ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện.
Huyện Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới, do hệ thống phù sa của của
sông Sài Gòn – Đồng Nai mang đến và lắng đọng và tạo thành nền đất.Có 5 loại đất
cơ bản:
 Đất mặn
 Đất mặn phèn ít
 Đất mặn phèn nhiều
 Đất cát mịn có pha ít bùn ven biển
 Đất phèn tiềm tàng.
Do các dạng thể đất khác nhau nên độ ngập triều, độ mặn, độ phèn, tính chất
lý - hóa cũng khác nhau, cho nên sự phân bố của hệ động vật, thực vật cũng theo
những quy luật sinh thái chặt chẽ. Độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi
triều kém [14].
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm, chịu sự chi phối của
T
1

quy luật gió mùa cận xích đạo: có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây
Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc).
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, nhiệt độ trung bình 25,80C (trung bình
T
1

P

P

khoảng 250C đến 290C), cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C.

P

P

P

P

P

P

Biên độ dao động trong ngày 50C – 7 0C.
T
1

P

P

P

P

Thời điểm có nhiệt độ cao nhất: tháng 3 – 5.
T
1

Thời điểm có nhiệt độ thấp nhất: tháng 12 – 1.
T

1

P

P


5

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402mm (thấp nhất trong khu
T
1

vực thành phố Hồ Chí Minh), trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng
100mm, tháng nhiều nhất 240mm.
1.1.4. Thủy văn
1.1.4.1. Mạng lưới sông rạch
Mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen vào nhau. Nguồn nước ngọt từ sông
đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến
chính là Lòng Tàu và Soài Rạp, bên cạnh đó còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các
phụ lưu của nó. Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại hai cửa
sông chính hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Sông Lòng Tàu là
đường giao thông thủy chính chi phối hầu hết các chế độ dòng chảy của các kênh
rạch khác[14].
1.1.4.2. Chế độ thủy triều
Hệ thống sông rạch huyện Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều
không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong một ngày). Biên độ triều
trung bình khoảng 2m và khi triều cường cao khoảng 4m. Biên độ triều có xu hướng
giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc.
Theo quan sát, hai đỉnh triều cường bằng nhau, nhưng hai chân triều lệch

nhau. Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, 11 và thấp nhất
vào tháng 4, 5.Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và 15, 16, 17, 18 trong
tháng, mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều
cường.Các ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 6, 7, 8, 9 và 23, 24, 25,
26[14].

1.2. Tổng quan nghiên cứu về loài Ô rô tím (Acanthus ilicifolius L.)
1.2.1. Trên thế giới
Acanthus ilicifolius đã được William Dymock (1893) nghiên cứu và trình
bàymột số nội dung khái quát về lịch sử tên gọi, về một số đặc điểm hình thái cũng
như hợp chất hóa học trong tác phẩm “Pharmacographia Indica, tập 3” của
mình[48].


6

Xie và cộng sự (2005) đã mô tả chi tiết loài Ô rô tím trong “Pharmacognostic
studies on mangrove Acanthus ilicifolius” như là một loại cây bụi nhỏ hoặc loại
thảo dược, cao tới 1,5m, tốc độ tăng trưởng rất dày đặc. Rễ cạn. Lá đơn, cuống lá
ngắn, phẳng, nhẵn. Hoa lưỡng tính, thường đối xứng hai bên, không cuống, bầu
dưới. Quả màu xanh 1cm và dài 2,5–2,0cm, hạt dài 0,5–1,0cm [49].
K. Kathiresan and N. Rajendranthuộc Trung tâm nghiên cứu cao cấp sinh học
biển, đại học Annamalai (Ấn Độ) cũng đã nghiên cứu và mô tả loài Acanthus
ilicifolius L.trong công trình “Mangroves” [30].
Acanthus ilicifoliusL. xuất hiện ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi, từ
Malaya đến Polynesia. Nó thường mọc trên các bờ sông hoặc khu vực đầm lầy thấp
trong rừng ngập mặn và vùng phụ cận của nó [52].
Hema Joshi and M. Ghose (2003) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và
độ pH lên sự phân bố của các loài thực vật rừng ngập mặn Sundarbans
(Bangladesh) đã kết luận rằng các loài thực vật rừng ngập mặn khác nhau có sự

phân bố khác nhau theo độ mặn và độ pH của đất. Trong đó, loài Acanthus
ilicifolius có biên độ sinh thái rộng, không nhạy cảm với sự thay đổi của các nồng
độ này [23].
Cùng địa điểm nghiên cứu trên, trong công trình nghiên cứu “Undergrowth
species diversity of Sundarban mangrove forest” của mình, S. Harun Rashid và
cộng sự (2008) cũng đã khẳng định loài Acanthus ilicifoliusL. được tìm thấy ở hầu
hết các khu vực khác nhau của rừng ngập mặn [38]. Trong khi đó, Wells A.G. và
cộng sự (1986) lại cho rằng Acanthus ilicifolius phát triển mạnh và phổ biến trong
đất có độ mặn cao[46].
Xét về đặc điểm hình thái và giải phẫu, Baker (1986) đã nghiên cứu và trình
bày những đặc điểm sai khác về kích thước và màu sắc hoa để phân biệt hai loài
Acanthus ilicifoliusvà Acanthus ebracteatus ở Malesia, Australia and New Guinea.
Theo đó, tác giả cho biết ở Malesia, nhìn bên ngoài thì hoa của Acanthus ilicifolius
lớn hơn rõ rệt hoa của Acanthus ebracteatus[18].Duke (2006) đã nghiên cứu và
khẳng định rằng loài Acanthus ilicifolius phân biệt với loài Acanthus ebracteatus về


7

tính trạng màu sắc hoa. Hoa củaAcanthus ilicifolius có màu tím nhạt hoa cà, lớn hơn
(3,5cm -4cm) và quả lớn hơn (2,5cm - 3cm) so với Acanthus ebracteatus [20].
Để nhận diện và phân biệt chính xác hai loài Acanthus ilicifolius và Acanthus
ebracteatus có thể gặp một vài khó khăn. Theo Wightman (2006) thì Acanthus
ilicifolius có lá gai và thân cây có gai nhọn còn Acanthus ebracteatus có lá không
có gai và thân cây không có gai. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng Acanthus
ilicifoliuscũng có thể sở hữu lá không gai, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mặt
trời thấp hoặc tăng trưởng mạnh mẽ. Còn Acanthus ebracteatusđôi khi có thể có
gai, lá có răng [47].
Nghiên cứu sâu hơn về sự khác biệt hình thái lá, Duke (2011) cho rằng có sự
khác biệt đáng kể ở dạng lá và sự hiện diện của các gai ở loài Acanthus ilicifolius.

Theo đó, lá có gai là kết quả của việc gia tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của
câyAcanthus ilicifolius[21].
Trong khi đó, Tomlinson (1986) phân tích rằng các dạng biến thể khác nhau ở
lá của loài Acanthus ilicifolius không đơn giản chỉ do ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng mặt trời. Thay vào đó, Tomlinson cho là lá không có gai dường như là một
tính trạng của cây lúc còn non. Và chúng sẽ xuất hiện trở lại trên lá khi có sự nở
hoa. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra nhiều nguyên nhân khác làm xuất hiện lá có gai,
có thể là do stress nước hoặc liên quan tới độ mặn và cường độ chiếu sáng [43].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài
Acanthus ilicifolius, thế giới cũng đã thừa nhận kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học khác nhau khi tìm hiểu về đặc điểm sinh học của Acanthus ilicifolius.
Trong kết quả nghiên cứu của Kathiresan và Ramanathan (1997),
Ramanathan (2000) và Singh và cộng sự (2009), Acanthus ilicifoliusđược đề cập tới
như là một cây thuốc dân gian được sử dụng chống lại bệnh thấp khớp, đau dây thần
kinh tê liệt, hen suyễn và rắn cắn [29],[37],[40].
Ở Ấn Độ, tại Ayurveda, loài này còn được gọi là Sahachara. Nó được dùng
như một loại thuốc bổ, làm hưng phâ�n thần kinh, thuốc long đờm và làm chất kích
thích. Còn tại Goa, lá chứa nhiều chất nhầy được sử dụng như là một chất làm mềm


8

trong bệnh thấp khớp và đau dây thần kinh. Ở Thái Lan, nước chiết xuất từ vỏ cây
được sử dụng để điều trị cảm lạnh và viêm da, trà ủ từ lá làm giảm đau và thanh lọc
máu (Mastaller, 1997) [31].Tại Malaysia, nó được sử dụng để điều trị nhọt, bệnh
thấp khớp, vết rắn cắn và ngộ độc mũi tên và được dùng như một loại thuốc giúp
mọc tóc ở Papua New Guinea. [47].
Các dịch chiết khác nhau từ Acanthus ilicifolius được báo cáo là có khả năng
chống ung thư, làm giảm khối u, giúp chống lại sự ôxy hóa cũng như là bảo vệ gen
(năm 2001, 2002). Theo kết quả nghiên cứu của P. Thirunavukkarasu và cộng sự

công bố năm 2011 cho thấy dịch chiết xuất từ lá của loài Acanthus ilicifolius có khả
năng ngăn cản sự ôxy hóa [42].
Không chỉ có khả năng kháng khuẩn, mà theo kết quả nghiên cứu của một
nhóm các nhà khoa học ở Ấn Độ vào năm 2012 cho thấy dịch chiết từ lá của
Acanthus ilicifolius L. cũng có khả năng kháng nấmAspergillus fumigatus[28].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Thirunavukkarasu và cộng sự vào năm
2011 thì các dịch chiết từ lá của Acanthus ilicifolius đều có khả năng ức chế các tác
nhân gây bệnh như nấm và vi khuẩn. Trong đó, cao khô từ lá Acanthus ilicifolius ức
chế mạnh đối với vi khuẩn tả và Aspergillus niger, còn cao nước thì ức chế
Psuedomonas sp. và Candida albicans[42].
Vào năm 2001, Wahidulla và Bhattacharjee đã xác định trong vỏ của Acanthus
illicifolius có chứa (2R)-2-b-D-glucopyranosyloxy-2H-1,4-benzoxazine-3(4H)-one
(GHBOA,

blepharin)



(2R)-2-b-D-glucopyranosyloxy-4-hydroxy-1,4-

benzoxazine
-3-one (GDIBOA) [45].
Theo kết quả nghiên cứu của S. Ganesh và J. Jannet Vennila (2011), dịch chiết
xuất từ lá của Acanthus ilicifolius có sự hiện diện của protein, resin, steroids,
tannins,

glycosides,

carbohydrates


saponins,

sterols,

terpenoids,

phenol,

cardioglycosides and catachol. Tuy nhiên, các hợp chất có tính axit thì không có
trong dịch chiết này[22].


9

Gần đây nhất, vào cuối năm 2013, ba nhà khoa học Muhamad Firdaus, Asep
Awaludin Prihanto, Rahmi Nurdiani thuộc trường Đại học Brawijaya của Indonesia
khi nghiên cứu về loài Acanthusilicifoliusđã thu được kết quả: hoa của loài này
chứa alkaloid, terpenoid và các hợp chất của phenol, có khả năng gây độc cao (LC 50
R

R

= 22 mg/ml), giết ấu trùng Artemia salina[33].
Năm 2007, Nurmawati đã tiến hành kiểm tra hoạt tính của dịch chiết từ loài
Acanthus ilicifolius L. về khả năng chống lại sự tăng trưởng của 7 dòng tế bào ung
thư là HeLa, CEM-SS, CaCO-2, Hep-G-2, CaOV-3, MDA-MB-231 và MCF-7.
Kết quả cho thấy dịch chiết với dung môi là nước cất có hoạt tính mạnh nhất trên
dòng tế bào ung thư HeLa (EC 50 101 ± 15 mg/ml) [34].
R


R

Năm 2007, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc Đại học
Jadavpur, Malaysia đã tiến hành điều tra về cơ chế ngăn ngừa ung thư của loài
Acanthus ilicifolius trong cơ thể chuột. Kết quả cho thấy, dịch chiết xuất từ lá trong
dung môi nước của loài này có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn chặn sự biến đổi
DNA trong tế bào gan và đột biến nhiễm sắc thể ở cơ thể chuột mang khối u [44].
Theo nghiên cứu của S. Bose và Arti Bose trong đề tài “Antimicrobial
Activity of Acanthus ilicifolius (L.)”, dịch chiết xuất từ lá và rễ của Acanthus
ilicifolius (L.) ức chế hoạt động mạnh mẽ của các nhiều chủng vi khuẩn khác nhau,
bao gồm Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Aspergillus
fumigatus và Aspergillus niger, và ức chế trung bình đối với Pseudomonas
aeruginosa và Proteus vulgaris[19].
Năm 2011, trong nghiên cứu về loài Acanthus ilicifolius ở rừng ngập mặn
Karwar - miền Tây Ấn Độ, Khajure và Rathod đã tiến hành thử nghiệm thành công
khả năng kháng ung thư trên dòng tế bào Hela và KB từ loài này bằng các dịch chiết
khác nhau trong các dung môin-hexan, chloroform và methanol [27].
Các hoạt động chống loét của chiết xuất methanol từ lá của Acanthus
ilicifolius (MEAI) đã được Nizamuddin B.S. (2011) nghiên cứu trong cơ chế co thắt
môn vị do ethanol gây ra ở chuột Wistar bạch tạng. MEAI với liều lượng 100 200mg/kg trọng lượng cơ thể sản xuất ức chế đáng kể các tổn thương dạ dày gây ra


10

bởi môn vị thắt và viêm loét dạ dày do rượu ethanol gây ra. Điều này cho thấy chiết
xuất methanol từ lá Acanthus ilicifolius có đặc tính chữa bệnh loét [34].


11


1.2.2. Ở Việt Nam
Phạm Hoàng Hộ (1993), trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” và được tái bản
năm 2000 đã mô tả loài Acanthus ilicifolius L. còn được gọi là ô rô to, tiểu mộc cao
1-3m, có khi trườn, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, bìa có
răng cứng nhọn. Gié ở chót nhánh, hoa 4 hàng, lá hoa xoan, tiền diệp dài 6 – 8mm,
chót có gai, lá đài giống tiền diệp, 2 dính nhau, có môi tím hay lam, dài đến 3,2 cm,
tiểu ngụy 4, nang dài đến 3cm, hột 4, dẹp. Hiếm, dựa rạch, rừng sác. Lá có chứa
nhiều mulilage, trị suyễn, giúp ho, bổ thần kinh, trị tê thấp, rễ trị đau gan [6].
Trong công trình “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam” của Thái
Văn Trừng (1998), tác giả cũng đã trình bày về dạng sống và điều kiện sống của cây
Ô rô Acanthus ilicifolius L. Theo đó, loài Ô rô này có dạng cây bụi, sống ở vùng
thấp, trung bình, mặn, lợ, bùn cát [12].
Hoàng Thị Sản (2006) cũng đã giới thiệu một số đặc điểm của Ô rô Acanthus
ilicifolius L. trong công trình “Phân loại học thực vật” của mình. Trong đó, Ô rô
được mô tả có lá cứng dài, mép lượn sóng, có gai nhọn, lá kèm biến thành gai và
hoa màu tím nhạt. Cây thường mọc ở ven rừng ngập mặn. Lá và rễ Ô rô chứa một ít
tanin, ở một số nơi dùng để ăn trầu và chữa bệnh đường ruột [10].
Loài Ô rô Acanthus ilicifolius L. cũng được đề cập trong công trình “Tên cây
rừng Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hành. Công trình
này đã thống kê danh sách các thực vật rừng ở Việt Nam với hơn 3000 loài khác
nhau, trong đó cây Ô rô tím được nhắc tới là cây bụi sống ở vùng ven biển (từ
Quảng Ninh vào Tp. Hồ Chí Minh đến Cà Mau) và có công dụng dùng làm thuốc
[1].
Trong “Từ điển thực vật thông dụng” của Võ Văn Chi được xuất bản năm
2003, tác giả đã giới thiệu họ Ô rô (Acanthaceae) gồm khoảng 20 loài, ở nước ta có
4 loài. Trong đó, loài Acanthus ilicifolius L. đượcmô tả về hình thái, sinh thái, phân
bố cũng như giá trị làm thuốc[3].Đặc biệt, trong công trình “Cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam (tập II)”, Đỗ Huy Bích và cộng sự đã mô tả chi tiết và cụ thể
loài Acanthus ilicifolius L. trên các lĩnh vực sau: hình thái, phân bố sinh thái, các bộ



12

phận được con người sử dụng làm thuốc, thành phần hóa học và các bài thuốc dân
gian từ cây Ô rô [2].
Phan Nguyên Hồng (1991) trong công trình “Rừng ngập mặn Việt Nam” đã
xếp loài Ô rô vào nhóm chịu độ mặn tương đối thấp (7 -20‰), thuộc loại có biên độ
muối rộng [8].Xét về sự phân bố của loài Ô rô Acanthus ilicifolius L. trong rừng
ngập mặn thì tại Việt Nam chỉ có công trình nghiên cứu “Thành phần loài thực vật
bậc cao có mạch ở rừng ngập mặn Cần Giờ” của Phạm Văn Ngọt, Viên Ngọc Nam
và Phan Nguyên Hồng. Trong đó, các tác giả chỉ ra rằng: theo độ mặn của nước thì
có 3 nhóm thực vật, cây Ô rô là loài sống ở vùng nước mặn (độ mặn nước 18 40‰), đất sét chặt, ngập triều >2m [7].
Năm 2005, Đỗ Thị Thảo, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Văn Hùng, Đỗ Khắc
Hiếu công bố kết quả nghiên cứu về hoạt tính phòng ngừa ung thư in vitro của cây ô
rô nước (Acanthus ilicifolius L.) trên Tạp chí Sinh học. Kết quả nghiên cứu cây Ô rô
nước cho thấy hai phân đoạn R 2 và R 7 của cây ô rô nước có chỉ số CD tương ứng là
R

R

R

R

1,29µg/ml và 0,78µg/ml. Mặt khác, chất phòng ngừa ung thư phải không độc. Chỉ
số độc tế bào IC 50 được viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ đưa ra là chỉ số đo bằng
R

R


lượng chất thử khi thêm vào để ức chế 50% sự phát triển của tế bào ung thư so với
chất chuẩn. Chỉ số IC 50 >20µg/ml được xem là chất không có độc. Chỉ số IC 50 của
R

R

R

R

R 2 và R 7 đều lớn hơn 20µg/ml. Như vậy, cây Ô rô nước có chứa hoạt chất có khả
R

R

R

R

năng dùng để phòng ngừa bệnh ung thư [11].
Từ những thông tin tóm lược trên cho thấy, loài Acanthus ilicifolius L.là đối
tượng đã được con người chú ý đến và sử dụng từ lâu, nhưng phải cho tới những
năm gần đây, khi mà trình độ khoa học và y học phát triển thì cơ sở khoa học trong
việc nghiên cứu và ứng dụng loài cây này mới dần dần được hé mở bởi nhiều công
trình của các tác giả khác nhau trên thế giới. Nhìn một cách khách quan, các tài liệu

Việt Nam đề cập đến Ô rôtím Acanthus ilicifolius L.mang tính chất liệt kê, sơ bộ mà
chưa đi sâu cụ thể vào đối tượng. Mặt khác đa phần tài liệu được xây dựng trên cơ



13

sở biên tập lại những tài liệu đã có từ trước và dịch từ nguồn tài liệu nước ngoài nên
dẫn đến có nhiều sai sót vàthiếu thông tin cập nhật.


14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Ôrô tímvới 2 dạng: lá có gai và lá không có gai.
-

Tên khoa học: Acanthus ilicifolius L.

-

Tên khác:Ô rô nước, Ô rô to, Ô rô gai, Lão thử cân.

-

Tên tiếng Anh: Holly Mangrove, Spiny Holly mangrove, Sea Holly [53].

-

Các tên khoa học đồng nghĩa:Dilivaria ilicifolia (L.) Pers. [53], Dilivaria
ilicifolia (L.) Juss. [18], Acanthus volubilis Wallich, Acanthus doloarius
Blanco, Acanthus ilicifolius var. subinteger Nees.
 Vị trí phân loại

Loài (Species)

:

Ô rô tím(Acanthus ilicifolius Linnaeus, 1753)

Chi (Genus)

:

Acanthus

Phân họ (Subfamily) :

Acanthoideae

Họ (Family)

Ô rô (Acanthaceae)

Bộ (Ordo)

:
:

Hoa môi (Lamiales)

Liên bộ (Superordo) :

Hoa môi (Lamianae)


Phân lớp (Subclass) :

Cúc (Asteridae)

Lớp (Class)

:

Mộc lan (Magnoliopsida)

Ngành (Phylum)

:

Mộc lan (Magnoliophyta)

Giới (Kingdom) :

Thực vật (Plantae)

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2013 - 8/2013, gồm 8 lần đi thực địa (mỗi
tháng 1 lần, bắt đầu từ 01/2013).
Để theo dõi sự phát triển của lá cây Ô rô con, từ tháng 05/2013 đến 08/2013,
chúng tôi tiến hành đi thực địa 15 ngày một lần, chia thành 5 đợt:


15


− Đợt 1: 25/05/2013

- Đợt 2: 10/06/2013

− Đợt 3: 27/06/2013

- Đợt 4: 15/07/2013

− Đợt 5: 02/08/2013
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thu mẫu ở ba sinh cảnh khác nhau của Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ T
0

T
0

Tp. Hồ Chí Minh:
 Địa điểm 1: Đầu xã An Thới Đông
 Địa điểm 2: Cuối An Thới Đông
 Địa điểm 3: Xã Long Hòa
0T

N
W

E
S

Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

1. Địa điểm 1 (Đầu xã An Thới Đông)
2. Địa điểm 2 (Cuối xã An Thới Đông)
3. Địa điểm 3 (Xã Long Hòa)


×