Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Nhật Tiến

PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH
TIỀN GIANG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Nhật Tiến

PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH
TIỀN GIANG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐẶNG VĂN PHAN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan luận văn “Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền
Giang: hiện trạng và giải pháp” là đề tài do cá nhân tác giả hoàn toàn thực
hiện và chưa từng được bảo vệ cho bất kì học vị nào. Các đoạn trích dẫn, các
bảng biểu, số liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn rõ ràng có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Nguyễn Trần Nhật Tiến


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Địa lí, cán bộ
phòng Sau đại học - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu nhất trong suốt thời gian em theo học
chương trình đào tạo thạc sĩ Địa lí học.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đặng Văn Phan đã cung
cấp những kiến thức bổ ích và hướng dẫn cho em nghiên cứu đề tài cũng như
tìm kiếm các thông tin – dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn. Xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Xin cảm ơn mẹ, người đã gợi mở ý tưởng đề tài để em thực hiện.
Xin cảm ơn cô Lê Thị Yến (Trưởng phòng Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), anh Lương Ngọc Trung Lập (Trưởng phòng Nghiên cứu
thị trường, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), chị Đường Thị Như Ý
(Chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư) cùng với các anh chị chuyên viên khác ở
các đơn vị, cơ quan Ban ngành tỉnh Tiền Giang đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá
trình tìm hiểu và thu thập thông tin – dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình yêu quý và các bạn thân lớp cao học khóa
23 đã sát cánh động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa lí học.
Nguyễn Trần Nhật Tiến



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ........................................................ 2
2.1. Mục tiêu...................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 3
2.3. Giới hạn ...................................................................................................... 3
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài............................................................................ 3
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5
4.1. Những quan điểm ....................................................................................... 5
4.2. Các phương pháp nghiên cứu..................................................................... 6
5. Những đóng góp chính của luận văn................................................................. 8
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 8


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH CÂY
ĂN QUẢ ............................................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 9
1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..... 11
1.1.3. Vai trò của cây ăn quả chủ lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ... 13
1.1.4. Tiêu chí xác định cây ăn quả chủ lực .................................................... 14

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây ăn quả ......... 18
1.1.6. Phân loại cây ăn quả.............................................................................. 22
1.1.7. Đặc trưng của cây ăn quả ...................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 24
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam ......................... 24
1.2.2. Khái quát tình hình phát triển cây ăn quả ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long......................................................................................................... 29
Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CÂY ĂN QUẢ CHỦ
LỰC TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................... 36
2.1. Tổng quan về ngành cây ăn quả tỉnh Tiền Giang ........................................ 36
2.1.1. Khái quát về tỉnh Tiền Giang ................................................................ 36
2.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Tiền Giang................................................................................................ 37
2.1.3. Xác định các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang .......................... 40
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây ăn quả
chủ lực tỉnh Tiền Giang................................................................................... 41


2.1.5. Đặc điểm sinh thái các loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang .......... 48
2.2. Hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ..................... 51
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu về diện tích ........................................................... 51
2.2.2. Sản lượng và năng suất các cây ăn quả chủ lực .................................... 55
2.2.3. Hệ thống canh tác và quy mô sản xuất.................................................. 58
2.2.4. Công tác thu hoạch, chế biến và quản lí chất lượng ............................. 59
2.2.5. Về triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP ....................... 61
2.2.6. Thị trường tiêu thụ trái cây ................................................................... 62
2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ...... 64
2.3.1. Khả năng thích nghi đất đai đối với sản xuất cây ăn quả ..................... 64
2.3.2. Hiệu quả sản xuất các cây ăn quả chủ lực............................................. 65
2.3.3. Sức cạnh tranh của các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang với

các địa phương khác ........................................................................................ 69
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030 .......................................................................................................... 72
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp ................................. 72
3.2. Định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 ..................................................................................................................... 72
3.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 72
3.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 73
3.2.3. Định hướng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ........... 75


3.3. Giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ............................ 85
3.3.1. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào phát triển và quản lí
giống cây ăn quả.............................................................................................. 85
3.3.2. Giải pháp về thực hiện tốt các chương trình khuyến nông kết hợp
với nâng cao kĩ thuật canh tác cây ăn quả của nhà vườn ................................ 85
3.3.3. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất và tiếp tục triển khai
chương trình phát triển kinh tế ngành cây ăn quả ........................................... 86
3.3.4. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch và chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm đối với các sản phẩm cây ăn quả ........................................... 89
3.3.5. Giải pháp về các dự án, chính sách phát triển....................................... 90
3.3.6. Phát triển các loại hình doanh nghiệp và thị trường nông thôn ............ 92
3.3.7. Giải pháp về hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan ................... 93
3.3.8. Giải pháp về nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm cây ăn
quả chủ lực ...................................................................................................... 94
3.3.9. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ................................ 96
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 97
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 GAP:

Good agricultural practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)

 EU:

Liên minh Châu Âu

 HTX:

Hợp tác xã

 THT:

Tổ hợp tác

 TP:

Thành phố


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và giá trị sản xuất cây ăn quả Việt Nam giai đoạn 1995
– 2010 .................................................................................................. 25
Bảng 1.2. Phân bố vùng sinh thái trồng cây ăn quả của Việt Nam giai đoạn
2000 – 2012 ........................................................................................ 27
Bảng 1.3. Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả ở Việt Nam .......................... 28

Bảng 1.4. Sản lượng một số cây ăn quả ở Việt Nam .......................................... 29
Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số các đơn vị hành chính cấp
huyện tỉnh Tiền Giang năm 2013 ....................................................... 36
Bảng 2.2. Tiêu chí chọn các sản phẩm cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang ...... 40
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu trái cây tỉnh Tiền Giang................................... 63
Bảng 2.4. Giá trị và sản lượng trái cây đóng hộp tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2006 – 2010 ......................................................................................... 63
Bảng 2.5. Bảng thích nghi đất đai một số cây ăn quả tỉnh Tiền Giang ............. 64
Bảng 2.6. Giá cả thị trường một số cây ăn quả ở Tiền Giang những tháng
đầu năm 2014 ..................................................................................... 68
Bảng 3.1. Phân vùng thích nghi cây ăn quả tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ..... 77


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu diện tích cây ăn quả Việt Nam năm 2012 ......................... 26
Biểu đồ 1.2. Sản lượng một số cây ăn quả Việt Nam năm 2012 ....................... 27
Biểu đồ 1.3. Diện tích cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2001 – 2012 ........................................................................... 31
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu diện tích các cây ăn quả vùng Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2012 .............................................................................. 32
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các nhóm đất tỉnh Tiền Giang năm 2010 ........................... 42
Biểu đồ 2.2. Diện tích cây ăn quả Tiền Giang phân theo huyện ........................ 52
Biểu đồ 2.3. Diện tích các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ................................ 54
Biểu đồ 2.4. Diện tích thu hoạch các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ................ 55
Biểu đồ 2.5. Sản lượng cây ăn quả chủ lực Tiền Giang...................................... 57
Biểu đồ 2.6. Năng suất trồng các cây ăn quả chủ lực Tiền Giang ...................... 58


DANH MỤC BẢN ĐỒ


 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ................................................................ 34
 Lược đồ phân vùng nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 .................................................................................... 80
 Bản đồ quy hoạch Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020 ........................................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây ăn quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống con người. Nó
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được dùng làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp thực phẩm như chế biến rượu, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp... đem lại
giá trị lợi nhuận rất lớn. Theo dự báo của Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO),
nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thị trường toàn cầu hàng năm tăng khoảng 3,6%,
trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường trên
toàn cầu phải đối với mặt hàng trái cây luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ
tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển thì nhu
cầu nhập khẩu sản phẩm cây ăn quả lại càng lớn, đời sống càng được nâng cao
thì nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây tươi càng nhiều. Có thể khẳng định thị
trường trên thế giới đối với việc phát triển cây ăn quả là rất có triển vọng.
Phát huy lợi thế của một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam đã hình
thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến
và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây
ăn quả lớn nhất, chiếm hơn 1/3 diện tích cả nước. Nằm trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long nổi tiếng cả nước là vựa lúa lớn nhất và những vườn cây ăn quả
bạt ngàn, Tiền Giang là tỉnh hội tụ đủ cả hai thế mạnh này. Là tỉnh có nhiều tiềm
năng phát triển nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng, Tiền Giang có điều

kiện tự nhiên khá thuận lợi, các nhà vườn có truyền thống và kinh nghiệm sản
xuất lâu đời, thêm vào đó chủng loại cây ăn quả khá đa dạng và phong phú. Hiện
nay, mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh Tiền Giang được nâng lên theo hướng
chuyên canh, chất lượng cao, người trồng cây ăn quả ở địa phương đa phần đều
có cuộc sống khá giả. Với diện tích trồng cây ăn quả lên đến 67.322 ha (năm


2
2012), Tiền Giang đứng đầu về diện tích trồng cây ăn quả so với toàn quốc và có
các cây ăn quả chủ lực như: vú sữa, khóm, thanh long, sơ-ri...
Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng ngành cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang
hiện đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong quá trình phát triển như: Thị
trường bất ổn định (giá cả bấp bênh, người nông dân thường được mùa thì rớt
giá...); Nhiều nguyên liệu sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật)... Phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng, nhưng sản phẩm cây ăn quả Việt Nam nói chung và của Tiền
Giang nói riêng có sức cạnh tranh thấp về giá cả, năng suất và chất lượng. Tỉnh
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, chưa phát huy hết thế mạnh và
người nông dân chưa thu được giá trị mà họ đáng được. Đầu tư phát triển cây ăn
quả của tỉnh Tiền Giang hiện nay phải theo hướng xác định lợi thế và phát triển
các cây chủ lực gắn kết các khâu: sản xuất - thu mua - bảo quản - chế biến - tiêu
thụ, trong đó liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là hết sức quan trọng.
Chính vì những lí do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu về:
“Phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp”
làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành cây ăn
quả, đề tài tập trung phân tích hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực của
tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2012. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp

cho các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.


3

2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành cây ăn quả, áp
dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Xác định các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cũng như hiện trạng phát
triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2012.
- Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển cây ăn quả tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.3. Giới hạn
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc đánh giá hiện trạng sản xuất đối
với việc phát triển các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó
khuyến nghị một số định hướng và nêu các giải pháp thiết thực có ý nghĩa quan
trọng đối với việc phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Về thời gian: Nguồn số liệu sử dụng phân tích trong luận văn chủ yếu từ
năm 2000 cho đến năm 2012. Số liệu 2013 là số liệu sơ bộ.
- Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu về không gian sản xuất các
cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về cây ăn quả là một trong các lĩnh vực hiện nay được các nhà
khoa học về Kinh tế, Nông nghiệp cũng như Địa lí học đặc biệt quan tâm. Tài
liệu viết về cây ăn quả hiện nay rất phong phú và đa dạng, từ những công trình
nghiên cứu về kĩ thuật trồng trọt đến các vấn đề sản xuất và tiêu thụ trái cây.
Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể của các nhà khoa học, về phía

Bộ Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền
Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương trên cả nước cũng
đã có nhiều công trình nghiên cứu, mở nhiều hội thảo khoa học về phát triển cây


4
ăn quả, hội thi trái cây ngon… nhằm hỗ trợ các nhà vườn về kĩ thuật nhân giống,
trồng trọt, công nghệ sau thu hoạch và chế biến cây ăn quả.
Một số công trình nghiên cứu về cây ăn quả như:
+ Quy hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản đến năm 2010 vùng Đồng bằng
sông Cửu Long của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
+ Tập báo cáo tổng kết khoa học và kĩ thuật đề tài: Nghiên cứu các giải
pháp khoa học công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số cây ăn quả: măng
cụt, dứa, thanh long, nhãn, vải và xoài của TS. Nguyễn Minh Châu, Viện
Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tiền Giang.
+ Tập báo cáo hội thảo Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội
nhập kinh tế quốc tế (2010), Festival trái cây Việt Nam, Tiền Giang.
+ Những giải pháp đầu ra cho sản phẩm trái cây tươi của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long của TS. Võ Thanh Thu, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh.
+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất xuất khẩu trái
cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế của ThS. Phạm Mỹ Nga, trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
+ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu
Long của ThS. Trần Hữu Lộc, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài những công trình trên, tỉnh Tiền Giang chưa có công trình nào
nghiên cứu hoặc đề cập đến hiện trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và
đưa ra các giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực của địa phương dưới góc độ
Địa lí học. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Phát triển cây ăn quả chủ

lực tỉnh Tiền Giang: hiện trạng và giải pháp”.


5
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Những quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Cây ăn quả là một phân ngành quan trọng trong ngành trồng trọt đối với sự
phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Tiền Giang nói riêng cũng như vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung. Do đó, khi nghiên cứu về hướng
phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang phải xét trong mối quan hệ về
sự phát triển hệ thống nông nghiệp của tỉnh đối với vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và Việt Nam.
4.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí nông nghiệp
nói riêng là quá trình phát triển lâu dài và tồn tại trong thời gian nhất định. Đối
với nông nghiệp và đặc biệt là ngành sản xuất cây ăn quả luôn chịu tác động
mạnh của các yếu tố tự nhiên nhất là những diễn biến phức tạp và khó lường của
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Quan điểm lịch sử viễn cảnh góp phần
cho việc nhận xét quá trình phát triển được thuận lợi và đề ra định hướng hợp lí
để đưa ngành sản xuất cây ăn quả tỉnh Tiền Giang phát triển bền vững trong
tương lai.
4.1.3. Quan điểm sinh thái
Phát triển cây ăn quả cần phải theo hướng bền vững và luôn có mối quan
hệ mật thiết với hàng loạt các yếu tố khác như: nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh
tế lâu dài cho người nông dân, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn
phân bón thuốc trừ sâu, môi trường sinh thái… Theo quan điểm này yêu cầu
phát triển cây ăn quả sao cho vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế đồng thời vừa giữ
gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.



6
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau, tác động đến sự phát triển cây ăn quả. Theo quan điểm lãnh thổ, sự
phát triển cây ăn quả phải được đặt trong mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu
Tác giả đã thu thập các nguồn tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài (có
cập nhật) như: giáo trình, bản đồ, sách báo và các tài liệu tham khảo khác trên
internet… nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá lại quá trình tìm
hiểu thực tế qua hành trình thực địa.
Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập từ các cơ quan như Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế
hoạch và Đầu Tư, Cục Thống kê của tỉnh Tiền Giang, Viện Nghiên cứu cây ăn
quả miền Nam và tài liệu do giảng viên hướng dẫn giới thiệu và cung cấp, các
giáo trình và sách báo có liên quan, nguồn tài liệu do bản thân sưu tầm.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đi
đến các vườn cây ăn quả, lấy thông tin từ các nhà vườn thành công với các mô
hình sản xuất mới, các vựa trái cây, các cơ quan Ban ngành có liên quan.
Tiến hành phương pháp này bằng việc thực hiện chuyến đi khảo sát thực tế
dọc theo các tuyến đường chính của tỉnh như quốc lộ 1A (huyện Châu Thành),
quốc lộ 50 (huyện Chợ Gạo), các tỉnh lộ 864, tỉnh lộ 870, tỉnh lộ 870B. Bên
cạnh đó, tác giả ghi nhận một số hình ảnh về cảnh quan và hiện trạng vùng
nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề thể hiện trong đề tài.


7

Do hạn chế về kinh phí và thời gian, trình độ thâm nhập thực tế chưa cao
nên quá trình thực địa chỉ thực hiện ở một số nơi chứ chưa đi hết khắp tỉnh
nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ rất quan trọng đối với nghiên cứu Địa lí học. Các bản
đồ trong luận văn góp phần thể hiện nội dung nghiên cứu trở nên sinh động và
trực quan hơn. Theo mục tiêu nghiên cứu đề tài, luận văn thực hiện dựa trên các
bản đồ sau:
- Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang.
- Lược đồ phân vùng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
- Bản đồ quy hoạch Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020.
Các bản đồ trên được thành lập từ các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Ban
ngành tỉnh Tiền Giang và sử dụng phần mềm MapInfo Professional 10.5 để thực
hiện.
4.2.4. Phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai
Áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, căn cứ vào thực tế địa bàn
nghiên cứu tỉnh Tiền Giang và mục tiêu thực hiện đề tài, việc đánh giá khả năng
thích nghi đất đai cần dựa trên hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các
bước tổng quát về đánh giá đất tự nhiên tiến hành đồng thời với phân tích kinh
tế xã hội gồm:
- Xác định (lựa chọn và mô tả) loại hình sử dụng đất phù hợp với chính
sách, mục tiêu phát triển các điều kiện tổng quát về sinh thái tự nhiên - tập quán
sử dụng đất và bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng cần nghiên cứu.
- Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại hình đất đai được lựa chọn.
- Xác định đơn vị đất đai dựa trên các kết quả khảo sát tài nguyên đất đai.
Mỗi đơn vị đất đai có cùng tính chất (độ dốc, độ dày của loại đất, mức độ ngập
úng, lượng mưa…) khác với các đơn vị lân cận. Xem xét và mô tả chất lượng



8
đất của từng đơn vị đất đai, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng
thực hiện các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
- So sánh những yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại hình sử dụng đất với
chất lượng đất của từng đơn vị đất đai trong vùng nghiên cứu. Qua đó, khả năng
thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng được thiết lập.
- Phân tích những tác động môi trường có thể xảy ra và các vấn đề kinh tế
xã hội trong quá trình thực hiện các loại hình sử dụng đất được đánh giá. Qua đó
đánh giá được khả năng thích nghi đất đai.
5. Những đóng góp chính của luận văn
Đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp
phù hợp nhằm phát triển các cây ăn quả chủ lực của Tiền Giang theo hướng bền
vững. Khẳng định vai trò của phát triển cây ăn quả chủ lực như một giải pháp
tích cực góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Luận văn làm rõ những vấn đề phát triển cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền
Giang. Khẳng định việc phát triển các loại cây ăn quả chủ lực trong những điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới của tỉnh Tiền Giang. Từ đó,
khuyến nghị cho các cơ quan Ban ngành có liên quan những giải pháp thiết thực
nhằm góp phần phát triển nền nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây ăn
quả nói riêng ở Tiền Giang ngày càng vững mạnh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục, cấu trúc luận văn gồm có các chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về ngành cây ăn quả
Chương 2. Hiện trạng phát triển các cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030



9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
NGÀNH CÂY ĂN QUẢ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Cây ăn quả
Cây ăn quả (ở Nam Bộ được gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng mà sản
phẩm của nó là quả được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả
là một bộ phận của ngành nông nghiệp trồng trọt, đối tượng chủ yếu của nó là
các cây lâu năm có quả ăn được.
“Cây ăn quả là những loại cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến
thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [6].
“Quả (trái cây) mang ý nghĩa thực vật học là bộ phận sinh sản đặc trưng
của những cây có hoa. Quả là giai đoạn tiếp theo của sự tiến hóa của hoa đã
thụ phấn (cũng có một số quả phát triển mà không qua giai đoạn này)”[14].
Khoa học về cây ăn quả là khoa học nghiên cứu các đặc tính sinh học của
cây ăn quả, vị trí và vai trò của chúng trong hệ sinh thái, những qui luật về mối
quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lí luận cho
việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với những biện pháp kĩ thuật thích hợp cho
từng loại cây trong điều kiện khí hậu, địa điểm cụ thể của nơi trồng nhằm thâm
canh tăng năng suất và phẩm chất quả.
1.1.1.2. Nông sản chủ lực
Nông sản chủ lực là sản phẩm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp đóng vai
trò quan trọng với nền kinh tế, ngành kinh tế địa phương được lựa chọn dựa vào
các tiêu chí như giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học và công nghệ cao, kim
ngạch xuất khẩu cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn, có thể thay thế thành nhập
khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc địa phương [15].



10
Đây là sản phẩm đóng vai trò then chốt, quyết định đối với việc thực hiện
các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kì nhất định về
phát triển kinh tế - xã hội của một nước, vùng lãnh thổ hay một địa phương. Đây
là những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu các ngành, có nhịp độ tăng
trưởng cao, có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với các sản
phẩm khác, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
1.1.1.3. Cây ăn quả chủ lực
Cây ăn quả chủ lực là loại nông sản chủ lực có vai trò, vị trí rất quan trọng
trong việc thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành
trồng cây ăn quả nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung [15].
Xác định cây ăn quả chủ lực thực chất là cơ cấu lại ngành trồng trọt, các
sản phẩm của ngành nông nghiệp nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.
Để xác định cây ăn quả chủ lực, người ta dựa vào các tiêu chuẩn như sau:
- Cây ăn quả chủ lực phải cho được giá trị sản xuất cao.
- Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.
- Tạo được hiệu quả tốt và kéo đến sự phát triển các cây ăn quả khác phát
triển theo.
- Gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
- Khả năng cạnh tranh (so với các cây ăn quả khác, với các địa phương
khác) phải cao.
- Tiềm năng thị trường (nội địa và ngoài nước) tương đối lớn.
- Hiệu quả cao về phương diện kinh tế và xã hội.


11
1.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Cây ăn quả có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc
dân. Trong đó, quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp

nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng và là nguồn liệu quí có
tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người.
Trong những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo môi
trường sinh thái. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi mà vấn đề
lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nông dân được cải thiện thì nhu
cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có
thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết sức to lớn đối với con người, cụ thể là:
1.1.2.1. Sản phẩm cây ăn quả giàu giá trị về dinh dưỡng
Có đến hơn hàng trăm loại quả là mà con người đang sử dụng với hàng
chục nghìn giống khác nhau cho ra đủ loại hình dạng, màu sắc, độ đậm đặc, mùi
vị. Phần đông các cây ăn quả đều cho hoa quả theo mùa thì cũng có những loại
cho quả quanh năm như táo, cam, chuối... Ít prô-tê-in và chất béo, ngược lại quả
có nhiều chất đường (từ 5 đến 20%). Nó cũng có nhiều muối khoáng (kali và
sắt) và nhiều vitamin (là chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể người). Tuy nhiên, giá
trị dinh dưỡng mỗi loại quả là khác nhau. Quả giống với rau củ về mặt ích lợi
dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nên ăn hai loại này ít nhất 5
lần mỗi ngày để có khẩu phần ăn quân bình dinh dưỡng hàng ngày [14].
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, để con người hoạt động bình
thường thì hàng năm phải cung cấp quả khoảng 100 kg/người/năm. Năm 2010,
mức tiêu thụ quả bình quân theo đầu người của nước ta đạt mức 65 - 70
kg/người/năm.
Các loại quả và các bộ phận khác của cây ăn quả như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt
cũng có khả năng chữa bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ
dày, đường tiêu hóa, kiết lị, chống nhiễm xạ...).


12
1.1.2.2. Sản xuất cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến - xuất khẩu.

Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu của
ngành cây ăn quả đã tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại
tệ mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sản xuất phục vụ và các mặt hàng chế biến ngày càng phong phú, đa
dạng. Sản phẩm của ngành cây ăn quả cung cấp cho các nhà máy để tạo ra các
mặt hàng:
• Mặt hàng sấy: chuối sấy, vải sấy, nhãn sấy, mứt...
• Mặt hàng nước giải khát: nước quả tự nhiên, nec-ta quả, nước quả cô đặc,
si-rô quả, squash quả, nước quả lên men (rượu)...
Hiện nay, Công ty Rau quả miền Nam đang lập dự án xây dựng mới các cơ
sở chế biến rau quả tại một số địa phương, trong đó sản phẩm nước trái cây giải
khát luôn được xem là một trong những sản phẩm chủ yếu của các cơ sở chế
biến rau quả.
Công nghiệp chế biến rượu vang mới phát triển trong những năm gần đây
và chủ yếu là ở các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Các
loại quả được dùng làm rượu như: nho, dứa, chuối, mận...
1.1.2.3. Cây ăn quả có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái
Cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với
các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm đẹp
cảnh quan, là nguồn mật để nuôi ong. Nhiều giống cây ăn quả cho nguồn mật có
chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Ở vùng nhiệt đới cây ăn quả có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, làm
hàng rào cản bão. Ở các khu dân cư, đô thị, người ta trồng cây ăn quả nhằm làm
cây cảnh hoặc lấy bóng mát. Nhiều cây ăn quả có tán lá đẹp, màu sắc hấp dẫn
được trồng trong công viên hoặc các công trình kiến trúc, các bảo tàng, bệnh
viện, các khu điều dưỡng… Các vùng cây ăn quả trồng ở miền đồi, trung du vừa


13
là nguồn sản phẩm dinh dưỡng quí vừa có độ che phủ chống xói mòn, bảo vệ đất

với hiệu quả cao hơn nhiều so với các cây trồng trước đó.
1.1.2.4. Sản xuất cây ăn quả góp phần làm tăng thu nhập
Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả mang lại gấp 2 đến 3 lần, thậm chí 10
lần so với trồng lúa. Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả thu hồi nhanh trong một số
năm sau khi cây bước vào thời kì kinh doanh.
Một số cây ăn quả mặc dù có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, xoài…
nhưng có thể tận dụng trồng ở đất quanh vườn nhà, đất đồi và những đất chưa
được khai thác góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
1.1.3. Vai trò của cây ăn quả chủ lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Cây ăn quả chủ lực có vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng kinh tế
ngành trồng cây ăn quả
Tùy thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện về kinh tế và các thế mạnh riêng của
mỗi địa phương, mỗi quốc gia, họ ưu tiên đầu tư mạnh vào những loại cây trồng
có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh và khả năng chiếm ưu thế ngay tại thị
trường trong nước cũng như khả năng mở rộng thị trường quốc tế. Chính vì vậy,
những sản phẩm cây ăn quả chủ lực sẽ giúp ngành trồng trọt có khả năng tạo ra
giá trị cao và ổn định, đây là nguồn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế
của địa phương cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhờ những lợi thế mà
đối thủ cạnh tranh không có hoặc năng lực cạnh tranh kém hơn. Những đơn vị
sản xuất ra những cây ăn quả có tính đặc trưng riêng về trình độ và chất lượng
cao, có khả năng về giá và chất lượng quả. Ưu thế này giúp cho những loại cây
ăn quả chủ lực có khả năng phát triển và mở rộng trên toàn cầu.
1.1.3.2. Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cây ăn quả chủ lực là những sản phẩm dựa vào khai thác tiềm năng và lợi
thế của từng vùng, từng quốc gia. Chính vì vậy, cây ăn quả chủ lực đóng vai trò
chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực. Từ sự hạn chế về không gian của địa


×