Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

nhu cầu thành đạt của vận động viên trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Minh Thị Lâm

NHU CẦU THÀNH ĐẠT CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Minh Thị Lâm

NHU CẦU THÀNH ĐẠT CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành

:

Tâm lý học

Mã số


:

60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CẢM ƠN
Có thể người lái đò không nhớ khách đi đò nhưng với một người khách như tôi
sẽ không quên mình đã đi chuyến đò nào và do ai chở?
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn cô hướng dẫn khoa
học – TS. Nguyễn Thị Tứ, người đã rất tận tình và đầy trách nhiệm trong quá trình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng và cảm ơn các Thầy Cô khoa Tâm lý – Giáo dục đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, các Thầy Cô và
toàn thể các bạn sinh viên của trường: Đại học Sư phạm TP. HCM, Đại học Thể dục
thể thao, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình khảo sát thực trạng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người trong gia đình, bạn bè đã hết
lòng quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các Thầy Cô giáo và các
bạn cảm thông và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng!
TP.HCM, tháng 9 năm 2013
Minh Thị Lâm

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................................. 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 6
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 7
6. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHU CẦU THÀNH ĐẠT CỦA VẬN ĐỘNG
VIÊN TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ
MINH .......................................................................................................................... 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 10
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài .........................................................................................10
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước.......................................................................................16
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm nhu cầu.................................................................................................19
1.2.2. Khái niệm thành đạt ..............................................................................................23
1.2.3. Khái niệm nhu cầu thành đạt .................................................................................24

1.2.4. Khái niệm nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp...................................................28
1.3. Lý luận về nhu cầu thành đạt của vận động viên ................................................... 32
1.3.1. Khái quát về Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ..32
1.3.2. Nhu cầu thành đạt của vận động viên ...................................................................37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU THÀNH ĐẠT CỦA VẬN ĐỘNG
VIÊN TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ
MINH .......................................................................................................................... 49
2.1. Thể thức nghiên cứu .................................................................................................. 49
2.1.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................49
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu .....................................................................................49
2.2. Thực trạng về nhu cầu thành đạt của vận động viên tại Trung tâm huấn luyện
thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 51
2


2.2.1. Thực trạng về nhu cầu thành đạt của vận động viên .............................................52
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt của vận động viên .........................72
2.2.3. Một số biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu thành đạt của vận động viên..............79

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 102

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

NC


:

Nhu cầu

NCTĐ

:

Nhu cầu thành đạt

NCTĐTNN

:

Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp

VĐV

:

Vận động viên

ĐTB

:

Điểm trung bình

ĐLC


:

Độ lệch chuẩn

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

F,T

:

Kiểm nghiệm

N

:

Tần số

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhu cầu là nguồn gốc tích cực của hoạt động con người, nó luôn chiếm một vị trí
trung tâm trong đời sống con người. Nó tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức,

tưởng tượng và hành vi. Nhờ nhu cầu mà hoạt động mang tính chất có mục đích, nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người.
Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, từ nhu cầu vật chất đơn giản đến những
nhu cầu tinh thần cao hơn. Con người thỏa mãn nhu cầu bằng cách tác động vào môi trường
xung quanh, trong đó đặc biệt là môi trường văn hóa xã hội và môi trường giao tiếp. Việc
trang bị cho con người các phương pháp, tri thức, kỹ năng… Trong quá trình phát triển của
cá nhân nhờ nắm vững kinh nghiệm của thế hệ trước là điều kiện chắc chắn để thỏa mãn
nhu cầu. Hiểu một cách khác, con người bao giờ cũng có nhu cầu được trang bị thông tin về
cách thức thỏa mãn nhu cầu. Hiệu quả hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực phụ
thuộc vào khả năng sử dụng nguồn năng lượng này của nhu cầu.
1.2. Nhu cầu thành đạt là nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Là sự nỗ
lực của con người vượt lên những gì mà họ đã đạt được, hoàn thiện nó để đạt mức độ cao
hơn. Đó là tự khẳng định sự tồn tại của cá nhân và sự vươn lên thăng tiến trong nghề.
Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp được nảy sinh, hình thành và phát triển trong
chính hoạt động nghề của con người. Việc thỏa mãn nhu cầu, nhu cầu thành đạt trong nghề
nghiệp là sức mạnh nội tại thúc đẩy và điều chỉnh hành vi của con người. Nó qui định chiều
hướng, tính chất phát triển của công việc.
Trong hoạt động nghề nghiệp, những người có nhu cầu thành đạt cao thường có xu
hướng hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất. Và ngược lại, những người có
nhu cầu thành đạt thấp sẽ có xu hướng làm việc cầm chừng, sự nỗ lực trong công việc còn
nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp ở những khía cạnh khác
nhau, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm, bản chất, các biểu hiện cụ thể của nó trong
từng nghề nghiệp nhất định để từ đó tìm ra các biện pháp làm cho con người thỏa mãn nhu
cầu thành đạt của mình trong nghề nghiệp là điều cần thiết.
1.3. Trong xu thế đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thể dục thể thao
là một ngành không thể thiếu trong việc đào tạo một lượng lớn vận động viên cho đất nước.

5



Bởi sức khỏe về thể chất và tinh thần luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhất là trong
xu hướng đổi mới như hiện nay, nó góp phần quyết định vào thành công của con người.
Vận động viên là một người có năng lực về thể chất, sức mạnh, sự nhanh nhẹn hoặc
cao hơn sức mạnh trung bình và do đó thích hợp cho các hoạt động thể chất, đặc biệt cho
những cuộc thi đấu. Những người nhận lấy sứ mệnh quan trọng cho việc đạt những thành
tích trong thi đấu thể thao cho nước nhà. Ngoài ra họ còn là người có vai trò quan trọng
trong việc tuyên truyền văn hóa thể chất và thể thao, củng cố sức khỏe và hoàn thiện thể
chất, giáo dục đạo đức tư tưởng, trí tuệ và thẩm mỹ cho bản thân và những người sống xung
quanh họ.
Do đó, để nghiên cứu, tìm kiếm, phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những rào
cản tâm lý đối với tính tích cực trong nghề thì việc tìm hiểu nhu cầu thành đạt trong nghề
của vận động viên là điều cần thiết.
1.4. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, việc nghiên cứu sâu về nhu cầu thành đạt trong
nghề nghiệp nói chung và nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của vận động viên còn ít
được quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu thành đạt
của vận động viên trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng nhu cầu thành đạt của vận động viên tại Trung tâm huấn luyện
thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm thỏa
mãn nhu cầu thành đạt của vận động viên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về nhu cầu, nhu cầu thành đạt của vận động
viên.
3.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu thành đạt của vận động viên, làm rõ nguyên nhân
thực trạng. Từ đó đề xuất những biện pháp tâm lý nhằm thỏa mãn nhu cầu thành đạt trong
nghề nghiệp của vận động viên.


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu thành đạt của vận động viên.
6


4.2. Khách thể nghiên cứu:
Vận động viên tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.

5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Vận động viên có nhu cầu thành đạt biểu hiện ở mức độ cao, ở nhiều khía cạnh
khác nhau, trong đó vận động viên đề cao cơ hội được luyện tập, thi đấu và đạt thành tích
thi đấu trong công việc.
5.2. Nhu cầu thành đạt của vận động viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó yếu tố tâm lý cá nhân trong thi đấu chi phối mạnh mẽ nhất.

6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài khảo sát thực trạng nhu cầu thành đạt của vận động viên trong phạm vi sau:
- Biểu hiện và mức độ nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của vận động viên.
- Các yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp: các yếu tố tâm lý cá
nhân, các yếu tố tâm lý xã hội và các yếu tố khác.
- Biện pháp tâm lý nhằm thỏa mãn nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của vận động
viên.
6.2. Khách thể nghiên cứu
- 162 vận động viên ở các môn thể thao: Bóng chuyền, Điền kinh, Thể dục, Bơi lội, Võ
vật, tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới hạn độ tuổi vận động viên nghiên cứu: đội tuyển trẻ quốc gia.


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xung quanh
vấn đề nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp để:
- Chỉ ra các khía cạnh đã và chưa đề cập xung quanh vấn đề nhu cầu, nhu cầu thành
đạt trong nghề nghiệp.
- Xác định quan điểm chủ đạo và khái niệm công cụ, khái niệm liên quan trong
nghiên cứu thực tiễn.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
7


Cách thức thực hiện: thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp được sử dụng chính trong đề tài, bảng hỏi nhằm tìm hiểu
các vấn đề sau đây:
- Biểu hiện nhu cầu thành đạt của vận động viên.
- Sự khác biệt về nhu cầu thành đạt giữa vận động viên ở các môn thể thao.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt của vận động viên.
- Các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thành đạt của vận động viên.
Cách thức tiến hành:
Thiết kế bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi mở, kết hợp với việc tổng hợp cơ sở
lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.


Khảo sát thử:
- Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏi.
- Tính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏi.

- Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu. (Phụ lục 1)
Điều tra chính thức



- Đưa bảng hỏi đến từng khách thể.
- Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập với nhau trong thời gian cho phép.
(Phụ lục 2)
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích:
Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin về nhu cầu thành đạt của vận động
viên đã thu được trên khảo sát diện rộng.
- Nội dung:
Bao gồm các thông tin về bản thân, quan niệm về sự thành đạt trong nghề nghiệp, ý
kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt trong nghề nghiệp, đánh giá thành tích
thi đấu của bản thân. Từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ kết quả thi đấu, đồng thời đưa ra
các giải pháp nhằm bồi dưỡng NCTĐ trong nghề nghiệp của vận động viên hiện nay. [Phụ
lục 3]
- Khách thể: 5 vận động viên.
8


7.2.3. Phương pháp mô tả chân dung nhân vật
- Mục đích:
Nhằm tìm ra những biểu hiện đặc trưng trong nhu cầu thành đạt ở những vận động
viên đại diện và mức độ chi phối của chúng đến việc thi đấu của vận động viên. Đồng thời
khai thác những thành công hay thất bại mà cá nhân đã trải qua.
- Nội dung:
Nội dung phỏng vấn bao gồm: thông tin về bản thân, gia đình, quá trình thi đấu thành
tích cũng như thất bại, các yếu tố tác động đến sự thành công đó và sự khắc phục vươn lên

khi thất bại… Nội dung, trình tự phỏng vấn được linh hoạt theo câu chuyện giữa nghiên cứu
viên và người được phỏng vấn. [phụ lục 4]
- Khách thể: 3 vận động viên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 để xử lý dữ liệu thu được. Các phép thống kê cơ
bản được sử dụng trong nghiên cứu.

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHU CẦU THÀNH ĐẠT CỦA VẬN
ĐỘNG VIÊN TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA
TP. HỒ CHÍ MINH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về NCTĐ ở nước ngoài, chúng tôi xin được khái quát những nghiên cứu,
với những xu hướng khác nhau.
Xu hướng thứ nhất: Xác định vị trí NCTĐ trong hệ thống nhu cầu.
Về nghiên cứu nhu cầu, người đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là S.Darwin. Ông là
người đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu con người có nguồn gốc sinh học. Ông
đưa ra giả thuyết nhu cầu sinh vật tương ứng với khuynh hướng của hành vi thích hợp. Cho
đến thế kỷ XIX, Herbert và hàng loạt các tác giả như V.Kohler, E.Thorndike, N.E.Miller…
họ đã đề xướng lý thuyết nhu cầu cơ thể quyết định đến hành vi.
Sau đó, cuối thế kỷ XIX, S.Freud nhà phân tâm học người Áo đã đưa vấn đề nhu cầu
vào học thuyết của ông. Theo ông, lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng.
Ông khẳng định tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc thỏa mãn hay hướng tới
khoái lạc những nhu cầu của cơ thể (bản năng sống). Ông nghiên cứu động vật và chứng
minh một cách hùng hồn những hành vi hung bạo hay những hành vi phá hủy là phương
tiện thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của cuộc sống và nó được nảy sinh trong những

điều kiện tồn tại. Hành vi phá hủy hay hành vi hung bạo cũng là phương thức tự bảo vệ. Xã
hội chẳng qua là một hệ thống tổ chức và cấm đoán hình thành từ bên ngoài bản năng của
con người.
Đến năm 1943, A.Maslow [52] chia nhu cầu của con người ra thành 5 loại: nhu cầu
sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự tự trọng và nhu cầu tự thể
hiện. Sau đó, vào những năm 1970 và 1990 sự phân cấp này được Maslow hiệu chỉnh thành
7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
10


- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)
Trong khi đó, thuyết nhân cách của Henry Alexander Murray [24,tr175] đã chia nhu
cầu thành 20 loại khác nhau: nhu cầu về quyền lực; nhu cầu làm tổn thương người khác; nhu
cầu tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè; nhu cầu bỏ rơi người khác; nhu cầu muốn vượt qua
mọi quy định; quy tắc ràng buộc bản thân; lấy mình làm trung tâm; nhu cầu phục tùng một
cách thụ động; nhu cầu tôn trọng, ủng hộ, nhu cầu thành đạt: muốn chiến thắng, đánh bại,
vượt trội người khác, muốn làm cái gì một cách nhanh chóng và tốt đẹp, muốn đạt trình độ
cao trong công việc; nhu cầu trở thành trung tâm của sự chú ý; nhu cầu được giải trí; nhu
cầu đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả; nhu cầu hướng ngoại, quên lợi ích của người
khác; nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ của người khác; nhu cầu mong muốn giúp đỡ,
chia sẻ với người khác; nhu cầu tránh bị trách phạt; nhu cầu phòng vệ; nhu cầu tránh thất
bại; nhu cầu an toàn; nhu cầu ngăn nắp, trật tự; nhu cầu phán đoán.
Như vậy, có thể thấy rằng mỗi tác giả có cách phân loại nhu cầu khác nhau, nhưng dù

là cách nào thì các tác giả đều coi NCTĐ là nhu cầu cấp cao, nhu cầu tinh thần của con
người.
Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NCTĐ
Có nhiều tác giả nghiên cứu theo xu hướng này như Henry Alexander Marray, John
Atkinson, Paul Martir Fishbein, David McClelland, Janet Spencer và Robert Helmreich và
một số tác giả khác.
Henry Alexander Murray [49], ông là người đầu tiên đề cập đến khái niệm NCTĐ
dưới góc độ lý luận. Năm 1938, trong cuốn “Explorations in Personality” (Những khám phá
về nhân cách), bao gồm những miêu tả về phương pháp phóng chiếu TAT (Thematic
Apperception Test) ông đã đề cập đến khái niệm, tiêu chí, phép đo đạc NCTĐ. Ông cho
rằng, nhu cầu con người có nguồn gốc từ vô thức và NCTĐ cũng bắt nguồn từ vô thức.
Murray đưa ra nhận định về “Core psychological needs” (tạm dịch là Những nhu cầu
tâm lý cốt yếu), bao gồm: Sự thành đạt, Sự liên minh và Quyền lực (1938) đã cung cấp nền
tảng cơ bản cho nghiên cứu sau này của David McClelland. Ông cũng đã phát triển các khái
niệm, mà chúng tôi tạm dịch là: “nhu cầu tiềm tàng” (latent need), “nhu cầu hiện hữu”
(manifest need), “sự hối thúc” (press) và “thema”- một kiểu của sự hối thúc.
11


Paul Martin Fishbein năm 1970 [49, tr66 – 69] cũng nghiên cứu về “Thuyết giá trị
mong đợi” và đề cập đến những vấn đề liên quan đến NCTĐ. Thuyết này ứng dụng để giải
thích hành vi xã hội, động cơ làm việc và động cơ thành đạt. Thuyết này nói rằng, con người
là những sinh vật luôn hướng tới, quan tâm tới những mục tiêu. Những hành vi con người
thực hiện là phản xạ khi nhận thấy những giá trị và niềm tin sẽ đạt được một cái gì đó khi
đảm nhận hành vi đó.
Học thuyết nhu cầu của David McClelland [5, tr5] đưa ra một loại hình động lực
nhằm nỗ lực giải thích về những nhu cầu Quyền lực, Liên kết, Thành đạt và ảnh hưởng của
nó đến hoạt động của con người từ khía cạnh quản lý. Theo ông, trong mỗi con người đều
có 3 loại động cơ tương ứng với 3 nhóm nhu cầu thúc đẩy cơ bản là: quyền lực, liên kết và
thành đạt. Nhược điểm của học thuyết này là chưa đề cập đến các yếu tố xã hội, yếu tố

thuộc về tâm lý của nhu cầu trong việc thực hiện hành vi của con người.
Về nhu cầu thành đạt, học thuyết này nói rằng, những người có nhu cầu, động cơ
thành đạt thường thích làm chủ các nhiệm vụ, tình huống. Họ có mong muốn mạnh mẽ về
sự thành công và sợ thất bại. Họ không thích trở thành những người mạo hiểm nhưng thích
phân tích và đánh giá vấn đề, chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được giao. Họ không lo
lắng quá mức về thất bại và luôn có ý thức tự giác trong các công việc của mình.
Với Janet Spencer và Robert Helmreich [49, tr66 – 69], NCTĐ là xu hướng nhân
cách. Hai ông đưa ra ba khía cạnh khác nhau của NCTĐ: Định hướng trong công việc,
quyền lực và sự cạnh tranh. Sau đó đã phát triển thang đo WOFO nhằm đo đạc các khía
cạnh trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự định hướng tốt trong công việc là yếu tố
đầu tiên dẫn tới việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Janet Spencer và Robert Helmreich
đã đưa ra ba yếu tố của NCTĐ trong nghề nghiệp:
- Định hướng công việc: phản ánh sự nỗ lực làm việc và mong muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ.
- Quyền lực: là những mong muốn thực hiện thật hoàn hảo những công việc khó
khăn nhằm khẳng định bản thân.
- Cạnh tranh: là những mong muốn chiến thắng hoặc đánh bại kẻ khác.
Ngoài ra, một số lý thuyết về động cơ làm việc cũng gián tiếp bàn đến NCTĐ như:
Thuyết hai nhân tố của Herzberg cũng đã đề cập đến NCTĐ như một nhân tố tạo nên sự
thỏa mãn trong công việc; Thuyết hy vọng của Vroom; Thuyết X, Y của Douglas
McGregor; Thuyết Cân bằng của J.Stacey Adam…
12


Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của NCTĐ
Nhiều tác giả đã nghiên cứu NCTĐ thông qua quá trình hình thành và phát triển của
nó.
Theo tác giả W. Robert [53, tr430 – 559], con người có khả năng kiểm soát thế giới
xung quanh. Bản chất này được thể hiện ngay khi con người còn là một đứa trẻ, luôn khám
phá tìm tòi và chiếm lĩnh thế giới đồ vật. Ông cho rằng, con người luôn tìm kiếm những

thách thức và tìm kiếm phương thức để vượt qua những thách thức đó. Điều này cũng được
làm rõ qua thuyết phát triển trí tuệ của J.Piaget.
Tác giả Carol Dweck [52, tr419-430] với công trình nghiên cứu sự khác biệt giữa
những đứa trẻ vượt qua thất bại và những đứa trẻ từ bỏ nó. Ông cũng cho rằng mọi trẻ em
đều trải qua thất bại và chúng cố gắng vượt qua thách thức để đạt được những tiêu chuẩn về
thành tích.. Dweck nhận thấy rằng, những trẻ có thành tích cao có xu hướng hướng thành
công của chúng vào nguyên nhân bên trong, còn những trẻ có thành tích thấp thì chúng
thường đổ lỗi cho nguyên nhân bên ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho rằng NCTĐ phụ thuộc vào từng giai đoạn
phát triển. Nghiên cứu của Hansson cùng đồng nghiệp năm 1997 [52, tr.449] về NCTĐ ở
các độ tuổi trên 50 đã chỉ ra rằng khả năng làm việc ở độ tuổi này không khác nhiều so với
những người trẻ tuổi hơn.
Như vậy, các tác giả này đều cho thấy, NCTĐ là một quá trình liên tục tiếp diễn
trong đời sống của mỗi cá nhân. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, NCTĐ thể hiện bằng các hình
thức khác nhau. Từ lúc nhỏ đến khi về già, con người đã ý thức được NCTĐ của mình phù
hợp với khả năng trong mỗi thời điểm khác nhau.
Xu hướng thứ tư: Nghiên cứu mối liên hệ giữa NCTĐ với hoạt động nghề nghiệp
David McClelland và các cộng sự [49] đã tiến hành nghiên cứu NCTĐ với thành tích
nghề nghiệp. Kết quả đã cho rằng NCTĐ chính là nguyên nhân dẫn tới thành tích cao. Bên
cạnh đó David McClelland và J. Atkinson còn tìm ra sự khác biệt về NCTĐ giữa nam và nữ,
trong đó các tác giả đã cho rằng NCTĐ của nam cao hơn của nữ.
Tuy nhiên những nghiên cứu sau đó của Janet Spencer và Robert Helmreich [49] về
mối tương quan giữa ba yếu tố của NCTĐ: định hướng công việc, quyền lực và cạnh tranh
đã chỉ ra rằng về cấu trúc NCTĐ của nam và nữ tương đối giống nhau. Sự khác nhau có
chăng chỉ được thể hiện ở nhu cầu chức vụ, quyền lực và cạnh tranh của nam cao hơn nữ.

13


Một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu NCTĐ trên khách thể sinh viên. Chẳng hạn

nhóm tác giả Nadia Bertaggia và Francesco Novara [48, tr.501] đã tiến hành nghiên cứu nhu
cầu thành đạt nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp ở Olivetti, nhận thấy rằng, 2 nhu cầu
thiết yếu nhất của sinh viên mới tốt nghiệp là nhu cầu hiểu rõ về các hoạt động và nhu cầu
muốn được đánh giá, tự đánh giá về sự phù hợp nghề của cá nhân.
Hay nghiên cứu của A. Jennifer (1994) [50, tr430 – 446.] về động cơ thành đạt của
859 sinh viên, nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng của sinh viên về các vấn đề: quyền lực, thành
tích, mục tiêu có mối liên hệ theo từng cặp đối với việc thực hiện nhiệm vụ khó hay dễ.
Như vậy NCTĐ nảy sinh và phát triển trên cơ sở tự đánh giá đúng mức về ý nghĩa
của hoạt động lao động đối với con người.
Xu hướng thứ năm: Nghiên cứu NCTĐ trong mối tương quan với những yếu tố tâm lý khác
Theo hướng nghiên cứu này có các tác giả: Anne M. Fontaine, M.L. Schoroth, C.
Hansemark, E. Lobel và J. Bempechat… Nghiên cứu mối tương quan giữa NCTĐ với
những lo lắng và sự tuân thủ xã hội của tác giả Anne M. Fontaine [49]; mối tương quan giữa
NCTĐ với khả năng biểu đạt nhận thức của tác giả M.L. Schoroth [54, tr861 – 867]; nghiên
cứu mối tương quan giữa NCTĐ, xu hướng củng cố quyền lực với sự khởi đầu cho việc lập
nghiệp của C. Hansemark [48, tr301-319.]; mối tương quan giữa mục tiêu hướng đến sự
thành công và tránh sự thất bại với động cơ bên trong của cá nhân của tác giả A.J. Elliot và
K.M. Shedon (1997) [55]; nghiên cứu của I.K. Vatanova [55, tr61-81] về mối tương quan
giữa hoạt động học tập và động cơ học tập, trong đó tác giả bàn đến NCTĐ trong học tập.
Cùng với các nhà tâm lý học phương Tây, nhu cầu cũng là vấn đề được nhiều nhà
tâm lý học Liên Xô như A.N. Leonchiev, X.L. Rubinstêin [17] với việc đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động của con người.
Xu hướng thứ sáu: Nghiên cứu xuyên văn hóa về NCTĐ
Đây là xu hướng nghiên cứu được giới tâm lý học quan tâm nhiều trong thời gian gần
đây. Xuất phát từ sự khác biệt đặc trưng của mỗi nền văn hóa. Hiện nay, một số công trình
tập trung nghiên cứu chủ yếu và sự khác biệt giữa nền văn hóa Âu, Mĩ và văn hóa châu Á.
Tìm hiểu quan niệm về NCTĐ của các cô gái nhập cư Trung Quốc đến Úc và các cô
gái Úc gốc Anh, nghiên cứu của Cynthia Fan và Wally Kanirloeier [15, tr.17], đã chỉ ra rằng
các cô gái Úc nhấn mạnh đến thành đạt cá nhân, trong khi đó đây không phải là suy nghĩ
phổ biến của các cô gái Trung Quốc. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những cô gái Trung Quốc


14


càng sống ở Úc lâu năm càng nhắc nhiều đến hạnh phúc cá nhân khi nói đến quan niệm về
sự thành đạt.
Một nghiên cứu khác liên quan đến việc tìm hiểu NCTĐ trong hệ thống giáo dục là
nghiên cứu của Wei Cheng Mau và Richar Lynn (1999) [49] tìm hiểu sự khác biệt dân tộc
và chủng tộc của động cơ hướng đến sự thành công trong giáo dục tại hợp chủng quốc Hoa
Kỳ.
Xu hướng thứ bảy: Xây dựng phương pháp nghiên cứu NCTĐ
Các tác giả Henry Alexander Murray, John Atkinson, David McClelland, đã sử dụng
phương pháp phóng chiếu TAT để đo đạc NCTĐ. Phương pháp này được xây dựng nhằm
tạo ra một phương pháp phát hiện, làm bộc lộ cái tiềm ẩn để quan sát, tìm hiểu được nó.
Theo họ, NCTĐ là những nhu cầu tiềm tàng của mỗi cá nhân, do vậy tưởng tượng là cách
thức tốt nhất để nghiên cứu một cách cặn kẽ nhu cầu này.
Điểm mạnh của kỹ thuật đo NCTĐ theo cách kể những câu chuyện dựa vào các bức
tranh là những tập tư liệu quý giá để nghiên cứu sự thay đổi của NCTĐ theo thời gian.
Phương pháp này có thể quan sát được thông qua biểu hiện của sắc mặt, cử chỉ, điệu bộ của
nghiệm thể. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế như cách tính điểm dễ
mang tính chủ quan, phép đo này chỉ đo được những nhu cầu tiềm ẩn của con người, còn
các NCTĐ khác thì khó có thể đo lường được và khó có khả năng thống kê dữ liệu.
Tác giả T. Êlecka [34, tr.33] đã đồng nhất 2 khái niệm NCTĐ và động cơ thành đạt.
Tác giả đã xây dựng bộ trắc nghiệm đo NCTĐ bao gồm 41 item và chia NCTĐ thành 4 bậc
tương ứng với 4 nhóm điểm số đạt được: NCTĐ thấp, NCTĐ trung bình, NCTĐ tương đối
cao, NCTĐ cao. Kết quả nghiên cứu được tác giả phân tích cùng với 2 trắc nghiệm: “Chẩn
đoán động cơ tránh thất bại” và “Chẩn đoán mức độ sẵn sàng với mạo hiểm”. Theo tác giả,
những người hướng đến sự thành đạt tương đối cao thì tính trước được mức độ mạo hiểm
trung bình. Những người sợ thất bại thường lường trước mức độ mạo hiểm thấp hoặc mức
độ mạo hiểm rất cao.

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, để nghiên cứu
một vấn đề một cách chính xác, khách quan, có giá trị khoa học, cần thực hiện kết hợp nhiều
phương pháp để bổ trợ cho nhau.
Xu hướng thứ tám: Đưa ra những biện pháp, những con đường, những bí quyết dẫn tới sự
thành đạt trong công việc và cuộc sống.

15


Theo hướng nghiên cứu này, tác giả Trần An Chi của Đài Loan [3, tr.8.] đã đề cập
đến những bí quyết để thành công. Theo ông, mỗi cá nhân đều có nhu cầu thành công trong
cuộc sống và công việc của mình. Tuy nhiên, muốn đạt được những thành tựu đó thì suy
nghĩ tích cực là vấn đề cốt lõi, là nguyên nhân của mọi thành công.
Thony Robins [25], nhấn mạnh đến cách làm thế nào để thành đạt. Tác giả đã tổng
kết những gương cá nhân điển hình, nổi tiếng của nước Mỹ trong bước đường đi đến sự
thành công. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra 7 đức tính của người thành đạt: say mê, biết tin
tưởng, có chiến lược, nhận biết chân giá trị, có nghị lực, biết hòa đồng với mọi người, biết
làm chủ khả năng truyền đạt.
David J. Schwartz [26] trong cuốn “Bí quyết thành đạt trong đời người” đã khẳng
định muốn trở thành người thành đạt phải có bí quyết: nếu tin tưởng vào bản thân sẽ thành
công, xóa mặc cảm – mầm bệnh của mọi sự thất bại, củng cố niềm tin xua tan nỗi lo lắng, sợ
hãi.
Tóm lại, những nghiên cứu về NCTĐ của các tác giả nước ngoài rất phong phú cả về
mặt thực tiễn và lý luận. Mỗi tác giả tuy đứng trên quan điểm lập trường khác nhau nhưng
những đóng góp của họ đều có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Nó là cơ sở, nền tảng
cho những nghiên cứu sau này một cách sâu sắc hơn.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về nhu cầu đã có nhiều nhà Tâm lý học đầu ngành của Việt
Nam bàn đến như Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ [10, tr.316], Nguyễn
Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [39, tr.186]…Các tác giả đã bàn luận về các khía cạnh: khái

niệm, phân loại, mức độ, vai trò của nhu cầu trên quan điểm truyền thống của các nhà tâm
lý học Xô Viết. Dù mỗi tác giả có cách lập luận khác nhau nhưng tất cả đều chung quan
điểm: Nhu cầu được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của các cá nhân đối với hoàn
cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Các công trình này đã làm rõ thêm lý luận về nhu cầu, vai trò của nhu cầu trong thực tiễn
đời sống tâm lý của con người.
Và nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu trên khách thể là học sinh, sinh viên của
các tác giả như Nguyễn Thạc, Hoàng Thị Thu Hà, Hà Bình Hoà...
Nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Lũy [19] với đề tài
nghiên cứu về nhu cầu và cấu trúc động cơ hóa hành vi ứng xử, tác giả Hoàng Thị Thu Hà
16


[9] bàn luận về vấn đề nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm, nghiên cứu nhu cầu thông tin
của khách thể tuyên truyền của tác giả Hà Bình Hòa...Trong đó, đặc biệt tác giả Phạm Minh
Hạc (chủ nhiệm đề tài) [11] đã có công trình nghiên cứu về nhu cầu của con người Việt
Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa – chương trình Khoa học cấp Nhà nước
KX- 05.
Nghiên cứu về nhu cầu không ít tác giả bàn đến, tuy nhiên nghiên cứu về nhu cầu
thành đạt nói chung và NCTĐ trong HTNN nói riêng ở Việt Nam thì còn quá ít ỏi. Có thể
điểm qua các nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nghiên cứu về NCTĐ, động cơ thành đạt
Theo hướng nghiên cứu này có tác giả Võ Ngọc Châu [5], nghiên cứu nhu cầu thành
đạt và mối quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên. Tác giả đã phân tích sự
ảnh hưởng của NCTĐ đến tính tích cực nhận thức của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức và NCTĐ cho sinh viên.
Tác giả Lê Thanh Hương [15] với đề tài nghiên cứu “Động cơ thành đạt trong
nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia”, tác giả đánh giá chung về động cơ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp, quan
điểm về sự thành đạt, những đặc điểm ứng xử liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, môi

trường làm việc và mức độ thỏa mãn của cán bộ nghiên cứu với các khía cạnh khác của
cuộc sống.
Nghiên cứu nhu cầu nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích [21, tr.10] đã chỉ ra rằng nhu cầu lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh phụ thuộc vào yếu tố tâm lý cá nhân nhiều hơn yếu tố tâm lý xã
hội. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt trong nhu cầu nghề nghiệp ở học sinh nam và
học sinh nữ.
Tác giả Phạm Tất Dong [6] với nhiều công trình nghiên cứu đã xem xét một cách hệ
thống về nhu cầu nghề nghiệp và hứng thú nghề nghiệp. Trong các công trình nghiên cứu,
tác giả đã khẳng định hứng thú đối với môn học có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu nghề
nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp.
Hàng loạt các bài viết khoa học của tác giả Lê Thanh Hương [13] nghiên cứu về
động cơ thành đạt trên Tạp chí Tâm lý đã xem xét động cơ thành đạt nghề nghiệp của cán
bộ nghiên cứu khoa học xã hội trên 2 cấp độ: mong muốn cần đạt và hoạt động thực tiễn.
Tác giả khẳng định, tham gia các hoạt động nghề nghiệp khác nhau, cán bộ nào cũng có
17


mong muốn đáp ứng được những nhu cầu nghề nghiệp nhất định. Tác giả chỉ ra rằng, nhu
cầu được đáp ứng những kết quả nghiên cứu của mình, có tác dụng thiết thực cho xã hội và
nhu cầu có cơ hội để học tập và phát triển được cán bộ nghiên cứu được đánh giá cao.
Nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Lã Thị Thu Thủy với nhiều công trình và báo cáo
khoa học đã đi sâu bàn về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp. Tác giả đã đề cập các vấn đề về
sự hình thành và phát triển nhu cầu thành đạt [33] cũng như phương pháp nghiên cứu nhu
cầu thành đạt [32], đặc biệt với đề tài “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ” –
Luận án Tiến sĩ [34], tác giả đã đánh giá tổng quan biểu hiện và mức độ nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của tri thức trẻ; sự khác biệt về NCTĐ nghề nghiệp giữa các nhóm đối tượng:
cán bộ khoa học (nghiên cứu viên), giáo viên và người kinh doanh. Đồng thời phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, trong đó tác giả chỉ ra các yếu tố tâm

lý cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ.
Nghiên cứu mới đây nhất có tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương nghiên cứu đề tài
“Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại
TP.HCM”. Tác giả đã đánh giá tổng quan biểu hiện và mức độ nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của giáo viên trẻ; nhận thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa các giảng viên trẻ có trình độ
chuyên môn khác nhau. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp, trong đó tác giả chỉ ra các yếu tố tâm lý cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của giáo
viên trẻ.
Cũng nghiên cứu về nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp, tác giả Trần Thị Liên với
đề tài “Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của sinh viên”. Có những đánh giá
tổng quan về sự khác biệt giữa các tiểu nhóm giá trị khác nhau, những biểu hiện nhu cầu
thành đạt của các nhóm khách thế. Những yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt.
Các công trình nghiên cứu của tác giả đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, biểu hiện,
mức độ của NCTĐ cũng như các yếu tố tác động đến NCTĐ
nghề nghiệp.
Tóm lại, vấn đề NCTĐ được các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm nghiên cứu,
đặc biệt là các nhà tâm lý học phương Tây. Tuy còn nhiều tranh luận nhưng nhìn chung, các
vấn đề lý luận về NCTĐ đã được xác định. Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng NCTĐ
được đề cập hết sức đa dạng, phong phú như: biểu hiện, mức độ NCTĐ, mối quan hệ NCTĐ
18


với các yếu tố tâm lý khác, đến những nghiên cứu giữa NCTĐ với nghề nghiệp, với nền văn
hóa, với các xã hội khác nhau.
Ở trong nước có một số công trình nghiên cứu về nhu cầu, NCTĐ trên sinh viên và
trí thức. Nhưng hiện nay, tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về NCTĐ của vận động
viên. Vì vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài NCTĐ của vận động viên là vấn đề cần chú
ý nghiên cứu hiện nay.


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm nhu cầu
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu, tùy theo
phương diện tiếp cận mà mỗi tác giả có định nghĩa khác nhau về nhu cầu. Tuy nhiên, qua
các tài liệu có thể thấy có ba hướng chính để định nghĩa nhu cầu:
1. Nhu cầu là sự xác định đối tượng của môi trường bên ngoài, nó cần thiết đối với hoạt
động sống bình thường của con người.
Trong Từ điển tóm tắt xã hội học định nghĩa “Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để
đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã
hội nói chung, là nguồn thôi thúc nội tại của hành động”.
[6, tr.213]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy
cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”. [30, tr.173]
2. Nhu cầu như là một trạng thái tâm lý phản ánh sự không đầy đủ, thiếu hụt một cái gì
đó.
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa nhu cầu là “trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ
nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình, và đó là
nguồn gốc tính tích cực của cá nhân” trong Từ điển Tâm lý học. [7, tr.190]
3. Nhu cầu như là thuộc tính chủ yếu của nhân cách, nó xác định mối quan hệ của nhân
cách với thế giới.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách, biểu thị mối
quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải
được thỏa mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển”. [10]
19


Bàn về nhu cầu, mỗi quan điểm có những nét riêng, nhưng theo chúng tôi: Nhu cầu
là sự đòi hỏi của chủ thể về một hay nhiều đối tượng nào đó cần được thỏa mãn để tồn

tại và phát triển, nhu cầu được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn
của con người và là nguồn gốc tích cực, sáng tạo trong con người.
1.2.1.2. Đặc điểm của nhu cầu
a. Nhu cầu có tính đối tượng
NC bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng của NC nằm ngoài chủ thể và đồng thời
chứa đựng khả năng thỏa mãn NC. Khi NC gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn NC thì lúc
đó NC sẽ biến thành động lực thúc đẩy con người hoạt động nhằm chiếm lĩnh đối tượng.
Tuy nhiên đối tượng của NC tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau trong mỗi cá nhân. Ở mức
độ thấp, đối tượng của NC chưa được xác định cụ thể. Ở mức độ cao hơn đối tượng của NC
được phản ánh trong đầu óc của chủ thể một cách cụ thể hơn. Dần dần trong quá trình hoạt
động, chủ thể ngày càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về ý nghĩa của NC đối với bản thân
mình. Kết hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan khác, NC trở thành động lực
thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn NC. Nhờ đó, con người trở thành chủ thể hành
động tích cực và sáng tạo, không phụ thuộc vào thế giới xung quanh một cách thụ động.
b. Nhu cầu mang tính xã hội lịch sử
NC mang bản chất lịch sử xã hội, đây chính là điểm khác nhau giữa NC của con người
và con vật. Con người biết sáng tạo ra đối tượng để thỏa mãn NC cầu của mình. NC của con
người chính là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội. Sự phát triển, biến đổi của xã hội
làm nẩy sinh những NC mới, tăng về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, NC của con
người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Sự phong phú và phức tạp này phụ thuộc
vào những điều kiện và phương thức thỏa mãn NC.
c. Nhu cầu có tính chu kì
NC của con người và xã hội không có giới hạn. Khi NC này được thỏa mãn thì NC
khác được nảy sinh và vòng tròn này cứ được tiếp diễn liên tục. Khi một NC nào đó được
thỏa mãn không có nghĩa là NC đó kết thúc mà nó luôn được củng cố, tái hiện và được làm
cho phong phú hơn.
d. Nhu cầu được nảy sinh, phát triển trong và thông qua hoạt động của
con người
Trong hoạt động sống của con người, NC luôn luôn tồn tại, nảy sinh và phát triển
không ngừng. Bản thân NC được nảy sinh tự nó không thể thỏa mãn nếu không có quá trình

20


hoạt động. Chỉ thông qua hoạt động thì đối tượng của NC mới được bộc lộ và đáp ứng. Mỗi
loại NC được thỏa mãn trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.
NC gắn bó với các trạng thái cảm xúc. Những trạng thái cảm xúc tiêu biểu như: tính
hấp dẫn của đối tượng, mức độ của cá nhân đối với đối tượng là những yếu tố thúc đẩy cá
nhân tìm kiếm cách thức để thỏa mãn NC.
1.2.1.3. Phân loại Nhu cầu
Hệ thống NC của con người rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung
đối tượng, phương thức thỏa mãn người ta phân loại NC thành nhiều nhóm khác nhau. Việc
phân chia hệ thống các NC chỉ mang tính chất quy ước ở một mức độ nhất định.
Theo Erich Fromm [9, tr.7], nhà phân tâm học hiện đại cho rằng “NC tạo ra cái tự
nhiên cho con người”. Đó là những NC:
-

NC quan hệ giữa người và người

-

NC tồn tại cái tâm con người

-

NC đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo

-

NC về sự bền vững, hài hòa


-

NC nhận thức, nghiên cứu

Tất cả những NC này là thành phần tạo nên nhân cách.
Theo D.N Uznatze, ở con người tồn tại hai dạng NC cơ bản: NC sống (NC tồn tại –
đói, khát, tình dục...) – NC cấp thấp và NC cấp cao (NC đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…). Theo
ông, sự trội hơn của NC cấp cao hay NC cấp thấp phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào giáo
dục và ấn tượng, vào sự thể nghiệm mà con người thấy có ý nghĩa.
Lý thuyết của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tôi và sự phát triển cá
nhân, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết cho sự phát triển nhân cách khỏe mạnh,
Rogers cho rằng con người ai cũng có hai NC cơ bản. Thứ nhất là NC thể hiện đầy đủ tiềm
năng của mình, mà Rogers xem là sự phấn đấu tích cực cho sự phát triển cá nhân. Thể hiện
đầy đủ tiềm năng của mình là tạo ra những khía cạnh cái tôi có thực. Rogers xem NC này là
NC cơ bản của con người, phải được thỏa mãn nếu không sẽ sinh ra rối loạn tâm lý. Thứ hai
là NC tôn trọng tích cực – tình cảm thương yêu hay tôn trọng từ người khác. Rogers xem sự
phát triển nhân cách khỏe mạnh hay xảy ra thông qua các mối quan hệ, cung cấp cho cá
nhân sự tôn trọng tích cực không điều kiện. Ông khẳng định nếu muốn tâm lý khỏe mạnh cả
hai NC này phải được thỏa mãn. [29]
Henrry Murray [9, tr.8] đã xây dựng bảng phân loại NC bao gồm:
21


- NC chiếm ưu thế.
- NC gây hấn
- NC tìm kiếm các mối quan hệ
- NC bỏ rơi người khác
- NC tự trị
- NC phục tùng thụ động
- NC về sự tôn trọng, ủng hộ

- NCTĐ
- NC trở thành sự trung tâm của chú ý
- NC vui chơi
- NC tìm người bảo trợ
- NC giúp người, quan tâm đến người khác
- NC bị trách phạt
- NC tự vệ
- NC vượt qua sự thất bại
- NC an toàn
- NC ngăn nắp, trật tự
- NC phán đoán
Maslow (1908-1970) xây dựng lý thuyết NC về sự phát triển của con người nhằm
giải thích những NC nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân
có thể định hướng cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất và tinh thần. Maslow quan
niệm NC và sự phát triển của con người theo “một chuỗi liên tiếp” như cái cầu thang.
1. Nhu cầu cơ bản
2. Nhu cầu an toàn
3. Nhu cầu xã hội
4. Nhu cầu về sự tự trọng
5. Nhu cầu tự khẳng định mình
Trong bậc thang này, NCTĐ được xếp ở bậc 4 và 5, NCTĐ là một trong những yếu
tố cấu thành NC tự khẳng định, là một yếu tố giúp cá nhân phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã
đề ra.
Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về NC, tất cả cách phân loại trên dù dựa
trên lý thuyết nào đều có chung nhận định là NC được phân chia thành hai loại: NC vật chất
22


và NC tinh thần. Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp cũng thuộc nhu cầu tinh thần và
là nhu cầu bậc cao của con người.

1.2.2. Khái niệm thành đạt
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học [45] thì:
Thành đạt: đạt được kết quả tốt đẹp, đạt mục đích như dự định, trái với thất bại.
Thành đạt là đi tới kết quả.
Như vậy, thành đạt được hiểu một cách đơn giản là có được kết quả tốt đẹp về mục
đích đã dự định từ trước.
Tuy nhiên, dựa theo cách hiểu thông thường, có 3 ý kiến khác nhau bàn về khái niệm
thành đạt.
Ý kiến thứ nhất: Cho rằng, bất kỳ ai có những sáng tạo trong công việc, kết quả hoạt
động vượt xa so với khả năng của họ là những người thành đạt. Chẳng hạn, người nông dân
với trình độ học vấn thấp, nhưng đã chế tạo ra được sản phẩm máy móc nào đó thay thế cho
sức người, mang lại lợi ích kinh tế cao và có ý nghĩa xã hội được coi là người thành đạt. [34,
tr.43]
Ý kiến thứ hai: Là khi nói đến thành đạt thường gắn liền với tiền bạc và chức vụ nào
đó. Một người thành đạt là người có nhiều tiền, có vị trí cao trong xã hội. Ví dụ một doanh
nhân thành đạt là người có doanh thu cao, một quan chức thành đạt là người giữ trọng trách
quan trọng trong xã hội. [34]
Ý kiến thứ ba: Quan niệm, người thành đạt là người có uy tín lớn, có chuyên môn
vững vàng, có tài năng, nhắc đến họ là mọi người đều nể phục, như các nhà khoa học, các
chính khách hay văn nghệ sĩ…[34].
Với cách hiểu này, quan niệm về sự thành đạt mới chỉ đề cập ở góc độ cá nhân. Có
nghĩa là bản thân cá nhân đề ra mục đích, phấn đấu để đạt được mục đích đặt ra có thể coi là
thành đạt. Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là các khái niệm chưa đề cập đến hai vấn đề rất
quan trọng của sự thành đạt đó là: sự nỗ lực cố gắng của cá nhân và sự thừa nhận, đánh giá
của xã hội đối với kết quả hoạt động của cá nhân đó. Những người thành đạt không chỉ đơn
thuần là hoàn thành được mục tiêu mà còn phải hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra với sự
nỗ lực cố gắng của bản thân. Và kết quả hoạt động của cá nhân phải được xã hội thừa nhận
và đánh giá cao. Vì nếu cá nhân hoàn thành mục tiêu đề ra nhưng mục tiêu đó không đáp
ứng yêu cầu xã hội, không phù hợp với chuẩn mực, đạo đức xã hội, không được xã hội thừa
nhận, đánh giá thì không thể coi là sự thành đạt được.

23


×