Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

tìm hiểu động cơ tham gia và sự hài lòng của hội viên đang tập luyện ở các câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ TDTT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên Đề Tài:

“TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ THAM GIA VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
HỘI VIÊN ĐANG TẬP LUYỆN TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ THỂ
DỤC THẨM MỸ Ở QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH”

Chuyên ngành: Quản Lý TDTT

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ TDTT


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên Đề Tài:

“TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ THAM GIA VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
HỘI VIÊN ĐANG TẬP LUYỆN TẠI CÁC CÂU LẠC BỘ THỂ
DỤC THẨM MỸ Ở QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH”

Chuyên ngành: Quản Lý TDTT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


Sinh viên thực hiện:

Th.S Nguyễn Nam Hải

Nguyễn Thanh Tú
Chuyên ngành: Quản Lý TDTT
Lớp: Quản Lý TDTT, Khóa 31

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là một bƣớc ngoặt đánh dấu sự chuyển tiếp
từ sinh viên trở thành cử nhân. Quá trình làm luận văn là quá trình học
tập, tích lũy và kiểm tra lại kiến thức đã học áp dụng vào thực tế.
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự hỗ trợ
và động viên rất nhiều từ gia đình, thầy hƣớng dẫn và các bạn. Nay
những khó khăn đã qua, luận văn đã đƣợc hồn thành. Với lịng biết
ơn sâu sắc, em xin chân thành gởi lời cám ơn:
Cha mẹ và gia đình đã nuôi dƣỡng và dạy dỗ, giúp đỡ và động
viên em trong những lúc khó khăn nhất trong cuộc sống.
Em xin cảm ơn tấm lịng nhiệt tình, tận tụy của q thầy (cơ)
trƣờng ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh đã dìu dắt, trang bị cho em
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập
tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Nam Hải, thầy hƣớng
dẫn trực tiếp đề tài. Cảm ơn thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
tận tình hƣớng dẫn em trong q trình làm khóa luận. Nhờ có sự
hƣớng dẫn nhiệt tình của thầy mà em đã hồn thành đƣợc khóa luận
tốt nghiệp này.

Bạn Nguyễn Đức Thƣợng, bạn Mai Thiên Kim Ngọc Diệp
đã cùng nhau thảo luận và giải quyết các vấn đề, động viên nhau
hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn. Chúc mọi ngƣời sức khỏe và
thành đạt!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Tú


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 4
1.1. Khái quát hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ tại quận Thủ
Đức, TP.HCM. ................................................................................................... 4
1.2. Lý thuyết về Động cơ. ................................................................................ 5
1.2.1. Nhu cầu – Nhu cầu vận động của con ngƣời. ...................................... 5
1.2.2. Động cơ - Động cơ tham gia thể thao của con ngƣời. ......................... 8
1.3. Lý thuyết về Sự hài lòng của khách hàng. ................................................ 12
1.3.1. Chất lƣợng dịch vụ- Chất lƣợng dịch vụ trong thể thao. ................... 12
1.3.2. Sự hài lòng của khách hàng................................................................ 14
1.4. Lòng trung thành của khách hàng............................................................. 16
CHƢƠNG II: MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - ĐỐI
TƢỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................................................... 18
2.1. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 18
2.1.1. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................... 18
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................ 18
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
2.2.1. Phƣơng pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu: .............................. 18
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra điều tra xã hội học: ......................................... 18

2.2.3. Phƣơng pháp toán học thống kê: ........................................................ 19
2.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. ....................................... 19
2.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:........................................................................ 19
2.3.2. Tổ chức nghiên cứu: ........................................................................... 20


CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 21
3.1. Đánh giá động cơ tham gia và sự hài lòng của hội viên. .......................... 21
3.1.1. Thông tin về chung về mẫu nghiên cứu: ............................................ 21
3.1.2. Đánh giá động cơ tham gia của hội viên: ........................................... 25
3.1.3. Đánh giá sự hài lòng của hội viên: ..................................................... 31
3.1.4. Đánh giá mức độ tƣơng quan giữa các khái niệm nghiên cứu:.......... 30
3.1.5. Tìm hiểu khác biệt trong các yếu tố nhân khẩu học của hội viên: ..... 31
3.2 . Đề xuất những định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý CLB TDTM. ..... 40
3.2.1. Phân tích SWOT về kinh doanh CLB TDTM tại quận Thủ Đức,
TP.HCM: ...................................................................................................... 40
3.2.2. Một số nhóm giải pháp phát triển kinh doanh TDTM tại quận Thủ
Đức, TP.HCM: ............................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 43
Kết luận ............................................................................................................ 43
Kiến nghị.......................................................................................................... 45


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

VIẾT TẮT

Thể dục Thể thao


TDTT

Thành Phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

Câu lạc bộ

CLB

Thể dục thẩm mỹ

TDTM

Động cơ

ĐC

Sự hài lịng

HL

Trung thành

TL

Giảm căng thẳng

F1


Tìm kiếm kích thích

F2

Thẩm mỹ

F3

Tăng cƣờng sức khỏe

F4

Giải trí

F5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Thể
loại

Số
3.1
3.2

3.3

Nội Dung
Thông tin chung về hội viên tập luyện ở các CLB
Kết quả giá trị trung bình của các yếu tố động cơ tham

gia
Đánh giá các yếu tố bằng hệ số tin cậy bằng Cronbach
Alpha

Trang
22
24

27

3.4

28

3.5

Kết quả giá trị trung bình sự hài lỏng của hội viên.

31

3.6
Bảng

Kết quả kiểm định KMO
Kết quả giá trị trung bình lịng trung thành của hội viên

32

3.7


Kết quả kiểm định trƣơng quan giữa các nhân tố

33

3.8
3.9
3.10

3.11

3.12
Biểu
đồ

đồ

3.1

1.1

Kết quả kiểm định động cơ tham gia giới tính bằng tTest
Kết quả kiểm định sự hài lịng với giới tính bằng t-Test
Kết quả kiểm định ANOVA của động cơ tham gia
theo học vấn.
Kết quả kiểm định ANOVA với động cơ tham gia theo
nghề nghiệp.
Phân tích SWOT về kinh doanh CLB TDTM tại quận
Thủ Đức, TP.HCM
So sánh giá trị trung bình các nhân tố
Khung nghiên cứu


34
35
37

39

40

31

11


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay kinh tế thế giới đang có những biến động sâu sắc về nhiều mặt.
Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, cùng với sự phân công lao
động quốc tế ở mức cao đã làm cho q trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới
phát triển mạnh mẽ về cả chiều sâu lẫn chiều rộng trên hai cấp độ tồn cầu hóa
và khu vực hóa. Chính điều kiện đó đã dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về
thể chế kinh tế, và đƣa nền kinh tế thế giới bƣớc vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu.
Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế thế giới và xu hƣớng tồn cầu hóa,
cuộc sống của con ngƣời đã có những tiến triển vƣợt bậc, ngày càng tốt đẹp,
hiện đại và thuận tiện hơn. Đây cũng là nguyên nhân mà con ngƣời ngày càng có
thêm nhiều nhu cầu và địi hỏi mạnh mẽ phải đƣợc đáp ứng những nhu cầu đó.
Đó là lý do nền kinh tế đã có bƣớc chuyển biến đáng kể từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, nhằm phục vụ những yêu cầu khác nhau của
con ngƣời.
Trong những năm gần đây loại hình kinh tế dịch vụ cũng đã xuất hiện tại
Việt Nam và có xu hƣớng phát triển mạnh, dần khẳng định vị trí của mình trong

nền kinh tế. Kinh tế dịch vụ phát triển trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề,
trong đó ngành thể dục thể thao (TDTT) là thể hiện rõ nhất và mang lại hiệu quả
đáng kể nhất. Có thể nhận thấy mơ hình kinh doanh dịch vụ thể thao đã và đang
phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là tại các thành phố lớn, các trung tâm
thể thao phát triển mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với vị trí là trung tâm kinh tế lớn, nơi
đây còn là trung tâm phát triển TDTT hàng đầu quốc gia. Ngoài là nơi đóng góp
to lớn vào việc phát triển TDTT Việt Nam, nơi đây còn là nơi đi đầu trong việc
phát triển mơ hình kinh tế thể thao, kinh doanh dịch vụ thể thao, tạo nền tảng cơ
sở cho việc phát triển của loại hình này ở nƣớc ta.

1


Trên địa bàn thành phố ngoài các cơ sở TDTT của nhà nƣớc đầu tƣ phục
vụ cho phát triển sự nghiệp thể thao, có thể thấy xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở
tƣ nhân phát triển rộng khắp ở hầu hết các quận, huyện trong thành phố, có thể
kể đến đó là các câu lạc bộ (CLB), phịng tập, sân golf, sân tenis, sân cỏ nhân
tạo, hồ bơi, trung tâm dịch vụ thể thao, tƣ vấn sức khỏe,….ở một số mơn nhƣ
bóng đá mini, thể hình, thể dục thẩm mỹ (TDTM),…Trong số đó, đáng kể là mơ
hình kinh doanh CLB TDTM đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, từ
66 cơ sở với 15.000 ngƣời tập vào năm 2000, đến nay đã có hơn 120 CLB,
phịng tập thu hút trên 55.000 ngƣời tập luyện thƣờng xuyên và đƣợc phân bổ
đều khắp trên 24 quận, huyện.[6]
Thủ Đức là một trong số 24 quận của TP.HCM, tuy là một quận vùng ven,
cách xa trung tâm thành phố, tuy nhiên trong những năm qua Thủ Đức đã có
những bƣớc phát triển đáng ghi nhận về kinh tế - văn hóa - xã hội và đặc biệt là
TDTT. Khơng nằm ngồi cuộc trong sự phát triển chung của phong trào TDTM
thành phố, Thủ Đức cũng khẳng định đƣợc vị trí của mình với mơn thể thao này
với số lƣợng phịng tập ngày càng gia tăng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời

dân.
Nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của các hoạt động kinh doanh TDTT
phong trào hiện đang phát triển mạnh mẽ, tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa
XI, Đảng đã ban hành luật TDTT (số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006). Tại điều
4, khoản 2 trong luật có nêu: “Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát
triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp
ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể
thao cơng lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín
dụng, đất đai theo quy định của pháp luật " 12

2


Từ việc khuyến khích, tạo nhiều điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham
gia phát triển sự nghiệp TDTT của Nhà nƣớc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các mơ hình kinh doanh thể thao trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam, sự phát triển các mơ hình kinh doanh
thể thao tại các thành phố lớn mặc dù đã góp phần làm tăng cơ hội tham gia tập
luyện TDTT của nhân dân, phù hợp với đặc điểm cá nhân, sở thích và nhu cầu.
Nhƣng trên thực tế đó mới là sự phát triển tự phát, chƣa có sự đầu tƣ, nghiên
cứu và phát triển tập trung, song song đó với sự đa dạng của các loại hình về qui
mơ, kích cỡ và các điều kiện khác nhau đã tạo nên sự không đồng đều về chất
lƣợng giữa các mơ hình kinh doanh thể thao, dẫn đến chậm phát triển và kém
hiệu quả. Chính vì vậy việc tìm hiểu thơng qua đánh giá khách hàng là điều cần
thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh,
tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng và nâng cao hiệu quả quản lý.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động kinh
doanh của các CLB TDTM, đề tài “Tìm hiểu động cơ tham gia và sự hài lòng
của hội viên đang tập luyện ở các câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ tại quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh” giúp các nhà quản lý có đƣợc đánh giá khách

quan, trung thực về quá trình hoạt động của CLB và qua đó có những định
hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho CLB trong những năm
tiếp theo.

3


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ tại quận Thủ
Đức, TP.HCM.
Thể dục thẩm mỹ là phƣơng pháp thể dục kết hợp một chuỗi những hoạt
động có kiểm sốt nhằm giúp gia tăng hoạt động cơ thể, tăng cƣờng cơ bắp,
củng cố ý chí và tinh thần, mang đến cho bạn sự linh hoạt và một vóc dáng cân
đối hơn.
Cùng với sự phát triển của TDTT nói chung, trong những năm qua phong
trào tập luyện TDTM xuất hiện rộng khắp mọi nơi, ngày càng phong phú về nội
dung và hình thức tập luyện nhƣ: Thể hình, thẩm mỹ theo nhạc, thẩm mỹ với
bục, thẩm mỹ kết hợp với Aerobic hay với khiêu vũ,… Các lớp tập TDTM
không chỉ nằm trong phạm vi các CLB, phòng tập hay nhà riêng mà cịn xuất
hiện trên các cơng viên của thành phố. Bên cạnh đó, việc Liên đồn Thể dục
thành phố Hồ Chí Minh thành lập Hội Thể dục thẩm mỹ đã làm cho phong trào
TDTM ngày càng phát triển.
Không chỉ dừng lại ở việc tập luyện theo phong trào, trong thời gian qua
đã có nhiều giải thi đấu TDTM đƣợc diễn ra nhằm mục đích tuyển chọn vận
động viên (VĐV) và đáp ứng nhu cầu của ngƣời u thích mơn thể thao này.
Gần đây nhất là giải vô địch TDTM TP.HCM mở rộng diễn ra tại Trung tâm thể
dục thể thao quận Thủ Đức vào ngày 08/10/2011, quy tụ nhiều CLB TDTM đến
từ các tỉnh, thành trong cả nƣớc tham dự, thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của
ngƣời hâm mộ.[6]

Thủ Đức là một trong số 24 quận, huyện của TP.HCM, với diện tích là
47,46 km², dân số đến 1/4/2009 là 442.110 ngƣời.
Tuy là một quận vùng ven, cách xa trung tâm thành phố, nhƣng trong
những năm qua Thủ Đức đã có những bƣớc phát triển đáng trên các lĩnh vực:

4


giáo dục, y tế, văn hóa, đặc biệt là TDTT. Trên địa bàn quận Thủ Đức có các
trƣờng đại học hàng đầu thành phố nhƣ: Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật, đại học
Nông Lâm, đại học Khoa học tự nhiên, đại học Bách Khoa,...Trƣờng đại học
Thể dục Thể Thao thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trên địa bàn Thủ Đức.
Trên địa bàn quận có một trung tâm TDTT quận, cùng với đó là hàng loạt
các loại hình cơ sở, CLB tập luyện TDTT phát triển rộng khắp ở các mơn bóng
đá, cầu lơng, các mơn võ, TDTM, thể hình,…Trong đó các CLB TDTM ngày
càng phát triển và thu hút đƣợc đông đảo mọi đối tƣợng tầng lớp nhân dân tham
gia tập luyện. Trong tồn quận, có tổng số gần 20 CLB lớn nhỏ, trong số đó phải
kể đến nhƣ: CLB Sông Đà, CLB Rạng Đông, CLB Đồng Giao, CLB TDTM
Thủ Đức,... Đa phần các CLB này đều do tƣ nhân thành lập là chủ yếu, tồn tại
gồm hai dạng chính là: các trung tâm TDTM cao cấp đƣợc đầu tƣ chất lƣợng cao
và các dịch vụ hoàn hảo, loại thứ hai là các phòng tập tƣ nhân đƣợc đầu tƣ nhỏ
gọn với qui mơ và kích cỡ khác nhau.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, đã đƣa hoạt động
TDTT, phong trào TDTM ổn định và duy trì ở mức cao, kinh doanh CLB
TDTM ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp đáp ứng đƣợc yêu cầu xã
hội.[5]
1.2. Lý thuyết về Động cơ.
1.2.1. Nhu cầu – Nhu cầu vận động của con ngƣời.
 Nhu cầu của con ngƣời:
Khái niệm nhu cầu:

Nhu cầu là một hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
ngƣời có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó
mà con ngƣời cảm nhận đƣợc.[9]

5


Nhu cầu của một cá nhân là đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, ngƣời
quản lý chỉ kiểm sốt những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá
nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu
khác theo định hƣớng của nhà quản lý, do đó ngƣời quản lý ln có thể điều
khiển đƣợc các cá nhân.[9]
Theo Phillip Kotler (1976), nhu cầu là trạng thái cảm giác thiếu hụt một
sự thoả mãn cơ bản nào đó của cơ thể, tồn tại nhƣ một bộ phận cấu thành cơ thể
và nhân thân của con ngƣời.
Theo một cách nhìn đơn giản, nhu cầu con ngƣời là điều gì đó thiếu hụt,
đƣợc định nghĩa là “bất cứ sự thiếu hụt gì đó trong mỗi ngƣời nảy sinh do tự ý
hoặc tâm lý” (Morgan & King, 1996). [9]
Nhu cầu thƣờng đƣợc nhắc đến để ám chỉ một động cơ hoặc trạng thái
nội tâm hƣớng đến một động cơ, ví dụ nhƣ khi buồn ngủ thì con ngƣời có nhu
cầu ngủ. Đây là phƣơng pháp tiếp cận của Abraham Maslow (1943 & 1968),
ngƣời phân tích về “nhu cầu cơ bản” nổi tiếng trên toàn thế giới. Maslow phát
triển học thuyết về động cơ của con ngƣời, trong đó ơng đề cập đến một số nhu
cầu quan trọng và sắp xếp theo một hệ thống cấp bậc.

Hình 1. Tháp nhu cầu Maslow (năm 1954)

6



Mỗi một bậc nhu cầu đƣợc đáp ứng, con ngƣời lại tìm cách thỏa mãn bậc
nhu cầu tiếp theo.Theo cơng trình nghiên cứu nổi tiếng của giáo sƣ tâm lý học
Abraham Maslow, nhu cầu của con ngƣời có thể ra thành năm nhóm cơ bản nhƣ
sau: Năm tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất thuộc "thể lý" - thức ăn,
nƣớc uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu về an toàn cá nhân - cần có cảm giác n tâm về an
tồn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu đƣợc chấp nhận và yêu thƣơng - muốn đƣợc trong
một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tƣ: Nhu cầu đƣợc tôn trọng - cần có cảm giác đƣợc tơn trọng,
kinh mến, đƣợc tin tƣởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu hiện thực hóa bản thân- muốn sáng tạo, đƣợc thể
hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc cơng nhận là
thành đạt.
Năm nhóm nhu cầu theo phân loại của Maslow giúp chúng ta thấy đƣợc
những nhóm mục đích chính dẫn dắt các hành vi con ngƣời để hƣớng tới sự thoả
mãn theo các tiêu chí do xã hội đặt ra.[10]
Các loại nhu cầu trên đây thực tế chỉ là bề nổi, là mặt bên ngoài, thể hiện
các loại ham muốn của con ngƣời để có đƣợc các cảm xúc tốt. Trên thực tế, rất
khó để tính hết đƣợc các loại nhu cầu cụ thể của con ngƣời.
Cho tới nay chƣa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu.
Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học
thƣờng có những định nghĩa mang tính riêng biệt.
Trong phạm vi nghiên cứu hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là một hiện
tƣợng tâm lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời
về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.


7


 Nhu cầu vận động của con ngƣời:
Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động con ngƣời ta khi thấy một sự
cần thiết nhất định nào đó. Nhu cầu của con ngƣời rất đa dạng đƣợc chia làm ba
nhóm chính: nhu cầu vật chất, nhu cầu cảm xúc, nhu cầu xã hội. Nhu cầu vật
chất là nhu cầu tất yếu liên quan đến hoạt động sống của con ngƣời. Nhu cầu
tinh thần liên quan đến sự tồn tại, là đặc thù biểu thị sự phát triển nhân cách của
con ngƣời. Nhu cầu xã hội, thể hiện bản chất xã hội của con ngƣời (sự giao
tiếp). TDTT là biện pháp tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp.[7]
Nhu cầu vận động là một trong những nhu cầu cần thiết của con ngƣời,
ngay từ ngày đầu tiên trong cuộc đời nhu cầu vận động của một đứa trẻ đã đƣợc
thỏa mãn thông qua hoạt động vận động. Trong quá trình hoạt động thể thao nhu
cầu vận động khơng những đƣợc thỏa mãn mà còn nảy sinh một nhu cầu mới là
nhu cầu căng thẳng thể chất lớn (lƣợng vận động lớn) phù hợp với cƣờng độ,
thời gian và tính chất của hoạt động vận động. Tích tích cực của ngƣời tập
TDTT phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời đó do vậy, nhu cầu của ngƣời tập
TDTT là thuộc tính cá nhân do đó nó khác với các hình thức của nhu cầu về vật
chất và tinh thần.
Động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con ngƣời trong một thời điểm nhất
định, chính nó thúc đẩy con ngƣời sẽ hành động.
Nhu cầu - động cơ - hành dộng là một chuỗi liên tục có ảnh hƣởng lẫn
nhau trong cuộc sống của con ngƣời.
1.2.2. Động cơ - Động cơ tham gia thể thao của con ngƣời.
 Động cơ của con ngƣời:
Động cơ – Motif (Latin), Motivation (Anh), có nghĩa là nguyên nhân thúc
đẩy con ngƣời hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể, có thể xuất
phát từ nhu cầu sinh lý hoặc tâm lý. [11]


8


X.L.Rubinstein (1960), động cơ là ý chí xuất phát từ ham muốn, nhu cầu,
xúc cảm, tính cách, tƣ tƣởng, nhận thức trƣớc những nhiệm vụ mà đời sống xã
hội đặt ra.[4]
“Động cơ thúc đẩy là chuyển biến (thay đổi) quan trọng nơi thái độ cử
chỉ. Động cơ thúc đẩy đƣa cá nhân tới đáp ứng”. Động cơ diễn ra theo các giai
đoạn: giai đoạn dẫn đƣa cá nhân hoạt động để thoả mãn nhu cầu; giai đoạn biểu
thị thái độ có đáp trả; và giai đoạn giảm nhu cầu, sự đáp trả làm thoả mãn nhu
cầu.[4]
Ronald E. Smit (1997), định nghĩa động cơ nhƣ là một q trình bên trong
có ảnh hƣởng đến hƣớng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích.
Động cơ là những ý nghĩ và tình cảm của con ngƣời có liên quan đến nhận thức
về nhu cầu và kích thích con ngƣời hành động để làm thỏa mãn nhu cầu đó.[7]
Động cơ là khái niệm trung tâm của tâm lý học, có rất nhiều ý kiến cho
rằng trên con đƣờng của sự tiến hóa của con ngƣời thì động cơ xuất hiện khá
muộn. Nói đến động cơ là nói đến xu hƣớng lựa chọn hoạt động của con ngƣời.
Khái niệm động cơ đƣợc dùng để chỉ mức độ cao hơn khi trong một hồn cảnh
nào đó diễn ra sự lựa chọn để đáp ứng một loạt các kích thích cùng đồng thời tác
động lên cơ thể.
Nhà tâm lý học ngƣời Nga nổi tiếng A.N.Leonchiep khi bàn về động cơ
cho rằng: Thứ nhất động cơ và nhu cầu là hai hiện tƣợng tâm lý gắn bó chặt chẽ
với nhau. Thứ hai, động cơ chính là đối tƣợng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã
đƣợc thể hiện trên tri giác, biểu tƣợng, tƣ duy,…[8]
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về động cơ của con ngƣời, song mọi quan
điểm đều cho rằng: Động cơ là một hiện tƣợng tâm lý thúc đẩy , quy định sự lựa
chọn và hƣớng của hành vi. Việc nghiên cứu về động cơ thực chất là quá trình lý
giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.


9


 Động cơ tham gia thể thao:
Động cơ tham gia thể thao là một mặt ý thức của ngƣời tập trong đó phản
ánh tƣ tƣởng, tình cảm thúc đẩy họ tham gia tập luyện. Động cơ miêu tả trạng
thái kích thích bên trong, điều khiển và chỉ đạo hành vi [15]
Schiffman & Kanuk (2001) Đề xuất một định nghĩa chung cho động cơ
tham gia thể thao phản ánh quá trình với 5 giai đoạn: nhu cầu về sự thừa nhận;
giảm bớt căng thẳng; trạng thái nổ lực; sự mong muốn; mục tiêu hƣớng tới hành
vi.[17]
Sloan (1989), đã xem xét động cơ tham gia thể thao và đề xuất một số lý
thuyết về động cơ: tăng cƣờng sức khỏe; giảm căng thẳng; tìm kiếm kích thích;
giải trí và thẩm mỹ. [18]
Milne và McDonald (1999), đề xuất một loạt các nhân tố động cơ tiềm
năng cho những ngƣời tham gia hoạt động thể thao nhƣ: thể chất sung mãn;
giảm căng thẳng; liên kết; xã hội; tạo thuận lợi; lòng tự trọng; thành tích; nắm
vững các kỹ năng; thẩm mỹ.[14]
Theo Nguyễn Đăng Thuyên (2010), động cơ tham gia thể thao chia làm
hai nhóm: Động cơ trực tiếp:
- Sự thỏa mãn trong hoạt động thể thao
- Tính thẩm mỹ về vẻ đẹp, tính nhịp điệu, khéo léo trong các động tác của
bản than.
- Mong muốn biểu hiện lịng dũng cảm và quyết đốn khi thực hiện các
bài tập nguy hiểm.
- Thỏa mãn vì đƣợc tham gia thi đấu
- Muốn đạt đƣợc thành tích, kỷ lục, muốn chiến thắng.
Động cơ gián tiếp:
- Muốn trở thành ngƣời khỏe mạnh, cơ thể cƣờng tráng, tinh thần sảng
khoái, nghị lực dồi dào.


10


- Muốn đạt hiệu quả cao trong công việc nên cần phải tập luyện để có một
thể chất khỏe mạnh hơn.
- Phải thực hiện nghĩa vụ theo qui định của chƣơng trình giáo dục thể chất
trong nhà trƣờng.
 Tóm lại:
Động cơ tham gia thể thao là một chủ đề cổ điển trong các nghiên cứu về
hành vi tiêu dùng thể thao. Hầu hết các nghiên cứu có liên quan đã tập trung vào
các động cơ để tham gia học thể thao, rất khó tìm thấy các nghiên cứu động cơ
tham gia thể thao có tổ chức trong các nghiên cứu thể thao.
Với thực tiễn thể thao tại Việt Nam, việc nghiên cứu động cơ tham gia thể
thao cịn rất ít vì vậy từ những nghiên cứu trên, đề tài chấp nhận khái niệm động
cơ: Động cơ tham gia thể thao là một mặt ý thức của ngƣời tập trong đó phản
ánh tƣ tƣởng, tình cảm thúc đẩy họ tham gia tập luyện. ”, và mơ hình lý thuyết
của Sloan (1989) về động cơ tham gia thể thao bao gồm các yếu tố: tăng cường
sức khỏe; giảm căng thẳng; tìm kiếm kích thích; giải trí và thẩm mỹ.
Tăng cƣờng
sức khỏe
Giảm căng thẳng
Động cơ tham gia

Tìm kiếm kích thích
Giải trí
Thẩm mỹ

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu


11


 Các khái niệm nghiên cứu:
Tăng cường sức khỏe: là tìm kiếm một trạng thái hài hịa về thể chất, tinh
thần và xã hội, khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế, cho phép mỗi
ngƣời thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của mơi trƣờng, giữ đƣợc lâu dài
khả năng hoạt động và hoạt động có hiệu quả.
Giảm căng thẳng: giảm các trạng thái bị suy nhƣợc về tinh thần, trạng thái
lo lắng, bất an, rối loạn về chức năng cơ thể, rối loạn hành vi,….
Tìm kiếm kích thích: là tìm kiếm các yếu tố có tác dụng làm tăng sự hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể, tác động vào các giác quan hoặc hệ thần
kinh. Các yếu tố làm hƣng phấn, có tác dụng thúc đẩy làm cho hoạt động của
con ngƣời mạnh hơn
Giải trí: làm cho trí óc của con ngƣời đƣợc nghỉ ngơi, thoải mái sau khi
làm việc. Là một dạng hoạt động của con ngƣời đáp ứng nhu cầu phát triển của
con ngƣời về thể chất, trí tuệ và mĩ học.
Thẩm mỹ: nhận thức của con ngƣời trƣớc những hiện tƣợng thẩm mỹ
trong tự nhiên, xã hội, trong bản thân con ngƣời và nghệ thuật.
1.3. Lý thuyết về Sự hài lòng của khách hàng.
1.3.1. Chất lƣợng dịch vụ- Chất lƣợng dịch vụ trong thể thao.
 Chất lƣợng dịch vụ:
Chất lƣợng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận đƣợc. Chất lƣợng
dịch vụ đƣợc xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên
quan đến nhu cầu cá nhân của họ.
Trong thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo
lƣờng chất lƣợng dịch vụ. Lấy ví dụ:
+ Lehtine và Lenhtine (1982), cho là chất lƣợng dịch vụ phải đƣợc đánh
giá trên hai khía cạnh: q trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ. [1]


12


+ Gronroos (1984), cũng đề nghị hai thành phần của chất lƣợng dịch vụ,
đó là: chất lƣợng kỹ thuật và chất lƣợng chức năng. [3]
+ Theo Zeithaml and Bitner (2000), giải thích: Chất lƣợng dịch vụ là sự
đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực
thể. Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì
đƣợc mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận đƣợc. [3]
Tuy nhiên, khi nói đến chất lƣợng dịch vụ, chúng ta không thể nào không
đề cập đến đóng góp rất lớn của Parasuraman và ctg (1988). Parasurama và ctg,
(1988) định nghĩa chất lƣợng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi
của ngƣời tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. [3]
+ Theo Hurbert (1995) trƣớc khi sử dụng dịch vụ, khách hàng đã hình
thành một “kịch bản” về dịch vụ đó. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung
cấp không giống nhau, khách hàng sẽ cảm thấy khơng hài lịng. [3]
Trong nhiều phân tích về chất lƣợng dịch vụ thì chúng ta thấy rõ gợi ý ở
dƣới đây về chất lƣợng dịch vụ:
(1). Chất lƣợng dịch vụ khó đánh giá hơn chất lƣợng sản phẩm hữu hình.
(2). Nhận thức về chất lƣợng dịch vụ là kết quả của quá trình so sánh giữa
mong đợi của khách hàng với những hoạt động cụ thể của đơn vị cung cấp dịch
vụ nhằm đáp ứng mong đợi đó.
(3). Những đánh giá của chất lƣợng khơng chỉ đƣợc tạo ra từ dịch vụ nó
cịn bao gồm những đánh giá về quá trình thực thi dịch vụ.
Nhận định này chứng tỏ rằng chất lƣợng dịch vụ liên quan đến những
mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ. Parasuraman và ctg,
(1988) giải thích rằng để biết đƣợc sự dự đốn của khách hàng thì tốt nhất là
nhận dạng và thấu hiểu những mong đợi của họ. Việc phát triển một hệ thống
xác định đƣợc những mong đợi của khách hàng là cần thiết. Và ngay sau đó ta
mới có một chiến lƣợc chất lƣợng cho dịch vụ có hiệu quả. [16]


13


 Chất lƣợng dịch vụ trong thể thao:
Chất lƣợng dịch vụ trong thể thao có thể khái quát là những hoạt động và
kết quả trong lĩnh vực thể thao mà bên cung cấp có thể cung cấp cho ngƣời mua
và chủ yếu là vơ hình khơng mang tính sở hữu.
Thể thao là nhu cầu tự nhiên, thiết yếu của con ngƣời, nó xuất hiện mọi
lúc, mọi nơi trong xã hội. Sự phát triển của thể thao nhanh chóng trong thời gian
gần đây đã làm cho ngành dịch vụ đi kèm theo nó cũng phát triển tƣơng ứng. Sự
phối kết hợp giữa thể thao và dịch vụ là xu hƣớng tất yếu của sự phát triển trong
xã hội hiện đại, nhất là khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đã đạt đƣợc những
thành tựu vơ cùng to lớn.
Vì vậy mọi ngƣời sau lúc làm việc và học tập khẩn trƣơng, cần phải làm
cho thể lực đƣợc khôi phục, tinh thần đƣợc thƣ giãn, để dễ nâng cao hiệu suất
công tác và học tập. Các dịch vụ giải trí, thể thao, chữa bệnh và nghỉ ngơi mở ra
hiện nay chính là biện pháp tích cực để giải trừ mệt mỏi, tăng cƣờng sức khỏe,
kéo dài tuổi thọ.
1.3.2. Sự hài lòng của khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trong ảnh hƣởng đến sự
phát triển của CLB kinh doanh TDTT. Là một khái niệm dùng để đo lƣờng mức
độ đáp ứng của sản phẩm và dịch vụ đối với kỳ vọng của khách hàng.
Câu lạc bộ TDTM đƣợc xem nhƣ là một công ty kinh doanh thì phƣơng
châm hoạt động của các cơng ty là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vì
khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận. Khi khách hàng hài lịng với sản
phẩm, chất lƣợng dịch vụ của cơng ty thì khả năng tiếp tục mua lại sản phẩm của
cơng ty là rất cao. Mặt khác, khi họ thỏa mãn họ sẽ có xu hƣớng giới thiệu và
nói tốt về sản phẩm của công ty với ngƣời khác. Sự thỏa mãn của ngƣời tiêu
dùng đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh doanh dịch vụ dựa trên

việc tiếp xúc hay giao dịch với công ty.

14


Theo Oliver (1997), sự hài lòng là phản ứng của ngƣời tiêu dùng đối với
việc đƣợc đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa
mãn chính là sự hài lịng của ngƣời tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm
hoặc dịch vụ đó nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp
ứng trên mức mong muốn và dƣới mức mong muốn.[3]
Theo Tise và Wilton (1988), sự hài lòng là sự phản ứng của ngƣời tiêu
dùng khi ƣớc lƣợng sự nhận đƣợc trái ngƣợc giữa mong muốn trƣớc đó và kết
quả thực sự nhƣ cảm nhận của mình sau khi tiêu dùng.[3]
Theo Kotler (2001), thì sự hài lịng là mức độ của trạng thái cảm giác của
một ngƣời bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu đƣợc từ sản phẩm /dịch vụ với
những kỳ vọng của ngƣời đó. Kỳ vọng ở đây đƣợc xem là ƣớc mong hay mong
đợi của con ngƣời. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trƣớc đó và
thơng tin bên ngồi nhƣ quảng cáo, thơng tin truyền miệng của bạn bè, gia
đình...[1]
Bachelet (1995), cho rằng sự hài lòng của khách hàng nhƣ một phản ứng
mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với một sản
phẩm hay một dịch vụ. Nhƣ vậy, mức độ thỏa mãn là bao hàm của sự khác biệt
giữa kết quả nhận đƣợc và kỳ vọng. Khách hàng có thể có cảm nhận một trong
ba mức độ thỏa mãn sau: Nếu kết quả thực hiện kém hơn so với kỳ vọng thì
khách hàng sẽ khơng hài lịng. Nếu kết quả thực hiện tƣơng xứng với kỳ vọng
thì khách hàng sẽ hài lịng. Nếu kết quả thực tế vƣợt quá sự mong đợi thì khách
hàng rất hài lịng và thích thú. [1]
Trong nghiên cứu này tiếp cận sự hài lòng của khách hàng đang tham gia
tập luyện tại các CLB TDTM. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực này, vì vậy đề tài chấp nhận khái niệm của Oliver (1997): sự hài lòng là

phản ứng của ngƣời tiêu dùng đối với việc đƣợc đáp ứng những mong muốn,
bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dƣới mức mong muốn.

15


1.4. Lòng trung thành của hội viên.
Lòng trung thành của khách hàng (hội viên) là sự gắn bó lâu dài và mật
thiết của khách hàng đối với một loại sản phẩm, dịch vụ của một cơng ty nào đó.
Nó đƣợc thể hiện bằng hoạt động lặp lại việc mua hoặc giới thiệu cho khách
hàng khác mua hàng hóa, dịch vụ của công ty. Khi khách hàng mua hàng hoặc
sử dụng dịch vụ công ty một lần, hai lần, và nhiều lần sau nữa, rồi nói với những
ngƣời khác rằng: Hàng hóa, dịch vụ đó có chất lƣợng tốt, khuyên những ngƣời
này nên sử dụng, thì họ đang chứng tỏ lịng trung thành đối với cơng ty mặc dù
đơi khi chính họ khơng ý thức đƣợc điều này.
Lịng trung thành của khách hàng đóng vai trị quan trọng cho sự thành
cơng của một thƣơng hiệu. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy các cơng ty
thƣờng có xu hƣớng đi tìm những thị trƣờng mới, những khách hàng mới nhƣng
lại quên đi việc quan tâm, chú trọng đến thị trƣờng hiện có. Trong khi đó chi phí
để tìm kiếm đƣợc một khách hàng mới cao hơn rất nhiều lần so với chi phí bỏ ra
để giữ chân một khách hàng cũ, do đó lợi nhuận đem lại từ thị trƣờng hiện có
cao hơn rất nhiều so với thị trƣờng mới. Lòng trung thành của ngƣời tiêu dùng
đối với một thƣơng hiệu nói chung nói lên xu hƣớng của khách hàng sử dụng
dịch vụ đó và lặp lại nhiều lần. Do vậy, thƣơng hiệu nào tạo đƣợc lòng trung
thành của ngƣời tiêu dùng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn.
Trong TDTT khi khách hàng đánh giá tốt về chất lƣợng dịch vụ thì mối
quan hệ giữa khách hàng và các câu lạc bộ ngày càng gắn bó hơn. Vì vậy, họ sẽ
đến tập luyện nhiều hơn và có thể chấp nhận giá cao hơn mà không chuyển sang
tập luyện ở CLB khác. Bên cạnh đó khách hàng cịn có hành vi giới thiệu, tuyên
truyền cho những ngƣời xung quanh về thƣơng hiệu họ đang sử dụng. Hay nói

một cách khác, chất lƣợng dịch vụ tại CLB đƣợc xem là những yếu tố có thể
biến hóa so với các CLB khác và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho CLB để thu hút,
giữ chân khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho CLB.

16


Sự hài lòng và lòng trung thành là hai khái niệm có liên hệ chặt chẽ với
nhau. Vì một khi khác hàng thỏa mãn thì sẽ có xu hƣớng sử dụng dịch vụ nhiều
và thƣờng xuyên hơn so với những khách hàng không thỏa mãn. Hơn nữa khi họ
thỏa mãn thì họ sẽ tiếp tục sử dụng và cịn truyền miệng về dịch vụ đó là những
ngƣời xung quanh.

17


CHƢƠNG II
MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP - ĐỐI TƢỢNG
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu động cơ tham gia và sự hài lòng của hội viên đang tập luyện tại
các CLB TDTM ở quận Thủ Đức, TP.HCM, giúp cho nhà quản lý đánh giá
đúng hiện trạng về CLB của mình, để kịp thời đƣa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.2.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá về động cơ tham gia và sự hài lòng của hội viên
đang tập luyện tại các CLB TDTM ở quận Thủ Đức, TP.HCM
2.1.2.1. Nhiệm vụ 2: Đề xuất những định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động
của CLB TDTM trong tƣơng lai.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu:
Sử dụng các tài liệu, đề tài nghiên cứu trƣớc, sách báo nhằm tổng hợp các
tƣ liệu, tài liệu và hệ thống hóa kiến thức có liên quan, hình thành cơ sở lý luận,
xác định nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu làm cơ sở để
đánh giá kết quả nghiên cứu sau khi thực hiện đề tài.
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học:
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu (Anket): là phƣơng pháp thu thập thông
tin hội viên gián tiếp dựa trên bảng hỏi.
Bảng câu hỏi đƣợc thiết lập qua các bƣớc:
+ Dự thảo bảng câu hỏi
+ Tiến hành phỏng vấn thử và hiệu chỉnh
+ Hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn.

18


×