Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

những đặc sắc của du kí việt nam đương đại viết về nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.67 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thanh Phương

NHỮNG ĐẶC SẮC CỦA DU KÍ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ
NƯỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thanh Phương

NHỮNG ĐẶC SẮC CỦA DU KÍ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ
NƯỚC NGOÀI
Chuyên ngành

: Lí luận văn học

Mã số

: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN HOÀI THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Trần Thanh Phương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Nguyễn Hoài Thanh đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình, các thầy
cô tổ Lí luận văn học, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình góp ý, giúp đỡ và động
viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Trần Thanh Phương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
T
3

Lời cảm ơn
T

3

Mục lục
T
3

3T

3T

3T

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
T
3

3T

Chương 1. VÀI NÉT VỀ DU KÍ VIỆT NAM ....................................................... 10
T
3

T
3

1.1. Khái niệm du kí .................................................................................................. 10
T
3

3T


1.2. Đặc điểm của du kí ............................................................................................. 13
T
3

3T

1.3. Vài nét về thể du kí Việt Nam............................................................................ 15
T
3

T
3

1.3.1. Du kí trong nền văn học Việt Nam trung đại ......................................... 15
3T

T
3

1.3.2. Du kí trong nền văn học Việt Nam đương đại ...................................... 18
3T

T
3

1.3.3. Những đề tài trong du kí Việt Nam đương đại ....................................... 22
3T

T

3

Chương 2. ĐẤT NƯỚC, XÃ HỘI, CON NGƯỜI TRONG DU KÍ VIỆT
T
3

NAM ĐƯƠNG ĐẠI ........................................................................... 26
T
3

2.1. Những cảnh sắc thiên nhiên và công trình kiến trúc .......................................... 40
T
3

T
3

2.1.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên ........................................................................... 40
3T

T
3

2.1.2. Vẻ đẹp của các công trình kiến trúc ....................................................... 48
3T

T
3

2.1.3. Sự hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc ........................ 55

3T

T
3

2.2. Vẻ đẹp của con người trong du kí Việt Nam đương đại .................................... 60
T
3

T
3

2.2.1. Những con người nồng hậu, thân thiện .................................................. 62
3T

T
3

2.2.2. Những con người hết mình vì đam mê, hết mình vì cuộc sống ............. 69
3T

T
3

2.3. Vẻ đẹp của đất nước ........................................... Error! Bookmark not defined.
T
3

3T


2.3.1. Tình hình chính trị-xã hội ....................................................................... 27
3T

T
3

2.3.2. Đời sống của người dân.......................................................................... 29
3T

T
3

2.3.3. Phong tục tập quán ................................................................................. 34
3T

T
3

Chương 3. NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA DU KÍ VIỆT
T
3

NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ NƯỚC NGOÀI .............................. 72
T
3

3.1. Kết hợp giữa nghệ thuật kể chuyện và miêu tả ................................................ 78
T
3


T
3


3.2. Sự tương tác thể loại giữa du kí và các thể kí khác qua du kí Việt Nam
T
3

đương đại viết về đề tài nước ngoài ................................................................. 72
T
3

3.1.1. Sự tương tác giữa du kí và nhật kí.......................................................... 73
3T

T
3

3.1.2. Sự tương tác giữa du kí và hồi kí ........................................................... 76
3T

T
3

3.1.3. Sự tương tác giữa du kí và bút kí ........................................................... 77
3T

T
3


3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ..................................................................................... 84
T
3

3T

3.3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................ 84
3T

3T

3.3.2. Giọng điệu .............................................................................................. 91
3T

3T

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103
T
3

3T

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106
T
3

3T

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 124



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du kí là một thể loại kí văn học ra đời cách nay đã khá lâu. Từ thế kỉ trước, đã
có nhiều tác phẩm nổi tiếng, đã để lại nhiều giá trị. Trong dòng chảy đó, hiện nay,
một số tác giả đã viết du kí khi tham quan, đi công tác ở nước ngoài. Những tác
phẩm của họ mang những nét mới, những tìm tòi thể hiện sự sáng tạo trong cách
nghĩ và cách viết. Chúng ta thấy rằng, có sự khác biệt trong những cách viết này.
Đến với những trang du kí của người Việt viết về đề tài nước ngoài thì phong vị và
cảnh sắc của các đất nước như hiện lên trước mắt người viết. Thế nhưng, đây không
phải là những cuốn sách viết về địa lí hay cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch. Đằng
sau những câu chữ ấy là cái tâm, cái tình của người viết đã làm ấm những trang văn.
Và cũng chính vì những điều đó mà du kí đương đại viết về đề tài nước ngoài đã có
những đặc sắc hấp dẫn người viết. Du kí giai đoạn trước, với đỉnh cao là du kí giai
đoạn 1930- 1945 cũng đã có rất nhiều thiên viết về đề tài nước ngoài, đó là hành
trình Pháp du, nhưng du kí đương đại cũng đã có sự kế thừa với du kí giai đoạn này.
Ở đây không phải là sự rập khuôn theo lối mòn mà có sự sáng tạo trên tinh thần kế
thừa và phát huy.
Là một thể dạng đặc biệt của bút kí, du kí là bài ghi chép về miền đất, con
người, danh thắng, thiên nhiên, văn hóa... của một địa phương, của một quốc gia
sau những chuyến đi xa luôn mang lại cho độc giả rất nhiều cảm hứng cũng như
hứng thú tìm hiểu vùng đất ấy.
Tràn đầy say mê sau những lộ trình mới mẻ, ăm ắp hình ảnh qua những hoạt
động thú vị, đa dạng sắc thái và cảm xúc riêng tư... nhưng đáng nói đến nhất chính
là du kí luôn khơi gợi cho người đọc niềm ham thích và ước mơ khám phá những
miền đất lạ.
Không những thế, dù là từ thuở xa xưa khi các châu lục, các quốc gia, các
miền đất còn muôn trùng cách trở cho đến khi địa cầu trở thành một “thế giới

phẳng” tựa như thể được gắn liền bằng internet hiện thời, những tác phẩm du kí vẫn
không hề lạc hậu mà luôn có sức hấp dẫn riêng của mình. Và đây cũng là lí do


2

khiến thể dạng văn học này đã, đang và tiếp tục được công chúng nồng hậu đón
nhận.
Được đi khắp muôn nơi, được khám phá và được trải nghiệm, đó là ước mơ
của bất cứ ai và nhất là của những người trẻ tuổi. Trong giai đoạn hiện nay, việc
xuất ngoại để đi công tác, học hành, du lịch không còn hiếm hoi như xưa nữa. Rất
nhiều người Việt đang tung cánh trên khắp thế giới, tới những miền đất tuyệt vời để
rồi lại chia sẻ với bạn bè về những điều mắt thấy tai nghe.
Tất cả những điều trên đã hấp dẫn người viết, và đã đưa người viêt tới quyết
định chọn Những đặc sắc của du kí Việt Nam đương đại viết về nước ngoài làm đề
tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Thể tài du kí đã ra đời rất sớm trong nền văn học trung đại, nhưng với số
lượng không nhiều, và xét về mặt thể loại, thể tài trước đó du kí không được chú ý
nhiều, nên việc nghiên cứu nhìn chung còn rất sơ lược. Một số công trình nghiên
cứu có nhắc tới thể tài du kí, nhưng phần lớn chỉ là điểm tên, hoặc nếu không thì nói
tới du ký trong khi bàn về thể ký nói chung.
Trong năm 1950, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm
có nói tới du ký với tính chất sơ lược.
Năm 1989, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về
thể tài du kí khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, và ông cũng có
nhắc tới một số tác phẩm du kí như: chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh
Ký.
Năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ
có bàn tới thể tài du kí nhưng là du ký riêng trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông

đã đưa ra những nhận xét: “Du kí Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận
nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một khúc đại luận
về tôn giáo, rồi dọc đường chi thấy những lời bình phẩm, suy xét về phong tục, tín
ngưỡng của người mình(...)Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm


3

vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát
trang nhã. Nhưng từ 1925 trở đi, ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn”
Năm 1967, Tạp chí văn học số 02, có bài Về thể kí của tác giả Tầm Dương.
Trong bài viết này tác giả đã phân loại thể kí, và du kí được cho là một phần của kí
sự: “Du kí là “kí” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du””.
Cùng năm ấy, Tạp chí văn học số 06, tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể ký
và vấn đề viết về người thật việc thật có viết: “Có thứ bút ký phản ánh người, việc
và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du ký ”.
Năm 1968, khi thực hiện công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí,
1917 - 1934, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du kí là một trong 14 bộ
môn và nêu nhận xét về thể tài du ký, còn được ông gọi là du hành trên Nam Phong
tạp chí: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm
vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam
Phong chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong
cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam”.
Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học, do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân
chủ biên, cũng có nói tới thể tài du kí: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ
quốc ngữ phải kể đến du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng
văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác
nhau…Nguồn gốc của du kí cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền
thống”.
Các công trình trên tuy có nhắc tới thể du kí, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về

nó. Thể du kí chỉ thực sự được chú ý về sau này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn,
đã dành nhiều chú ý nhất cho du kí, điều ấy được thấy rõ qua hàng loạt các bài
nghiên cứu của ông.


4

Báo Văn nghệ quân đội số 10 năm 2000, ông có bài: Thể tài du kí về Hà Nội
nửa đầu thế kỷ XX.
Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 06, năm 2000, có bài Phác thảo du
kí Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám.
Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết năm 2002 có bài Du ký Quảng Ninh nửa đầu
thế kỷ XX
Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 06, năm 2004, có bài Du kí Ninh Bình nửa
đầu thế kỷ XX.
Tạp chí Kiến thức ngày nay số 570 năm 2006 có bài: Thể tài du ký và các tác
gia Nam Bộ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1945.
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 04 năm 2007, có bài Thể tài du ký trên tạp chí
Nam Phong (1917 - 1934). Trong bài viết này, Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào các
đặc trưng của thể du ký.
Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619, có bài viết Du ký về vùng văn hóa Sài
Gòn – Nam Bộ của Nguyễn Hữu Sơn, bàn về du kí Phạm Quỳnh qua tác phẩm Một
tháng ở Nam Kỳ.
Cùng năm đó, bộ Du kí Việt Nam, tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) gồm 3 tập
đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn dày công biên soạn và giới thiệu.
Sau khi bộ Du kí Việt Nam ra đời, đã có hàng loạt các bài viết bàn về thể tài du
ký trên Nam Phong tạp chí.
Báo Tuổi trẻ ra ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc sách để đi
chơi. Tác giả Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký:
“Đọc du kí, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm

du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi


5

đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước
đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”.
Báo Văn hóa và Thể thao, ra ngày 27.04.2007, có bài viết Du ký như một thể
tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời
phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định: “Du ký cần quan niệm như là một
thể tài. Thể tài du ký cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng
nghệ thuật của người viết chứ không phải về phía thể loại”.
Báo Người đại biểu nhân dân, ra ngày 01.04.2007, tác giả Phong Lê có bài
viết Du ký trên tạp chí Nam Phong.
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 10.04.2007, có bài viết Du ký
Việt Nam - một bộ sách quý của Trần Hữu Tá
Báo An ninh thủ đô số ra ngày 15.04.2007, tác giả Thiên Lương có bài: Về bộ
sách Du ký Việt Nam - Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí
thức….
Báo Thể thao và Văn Hóa số 49 ra ngày 21.04.2007, có bài Chuyện đi xứ
người của Nguyễn Vĩnh Nguyên…..
Báo Văn hóa số 1355, số ra ngày 30.03.2007, có bài Đọc Du kí Việt Nam: ngồi
một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, của Nguyễn Anh.
Viết về đề tài này chỉ có một số bài báo nhận xét hoặc là giới thiệu về
các tác phẩn du kí mà chưa có công trình chuyên sâu. Trong một bài nghiên cứu của
mình, nhà nghiên cứu Sỹ Hoàng đã đưa ra những nhận xét ban đầu về những cuốn
du kí mà người viết sử dụng làm đề tài luận văn, đó là: Bùng nổ du kí trong văn học
Việt Nam? Sắp đến thời kì của Du kí trong văn học Việt
Nam? Bài viết đã nêu lên những cuốn du kí nổi tiếng và nội dung cơ bản của những
tác phẩm này.



6

Một bài báo khác, với nhan đề Văn học du kí lên ngôi trên báo Hà Nội mới của
tác giả Thi Thi cũng đã nêu lên được những vấn đề chính như là nội dung của
những cuốn du kí được xuất bản và tái bản trong thời gian gần đây.
Khi nhận xét về cuốn Chia tay trên sông của nhà báo Phan Quang, Giáo sư
Hoàng Trinh đã viết: “… Nhuần nhuyễn trong anh cái cổ xưa và cái đương đại,
những người bạn cũ và những nhân vật mới quen… Phan Quang là một nhà báo
kiêm nhà văn. Anh viết hay và sống động, vừa có lí có tình. Anh cho rằng viết ra
những điều mình trăn trở bất cứ bằng thể loại nào cũng được, miễn là đến được với
bạn đọc với cả tấm lòng quý trọng độc giả.”
Còn nhà văn Đoàn Minh Tuấn thì nhận xét rằng: “Phan Quang cho tôi một
viễn vọng kính để nhìn tỏa ra các phương trời xa lạ và mới mẻ. Bao nhiêu phong
tục tập quán mình chưa được biết, bao nhiêu niềm vui nỗi nhớ đầy ắp những trang
văn huyền bí, mà tác giả đã cố công khám phá, quan sát, ghi chép để rồi miệt mài
đêm đêm vẽ nên một cách chân thật bầu trời, mặt biển đâu đó.”
Với cuốn Bên mộ vua Tần, nhà báo Giao Hưởng có suy nghĩ như sau: “…Nơi
đâu ông cũng tìm gặp “dấu tích của một nền văn hóa”. Nhất là khi dấu tích đó gợi
lên mối liên hệ xa gần tới văn chương nước ta. Ông cảm nhận những giao lưu và
tác động đậm đà giữa hai nguồn văn hóa trong dòng chảy ngọt ngào của lục bát
Việt Nam”
“Tôi đã ngốn hết Thơ thẩn Paris. Tôi thấy một Phan Quang nhà văn tâm hồn
và văn phong chan hòa ruột thịt với phong cách nhà báo. Phải uyên thâm, lão luyện
nghề báo, nghề văn nhiều đến mức nào thì mới sáng tạo được những nét riêng từ
cái nghĩ, cái chữ như thế được.” (Nhà văn Tô Hoài)
“Những câu chuyện trong Từ tuyết đến mặt trời của Nguyễn Phan Quế Mai đã
cuốn tôi vào giọng kể rất hấp dẫn của chị và tôi đã được mang đến nhiều miền đất
kì lạ trên thế giới…

Từ Buhtan, Nepal, Bangladesh… đến Úc, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức… Mỗi mảnh
đất, mỗi địa danh như thế lại hé lộ ra những vẻ đẹp mới, những bí ẩn mới và những
câu hỏi đôi lúc làm chúng ta thao thức mãi. Nguyễn Phan Quế Mai bị quyến rũ đến


7

không cưỡng nổi bởi những miến đất đó với thiên nhiên, với các lễ hội, với những
vẻ đẹp văn hóa, với ẩm thực, với những con người và với những bí ẩn từ ngàn xưa
vẫn đâu đấy ở quanh chúng ta…” (Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều)
Nhận xét về cuốn du kí nổi tiếng Sydney yêu thương của nhà báo Trung Nghĩa
nổi bật là những ý kiến của các nhà văn Dương Thụy: “Trung Nghĩa dám mơ và lên
kế hoạch rõ ràng để thực hiện những giấc mơ du học, nơi có nhà hát Con Sò lãng
mạn, nơi anh da diết viết nên những dòng chữ yêu thương”.
Các báo cũng có những nhận xét khá tích cực về cuốn du kí này của Trung
Nghĩa. Báo Tuổi Trẻ TP. HCM nhận định: “Nhiều thông tin đa dạng, hấp dẫn và
bổ ích với những ai từng đến hay muốn đến Sydney”. Còn báo Thanh nhiên thì cho
rằng: “Những bài viết nhỏ theo kiểu blog đầy xúc cảm chân thành, cung cấp nhiều
kiến thức đời sống hữu ích về thành phố Sydney, rất bổ ích cho những ai sắp đến
Sydney du lịch hoặc du học”.
Báo mạng Dân trí-www.dantri.com.vn cũng cho rằng đây là “quyển sách gây
sốt cộng đồng mạng, hot blogger”
“Những cảm nhận tinh tế về nét đẹp thiên nhiên, văn hóa và đời sống con
người ở Sydney. Nhiều chi tiết chân tình trong Sydney yêu thương sẽ khiến người
đọc chia sẻ và đồng cảm” (Vnexpress)
“Sách có lối viết nhẹ nhàng” (báo Lao Động)
Còn khi nói về cuốn sách Xách ba lô lên và đi của tác giả Huyền Chíp thì báo
Công an nhân dân cũng đã nhận định như sau: “Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn
khao khát khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với
bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền Chíp”

(CAND)
Nhìn chung, những bài viết, những bài nhận xét đã đưa ra những ý kiến khái
quát về những ưu điểm, những nội dung chính của các tác phẩm du kí này. Thể loại
du kí đã đáp ứng kịp thời, tạo nên sự bùng nổ trong văn học đương đại. Thế nhưng
ở các bài nghiên cứu và các nhận xét chưa có cái nhìn bao quát và toàn diện về bức
tranh hiện thực mà những cuốn du kí giai đoạn này phản ánh và nghệ thuật thể hiện


8

bức tranh ấy một cách đặc sắc. Chính vì thế, cần có những công trình nghiên cứu,
khảo sát cụ thể, có hệ thống những sáng tác tiêu biểu để tổng kết những đặc sắc, sự
đóng góp của thể loại vào thời kì văn học đương đại đang diễn ra hết sức sôi động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đối tượng nghiên cứu của mình, luận văn chỉ nghiên cứu 10 cuốn du kí
viết về nước ngoài của các tác giả sau:
1.

Bên mộ vua Tần (Phan Quang)

2.

Chia tay trên sông (Phan Quang)

3.

Thơ thẩn Paris (Phan Quang)

4.


Xách ba lô lên và đi ( Huyền Chíp)

5.

Sydney yêu thương (Trung Nghĩa)

6.

Từ tuyết đến mặt trời (Nguyễn Phan Quế Mai)

7.

Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương (Ngô Thị Giáng Uyên)

8.

Vernice và những cuộc tình gondola (Dương Thụy)

9.

Du kí (Trần Bạch Đằng)

10.

Warszawa thân yêu (Lê Thanh Hải)

Về phạm vi nghiên cứu, trong những tác phẩm du kí thường đề cập đến nhiều
góc độ như văn hóa học, xã hội học, văn học, dân tộc học, nhưng khi nghiên cứu
luận văn này, chúng tôi chỉ tập tiếp cận dưới góc độ văn học với hai nội dung lớn là
bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người nơi nước bạn cùng với những thủ pháp

nghệ thuật thể hiện bức tranh đặc sắc ấy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu cần
hướng đến của luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh xã
hội đến đời sống văn học. Sự ảnh hưởng của tình hình xã hội lên thể loại du kí từ
trung đại đến đương đại.


9

- Phương pháp phân tích được vận dụng thường xuyên để khảo sát những tác
phẩm theo hướng chiều sâu để tìm ra những nét đặc sắc của du kí Việt Nam đương
đại viết về nước ngoài.
- Phương pháp so sánh: để làm rõ sự khác nhau trong văn phong của các nhà
du kí thời trung đại, cận đại, các nhà du kí trên Nam phong tạp chí so với những cây
bút du kí đương đại viết về nước ngoài, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để
đối chiếu.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được triển khai thành 3 chương, đó là:
Chương 1: Vài nét về du kí Việt Nam
Trong chương này, chúng tôi khái quát những vấn đề chung của du kí Việt
Nam. Viết về những vấn đề này, chúng tôi nhằm giới thuyết về lí thuyết để làm nền
tảng cho nội dung chương 2 và chương 3. Và đặc biệt là làm rõ đặc điểm của du kí,
toàn cảnh bức tranh du kí Việt Nam đương đại.
Chương 2: Đất nước, xã hội, con người nước ngoài trong du kí Việt Nam
đương đại
Hình ảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, vẻ đẹp của con người, cũng
như đời sống của người dân cùng các phong tục, lễ hội của nước bạn được làm rõ

nhằm thể hiện nội dung chính của những tác phẩm này.
Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật của du kí Việt Nam đương đại viết về
nước ngoài
Trong chương 3, chúng tôi tập trung làm rõ những thủ pháp nghệ thuật được
sử dụng trong du kí Việt Nam đương đại viết về nước ngoài. Các biện pháp nghệ
thuật này có những nét tương đồng và dị biệt như thế nào so với du kí giai đoạn
trước cũng được chúng tôi nghiên cứu.


10

Chương 1
VÀI NÉT VỀ DU KÍ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm du kí
Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều
thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, phóng sự, trong đó có cả du
kí. Do tính chất trung gian mà có người liệt kí vào cận văn học.
Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân
trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành
các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Đối tượng nhận
thức thẩm mỹ của kí thường là một trạng thái đạo đức- phong hóa xã hội (thể hiện
qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn
đề xã hội nóng bỏng. Vì thế, có nhiều tác phẩm kí rất gần gũi với truyện ngắn.
Nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn
trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu.
Thể tài du kí có thể bao gồm một phạm vi rất rộng. Du kí là tất cả những ghi
chép khi đi đến một nơi nào đó. Đi rồi viết. Thế thì trong văn học trung đại loại thơ
đi sứ có thể coi là những tác phẩm du kí tiêu biểu. Mà chẳng cứ gì đi sứ, các nhà
nho-ông quan ngày xưa mỗi lần lai kinh ứng thí hay đáo nhậm quan nơi nào là đều
có thơ về cảnh sắc dọc đường mình đi và ở nơi mình đến. Thơ vịnh cảnh ở ngoài

nơi chốn mình sống của các nho gia, đó cũng là du kí. Đọc thơ Hồ Xuân Hương thì
rõ là thơ du kí, bước chân bà đến đâu là có thơ ghi lại đến đó.
Trong tiếng Anh tên gọi “travel literature” là để chỉ những cái viết lấy cảm
hứng từ sự thích đi, từ những cuộc hành hương, những chuyến công cán sự vụ, từ
những cuộc thám hiểm địa lý hay tìm kiếm lợi nhuận ở các vùng đất khác, đất mới.
Và như thế thì hầu như ở mọi thời và mọi nền văn hóa đều có du kí, vì ngay từ thời
xưa phương tiện giao thông khó khăn nhưng con người cũng đã phải di chuyển đi
đây đi đó vì nhiều lý do. Du kí là thể tài trung gian giữa thực và hư, tự truyện và
dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã
xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự


11

biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng. Tóm lại, đi, và thấy cảnh và người, sự
và việc, rồi viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của
mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu, ấy là du kí.
Ở phương Tây những tác phẩm du kí đầu tiên là những ghi chép từ những
cuộc thám hiểm các vùng đất mới. Khi một thế giới mới mở ra và những giống loài
quý, những sản vật hiếm được mang về từ những miền xa thì cơn khát hiểu biết về
các cuộc phiêu lưu của những người thám hiểm nổi lên. Làn sóng du kí đầu tiên ở
thế kỷ sau Columbus chứa đầy những chuyện kể anh hùng về các cuộc thập tự
chinh, các cuộc chính phục và các cuộc hành hương. Nhưng khi tính xác thực của
các chuyện đó bị hoài nghi và giá trị đối với triết học tự nhiên của những hiện tượng
mới phát hiện được coi trọng thì một loại viết du kí khác nổi lên. Loại viết này bao
gồm các “ghi chép thực tế” và những “chuyện kể xác thực” và thường do các nhà
lịch sử tự nhiên và triết học tự nhiên thực hiện. Và như vậy ở phương Tây các tác
phẩm du kí nhanh chóng trở thành một nguồn tri thức quan trọng trong triết học tự
nhiên.
Trên thế giới, người ta cũng phân du kí ra làm mấy kiểu, chủ yếu căn cứ vào

chủ thể viết. Kiểu những người lãng du và kiếm sống bằng những bài viết về các
chuyến đi. Kiểu đi chỉ là cái cớ để viết những bài bàn về quốc gia, dân tộc như
trường hợp nhà văn được giải Nobel V. S. Naipaul. Kiểu của các nhà tự nhiên học
như Charles Darwin, du kí nhưng là sự phân tích tự nhiên dưới góc độ khoa học.
Kiểu các nhà văn đi rồi viết như John Steinbeck. Nhưng lưu ý là các tác phẩm hoàn
toàn hư cấu như Odyssey của Homer, Thần khúc của Dante, Những chuyến du hành
của Gulliver của Jonathan Swift ở châu Âu cũng được coi là du kí.
Theo Nguyễn Hoài Thanh: Kí là một hình thức ghi chép ra đời từ rất sớm
trong lịch sử văn hóa nhân loại. Trong thư tịch cổ Trung Quốc, từ kí có nghĩa là ghi
chép. Trong Tả truyện (sách diễn giải Kinh Xuân Thu của họ Tả), năm 722 tr.CN có
câu: “Các cuộc hội họp của chư hầu, dùng đức định lễ nghĩa không nước nào
không ghi chép lấy” (phù chư hầu chi hội, kì đức hình lễ nghĩa, vô quốc bất kí). Từ
kí còn có nghĩa chỉ sách vở, kinh điển ghi chép sự việc như sách Lễ kí, Khảo công


12

kí, Sử kí. Ở Trung Quốc, thể kí xuất hiện từ thời cổ đại. Những bộ sách Luận ngữ,
Mạnh Tử, Tam quốc...rất đậm chất kí, trong đó, nổi tiếng nhất là bộ Sử kí của Tư
Mã Thiên. Trong Văn tâm điêu long, một tác phẩm lý luận phê bình lớn nhất của
văn học cổ Trung Hoa, Lưu Hiệp (khoảng 465- 532) chia văn chương thành Thể
văn và Thể bút. Thể bút (tản văn) gồm 16 loại như Sử truyện, Chư tử, luận, thuyết,
chiến sách, hịch, kí... Riêng thể kí lại có đến 24 tiểu loại như phả, tịch, lục, bạ,
thuật, chế, ngạn...Điều này cho thấy ngay từ xưa, thể kí đã phong phú và phức tạp
biết chừng nào.
Ở Việt Nam, khi văn học viết hình thành thì thể kí đã có mặt ngay từ đầu với
những hình thức sơ khai như văn bia, văn chuông khánh, tự, bạt. Diện mạo văn học
trung đại của ta sẽ thiếu phần đầy đặn khi không có những tác phẩm kí như Nam
ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì
mạn lục (Nguyễn Dữ) và những tác phẩm kí của Vũ Phương Đề, Phạm Đình Hổ...

và đặc biệt là tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. [46;3]
Về khái niệm du kí thì có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng có cách hiểu cơ
bản nhất về thể loại du kí, đó là:
kí- Một thể loại văn học thuộc loại hình kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản
thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình
tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức của du kí
rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại
những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình
của xứ sở ít người biết đến [...]. Dạng đặc biệt của du kí phát huy cái chất ghi
chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không
tưởng hay viễn tưởng khoa học [...]. Dạng du kí khác đậm đà phong vị phương
Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh đất
nước [...]. Thể loại du kí có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷ XVIII- XIX
trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn. Sang thế kỷ XX, du kí
mang nhiều tính chất tư liệu khoa học do các nhà địa chất, nhà dân tộc học viết.


13

Loại du kí khoa học cũng rất thịnh hành. [42;108]. Định nghĩa trên đây đã khái
quát được những đặc điểm cơ bản nhất của du kí.
1.2. Đặc điểm của du kí
Trong nền văn học trung đại, du kí đã xuất hiện. Mở đầu là các bài du kí bằng
thơ ca đề vịnh phong cảnh của thành Thăng Long, núi Bài Thơ, núi Yên Tử, Hoa
Lư, sông Hương núi Ngự, Gia Định, Hà Tiên… Đó là các tác phẩm như: Vịnh Văn
Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đại Táo, Bài ký Tháp Linh Tế Núi Dục Thúy của
Trương Hán Siêu, Tịnh cư ninh thể phú và Đại đồng phong cảnh phú của Nguyễn
Hàng, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Nhị Thanh động phú và Tây Hồ phong
cảnh phú của Ngô Thì Sĩ. Từ thế kỷ XIX, các tác phẩm du ký trở nên phong phú
hơn với những cuộc hành trình dài, nội dung những bài du ký không chỉ còn giới

hạn về các vấn đề trong đất nước, mà đã được mở rộng ra nước ngoài. Các tác phẩm
tiêu biểu như: Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Ghi về vương quốc Khơme,
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký, Như Tây nhật trình, Chư quốc
thạc hội của Trương Minh Ký… Sang thế kỷ XX, với những tiền đề về lịch sử xã
hội cũng như những tiền đề trong nội hàm văn học, thể du ký đã có điều kiện phát
triển mạnh. Thể du ký phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều giá trị nhất vào ba thập
kỷ đầu của thế kỷ XX.
Du kí là một thể đặc biệt của văn học. Bởi một tác phẩm du kí không đơn
giản là một tác phẩm văn học mà còn chưa đựng trong nó cả một kho kiến thức
lịch sử địa lí, giáo dục, chính trị. Du kí có thể là sáng tác bằng thơ, phú, tụng hay
những bài văn xuôi theo các phong cách kí như: ghi chép, hồi kí, phóng sự, khảo
cứu, hồi ức. Du kí thường là miêu tả những sự việc mắt thấy tai nghe của người đi
trên hành trình, nó gần như một dạng nhật kí hành trình nhưng đậm chất văn học
hơn.
Để phân biệt với truyện, du kí cũng có những yếu tố cần thiết. Du kí cơ bản là
khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết) ở chỗ trong tác
phẩm kí không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu
mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác biệt với


14

truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong
tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã hội,
chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi trường xã
hội.
Bên cạnh đó, du kí cũng mang trong mình những thuộc tính văn học. Những
sáng tác văn học thuộc thể kí là một bộ phận không thể tách rời của các nền văn học
trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Tuy nhiên, việc thừa nhận
thuộc tính văn học của những tác phẩm kí nhất định đôi lúc còn phụ thuộc vào quan

niệm đương thời ở từng nền văn học về cái gọi là tính văn học. Các đặc điểm về văn
phong, ngôn từ nghệ thuật của những tác phẩm du kí phản ánh thuộc tính văn học
của thể loại, bên cạnh sự gần gũi với văn học trong những nội dung mà tác phẩm du
kí đề cập.
Du kí cho phép tái hiện những thời đoạn lịch sử đã qua trong tiến trình phát
triển xã hội thông qua những bình diện mà nó đề cập. Có những tác phẩm chú ý đến
việc miêu tả các phong tục qua những nét tính cách tiêu biểu; có tác phẩm chú ý
miêu tả tính cách xã hội hoặc dân tộc trong cuộc sống của cư dân các vùng miền
qua các thời đại; có tác phẩm mang âm hưởng trữ tình, triết lý. v.v…
Nhiều tác phẩm du kí nghiêng về tính báo chí, tính chính luận, biểu thị sự
quan tâm mang tính thời sự đến những trạng thái và xu hướng nhất định của sự phát
triển xã hội. Bên cạnh đó là những tác phẩm đậm tính chất tư liệu, hướng vào việc
tái hiện chính xác thực tại với những sự kiện có thực, thường kèm theo sự lý giải,
đánh giá tùy theo sự nhạy cảm và cách hiểu của tác giả. Nhưng một đặc trưng cơ
bản của kí văn học nói chung và du kí nói riêng là năng lực thông tin thẩm mỹ. Kí là
“sự hợp nhất giữa truyện và nghiên cứu” (M.Gorki)
Về kết cấu, du kí là sự ghi chép của người đi trong những cuộc hành trình của
tác giả trên những chuyến đi đây đi đó. Chính vì thế, cái cách ghi chép của tác giả
cũng mang màu sắc chủ quan, tùy thuộc vào cảm xúc của họ.
Kết cấu của du kí rất đa dạng: có thể có mô hình người kể chuyện để tạo sự
thống nhất cho các thành phần vốn dị biệt nhau; có thể tạo thành thể loại từ những


15

phần vốn chỉ gắn với nhau bằng một trật tự bề ngoài, lấy đề tài các đoạn mô tả, hoặc
các ý bình luận về các sự việc được miêu tả làm ráp nối sự kiện.
Tuân theo đặc điểm thể loại du kí, vai trò chủ thể tác giả “tôi” được đặt ở vị trí
thứ nhất, vừa là người dẫn truyện và tạo dựng cốt truyện theo một định hướng thống
nhất.

1.3. Vài nét về thể du kí Việt Nam
1.3.1. Du kí trong nền văn học Việt Nam trung đại
Suốt mười thế kỉ trung đại, kí luôn bám sát hiện thực đời sống, phản ánh rõ
những những vấn đề thẩm mĩ do thời đại đặt ra. Trong quá trình ấy, kí từng bước
tự hoàn thiện mình.
Thành tựu của nó ở giai đoạn đầu (thế kỉ X-XIV) là các bài kí thuộc loại hình
văn khắc và giai đoạn thứ hai (thế kỉ XV- XVII) là các bài tự bạt. Mặc dù còn gắn
với văn học chức năng nhưng văn khắc và văn tự bạt đã đặt nền móng cho kí trên
hai bình diện: phương thức tự sự và cách thức bộc lộ cái tôi cá nhân với tư cách là
chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Bước thể nghiệm viết kí đích thực của Hồ Nguyên
Trừng, Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ ở giai đoạn thứ hai cũng có ý nghĩa cực kì
quan trọng. chỉ cần chờ điều kiện xả hội cho phéo cái tôi cá nhân được khẳng định
và đủ kinh nghiệm nghệ thuật, kí sẽ bừng nở.
Giai đoạn thứ ba (thế kỉ XVIII- XIX), hai điều kiện trên đã đến độ chín
muồi: kí có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc. Chưa bao giờ kí nở rộ và đạt đến cực
điểm như vậy. Chúng không chỉ nhiều về số lượng, cao về chất lượng, lớn về quy
mô mà còn phong phú về chủng loại, đa dạng về phong cách. Những tác phẩm kí
hay nhất đêu xuất hiện ở thế kỉ XVIII-XIX đủ các hỉnh thức tiệp kí, niên phả lục,
kí sự, tùng kí, tùy bút, tạp thảo, kỉ lược, biệt lục, ngôn hành lục… và mang nhiều
phong cách: trữ tình, khảo cứu, trào phúng, luận thuyết hoặc kết hợp các phong
cách đó trong một tác phẩm. Quy mô của kí ngày càng mở rộng, từ những thiên
ngắn vài ba trang đến các tác phẩm trường thiên dài hàng trăm hoặc vài trăm
trang. Quy mô tác phẩm mở rộng kéo theo sự mở rộng về đối tượng phản ánh. Tác
phẩm của Vũ Phương Đề, của Trần Tiến dẫu sao cũng gói gọn trong phạm vi cuộc


16

sống một cá nhân, một gia đình, một dòng tộc. Nhưng tác phẩm của Lê Hữu Trác,
Phạm Đình Hổ, Lê Quýnh thì đã mở rộng sang những vấn đề có tính chất xã hội,

liên quan đến vận mệnh dân tộc. Kể cả những vấn đề cấp bách của thời đại như
đất ngước đi theo hướng nào, và một thế giới phương Tây mới lạ đang sôi động
cũng được kí Lý Văn Phức, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch đề cập tới. Hai cột mốc cũng là hai đỉnh cao củ kí thế kỉ XVIIIXIX là Thượng kinh kí sự và Tây hành kiến văn kỉ lược. Cột mốc thứ nhất đánh
dấu sự ra đời của kí đích thực, cột mốc thứ hai đánh dấu khả năng to lớn trong
việc phản ánh hiện thực của kí. Bằng tác phẩm của mình, Lê Hữu Trác đã chứng
minh rằng, ở Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, loại hình kí nghệ thuật đích thực đã ra
đời; còn Lý Văn Phức cho thấy: kí có thể phản ánh những vấn đề trọng đại mang
tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Chỉ khi con người ta ý thức được giá trị của mình, ý
thức và trách nhiệm về cái tôi của mình trước cuộc sống thì kí mới có thể ra đời.
Kí là nơi để người viết bộc lộ trực diện nhất, rõ ràng nhất về bản thân mình.
Nghiên cứu cái tôi cá nhân trong văn học trung đại mà bỏ qua kí là điều thật đáng
tiếc. Đến thời văn xuôi tự sự hiện đại phát triển, kí cũng nở rộ rực rỡ, đặc biệt là
thể loại du kí trên Nam Phong tạp chí.
Trong nền văn học Trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc tiểu loại
du kí như thể loại thơ ca đề vịnh về phong cảnh của thành Thăng Long, núi Bài
Thơ, núi Yên Tử, Hoa Lư, sông Hương núi Ngự, Gia Định, Hà Tiên… Qua mười
thế kỉ đã xuất hiện nhiều tác gia, tác phẩm nổi bật như Vịnh Vân Yên tự phú của
Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334); Bài kí tháp Linh Tế núi Dục Thúy của
Trương Hán Siêu (?- 1354); Tịnh cư ninh thể phú và Đại đồng phong cảnh phú
của Nguyễn Hàng (thế kỉ XV-XVI); Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích
(1706-1780) và nhiều tác giả khác; Nam trình liên thi tập của Ngô Thì Ức (17091736); Phụng sứ Yên Đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh (1713-1789); Thượng
kinh kí sự của Lê Hữu Trác (1720-1791); Nhị thanh động phú, Tây Hồ phong cảnh
phú của Ngô Thì Sĩ (1726-1780); Tụng Tây Hồ phú, Ngự đạo hành cung nhật
trình của Nguyễn Huy Lượng (1750-1808); Bài kí chơi núi Phật Tích của Nguyễn


17

An (1770-1815); Gia Định tam gia thi của Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh

Hoài Đức (thế kỉ XVIII-XIX); Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ (1821-1882);
Ghi về vương quốc Khơ-me, Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Dậu (1876) của Trương
Vĩnh Kí (1837-1898), Như tây nhật trình, Chư quốc thạc hội của Trương Minh Ký
(1855-1900); Hương Sơn hành trình của Chu Mạnh Trinh (1862-1905)…
Bước sang thế kỉ XX, thể tài du kí có bước phát triển mạnh mẽ. Khi thực
hiện công trình Mục lục phân tích Nam Phong Tạp chí, 1917-1934, Trung tâm
Học liệu ấn hành, Sài Gòn, 1968, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du kí
là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du kí-còn được ông gọi là du
hành- trên Nam Phong Tạp chí: “ Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất
nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang
sơn. Thì đây, theo tờ Nam Phong, chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành
trình qua tất cả những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước ta từ
Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh
Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng… Với thời
gian, hẳn những tài liệu quý này ngày càng trở nên quý hóa đối với chúng ta…
Trong mục Du kí này, phải kể bài Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, Lại tới
Thần kinh của Nguyễn Tiến Lãng; Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kì, và
nhất là Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh”…
Chính thông qua các chuyến đi, các cuộc giao lưu mà mỗi người vừa tăng
thêm nhận thức và niềm tự hào dân tộc, vừa chiêm nghiệm và chứng nghiệm được
đầy đủ tình nghĩa đồng bào. Trong một chuyến tới thăm Hà Nội, ông Nguyễn Tử
Thức là chủ bút tờ Nam Trung nhựt báo ở Sài Gòn đã phát biểu: “Thiệt chúng tôi
không ngờ giang sơn nước Nam ta cẩm tú như vầy. Là bởi xưa nay chưa đi thăm
nên chưa biết, chưa biết bờ cõi nước ta to rộng, nhân dân nước ta đông đảo là
dường nào. Tới nay mới biết, càng biết mà cái cảm tình đối với tổ quốc càng chan
chứa biết bao!... Khi tới Tourane, khi tới Hải Phòng, quanh mình toàn những
người bổn quốc, cùng ăn bận như mình, nhận ra mới biết người với mình, mình
với người, tuy ăn ở xa nhau mà cũng là người một nòi một giống chớ đâu”.



18

Cùng với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí và chính cơ sở kinh tế xã
hội đã cho phép thể tài du kí có điều kiện hưng khởi. Các tác giả viết du kí vừa
nhằm thỏa mãn hứng thú nội tâm, trình bày những cảm xúc, cảm nhận riêng tư
vừa hướng tới giới thiệu những điều trải nghiệm tai nghe mắt thấy liên quan tới
mỗi thắng cảnh và di tích lịch sử. Đó cũng là bạn đọc cũng sẽ hướng dẫn đi tham
quan, du lịch, hành hương về xứ Đẹp và cội nguồn lịch sử dân tộc nhờ chính các
trang du kí.
Du kí ở vùng đất Nam bộ cũng phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong cuốn Hà
Tiên du ngoạn, tác giả Biểu Chánh kể vắn tắt về chuyến du ngoạn ở Hà Tiên. Cách
kể và tả trong tác phẩm đã truyền ho người đọc những cảm xúc như mong muốn
của tác giả. Trong cuốn, Một cuộc hành hương ở Hà Tiên của Huỳnh Văn Chính,
tác giả đã kể lại lịch sử Hà Tiên từ đời Mạc Cửu đến đời Mạc Thiên Tích, lòng
phò chúa Nguyễn và công nghiệp to lớn của dòng họ Mạc trong việc xây dựng Hà
Tiên. Tuy nhiên, đến cuốn du kí Cảnh vật Hà Tiên của Nguyễn Văn Kiêm , người
đọc có thể thấy một Hà Tiên với nhiều cảnh vật phong phú, với những vẻ đẹp sinh
động, với những cảm xúc lay động lòng người.
1.3.2. Du kí trong nền văn học Việt Nam hiện đại
Nền văn học Việt Nam hiện đại, nhiều loại thể văn học ra đời và phát triển
một cách rực rỡ, du kí cũng là một trong những lĩnh vực đó.
Tùy từng giai đoạn mà kí phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở thời
trung đại, kí thường phát triển với các thể tài: kí sự, tiệp kí, tùy bút, tạp lục. Đó là
những tác phẩm như: Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn, Vũ trung tùy bút, Tang
thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữa Trác, Công du
tiệp kí của Vũ Phương Đề... Những tác phẩm này thường viết về những sự kiện,
những vấn đề mang tính quốc gia.
Bước sang thế kỉ XX, kí mới thực sự chiếm được vị trí quan trọng trong đời
sống văn học, nhờ sự ra đời của báo chí, các nhà xuất bản, chữ quốc ngữ và đặc biệt
là nhờ điều kiện giao thông thuận lợi. Người có công đầu trong việc thúc đẩy thể kí

phát triển là Tản Đà (1889-1939). Ông là người sáng lập ra mục “Việt Nam nhị thập


19

kỉ- xã hội ba đào kí” trên An Nam tạp chí. Tiếp sau đó, với mục du kí trên Nam
Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã tiếp bước Tản Đà, đã cho đăng nhiều tác phẩm du
kí: Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí (Phạm Quỳnh), Cuộc đi chơi năm
tầng núi (Tùng Vân), Hương Sơn du kí (Minh Phượng), ...những tác phẩm kí thời kì
này được viết bởi nhiều kiểu tác giả, với lối viết mang tính trữ tình, in đậm dấu ấn
cá nhân, bởi thế nó cũng đậm tính văn học hơn.
Sang những năm 1930-1945, thể phóng sự phát triển mạnh mẽ với các tác
phẩm viết về tệ nạn xã hội, tố cáo xã hội thực dân sâu sắc. Các sáng tác tiêu biểu
như Việc làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố), Ngõ hẻm ngoại ô (Nguyễn Đình Lạp),
Tôi kéo xe (Tam Lang), Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng). Sau cách mạng tháng Tám, kí lại
có một bước chuyển mình mới, các thể tài tùy bút, bút kí, nhật kí chiếm một vị trí
lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Những tác phẩm Nhật kí ở rừng (Nam Cao),
Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Sống như anh (Trần Đình Vân), Người mẹ
cầm súng (Nguyễn Đình Thi), Đường lớn (Bùi Hiển)... đã tái hiện một cách chân
thực và sinh động một thời kì lịch sử anh hùng của dân tộc.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, trong hoàn cảnh lịch sử mới, kí sẽ có những
bước phát triển mới về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện. Kí vẫn tỏ rõ ưu thế
trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bên cánh các thể loại khác, kí đã ghi lại khá
đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các sự kiện lịch sử và đời sống và con
người Việt Nam trong 30 năm chiến tranh và sau cách mạng. Thời kì kháng chiến
chống Pháp đã tạo nên bước phát triển cho văn xuôi, trong đó kí đóng một vai trò
đáng kể như một số tác phẩm như: Trong rừng Yên Thế của Trần Đăng, Ở rừng của
Nam Cao, Đường vui của Nguyễn Tuân, Kí sự Cao- Lạng của Nguyễn Huy Tưởng.
Bước vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, và xây dựng xã hội chủ
nghĩa, kí luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích. Đó là Những ngày nổi

giận của Chế Lan Viên, Đường lớn của Bùi Hiển, Bức thư Cà Mau của Anh Đức,
Đường chúng ta đi, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung
Thành, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn
Tuân... Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt kí sự về mùa xuân đại


×