Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.3 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ BÍCH TRÌNH

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN
NGHỆ THUẬT VÀ TÌNH HUỐNG TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5 – 04 - 33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004




MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................6
2. Giới hạn của đề tài: ........................................................................................................7
3. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................17
5. Những đóng góp của luận văn: ....................................................................................18
6. Kết cấu của luận văn: ...................................................................................................18

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT


TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG ......................................... 20
1.1. Vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn .........................................................20
1.2. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật ở tuyến tường thuật khách quan hóa
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng .........................................................................22
1.2.1. Kiểu tường thuật lạnh lùng ...................................................................................22
1.2.2. Kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật ...................................................24
1.2.3. Kiểu tường thuật “ủy thác” việc kể cho nhân vật .................................................28
1.2.4. Kiểu người tường thuật cổ giọng nói riêng ..........................................................32
1.3. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật chủ quan hoá trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng .........................................................................................................36
1.3.1. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện ....................36
1.3.2. Kiểu người tường thuật xưng “tôi” kề lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa
là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật .......................................................................41
1.3.3. Kiểu người tường thuật xứng “tôi” vừa kể chuyên vừa bình luận .......................46
1.3.4. Kiểu người tường thuật luôn tự xác định vai trò nhà văn của mình.....................49

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG
SÁNG .......................................................................................................................... 51
2.1. Vai trò của tình huống trong truyện ngắn ..............................................................51
2.2. Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng .............................................53
2.3. Các dạng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng .............................56
2.3.1 Tình huống kịch.....................................................................................................56
2.3.2. Tình huống tự nhận thức ......................................................................................66
2.3.3. Tình huống tương phản ........................................................................................81
2.3.4. Tình huống trở về .................................................................................................83
4


KẾT LUẬN ................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95


5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam đã thực sự được làm chủ vận
mệnh của mình. Nền văn học cách mạng được khai sinh, phát triển dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Từ sau cách mạng tháng Tám đã xuất hiện một lớp nhà văn mang sức sống và hơi thở
của thời đại. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều nhà văn đã sẵn
sàng có mặt ở những nơi thử thách quyết liệt của cuộc chiến tranh chống xâm lược, có
những trang viết sinh động về nhân dân anh hùng, xứng đáng là nhà văn - chiến sĩ. Đặc biệt,
trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ, các nhà văn đã có những đóng góp rất to
lớn. Trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa,
kịch bản phim, nhưng thành công hơn cả trong thể loại truyện ngắn. Ngay từ tác phẩm đầu
tay là tập truyện Con chim vàng ( 1958), ông đã được người đọc chú ý vì cách viết bình dị, tự
nhiên, tình cảm chân thành, xúc động. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thường giàu kịch
tính, cốt truyện có nhiều tình huống bất ngờ hoặc dữ dội. Lời văn mộc mạc, giản dị, mang
đậm nét phong cách Nam Bộ, giàu giá trị biểu cảm. Đặc biệt Nguyễn Quang Sáng đã miêu
tả chân thực hình ảnh của nhân dân miền Nam anh hùng " thành đồng Tổ quốc". Qua những
trang truyện ngắn của ông, chúng ta càng thêm yêu đất nước ta tươi đẹp, nhân dân ta anh
hùng. Cùng với nhà văn Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng đã vẽ nên
bức tranh sống động về quê hương, con người Nam Bộ.
Tác phẩm Nguyễn Quang Sáng hấp dẫn người đọc và được nhiều nhà nghiên cứu văn
học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, chuyên luận đã viết về quá trình
sáng tác, những đóng góp của Nguyễn Quang Sáng cho văn học cách mạng. Các công trình
này đã phân tích, đánh giá tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng về cách xây dựng hình tượng
nhân vật, sử dụng ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ, các chi tiết sống động, bất ngờ,
giàu kịch tính nhưng giàu chất trữ tình. Một số công trình viết về truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng từ góc độ thi pháp nhưng chưa đầy đủ, cụ thể. Phương thức tổ chức lời văn

nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn chưa được quan tâm nhiều, chưa được đặt vào
trong hệ thống để đánh giá, phân tích, chưa thấy được sự độc đáo trong phương thức tổ chức
lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Vì vậy, vấn đề
6


phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng cần được xem xét, đánh giá ở bình diện rộng hơn, ở mức độ bao quát hơn, có hệ thống
hợp lý, đặt vấn đề phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong mối quan hệ
với các yếu tố nghệ thuật khác để hiểu được tài năng nghệ thuật, thấy được những đóng góp
của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.

2. Giới hạn của đề tài:
2.1. Đối tượng khảo sát:
Với đề tài khoa học đề ra, luận văn chỉ tập trung làm sáng rõ hơn vấn đề cơ bản xoay
quanh phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn
Quang Sáng. Nguyễn Quang Sáng sáng tác ưuyện ngắn trước và sau năm 1975 nhưng độc
giả biết đến tên tuổi của ông qua những tập truyện ngắn trước năm 1975 nhiều hơn. Chúng
tôi khảo sát 49 truyện dựa vào văn bản truyện của năm tập truyện ngắn : Chiếc lược ngà (Nhà
xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 1999); Người con đi xa (Nhà xuất bản tác phẩm mới
năm 1977); Bàn thờ tổ của một cô đào (Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 1985); Tôi
thích làm vua ( tác giả Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy - Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí
Minh năm 1988); Con mèo của Foujita (Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 1992);
và các tuyển tập Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Quang Sáng (Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 1996);
Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm 1996); Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 2000). Chúng tôi không thể tìm
được ba tập truyện ngắn Con chim vàng (Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1958); Người quê hương
(Nhà xuất bản Văn học năm 1960); Bông cẩm thạch (Nhà xuất bản Giải phóng năm 1969) vì
sách in đã quá lâu, các thư viện không còn lưu lại. 49 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát
trong 5 tập truyện ngắn và các tuyển tập kể trên đã được sự khẳng định của hầu hết các nhà
nghiên cứu văn học nổi tiếng vì chúng rất tiêu biểu cho phong cách và tài năng của Nguyễn

Quang Sáng.
Ngoài đối tượng nghiên cứu chính, chúng tôi còn tiếp thu có chọn lọc những lời phê
bình, đánh giá quan trọng, có liên quan từ các thành tựu nghiên cứu phê bình của những tác
giả đi trước.
2.2. Nội dung vấn đề:
7


Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống là một vấn đề khá phức tạp, thể
hiện rõ nét phong cách riêng biệt của từng nhà văn. Với khả năng có hạn của mình, chúng
tôi khảo sát truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ở hai vấn đề cơ bản: Các phương thức tổ chức
lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi tiếp thu những vấn đề có liên quan đến lời văn
nghệ thuật ở các công trình nghiên cứu và vận dụng lý thuyết từ Phong cách học tiếng Việt của
Đinh Trọng Lạc và Thi pháp học của M. Bakhtin.

3. Lịch sử vấn đề:
3.1. Phần mở đầu:
Độc giả trong và ngoài nước đều biết đến tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
qua nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, ký và kịch bản phim nhưng "hai thể
loại thành công trong đời viết văn của anh vẫn là truyện ngắn và kịch bản phim" [23;86]; ngay từ truyện
ngắn đầu tay Con chim vàng (viết năm 1956), Nguyễn Quang Sáng đã được dư luận chú ý và
đánh giá là cây bút văn xuôi đầy triển vọng. Từ đó đến nay, Nguyễn Quang Sáng đã viết
được 8 tập truyện ngắn và truyện ngắn của ông luôn thu hút sự quan tâm của các nhà phê
bình, các nhà nghiên cứu.
Năm 1969, khi Ngọc Trai viết bài giới thiệu Đọc chiếc lược ngà cho tuyển tập nghiên cứu
phê bình Mười năm văn học chống Mỹ của Nhà xuất bản Giải Phóng thì người ta đã xem Nguyễn
Quang Sáng là nhà văn tài năng. Từ đó đến nay, nhiều bài viết, nhiều bài nghiên cứu viết về
truyện ngắn của ông, đặc biệt là cuốn phê bình, bình luận văn học: Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng, Nguyên Ngọc, Đoàn Giỏi do Vũ Tiến Quỳnh biên soạn.

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng được tiếp cận và nghiên cứu ở cảm hứng thời
đại, phong cách nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận
văn, chúng tôi sẽ hệ thống những nhận định quan trọng, những ý kiến nổi bật trong những
công trình nghiên cứu phê bình có liên quan đến đề tài.
3.2. Để hệ thống những công trình nghiên cứu về phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật
và tình huống, chúng tôi phân ra những loại ý kiến sau đây:
3.2.1. Những nhận xét về văn, ngôn ngữ và cách kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng:
8


Năm 1969, trong bài phê bình Đọc chiếc lược ngà, Ngọc Trai đã lý giải một cách chân
tình lý do tại sao Chiếc lược ngà đã làm xúc động người đọc, có tác dụng cổ vũ và nâng cao
tâm hồn con người là do “lối viết văn tự nhiên, chân thật và bởi cả kỹ thuật xây dựng cốt truỵện vừa có tính
thơ, nhất là do cách đề cập và thể hiện những tư tưởng thời đại” [39;139]. Nguyễn Quang Sáng đem lại
cho người đọc sự thích thú, lôi cuốn vì “ngay cả kịch tính, sức hấp dẫn riêng cửa nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Quang Sáng cũng vậy, nó không chỉ là sự khéo léo có tính chất kỹ thuật. Lối kết thúc bết ngờ ở phần
lớn các truyện ngắn của anh như là một sự bùng nổ có tính chất phát hiện” [39;324]. Việc tạo những tình
huống nghệ thuật giàu kịch tính không chỉ tạo sức hấp dẫn cho người đọc mà còn thông qua
đó thể hiện những tài năng của nhà văn trong việc khám phá hiện thực và bộc lộ tính cách
nhân vật.
Năm 1982, trong lời giới thiệu tiểu thuyết Mùa gió chướng, Hoàng Trung Thông nhận
định chung về việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng: “Một đặc
điểm nữa là Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng ngôn ngữ địa phương vào trong tác phẩm của mình một cách
nhuần nhuyễn” [36; 148]. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có đặc điểm là
đã đưa vào tác phẩm ngôn ngữ đời thường giản dị, mộc mạc, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét.
Nhận định này có tính khái quát trong việc tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng.
Phùng Quý Nhâm trong Điều thấy thêm ở truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, đã tinh tế phát hiện
ra tính chất của lời văn, mạch văn khi cho rằng “lời văn tự nhiên, chân mộc...”(tr 87), “mạch
văn tự nhiên, thoáng, dí dỏm” (tr 90); “Đọc truyện anh sau này, ta vẫn thây dòng suy ngẫm, mạch văn

thoáng, cách kiến tạo truyện nhiều rẽ ngoặt vốn có ở thời kỳ trước, song lại thấy thêm khả năng khai mở trường
diện trong nghệ thuật viết truyện” (tr 91). Phùng Quý Nhâm cũng có nhận xét tương đồng với
Hoàng Trung Thông về ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng: “văn mạch thoáng, tự
nhiên. Ngôn ngữ trong tác phẩm đạt được sự chuẩn xác của ngôn ngữ tiếng Việt mà vẫn giữ chất, giọng Nam
Bộ” [23; 95]. Đây là nhận định chính xác về văn mạch và ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng.
Năm 1994, trong tập lý luận và phê bình văn học Tiếp cận văn học của trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Phùng Quý Nhâm nhận định về cảm hứng nghệ thuật
trong tập truyện ngắn Con mèo của Foujita: “Điều nhận thấy trước tiên là trong nguồn cảm xúc văn mạch
truyện ngắn của anh vẫn tuôn chảy theo hướng chính của cảm hứng nghệ thuật: tình yêu mặn mà, sâu đậm với
9


con người và vùng đất Nam Bộ, là khát vọng về đạo lý, về nhân bản” [41; 137]. Đọc truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng, người đọc được tiếp xúc với những câu chuyện được xây đựng trên
những tình tiết ngẫu nhiên, bất ngờ, nhiều khi căng thẳng đầy kịch tính. Vẻ đẹp của vùng
đất Nam Bộ, phẩm chất anh hùng, đôn hậu, lòng thủy chung son sắt của con người miền
Nam được thể hiện rõ nét trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Phùng Quý Nhâm đã phát
hiện tài tình nguồn cảm xúc và văn mạch của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng - điều đã tạo
nên sức hấp dẫn trong tác phẩm của ông trong mấy chục năm qua.
Năm 1996, Bùi Việt Thắng trong lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Quang Sáng - Còn lại
tình yêu - đã nhận định về lối viết văn của Nguyễn Quang Sáng: “Nếu nói văn là người” thì câu này
rất hợp với Nguyễn Quang Sáng. Cái “chất Nam Bộ” thể hiện rất rõ trong văn của ông” [34; 15]. Bùi Việt
Thắng đã phát hiện ra cái hồn Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Điều đó nói
lên sự gắn bó máu thịt của nhà văn với vùng đất Nam Bộ tươi đẹp và anh hùng, nơi ông đã
sinh ra và lớn lên. Bùi Việt Thắng còn phát hiện ra những nét độc đáo, đặc sắc trong lối văn
Nguyễn Quang Sáng là ông có “một lối văn rất "hoạt", rất "động". Đọc văn của ông, thấy ẩn giấu sau
mỗi câu chữ là tiếng cười kể cả khi viết về những gay cấn, nguy hiểm nhất. Tiếng cười đó làm thư giãn và thanh
thản người đọc giúp họ khỏe hơn, yêu đời hơn. Lại có cảm giác Nguyễn Quang Sáng viết "như chơi" - nghĩa là
từ ngòi bút ấy tuôn chảy cái mạch tình cảm tự nhiên của một người có bản lĩnh lại thấu thị nhiều điều trong cuộc

sống” [34;15]. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng không né tránh những đau thương, mất
mát, hy sinh - điều khó tránh khỏi trong cuộc chiến đấu ác liệt - nhưng vẫn tràn đầy niềm lạc
quan, niềm tin vào chiến thắng trong tương lai. Nhà văn muốn mang đến cho người đọc
lòng yêu đời, niềm tin tưởng để sống, chiến đấu. Một số duyên trong tập Chiếc lược ngà đã thể
hiện nhận định của Bùi Việt Thắng là xác đáng. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng tự nhiên,
dung dị mà sâu sắc chỉ có được ở một cây bút nghệ thuật già dặn.
Với hơn 800 trang sách chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu nhất trong hơn 40 năm cầm
bút của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Phan Đắc Lập viết Lời ngỏ giới thiệu Nguyễn Quang Sáng
- tuyển tập đã nhận xét thật thấu đáo: "Văn của Nguyễn Quang Sáng không phải là loại văn óng mượt. Văn
cửa anh bình dị mà trong sáng. Nhiều người đã nhận xét: Nguyễn Quang Sắng có biệt tài kể chuyện. Tôi cũng
thấy như vậy. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người
nông dân Nam Bộ kể chuyện đời xưa và chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc ấy, Nguyễn
Quang Sáng đã chạm tới những rung động vi diệu của tình yêu" [16; ]. Đây là một nhận định xác đáng
của tác giả về lối văn giản dị và nghệ thuật kể chuyện tài tình của Nguyễn Quang Sáng.
10


Bên cạnh những nhận xét về văn, ngôn ngữ, các nhà nghiến cứu phê bình còn chú
trọng đến những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng. Đây là một
thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Quang Sáng giúp truyện ngắn của ông để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc và không bị thời gian vượt qua.
Năm 1969, tiếp cận tập truyện ngắn Chiếc lược ngà từ góc độ nghệ thuật, Nguyễn Nghiệp
viết: "Lối kể chuyện tưởng chừng như rất thoải mái; tùy hứng nhưng thực ra là đã thông qua bàn tay rất chủ
động của tác giả. Quá khứ và hiện tại đan xen lẫn nhau, gắn bó với nhau theo logich bên trong của tính cách, bổ
sung cho nhau soi rọi cho nhau làm cho tính cách càng trở nên hoàn chỉnh. Những chi tiết đều được chọn lọc và
đã được khai thác đúng mức, hành động bên ngoài nói lên được tâm trạng bên trong, nhiều chỗ phảng phất gợi
lại lối kể chuyện súc tích, cô đọng của Nguyễn Thi ” [27; 65]. Đây là những nhận định quan trọng khi
nghiên cứu lối kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Trong bài Truyện ngắn miền Nam trên đà phát triển của cách mạng đăng trên Tạp chí văn học số 3,
năm 1972, Hà Minh Đức đã nhận định: “Mạch truyện của anh sáng sủa, cách dẫn chuyện sinh động, lôi

cuốn. Cũng có lúc anh thích cái kỳ lạ hoặc cường điệu một khía cạnh nào đó trong tính cách nhân vật, khi đó ý
nghĩa xã hội của câu chuyện bị hạn chế” [8; 82]. Đây là nhận định về cách dẫn chuyện tự nhiên,
sinh động trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Cách dẫn chuyện này đã tạo nên sức hấp
dẫn trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
Dành một bài viết riêng nhận định tổng quát về Hiện thực mới ở các tỉnh phía Nam sau ngày
giải phóng qua một số truyện ngắn, năm 1982, tác giả Đinh Thị Bích Ngọc đặc biệt chú ý đến nhà
văn Nguyễn Quang Sáng. Tác giả điểm qua những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác sau năm
1975 của Nguyễn Quang Sáng và rút ra kết luận: “Một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
trong tập Người con đi xa đã có những mặt thành công riêng trong nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, nên không
gây sự nhàm chán của người đọc. Truyện ngắn Bạn hàng xóm tạo được sự lôi cuốn do cách nhập đề khá đặc
sắc...” Đinh Thị Bích Ngọc còn phát hiện ra sự thành công của Nguyễn Quang Sáng còn do
“Cùng với lối kể chuyên khách quan, nhiều tác giả còn chú trọng những chi tiết và biểu tượng, kết hợp với những
biểu hiện nội tâm của nhân vật để bộc lộ chủ đề tư tưởng của truyện như trong các truyện “Dấu chân” cửa
Nguyễn Quang Sáng”.
Là một người rất am hiểu về thế giới đầy thú vị, hấp dẫn mà trong thời kỳ chống Mỹ
người ta gọi là B 2 , Hoàng Như Mai chú ý đến phương thức kể chuyện của Nguyễn Quang
Sáng. Ông nhận xét thật cụ thể và chính xác với Nguyễn Quang Sáng - nhà văn của B2 (báo Văn
11


nghệ thành phố số 280 năm 1983): “Đa số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng viết với dạng kể truyện.
Người kể xưng “tôi”- “Tôi” chính là Nguyễn Quang Sáng, không phải một thứ tôi hư cấu. Không biết đó là do
tự nhiên để dễ dàng cho người kể hay là một sự tính toán nghệ thuật? Chỉ biết là với cách ấy, Nguyễn Quang
Sáng làm cho độc giả thấy có cái gì giản dị, thân mật, thật thà đáng tin cậy. Bởi vì Nguyễn Quang Sáng không
nấp đằng sau nhân vật, điều khiển ngầm mà anh chường mặt ra đứng sờ sờ ở đó, cùng với nhân vật. Anh cũng là
một nhân vật, một nhân vật tham gia tích cực vào câu truyện. Độc giả bỡ ngỡ đi vào cái thế giới B2 ấy, thấy ở
Nguyễn Quang Sáng một người bạn đường - không, một người dẫn đường thành thạo, vui vẻ, cởi mở”. Nhận
định của Hoàng Như Mai là một đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu kiểu tường thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Người kể chuyện thường ở ngôi thứ nhất, xưng
“tôi”. Nguyễn Quang Sáng đã nhập thân vào nhân vật trong truyện, tham gia vào các sự việc

đang diễn ra. Điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của nhân vật nhiều khi hòa nhập vào nhau.
Điều này làm cho truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chân thực, sinh động và hấp dẫn đối với
người đọc.
Là người yêu thích tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng và có điều kiện lặng lẽ “theo dõi”
nhà văn nổi tiếng này, Bùi Việt Thắng năm 1996 làm công việc giới thiệu Tuyển tập Nguyễn
Quang Sáng qua Còn lại tình yêu đã khẳng định: “Người kể chuyện dù ở ngôi thứ ba thì đều giống nhau ở
cái chất tự nhiên mà dí dỏm, tình cảm mà khách quan” [34;15]. Nhận định của Bùi Việt Thắng phát
hiện ra một kiểu tường thuật khác trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: người tường
thuật không biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Người tường thuật
không tham gia vào hành động nghệ thuật, mà chỉ đứng ở sau hành động đó để quan sát.
Nhưng dù người tường thuật ở ngôi thứ ba thì truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng vẫn mang
những nét đặc sắc, độc đáo của nhà văn.
Năm 1969, Ngọc Trai Đọc chiếc lược ngà - bài phê bình cho tuyển tập nghiên cứu phê
bình của Mười năm văn học chống Mỹ, Nxb Giải Phóng đã xem “lối viết tế nhị vừa hiện thực ở sự chính
xác trong chi tiết, cụ thể trong sự kiện, lôgích khi miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, tượng trưng ở lối nói bóng
bẩy, có ngụ ý. Một sự kiện, một chi tiết nào cũng có thể hiểu theo hai tầng nghĩa, nghĩa trắng và nghĩa đen là
điểm độc đáo của nghệ thuật diễn tả Quán rượu người câm” [39;322]. Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa
và làm nổi bật được cá tính đặc sắc của con người miền Nam ở Một chuyện vui là nhờ: “Cái lạc
quan hài hước toát lên toàn bộ câu chuyên biểu thị sức mạnh tinh thần, thế đứng trên đầu thù của nhân dân ta"
[39;324]. Tiếp cận ở phong cách nghệ thuật, Ngọc Trai nhận định: “Nghệ thuật của Nguyễn Quang
Sáng giàu tính trữ tình và có một tầm khái quát nhất định. Truyện của anh thường gợi cho người đọc suy nghĩ
12


sâu về những vấn đề thiết thân của cuộc sống. Mỗi truyện của anh như một lá thư, một lời tâm sự mà anh muốn
gởi gắm cho người đọc để nói những suy nghĩ của mình về cuộc sống, con người, đất nước miền Nam trong giai
đoạn kỳ diệu có một không hai này của lịch sử” [39;325]. Ở nhận định này, Ngọc Trai đã thừa nhận
trong văn Nguyễn Quang Sáng có chất triết lý, đây là một điều quan trọng của bài viết.
Nếu Ngọc Trai đọc Chiếc lược ngà thì Nguyễn Nghiệp tìm hiểu hình ảnh Đất nước và con
người miền Nam trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, vào năm 1977, đã nhận ra rằng: “Toàn

truyện là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình làm một, cái trữ tình riêng của tác giả
lẩn kín trong không khí khách quan của câu chuyện” [27;65].
Ở cuốn sách Văn học giải phóng miền Nam (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên
nghiệp Hà Nội, 1976) Phạm Văn Sĩ viết: “Ngòi bút hiện thực của Nguyễn Sáng trở nên chuẩn xác nhẹ
nhàng, bình dị tự nhiên mà lắm khi duyên dáng bay bổng” [31;84] và “cũng có khi anh đưa yếu tố tượng
trưng vào việc thể hiện tính cách (cái câm của Ba Hoành)”. Phạm Văn Sĩ đồng quan điểm với Ngọc
Trai khi cả hai đều nhận ra văn Nguyễn Quang Sáng có tính chất tượng trưng.
Vân Thanh cũng có phát hiện giống với Ngọc Trai và Nguyễn Nghiệp khi cho rằng:
“Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình. Không ít truyện
cửa anh được gội trong không khí của những kỷ niệm như Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch” [27 ; 58].
Trong chương viết về Bộ mặt cuộc sống trên tiền tuyến lớn và tầm vóc mới của cuộc chiến đấu (Văn
học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, xuất bản năm 1979) của nhiều tác giả đã nhận xét: “nhưng chất
thơ, niềm vui sống vẫn là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Sáng khi anh kể cho ta nghe chuyện Người đàn
bà Đồng Tháp để cho thấy: “Thời bây giờ đánh với Mỹ, người mẹ muốn nuôi con cũng phải có súng” [37; 30].
Là người nghiên cứu về Nguyễn Quang Sáng trong nhiều năm, Phùng Quý Nhâm
trong Điều thấy thêm ở truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, nhận xét: “Người đọc thấy rõ tư tưởng nhân bản,
tính giáo huấn ở truyện anh. Dĩ nhiên, tính giáo huấn này tỏa ra từ sự năng sản của nghệ thuật xây dựng cốt
truyện, từ hình tượng, từ ngôn ngữ tác phẩm” [23 ; 91].
Năm 1991, Liên Phương nhận xét: “Bông cẩm thạch là một truyện ngắn mang nhiều yếu tố trữ
tình”.
Tác giả văn học Việt Nam tập II (Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An, xuất
bản năm 1992) khái quát phong cách truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng: “Xuyên suốt các
13


trang truyện là một chất thơ đậm đà, có gì dữ dội, căng thẳng, mà tràn đầy niềm tin yêu ở sức sống, ở sức vươn
lên của con người dù gặp bao gian khổ” [22 ; 92 ].
Bùi Việt Thắng nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng viết trước năm 1975
như sau: “... như người ta nói "ròng ròng sự sống", một sự sống đa dạng cung bậc, màu sắc, có tiếng khóc và
tiếng cười, có khổ đau và hy vọng. Một cuộc sống biến ảo đầy bất ngờ thú vị. Dường như cái chất sống tự nhiên

như khí trời nên sự triết lý của nhà văn cũng từ đó mà tự nhiên, nhuần nhị” [34 ; 12 ]. Ông cũng đưa ra ý
kiến của mình về 17 truyện ngắn viết sau năm 1975 của Nguyễn Quang Sáng: “Ở loạt truyện
ngắn này Nguyễn Quang Sáng lại như "phát sáng" trở lại - nghĩa là tung phá hơn nhưng rất uyển chuyển, vừa
giàu chất sống vừa thâm sâu triết luận, vừa cụ thể sinh động vừa rất gợi mở liên tưởng”.
Nếu như Ngọc Trai, Nguyễn Nghiệp, Vân Thanh xem văn Nguyễn Quang Sáng có
chất trữ tình kết hợp với lạc quan hài hước thì Bùi Viết Thắng cho rằng chất triết lý xuyên
suốt các sáng tác trước và sau năm 1975 của Nguyễn Quang Sáng. Đây là sự khám phá mới
mẻ đầy trân trọng về bút pháp trong văn Nguyễn Quang Sáng.
3.2.2 Những ý kiến bần về tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng
Tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng ở mặt nghệ thuật, bài nhận định Truyện
ngắn miền Nam của Văn học giải phóng miền Nam, tác giả Phạm Văn Sĩ viết: “Tác giả tỏ ra nhạy cảm
trong việc nắm bắt những sự kiện tiêu biểu, tinh tế trong việc khai thác tính cách người Nam Bộ, nhất là những
nam nữ thanh niên mới lớn trong thời kỳ chống Mỹ... Anh vận dụng rất khéo những xung đột mang tính thẩm mỹ
như xung đột giữa người cha (anh Sáu) và đứa con gái (Thu) trong Chiếc lược ngà, xung đột giữa người mẹ và
cô con gái trong truyện Bông cẩm thạch” [31; 83]. Nhận định của Phạm Văn Sĩ khẳng định thế mạnh
của ngòi bút Nguyễn Quang Sáng trong việc dựng nên những tình huống đầy kịch tính làm
bộc lộ tính cách của nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng có tính cách
người Nam Bộ rõ nét. Nhà văn tỏ ra tinh tế, khéo léo khi xây dựng tính cách của lớp nam nữ
thanh niên trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Điều này cho thấy truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng có điểm gặp gỡ với truyện ngắn của Nguyễn Thi.
Năm 1977, trong bài Truyện ngắn Nguyễn Sáng, Vân Thanh đặc biệt chú trọng đến nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng khi viết: “Người đọc được tiếp xúc nhiều hơn với những
câu chuyện được xây dựng trên những tình tiết ngẫu nhiên, bất ngờ, lắm khi gay cấn, căng thẳng đầy
tính kịch” [21 ; 52]. Có thể nói rằng, tính kịch là điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng tình
14


huống của Nguyễn Quang Sáng: “Giàu chi tiết sống, lắm tình huống bất ngờ, truỵện Nguyễn Quang
Sáng thường mang nhiều chất kịch. Có thể xem đó là phong cách của anh. Truyện của anh bao giờ cũng có khía
cạnh làm cho người đọc hồi hộp, chờ đợi. Kết thúc truyện bao giờ cũng đột ngột, người đọc khó đoán trước

được” [21; 57].
Phong Lê Trên hành trình của 40 năm văn xuôi nhằm kiếm tìm ngôn ngữ và giọng điệu đã
phát hiện ra: “Ở Nguyễn Sáng khả năng tóm bắt các tình huống bài ngờ” [19 ; 51]. Nguyễn Quang
Sáng có khả năng nắm bắt các sự việc, xây dựng các tình huống gay cấn làm cho truyện
ngắn của ông có yếu tố bất ngờ. Tài năng của Nguyễn Quang Sáng trong việc tạo nên những
tình huống bất ngờ thể hiện rõ trong những truyện ngắn trước năm 1975.
Năm 1991, Phùng Quý Nhâm đã nhận định về khả năng xây dựng các tình huống
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng “nhà văn đã nắm bắt và thể hiện một cách sinh động hiện thực
cách mạng và những tư tưởng của thời đại chúng ta, cách dựng truyện tạo những tình huống bất ngờ, những chi
tiết kỳ dị mà hợp lý, tính kịch đầy chất trữ tình” [24 ; 87]. “Truyện ngắn của anh ít sự việc, cũng không nhiều
nhân vật, nhưng quả là lắm tình huống, có khi tình huống khá gay cấn. Nhân vật hành động trong tình huống đó.
Và do vậy, truỵện của anh thường được coi là có kịch tính nhiều” [24; 93]. Nhận định của Phùng Quý
Nhâm khẳng định tài năng của Nguyễn Quang Sáng trong việc tạo dưng nên những tình
huống gay cấn, bất ngờ, giàu kịch tính. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nhiều kịch tính
nhưng lại đầy chất trữ tình. Đây là một nhận định quan trọng, chính xác được chắt lọc từ
việc nghiên cứu công phu truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.
Năm 1994, Phùng Quý Nhâm lại một lần nữa khẳng định tài năng của Nguyễn Quang
Sáng trong việc tạo các tình huống bất ngờ, nhiều kịch tính: “Đặc biệt là cách tạo những tình
huống bất ngờ mà hợp lý, là tính kịch trong truỵện” [42; 137]. "Nét đáng chú ý ở tập truyện này không phải là
tạo dựng bố cục mà tạo dựng tình huống. Tình huống bất ngờ mà hợp lý là nét đặc trưng trong kiến tạo truyện
của nhà văn. Điều này như nhất quán trong đời viết truyện ngắn của anh. Chính các tình huống bất ngờ ấy làm
cho cốt truyện có bước rẽ ngoặc. Bước rẽ ngoặc này có khi là khắc đậm thêm tính cách nhân vật, có khi là định
đoạt số phận nhân vật, có khi nâng lên như một khái quát nhân vật [42;141].
Năm 1966, Bùi Việt Thắng trong Còn lại tình yêu đã nhận định: "... Cốt truyện thường tiêu
biểu hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao. Trong những truyện ngắn như thế, tác giả đã
biết dồn nén tình thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ hấp dẫn của tác phẩm” [34;12]. Tình huống đặc sắc và
kịch tính cao, nhiều yếu tố bất ngờ là nét đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Quang Sáng viết
15



trước năm 1975. Nhận định của Bùi Việt Thắng khẳng định thêm tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Quang Sáng. Tác giả đã cung cấp thêm ý kiến xác đáng, tạo điều kiện cho việc tìm
hiểu nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn của nhà văn tài năng này.
Phan Đắc Lập nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trong và sau chiến
tranh: “Dù viết về đề tài chiến tranh, hay chuyện đời thường, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
đều hấp dẫn. Sức hấp dẫn ấy do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết... nhưng trước hết ở tác phẩm của anh là
giàu kịch tính. Thảo nào một số tác phẩm của anh rất thành công khi chuyển sang kịch bản điện ảnh và nghiễm
nhiên anh trở thành một cây bút viết kịch bản phim có tài” [16]. Phan Đắc Lập khẳng định truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng hấp dẫn người đọc trước hết là ở việc tạo nên những tình huống giàu
kịch tính. Ý kiến của Phan Đắc Lập một lần nữa khẳng định tài năng trong việc xây dựng
tình huống kịch trong truyện ngắn và chuyển thể tác phẩm truyện ngắn sang kịch bản điện
ảnh của Nguyễn Quang Sáng.
3.3. Nhận định chung:
Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều tác giả
tìm hiểu, đánh giá từ hơn 30 năm qua. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được nghiên cứu,
tìm hiểu ở nhiều mức độ khác nhau và tiếp cận từ nhiều góc độ: thời đại, nội dung tư tưởng,
phong cách nghệ thuật và thi pháp. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng và thống nhất:
- Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng ngôn ngữ địa phương, đạt được sự chuẩn xác của
ngôn ngữ tiếng Việt mà vẫn giữ được chất giọng Nam Bộ.
- Văn Nguyễn Quang Sáng có tính lạc quan, dí dỏm, giàu chất trữ tình, thâm sâu triết
lý tạo nên phong cách riêng biệt khó lẫn.
- Nghệ thuật kể chuyện được xây dựng trên những tình huống bất ngờ, gay cấn, kịch
tính cao, kết thúc truyện bất ngờ.
- Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi thấy rằng: số lượng nghiên
cứu, khảo sát về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chưa nhiều, chỉ xét đến một số truyện
ngắn tiêu biểu. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước được
nghiên cứu nhiều hơn truyện ngắn trong giai đoạn đất nước hòa bình, đi lên xây dựng chủ
16



nghĩa xã hội. Đề tài về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về người chiến sĩ cách mạng, về nhân
dân miền Nam anh hùng được nghiên cứu nhiều hơn đề tài về cuộc sống đời thường. Những
lời nhận xét, đánh giá của các tác giả còn mang tính khái quát, chưa có sự so sánh, đối chiếu
với một số nhà văn cùng giai đoạn, cùng kiểu sáng tác. Việc giới thiệu, nhận định về truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng còn tùy thuộc vào góc nhìn của từng tác giả. Các nhà nghiên cứu
chưa đặt ra vấn đề phân tích tác phẩm Nguyễn Quang Sáng dưới góc độ ngôn ngữ học, thi
pháp học. Tính đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về truyện Nguyễn
Quang Sáng dưới góc độ phong cách học, đặc biệt là phương thức tổ chức lời văn nghệ
thuật và tình huống. Do đó, vấn đề này càng cần sự tìm tòi, khám phá nhiều hơn.
- Chúng tôi nghĩ rằng, những khám phá, những nhận định của các tác giả, của các nhà
nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng là cơ sở để chúng tôi tham khảo, vận dụng,
khảo sát nhiều tác phẩm, khảo sát trong một hệ thống phân loại cụ thể. Mục đích của việc
tìm hiểu, khảo sát này là để làm nổi bật các phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và việc
tạo các tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử đụng các phương pháp chủ yếu là
phương pháp hệ thống và phương pháp phân tích - tổng hợp. Đi vào khảo sát phương thức
tổ chức lời văn nghệ thuật như phương thức tổ chức khách quan hóa, phương thức tổ chức
chủ quan hóa cùng các kiểu của chúng trong một hệ thống chung, phân tích những mối quan
hệ giữa các yếu tố với nhau. Để khảo sát về tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng, chúng tôi tiến hành khảo sát từng truyện ngắn, quan tâm đến ý thức sáng tạo tình
huống của nhà văn, từ quan điểm loại hình, phân loại tình huống theo một số dạng cơ bản
trong truyện ngắn của nhà văn này. Đồng thời, chúng tôi đặt phương thức tổ chức lời văn
nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng vào giai đoạn sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 và tiến trình chung của văn học dân tộc để tìm giá trị của vấn
đề. Để có được những nhận xét có tính khái quát, tổng hợp, chúng tôi phải tiến hành phân
tích các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật ở mỗi kiểu trần thuật, phân tích sự biểu
hiện của các dạng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

Ngoài việc áp dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, chúng
tôi còn chú ý tới phương pháp miêu tả, phương pháp thống kế và phương pháp so sánh.
17


Phương pháp miêu tả làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật trong lời kể. Chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê ở chừng mực nhất định, không nhất thiết phải có những
nhận định rút ra. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu những hiện tượng
tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Quang Sáng và một số tác giả đương thời. Ở đề tài
này, chúng tôi so sánh phương thức tổ chức và tình huống của truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng với phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống của truyện ngắn Sơn Nam,
Anh Đức. Những tác phẩm của hai nhà văn này đều dựa vào văn bản truyện : Tuyển tập
Truyện ngắn và bút ký Anh Đức (nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002) và tập truyện ngắn
Hương rừng Cà Mau (nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, in lần thứ hai, 1998).

5. Những đóng góp của luận văn:
Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống là những phương thức trình bày
được tác giả lựa chọn để nêu lên tư tưởng mà mình muốn diễn đạt trong tác phẩm, những
tình thế mà tác giả lựa chọn để làm nổi bật tính cách, tâm trạng, số phận của nhân vật. vấn
đề này liên quan đến nhiều yếu tố nghệ thuật phức tạp của tác phẩm văn học. Một số nhà
nghiên cứu, một số bài viết đã bàn về vấn đề phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình
huống nhưng nội dung chưa sâu sắc, chưa đầy đủ, chiếm số lượng không nhiều, còn mang
tính chất khái quát, phân tích, đánh giá những tác phẩm đã quen thuộc với người đọc.
Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng cũng nằm trong tình hình đó.
Từ thực tế trên, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng góp một số ý kiến về vấn đề
phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Chúng tôi
tìm hiểu nhiều tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, đặt trong một hệ thống hợp lý để nhận
xét, đánh giá. Chúng tôi mong muốn đưa thêm một số ý kiến bổ sung vào những người đi
trước đã khám phá, tìm tòi. Thêm vào đó từ góc độ thi pháp, những yếu tố trong tổ chức lời

văn nghệ thuật và tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng sẽ được làm sáng tỏ
hơn.

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có hai chương:

18


Chương 1: Các phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng.
Chương 2: Tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

19


CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG
1.1. Vấn đề lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn
Truyện ngắn thể hiện sự tích lũy dồi dào của bản thân nhà văn về ý nghĩ, nhận thức,
kết quả của sự quan sát chăm chú và có trách nhiệm trước cuộc sống. Truyện ngắn có sự
việc, tình huống, cốt truyện, nhân vật. Hành động truyện ngắn hạn chế trong số trang. Có
những truyện ngắn hay, trong mấy trang mà nói được cả một cuộc đời. Có khi tác giả chỉ
dựng vài khung cảnh đơn sơ, cốt truyện giản dị mà qua đó, người đọc biết được số phận,
tính cách của nhân vật. Dung lượng ngôn ngữ trong truyện ngắn không nhiều. So với tiểu
thuyết, truyện ngắn có sự dồn nén về ngôn ngữ, ít nhân vật, chi tiết chọn lọc, tâm lý nhân
vật không miêu tả dài dòng, thường có một ý chính làm chủ đề, các chi tiết trong truyện
thường xoay quanh chủ đề ấy, hầu như không có chi tiết thừa, lan man. Truyện ngắn phản
ánh tư tưởng sâu sắc của nhà văn khi một truyện có nhiều cảnh, nhiều việc, tác giả thường
đóng vai người ngoài mà kể lại cho người đọc nghe. Tác giả còn dùng hình thức mình kể

chuyện về mình, mình nói tâm lý, tư tưởng của mình, thì được người đọc tin tưởng là có
thật, là đúng. Vì vậy, trong thể loại truyện ngắn, nghệ thuật kể chuyện của nhà văn rất quan
trọng, góp phần to lớn vào việc thể hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Tác phẩm văn học là cầu nối giữa nhà văn và độc giả. Những tư tưởng, tình cảm của
tác giả qua lối kể chuyện trong tác phẩm đến với người đọc. Lời kể chuyện trong tác phẩm
luôn in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, thể hiện tài năng nghệ thuật và phong cách tác giả.
Qua lời kể, người đọc hình dung, suy ngẫm, tưởng tượng, cảm xúc về nội dung tư tưởng mà
tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Lời văn của tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ
thuật. Trong nghệ thuật, nhà văn hoàn thiện văn bản, tạo thành lời văn duy nhất hợp với ý
tình định nói. Lời văn nghệ thuật là hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học được tổ chức
theo qui luật nghệ thuật riêng, tùy thuộc vào nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ và tài năng sáng
tạo của nhà văn.

20


Tác phẩm văn học được xây dựng trên chất liệu ngôn ngữ. Đặc điểm nổi bật phân biệt
lời văn nghệ thuật với lời nói giao tiếp thông thường là tính hình tượng. G.N Pospelov trong
cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định: “Lời văn của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có tính
biểu cảm - đó là lời văn biểu cảm hình tượng”. [36;55]. Đời sống hiện thực được phản ánh qua lăng
kính chủ quan của nhà văn, tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn tư tưởng, tình cảm của
nhà văn. Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật bắt nguồn từ chỗ đó là lời của một chủ thể
tư tưởng thẩm mỹ có tầm khái quát nhất định. Vì vậy, lời văn nghệ thuật dễ làm cho người
đọc cảm xúc, yêu thích, trở thành lời nói của nhiều người. Lời văn nghệ thuật trong tác phẩm
văn học có khi là lời của nhà văn, lời của người kể chuyện, lời của các nhân vật. Có khi tác
giả nhập thân vào một người mẹ, một người vợ, một cô gái, anh bộ đội để phát biểu tư
tưởng, cảm xúc của mình. Lời văn nghệ thuật là của nhân vật trữ tình, không phải là một
người thực tế. Vì vậy, lời văn nghệ thuật rất phong phú, đa dạng, tinh tế.
Lời văn nghệ thuật cô đọng, súc tích, gợi hình, gợi cảm, giúp cho người đọc cảm thụ

cuộc sống một cách mới mẻ, sâu sắc. Mỗi tác phẩm văn học có một lời văn nghệ thuật riêng.
Lời văn nghệ thuật của mỗi tác phẩm qui định ra cách dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp
tu từ... để tác phẩm nghệ thuật đạt giá trị thẩm mỹ cao. Tầm quan trọng của lời văn nghệ
thuật đã được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: “Lời văn là yếu tố quan trọng cho nghệ
thuật viết truyện ngắn. Lời kể và phong cách kể chuyện là những điều được người viết truỵện ngắn đặc biệt chú ý
khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn” [2;36]. Lời văn nghệ thuật là lời của thế giới hình
tượng muốn được nói bằng ngôn từ. Tính hình tượng của lời văn còn bắt nguồn từ sự truyền
đạt, sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người được tái hiện
trong tác phẩm.
Lời văn nghệ thuật phải có tính tổ chức cao để giải phóng hình tượng của từ. Lời văn
nghệ thuật không thông báo giản đơn các việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện một phức
hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó. Tìm hiểu lời văn nghệ thuật là phải
tìm hiểu câu văn, vì câu văn là đơn vị cơ bản của tác phẩm văn học. Câu văn trong truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng mộc mạc, giản dị, sử dụng nhiều câu đơn, nhiều biện pháp tu từ,
có lúc nhẹ nhàng, dí dỏm, có lúc trầm lắng suy tư.

21


Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cuốn hút người đọc từ cách kể đa dạng, chất liệu
hiện thực phong phú, đậm đà bản chất nhân hậu và lòng yêu nước thiết tha của tác giả. Vì
thế, tìm hiểu lời văn nghệ thuật là tìm hiểu một bộ phận hình thức của tác phẩm.

1.2. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật ở tuyến tường thuật khách quan
hóa trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
Ở phương thức tường thuật khách quan hóa theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc:
“Người tường thuật không được biểu thị trong văn bản, dẫn dắt câu chuyên từ ngôi ba. Người tường thuật
không thuộc vào các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật, không tham gia vào hành động nghệ thuật, mà chỉ đứng
sau hành động đó để quan sát” [17; 165];
Theo quan niệm trên, khảo sát 49 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ta thấy phương

thức tường thuật khách quan hóa chiếm 11/49 truyện ngắn. Phương thức tường thuật này
biểu hiện ở các kiểu tường thuật sau đây:
1.2.1. Kiểu tường thuật lạnh lùng
Trong kiểu tường thuật lạnh lùng, người kể hoàn toàn đứng ở bên ngoài, cố ý tạo ra
một khoảng cách nhất định với câu chuyện, cố gắng tách mình ra khỏi ttuyện, không chú ý
đến những biến cố xảy ra với nhân vật. Điều này làm cho người đọc hoàn toàn tự do có
những suy nghĩ, đánh giá theo cách riêng không cần sự trợ giúp của người kể : " Lối kể lạnh
lùng cũng làm cho người đọc cảm thấy rằng hiện thực được phản ánh thực sự khách quan và do đó gây ấn
tượng mạnh mẽ" [17; 167]. Xét 11 truyện ngắn được kể theo phương thức tường thuật khách
quan hóa thì chỉ duy nhất Con chim vàng thuộc kiểu tường thuật lạnh lùng.
Chúng tôi xin đề cập đến truyện ngắn Con chim vàng.
Ở truyện này, người kể dường như không quan tâm đến những biến cố của câu chuyện,
thuật lại lai lịch, tình cảnh của nhân vật một cách hoàn toàn khách quan. Người kể tuyệt đối
không tham gia vào câu chuyện bi thảm của em bé ở đợ chăn trâu 12 tuổi tên là Bào. Chỉ vì
mẹ em thiếu hai thúng thóc của tên hương quản trong làng mà Bào phải đến ở đợ cho nhà
nó. Thằng Quyên - con mụ chủ - ao ước được chơi với con chim vàng thường đậu trên cây
trứng cá trước sân nhà. Hai mẹ con nó buộc thằng Bào phải bắt đươc con chim quí. Sau
nhiều lần thất bại và nhiều đêm trằn trọc nghĩ kế, Bào quấn lá cây đầy mình "ngụy trang" rồi
22


rình sẵn trên cây. Cuối cùng, Bào cũng chộp được con chim vàng nhưng cả người và chim
đều rơi xuống đất, chim tan xác còn Bào lịm đi trong vũng máu. Vậy mà mụ chủ không hề
mảy may để ý đến tính mạng của cậu bé đáng thương, mụ chỉ tiếc con chim đã chết. Câu
chuyện thảm thương này đã gián tiếp tố cáo bản chất bất nhân của bọn địa chủ đối với
những người dân nghèo. Người đọc xót xa, thương cảm cho số phận bi thảm của người nông
dân dưới chế độ phong kiến bao nhiêu thì càng rùng mình kinh sợ trước sự độc ác của bọn
địa chủ bấy nhiêu, ở đây người kể dường như hoàn toàn dửng dưng với câu chuyện, sử dụng
lời nói trực tiếp của nhân vật để nó tự bộc lộ bản chất của mình: "Lời văn trực tiếp hướng thẳng tới
đối tượng của nó, với tư cách là sự biểu hiện của cấp ý nghĩa cuối cùng của người nói" [5;195]. Người kể

không bộc lộ thái độ, không một lời bình luận trước câu chửi ác độc của mụ hương
quản:“Con tao chơi chim sống chớ giỗ cha mày đâu mà bắn cho chim chết”. Thậm chí, chứng kiến cảnh
cậu bé Bào rơi từ trên cao xuống, mặt đập vào gốc cây, máu tuôn ra lai láng, tác giả vẫn
“lạnh lùng” hạ bút: “Hai chân Bào sụp vào không khí, tay bơi bơi... Mặt Bào tối đen. Bào rơi xuống như trái
thị... Bào cố đem toàn lực vùng dậy, nhưng tay lại khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu”. Cái giọng “vô
cảm”, “tàn nhẫn” ở những câu kết thúc truyện làm cho người đọc ghê tởm, căm thù bản chất
tàn nhẫn của mụ địa chủ: “Mắt Bào chập chờn thấy tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với
mãi, với mãi nhưng chẳng vớ được ai. Té ra mẹ thằng Quyên thò tay nâng xấc con chim vàng. Bào lại nghe tiếng
tắc lưỡi: “Trời con chim vàng của con tôi chết rồi!”. Tác giả không sử dụng một từ ngữ biểu cảm nào
mà người đọc vẫn thấy được câu chuyện xảy ra đúng với hiện thực cuộc sống chứ không
cần tác giả phải bình luận thêm. Ấn tượng mạnh mẽ về số phận cậu bé con nhà nghèo và
cảm giác được tự do “đồng sáng tạo” là nội dung câu chuyện chứ không phải do sức gợi
hình, gợi cảm của các phương tiện tu từ bởi vì các câu văn ở đoạn văn trên đều là các
phương tiện có sắc thái trung hòa.
Con chim vàng là truyện ngắn đầu tiên và có lẽ duy nhất tác giả Nguyễn Quang Sáng sử
dụng kiểu tường thuật lạnh lùng. Nhờ sử dụng tài tình kiểu tường thuật này mà ngay từ khi
câu chuyện mới xuất hiện, nó đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả, hứa hẹn sẽ là
một cây bút truyện ngắn đầy tài năng.
Cũng viết về đề tài tố cáo tội ác của bọn địa chủ, trong truyện ngắn Chuyến lưới máu, nhà
văn Anh Đức sử dụng phương thức tường thuật chủ quan hóa với kiểu người tường thuật
xưng “tôi” kể lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa là người dẫn chuyện vừa là một
nhân vật. Ở câu chuyện này, nhân vật xưng “tôi” - một người khách trọ nhà lão chủ lưới Tư
23


Hưng - là người chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện về một thằng bé ở đợ tên là Vọi.
Trong một chuyến đánh cá đêm giữa biển khơi, chẳng may chân trái thằng Vọi trượt khỏi
ghe và bị kẹp vào giữa hai be ghe. Lão chủ không cho thằng Vọi rời cáng lưới để rút chân
lên vì làm như thế, cá trong lưới sẽ tuột ra hết. Nhà văn Anh Đức viết: “Tiếng thằng Vọi như kêu
van lão:

- Tui buông... cho tui buông cáng!
Dưới ánh sao đôi mắt nó thất lạc. Lão Tư Hưng hầu như không nghe tiếng kêu thảm thiết ấy. Lão đang
nghe tiếng cá dậy rộn trong lưới.... Trước mắt lão hiện ra vô số cá khoai, cá gộc. Cá ấy sẽ cho lão vô vàn giấy
bạc. Lão Tư Hưng giậm chân một cái rầm trên sạp ghe. Miệng lão còn đang nhai sò, huyết sò chưa chín ứa ra
mép lão như máu người".
Bằng những lời nửa trực tiếp, nhà văn đã phơi bày bản chất bất nhân coi lợi ích cá
nhân hơn tính mạng con người của lão chủ lưới Tư Hưng. Lời văn vẫn là gián tiếp nhưng ý
thức, ngữ điệu là của lão chủ độc ác, hám tiền: “nghe tiếng cá rộn trong lưới”, “hiện ra vô số các
khoai, cá gộc”, “vô vàn giấy bạc”. Hơn nữa, bản chất của Tư Hưng còn được thể hiện qua cách
cảm nhận, liên tưởng của người viết: “huyết sò chưa chín ứa ra mép lão như máu người”. Cách so
sánh thật mới lạ, độc đáo làm cho người đọc thêm phẫn uất, ghê tởm, căm ghét lão. Do đó,
nhân vật Tư Hưng hiện lên thật sống động như đang ở trước mặt người đọc.
1.2.2. Kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật
Theo Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, ở kiểu tường thuật hòa mình với
nhân vật thì “người tường thuật một mặt thì cố tách mình ra khỏi diễn biến câu chuyện, nhưng mặt khác, khi
cần thiết thì lại hòa mình vào với những nhân vật để phô bày toàn bộ cái thế giới nội tâm của con người. Trong
trường hợp này, người tường thuật càng chứng tỏ mình là người “uyên bác”, có thể biết được mọi chuyên trên
đời, dù là trong ngõ ngách của tâm hồn” [17;168].
Trong kiểu tường thuật này, chủ thể kể chuyện thường hòa nhập vào những suy nghĩ ,
cảm xúc, hành động của nhân vật để tìm hiểu, khám phá thế giới nội tâm đa dạng, phong
phú. Những suy nghĩ thầm kín, những tình cảm tinh tế nhất của nhân vật được biểu hiện
trong việc sử dụng hình thức lời nói nửa trực tiếp. Lời nói nửa trực tiếp là lời tác giả phát
biểu dựa theo tâm trạng và suy nghĩ của một nhân vật nhất định. Đến một lúc nào đó, lời
24


phát biểu đó gần như là lời phát biểu của nhân vật, lời của tác giả và lời của nhân vật hòa
quyện vào nhau khó phân biệt rạch ròi được, thậm chí từ ngữ, cách nói cũng đặc trưng cho
nhân vật đó. Kiểu tường thuật hòa mình với nhân vật làm cho người đọc cùng hòa mình với
những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, cảm nhận được tài nghệ của tác giả khi mô tả những

diễn biến tâm lý phức tạp trong tâm hồn con người. Lời nửa trực tiếp là lời không đích thực
trực tiếp của tác giả. Thủ pháp nghệ thuật này làm cho điểm nhìn của tác giả và nhân vật
hòa lẫn, tạo nên sức hấp dẫn, sinh động.của việc thể hiện đời sống nội tâm con người.
Điểm lại các truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, ta thấy có 6 truyện được kể theo
kiểu này. Đó là các truyện Hạnh, Nhi đồng cụ, Đồng chí già ữở về, Người đàn bà Tháp Mười, Vợ chồng
ông già Sa Thét, Dấu chân.
Ở phương thức tường thuật khách quan hóa, lời kể của chủ thể chiếm địa vị độc lập
nên có trường hợp lời văn trở nên đơn điệu, buồn tẻ, ít có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn sự say
mê của độc giả. Để tránh được điều này, Nguyễn Quang Sáng thay đổi cách kể bằng việc
hòa mình vào nhân vật, vào thế giới riêng của nó, kể bằng ngôn ngữ của chính nhân vật.
Điều đó làm cho mỗi nhân vật có giọng điệu riêng khó lẫn, gây ấn tượng sâu sắc nơi người
đọc và tạo cho giọng kể thay đổi rất linh hoạt. Trong trường hợp này, tác giả thường sử
dụng lời văn nửa trực tiếp. Chẳng hạn: "Những đứa con của chị, lúc nào nó cũng quấn theo chị, chẳng
lẽ chị kéo một đàn con đi đánh với trực thăng? Và những lúc gay go, chị cũng chẳng muốn rời con. Lãnh súng
mà không chiến đâu thì lãnh làm gì? Lãnh súng cho ra vẻ và làm oai với xóm làng chăng? Chị đã qua cái tuổi đó
rồi. Nếu chị dỗ được con nằm im trong hầm rồi trườn ra bắn lại thì khắc gì chỉ điểm cho nó. Nó sẽ kéo lại từng
bầy, từng lũ, nó sẽ quần, sẽ bắn, hầm hố của con chị sẽ nát tan ra thôi" ( Người đàn bà Tháp Mười). Đây chính
là những suy tư, trăn trở, ray rứt của người mẹ hết mực thương con đang tự hỏi mình có nên
lãnh súng để chiến đấu với trực thăng không. Tuy câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng
ngôn ngữ rõ ràng là của một người mẹ hướng tất cả mọi ý nghĩ, tình cảm của mình về đàn
con thân yêu: “chẳng muốn rời con”, “dỗ được con”, “hầm hố của con”.
Cũng kể ngôi thứ ba về Hạnh nhưng ngôn ngữ của nhân vật chiếm ưu thế ở một số
đoạn độc thoại nội tâm. Và đây là sự độc thoại đầy suy tư, trăn trở của cô gái mới chớm
bước qua ngưỡng cửa tình yêu đầu đời:
“Ở cái tuổi Hạnh, một cô gái hai mươi, không phải Hạnh không biết nghĩ đến tình yêu. Hạnh nghĩ và khi
nghĩ Hạnh lại nhớ đến Cảnh, nhưng thoáng rồi lại thôi. Đôi lúc Hạnh thấy làm lạ cho mình, sao mình không
25



×