BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Luận
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Luận
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Luận
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Lịch sử.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS Nguyễn Đức Hòa, đã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, sửa chữa, cung cấp tài liệu, động
viên… giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo, Ủy ban Nhân dân Quận 7, Phòng
Kinh tế Quận 7, Phòng Văn hóa - Lao động - Thương binh và xã hội Quận 7, Phòng
Tài nguyên Môi trường Quận 7, Phòng Quản lý Đô thị Quận 7, Phòng Giáo dục và
Đào tạo Quận 7, Bưu điện Quận 7, Điện lực Tân Thuận, Công ty TNHH Dịch vụ
Công ích Quận 7, Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Quận 7…. đã cung cấp tài
liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Văn Luận
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Nguồn tư liệu ............................................................................................................ 8
7. Những đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
8. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 9
Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2010 .................................................................................................................................. 9
1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa ................................................................................ 9
1.1.1 Khái niệm đô thị ............................................................................................... 9
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa....................................................................................... 22
1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh........................... 25
1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 28
1.3.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 28
1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội............................................................................... 28
1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 ................................. 29
1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7.............................................................................. 29
1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010 ............................... 31
Chương 2. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ
Ở QUẬN 7 TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986-2010) ............................... 35
2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa
(1986 – 2010) .............................................................................................................. 35
2.2 Sự chuyển biến của các ngành kinh tế Quận 7 trong quá trình đô thị hóa ........... 36
2.2.1 Nông nghiệp.................................................................................................... 36
2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ............................................................... 41
2.2.3 Thương mại – dịch vụ ..................................................................................... 47
2.3 Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng của Quận 7 trong quá trình đô thị hóa ............. 55
2.3.1 Ngành xây dựng .............................................................................................. 55
2.3.2 Ngành giao thông vận tải ................................................................................ 58
2.3. 3 Hệ thống thông tin liên lạc ............................................................................ 61
2.3.4 Hệ thống cung cấp điện .................................................................................. 62
2.3.5 Hệ thống cấp thoát nước ................................................................................. 63
Chương 3. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở QUẬN 7 TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ( 1986 – 2010) ............................................................... 68
3.1 Sự chuyển biến về dân số, lao động ...................................................................... 68
3.2 Nhà ở ..................................................................................................................... 69
3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục ............................................................... 71
3.3 Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế ....................................................................... 74
3.3.1 Mạng lưới y tế................................................................................................. 74
3.3.2 Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế ....................................................................... 77
3.4 Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa ................................................................ 78
3.4.1 Chuyển biến trong hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao ................. 78
3.4.2 Chuyển biến trong lối sống của cư dân .......................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNTN :
Doanh nghiệp tư nhân
GS
GS.TS
:
:
Giáo sư
Giáo sư. Tiến sĩ
GTSX
HCV
:
:
Giá trị sản xuất
Huy chương vàng
HCB
HCĐ
:
:
Huy chương bạc
Huy chương đồng
HTX
KCX
:
:
Hợp tác xã
Khu chế xuất
PCGD :
PGS.TS :
Phổ cập giáo dục
Phó Giáo sư. Tiến sĩ
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNH H : Trách nhiệm hữu hạn
TDTT : Thể dục thể thao
UBDSGĐTE
: Ủy ban dân số gia đình trẻ em
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTT : Văn hóa thể thao
VĐV
: Vận động viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số
24
42/2009NĐ – CP
Bảng 2.1
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân theo ngành
44
Bảng 2.2
Cơ cấu nhóm ngành kinh tế qua các giai đoạn
45
Bảng 2.3
Giá trị sản xuất nông nghiệp của Quận 7 năm 2000 – 2005
48
Bảng 2.4
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất
chăn nuôi – trồng trọt
49
Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt của Quận 7 năm 2000 –
50
của Quận 7 năm 2000 - 2005
Bảng 2.5
2005
Bảng 2.6
Số lượng đàn gia súc, gia cầm 2005 – 2010
51
Bảng 2.7
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Quận 7
54
năm 2000 – 2005
Bảng 2.8
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
55
của Quận 7 năm 2000 và 2005
Bảng 2.9
Giá trị sản xuất công nghiệp (HTX, DNTN, công ty TNHH,
59
công ty cổ phần)
Bảng 2.10
Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2000
62
Bảng 2.11
Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Quận 7 năm 2005
63
Bảng 2.12
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm 2000 – 2005
65
Bảng 2.13
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu của Quận 7 năm
2000 – 2005
Bảng 2.14
Cơ cấu giá trị sản xuất xây dựng của Quận 7 theo thành
72
phần kinh tế năm 2000, năm 2004 và năm 2005
Bảng 2.15
Doanh thu ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm 2000 –
75
2005
Bảng 2.16
Tốc độ phát triển ngành vận tải – bốc xếp của Quận 7 năm
76
2000 – 2005
Bảng 2.17
Tốc độ phát triển của hai ngành vận tải và bốc xếp của
77
Quận 7 năm 2000 – 2005
Bảng 3.1
Tình hình dân số Quận 7 qua các năm
87
Bảng 3.2
Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động so với dân số của
87
Quận
Bảng 3.3
Diện tích đất của Quận 7 qua các giai đoạn
89
Bảng 3.4
Tổng hợp một số chỉ tiêu Giáo dục của Quận 7 qua các giai
93
đoạn
Bảng 3.5
Cơ sở y tế do Quận quản lý
96
Bảng 3.6
Tổng hợp số liệu văn hóa Quận 7 (2006 – 2010)
100
Bảng 3.7
Tổng hợp số liệu thể thao Quận 7 (2006 – 2010)
101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kể từ năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thành lập và xác định địa giới
hành chính đến nay hơn ba thế kỷ trôi qua Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi
diễn ra những cuộc chuyển giao lịch sử quan trọng góp phần tạo nên nhiều dấu ấn
trong lịch sử. Kết quả của quá trình đô thị Sài Gòn hóa do người Pháp tiến hành Sài
Gòn trở thành “hòn ngọc Viễn Đông” vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trải qua
bao năm tháng, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi nhanh chóng về các
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố
Hồ Chí Minh càng diễn ra mạnh mẽ từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
Tác động bởi quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị
hóa ở Quận 7 diễn ra nhanh chóng. Là Quận nằm ở cửa ngõ phía nam của Thành
phố Hồ Chí Minh, Quận 7 có vị trí chiến lược rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những cửa ngõ giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn
đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh với cả trong và ngoài nước, là cầu nối mở
hướng phát triển ra biển Đông và thế giới, thuận tiện cho việc hình thành các khu
công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, bến bãi, tập kết, trung chuyển hàng hóa đi
nước ngoài và ngược lại, kích thích các cơ sở dịch vụ, khu đô thị mới và nhiều lĩnh
vực khác phát triển. Trên địa bàn Quận 7 có khá nhiều cảng, khu chế xuất và nhiều
công trình công cộng được đầu tư xây dựng. Đặc biệt Quận có trung tâm đô thị mới
Phú Mỹ Hưng rộng 409 ha được xem là trái tim của toàn đô thị mới có đầy đủ chức
năng của một trung tâm đô thị hiện đại như thương mại tài chính, dân cư, giải trí,
văn hóa, giáo dục, y tế….
Những chính sách phát triển quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình đô thị hóa ở thành phố, đồng thời với sự phát triển vượt
bậc, tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng của Quận 7 đã tác động đến quá
trình đô thị hóa của thành phố nói chung, Quận 7 nói riêng.
Đô thị hóa của một vùng đất có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như
2
kinh tế, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi cảnh quan môi trường, cơ cấu dân cư…. Nghiên
cứu quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là một việc làm cần
thiết vì đô thị hóa đem lại những mặt tích cực, làm thay đổi hoặc mất đi nhưng giá
trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán, lối sống cư dân, cơ cấu kinh tế
và những ngành nghề truyền thống….đó là những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu
để đề ra một số biện pháp nhằm định hướng cho sự phát triển đô thị một cách bền
vững. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Quá trình đô thị hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh (1986 – 2010)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi thành lập đến nay, lịch sử đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã
được nhiều tác giả đề cập đến với mức độ khác nhau.
Giai đoạn từ khi Sài Gòn thành lập (1698) cho đến trước khi thực dân Pháp xâm
lược 1858 có nhiều tác phẩm bằng chữ Hán viết về vùng đất Đồng Nai - Gia Định
như quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Gia Định
Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Tác phẩm bằng chữ Nôm có bài phú Cổ Gia
Định phong cảnh vịnh, Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liêm
Phong phản ánh nhiều mặt hoạt động, biến đổi đô thị cảng Sài Gòn thời nhà
Nguyễn.
Giai đoạn từ khi thực dân Pháp xâm lược 1858 đến 1954 có nhiều chuyên khảo
của các tác giả người Pháp về vùng đất Nam Kỳ và Sài Gòn - Gia Định như Sự góp
phần vào Lịch sử Sài Gòn (1867 - 1916) của Baudrit (bản dịch), Chuyên khảo về
tỉnh Gia Định của Boucho….Các tác phẩm của các tác giả Việt Nam như Chuyên
khảo về tỉnh Gia Định của Hội nghiên cứu Đông Dương, Ký ức lịch sử về Sài Gòn
và các vùng phụ cận: dự án Sài Gòn 500.000 dân của tác giả Trương Vĩnh Ký do
Nguyễn Đình Đầu dịch, Chương trình chỉnh trang đô thành Sài Gòn và phụ cận
trong thời kỳ hậu chiến của tác giả Nghi Sinh, Sài Gòn 100 năm về trước của tác giả
Thanh Giang. Nhiều tác phẩm của các tác giả trên đã mô tả bức tranh tổng quát về
sự biến đổi Sài Gòn - Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc.
Giai đoạn từ 1954 đến 1975 được sự hậu thuẫn của Mỹ về nhiều mặt nhất là về
3
viện trợ kinh tế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng Sài Gòn trở
thành thủ đô của chính thể này. Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được hợp nhất gọi
chung là đô thành Sài Gòn. Có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đã viết về vấn
đề quy hoạch đô thành Sài Gòn theo hướng hiện đại. Trước hết phải kể đến một số
công trình chuyên khảo như Địa phương chí tỉnh Gia Định của Tòa hành chính tỉnh
Gia Định, Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, Gia Định xưa của tác giả
Sơn Nam, Sài Gòn năm xưa của tác giả Vương Hồng Sển, Dân số hoạt động của đô
thành Sài Gòn của tác giả Lê Văn Hoàng, Những điều cần biết về kế hoạch chủ yếu
thiết kế đô thị Sài Gòn của tác giả Bông Mai, Nghiên cứu các cơ sở xã hội tại Gia
Định của tác giả Đinh Tuyến. Các tác giả trên dưới góc độ nhìn nhận khác nhau, mô
tả quá trình đô thị hóa Sài Gòn - Gia Định gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ. Vào thời kỳ này, quá trình đô thị hóa ở Gài Gòn có một số nét khác biệt so
với đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc.
Giai đoạn từ 1975 đến nay việc nghiên cứu kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y
tế…của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm thông qua một số công
trình có giá trị được công bố.
Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch
Đằng, Nguyễn Công Bình đã khảo cứu toàn diện về các mặt lịch sử, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh suốt 3 thế
kỷ có thể đề cập tới tác phẩm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình
thành và phát triển của tác giả Đỗ Thanh Hương, Huỳnh Hữu Nhựt, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999. Các tác giả đã nêu bật vai trò, vị trí phát triển
thuận lợi của vùng đất Gia Định xưa. Sau khi Cù lao Phố bị tàn phá, vai trò trung
tâm kinh tế ở phía Nam chuyển về Bến Nghé, Sài Gòn. Sau khi đặt cai trị, thực dân
Pháp quy hoạch Sài Gòn theo kiến trúc châu Âu. Khi chính quyền Việt Nam Cộng
hòa được thành lập, họ cũng nhanh chóng thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị Sài
Gòn.
Sau năm 1975 Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển với
4
nhiều công trình hiện đại, sự chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa, giáo
dục….cũng diễn ra nhanh chóng. Tác giả đã tổng kết quá trình đô thị Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn cụ thể.
Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam
Á đề cập đến xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình
trạng tăng dân số cơ học của các đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, sự thay đổi của
môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa.
Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung Phường (NXB Xây dựng,
1995) đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng lưới đô thị ở Việt Nam.
Ông đã đưa ra những đóng góp nhằm định hướng phát triển cho các đô thị ở Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ
nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt Nam, chưa đi sâu
vào nghiên cứu một đô thị cụ thể.
Chuyên khảo Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn Thế Bá (NXB
Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết đô thị và quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam.
Tác phẩm Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa,
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, đã nêu bật vai trò trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh
Thành phố này là nơi tiếp thu sớm nhất và mạnh mẽ nhất các khoa học công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến từ các nước phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội, đến ứng dụng có hiệu quả các kiểu quy hoạch - kiến trúc phương
Tây vào Thành phố. Ông cho rằng ở Sài Gòn đã hình thành nên một nền công
nghiệp tiên tiến so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và sớm nhất so với
những vùng miền khác trong cả nước.
Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1954 đến 1989 do Viện Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991 đề cập đến tác động, ảnh hưởng của
đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 40 năm qua.
Tác giả Lê Hồng Liêm trong Xu hướng đô thị hóa ở vùng ven Thành phố Hồ
5
Chí Minh cho thấy sự chuyển biến kinh tế, xã hội của các huyện vùng ven Thành
phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng nhưng còn mang tính chất tự phát. Tác giả
cho rằng, từ năm 1986 trở đi các vùng ven mới thực sự bước vào thời kỳ đô thị hóa
mạnh mẽ.
Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (NXB Trẻ, 1999) gồm có ba chương mô tả quá
trình đô thị hóa vùng ngoại thành và sự thay đổi văn hóa làng xã trong quá trình đô
thị hóa ở những vùng đất đó.
Cuốn sách Nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô
thị hóa của tác giả Lê Văn Năm, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2007 đã phản ánh khá chi tiết tình hình chuyển dịch đất đai và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành Thành
phố Hồ Chí Minh. Tác giả còn mô tả những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nông
dân. Đô thị hóa làm cho họ dần dần rời bỏ ruộng đồng, chuyển sang những hoạt
động kinh doanh, buôn bán, lao động bằng những ngành nghề khác hay rơi vào
cảnh thất nghiệp. Tác giả Lê Văn Năm còn đề cập tới những thuận lợi và khó khăn
tiêu cực do quá trình đô thị hóa mang lại.
Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh của tác
giả Nguyễn Văn Tài, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995, đã tập trung đi sâu nghiên
cứu những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa như sự gia tăng dân số một
cách nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng,
vấn đề lao động, giải quyết việc làm, sự gia tăng các loại hình tội phạm, tệ nạn xã
hội….
Tiềm năng phát triển các xã và thị trấn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Võ Thị Hiệp đồng chủ biên, NXB Thành
phố Chí Minh, năm 1995, đề cập khá chi tiết những tiềm năng phát triển của những
xã vùng ven trên địa bàn thành phố.
Ngoài những tác phẩm viết về đô thị hóa ở Việt Nam và ở Thành phố Hồ Chí
Minh, còn có nhiều bài viết trong Hội thảo Khoa học quốc tế phát triển đô thị bền
6
vững và vai trò của văn hóa giáo dục, Hội nghị toàn quốc về đô thị tổ chức tại Hà
Nội năm 1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 và tại Bà Rịa - Vũng Tàu
năm 1999, Hội thảo về Đô thị hóa tại Quy Nhơn, Bình Định năm 1996 do Hiệp hội
đô thị Việt Nam tổ chức. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra nhiều hội
thảo về đô thị do Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội tổ
chức như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á năm 1995, Môi trường nhân văn
và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản năm 1997…
Có số lượng khá lớn các tạp chí và bài báo viết về quá trình đô thị hóa Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nêu bật các khái niệm đô thị,
cấu trúc đô thị của thế giới và Việt Nam cũng như việc quy hoạch đô thị ở Việt Nam,
ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các nhà nghiên cứu tiếp cận theo
phương pháp đô thị học chứ chưa dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cố gắng kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa
học đi trước, nhìn nhận vấn đề đô thị hóa dưới góc nhìn lịch sử.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài dựng lại diễn tiến quá trình đô thị hóa ở Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. Luận văn tập trung trình bày
các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan, cơ sở hạ tầng, phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, biến đổi về mặt xã hội (như dân số, mật độ dân số, lao động,
văn hóa, giáo dục, y tế….) làm sáng tỏ những tác động của quá trình đô thị hóa đối
ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình đô thị hóa, đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của quá
trình đô thị hóa trong tương lai.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình đô thị
hóa trong lịch sử. Đề tài tập trung làm nổi bật các bước phát triển và sự chuyển dịch
từng bước kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng, các bước thay đổi từ
7
một Quận khi mới thành lập nông nghiệp chiếm hơn 90% đến nay nông nghiệp
giảm nhanh chóng chỉ chiếm 1%
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tuy nhiên, từ
trước 1997 Quận 7 thuộc huyện Nhà Bè nên tác giả đi vào nghiên cứu quá trình đô
thị hóa huyện Nhà Bè giai đoạn 1986 đến 1997.
- Về thời gian: khoảng thời gian từ năm 1986 đến 2010. Luận văn đi vào nghiên
cứu thời gian trước khi thành lập Quận 7 (1986 – 1997) và trọng tâm nghiên cứu
quá trình đô thị hóa Quận 7 (1997 – 2010). Nghiên cứu những bước chuyển biến
trong quá trình thành lập Quận 7 đồng thời đưa ra những phương hướng phát triển
Quận 7 trong tương lai.
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - văn hóa, không nghiên cứu ở góc độ
kiến trúc học, kinh tế học, xã hội học hay đô thị học. Ở góc độ lịch sử - văn hóa,
luận văn sẽ không đi vào giải quyết các bài toán về kiến trúc, chỉnh trang đô thị hay
xã hội học đô thị….đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình đô thị hóa trong tính lịch
sử, ở một địa bàn cụ thể là Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian
1986 đến 2010. Luận văn cố gắng làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ
quan tác động đến quá trình đô thị hóa, sự thay đổi cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế và rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển đô thị
bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 7 nói riêng trong tương lai.
Đô thị hóa là một quá trình phức tạp, rộng lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ở cách tiếp cận lịch sử - văn hóa đề tài
làm rõ sự chuyển dịch cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, văn hóa, lối sống cư dân Quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ sử học nghĩa là xem xét, dựng lại diễn tiến của
quá trình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010 để thấy
được sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng….cùng những nhân tố
chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa cũng như sự tác động trở
8
lại của quá trình này đối với cảnh quan môi trường, kinh tế, đời sống cư dân….nơi
đây. Do đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành giữa sử học, xã
hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, kinh tế học, địa lý học….Việc vận dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài phản ánh một cách khách quan, có
hệ thống đúng theo diễn tiến của quá trình đô thị hóa
6. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu đầu tiên là các sách viết về đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam ở dạng
khái quát, nguồn tư liệu này giúp tôi có cơ sở lý luận để thực hiện đề tài. Một số
cuốn sách được khai thác như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung
tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung
Phường (NXB Xây dựng, 1995), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn
Thế Bá (NXB Xây dựng 1999)….Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu, tạp chí,
bài báo được tôi tham khảo để làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Nguồn tư liệu thứ hai là các sách viết về vùng đất Gia Định xưa, Sài Gòn Chợ Lớn và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Các sách viết về Gia Định xưa, về
Sài Gòn - Chợ Lớn sẽ dựng lại sự phát triển về mọi mặt của vùng đất Gia Định xưa,
quá trình đô thị hóa của Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1986
- Nguồn tư liệu thứ ba là các sách, các tạp chí, bài báo viết về quá trình đô thị
hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ khi đất nước đổi mới 1986 đến nay. Quan
trọng nhất là các số liệu thống kê, báo cáo các năm, giai đoạn, hội nghị tổng kết, các
văn kiện Đại hội Đảng bộ của quận qua các kỳ, cùng những tài liệu của các cơ quan
chức năng cấp thành phố như phòng Khoa học Công nghệ, phòng Tài nguyên Môi
trường, phòng Giáo dục và Đào tạo,….và tài liệu của các viện như Viện Nghiên cứu
và Phát triển đô thị, Viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế….có liên quan đến vấn đề
đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh được tôi đưa vào khai thác sử dụng
cho đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu
thực tế cho đề tài.
9
7. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa của một địa phương là vấn đề chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm rộng rãi như nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử chính trị,
ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục….Nghiên cứu đô thị hóa của một địa
phương là góp phần làm sáng tỏ sự phát triển, chuyển biến của địa phương đó đồng
thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.
Luận văn đã tập hợp, xử lý, hệ thống hóa các tư liệu, nhất là các chỉ số phát
triển đô thị ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, tạo thành tập
tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về tình hình đô thị hóa ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh, là tài liệu có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đô thị và đô thị
hóa
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn có
ba chương nội dung chính:
Chương 1. Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010
Chương 2. Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế ở Quận 7 trong quá
trình đô thị hóa (1986-2010)
Chương 3. Sự chuyển biến về văn hóa - xã hội ở Quận 7 trong quá trình đô thị hóa
(1986-2010)
Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2010
1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa
1.1.1 Khái niệm đô thị
Trong lịch sử xã hội loài người khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội loài người có sự phân công lao động lớn: thủ công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp, quá trình chuyên môn hóa ra đời. Thương nhân tập
trung vào các hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa góp phần hình thành nên các
trung tâm buôn bán, tạo nên các hình thức quần cư ở các đô thị. Đô thị từ đó cũng
được hình thành và phát triển.
10
Do sự khác nhau của xã hội phương Đông và phương Tây, đô thị được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau. Ở phương Tây sự ra đời của phường hội làm xuất hiện
những trung tâm buôn bán, thành thị ra đời. Ở phương Đông, hoạt động sản xuất
nông nghiệp là chính, nên thành thị vừa có vai trò là nơi buôn bán, trao đổi hàng
hóa vừa là trung tâm chính trị, hành chính, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động
chủ yếu.
Dưới góc độ lịch sử, Các Mác đã nhìn nhận đô thị như sau: “Lịch sử cổ đại cổ
điển là lịch sử của các đô thị, nhưng các đô thị này được xây dựng trên cơ sở chiếm
hữu ruộng đất và trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp, có nghĩa là sự thâm nhập của
các quan hệ nông thôn vào thành thị. Lịch sử hiện đại là sự thâm nhập của các
quan hệ thành thị vào nông thôn….Lịch sử châu Á là sự thống nhất không phân
chia giữa thành thị và nông thôn” [57; 8]
Đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người, là một tổ chức
không gian cư trú, sinh hoạt của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực phi nông nghiệp, là nơi tập trung dân cư với mật độ dân số cao, dân cư
sống theo lối sống thành thị.
Đô thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị so với đô thị thời xưa, sự
khác biệt này được thể hiện qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,
cơ cấu kinh tế, quy mô dân số cũng như tỉ lệ dân cư đô thị…
Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đô thị được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Liên hợp quốc định nghĩa đô thị là một khu vực xây dựng kín hoặc một khu vực
đông dân cư bao gồm khu trung tâm thành phố, khu ngoại thành và các khu định cư
lao động. Đô thị theo định nghĩa này có thể rộng hơn hoặc nhỏ hơn một khu vực thành
thị bao gồm khu trung tâm thành phố hay dải ngoại thành hoặc lãnh thổ đông dân cư
tiếp giáp. Thành thị bao gồm các khu vực quản trị địa phương chính thức, thường bao
gồm toàn bộ khu vực đô thị và khu vực định cư lao động chính của thành phố. Khu
trung tâm thành phố là một khu vực có chức năng hành chính, chính trị và tập trung
các hoạt động kinh tế chủ yếu của đô thị đó.
11
Tuy nhiên, phân tích các quốc gia trên thế giới cho thấy các tiêu chí và phương
pháp khác nhau đang được chính phủ các nước sử dụng để định nghĩa đô thị. 105
quốc gia dựa trên các tiêu chí hành chính, thủ đô hoặc thị xã, các đô thị tự trị hoặc
thuộc phạm vi quản lý của các địa phương khác, 83 quốc gia sử dụng tiêu chí hành
chính để phân biệt đô thị và nông thôn, 100 quốc gia định nghĩa thành phố dựa trên số
dân hoặc mật độ dân số với mức độ tập trung tối thiểu từ 200 đến 50.000 người, 57
quốc gia sử dụng tiêu chí này là tiêu chí duy nhất, 25 quốc gia xác định đô thị chủ yếu
dựa vào đặc điểm kinh tế mặc dù không loại trừ các tiêu chí khác như tỉ lệ lực lượng
lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, 18 quốc gia tính đến sự sẵn có
của cơ sở hạ tầng đô thị trong định nghĩa của họ bao gồm sự hiện diện của các con
đường nhựa, hệ thống điện cấp nước và thoát nước.
Tại Úc, các đô thị thường được hiểu là các “trung tâm thành thị” và được định
nghĩa như là những khu dân cư tập trung có từ 1000 người trở lên và mật độ dân cư
phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông. Tại Canada, một đô thị là một vùng
có trên 400 người trên một cây số vuông và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có
hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập
thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh
giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang. Tại Trung
Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn
1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có mật độ dân số ít hơn
1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có
dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị [75;18].
Ở Việt Nam, tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt
Nam, bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là đô, thành và thị. Đô và thành là nơi làm việc
của bộ máy quan lại triều đình phong kiến, thành dùng để bảo vệ cho đô. Thị là nơi
trao đổi, buôn bán hàng hóa, thị xuất hiện kéo theo sự tụ hợp dân cư và các cơ sở
kinh tế, nhất là tiểu thủ công nghiệp.
Những yếu tố cấu thành nên đô thị ngày nay khác hơn so với thời kỳ cận đại, do
phương thức sản xuất thay đổi, đô thị cũng thay đổi theo. Đô thị ngày nay không
12
còn mang tính chất phòng thủ hoặc là nơi làm việc của giai cấp thống trị, thay vào
đó là các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, đường, trường, trạm.
Đô thị chính là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ,
của một tỉnh, huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [3; 5]. Thuật ngữ đô thị ngày
nay dùng để gọi chung cho tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc,
là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn” [77;
332]
Theo GS. Nguyễn Thế Bá đô thị là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ
yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên
ngành tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của
một tỉnh, một huyện” [3; 5]. Nhưng cũng có ý kiến khác về đô thị, chẳng hạn theo
Đào Hoàng Tuấn, ngày nay “đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư
đông đúc với các hoạt đông mang tính chất phi nông nghiệp, các trung tâm đơn
chức về hành chính hoặc thương mại…đô thị đã trở thành một không gian cư trú
của dân cư là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai
trò là trung tâm tổng hợp hoặc về một số mặt hành chính, kinh tế - xã hội của một
vùng hoặc một quốc gia, biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với
lối sống thành thị và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng
phát triển ngày càng hiện đại…” [78; 19 - 20]
Theo GS. Cao Xuân Phổ “trong Tiếng Việt có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị:
thành phố, thị xã, thị trấn…các yếu tố đó đều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã
hàm nghĩa chức năng hành chính, thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng
hành chính lấn át chức năng kinh tế, bộ phận đảm nhận cai quản đô thị là do nhà
nước cai quản đô thị là do nhà nước bổ nhiệm. Đô thị phương Tây có tính chính trị
hơn và thiên về chức năng kinh tế” [54; 103]. Như vậy người ta thấy có nhiều cách
hiểu về đô thị gắn liền với vị trí, hoạt động, cấu trúc và chức năng của nó.
13
Do sự phát triển không ngừng của các đô thị, nhất là sự mở rộng, nâng cấp và sự
hình thành thêm các đô thị mới nhằm tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả
nước, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07 tháng 5
năm 2009 về việc phân loại đô thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đô thị.
Theo Nghị định mới này, đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại như sau: loại
đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị
và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện
trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời
điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ
nhất định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và
được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị,
khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
14
5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ
hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng
hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô
thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ
hợp kiến trúc, công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan
thiên nhiên.
- Đô thị loại đặc biệt:
1. Chức năng đô thị: là thủ đô hoặc có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành
chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao
lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị có sự khác biệt giữa khu vực nội thành và
ngoại thành:
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp
dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trường;
b) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và
các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển
các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư
nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai
15
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không
gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
- Đô thị loại I:
1. Chức năng đô thị
Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa
học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một số vùng lãnh thổ
liên tỉnh.
2. Quy mô dân số đô thị
a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên;
b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên.
b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số
lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh;
bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải
áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
16
trường;
b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công
trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo
vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục
vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
- Đô thị loại II:
1. Chức năng đô thị
Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng
tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc
một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức
năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào
tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối
với cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.
Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô
thị phải đạt trên 800 nghìn người.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành.
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc
Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số