Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Đề tài
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Thái Hoài Minh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu

TP. Hồ Chí Minh 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng và nổ lực
của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thầy cô, gia đình và
bạn bè. Nhân đây, em xin kính gửi lời cám ơn chân thành đến:
Các thầy cô giáo trong Khoa, các thầy cô đã giảng dạy, đào tạo, hướng
dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt là Cô Thái Hoài Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp
em trong thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cám ơn đến PGS - TS Trịnh Văn Biều,
người thầy đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn và cung cấp
nhiều tài liệu giúp em thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện khóa luận.


Các thầy, cô giáo và các em học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực,
Tân Hiệp, Thạnh Đông, Hòn Đất - Kiên Giang và THPT Lý Tự Trọng - Khánh
Hòa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực
nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị đi trước đã giúp đỡ, góp
ý cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Cùng với những người bạn trong
lớp Hóa KG đã sát cánh bên em giúp em vượt qua những khó khăn, trở ngại.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình - những người luôn động viên,
khuyến khích để em có đủ nghị lực hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận, do chưa có kinh nghiệm và thời gian có
hạn nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công đến tất cả mọi người !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Dạnh mục các hình
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....10
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................10
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HÓA
HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .............................................................................13
1.2.1. Khái niệm PPDH và PTDH.......................................................................13
1.2.2. Đặc trưng của bộ môn hóa học và PPDH hóa học ....................................15
1.2.3. Một số xu hướng đổi mới PPDH hiện nay ................................................17
1.2.4. Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các PTDH ..........................................18
1.3. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ....19

1.3.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ...........19
1.3.2. Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ......21
1.4

TỔNG QUAN VỀ BGĐT ................................................................................23

1.4.1. Khái niệm BGĐT ......................................................................................23
1.4.2. Cấu trúc chung của BGĐT ........................................................................24
1.4.3. Yêu cầu của một BGĐT ............................................................................25
1.4.4. Ưu điểm của việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học ........................26
1.4.5. Một số sai lầm mắc phải khi thiết kế BGĐT.............................................27
1.4.6. Thực trạng về việc sử dụng BGĐT trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông

...................................................................................................................29

Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HÓA HỌC
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC .................................37
2.1. HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN CỦA BGĐT HÓA HỌC PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC ...................................37
2.1.1. Tiêu chuẩn 1: Về nội dung của BGĐT .....................................................37
2.1.2. Tiêu chuẩn 2: Về hình thức của BGĐT ....................................................39
2.1.3. Tiêu chuẩn 3: Về tổ chức và trình bày của BGĐT ....................................40
2.1.4. Tiêu chuẩn 4: Về công nghệ của BGĐT ...................................................40
2.1.5. Tiêu chuẩn 5: Về hiệu quả của BGĐT ......................................................41
2.2. CÁC DẠNG BGĐT MÔN HÓA HỌC ...........................................................41


2.2.1. Dạng bài về khái niệm, định luật, học thuyết............................................41
2.2.2. Dạng bài về chất - nguyên tố.....................................................................42

2.2.3. Dạng bài về sản xuất hóa học ....................................................................42
2.2.4. Dạng bài về luyện tập, ôn tập ....................................................................43
2.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BGĐT .....................................................................43
2.4. HỆ THỐNG CÁC PHẦN MỀM ĐƯỢC TÍCH HỢP VÀO BGĐT TRONG
PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................................................46
2.4.1. Phần mềm Chemoffice ..............................................................................46
2.4.2. Phần mềm Crocodile Chemistry ...............................................................46
2.4.3. Phần mềm McMix .....................................................................................47
2.4.4. Phần mềm Mindjet MindManager ............................................................47
2.4.5. Phần mềm ProShow Gold .........................................................................47
2.4.6. Phần mềm Violet .......................................................................................47
2.4.7. Phần mềm Wondershare QuizCreator .......................................................48
2.5. CÁCH THIẾT KẾ BGĐT CÓ TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM HÓA HỌC ...48
2.6. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CÁC BGĐT HÓA HỌC 11 NÂNG CAO CÓ
TÍCH HỢP CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC ..............................................................64
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................66
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM.........................................................................66
3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ................................................................66
3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .........................................................................67
3.4. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ......................................................................67
3.5. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM .......................................................................68
3.5.1. Điều tra cơ bản ..........................................................................................68
3.5.2. Chọn bài thực nghiệm, lớp thực nghiệm - đối chứng ...............................69
3.5.3. Chuẩn bị cho tiết lên lớp ...........................................................................69
3.5.4. Tiến hành giảng dạy, kiểm tra và chấm điểm ...........................................69
3.5.5. Xử lí số liệu ...............................................................................................70
3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...........................................................................71
3.6.1. Kết quả định lượng ....................................................................................71
3.6.2. Kết quả định tính .......................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90
PHỤ LỤC .....................................................................................................................93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT

:

Bài giảng điện tử

CNTT

:

Công nghệ thông tin

ĐHSP

:

Đại học Sư phạm

ĐC

:

Đối chứng

GD & ĐT :


Giáo dục và đào tạo

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PTDH

:

Phương tiện dạy học

SGK

:


Sách giáo khoa

TN

:

Thực nghiệm

TNSP

:

Thực nghiệm sư phạm

THPT

:

Trung học phổ thông

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh ưu - nhược điểm của một số công trình đi trước .............................10

Bảng 1.2. Danh sách các trường đã điều tra thực trạng việc sử dụng BGĐT ...............30
Bảng 1.3. Danh sách số lượng GV phản hồi phiếu điều tra ở các trường .....................30
Bảng 1.4. Kết quả điều tra câu 1 ...................................................................................30
Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 2 ...................................................................................31
Bảng 1.6. Kết quả điều tra câu 3 ...................................................................................31
Bảng 1.7. Kết quả điều tra câu 4 ...................................................................................32
Bảng 1.8. Kết quả điều tra câu 5 ...................................................................................33
Bảng 1.9. Kết quả điều tra câu 6 ...................................................................................33
Bảng 1.10. Kết quả điều tra câu 7 .................................................................................34
Bảng 1.11. Kết quả điều tra câu 8 .................................................................................35
Bảng 3.1. Danh sách trường, GV giảng dạy, lớp TN - ĐC ...........................................68
Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 1 .....71
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 2 .....71
Bảng 3.4. Phân loại kết quả kiểm tra nhóm 1 và nhóm 2 .............................................73
Bảng 3.5. Giá trị các tham số nhóm 1 và nhóm 2 ........................................................74
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 3 .....75
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 4 .....75
Bảng 3.8. Phân loại kết quả kiểm tra nhóm 3 và nhóm 4 .............................................77
Bảng 3.9. Giá trị các tham số nhóm 3 và nhóm 4 ........................................................78
Bảng 3.10 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 5 ....78
Bảng 3.11 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 6 ....79
Bảng 3.12. Phân loại kết quả kiểm tra nhóm 5 và nhóm 6 ...........................................80
Bảng 3.13. Giá trị các tham số nhóm 5 và nhóm 6 ......................................................81
Bảng 3.14. Kết quả điều tra câu 1 ................................................................................82
Bảng 3.15. Kết quả điều tra câu 2 ................................................................................83
Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 3 ................................................................................83
Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 4 ................................................................................84
Bảng 3.16. Kết quả điều tra câu 5 ................................................................................85
Bảng 3.17. Kết quả điều tra câu 6 ................................................................................85



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc chung của một BGĐT ...........................................................25
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế BGĐT .....................................................................43
Hình 2.2. Sơ đồ thư viện tư liệu trong BGĐT ...............................................................45
Hình 2.3. Thư viện tài liệu trong BGĐT bài Axit cacboxylic .......................................49
Hình 2.4. Slide chào mừng, kiểm tra bài cũ bài Axit cacboxylic ..................................50
Hình 2.5. Giao diện phần mềm Wondershare QuizCreator ..........................................50
Hình 2.6. Màn hình soạn thảo phần mềm Wondershare QuizCreator ..........................51
Hình 2.7. Màn hình soạn thảo câu hỏi ghép đôi ............................................................51
Hình 2.8. Màn hình sau khi soạn thảo ...........................................................................52
Hình 2.9. Màn hình soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm có hình ảnh ...................................52
Hình 2.10. Xuất câu hỏi trắc nghiệm .............................................................................53
Hình 2.11. Bài tập ghép đôi ...........................................................................................53
Hình 2.12. Bài tập trắc nghiệm ......................................................................................54
Hình 2.13. Slide giới thiệu bài học ................................................................................54
Hình 2.14. Slide giới thiệu nội dung bài học .................................................................55
Hình 2.15. Giao diện phần mềm ChemBioDraw Ultra .................................................55
Hình 2.16. Vẽ công thức cấu tạo ...................................................................................56
Hình 2.17. Slide cấu trúc axit cacboxylic ......................................................................56
Hình 2.18. Giao diện phần mềm ChemBio3D Ultra .....................................................57
Hình 2.19. Cấu trúc không gian của axit fomic và axit axetic ......................................57
Hình 2.20. Cấu trúc không gian dạng khối....................................................................58
Hình 2.21. Slide cấu trúc không gian của axit cacboxylic ............................................58
Hình 2.22. Giao diện phần mềm Mindjet MindManager ..............................................59
Hình 2.23. Cách thiết kế bản đồ tư duy .........................................................................59
Hình 2.24. Hiệu chỉnh màu nền cho bản đồ ..................................................................60
Hình 2.25. Hiệu chỉnh cho từng topic ...........................................................................60
Hình 2.26. Sơ đồ tư duy bài Axit cacboxylic ................................................................61
Hình 2.27. Giao diện phần mềm Violet .........................................................................61

Hình 2.28. Nhập chủ đề, tên bài cho bài tập..................................................................62


Hình 2.29. Giao diện nhập câu hỏi trắc nghiệm ............................................................62
Hình 2.30. Câu hỏi trắc nghiệm được soạn bằng phần mềm Violet .............................63
Hình 2.31. Các câu hỏi trắc nghiệm đã được soạn ........................................................63
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 1 ............................................72
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 2 ............................................73
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 1 ..................................................73
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 2 ..................................................74
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 3 ............................................76
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 4 ............................................76
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 3 ..................................................77
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 4 ..................................................77
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 5 ............................................80
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích kết quả kiểm tra nhóm 6 ..........................................80
Hình 3.11. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 5 ................................................81
Hình 3.12. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra nhóm 6 ................................................81


MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo

trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ
thông tin (CNTT). Sự xuất hiện của nó đã và đang mang lại những thay đổi sâu sắc về
mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD & ĐT), việc
ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu, không chỉ thúc đẩy tính

tích cực, hứng thú đối với học sinh (HS) mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức
dạy học. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước: dạy học lấy người học
làm trung tâm, ngày càng nhiều giáo viên (GV) tổ chức hoạt động dạy học theo hướng
cho HS thuyết trình, làm việc nhóm, dạy học theo dự án… Tất cả những hoạt động đó
nhằm mục đích giúp HS chủ động tiếp cận kiến thức, tích cực tìm kiếm thông tin và từ
đó phát triển khả năng tư duy, khả năng tự học của bản thân.
Trong những năm gần đây, bài giảng điện tử (BGĐT) đang dần dần thay thế
những tiết học truyền thống với bảng đen, phấn trắng. Cả những GV lâu năm, những
sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như các HS đều không thể phủ nhận
những hiệu quả to lớn mà BGĐT đã mang lại. Ngoài việc tiết kiệm thời gian, BGĐT
không những cung cấp được một lượng kiến thức lớn mà còn đem lại cho HS những
hình ảnh sinh động, những sơ đồ - biểu bảng dễ hiểu … làm tăng hiệu quả tiếp thu bài
học và gây hứng thú học tập ở HS. Tuy nhiên, việc thiết kế một bài giảng tương đối
khó. Thiết kế một bài giảng sao cho sinh động, hấp dẫn cũng như đem lại hiệu quả cao
đòi hỏi người GV phải bỏ nhiều thời gian, công sức để sưu tầm tài liệu và soạn bài.
Bất cứ môn học nào cũng có những đặc trưng riêng, môn hóa học cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm (TN). Do đó để
giảng dạy hóa học có hiệu quả cao thì người GV phải biết cách trình bày, minh họa bài
giảng sao cho sinh động, hấp dẫn, kết hợp được cả lý thuyết và thực tiễn. Trong quá
trình giảng dạy hóa học việc viết các phương trình phản ứng, trưng bày các mẫu vật,
biểu diễn thí nghiệm minh họa và các bài tập ứng dụng đóng một vai trò quan trọng,
đảm bảo tính trực quan của bộ môn. Do đó, BGĐT hóa học ngày càng được nhiều GV
ưa chuộng bởi sự hữu ích của chúng trong việc truyền tải kiến thức đến HS. Tuy nhiên,


đa số BGĐT hiện nay trên thị trường chưa được kiểm định, đánh giá theo các tiêu
chuẩn, chất lượng nhất định, còn soạn rất đơn điệu, sơ sài, chưa phát huy được hết
những ưu điểm của BGĐT. Chủ yếu chỉ sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint mà
chưa phối hợp được các phần mềm hiện đại hỗ trợ để đơn giản hóa quá trình soạn

BGĐT, rút ngắn thời gian và đạt kết quả tốt nhất.
Từ nhận thức tầm quan trọng mà BGĐT đem lại và mong muốn nghiên cứu,
xây dựng hệ thống BGĐT có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT
trong dạy học môn hóa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ HỆ THỐNG
BGĐT MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC
PHẦN MỀM DẠY HỌC”
Mục đích nghiên cứu

II.

Xây dựng hệ thống BGĐT môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tích hợp
các phần mềm dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường trung học
phổ thông (THPT).
Nhiệm vụ của đề tài

III.
-

Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.

-

Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về BGĐT.

-

Nghiên cứu về nội dung, phương pháp của chương chương trình hoá học lớp 11

nâng cao.
-


Nghiên cứu một số phần mềm dạy học để tích hợp vào BGĐT môn hóa học.

-

Điều tra, đánh giá cơ bản thực trạng sử dụng BGĐT ở các trường THPT hiện

nay.
-

Thiết kế hệ thống BGĐT trong chương trình hóa học 11 nâng cao có tích hợp

các phần mềm dạy học.
-

Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu

IV.
-

Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

-

Đối tượng nghiên cứu: thiết kế hệ thống BGĐT trong chương trình hóa học lớp

11 nâng cao có tích hợp các phần mềm dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa
học ở trường THPT.
V.


Giới hạn phạm vi nghiên cứu


-

Xây dựng hệ thống BGĐT hóa học lớp 11 nâng cao có tích hợp các phần mềm

dạy học.
Giả thuyết khoa học

VI.

Nếu thiết kế hệ thống BGĐT theo hướng tích hợp các phần mềm đảm bảo tính
khoa học, thẩm mĩ, dễ sử dụng thì chất lượng bài lên lớp hóa học có ứng dụng CNTT
sẽ được nâng cao, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học hóa học ở
trường THPT.
Phương pháp nghiên cứu

VII.
-

Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.

-

Phân tích, tổng hợp thông tin.

-


Sử dụng máy tính, các trang web trên mạng và các phần mềm dạy học để thiết

kế hệ thống BGĐT.
-

Điều tra thực trạng.

-

TNSP.

-

Tổng hợp và xử lí kết quả điều tra, kết quả TNSP theo phương pháp thống kê

toán học.
VIII.

Giới hạn đề tài
Tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn của một BGĐT hóa học và thiết kế hệ

thống BGĐT hóa học lớp 11 nâng cao gồm 27 BGĐT có tích hợp 7 phần mềm dạy
học.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.


Từ đầu thập kỉ 90, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học để nâng cao
chất lượng giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển mạnh trên Thế Giới.
Ở Việt Nam, Bộ GD & ĐT đã chọn năm học 2008 – 2009 là “Năm học đẩy
mạnh ứng dụng CNTT”. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, các trường đã yêu cầu GV
thiết kế BGĐT và tổ chức nhiều tiết thao giảng thành công, kích thích hứng thú học
tập của HS, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Hóa học là môn khoa học TN với khối lượng kiến thức khá lớn và trừu tượng,
do đó trong một thời gian ngắn của tiết học GV khó có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận
được lượng kiến thức đó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để có thể nâng cao hiệu
quả dạy học, gây được sự hứng thú, quan tâm của HS, GV có thể nhờ vào CNTT. GV
sử dụng CNTT để thiết kế các BGĐT, có thêm các tài liệu, hình ảnh, đoạn phim… bởi
nó có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng mà HS lại có thể nhớ được lâu hơn. Bên cạnh
đó, GV có thể sử dụng các phần mềm trong dạy học hóa học để thực hiện các thí
nghiệm ảo, làm các sơ đồ, mô hình cấu tạo nguyên tử - phân tử hoặc các bài tập thực
hành để khắc sâu kiến thức cho HS, giúp các em tiếp thu bài nhanh, giờ dạy có hiệu
quả cao hơn.
Chính vì vậy, nhiều sinh viên và học viên đã có nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ
cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học.
 Giới thiệu và đánh giá một số công trình gần gũi với đề tài nghiên cứu
Bảng 1.1. So sánh ưu - nhược điểm của một số công trình đi trước
Tên đề tài

STT
1

Ưu điểm

Nhược điểm


Sử dụng phần mềm Tác giả sử dụng hiệu quả Khóa luận chỉ sử dụng
Powerpoint để thiết phần mềm Powerpoint để phần mền Powerpoint
kế BGĐT chương thiết kế bài giảng trong để thiết kế, nếu sử
“Sự điện li” hóa chương “Sự điện li” lớp 11. dụng thêm một số phần
học

11

(theo

mềm dạy học khác để


chương trình thí

thiết kế thí nghiệm thì

điểm THPT)

sẽ tiết kiệm được nhiều

(Lê Huỳnh Vy -

thời gian và đạt hiệu
quả tốt hơn.

2007)
2

Thiết kế giáo án Phần

điện

tử

mềm

Powerpoint

chương được sử dụng thành thạo,

trình hóa Hữu cơ thể hiện thông qua các giáo
lớp 11 THPT bằng án điện tử của chương trình
phần

mềm hóa hữu cơ lớp 11 được

Microsoft

soạn tốt, chi tiết và khá đầy

Powerpoint.

đủ.

Tác giả thiếu quan tâm
đến việc tích hợp thêm
một số phần mềm hỗ
trợ khác. Đặc biệt là bộ
phần mềm Chemoffice
để vẽ những công thức

phân tử nhanh chóng,

(Vũ Thị Phương

đẹp và chính xác hơn.

Linh - 2005)
3

Ứng

dụng

phần Đây là một khóa luận có Khóa luận chỉ thiết kế

mềm

Violet

vào giá trị trong việc ứng dụng 4 bài giảng, chưa thể

việc thiết kế BGĐT phần mềm trong dạy học hiện
hóa học THPT

được

tính

hệ


hóa học, khá chi tiết, có sự thống.

(Trần Mạnh Thắng đầu tư nghiên cứu về phần
mềm Violet qua cách sử
- 2010)
dụng, các tính năng của
phần mềm này và có kèm
theo một số phần mềm hỗ
trợ khi soạn BGĐT.
4

Ứng

dụng

phần Tác giả mô hình hóa 4 thí Khóa luận chỉ áp dụng
mềm Macromedia nghiệm
ảo
của
bài trên một số bài cụ thể,
Plash vào thiết kế Amoniac

xuất chưa thể hiện tính hệ
giáo án điện tử amoniac của chương trình thống cho toàn thể
môn hóa học.
lớp 11. Đặc biệt, trong thí chương trình hóa học
(Nguyễn




sản

Hoàng nghiệm axit nitric tác dụng 11.


Hương

Thảo

- với than nung nóng là mô
hình động mà người dùng

2006)

có thể di chuyển, tác động
đến các đối tượng trên
phim.
5

Sử dụng các phần Khóa luận trình bày khá chi Khóa luận mới xây
mềm dạy học thiết tiết phần cơ sở lí luận và đã dựng được hệ thống 21
kế hệ thống bài nêu ra được các tiêu chuẩn, BGĐT có tích hợp 5
giảng điện tử môn nguyên tắc, quy trình thiết phần mềm dạy học cho
hóa học lớp 10 kế một BGĐT, cụ thể là bài chương trình lớp 10
Hiđrosunfua.

nâng cao.

Khóa


luận ban nâng cao.

(Phan Thiên Thanh còn có giá trị trong việc
ứng dụng các phần mềm
- 2012)
vào dạy học hóa học, khá
chi tiết, có sự đầu với phần
mềm chính là Powerpoint
và thêm 5 phần mềm dạy
học tích cực.
6

Thiết kế giáo án Luận văn đã trình bày khá Luận văn chỉ tập trung
điện

tử

phần hoàn thiện về phương pháp thiết kế được 7 giáo án

hiđrocacbon lớp 11 dạy học (PPDH) tích cực điện

tử

cho

phần

chương trình nâng trong hóa học và cũng khá hiđrocacbon ở chương
cao


theo

hướng chi tiết về các nguyên tắc, trình lớp 11 với 3 phần

dạy học tích cực.

quy trình thiết kế giáo án mềm được tích hợp

Maker,
(Nguyễn Diệu Linh điện tử. Đồng thời luận văn (Lecture
cũng đưa ra được một số PowerPoint, Violet) mà
- 2012)
kinh nghiệm hay khi thiết không sử dụng bộ phần
kế và sử dụng giáo án điện mềm Chemoffice để vẽ
tử.

những công thức phân
tử cũng như mô hình


không gian 3D .
7

Sử dụng phần mềm Tác giả sử dụng hiệu quả Luận văn cũng chỉ giới
ActivInspire

thiết phần mềm ActivInspire để thiệu được 17 bài lên

kế bài lên lớp phần thiết kế các bài lên lớp lớp trong phần hóa học
hóa học vô cơ lớp trong chương “Nhóm nitơ” vô cơ lớp 11 nâng cao

11 chương trình và chương “Nhóm cacbon” với một phần mềm
lớp 11. Các bài lên lớp được sử dụng mà chưa

nâng cao.
(Lê

Thị

Thơ

2011)

- được soạn tốt, chi tiết và tích hợp được các phần
mềm dạy học khác.
khá đầy đủ.

 Nhận xét chung
Các đề tài trên đều thể hiện những điểm chung thống nhất như sau:
- Ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học là một xu hướng tất yếu đổi mới PPDH.
- Chương trình Microsoft Powerpoint được sử dụng phổ biến trong các đề tài nhờ
tính thiết thực, hữu ích và tiện lợi của nó đối với GV ở trường phổ thông trong quá
trình soạn BGĐT.
- Ngoài việc sử dụng phần mềm Powerpoint thì việc ứng dụng các phần mềm
khác vào bài giảng đã làm cho nội dung bài giảng hay và phong phú hơn.
Tuy vậy, đa số các luận văn trên chỉ chú trọng đi sâu tìm hiểu một phần mềm
dạy học cụ thể và ứng dụng phần mềm đó vào một số BGĐT mà chưa phát huy được
khả năng phối hợp các phần mềm khác nhau để quá trình thiết kế đạt kết quả tốt nhất.
Nội dung nghiên cứu còn tương đối ít, chỉ có một số lượng nhỏ các BGĐT được soạn
hay chỉ mới tập trung được ở khối lớp 10. Bên cạnh đó, các đề tài chưa xây dựng được
các tiêu chí đánh giá BGĐT.

1.2.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

(PTDH) HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1.

Khái niệm PPDH và PTDH

a. Khái niệm phương pháp, PPDH

 Khái niệm phương pháp[2]
Có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp vì nó là một khái niệm rất trừu tượng:


o Theo lí thuyết hoạt động phương pháp là cách thức của chủ thể tác động vào đối
tượng nhằm đạt được mục đích đề ra.
o Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà chủ
thể phải đi theo để đạt được mục đích.
o Phương pháp là tổ hợp những nguyên tắc, quy tắc dùng để chỉ đạo hành động.
o “Phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung”. (Hêghen)

 Khái niệm PPDH
PPDH là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng
một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc
không phần lớn phụ thuộc vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc
biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm [2].
PPDH là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác giữa GV và HS
nhằm đạt được mục đích dạy học [9].
Theo PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, tác giả cuốn “PPDH hóa học ở trường

phổ thông” thì PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.
-

Phương pháp dạy: Cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo các

hoạt động nhận thức của trò.
-

Phương pháp học: Cách thức hoạt động của trò trong việc chủ động chiếm lĩnh

kiến thức, kĩ năng.
-

PPDH: Cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động

nhận thức của trò nhằm giúp trò đạt các mục tiêu dạy học [29].
Còn theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang thì “PPDH là cách thức làm việc của
thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho học
trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” [20].
b. Khái niệm PTDH
PTDH theo Nguyễn Ngọc Quang, bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến
phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp
thu kiến thức, kĩ năng.
PTDH là những đối tượng vật chất (sách vở, đồ dùng, máy móc, thiết bị …)
dùng để dạy học. PTDH bao gồm: SGK và tài liệu tham khảo (SGK, sách GV, sách
tham khảo, tạp chí chuyên đề, sách báo các loại, thư viện điện tử, các thông tin trên


mạng internet); các đồ dùng dạy học (bảng các loại, tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô
hình, mẫu vật); các phương tiện kĩ thuật dạy học (máy chiếu hình và bảng trắng, máy

ghi âm, tivi, máy vi tính, camera) và các thí nghiệm dạy học [2].
PTDH giúp cụ thể hóa những cái trừu tượng, làm sinh động nội dung học tập,
giúp HS phát triển năng lực nhận thức, khả năng quan sát, tư duy… nâng cao hứng thú
của HS. Bên cạnh đó, PTDH còn giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp, kiểm tra
và đánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi.
1.2.2.

Đặc trưng của bộ môn hóa học và PPDH hóa học
a. Đặc trưng của bộ môn hóa học

Hóa học là một môn khoa học có khối lượng kiến thức khá lớn cả về phương
diện TN lẫn lý thuyết. Thực tế hiện nay cho thấy hóa học là một môn rất khó hiểu đối
với nhiều HS vì các kiến thức hóa học mang tính trừu tượng cao, mặt khác có thể do
cách truyền đạt của GV còn quá khô khan, chưa có nhiều sáng tạo gây sự nhàm chán
cho HS. Để HS có thể nắm vững kiến thức GV cần phải biết cách trình bày, minh họa
bài giảng sao cho hấp dẫn, sinh động, kết hợp được cả lí thuyết và thực tiễn, phải biết
phối hợp cả hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng, mô phỏng, âm thanh...để kích thích tư duy HS,
giúp HS nhớ bài lâu hơn.
Hóa học là môn khoa học TN, trong đó thí nghiệm như một bộ phận không thể
tách rời của quá trình dạy học hóa học. Nó là một trong những nhân tố quyết định sự
thành công hay thất bại của một tiết học, giúp phát triển tư duy, kích thích hứng thú
học tập đối với HS. Tuy nhiên, một số thí nghiệm không thể thực hiện trên lớp do tốn
nhiều thời gian để chuẩn bị, tiến hành hay thí nghiệm đó sẽ gây độc hại đối với GV và
HS, do đó GV có thể sử dụng các đoạn phim, những mô phỏng thí nghiệm, hay sử
dụng phần mềm thí nghiệm ảo để tái hiện thí nghiệm cho HS quan sát.
Bài tập hóa học là một trong những phần không thể thiếu của hóa học giúp HS
ôn tập, củng cố kiến thức lí thuyết đã học và làm các bài tập vận dụng. Tuy nhiên, thời
gian cho mỗi tiết dạy chỉ có 45 phút, GV không đủ để vừa truyền đạt kiến thức vừa
dành thời gian cho HS củng cố lại kiến thức. Để khắc phục vấn đề này, GV có thể sử
dụng các phần mềm soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập vận dụng trước rồi cho

HS làm tại lớp để khắc sâu kiến thức.


b. Đặc trưng của PPDH hóa học [2]
- Hóa học là một môn khoa học TN và lí thuyết. Trong dạy học hóa học, thí
nghiệm là một phương tiện không thể thiếu được.
- Trong dạy học hóa học, các phương pháp nhận thức sau đây được sử dụng một
cách thường xuyên:
+

Phương pháp diễn dịch - quy nạp: sử dụng khi dạy về mối liên hệ giữa vị

trí - cấu tạo - tính chất; khi hình thành khái niệm chu kì. Nhóm trong hệ thống tuần
hoàn…
+

Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa học đòi hỏi HS phải có một

trình độ nhất định về tư duy trừu tượng (không thể dạy sớm hơn). GV phải sử dụng các
phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình…) khi đề cập đến các vấn đề mà HS không
thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
- Các học thuyết, định luật có vai trò rất lớn trong dạy học hóa học:
+

Là công cụ cho phép quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp.

+

Là công cụ để tiên đoán khoa học.


+

Là công cụ để dạy về các chất cụ thể.

- Định luật tuần hoàn và các kiến thức về cấu tạo chất (thuyết nguyên tử, phân tử,
cấu tạo hóa học…) là lí thuyết chủ đạo của hệ thống kiến thức hóa học.
- Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộng
kiến thức cho HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống.
- Hóa học là bộ môn có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong dạy học hóa học,
cần có sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự nhiên và
cuộc sống đời thường của con người.
Tóm lại, hóa học là môn khoa học TN và lí thuyết. Trong dạy học hóa học cũng
có nhiều phương pháp như thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, trực quan, sử dụng bài
tập… Vì vậy, để HS có thể lĩnh hội được các kiến thức về hóa học, GV cần phải biết
phối hợp nhiều PPDH khác nhau. Không chỉ đơn giản là thuyết trình những kiến thức
quan trọng, cần nhớ mà còn phải cho HS xem những hình ảnh về chất, nguyên tố đó;
những đoạn phim hay làm các thí nghiệm mô phỏng tính chất hóa học của các nguyên
tố để HS có thể nhớ lâu; cho HS thảo luận nhóm để giải quyết một vấn đề nào đó đến
bài học hay thực tế cuộc sống có liên quan đến bài học. Đặc biệt, không thể thiếu các


bài tập vận dụng, các bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức. Do đó, để nâng cao
chất lượng dạy và học hóa học, GV cần phải kết hợp các PPDH khác nhau một cách
khéo léo.
1.2.3.

Một số xu hướng đổi mới PPDH hiện nay [2]

Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất
nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới PPDH theo các hướng khác nhau.

Sau đây là một số xu hướng đổi mới cơ bản:
Thứ nhất là, PPDH phải phát huy được tính tích cực, tự lực, tự chủ, sáng tạo
của người học; chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS tức là chuyển lối học từ
thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá, từ đó tạo điều kiện cho HS học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo. Thực tế cho thấy nhiều nơi, nhiều trường đã làm được điều này,
chẳng hạn như một số trường phổ thông ở TP. HCM, bên cạnh những tiết học chính
khóa trên lớp, trường còn tổ chức cho HS đi thực tế, tham quan, tham gia nhiều buổi
học ngoại khóa… nhằm phát huy sự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo của HS. Tuy nhiên xu
hướng đổi mới này cũng chưa được phổ biến. Điều này còn tùy thuộc vào từng vùng,
từng địa phương và trình độ của HS mà GV có thể áp dụng phương pháp này.
Thứ hai là, PPDH phải phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương
châm học suốt đời. Cụ thể là GV không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang
bị cho HS phương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học
suốt đời. Ngày nay trên mọi phương tiện truyền thanh, truyền hình có nhiều chương
trình học tập giúp cho hoạt động tự học như chương trình Em yêu khoa học đến những
chương trình Bổ túc kiến thức phổ thông, Ôn thi tốt nghiệp, đại học… Các chương
trình trò chơi truyền hình phục vụ cho phương châm học suốt đời như Vui để học,
Đường lên đỉnh Olympia…
Thứ ba là, PPDH phải tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận
dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức
sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Đây chính là cách giúp HS gắn kết
được kiến thức đang học với thực tế cuộc sống. Ví dụ khi học bài “Phân bón hóa học”
HS có thể vận dụng kiến thức đã học bằng cách biết các tính chất, đặc tính, cách bón,
ưu - nhược điểm của các loại phân … để lựa chọn, bón cho hợp lí với loại cây trồng
mà gia đình đang chăm sóc.


Thứ tư là, tích cực sử dụng PPDH giải quyết vấn đề vào dạy học. Dạy học giải
quyết vấn đề là phương pháp trong đó GV đặt ra cho HS một (hoặc hệ thống) vấn đề
nhận thức, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, sau đó GV hướng dẫn, điều khiển HS

giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập. Phương pháp
này không phải chỉ sử dụng đối với tiết bài mới lên lớp mà còn được sử dụng để củng
cố, ôn tập và học bài ở nhà của HS.
Thứ năm là, tăng cường vận dụng các PPDH tiên tiến đề cao chủ thể nhận thức
của HS. Một tiết học không nên áp dụng một PPDH riêng biệt mà cần phối hợp một
cách hợp lí các PPDH khác nhau. Nếu chỉ GV thuyết trình từ đầu đến cuối tiết học thì
HS sẽ rất nhàm chán, còn nếu cho HS làm các bài tập động não thì HS sẽ rất mệt mỏi,
không còn hứng thú với học tập. Do đó, GV phải biết phối hợp một cách hợp lí các
PPDH khác nhau, tùy vào nội dung của từng phần, từng mục mà sử dụng phương pháp
nào cho hiệu quả. GV có thể cho HS thảo luận nhóm, động não, tranh luận, đóng vai…
có như vậy thì HS mới không nhàm chán và việc tiếp thu bài cũng dễ hơn, chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng cao.
Thứ sáu là, tăng cường sử dụng PTDH và CNTT trong dạy học. PTDH có vai
trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng cường tính trực quan và thí
nghiệm, thực hành trong dạy học. Đa phương tiện và CNTT có nhiều khả năng ứng
dụng trong dạy học, nó vừa là phương tiện trình diễn, vừa có thể sử dụng các phần
mềm dạy học mô phỏng cấu trúc, thí nghiệm… giúp cho bài giảng thêm sinh động,
hấp dẫn, thu hút được nhiều HS tham gia. Thực tế hiện nay rất nhiều GV đã sử dụng
các phần mềm như Microsoft Powerpoint, Violet, Chemoffice để thiết kế BGĐT, cài
đặt thêm nhiều tư liệu, hình ảnh, mô phỏng, biểu bảng… để bài giảng gọn đẹp, sinh
động và hấp dẫn.
Cuối cùng là, GV từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá. Đổi mới PPDH
cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như quá trình học tập,
thành tích của HS bằng cách giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc
kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích
hợp với đặc trưng môn học.
1.2.4.

Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng các PTDH


Sử dụng các PTDH giúp:


Đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS

o

Con người nhận thức được thế giới bên ngoài là nhờ nghe được, thấy được,
cảm xúc được thông qua các giác quan. Đối với HS khi bắt đầu học môn hóa học, các
em đã có được một số biểu tượng ban đầu do trao đổi hoặc quan sát thực tiễn, nhưng
để cho HS hiểu bài một cách sâu sắc và chính xác thì phải xây dựng các khái niệm, các
thuyết từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng. Nhưng trong lớp học không phải lúc nào
cũng có điều kiện, do đó GV nên sử dụng các phương tiện trực quan để kích thích tư
duy của HS, giúp HS hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn.
Phát triển khả năng thực hành

o

Thí nghiệm biễu diễn của GV là hình thức thí nghiệm quan trọng nhất trong dạy
học hóa học. Thí nghiệm giúp HS hình thành kĩ năng thí nghiệm, nắm vững kiến thức
một cách độc lập, sâu sắc nhờ sự quan sát mà rút ra được kiến thức, từ đó giải thích
được các hiện tượng trong tự nhiên.
Các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học hóa học sẽ kích thích hứng
thú cho HS, tạo ra động lực học tập, không khí lớp học trở nên sinh động.
Phát triển trí tuệ

o

Mục đích của việc dạy học là trang bị cho HS tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và đặc
biệt là phát triển tư duy sáng tạo. Vì vậy việc sử dụng hợp lí các phương tiện trực quan

kết hợp với lời dẫn dắt thích hợp của GV giúp HS phát triển óc quan sát, khả năng
phân tích, tổng hợp, so sánh…
Giáo dục nhân cách cho HS

o

Việc sử dụng các phương tiện trực quan góp phần hình thành ở HS hệ thống các
khái niệm và nhận thức về thế giới xung quanh. Từ đó giải thích được nhiều hiện
tượng, sự vật đang xảy ra trong tự nhiên và cuộc sống. Bên cạnh đó, giúp HS thêm tự
tin vào bản thân, say mê khoa học, tăng khả năng độc lập, tự chủ, sáng tạo.
1.3.

TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.3.1.

Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học

a. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục [10]
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo đến
mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. CNTT đã góp phần quan trọng cho quá trình
hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.


Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong những năm gần đây đã làm thay đổi
toàn bộ cuộc sống con người. CNTT đã tác động mạnh mẽ đến muôn mặt của đời sống
xã hội, hệ thống giáo dục, nhà trường cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
CNTT giúp cho GV không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường, mà còn là một công cụ, phương tiện để làm một cuộc “cách mạng” trong việc
đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những PPDH tích cực như theo cách tiếp
cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học nêu vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng

rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, … cũng có
nhiều đổi mới trong môi trường CNTT. CNTT đã làm tích cực hóa quá trình dạy học,
không còn lối truyền thụ thầy đọc trò ghi mà mang đến luồng sinh khí mới cho các
trường học hiện nay. Vì vậy, vai trò của người thầy và người học cũng cần phải thay
đổi: Thầy làm nhiệm vụ hướng dẫn, người học tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Như vậy
người dạy và người học phải biết sử dụng một số phương tiện khác để hỗ trợ. Trong
đó, sử dụng CNTT để thực hiện tất cả các nội dung, các thao tác của quá trình dạy và
học sẽ giúp người thầy nâng cao khả năng sử dụng các phương pháp mới, học trò chủ
động tìm tòi, phát huy sáng kiến trong học tập.
b. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học
Hóa học là một môn khoa học TN, việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học
sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, PPDH. Cụ thể là:
- CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng các kiến thức mới trong
quá trình dạy học.
- CNTT phục vụ cho việc đổi mới PPDH, GV có thể tùy theo từng nội dung bài
học, mảng kiến thức hoặc tùy theo đối tượng HS mà có thể vận dụng sáng tạo CNTT
trong từng giờ dạy, từng kiểu bài lên lớp.
- CNTT giúp cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút được nhiều HS
tham gia, ví dụ thay vì kiểm tra miệng bằng lí thuyết như thông thường thì có thể cho
HS chơi trò chơi ô chữ, điền khuyết … hay là ở phần củng cố bài cho HS làm một số
câu hỏi trắc nghiệm, ghép đôi… bằng các phần mềm có sẵn và kết hợp các phần mềm
đó với các PPDH khác thành PPDH phức hợp sẽ làm không khí lớp học sinh động, HS
sẽ hứng thú hơn so với những tiết ôn tập, củng cố lí thuyết nặng nề, khô khan. Ngoài
ra, các phần mềm hiện đại giúp biểu diễn các thí nghiệm phức tạp, nguy hiểm, không


thực hiện được trên lớp thông qua các thí nghiệm ảo, HS có thể quan sát được hiện
tượng xảy ra thay vì chỉ được mô tả bằng lời, làm cho HS có niềm tin vào khoa học,
thêm yêu môn học hơn. Bên cạnh đó, những đoạn phim, hình ảnh thực tế trong những
phần ứng dụng, quy trình sản xuất … sẽ giúp HS liên hệ kiến thức bài học với thực tế

cuộc sống, nâng cao khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức, rèn luyện cho HS các
kĩ năng mềm.
So với PPDH truyền thống, việc giảng dạy bằng CNTT có một số tính năng
vượt trội hơn:
- Về nội dung, với việc ứng dụng CNTT kiến thức sẽ được cập nhật nhanh chóng
hàng ngày hàng giờ, hiệu quả phù hợp với thực tế xã hội, tạo điều kiện cho HS đi sâu
hơn các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK), gắn liền kiến thức với thực tiễn cuộc
sống. Khi cần thiết GV có thể chỉnh sửa, bổ sung nội dung bài giảng ngày càng hoàn
thiện mà không phải soạn lại từ đầu.
- Về hình thức, khi giảng bài, GV chỉ cần nhấp chuột thì thì các nội dung của bài
giảng về phương trình, công thức, khái niệm, hình ảnh hoặc các biểu đồ, sơ đồ... sẽ
được hiện ra, mà GV không cần mất nhiều thời gian để ghi, vẽ hình lên bảng, bên cạnh
đó còn sử dụng được cho nhiều lớp khác nhau. Chính CNTT tạo thêm nhiều phần sinh
động cho các bài giảng, có tính tương tác cao, kích thích việc học tập và rèn luyện của
HS.
- Về phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học tạo điều kiện kết hợp nhiều
PPDH làm tăng tính tích cực, hứng thú ở HS.
1.3.2.

Thuận lợi và thách thức khi ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học

a. Thuận lợi
Trong vài năm trở lại đây, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học
hóa học ở các trường phổ thông. Có rất nhiều phần mềm dạy học hóa học, phục vụ
ngày càng tốt hơn cho việc ứng dụng CNTT trong các bài giảng của mình. Vì vậy, rất
nhiều GV đã sử dụng các phần mềm đó để thiết kế BGĐT cho mình, có thêm nhiều tư
liệu, hình ảnh, đoạn phim minh họa, trình bày bài giảng gọn, đẹp, sinh động, thuận tiện
và phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Microsoft Powerpoint. Các phần mềm
được sử dụng trong dạy học hóa học để thực hiện các thí nghiệm ảo, sơ đồ, biểu đồ,
trình chiếu phim hoặc bài tập thực hành, đặt câu hỏi thảo luận. Vì vậy người dạy tiết



kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, chất lượng dạy học
được nâng cao.
Nhờ có CNTT, GV có thể thu thập thêm thông tin, hình ảnh, thí nghiệm minh
họa, các mô phỏng … liên quan đến nội dung bài học, nhờ đó GV có thể hướng dẫn
cho HS tiếp cận một lượng thông tin lớn, phong phú và sinh động. Những đoạn phim,
hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lí, sinh động sẽ thu hút được sự quan tâm,
hứng thú học tập của HS, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài nhanh hơn, giờ
dạy có hiệu quả cao hơn.
Trình độ tin học của HS ngày càng cao, do đó GV có thể cho các em làm các
bài báo cáo, bài thuyết trình tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học, qua đó GV có
thêm nhiều thông tin mới cho bài học.
Hiện nay nhiều trường đã có phòng nghe nhìn (nhất là ở Thành phố Hồ Chí
Minh (TP. HCM)) với những trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho GV có thể sử dụng
BGĐT cho nhiều lớp khác nhau, làm không khí lớp học thêm sinh động.
b. Thách thức
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng. Nói cách khác là
chưa có nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá việc ứng dụng CNTT vào bài
giảng.
- Đội ngũ GV. Hiện nay trình độ, kiến thức về CNTT, kĩ năng sử dụng máy tính
và các phương tiện hỗ trợ của GV không đồng đều, thậm chí có người chỉ dùng máy
tính với mục đích duy nhất là soạn thảo văn bản. Công tác đào tạo, công tác bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên GV chưa
đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để soạn một BGĐT có ứng dụng CNTT
một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn mang tính
chất thời vụ, theo phong trào thậm chí là để đối phó mà chưa được sử dụng một cách
thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học. Phần lớn GV rất ngại việc ứng dụng
CNTT trong dạy học do thiết kế một BGĐT mất rất nhiều thời gian để thu thập các tài
liệu điện tử và việc tổ chức một bài giảng có ứng dụng CNTT cũng rất phiền phức (đối

với những trường chưa có phòng máy chiếu)… Các BGĐT thông thường được tải từ
mạng về chỉnh sửa hoặc tự làm và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất lượng


chưa cao, chưa phát huy được điểm mạnh của CNTT. Có rất ít giáo án được tích hợp
Multimedia, các thí nghiệm mô phỏng, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng.
- Về HS. Nhiều HS rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa
từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn, thử thách đáng quan tâm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin
học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế, thiếu các phòng chức năng,
số máy tính phục vụ cho tin học còn ít, việc kết nối và sử dụng Internet chưa được
thực hiện triệt để và có chiều sâu, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do
tốc độ đường truyền.
- Chính sách, cơ chế quản lí còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong
thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH bằng phương tiện
trình chiếu còn thiếu và do chưa có hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp
và hiệu quả.
1.4

TỔNG QUAN VỀ BGĐT
1.4.1.

Khái niệm BGĐT

BGĐT là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đào tạo điện tử. Khái niệm
BGĐT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo Thạch Trương Thảo, tác giả cuốn giáo trình thiết kế BGĐT đã đưa ra định
nghĩa về BGĐT dựa trên định nghĩa của Lê Công Triêm (2005): “BGĐT là một hình
thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện
thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa

phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin
được truyền thông dưới dạng văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation),
ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và đoạn phim (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất
của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của GV đều
được multimedia hóa” [24].
Theo từ điển Giáo dục học (Nhà xuất bản (NXB) Từ điển Bách khoa, năm
2011. Tr.14) BGĐT là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được
GV trình bày trước HS. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng
về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ
ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt khái quát chúng, sử


×