Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.72 KB, 64 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MễN KHỞI SỰ KINH DOANH
Câu hỏi đúng sai giải thích:
1. Ý tưởng kinh doanh xuất hiện ở khắp nơi, điều quan trọng là phải
thực hiện được ý tưởng kinh doanh đó ?
Trả lời: Đúng
Ý tưởng kinh doanh có thể hình thành từ các trường hợp sau:
- Từ những phát minh mới như ô tô hay máy vi tính. Hoặc từ những cải tiến
các sản phẩm dịch vụ như từ “chợ” thành “siờu thị”.
- Do người khác đưa lại cho mình.
- Do xuất hiện ngẫu nhiên.
Do đó ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới này.
Điều quan trọng là có thực hiện được thành công ý tưởng kinh doanh đú
khụng ? Việc thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh hay không phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết đầu tiên và quan trọng nhất
là một ý tưởng kinh doanh tốt.
Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh:
- Mang lại cho doanh nghiệp khi khởi sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện
qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những giá trị mới tốt hơn
trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người khởi sự phải chỉ
ra được những hạn chế của sản phẩm dịch vụ hiện tại những điểm chưa tốt.
Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt từ đó mới tạo ra được cơ hội
thành công cho doanh nghiệp.
- í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai
thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp
ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường.
Tóm lại ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Điều quan
1


trọng là có thể thực hiện thành công được ý tưởng kinh doanh đó hay không.
2. Việc bắt chước doanh nghiệp khác sản xuất những sản phẩm đó cú


trờn thị trường là một ý tưởng kinh doanh tốt ?
Trả lời: Sai !
Bởi vì: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng mang lại cho doanh nghiệp khởi
sự lợi thế cạnh tranh. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng,
mang lại những giá trị mới tốt hơn trong sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp. Người khởi sự phải chỉ ra được những hạn chế của sản phẩm dịch
vụ hiện tại những điểm chưa tốt. Từ đó tạo ra những điểm mới và khác biệt
từ đó mới tạo ra được cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
- í tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. Khai
thác được cơ hội kinh doanh thể hiện là các doanh nghiệp hiện tại chưa đáp
ứng hoặc đáp ứng chưa tốt chưa đầy đủ cầu của thị trường.
Nếu doanh nghiệp bắt chước các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đó cú
trờn thị trường thì đây là một ý tưởng kinh doanh chưa tốt. Bởi vì nó có
mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Nhưng vi phạm luật về quyền
sở hữu trí tuệ. Nếu sau khi đầu tư vào kinh doanh có thể bị doanh nghiệp
hiện tại kiện. Thì có thể dẫn tới bị phá sản.
3. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự kinh
doanh là tìm được ý tưởng kinh doanh tốt.
Trả lời: Đúng !
Bởi vì ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Được thể hiện qua việc lấp đầy cầu của khách hàng, mang lại những
giá trị mới tốt hơn cho sản phẩm ( dịch vụ) mà doanh nghiệp cung cấp. Khai
thác được cơ hội kinh doanh bằng việc đáp ứng các cầu chưa được thỏa mãn
hoặc thỏa mãn chưa tốt của các doanh nghiệp đang kinh doanh hiện tại trên
thị trường. Không vi phạm pháp luật về bản quyền, quyền sở hữu trí
2


tuệ….Nếu doanh nghiệp khởi sự kinh doanh theo ý tưởng kinh doanh không
tốt thì có thể sẽ bị mất cân bằng khi khởi nghiệp kinh doanh. Ví dụ như khai

thác được cơ hội kinh doanh nhưng vi phạm phỏp luật….Thỡ sẽ dẫn tới hiệu
quả kém khi kinh doanh.
4. Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhận
biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt ?
Trả lời: Đúng !
Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt xấu.
Bằng phương pháp cho điểm thông qua các chỉ số sau:
TT Tên ý tưởng Cho điểm Đánh giá
1. Sản phẩm mới, tổ chức mới 10
2 Sản phẩm mới 8
3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, cách tổ chức mới. 6
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4
5 Sản phẩm hiện tại, cách tổ chức mới 2
6 Sản phẩm hiện tại 0
Ta có thể cộng thêm điểm qua các mục sau: Nếu sản phẩm hiện tại thị
trưởng mới thì cộng thêm 5 điểm. Sản phẩm hiện tại mà phân đoạn thị
trường mới thì cộng thêm lần lượt vào mục 3,4,5,6 lần lượt là 4, 3, 2, 1,
điểm. Sau đó ta tổng hợp điểm vào,từ tổng điểm ta có đánh giá ý tưởng kinh
doanh tốt xấu như sau:
- Từ 9 – 10 điểm là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời
- Từ 7 – 8 điểm là ý tưởng kinh doanh hay
- Từ 5 – 7 điểm là ý tưởng kinh doanh trung bình
- Dưới 5 điểm là ý tưởng kinh doanh tồi.
Do vậy nói ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh giỳp cỏc doanh nghiệp
nhận biết được ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt là hoàn toàn chính xác.
3


5. Ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng kinh doanh không thực hiện được?
Trả lời: Đúng !

Vì ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng khụng giỳp cho doanh nghiệp khi khởi
nghiệp có thể đạt được các mục tiêu. Như lợi thế cạnh tranh, khai thác được
cơ hội kinh doanh và không vi phạm pháp luật. Do đó ý tưởng kinh doanh
tồi thường là ý tưởng kinh doanh viển vông và hầu như không thực hiện
được. Có thể nói doanh nghiệp nào thực hiện ý tưởng kinh doanh tồi là đi
theo vết xe đổ của một doanh nghiệp đã thất bại.
6. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh bao gồm có cơ hội kinh
doanh và nguồn lực, kỹ năng để tận dụng cơ hội ?
Trả lời: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đem lại cho
doanh nghiệp khởi nghiệp những điểm sau:
- Lợi thế cạnh tranh: Được đem lại thông qua việc lấp đầy cầu của khách
hàng. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và một điểm
không thể thiếu đó là tận dụng được các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp
từ đó sinh ra lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt của doanh nghiệp có thể là
nguồn lực ( tài chính, nhân lực …) kỹ năng …
- Tận dụng được cơ hội kinh doanh: Tận dụng được cơ hội kinh doanh xuất
hiện trên thị trường, thông qua việc thỏa mãn các cầu của khách hàng chưa
được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa tốt bởi các doanh nghiệp hiện tại đang kinh
doanh trên thị trường.
- Không vi phạm pháp luật; Được thể hiện thông qua các ý tưởng kinh doanh
không bị vi phạm các luật về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ…
7. Nhượng quyền kinh doanh là một trong những cơ hội kinh doanh của
doanh nghiệp:
Trả lời : Đúng !
Cơ hội kinh doanh là bất kỳ một loại sản phẩm dịch vụ nào mà cung chưa
4


đáp ứng được cầu ?
Sản phẩm đem nhượng quyền phải là sản phẩm đang lên và thương hiệu

được khẳng định. Từ đó có thể thấy nhu cầu của sản phẩm đó có thể trong
vùng địa lý doanh nghiệp hoạt động chưa được đáp ứng. Do đó là một cơ hội
cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh.
Nhượng quyền kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp nhượng quyền và
doanh nghiệp nhận nhượng quyền rất nhiều lợi ích:
- Bên nhượng quyền thì nâng cao được thương hiệu, thu được khoản phí
nhượng quyền, tận dụng được các nguồn lực khác để mở rộng kinh doanh.
- Bên nhận nhượng quyền thì thụ hưởng sẵn các lợi thế của bên nhượng
quyền về công nghệ, thương hiệu … Làm giảm chi phí cho việc nghiên cứu
và phát triển, quảng cáo marketing tóm lại là các chi phí kinh doanh. Có
được sự hỗ trợ cần thiết của nhà nhượng quyền.
8. Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc khởi sự kinh doanh nếu tìm
được ý tưởng kinh doanh và có cơ hội thực hiện ý tưởng đó ?
Trả lời: Đúng !
Bởi vì: Doanh nghiệp muốn khởi sự kinh doanh thì cần phải tìm được cho
mình một ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng đem lại
cho doanh nghiệp khởi nghiệp lợi thế cạnh tranh, khai thác được cơ hội kinh
doanh và không vi phạm pháp luật. Và có thể tổng kết lại là ý tưởng kinh
doanh tốt là ý tưởng có thể thực hiện được khả thi đáp ứng điều kiện của
doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Cho nên điều khẳng định trên là
đúng.
9. Khi các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ
chất lượng kộm thỡ đó là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới
mang tính cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Trả lời: Đúng !
5


Bởi vì khi doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất
lượng kộm. Thỡ rõ ràng chưa thể thỏa mãn cầu của khách hàng. Mà bất kỳ

một cầu về sản phẩm dịch vụ nào chưa được đáp ứng thỡ đú chớnh là cơ hội
kinh doanh. Đây là một lỗ hổng thị trường là cơ hội cho một công việc kinh
doanh mới mang tính cạnh tranh để thỏa mãn khách hàng một cách tốt hơn.
10. Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có các hàng hóa và dịch vụ để đáp
ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu
cầu đó ?
Trả lời: Đúng !
Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có hàng hóa dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng
đây là lỗ hổng của thị trường. Lỗ hổng đó cần được lấp đầy, đú chớnh là cơ
hội kinh doanh cần được các chủ doanh nghiệp nắm giữ. Các chủ doanh
nghiệp cần nhận biết các cầu này và tìm ra các sản phẩm dịch vụ để thỏa
mãn các cầu này. Đõy chớnh là thị trường mới và sản phẩm kinh doanh mới
đú chớnh là ý tưởng kinh doanh được 10 điểm (theo ma trận đánh giá ý
tưởng kinh doanh). Tóm lại các chủ doanh nghiệp phải nhận biết được các
cầu mà chưa được đáp ứng để đáp ứng đú chớnh là ý tưởng kinh doanh tốt.
11. Khi lựa chọn lĩnh vực để kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ
về ngành nghề kinh doanh đó.
Trả lời: Đúng !
Sự thật khi kinh doanh bạn có thể nói lý thuyết là bạn chưa cần hiểu về
ngành nghề kinh doanh đó. Nhưng khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh nào
đó bạn phải hiểu rõ về nó. Nếu bạn không hiểu rõ ngành nghề kinh doanh
của mỡnh thỡ bạn thật khó để đưa ra các quyết định đúng trong việc kinh
doanh. Ví dụ bạn kinh doanh chứng khoán chẳng hạn. Thì bạn phải có kiến
thức và hiểu rõ về ngành đó. Không thể nào chơi theo kiểu đánh bạc được.
Bạn mua bán chứng khoán trong khi không hiểu gì về nú thỡ có thể phá sản
6


trong một đêm. Đó là điều bạn phải học tập và bổ xung nếu khi khởi nghiệp
bạn không có. Cho nên điều quan trong khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là

phải hiểu rõ nghề kinh doanh đó.
12. Nếu ý tưởng kinh doanh tốt thì chẳng cần phải có kinh nghiệm, kỹ
năng kinh doanh trong lĩnh vực này cũng được ?
Trả lời: Sai !
Tìm được ý tưởng kinh doanh tốt thì là một điều rất tốt cho doanh nghiệp khi
khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng, kinh nghiệm kinh
doanh trong lĩnh vực đú thỡ thật khó cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực này. Trong kinh doanh không chỉ có ý tưởng kinh doanh tốt mà để thành
công còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Cho nên phải cần có kinh nghiệm kỹ
năng kinh doanh trong lĩnh vực là điều tốt nhất. Thực sự thì khi khởi nghiệp
kinh doanh không một doanh nhân nào không hiểu một chút nào đó về lĩnh
vực kinh doanh của mình.
13. Việc nghiên cứu để tìm ra những dịch vụ còn thiếu là một cách để
tìm kiếm cơ hội kinh doanh ?
Trả lời: Đúng !
Bởi vì ý tưởng kinh doanh có thể xuất hiện do:
- Tự nghiên cứu ra sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng cầu thị trường.
- Do người khác đưa lại
- Do ngẫu nhiên.
Do đó tìm ra những sản phẩm dịch vụ còn thiếu để lấp đầy lỗ hổng thị
trường đú chớnh là một cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
14. Bất cứ người nào cũng có thể thực hiện việc khởi sự kinh doanh
miễn là anh ta có ý tưởng và cơ hội để kinh doanh ?
Trả lời: Sai !
Bởi vì kinh doanh là một nghề do đó cũng phải cần những kỹ năng để có thể
7


khởi sự kinh doanh đó là:
- Nghề kinh doanh là một nghề cần phải có kỹ năng

- Nghề kinh doanh là một nghề cần có trí tuệ
- Nghề kinh doanh là một nghề cần có nghệ thuật
- Nghề kinh doanh là một nghề cần có một chút may mắn.
Cho nên không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh. Nếu đưa ý tưởng
kinh doanh cho một người (ý tưởng kinh doanh do người khác đưa lại)
không có kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề kinh doanh thì chắc chắn anh ta
sẽ thất bại. Do đó không phải ai cũng có thể khởi sự kinh doanh mà phải là
người có các tố chất sau:
- Thứ nhất lòng tự tin: Do kinh doanh là một con đường không bao giờ bằng
phẳng cho nên không thể thiếu lòng tự tin. Mặt khác việc kinh doanh không
khác gì một thuyền trường chèo lái con thuyền của mỡnh trờn dòng sông
hoàn toàn không quen biết. Nếu không có lòng tự tin thì liệu có thể chèo lái
con thuyền của mình đi tới đích hay không ?
- Thứ hai có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả
đã dự tính.
- Thứ ba có năng khiếu chịu mạo hiểm: Đôi khi việc kinh doanh dẫn tới việc
doanh nghiệp phải vượt qua sóng gió thác nghềnh. Nếu không phải là người
có năng khiếu chịu mạo hiểm thì làm sao có thể đưa con thuyền vượt qua
sóng gió thác nghềnh để đạt tới thành công.
- Thứ tư năng khiếu chỉ huy: Để đưa công việc kinh doanh đến thành công
thì cần phải có năng khiếu chỉ huy.
- Thứ năm cần có năng khiếu đặc biệt
- Thứ sáu phải biết lo về tương lai
Đú chính là 6 tố chất cần cho một doanh nhân. Một người khởi nghiệp kinh
doanh phải có tuy không đầy đủ nhưng cũng cần có các tố chất ấy mới có thể
8


khởi sự kinh doanh được.
15. Sự chấp nhận của thị trường là một yếu tố quan trọng để doanh

nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh.
Trả lời: Đúng !
Sự chấp nhận của thị trường chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và then
chốt đối với việc khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, thị trường
chấp nhận khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh lấp đầy được chỗ
trống của thị trường. Đem lại cho khách hàng những giá trị mới tốt hơn. Và
từ đó thị trường mới chấp nhận. Đó là biểu hiện của việc doanh nghiệp có
một ý tưởng kinh doanh tốt. Vì vậy nó là một yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp có thể tiến hành khởi sự kinh doanh.
CÂU HÁI TỰ LUẬN
Câu 1: Điều kiện khi bạn là chủ DN
* Tự nhìn nhận về bản thân
Bạn đã biết KD là công việc mạo hiểm, được gì và mất gì. Bạn cũng đã
xem xét đánh giá bản thân và thấy thích hợp với KD. Bạn tràn đầy quyết
tâm. Thế thì bạn phải chuẩn bị gì để có thể bắt tay vào KD? Như đã nói ở
phần trên, sự lúng túng trong việc quản lý là một trong những nguyên nhân
thường gặp trong sự thất bại của một DN, nhất là DN vừa và nhỏ mới ra đời.
Do vậy, việc đào tạo bản thân (thông qua các khóa học hoặc tự học) để có
những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về kinh doanh là điều quan trọng mà bạn
phải làm đầu tiên.
* Một số phẩm chất của người chủ DN
ở các nước phát triển luôn có những tổ chức chuyên nghiên cứu về các
DN và các chủ doanh nghiệp. Thậm chí có những tạp chí chuyên ngành về
vấn đề này. Đã có nhiều nghiên cứu về những phẩm chất của các nhà DN
9


thành đạt. Ngày nay môi trường KD biến động nhanh chóng dưới ảnh hưởng
của các thành tựu khoa học công nghệ, cũng nh xu thế toàn cầu hóa KD. Do
vậy, danh sách những phẩm chất cá nhân của một nhà DN hiện đại ngày một

dài thêm. Nhưng dù có được gắn thêm bao nhiêu những phẩm chất “hiện
đại” và “quốc tế” đi chăng nữa thì những phẩm chất truyền thống vẫn giữ
nguyên giá trị gốc rễ của chúng. Hãy đừng lấy làm phiền lòng khi nghĩ rằng
phải hội tụ nhiều đến nh thế những phẩm chất cao quý thì mới thành đạt.
- Những phẩm chất thủ lĩnh: chủ DN luôn là thủ lĩnh của doanh nghiệp nên
họ có:
- Tinh thần sáng tạo và đổi mới tạo sức mạnh cạnh tranh cho DN và tìm giải
pháp tình huống khi cần
- Tầm nhìn xa: Để xây dựng hướng phát triển lâu dài của DN
- Khát vọng thành đạt để thúc giục lôi kéo mọi người.
- Khả năng định hướng theo cơ hội nhiều hơn là nguồn lực sẵn có: trong KD
cơ hội mới là quan trọng nhất
- Khả năng giữ bình tĩnh và chấp nhận những diễn biến chưa lường trước
được đó là bản lĩnh của một truyền thưởng giữa đại dương.
- Có khả năng quyết đoán khi DN gặp phải những tình huống nan giải
- Những phẩm chất cá nhân:
Tạo tên sức mạnh hành động. Nhà DN cần phải:
- Quyết tâm và bền bỉ để đủ sức gánh chịu những hy sinh của một nghiệp
chủ
- Trung thực và chân thành. Chữ tín tối quan trọng không chỉ đối với khách
hàng mà còn đố với các cộng sự. Sự chân thành bao giờ cũng tập hợp đồng
lòng tin của người khác
- Nhiệt tình và thân ái để tập hợp và lôi cuốn mọi người
10


- Tù tin và lạc quan. KD cũng giống nh đi trong rừng rậm. Mất lòng tin nh
mất lố đi và điều đó sẽ làm mọi người hoảng loạn
- Biết ché chự và kiểm soát tình cảm để luôn làm chủ được tình huống
- Có sức khoẻ: kinh doanh là nghề nặng nhọc, luôn chứa chất lo âu và căng

thẳng
- Những phẩm chất thuộc về nhà quản lý
- Biết lắng nghe và chọn lọc: mưu trí dùng người
- biết xây dựng tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, đoàn kết thân thiện
và cùng một mục tiêu.
- Biết luôn tự hoàn thiện các kỹ năng: dao càng mài càng sắc
Bạn nên nhớ: doanh nghiệp cũng nh con người. Cá tính của bạn có thể
coi là nh cá tính của DN bạn. có những cá tính làm cho con người dễ tính, dễ
thành công.
Ngược lại, có những cá tính làm con người thường phải nếm mùi thất
bại.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thất bại của
một DN. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ quan vẫn là chính yếu. Thông
thường người chủ doanh nghiệp giải thích sự thất bại của mình bằng cách đổ
lỗi cho các lý do bên ngoài hơn là những khiếm khuyết của mình trong quản
lý. Đành rằng, khi có khủng hoảng kinh tế hay thiên tai ở diện rộng, các
doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn, song những biến đổi cố đó không phải là
thường xuyên. nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng những yếu tố
như thủ tục hành chính rườm ra, mức thuế cao... làm họ không thể phát triển
được. Nhưng yếu tố này chung cho tất cả các doanh nghiệp, hơn nữa những
chính sách vi mô được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp. ậ đây chúng tôi không khẳng định nguyên nhân chủ quan luôn đứng
11


đằng sau các cuộc đổ vỡ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngay ở Mỹ tổng
kết cho thấy nguyên nhân quản lý yếu kém là cơ bản). chúng tôi chỉ muốn
nêu lên những nguyên nhân chủ quan tiềm tàng để bạn xem xét và cảnh giác.
Để làm việc đó, chúng tôi xin thống kê những lý do khách quan mà một chủ

doanh nghiệp có thể đưa ra giải thích cho sự không thành công của mình, và
cố gắng tìm ra những nguyên nhân chủ quan có thể “ẩn náu” sau những sự
kiện đó. Tất nhiên đây chỉ là những trường hợp điển hình, chưa, và đúng hơn
là không thể, bao quát hết được những gì xảy ra trong thực tế.
Lý do khách

Nguyên nhân chủ quan tiềm Èn

quan
Không đủ khách -Không biết hoặc chọn nhầm cơ hội kinh doanh
hàng, cạnh tranh -Chiến lược kinh doanh không phù hợp với thị trường
quá gay gắt

-Không có hiểu biết về kinh doanh nói chung hoặc về
ngành mình kinh doanh
-Marketing yếu kém

Không đủ vốn

-Đánh mất chữ tín đối với khách hàng
-Mua sắm tài sản cố định nhiều hơn hoặc hiện đại hơn
mức cần thiết
-Không kiểm soát được các chi phí
-Không biết lập kế hoạch kinh doanh
-Không biết cách huy động vốn

Có nhiều món

-để hàng tồn kho quá nhiều
-Quá dễ dãi trong việc cho mua chịu


nơ khó đòi

-Công tác kế toán yếu

Nhân viên

-Quản trị tài chính có vấn đề
- Quản trị nhân sự yếu kém. Xếp chưa đúng người, đúng

không có trình

chỗ. Không biết động viên khuyến khích nhân viên

độ

- Chưa làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên
12


- Dùng nhiều con cháu, họ hàng, hay người quen
- Chưa thành thật và công bằng với nhân viên
- Có ván đề không bình thường trong cách thức làm việc
Hàng hóa đất

với người khác
- Chưa năng động, sáng tạo và đổi mới

nước ngoài lấn


- Chưa biết cách giảm chi phí và nâng cao năng suất lao

át

động để giảm giá thành
- Marketing còn yếu.
- Thiếu những tố chất cần thiết của một nhà doanh nghiệp
- kinh doanh không trung thực, không có chữ tín
- Phạm một hoặc vài một vài thiếu sót kể trên
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một doanh

nghiệp. Thành công (lợi nhuận) là phần thưởng xứng đáng cho những người
biết cách vượt qua. Trong cuộc cạnh tranh sống còn, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ mới thành lập thường dễ bị tổn thương hơn các doanh nghiệp lớn
hoặc lâu năm, hệt nh một cây non so với một cây to trong môi trường thừa
gió, thiếu nước.
Hai chữ Kinh doanh thường gắn liền với hai chữ lợi nhuận, giống nh cặp
tình yêu và hôn nhân, mà cái sau vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của cái
trước. Sự phá sản của một doanh nghiệp cũng như một cuộc ly hôn. Tuy
thống kê ở hầu hết các nước cho thấy tỷ lệ ly hon có sự gia tăng trong những
năm nửa thế kỷ 20, nhưng không phải vì thế mà làm giảm đi sự háo hức của
các đôi trai gái đang đến với nhau.
Câu 3: Phát hiện cơ hội k d và đánh giá tính khả thi
* Cơ hội và phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
* Đặc điểm của cơ hội.
Để có được thành công, điều cốt lõi là bạn có khả năng phát hiện ra cơ
hội và tận dụng triệt để cơ hội hay không? Cơ hội có một số đặc điểm sau:
13



- Cơ hội có tính bất ngờ: trước khi bạn tiến hành hoạt động SXKD một cách
có ý thức và mục đích bạn không thể hoàn toàn biết trước được rằng chắc
chắn có cơ hội, đồng thời cũng không biết được cơ hội sẽ xuất hiện trước
mắt mình vào lúc nào, ở đâu, dưới hình thức như thế nào?
- Cơ hội có tính khách quan:
Cơ hội tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Dù bạn có ý thức được hay không tính khách quan của nó luôn luôn
tồn tại trong những phạm vi thời gian nhất định. Chúng ta có nhận thức
chính xác cơ hội và nắm bắt được nó hay không? Điều này phụ thuộc vào
khả năng, trình độ và sự năng động của chúng ta.
- Cơ hội có tính hai mặt
Về mặt thời gian, cơ hội có tính chất khách quan
Về mặt nhận biết và nắm bắt cơ hội, nó có tính chủ quan, tức là cùng 1cơ
hội, có người khai thác được, người thì không, hoặc khai thác ở mức độ khác
nhau dẫn tới kết quả khác nhau. Có thể tốt đối với người này nhưng lại xấu
đối với người khác.
* Bạn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh ở đâu
Tìm cơ hội KD chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận
dân chúng mà nó:
- Chưa được đáp ứng
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
* Một số phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
Theo nh phần trên:
- Chưa được đáp ứng
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
14



Trước hết hãy tin tưởng và xác định rằng cơ hội kinh doanh có rất nhiều
và có ở mọi nơi, mọi lúc. tính năng động sáng tạo của người chủ doanh
nghiệp sẽ quyết định tìm ra cơ hộ hay không
Trong kinh doanh một sản phẩm được coi là mới nếu nó nằm trong
nhóm được phân cấp sau:
- Mới hoàn toàn
- Tạo thêm tính năng, công dụng
- Sao chép có cải tiến
- Kết hợp cái đã có thành một thứ mới
Câu 4: Các bước lựa chọn cơ hội k d trên thị trường
Bước 1: Liệt kê những vấn đề trên thị trường
Để khởi đầu cho việc kinh doanh, bạn cần nghe ngóng thị trường. Bạn
cần lập một danh sách các lĩnh vực mà nhu cầu con người chưa được thoả
mãn đầy đủ hoặc bỏ trống. Cần chú trọng đến việc lập một doanh sách kèm
theo quy mô những vấn đề có trên thị trường. Lưu ý ở bước này bạn nên
quan tâm tới số lượng các vấn đề có ý nghĩa quan trọng, các bước tiếp theo
sẽ xem xét kỹ đến chất lượng tương đối của mỗi vấn đề. Richard M.White đã
đưa ra một phương pháp khá thú vị để chỉ ra các cơ hội thông qua việc
nghiên cứu các khe hở của thị trường. Theo ông, bạn có thể tìm ra cơ hội
kinh doanh ở mọi khóa cạnh cuộc sống. Bạn hãy tham khảo cách của White
khi xác định cơ hội với cách chia cuộc sống của mọi người ra làm hai đó là:
lao động và nghỉ ngơi. Từ đây, ông khuyên hãy quan tâm tới các vấn đề mà
mọi người thường vướng mắc hàng ngày. VD mét loạt vấn đề như: sự mệt
mỏi, giao thông ách tắc, chân tay mái khi trở về nhà, quần áo nhàu bẩn... ông
đã chỉ ra hàng trăm vấn đề phổ biến trong khoảng thời gian nghỉ ngơ ngắn
ngủi hàng ngày này của mọi người và khuyên rằng hãy suy nghĩ lựa chọn để
biến chúng thành cơ hội kinh doanh thông qua việc đáp ứng các nhu cầu trên
15



Bước 2: chỉ ra các cơ hội kinh doanh thích hợp
Sau khi đã nêu ra một loạt các vấn đề, lúc này bạn hãy cân nhắc: liệu
mỗi vấn đề có thể trở thành cơ hội kinh doanh được không, vấn đề thú vị ở
đây là: mỗi vấn đề hay khe hở đều chứa đựng một hoặc nhiều cơ hội kinh
doanh khác. Các vấn đề cần được suy nghĩ bóc tách thành nhiều cơ hội kinh
doanh có thể thực hiện được. ậ bước này bạn hãy gắng trả lời tốt câu hỏi: có
bao nhiêu cách để làm rõ một vấn đề, bạn nên biết rằng:
- Vấn đề mà bạn phát hiện ra càng lớn thì cơ hội kinh doanh cũng tương ứng
lớn
- Một vấn đề hay khe hở thị trường chưa được đáp ứng ngày hôm nay sẽ sản
sinh ra các SP, dịch vụ hấp dẫn ngày mai.
- Người thành công trong kinh doanh thường bắt đầu bằng việc chỉ ra những
nhu cầu không được đáp ứng chứ không phải bằng các ý đồ về sản phẩm hay
dịch vụ bởi họ sẽ hợp tác với những người khác để nghĩ ra sản phẩm, dịch
vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
- Cơ hội kinh doanh mới không chỉ hạn chế ở các sran phẩm trong ngành
công nghiệp cao cấp. Hỗu hết các cơ hội làm ăn mới đầy hứa hẹn lại nằm ở
việc cải thiện cuộc sống hàng ngày cho những nưgời dân bình thường.
Bước 3: xác định những năng lực và nguồn lực cần thiết
Hầu hết các công việc mới đều cần đến những điều kiện về công nghệ,
thiết bị, đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Bạn cần phân tích các yếu tố có
thể cản trở tới công việc KD sau này. Nếu thấy mình không đủ các điều kiện
cần thiết, hãy gạt bỏ những cơ hội này khỏi danh sách. Tuy nhiên nhiều
người thường mắc sai lần khi loại bỏ nhiều cơ hội KD vì cho rằng lĩnh vực
đó mình không có sở trường hoặc kinh nghiệm bằng việc tham gia vào một
số lĩnh vực quen thuộc, dễ dàng với mình song cũng dễ với người khác. kết
quả thường là kinh doanh kém lợi nhuận hoặc dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
16



Bước 4: xác lập quy mô về tài chính của các cơ hội
ở bước này bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi sau:
- Khởi sự thành công việc mới này phải chi phí hết bao nhiêu tiền?
- Cơ hội kinh doanh mới này sẽ đem lại cho bạn khoảng chừng bao nhiêu lợi
nhuận?
- Thời gian bao lâu thì công việc kinh doanh mới có lãi?
Các câu hỏi trên thường có ý nghĩa rất lớn vì rất nhiều DN tiêu hết cả
tiền vẫn chưa đứng vững trên đôi chân của mình, ở bước này sẽ giúp bạn
loại bỏ được những cơ hội không có tính khả thi. Sau khi xem xét các nguồn
thông tin tài chính khác nhau, bạn cần suy nghĩ kỹ hơn về lợi nhuận trung
bình, những yêu cầu vốn đầu tư ban đầu, mức hoàn vốn và thời gian để công
việc kinh doanh có thể trang trải các chi phí và bắt đầu có lãi. bước này
nhằm cung cấp cái nhìn sơ bộ về lợi Ých tài chính tương đối của từng cơ hội
kinh doanh, bạn sẽ loại bỏ vốn đầu tư ban đầu vượt khả năng tài chính của
bạn.
Bước 5: sắp xếp các cơ hội thứ tự
Các cơ hội kinh doanh còn lại cần được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo 3
tiêu chuẩn quan trọng: 1. sở thích riêng, 2. giá trị vềmặt tài chính, 3. rủi ro có
thể chấp nhận được cân nhắc để lựa chọn các cơ hội theo giá trị về mặt tài
chính. Điều này cũng chứa đựng việc phải định ra mục tiêu về mặt lợi nhuận
hoặc mức hoàn vốn tối thiểu.
May rủi và lợi nhuận về tài chính có liên quan chặt chẽ tới nhau. Nói
chung, rủi ro càng lớn thì lợi nhậun càng đem về cho bạn nhiều. Tuy nhiên,
ở bước này bạn cầnthiết chỉ ra các yếu tố gây ra nguy hiểm cho mỗi cơ hội
kinh doanh. Càng có Ýt yếu tố phụ thuộc vào những bất ngờ hay thiên tai thì
rủi ro của cơ hội càng nhỏ.
Bước 6: chọn lựa cơ hội kinh doanh sẽ theo đuổi
17



Đến đây chúng ta cần phải thu hẹp hơn nữa danh sách những cơ hội làm
ăn để chỉ còn lại 1 hay 2 cơ hội tiềm tàng. Đây là bước sắp xếp thứ tự từng
cơ hội còn lại theo mét thang điểm từ thấp tới cao cho cả ba yếu tố: sở thích
riêng, giá trị về mặt tài chính, may rủi ro có thể nhận thấy được. Trường hợp
lý tưởng có sẽ Ýt nhất 1 cơ hội đạt điểm tốt cả về 3 mặt trên. Đìeu đó lại
càng hấp dẫn nếu cơ hội chỉ cần đến một khoản vốn ban đầu không quá lớn.
Bạn không nên hy vọng sẽ tìm thấy cơ hội hay nh vậy. Nếu có cơ hội hay
nh thế thì chắc đã có người khác làm trước rồi, hoặc bạn có đã bỏ qua nhiều
điều gì đó khi xem xét cơ hội này.
Nếu quá trình 6 bước đã chỉ ra cho bạn một cơ hội kinh doanh hấp dẫn,
hãy mạnh dạn chớp lấy cơ hội hiếm có này để bắt tay xây dựng một phương
án khả thi cho bạn.
Câu 5: Đánh giá thị trường
Đánh giá thị trường nghĩa là tìm hiểu kỹ về khách hàng tiềm năng cũng
nh đối thủ cạnh tranh của bạn
* Tìm hiểu khách hàng tiềm năng
Trong mục 2.1 chóng ta nói đến phương pháp xác định cơ hội kinh
doanh theo nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là nhóm khách hàng quan trọng
nhất mà bạn cần tập trung phục vụ tốt nhất, thay vì dàn trải cho tất cả đám
đông. nếu ví toàn bộ khách hàng tiềm năng của bạn như một tấm bia thì
khách hàng mục tiêu sẽ là khu vực “hồng tâm” thực tế kinh doanh còng cho
thấy, thường 20% số khách hàng ua 80% số hàng bán được của nhiều doanh
nghiệp thành đạt. việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu loà rất quan trọng
vì nó sẽ quyết định đến kế hoạch marketing trong tương lai.
Công việc tìm hiểu khách hàng bao gồm các nội dung chính sau:
A. Nội dung tìm hiểu
A1. Những ai là khách hàng tiềm năng của bạn?
18



Bạn phải lên một danh sách các nhóm khách hàng tiềm năng này. bạn
lưu ý rằng khách hàng tiềm năng không chỉ là các cá nhân riêng lẻ mà còn là
các doanh nghiệp có nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của bạn. chẳng hạn bán cây
giống thì ngoài các hộ nông dân còn có các công ty giống cây trồng ở các địa
phương khác. trong trường hợp bạn bán nhiều mặt hàng khác nhau thì cho
mỗi mặt hàng bạn phải tạo lập một danh sách khách hàng tiềm năng riêng
biệt.
A2: mỗi nhóm khách hàng chấp nhận mua với mức giá nào. họ có yêu cầu gì
về chất lượng, hình thức, kích cỡ, màu sắc, hương vị, bao bì... đối với sản
phẩm dịch vụ của bạn?
Giá bán người mua chấp nhận luôn là thông tin quan trọng nhất cần điều
tra. Về những đặc trưng của hàng hóa,; các nhóm khách hàng khác nhau
nhiều khi có những yêu cầu rất khác nhau. Lờy ví dụ, bạn buôn áo đi mưa.
Đa số những người làm nghề nông thích áo màu sẫm, trong khi đó thanh
thiếu niên, học sinh lại thích màu sặc sỡ hơn.
A3. Khách hàng của bạn sống ở đâu, hiện giờ họ thường mua mặt hàng bạn
định bán ở chỗ nào, khi nào. họ có mua hàng ở đó thường xuyên không, mỗi
lần mua số lượng bao nhiêu?
Mức độ thường xuyên mua hàng và số lượng khách mua mỗi lần là rất
quan trọng để đánh giá thị trường có đủ lớn hay không. mức độ thường
xuyên có thể tính theo ngày, theo tuần hay theo tháng tuỳ thuộc vào từng
loại hàng.
A4. số khách hàng mua loại hàng đó tăng hay giảm so với trước đây. Liệu
sắp tới có tăng thêm hay giữ nguyên?
Lượng khách mua tăng lên gay giảm đi mách bảo cho bạn KD sản
phẩm/dịch vụ này có nên làm nữa hay không.
A5. Khách hàng có ý định mua loại hàng khác hay không?
19



Bạn phải biết mặt hàng mình định bán sắp lỗi thời chưa, khách hàng còn
thích nó nữa hay không
B. Cách thức tìmhiểu
Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mục A, bạn có thể tự mình đưa
những cách riêng của mình. Điều quan trọng là câu trả phải tin được. Sau
đây là một số gợi ý.
B1. Quan sát kết hợp với suy luận.
Quan sát thực tế vài lần ở một số địa điểm, ghi chéo cẩn thận rồi cộng
với hiểu biết sẵn có để đưa ra những đánh giá cần thiết. Cách này thích hợp
cho câu hỏi A1.
B2. Quan sát kết hợp với dò hỏi
Quan sát kết hợp với hỏ một số đại diện của từng nhóm khách hàng. Nội
dung câu hỏi phải chuẩn bị kỹ từ trước. Cách này rất thích hợp với các câu
hỏi A2, A3 và A4.
B3. Lâý thông tin từ những nguồn trung gian:
Bạn có thể tìm các số liệu mình cần từ những người, những cơ quan có
liên quan như:
- Ban quản lý thị trường của địa phương,
- Ban quản lý các chợ
- Phòng thuế địa phương
- Các nguồn thông tin đại chúng nh sách, báo, đài ...
- Các tổ chức chuyên làm điều tra thị trường, chẳng hạn nh công ty tư vấn
(nếu có)
Cách này tốt cho câu trả lời về mức tiêu thụ hiện tại của sản phẩm / dịch
vụ bạn dự định bán
B4. Điều tra bằng hỏi trực tiếp
20


Bạn có thể hỏi những người quen, hoặc nếu có điều kiện thì đòi hỏi

thêm những người khác nữa về những điều mình muốn biết. Mỗi nhóm
khách hàng nên lựa chọn một số đại biểu để hỏi. Nếu làm được thì cách này
là cách cho kết quả đáng tin cậy cao nhất cho các câu hỏi từ A1 đến A5. Có
thể hỏi bằng cách đưa cho họ một bảng các câu hỏi in sẵn để họ điền câu trả
lời rồi xin lại. Cách này cũng đòi hỏi chi phí về thời gian và tiền bạc nhiều
hơn so với các cách khác.
* Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
A. Nội dung tìm hiểu
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng bán loại sản phẩm / dịch
vụ giống nh của bạn, trên cùng một địa bàn mà bạn nhắm tới. Cạnh tranh
luôn là những nguyên nhân chính dẫn đến sự không thành công của các
doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp mới. Cạnh tranh lành mạnh
là thu hút khách hàng đến với mình nhiều hơn bằng cách làm cho họ hài lòng
hơn không chỉ bởi cung cấp đúng loại hàng mà họ đang tìm kiếm mà còn
bằng phong cách phục vụ họ. Cạnh tranh k d bằng các biện pháp không lành
mạnh là điều vi phạm luật.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
A1: Hiện nay có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên địa bàn? Giá họ bán là
bao nhiêu?
Đây là điều quan trọng nhất bạn cần biết về đồi thủ cạnh tranh của mình.
A2: Hàng hoá của họ nh thế nào và thái độ phục vụ khách hàng của họ ra
sao?
Nói về hàng hoá có nghĩa là nói về chất lượng và hình thức (kích
thước, màu sắc, hương vị, bao bì...) của nó. Phong cách bán hàng nhiều khi
quan trọng không kém chất lượng hay giá cả của hàng hoá. Điều này càng có
ý nghĩa khi chóng ta bán dịch vụ.
21


A3: Họ có dịch vụ nào kèm theo không ?

Các doanh nghiệp thương sử dụng những dịch vụ kèm theo để làm vừa lòng
người mua, nhân đó mà có thể nâng cao giá trị bán. Ví dụ: Bán hàng cồng
kềnh có thể đưa về tận nhà cho khách hàng, bán những đồ đắt tiền có kèm
theo dịch vụ sửa chữa miễn phí trong vòng vài thánh đến vài năm. Về những
thủ thuật này sẽ nói kỹ thêm ở chương sau.
A4: Cơ sở vật chất của họ thế nào?
Máy móc, trang thiết bị của họ có tốt không? Cửa hàng (hay văn phòng)
của họ ở địa điểm thuận lợi hay không thuận lợi? Có khang trang hay
không ?
A5: Họ bán hàng bằng những cách nào?
Người sản xuất có thể bán hàng của mình làm ra bằng cách bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán buôn cho một người để họ bán lẻ lại
cho người cần. Có thể một người bán bằng hai cách.
A6: Nhân viên của họ có giỏi không, họ được trả lương nh thế nào?
Nếu quả thực nhân viên của đối thủ cạnh tranh được đào tạo tốt, được
khuyến khích làm việc hăng sau thì đây là đối thủ đáng gườm nhất của bạn.
A7: Họ vó quảng cáo cho hàng hoá của mình không?
Quảng cáo tốn rất nhiều tiền. Hãy xem đối thủ của bạn sử dụng những
phương thức quảng cáo nào và phân tích mức độ hiệu quả của từng phương
thức. Nên nhớ, chỉ những doanh nghiệp lớn, mạnh về tài chính mới đủ sức
quản cáo rầm rộ cho những mặt hàng chọn lọc. Đối với những doanh nghiệp
nhỏ và vừa thì biện pháp quảng cáo tốt nhất mà lại không tốn đồng nào là
khách hàng tự mách bảo cho nhau về hàng hoá của chúng ta.
Muốn thế phải có uy tín và chiếm được lòng tin của họ.
A8: Họ có những biện pháp gì để bán được nhiều hàng?
22


Biện pháp (hay chính sách) có rất nhiều, sẽ được nói kỹ ở chương sau.
Người chủ doanh nghiệp giỏi sẽ tạo thêm được nhiều biện pháp mới và riêng

của mình.
A9: Tổng kết lại: Đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh của từng đối thủ cạnh
tranh?
Bảng tổng kết này là kết quả của việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của
bạn. Phân tích kỹ kết quả này sẽ giúp Ých rất nhiều cho bạn trong việc xác
định lại chính xác nhóm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình và
đề ra những biện pháp cạnh tranh hiệu quả.
B. Cách thức tìm hiều
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đòi hỏi bạn phát huy tính sáng kiến chẳng
khác mấy so với người điều tra hình sự. Bạn có lẽ sẽ nghĩ ra thêm những
biện pháp (trong phạm vi cho phép) hoàn toàn của riêng mình. Dưới đây chỉ
là một số gợi ý:
D1: Quan sát, ghi chép cẩn thận
Đây là cách đơn giản nhất, nhưng không kém phần hiệu nghiệm, nếu
bạn là người có khả năng quan sát và tổng hợp.
D2: Đóng vai khách hàng
Kết quả thu bằng cách này thường hạn chế, không đầy đủ, nhưng thông
tin thu được khá chính xác.
D3: Dò hỏi người làm của họ
Người bị hỏi có vai trò càng quan trọng thì thông tin bạn thu được càng
đầy đủ và chính xác.
D4: Cho người làm thuê cho họ
Nhiều chủ doanh nghiệp trưởng thành từ đi làm thuê cho người khác.
Làm thuê không chỉ để tích luỹ tiền bạc mà quan trọng là tích luỹ được kinh
nghiệm kinh doanh.
23


D5: Sử dụng các bài báo hay các bài viết giới thiệu về họ
Doanh nghiệp càng có tiếng tăm thì công khai về họ càng dễ tìm kiếm .

Nhưng thường những gì gọi về “bảo bối” của họ thì bạn khó tìm được bằng
cách này.
Câu 6:Tiêu chí lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt
Nh vậy bạn đã biết phát hiện cơ hội kinh doanh và cách đánh giá mức
độ chắc chắn của nó. Nếu cùng một lúc bạn có trong tay một vài cơ hội KD
đều có tính hiện thực thì bạn nên tận dụng cơ hội nào, nếu như bạn không
thể hoặc không muốn tận dụng tất cả các cơ hội đó cùng một lúc ?
Có một cách lựa chọn như sau: Bạn hãy tỉnh táo cho điểm (theo thang
điểm 10) từng cơ hội theo 3 tiêu chí: ý thích của bản thân, mức độ vốn phải
bỏ ra để kinh doanh và mức lãi có thể thu được, mức độ rủi ro trong khi kinh
doanh. Sau đó bạn tính tổng số của 3 loại điểm đó cho từng cơ hội. Cơ hộ có
số điểm cao nhất có lẽ sẽ là tốt nhất cho bạn.
Cách lựa chọn trên tất nhiên chỉ là một gợi ý để bạn tham khảo. Trên
thực tế mỗi người có một cách thức lựa chọn riêng. Trong nhiều trường hợp
“linh tính” của bạn sẽ đứng ra quyết định.
Câu 7: Phương thức tìm ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ thường được tìm thấy ở những nơi thích
hợp trên bất kỳ thị trường nào. Không có bất kỳ ngành nào, hoặc bất kỳ lại
doanh nghiệp nào có thể là một mỏ vàng ngay lập tức. Nó tuỳ thuộc vào cái
không được cung cấp hoặc chưa được phục vụ một cách đầy đủ trong mét
khu vực thị trường nào đó. Mục tiêu là nhận diện một phân khúc nào đó mà
bạn có thể thoả mãn một nhu cầu chưa được thoả mãn.
Khởi sù DN là một hoạt động không chỉ bó gọn trong việc “mưu sinh lập
nghiệp” mà còn thể hiện một khát vọng làm giàu cháy bỏng của bạn. Để có
24


một điểm khởi đầu tốt đẹp, trước hết bạn cần biết ý tưởng kinh doanh là gì,
cách tìm tòi ý tưởng, loại hình kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh.

Nó là cơ sở nền tảng cho việc chọn ý tưởng kinh doanh tốt.
* Ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng phải chăng là sự tổng hợp hợp các yếu tố rời rạc ? Hay sự phân
tích những yếu tố thành một tổng thể? Hay phải chăng là mối quan hệ được
thiết lập giữa một ý nghĩ hay một vật với một ý nghĩ khác hay một vật khác?
Hay là lại có thể nhìn theo kiểu khác: Một phương pháp đã cho kết quả tốt
trong hoàn cảnh này, lẽ nào lại không đem lại thành công trong hoàn cảnh
khác trên cơ sở mối tương thích giữa thời gian, không gian, hoàn cảnh, tính
đặc thù riêng? Hay nghĩ ra một cái chưa từng có, hoàn toàn mới ?...
Một cách đơn giản, ý tưởng kinh doanh là ý nghĩ được hình thành từ
mọi khía cạnh của cuộc sống để giải quyết một hay nhiều vấn đề phục vụ
cho cuộc sống với mục đích kiếm tiền. Nó không chỉ có ở một số người có
trí thông minh tuyệt vời mà hiện hữu ở mọi lĩnh vực, mọi con người.
* Phát triển ý tưởng tượng kinh doanh
Dựa vào tính năng, ý tưởng có thể được phân ra làm hai loại hình thái:
Ý tưởng tổng hợp : Thông qua khả năng này, con người có thể tổ hợp mới lại
quan niệm, ý tưởng hoặc kế hoạch cũ. Khả năng này không có sáng tạo. Nó
chỉ lấy kinh nghiêm, giáo dục và quan sát đã hấp thụ làm tư liệu. Khả năng
này thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhiều nhất.
Ý tưởng sáng tạo: Thông qua tính năng của tưởng tượng sáng tạo, tâm linh
hữu hạn của con người có thể liên kết trực tiếp với trí tuệ vô hạn. Dự cảm và
linh cảm có được cũng chính bằng khả năng này. Mọi ý tưởng cơ bản hay
mới cũng được truyền tới cá nhân, hay tiến vào, hoặc liên hệ với tiềm thức
của người khác nhờ vào khả năng này. Các nhân vật lãnh đạo giới thương
25


×