Cô dặn một số điều như sau:
+ Lịch thi cụ thể đối với các lớp
- 7h ngày 26-12: lớp GTKD 3-2
- 13h30 ngày 26-12: lớp GTKD 3-3
- 7h ngày 27-12: lớp GTKD 3-4
- 13h30 ngày 27-12: Số SV chưa thi còn lại của 3 lớp
+ Thứ tự thi theo thứ tự danh sách của mỗi lớp
+ Cứ một buổi thi như vậy, lớp trưởng và thư ký mang máy tính đến phòng thi để cô
cho các bạn viết thư thương mại trên máy tính. Các em phải ngồi trong phòng thi
(hoặc phía ngoài) để quản lý máy tính xách tay của mình.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
Kỳ 1 năm học 2013-2014
Chương 1: Khái quát chung
1, Khái niệm, mục đích của giao tiếp nói chung
2, Các đặc tính của giao tiếp trong kinh doanh
3, Các loại hình giao tiếp cơ bản trong kinh doanh
Chương 2: Cơ sở tâm lý xã hội của hành vi giao tiếp
Học toàn bộ
Chương 3: Cấu trúc của hoạt động giao tiếp
Giao tiếp là quá trình truyền thông
1, Quá trình truyền thông: Mô hình truyền thông, yếu tố nhiễu
2, Truyền thông trong tổ chức: mạng thông tin trong tổ chức, luồng thông tin, hoàn
thiện luồng thông tin trong tổ chức
Giao tiếp là quá trình nhận thức lẫn nhau
3, Nhân thức người khác
4, Nhận thức bản thân
Giao tiếp là quá trình ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
5, Lây lan tâm lý
6, Ám thị
7, Áp lực nhóm
8, Bắt chước lẫn nhau
9, Thuyết phục
Phong cách giao tiếp: phân biệt các loại phong cách giao tiếp
Chương 4: Ấn tượng ban đầu và nhân tố ảnh hưởng
1, Quan niệm về ấn tượng ban đầu
2, Các nguyên nhân khiến đánh giá đối tượng từ ấn tượng ban đầu khó chính xác
3, Sự hình thành ấn tượng ban đầu dựa trên 3 cơ chế: các đặc điểm trung tâm, theo lý
thuyết nhân cách ngầm ẩn và ảnh hưởng bới các hiệu ứng tri giác
4, Một số phương pháp ứng xử hiệu quả trong lần đầu gặp gỡ
5, Nắm vững những nguyên tắc cơ bản về trang phục và trang sức nam nữ.
Chương 5: Các kỹ năng giao tiếp
1, Những trở ngại lắng nghe hiệu quả
2, Tất cả các cấp độ lắng nghe
3, Kỹ năng đặt câu hỏi: Tất cả các loại câu hỏi
4, Mở đầu buổi diễn thuyết bằng nhiều cách dẫn nhậpứng dụng
5, So sánh thuyết trình và báo cáo miệng
6, Biết cách viết tất cả các loại thư từ trong kinh doanh
7, Các phép xã giao thông thường: Trao danh thiếp, giao tiếp bằng điện thoại, chào
hỏi, bắt tay, giới thiệu
Chương 6: Giao tiếp trong môi trường công ty
1, Tổ chức cuộc họp
2, Giao tiếp với cấp dưới
3, Giao tiếp với cấp trên
4, Giao tiếp với đồng nghiệp
5, Các hình thức phỏng vấn
6, Đối với các câu hỏi phỏng vấn xin việc làm, SV có thể đóng 2 vai trò:
Nhà tuyển dụng: biết đặt ra những câu hỏi để biết ứng viên về: Năng lực, hiểu biết
chuyên môn, nhân cách, khí chất, động cơ, khả năng chịu được áp lực…
Ứng viên: Phải hiểu được hàm ý của câu hỏi đưa ra và trả lời tốt
Chương 7: Thương lượng
1, Thương lượng và các đặc điểm của thương lượng
2, Các kiểu thương lượng
3, Tiến trình thương lượng
4, Nguyên nhân hình thành thế găng?
5, Phân tích được các loại kỹ xảo đột phá thế găng
6, Có khả năng nhận diện ra những thủ đoạn của đối tác trong thương lượng và đối
phó hợp lý