Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ đạo THỰC HIỆN CHUYÊN đề NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌAT ĐỘNG CHO TRẺ làm QUEN với văn học CHỮ VIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.13 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌAT ĐỘNG CHO TRẺ
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC CHỮ VIẾT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với định hướng đổi mới GDMN, chuyên đề “Nâng cao chất lượng
cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết” do Vụ Giáo dục mầm non- Bộ Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo .
Nâng cao chất lượng họat động cho trẻ làm quen với văn học, làm quen
với chữ viết nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ và đáp ứng
nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ trong các trường
lớp mầm non theo chương trình GDMN mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề, bản thân đã xây dựng kế
họach, nội dung chỉ đạo các đơn vị thực hiện trong 4 năm qua.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất, tài liệu được bổ sung đáp ứng kịp thời để phục vụ
chuyên đề.
- Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự quan tâm của phụ huynh
học sinh.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, ham học hỏi.
2. Khó khăn:
- Giáo viên biên chế lớn tuổi, thiếu linh họat, hạn chế về năng khiếu kể
chuyện, đọc thơ...
- Thiếu kinh phí thực hiện chuyên đề.
1


III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
- Nhằm chuẩn bị tích cực tiếng việt cho trẻ, đảm bảo khoa học, liên thông
với giáo dục tiểu học, giúp trẻ MG chuẩn bị học tập 1 cách hiệu quả.


- Nhằm chỉ đạo thực hiện chương trình LQVH, chữ viết theo định hướng
tích hợp, phù hợp với các vùng miền khác nhau, giúp trẻ vững vàng, tự tin khi
bước vào học môn tiếng việt.
- Chấm dứt thực tế 1 số hiện tượng dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ
MG 5 tuổi.
Với những mục tiêu đề ra cho chuyên đề, để thực hiện đạt hiệu quả tôi đã
đề ra những nội dung và biện pháp sau:
2. Nội dung- Biện pháp thực hiện các giải pháp:
a.Chỉ đạo, xây dựng kế họach thực hiện và triển khai chuyên đề:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn kế họach
triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng họat động cho trẻ làm quen với văn
học, chữ viết từ năm học 2009- 2010đến năm học 2012-2013, từ cấp Sở đến cấp
huyện, thành phố, thị xã, trường điểm... Hướng dẫn tổ chức các họat động, sử
dụng các đồ dùng đồ chơi, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, bảng điểm đánh giá
chuyên đề. Từ các văn bản hướng dẫn của Sở, các đơn vị đã nghiêm túc triển
khai và chỉ đạo thực hiện nội dung chuyên đề 1 cách linh họat, phù hợp với điều
kiện thực tế của từng địa phương khác nhau.
Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngay từ năm học
2009-2010. Bản thân đã tiến hành xây dựng kế họach chỉ đạo thực hiện chuyên
đề theo từng năm học, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành

2


phố, thị xã tham gia góp ý nội dung kế họach công tác chỉ đạo điểm, rút kinh
nghiệm các huyện, thành phố, thị xã đã chỉ đạo triển khai đại trà tới 100% các
cơ sở Giáo dục mầm non trong phạm vi tịan tỉnh.
b.Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm
non:
* Nội dung :

Thực hiện mục đích của chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng họat động
cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết theo quan điểm đổi mới giáo dục mầm
non,Sở Giáo dục đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ cốt cán
về các nội dung chuyên đề như:
Tập trung vào những vấn đề hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chương
trình làm quen với văn học, chữ viết theo hướng đổi mới hình thức tổ chức và
phương pháp giáo dục mầm non.Từ đó các đơn vị biết vận dụng những kết quả
đạt được vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Nội dung bồi
dưỡng chuyên đề vừa mang tính định hướng đổi mới vừa mang tính cụ thể, tiêu
biểu một số nội dung sau:
- Linh họat trong tổ chức họat động cho trẻ làm quen với những tác phẩm
văn học đã được tuyển chọn trong chương trình và mảng sách tham khảo cho
trẻ mầm non. Với định hướng nầy các địa phương đã hướng dẫn giáo viên biết
cách lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ phù hợp với quan điểm về đổi mới giáo
dục mầm non
+ Quan điểm giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm: Lựa chọn
những tác phẩm có nội dung, hình thức phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của trẻ( trẻ tham gia vào q trình kể chuyện cùng cơ và các bạn, hình thức
kể chuyện sáng tạo).

3


+ Quan điểm tích hợp: lựa chọn các tác phẩm văn học có nội dung, hình
thức phù hợp với sự phát triển mang tính tổng thể, tạo sự tác động đồng bộ,
tổng hợp đến sự phát triển của trẻ.
- Tăng cường sử dụng các tác phẩm văn học được thể hiện dưới hình thức
truyện tranh chữ to, hình thức kể chuyện sáng tạo giúp trẻ tìm hiểu khám phá
nội dung câu chuyện đơn giản phát triển ngôn ngữ và phát triển trí tưởng tượng
với họat động đọc sách.

- Tạo mơi trường chữ
- Tăng cường hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo,
- Cung cấp nhiều họat động trải nghiệm với sách, truyện tranh, tranh ảnh
từ các nguồn sưu tầm nhằm giúp trẻ hình thành cơ sở cho việc đọc, viết.
- Xây dựng môi trường làm quen với chữ viết 1 cách tự nhiên và sử dụng
mơi trường chữ để kích thích trẻ học đọc, viết trong vui chơi
- Ứng dụng phần mềm máy tính vào các họat động làm quen với văn học,
chữ viết, phần mềm chương trình học vui kidsmart, happykid...
Với những nội dung mang tính định hướng đổi mới hình thức tổ chức và
phương pháp giáo dục trẻ trong các họat động làm quen với văn học, chữ viết
một số đơn vị đã xây dựng sáng tạo những nội dung bồi dưỡng chuyên đề phù
hợp với trình độ thực tế của giáo viên. Từ những đơn vị có thuận lợi và ưu thế
trong chỉ đạo chuyên môn như Biên Hòa, Long khánh, Xuân Lộc, Trảng
Bom...đến các đơn vị khó khăn như Cẩm Mỹ, Định Quán... đều có sự đổi mới
và đạt kết quả rất đáng ghi nhận trong cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ
giáo viên.Tiêu biểu là trường MN Hướng Dương đã chủ động sáng tạo xây
dựng những nội dung bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên 1 cách thiết thực và
hiệu quả như: “ Một số điểm khác biệt cơ bản trong việc tổ chức họat động
4


LQVH-CV theo hướng đổi mới, những tồn tại thường gặp của giáo viên khi tổ
chức thực hiện nội dung dạy trẻ làm quen với văn học, chữ viết và xây dựng
mơi trường chữ viết, mơi trường văn học”.
* Hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, cán bộ quản lý trong
thực hiện chuyên đề:
- Sở đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung, thảo luận những họat động
cụ thể của chuyên đề
- Chọn và xây dựng trường lớp điểm thực hiện chuyên đề
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý: Dự các họat động

làm quen văn học, chữ viết tại các trường mầm non theo kế họach, thảo luận,
phát huy tính tích cực, chủ động của giáo viên khi tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Tổ chức lớp bồi dưỡng nghệ thuật múa rối cho giáo viên mầm non.
- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh theo chuyên đề VH, CV
- Nhiều đơn vị phòng Giáo dục tự xin kinh phí mở lớp bồi dưỡng giáo
viên với nội dung thiết thực, giải đáp những vướng mắc của giáo viên trong quá
trình thực hiện nội dung chuyên đề, tổ chức tham quan học tập theo kế họach
thực hiện chuyên đề. Tháng 11 năm 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức
cho 14 đơn vị huyện ,thành phố, hai trường trực điểm tham quan học tập tại
Thành phố Hồ Chí Minh về cách thức xây dựng mơi trường văn học, chữ viết
cho trẻ trong trường mầm non. Qua đợt tham quan học tập nầy, nhiều ý tưởng
sáng tạo về xây dựng góc thư viện, cách sử dụng hiệu quả phịng thư viện,
vườn cổ tích,..của giáo viên, các tỉnh đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng họat động cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết.
C.Xây dựng điều kiện thực hiện chuyên đề:

5


Kết hợp với phong trào xây dựng phòng học theo yêu cầu chuẩn, nhiều
cơ sở giáo dục mầm non của các đơn vị đã tích cực tham mưu đầu tư cơ sở vật
chất cải tạo, xây dựng phòng học, cải tiến các mơ hình thiết kế mơi trường làm
quen với văn học, chữ viết phù hợp với điều kiện từng nhóm lớp, từng trường,
thiết kế mơi trường thay đổi theo nội dung của từng chủ đề. Nhiều đơn vị đã chỉ
đạo các nhóm lớp xây dựng “ Góc vườn cổ tích” và đầu tư xây dựng vườn cổ
tích ngịai sân vườn phù hợp với đặc điểm và điều kiện từng trường; xây dựng
phòng thư viện, tủ sách tham khảo cho giáo viên, cán bộ quản lý.Môi trường
giáo dục trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, có tác dụng lơi cuốn trẻ tham
gia tích cực vào các họat động làm quen văn học, chữ viết .
Sở chỉ đạo các trường tận dụng, kết hợp, sắp xếp lại cơ sở vật chất để

xây dựng thư viện ( kết hợp phòng họp, phịng truyền thống, phịng hiệu phó
chun mơn, hành lang rộng, kho cũ, chân cầu thang...), tổ chức thư viện với
các giá để sách di động, ngòai trời. Tổ chức luân phiên cho các lớp họat động
tại thư viện theo lịch từ 8h sáng đến 16h30 chiều. Tổ chức cho phụ huynh đón
trẻ tại thư viện để tham gia đọc sách cùng trẻ.
- Xây dựng mơi trường chữ, góc đọc sách, góc văn học, chữ viết cho trẻ.
+ Về mơi trường chữ: Đặt ra 1 số yêu cầu về chữ viết cho góc đồ chơi, đồ
dùng cá nhân, bảng biểu của lớp, các đồ dùng học tập, vui chơi, vườn cây của
bé...Yêu cầu môi trường chữ luôn thay đổi theo nội dung học, vui chơi và trình
độ “ đọc” của trẻ. Khuyến khích trẻ cùng tích cực tham gia xây dựng môi
trường văn học chữ viết với cô giáo: cùng cắt, dán, tô màu các chữ, khi làm
cùng với trẻ, Cô giáo cần hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể, viết các chữ rõ ràng, dễ đọc,
dễ nhận biết. Cô giáo nên đọc cùng với trẻ các từ đó những lúc nào có thể.Nên
dùng thống nhất loại chữ in thường, tổ chức các họat động hằng ngày với môi
trường chữ viết để hòan thiện dần kỹ năng chuẩn bị đọc viết 1 cách tự nhiên.
6


+ Xây dựng góc thư viện: Xây dựng ở các lớp ( 3 độ tuổi)
Khu vực thư viện phải là nơi n tỉnh.Bìa sách ln quay ra để thu hút
sự quan tâm của trẻ và cũng để dễ lựa chọn.Nếu sách bị rách hay bị mất bìa
phải khắc phục dán,bọc…Sách rách sẽ khơng hấp dẫn trẻ, hơn nữa trẻ có thể xé
rách mà khơng sợ vì trẻ nghĩ rằng đã có người làm như thế.Các sách cần dược
thay đổi ln.
Để tạo ra thư viện phong phú, giáo viên có thể đề nghị cha mẹ cùng góp
sách cũ.hằng ngày trẻ có thể mượn sách mang về nhà.Khích lệ các gia đình liên
tục đọc cho trẻ nghe hoặc tạo hứng thú xem sách cùng với trẻ.
Chú ý đủ ánh sáng và tư thế ngồi đúng, thỏai mái
Hướng dẫn cách lựa chọn và sử dụng các lọai sách cho từng lứa tuổi
Hướng dẫn trẻ kỹ năng tìm sách và đọc sách

Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn, cất sách và bảo vệ sách.
+ Góc văn học chữ viết: - Xây dựng tại các lớp 5 tuổi để tổ chức các trị
hơi đóng kịch, chơi với chữ, gíup trẻ tự rèn luyện kỹ năng diễn đạt và đọc viết,
khuyến khích giáo viên đọc cho trẻ xem, tạo điều kiện cho trẻ viết trong các
họat động vui chơi, học tập.
d. Tuyên truyền nội dung chuyên đề:
Đa số các đơn vị đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nội dung chuyên
đề. Nội dung tuyên truyền phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí của địa
phương mới đem lại hiệu quả.Cụ thể như:
+ Tổ chức tốt các góc tuyên truyền tại lớp, tại trường
+ Mời phụ huynh tham gia các họat động của chuyên đề
+ Trò chuyện với trẻ trong sinh họat hằng ngày
7


+ sắp xếp thời gian để đọc sách cho trẻ nghe
+ Giải thích với phụ huynh khơng cần dạy trước chương trình lớp 1 cho
trẻ 5 tuổi và chuẩn bị tòan diện cho trẻ 5 tuổi vào trường tiểu học.
- Biện pháp:
+ Tuyên truyền trên góc tuyên truyền các bậc phụ huynh.nội dung tuyên
truyền được viết chữ to, gọn, kèm hình ảnh.
+ Sử dụng hình ảnh gia đình của chính đứa trẻ để tun truyền.
+ Hình ảnh và thơng tin phải thay đổi thường xuyên.
+ Triển lãm sách do trẻ tự làm
+ Khuyến khích phụ huynh tham gia sáng tác thơ truyện.
+ Tổ chức thi sáng tác thơ truyện cho trẻ mầm non.
+ Tổ chức hội thi kể chuyện, đọc thơ có sự tham gia của phụ huynh.
IV.KẾT QUẢ SAU BỐN NĂM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HỌAT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN
HỌC, CHỮ VIẾT:

Thông qua các đợt bồi dưỡng chuyên đề, cán bộ quản lý và giáo viên
mầm non ngày càng nhận thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của trường mầm
non trong việc nắm bắt yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
các họat động cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết theo quan điểm của đổi
mới giáo dục mầm non, cụ thể: Giáo viên bắt đầu có thói quen sáng tạo các trị
chơi trong tổ chức họat động cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết.
- Giáo viên thường đọc sách cho trẻ nghe giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe
đọc sách và tạo cơ hội cho trẻ diễn đạt những hiểu biết và cảm xúc của mình về
nội dung câu chuyện.
8


- Nhiều trường, giáo viên đã biết sử dụng phương tiện minh họa đa dạng
như: Các lọai rối, phim ảnh, phần mềm máy tính học vui, mặt nạ, giáo án điện
tử..để giúp cho quá trình họat động làm quen với văn học, chữ viết của trẻ thêm
phong phú và đạt hiệu quả.
- Kết quả cuộc thi sáng tác thơ truyện cho trẻ mầm non và thi giáo viên
giỏi cấp tỉnh đã đem lại nhiều sản phẩm đặc trưng trong xu thế đổi mới GDMN.
Nhiều đồ dùng đồ chơi, nhiều họat động hay, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của
giáo viên được gửi về Bộ tham gia cuộc thi. Có những nét đổi mới, sáng tạo
trong tổ chức cho trẻ họat động để tạo ra các sản phẩm của chuyên đề. Thay vì
những sản phẩm đồ dùng đồ chơi trước đây chỉ do 1 mình cơ làm, nay là những
đồ dùng đồ chơi do cơ và trẻ tự làm. Đó là những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi
sáng tạo mang tâm hồn và trí tuệ khơng chỉ của cơ mà của các cháu mầm non.
Một kết quả đáng ghi nhận của chuyên đề, đó là kết quả của phương pháp
khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các họat động sáng tạo, tạo ra được các
sản phẩm cụ thể, thể hiện ý tưởng của trẻ. Các sản phẩm đó thường rất đa dạng,
có chất lượng và làm thỏa mãn khơng chỉ trẻ, cô giáo mà cả các bậc cha mẹ trẻ.
Những cuốn sách với nội dung theo chủ đề do trẻ tự làm từ các tranh ảnh, giấy,
họa báo, tạp chí cũ, những sản phẩm tạo hình mơ phỏng các nhân vật trong

truyện đã thể hiện kỹ năng vẽ, làm mơ hình mà trẻ đã lĩnh hội được từ hướng
dẫn của cô giáo và biến nó thành của chính mình.Các sản phẩm đó đã tạo niềm
vui, niềm tự hào, tính tự tin và tính sáng tạo cho trẻ.
Kỹ năng sử dụng hình thức rối của giáo viên trong kể chuyện cho trẻ
nghe được nâng cao rõ rệt, từ khâu tạo hình con rối đến khâu dàn dựng. Đây là
họat động nổi bật trong quá trình thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng họat
động cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết của nhiều đơn vị như thành phố
Biên Hòa, huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom,...

9


Qua bốn năm triển khai chuyên đề, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác
tuyên truyền nội dung chuyên đề. Các trường mầm non tích cực phối hợp với
đài truyền hình địa phương để thực hiện các chương trình mầm non với hình
thức thi, kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo...
- Cán bộ qủan lý chuyên môn nắm bắt được các tiêu chí đánh giá các họat
động của giáo viên theo hướng đổi mới, linh họat.
- Hằng năm có nhiều đơn vị tham gia thi viết sáng kiến và làm đồ dùng
đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen văn học và chữ viết do Sở Khoa học Công
nghệ tổ chức và đạt nhiều giải cao.
Kết quả trên trẻ:
- Đánh giá sự phát triển của trẻ theo tiêu chí về:
+ Kỹ năng nghe
+ Kỹ năng nói
+ Kỹ năng chuẩn bị đọc, viết
+ Đánh giá, xếp lọai trường lớp, giáo viên thực hiện chuyên đề.
- Hình thức kể chuyện sáng tạo:
+ Kể chuyện theo mơ hình hóa.
+ Kể chuyện theo tranh với sự thay đổi thứ tự tranh

+ Đóan và suy diễn các chi tiết khi kể, trẻ tự giải quyết các tình
huống xảy ra cho các nhân vật.
+ Tưởng tượng các nhân vật có thể xuất hiện
+ Xây dựng nội dung truyện từ 1 số nhân vật có sẵn.
Tồn tại:
10


- Việc xây dựng môi trường văn học, chữ viết ở 1 số trường lớp còn hạn
chế nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Giáo viên chưa biết khai thác triệt để đồ dùng, đồ chơi trong môi trường
lớp học và môi trường thiên nhiên để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Giáo viên chưa biết cách khai thác triệt để môi trường chữ để dạy trẻ
làm quen với họat động đọc, viết.
- Giáo viên chưa biết tăng dần lượng từ, lượng câu phù hợp với nội dung
chủ đề theo nguyên tắc từ dễ đến khó.
- Một số sản phẩm tranh truyện không chú ý đến nội dung và hình thức,
cịn mang tính đối phó chưa thu hút được trẻ.
- Nhiều đơn vị còn lạm dụng quá nhiều trong việc tạo môi trường văn học
chữ viết.
- Một số bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến việc dạy trẻ giữ gìn, bảo
quản sách.
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌAT ĐỘNG CHO TRẺ
LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC, CHỮ VIẾT:
1.Kế họach phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn cụ thể, phù hợp với
điều kiện từng địa phương, phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của từng năm,
từng tháng. Kế họach đề ra phải có tính khả thi
2.Phải nhận thức sâu sắc và vận dụng các quan điểm đổi mới giáo dục
mầm non vào mục đích nâng cao chất lượng họat động cho trẻ làm quen với

văn học, chữ viết . Nghiên cứu sâu và nâng chất lượng của các buổi họp tổ khối
chuyên môn.

11


3. Công tác tập huấn cho cán bộ và giáo viên phải cụ thể đi sâu vào
những tồn tại, hạn chế được phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện chuyên đề.
4. Hướng dẫn cơ sở về nội dung chuyên đề càng cụ thể càng tốt, tránh
chung chung. Những vấn đề còn mơ hồ phải làm rõ ngay.
5. Chia nội dung chỉ đạo chuyên đề thành từng chuyên đề nhỏ (môi
trường chữ, thư viện, kể chuyện sáng tạo...)
6. Thường xuyên tổ chức dự giờ, thảo luận các họat động làm quen văn
học chữ viết để làm rõ các nội dung, phương pháp mới trên thực tế
7. Thường xuyên trao đổi giáo án, tài liệu giữa các trường.
VI.KẾT LUẬN:
Chuyên đề thực sự hữu ích đối với giáo viên và trẻ, môi trường học tập
của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng , đổi mới: các góc thư viện, nghệ thuật,
cổ tích đã thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ và khéo léo của giáo viên,cán bộ quản lý
đã khới dậy tình cảm ở trẻ, sự khám phá, ham hiểu biết của trẻ thơ với văn
học.Sau 4 năm đối với trẻ, ngôn ngữ được phát triển, trẻ cảm thụ văn học tích
cực hơn, chuyên đề đã giúp trẻ tiếp cận tính khoa học, tiền biết đọc, biết viết,
hạn chế dạy theo lối áp đặt, nhận thức của cha mẹ được nhân lên, cha mẹ cũng
gỉam dần ép trẻ học chữ, học làm tóan.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách bồi dưỡng hè, 1 số tạp chí GDMN do Vụ GDMN phát hành.
NGƯỜI THỰC HIỆN

12



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
______________________
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Trương Thị Thủy Ngân
2. Ngày, tháng năm sinh: 13-11-1967
3. Nam,nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 62/2B.Khu phố 4- Đường 30/04 P.Quyết Thắng,
Biên Hòa.
5. Điện thoại: Cơ quan: 3846465; Nhà riêng: 3810416
6.Fax: 0613.846400
7.Chức vụ: Phó Trưởng phịng
8. Đơn vị cơng tác: Phịng Giáo dục Mầm non

II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chun mơn: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng :
2002
- Chuyên ngành đào tạo: Tâm lý Giáo dục Mầm non

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
- Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện Chuyên đề LQVT

+ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề HĐVC
+ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện Chương trình
GDMN Mới.
+Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề “ Nâng
cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm Non.

13



×