Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung tâm gdtx sa pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.31 KB, 24 trang )

Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN THỨ Hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chương I:
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªn
1. Cơ sở lý luận
1.1 Cơ sở lý luận
1. 2. Cơ sở pháp lý
1.3 Cơ sở thực tiễn
Chương II
Thực trạng của công tác quản lý chất lượng đội ngũ Trung tâm GDTX Sa Pa
1. Đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên
1.1 Đặc điểm tình hình
1.2 Đôi ngũ
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1 Thuận lợi
2.2 Khó khăn
3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên
3.1 Căn cứ các thống kê tực tế đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX Sa Pa
3.2 Về bồi dưỡng giáo viên
4. Một số tồn tại trong việc quản lý, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đôi
ngũ giáo viên
4.1 Vấn đề bồi dưỡng tập trung
4.2 Bồi dưỡng theo chuyên đề


Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
1
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Chương III
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX Sa Pa
1. Lập qui hoạch nhân sự
2. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, hiệu quả
3. Nội dung và các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng
3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm
3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp
3.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
4. Xây dựng và triển khai công tác thi đua khen thưởng5. Kết quả về công
tác giáo dục xây dựng đội ngũ
PHẦN THỨ Ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1 Về lý luận
1.2 Về thực tiễn
2. Kiến nghi
2.1 Với giáo dục và Đào tạo
2.2 Với sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai
2.3 Với Trung tâm GDTX Sa Pa
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
2
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
§Ò tµi S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP Båi DƯỠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
PhÇn THỨ NHẤT
I. Lý do chọn đề tài.
Đảng, Nhà nước đã giao trọng trách cho ngành giáo dục đào tạo với
nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Một
trong những biện pháp để thực hiện chiến lược giáo dục trong giáo dục hiện nay
là: “Phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và
chuẩn bị chất lượng hiệu quả, đáp ứng về nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng
cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực Giáo dục và
đào tạo Trung tâm GDTX Sa Pa, trong chặng đường phát triển đã lĩnh hội triệt
để tinh nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nghị quyết
của Chi bộ của Đảng Trung tâm GDTX Sa Pa khóa 2010 – 2015. Trung tâm
GDTX Sa Pa đã và đang cố gắng tự hoàn thiện mình để hòa nhập và phát triển.
Trong những năm qua trung tâm GDTX Sa Pa đã cố gắng nâng cao chất lượng
Giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất và đặc biệt luôn chăm lo đến việc bồi dưỡng
năng lực cho đội ngũ giáo viên.
Trong thực tế, đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX Sa Pa hiện nay
còn một số bất cập về, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, số ít chưa đáp ứng
được yêu cầu giảng dạy hiện nay, trung tâm chưa phát triển được chức năng liên
kết đào tạo nghề, cơ sở vật chất còn thiếu thốn
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
3
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Xuất phát từ những lý do khách quan, những lý do chủ quan như đã nêu ở
trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng để nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDTX Sa Pa”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trực tiếp ở Trung tâm GDTX đã được

ba năm với một mong muốn nho nhỏ thông qua chính công việc của mình đã
làm là: Quyết tâm củng cố, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng
lực chuyên môn, có kĩ năng sư phạm, có nhân cách và giàu lòng nhân ái, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của Giáo
dục trong thời đại CNH – HĐH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc bồi dưỡng để nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX Sa Pa
3.2. Phân tích thực trạng của công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo
viên Trung tâm GDTX Sa Pa.
3.3. Lý giải và đề xuất một số giải pháp quản lý, tổ chức nhằm nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Giáo viên Trung tâm GDTX Sa Pa
4. Đối tượng đề tài nghiên cứu.
4.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX.
4.2. Biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX Sa Pa.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thức VII, VIII, IX, X.
- Các chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục
và đào tạo Lào Cai.
5.2. Phương pháp thực tiễn qua các năm học.
- Đánh giá thực trạng của Trung tâm GDTX Sa Pa.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
4
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
- Triển khai kế hoạch thông qua các hình thức (quan sát, hội nghị, hội
thảo, báo cáo )

- Phương pháp hỗ trợ: Thông qua các biểu mẫu, so sánh và thống kê qua
từng năm học, từng giai đoạn.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
5
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
PHẦN THỨ Hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Gi¸o viªn trung t©m GDTX
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Cơ sở lý luận:
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội
nhập quốc tế trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ là
khâu then chốt”. Phát triển giáo dục là nhằm “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
lực, đào tạo nhân tài” để xây dựng và bảo vệ tổ quốc như Bác Hồ đã nói: “Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người Xã hội chủ nghĩa”. Đó là
những con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, kĩ năng nghề nghiệp cao,
tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật. Để có những con người như thế đáp ứng được
nghiệm vụ của đất nước trong thời kì CNH – HĐH thì phải có một nền Giáo dục
phát triển tương xứng với thời đại của nó, mà chỉ có những nhà giáo dục và
quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên là chủ lực đóng vai trò quyết định: “Giáo
viên là nhân tố quyết định chất lượng của Giáo dục và đào tạo và được xã hội
tôn vinh”. Bởi vì người thầy đã tạo nên những con người có nhân cách, có tri
thức, sống có lý tưởng, những con người có đủ “Đức, trí, mỹ, thể” để xây dựng
đất nước phồn vinh và phát triển. Người thầy là người tổ chức, hướng dẫn, gợi
mở để thu một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Như chúng ta đã biết, lao động sư phạm của mỗi giáo viên là loại lao

động đặc thù không giống các loại lao động tạo ra sản phẩm ở các ngành nghề
khác. Lao động sư phạm của giáo viên vừa mang tính khoa học, vừa mang tính
nghệ thuật và tính nhân văn cao. Lao động của người giáo viên là lao động “trí
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
6
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
tuệ”, lao động “chất sám”. Sản phẩm lao động là những con người toàn diện và
lao động của giáo viên không được phép có “phế phẩm”. Bác Hồ đã dạy: “Nghề
dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời mình ra mà dạy sau đó
mới dùng lời để dạy”. Người giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng về nhân
cách và đạo đức nghề nghiệp và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Để đáp ứng với yêu cầu học tập hiện nay người giáo viên phải có phương
pháp tư duy hợp lý, hướng cho học sinh cách học và con người chiếm lĩnh tri
thức, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cho nên đổi mới phương
pháp dạy học là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của các nhà quản
lý, vì thế trong quá trình dạy học nếu có đầy đủ các yếu tố trên nhất định người
giáo viên sẽ thành đạt trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Nếu cả tập thể
giáo viên trong trung tâm có đầy đủ các yếu tố trên thì sẽ phát huy được hết sức
mạnh tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh tổng hợp thì chất lượng nhất định được tăng
lên. Do đó công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trung tâm
GDTX cần phải đặt lên hàng đầu và phải thường xuyên và liên tục.
2. Cơ sở pháp lý.
Giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và là người quyết định chất lượng đào tạo .
Muốn phát huy nội lực của từng cá nhân của đội ngũ giáo viên trong trung tâm
GDTX, người quản lý phải bám sát các văn bản pháp quy để chỉ đạo và triển
khai thực hiện.
Căn cứ Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

động của trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định rõ về quyền hạn của
giáo viên: “Giáo viên là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nôi
dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy ”.
3. Cơ sở thực tiễn.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
7
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Phát triển nâng cao
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.” .
Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cần có các biện pháp phải đáp ứng
được yêu cầu trước mắt và phải có tính cơ bản, có giá trị tương đối lâu dài,
hướng đến tương lai, phải có tính đồng bộ, hệ thống, đảm bảo nhất quán từ việc
điều tra đánh giá thực trạng quản lý tại các trung tâm đến việc xây dựng chiến
lược, kế hoạch chính sách bồi dưỡng đội ngũ của trung tâm nói chung và từng
giáo viên bộ môn nói riêng theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với năng lực của
từng nhóm giáo viên theo khối lớp, bộ môn và yêu cầu của chuẩn của ngành.
Các biện pháp phaỉ có tính khả thi trên cơ sở khai thác tận dụng các nguồn lực
đa dạng. Cần phải bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý và có hiệu quả. Trong
công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cần phải có tổng kết rút kinh
nghiệm và đề ra phương hướng, kế hoạch bồi dưỡng cho những năm sau.
Đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX trong toàn quốc nói chung và ở
Trung tâm GDTX Sa Pa nói riêng hầu hết được đào tạo chính quy bậc đại học hệ
tập trung 4 năm, một số ít được đào tạo ở loại hình khác như: tại chức, từ
xa nghiệp vụ sư phạm có hạn chế, nên chất lượng về đội ngũ chưa thật đồng
đều, một số giáo viên đặc biệt mới ra trường năng lực chuyên môn và năng lực

sư phạm còn yếu, vốn tích lũy về kinh nghiệm còn ít chưa thực sự đổi mới trong
phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính sáng
tạo của người học. Hiệu quả giảng dạy chưa cao, vì vậy tổ chức, xây dựng, bồi
dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý
trong các trung tâm GDTX cũng như quản lý ở Trung tâm GDTX Sa Pa chúng
tôi phải hết sức quan tâm, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
8
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
lượng giáo dục toàn diện cho học viên để sản phẩm đào tạo có chất lượng cao,
đảm bảo được nguồn lực người đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH – HĐH đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
9
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Chương II.
THỰC Tr¹ng CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA Trung t©m GDTX SA pa
1. Đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên.
2.1. Đặc điểm tình hình
Trung tâm GDTX Sa Pa được thành lập năm 1996. Địa bàn tuyển sinh của
trung tâm gồm 17 xã trong toàn huyện. Dân trên địa bàn 84% là đồng bào dân
tộc thiểu số thuộc các dân tộc: Hmông; Dao; Tày; Dáy; Xa Pó. Trung tâm
GDTX Sa Pa tiếp nhận lại cơ sở của viện điều dưỡng của công an trên một
khuôn viên nhiều tầng bậc diện tích 1000 m
2
. Trong trung tâm gồm 1 khu nhà
hiệu bộ nhà cấp 4 với 4 phòng 2 phòng làm việc của Ban Giám đốc, 1 phòng

làm việc của Hội đồng, 1 phòng thiết bị. Một khu lớp học 2 tầng với 4 phòng
đầy đủ hệ thống chiếu sáng, ba khu nhà cấp 4 đã xuống cấp, với 02 phòng học,
01 phòng trình chiếu, 01 phòng thư viện, 01 phòng thiết bị môn hoá, 01 phòng
thiết bị môn Vật lý, 06 phòng ở cho học viên nội trú, 01 phòng bảo vệ, vườn
hoa cây cảnh, môi trường xanh, sạch đẹp Cơ sở vất chất trong điều kiện hiện
nay tạm đủ, để duy trì tổ chức hoạt động dạy và học.
2.2. Đội ngũ.
- Số lớp và học viên đầu năm 2011-2012.
TT Lớp 7 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số
Số lớp 01 02 03 03 09
Số học viên 47 78 81 83 289
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Ban giám đốc : 02 (01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc)
Giáo viên: Tổng số 13 đồng chí:
Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Lịch sử Địa lý Ngoại ngữ Tin học
02 02 01 02 02 01 01 01 01
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
10
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Nhân viên: 05 gồm: 01 Kế toán, 01 Văn thư, 02 nhân viên phục vụ và 01
bảo vệ.
2. Thuận lợi và khó khăn.
2.1. Thuận lợi
Trung tâm được giao đủ số biên chế theo kế hoạch giao, đảm bảo cơ cấu
bộ môn. Do đó, thuận lợi cho việc bố trí chuyên môn và các hoạt động giáo dục
khác. Trung tâm đã xây dựng được một tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên là
một tập thể đoàn kết, thống nhất, thương yêu và giúp đỡ nhau rất nhiệt tình trong
công tác, tâm huyết với nghề nghiệp và có tính cộng đồng cao. Lực lượng giáo
viên trẻ được đào tạo rất cơ bản với những tri thức cập nhật và có lòng nhiệt

huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn có khả năng khai
thác và sử dụng các kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, có khả năng ứng dụng
CNTT trong dạy học.
2.2. Khó khăn
- Điều kiện kinh tế, dân trí của nhân dân trong khu vực có hạn chế, trong
công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp không ít khó khăn. Số học viên của trung
tâm95% học viên là người dân tộc thiểu số, 80% là cán bộ, tuổi cao nghỉ học lâu
năm, bận công tác , số học viên dung độ tuổi 80% ý thức đạo đức kém và nhận
thức chậm , một số em thiệt thòi bị thiểu năng trí tuệ …
- Cơ sở vật chất đã xuống cấp: đối tượng học viên của trung tâm có cả 2
cấp học; Cấp THCS và cấp THPT, phần đông học viên của trung tâm vừa học
vừa công tác xã hội vì vậy trung tâm phải bố trí học cả tuần: 03 lớp học sinh
đúng độ tuổi học từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 6; 06 lớp cán bộ học từ chiều thứ 6
cả ngày thứ 7 và chủ nhật, vì vậy thời gian tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn, học tập, hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp cho toàn trung tâm
còn hạn chế.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
11
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường đông, do luân chuyển thường
xuyên nên một số giáo viên còn nhiều điểm hạn chế về phương pháp giảng dạy,
năng lực chuyên môn trong quá trình làm quen với môi trường mới.
3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên
3.1. Căn cứ thống kê thực tế đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX Sa Pa
Bảng 1: Giới tính – Độ tuổi – Quê quán.
Năm học Tổng
số
Giớ tính Độ tuổi Quê quán.
Nam Nữ 25->30 30->40 40->50 Trong

tỉnh
Ngoài
tỉnh
2009-2010 13 04 09 11 0 02
2010-2011 13 04 09 11 0 01
2011-2012 13 05 08 11 0 01 06 07
Bảng 2: Số lượng môn học và thời gian công tác của GV năm học 2011-2012.
Số
TT
Môn
dạy
Tổng
số
GV tuổi nghề
1- 5 năm
GV tuổi nghề
6-10 năm
GV tuổi nghề
trên 10 năm
1 Toán 02 01 0 01
2 Lý 02 02 0 0
3 Hóa 01 01 0 0
4 Sinh 02 02 0 0
5 Văn 02 01 01 0
6 Sử 01 01 0 0
7 Địa 01 01 0 0
8 Anh Văn 01 0 01 0
9 Tin học 01 01 0 0
Bảng 3: Thống kê về trình độ giáo viên.
Năm học Tổng

số
Cao
đẳng
Cử
nhân
Sau đại học Thạc sỹ Đang học
Thạc sỹ
2009-2010 13 01 12 0 0 0
2010-2011 13 0 13 0 0 0
2011-2012 13 0 13 0 0 01
Thông qua 3 bảng thống kê ở trên ta thấy thực trạng của đội ngũ giáo viên
trung tâm GDTX Sa Pa chủ yếu là 01 giáo viên trên 1 bộ môn. Trình độ Thạc sĩ
chưa có. Việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên là một bài toán khó, nhất là
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
12
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
việc trao đỏi chuyên môn sâu, hơn nữa sau khi giáo viên vừa thạo việc và sau
đào tạo giáo viên lại chuyển vùng công tác .
3.2. Về bồi dưỡng giáo viên.
Trung tâm chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên nhưng hiện tại chất lượng chưa cao, chưa thật đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy trong điều kiện hiện nay. Theo yêu cầu đổi mới về
giáo dục, đổi mới về phương pháp dạy học thì Trung tâm đang tìm các giải pháp
cụ thể để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
4. Một số tồn tại trong việc quản lý, bồi dưỡng để nâng cao trình độ,
đội ngũ giáo viên.
4.1. Vấn đề bồi dưỡng tập trung.
Bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên hiện nay, đây là một hình thức
đào tạo cơ bản, tuy nhiên kết quả còn hạn chế so với yêu cầu, bởi số ít giáo viên

còn nặng nề tư tưởng một số có quan điểm chưa thực sự thông suốt, Thời gian
tập trung bồi dưỡng không nhiều, hoặc có những bộ môn chỉ có 1 giáo viên nên
trao đổi chuyên môn sâu hạn chế
4.2. Bồi dưỡng theo chuyên đề.
Về công tác bồi dưỡng theo chuyên đề, Trung tâm GDTX Sa Pa đã tiến
hành và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Thông qua việc dự giờ, thao
giảng, trao đổi rút kinh nghiệm, thông qua việc ôn luyện học sinh giỏi, phụ đạo
học viên yếu kém Đại đa số giáo viên đều tham gia thông qua trao đổi nghiệp
vụ, kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên đề, học hỏi đồng nghiệp, tự nghiên cứu và
quá trình đã được thực hiện liên tục, được theo dõi, đánh giá kịp thời. Trong
những năm qua, công tác bồi dưỡng theo chuyên đề thực sự có hiệu quả, chuyên
môn nghiệp vụ được nâng lên, phương pháp dạy học đã được đổi mới.
Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại đã được trình
bày ở trên. Những vấn đề đó sẽ được trình bày bằng những giải pháp dưới đây.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
13
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Chương III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN Trung t©m GDTX Sa Pa
1. Lập quy hoạch nhân sự.
Với chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 – 2020, sự nghiệp giáo
dục cần có một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực và chuyên môn
nghiệp vụ cao. Nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ thông tin bùng nổ,
đặt lên vai nền giáo dục nước nhà nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Chỉ có giáo viên
đạt chuẩn hoặc trên chuẩn mới có thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Chính vì vậy
việc thường xuyên phải bồi dưỡng để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo
viên, chuẩn hóa giáo viên là một vấn đề quan trọng gắn liền với đổi mới mục
tiêu, nội dung và phương thức đào tạo.

Để có đội ngũ giáo viên đủ vể số lượng, mạnh về chất lượng thì dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc. Ban giám đốc Trung tâm GDTX Sa Pa
coi việc lập quy hoạch nhân sự và dự kiến phân công từng nhiệm vụ cho giáo
viên một cách phù hợp là việc làm quan trọng đầu tiên. Việc lập quy hoạch nhân
sự và phân công nhiệm vụ cho giáo viên là phải dựa vào các văn bản pháp quy
của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục – Đào tạo Lào Cai. Đồng thời căn cứ vào yêu
cầu, nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm và thực hiện đúng quy trình công khai, dân
chủ và có sự chỉ đạo của Chi bộ sự thống nhất cao trong Ban Giám đốc và Hội
đồng giáo dục của trung tâm.
Nhờ có biện pháp quy hoạch nhân sự mà đội ngũ giáo viên của Trung tâm
GDTX Sa Pa đã được ổn định và có chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ được giao,
phần nào đóng góp được yêu cầu của trung tâm. Tập thể giáo viên đã nhận thức
rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ,
cố gắng phấn đấu vươn lên.
2. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, hiệu quả.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
14
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên của Giám đốc trung tâm đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục.
Vì thế dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX Sa Pa
đã tiến hành một số công việc sau:
- Trước hết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban
Giám đốc trong công tác chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để mỗi người hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
- Chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn phẩm chất, tư cách tốt,
có trách nhiệm cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín cử làm Tổ trưởng
chuyên môn, Thư kí hội đồng, cấp ủy có dự kiến các đồng chí vào ban chấp
hành Công đoàn, Đoàn thanh niên

- Chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, bố chí, sắp xếp hợp lý vào các khối,
lớp. Đặc biệt là các lớp hhẹ tại chức, hạn chế tới mức thấp nhất sự sáo trộn giáo
viên chủ nhiệm, để họ được theo lớp từ đầu cấp đến cuối cấp.
- Phân công giáo viên dạy đúng theo chuyên môn được đào tạo, phân
công hợp lý, đặc biệt bố trí chuyên môn các lớp chất lượng cao.
Sự phân công công việc trong trung tâm dựa vào các quy định chung,
đồng thời cố gắng đáp ứng được một phần nguyện vọng của giáo viên, tôn trọng
tổ chuyên môn và đảm bảo tính công bằng trong phân công. Đối với những môn
thiếu giáo viên, phải dạy nhiều, phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý và kịp thời.
Có kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn một cách khoa học, tạo mọi
điều kiện cần thiết cho các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên
môn, thao giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề Bam giám đốc thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hoặc thông qua đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, bổ sung.
3. Nội dung và các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
15
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Hằng năm trung tâm phải thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập,
nghiêm túc Luật giáo dục; Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGD&ĐT, Về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, các
văn bản hướng dẫn của sở GDĐT- Lào Cai, các nội quy, quy chế chuyên môn,
các quy định về kỉ cương, nề nếp trung tâm. Đồng thời cho giáo viên học tập nghiên
cứu để hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Phải tiến hành thường
xuyên, liên tục để giáo viên nắm được, hiểu được và thực hiện đúng.
Triển khai cho giáo viên nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
nhằm nâng cáo nhận thức về mọi mặt cho giáo viên. Giúp họ vững vàng hơn, tự

tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác. Khuyến khích và tạo môi trường học
tập, sách báo trong thư viện, tự mua sắm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp trong và
ngoaì trung tâm mở mang và nắm bắt các thông tin cập nhật cần thiết phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục của trung tâm.
3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm.
Đó là tình thương yêu học viên, làm cho học viên hiểu được, tin yêu và
coi trung tâm là một ngôi nhà lớn mà ở đó thầy cô là người anh, người chị ,
người mẹ thứ 2 của mình. Giáo viên phải gắn bó với nghề nghiệp, phải có lòng
yêu nghề và “tất cả vì học sinh thân yêu”. Thực hiện phương châm “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Nhận thức được lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý
làm người, với giáo viên thì đó là phẩm chất cần thiết, là điều xuất phát của mọi
sáng tạo sư phạm.
3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp.
Các đồng chí trong Ban Giám đốc trung tâm phải làm cho mỗi giáo viên
thực sự gắn bó với trung tâm hơn, coi trung tâm là một gia đình, đoàn kết
thương yêu giúp đỡ nhau, coi trung tâm là ngôi nhà thứ 2 của mình, từ đó cùng
nhau xây dựng trung tâm vững mạnh. Càng yêu thương bao nhiêu, càng yêu
nghề bấy nhiêu. Dốc hết tâm huyết, năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm và tình cảm
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
16
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đó chính là tâm đức, là trách nhiệm và
vinh quang cao cả của người thầy giáo.
3.4.Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trung tâm GDTX Sa Pa rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đặc biệt là mấy năm gần đây đã đổi mới phương
pháp giảng dạy, nhằm đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệm CNH – HĐH của Đảng và nhà nước. Công tác bồi
dưỡng được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú.

Ban giám đốc tự nêu gương và tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận
thức về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên thể hiện vai trò
thông tin, định hướng, quyết định, chỉ đạo. Khuyến khích giáo viên tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch và cơ chế quản lý hoạt động tự
nâng cao nghiệp vụ bằng các hệ thống, mục tiêu, nguyên tắc quản lý. Tổ chức
chỉ đạo hoạt động nâng cao nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, phát triển, định
hướng chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ, sử dụng đội ngũ. Tổ chức xây
dựng môi trường, điều kiện và tạo phong trào thi đua trong tập thể sư phạm thể
hiện . Dân chủ trong quản lý, phát huy được vai trò tương tác giữa các hoạt động
quản lý của Ban giám đốc và hoạt động nâng cuả đội ngũ giáo viên . Tổ chức
phân cấp quản lý tạo điều kiện cho giáo viên tự kiểm tra đánh giá thông qua đó
xác định mục đích phát triển của quản lý của trung tâm. Cụ thể:
Một là: Phân loại giáo viên để để bồi dưỡng và kế hoạch sử dụng trước
mắt cũng như lâu dài. Bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và
bồi dưỡng việc khai thác, ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý học viên,
quản lý điểm, trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và học viên. Bồi dưỡng
thường xuyên thông qua hoạt động của tổ, của nhóm chuyên môn. Đây là hoạt
động đề ra hàng ngày, là hoạt động chính trong trung tâm để nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ. Tổ chức thi sát hạch giáo viên 2 lần trên năm, các tổ, nhóm tổ
chức dự giờ, thi giáo viên dạy giỏ cấp tổ, cấp trung tâm hằng năm và tổ chức hội
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
17
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
giảng, rút kinh nghiệm, tổ chức giải các bài tập nâng cao, bài thi học sinh giỏi
Sau một tiết dạy mọi người đều nghiêm túc đánh giá khách quan những điểm
mạnh, điểm yếu của từng giáo viên về kiến thức, kỹ năng, phong cách, về trình
bày bảng Thông qua hoạt động này giáo viên chuẩn bị bài ở nhà kĩ hơn, đúc
kết nhiều kinh nghiệm hơn trong từng bài giảng, tự điều chỉnh, bổ sung, chất
lượng ngày được nâng lên rõ rệt.

Hai là: Hàng năm trung tâm trang bị cho giáo viên đủ các loại hồ sơ, sổ
sách, sổ công tác, sổ dự giờ, sổ chuyên môn nghiệp vụ Giáo viên thường
xuyên hàng ngày tham khảo tài liệu và cập nhật tin tức thông qua báo chí, tập
san, mạng Phát động phong trào tất cả giáo viên đều phải tự nghiên cứu, trau
dồi vốn kiến thức, vốn sống. Trung tâm bỏ kinh phí mua sắm, bổ sung nhiều tài
liệu phục vụ cho việc tự nghiên cứu của giáo viên hàng ngày. Coi đó là một
trong các chỉ tiêu đánh giá thi đua của các nhân, của tổ chuyên môn trong mỗi
học kì, trong cả năm học.
Ba là: Hình thức bồi dưỡng xuyên suốt năm học chủ yếu là tự bồi dưỡng
trên cơ sở nội dung kiến thức được bồi dưỡng hè và bồi dưỡng theo chuyên đề.
Tạo điều kiện sắp xếp công việc, chuyên môn giảng dạy để nhiều lượt giáo viên
được dự các lớp tập huấn chuyên môn, học chuyên đề do Sở tổ chức.
Bốn là: Tạo mọi điều kiện về thời gian, về chế độ chính sách để động viên
cho giáo viên đi đào tạo (Thạc sỹ, Tin học, Ngoại ngữ ). Hiện nay có: 01 giáo
viên đang theo học lớp Thạc sỹ và 01 giáo viên đào đang ôn thi cao học.
Năm là: Tập trung bồi dưỡng về công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực
hiện hiệu quả kế hoạch dạy - học, hoạt động NGLL, công tác tự đánh giá và
kiểm tra, đánh giá học viên, giáo viên theo chuẩn. Trung tâm rất coi trọng xây
dựng đội ngũ giáo viên cốt cán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có uy tín
trong giảng dạy phân công dạy những lớp trọng điểm để tạo điều kiện nâng cao
nghiệp vụ cho giáo viên.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
18
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
Sáu là: Tổ chức cho giáo viên đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm về các
mảng của chuyên môn nghiệp vụ. Giáo dục đạo đức học viên, công tác chủ
nhiệm Những sáng kiến loại A cấp trung tâm đều được giữ lại trong thư viện
để mọi người cùng tham khảo.
Bảy là: Bồi dưỡng giáo viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm và đồ dùng dạy

học khi chưa tuyển được nhân viên thiết bị qua các lớp tập huấn ngắn ngày.
Tám là: Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về lương, phụ
cấp theo lương và việc nâng ngạch, nâng bậc đối với nhà giáo và cán bộ quản lý
theo các văn bản hiện hành. Phối hợp với công đoàn chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động; chú trọng công
tác xây dựng tập thể và gia đình nhà giáo văn hóa. Thực hiện tốt Quy chế dân
chủ ở cơ sở, dục xây dựng nội quy, quy định chế độ, lề lối làm việc tạo môi
trường làm việc nghiêm túc, khoa học, thân thiện và trách nhiệm trong cơ quan,
đơn vị trường học.
4. Xây dựng và triển khai công tác thi đua khen thưởng.
Để xây dựng đội ngũ giáo viên, Giám đốc phải biết cùng đồng chí phó
Giám đốc, các tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn phải biết nêu tinh thần
chủ động, tích cực sáng tạo của mỗi giáo viên, tạo bầu không khí cởi mở, phấn
khởi, đoàn kết, tin cậy giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm
vụ được phân công. Đồng thời phải có sự khen, chê kịp thời trên cơ sở công
bằng, công minh.
- Tổ chức tốt hoạt động ngày 8-3; 20-10; 20 – 11, biến ngày hội thành
điểm gặp gỡ, tọa đàm giữa cán bộ - giáo viên, nhân viên với nhau trên cơ sở ôn
lại những truyền thống, trao đổi kinh nghiệm, tâm sự. Thông qua đó nó thể hiện
sự quan tâm của lãnh đạo trung tâm đối với giáo viên đang công tác cũng như đã
nghỉ hưu được mời về dự hội, từ đó nâng cao tình thân ái, tình đồng nghiệp,
khiến cho mọi người càng gắn bó với nhau hơn, vời trường hơn, có trách nhiệm
cao hơn và cùng nhau xây dựng trung tâm vững mạnh.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
19
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
- Thường xuyên thăm hỏi động viên cán bộ, giáo viên gặp khó khăn, ốm đau,
hiếu, hỷ Vận động mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ngày càng hiểu
nhau hơn nhằm nâng cao tính cộng đồng trong tập thể sư phạm trung tâm.

- Tổ chức tặng quà cho con em cán bộ giáo viên có thành tích học tập tốt,
và các ngày 1-6 và rằm tháng Tám, ngày tết truyền thống. Song song với việc
động viên tinh thần kịp thời, kèm theo một chút vật chất nhỏ nhưng với ý nghĩa
“một đồng tiền thưởng bằng vạn đồng tiền công” tạo khích lệ các thầy cô giáo
phấn khởi sáng tạo, làm việc với hiệu xuất công việc cao hơn.
Để làm tốt công tác thi đua khen thưởng từ đầu năm, trung tâm phải xây
dựng kế hoạch năm học kèm theo kế hoạch thi đua khen thưởng thống nhất và
thông qua hội nghị công nhân viên chức về chỉ tiêu, mức thưởng, Quy chế chi
tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn thu, chi trong trung tâm
Lấy đó làm cơ sở để mọi người cùng phấn đấu thi đua. Cho giáo viên, nhân viên
tự đăng kí chỉ tiêu thi đua, để họ có động lực và quyết tâm phấn đấu giành được
chỉ tiêu đã đăng kí. Quá trình theo dõi đánh giá thi đua phải cụ thể, chính xác
đảm bảo công minh, công bằng và dân chủ trong bình xét thi đua.
Công tác thi đua đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trung tâm, nó là
động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong trung tâm, trong đó có hoạt động bồi
dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên. Người lãnh đạo, quản lý phải nắm được
nó, điều khiển nó đi đúng quỹ đạo thì mới xây dựng được mối đoàn kết, tính dân
chủ trong cơ quan, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Kết quả về công tác giáo dục xây dựng đội ngũ.
5.1. Học sinh giỏi tỉnh.
Năm học Giải khuyến khích Giải ba Giải nhì Giải nhất Tổng
2009-2010 01 0 0 0 01
2010-2011 02 0 0 0 02
2011-2012 02 0 0 0 02
5.2Tỉ lệ học viên đỗ tốt nghiệp:
Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Ghi
chú
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
20
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT

GDTX Sa Pa
48,7% 84,2% 90,2%
5.2. Giáo viên
Năm học Lao động
tiên tiến
Giáo viên
giỏi trường
Giáo viên
giỏi tỉnh
CSTĐ cấp
cơ sở
CSTĐ cấp
tỉnh
2009-2010 06 05 0 03 0
2010-2011 05 06 0 01 0
2011-2012 07 07 02 03 01
Qua 3 bảng tổng hợp kết quả của 3 năm học trên đã phản ánh được chất
lượng giáo dục, chuyên môn của trung tâm trong những năm qua. Đồng thời
cũng cho thấy rõ chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước nâng lên và chất lượng
giáo dục cũng ngày càng tăng theo hướng ổn định, bền vững, đó là những kết
quả đáng khích lệ, đáp ứng được công sức mà tập thể sư phạm Trung tâm
GDTX Sa Pa đã dày công vun đắp và xây dựng.
Một lần nữa khẳng định rằng: Kết quả có được ở trên là do công tác xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Trung tâm GDTX Sa Pa, đặc biệt là sự
quan tâm, chỉ đạo, tổ chức của Ban Giám đốc trung tâm. Hy vọng rằng với sự
quan tâm, đầu tư đúng mức và ý thức, tinh thần trách nhiệm của tập thể sư phạm
trung tâm, nhất định trong những năm tới đội ngũ giáo viên giỏi tay nghề của
Trung tâm đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và ngày càng phát triển lên hoàn
thành tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực người mà Đảng và nhà nước giao
trọng trách cho ngành giáo dục và đào tạo. Góp phần thực hiện thắng lợi với

chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 và đáp ứng được yêu cầu của công
cuộc CNH – HĐH đất nước, đưa đất nước.
PHẦN THỨ Ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
1. Về lý luận
Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục và khảo sát, phân tích
kết quả thực tế ở Trung tâm GDTX Sa Pa, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp Nâng
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
21
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
cao chất lượng đội ngũ giáo viên của TTGDTX Sa Pa. Các biện pháp trên có vị
trí, vai trò không ngang bằng nhau, nhưng có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ,
tạo điều kiện cho nhau phát huy kết quả trong một chỉnh thể thống nhất. Do đó
cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, không coi thường hay xem nhẹ bất kỳ
một biện pháp nào trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi
nhà trường có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ khác nhau, nên việc nghiên
cứu, vận dụng các biện pháp phải mềm dẻo, linh hoạt để mang lại hiệu quả quản
lý một cách cao nhất, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội
ngũ của các trung tâm GDTX trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Qua thực tế của
trung tâm GDTX Sa Pa phần nào đã chứng minh được tính khả thi và tính cấp
thiết của các biện pháp mà đề tài đã đưa ra, nhằm khuyến khích năng lực tự đánh
giá của lãnh đạo và giáo viên các nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.
2. Về thực tiễn
Từ những cở sở lý luận và thực tiễn giáo dục Trung tâm GDTX Sa Pa, tôi
đã đề xuất bốn biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX Sa Pa . Những biện pháp mà tôi đã xuất là kết quả của một
quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát, trực tiếp tổ
chức thực hiện ở Trung tâm GDTX Sa Pa, đã xác nhận tính khả thi và tính cấp

thiết của các biện pháp này. Đồng thời cũng cho thấy nội dung của sáng kiến
kinh nghiệm đã đáp ứng được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đề
ra. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu còn có những khiếm khuyết, rất
mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
II. Một số kiến nghị.
1. Đơn vị Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Duy trì các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, nhằm
tạo hành lang pháp lý cho cán bộ quản lý nhà nước có cơ sở, nội dung nâng cao
kiến thức, năng lực sư phạm cho giáo viên.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
22
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
- Có những chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những người có thành tích
trong lĩnh vực giáo dục của nước nhà.
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cung cấp kịp thời tài liệu, sách vở, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho nhu
cầu giảng dạy và nghiên cứu nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, mới đáp ứng
được nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tạo điều kiện và có những văn bản pháp quy để các trung tâm đều được
áp dụng công nghệ - thông tin vào quá trình dạy học.
3. Đối với trung tâm.
- Có đầu tư thỏa đáng trong việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực, nghiệp
vụ của giáo viên.
- Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong từng
năm học, tạo mọi điều kiện cho giáo viên đều được học tập, nghiên cứu, trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng động viên có kịp thời các
thầy cô giáo, gắn bó với trường, lớp hơn. Tạo cho họ lối sống trong một môi
trường sư phạm trong sạch, có tình người và đoàn kết một lòng tất cả vì học

viên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
23
Mét sè biÖn ph¸p båi dìng n©ng cao chÊt lîng ®éi ngò gi¸o viªnTT
GDTX Sa Pa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thức X. XI
3. Luật giáo dục.
4. Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT. Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung
tâm giáo dục thường xuyên
5. Các kế hoạch năm học và kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và các số liệu
báo cáo trong các năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012 của Trung
tâm GDTX Sa Pa.
Tác giả: Đào Thị Lan – Phó GĐ Trung tâm GDTX Sa Pa
24

×