Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch chính trị k51 đề lẻ đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.31 KB, 11 trang )

Bài Thu Hoạch chính Trị K51 Đề Lẻ- Đại học Thương Mại

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của
trường Đại học Thương mại; Sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
hoạt động của Trường?
Trả Lời:
Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Vietnam University of Commerce,
tên giao dịch quốc tế viết tắt là VCU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường chịu
sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý về
hành chính lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh
vực kinh tế thương mại ở Việt Nam và trong khu vực, có trụ sở đóng tại đường Hồ
Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Lịch sử
Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung
ương.
• Năm 1979, trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
• Năm 1994, trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.
Sứ mạng-nhiệm vụ
Sứ mạng của Trường là: “Xây dựng Trường Đại học Thương mại trở thành một
trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có bản sắc thương mại với phương pháp đào
tạo và quản lý giáo dục tiên tiến, đạt chuẩn chất lượng cao của quốc gia và tiếp cận
đẳng cấp quốc tế; một “đại học hiệu” hàng đầu của quốc gia, có uy tín quốc tế về


kiến tạo tri thức và cung ứng giá trị thông qua các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại hiện đại, phù hợp và
đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 của đất nước.”
Trường Đại học Thương mại có chức năng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các
ngành/chuyên ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, tổ chức nghiên


cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
thương mại xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhà trường, xây dựng đội ngũ,
phát triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sản tiến tới tự chủ vềtài chính.
Tổ chức
Tổng số cán bộ công chức của nhà trường hiện nay trên 600 người. Trong đội ngũ
cán bộ, giảng viên cơ hữu có 2 giáo sư, 40 phó giáo sư, 92 tiến sĩ và 325 thạc sĩ.
Hiệu trưởng nhà trường qua các giai đoạn:
• Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: 1993.
• Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Luận: 2000.
• Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bách Khoa: 2004.
• Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Sơn: 2011 (đương nhiệm).

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày Điều 9 về Xác nhận lý lịch sinh viên và Điều
10 Cấp lại thẻ sinh viên, sổ quản lý sinh viên trong Quy định về thủ tục hành
chính đối với sinh viên chính quy của trường Đại học Thương mại (ban hành
kèm theo Quyết định 558/QĐ-ĐHTM ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Hiệu
trưởng trường Đại học Thương mại).
Trả lời:
Điều 9. Xác nhận lý lịch sinh viên


1. Xác nhận lý lịch để sinh viên đi thực tập tốt nghiệp
Nội dung:
Xác nhận lý lịch để sinh viên đi thực tập tốt nghiệp (nếu cơ quan sinh viên đến
thực tập yêu cầu).
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:


Sinh viên nộp đơn (theo mẫu), cùng bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu) ghi đầy


đủ thông tin, xuất trình thẻ sinh viên tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;


Thư ký khoa tiếp nhận đơn, xem xét và trình lãnh đạo khoa;



Trưởng khoa (hoặc Phó Trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền) ký xác

nhận;


Thư ký khoa trả lý lịch cho sinh viên trong thời gian quy định.

Thời gian giải quyết: Trả lý lịch cho sinh viên trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
2. Xác nhận lý lịch để hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên
Nội dung xác nhận:
Xác nhận lý lịch cho sinh viên cuối khóa để hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp.
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:


Sinh viên nộp sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cho cán bộ lớp hành chính, cán bộ

lớp nộp theo lớp hành chính tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;


Thư ký khoa tiếp nhận sơ yếu lý lịch của các lớp hành chính, trình lãnh đạo

khoa ghi nhận xét cuối khóa, ký xác nhận;



Thư ký khoa chuyển lý lịch sinh viên (đã ký, đóng dấu) đến Phòng Công tác

Chính trị và Sinh viên để trả cùng hồ sơ tốt nghiệp.


Thời gian giải quyết: Theo kế hoạch của từng năm học
Điều 10. Cấp lại thẻ sinh viên, sổ quản lý sinh viên
1. Nội dung:


Cấp lại thẻ sinh viên



Cấp lại sổ quản lý sinh viên

2. Quy trình và thẩm quyền giải quyết


Sinh viên nộp đơn (theo mẫu), xuất trình chứng minh thư nhân dân (nếu xin

cấp lại thẻ); xuất trình thẻ sinh viên (nếu xin cấp lại sổ quản lý sinh viên) tại Phòng
Công tác Chính trị và Sinh viên;


Cán bộ chức năng nhận đơn, làm lại thẻ hoặc cấp lại sổ trình lãnh đạo

phòng;



Trưởng phòng (hoặc Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền) ký

xác nhận;


Cán bộ chức năng trả kết quả cho sinh viên trong thời gian quy định.

3. Thời gian giải quyết
Thẻ sinh viên, sổ quản lý sinh viên được trả cho sinh viên trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn hợp lệ.
Câu 3: Trình bày những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân chủ yếu về
tình hình kinh tế – xã hội sau 6 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XV của
Thành phố và nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011 –
2015).
Trả lời:
– Nghị quyết Đại hội XV của Thành phố


1. Hạn chế, khuyết điểm
1.1. Về lãnh đạo phát triển kinh tế: Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng và thế mạnh Thủ đô; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn
thấp; trong số 19 chỉ tiêu chủ yếu của Đại hội XV, có 04 chỉ tiêu vượt kế hoạch và
còn 04 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới,
lạm phát trong nước tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn 5 năm trước. Thực hiện một số tiêu chí cơ bản tái
cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu đề ra; kinh tế tri thức phát triển chậm. Hội nhập
kinh tế quốc tế chưa sâu, hợp tác kinh tế vùng kém hiệu quả, vai trò điều phối kinh
tế Vùng chưa được thể hiện rõ.

Chưa phát huy được thế mạnh các nguồn lực về vốn, khoa học và công nghệ,
nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động để tập trung cho đầu tư phát
triển, đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, hiệu quả
sử dụng nguồn lực đất đai, tài sản công, nhất là quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước
chưa cao. Công nghệ, quản lý sản xuất chậm đổi mới, năng suất lao động và chất
lượng hàng hóa nhìn chung còn thấp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn. Tình trạng buôn
lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, v.v… còn xảy ra
ở nhiều nơi.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh chưa được
nhân rộng; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất chưa cao, phát triển nông nghiệp theo
hướng ứng dụng công nghệ cao và tạo thành chuỗi giá trị còn hạn chế. Việc khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được quan tâm đúng
mức, nhất là doanh nghiệp đầu tư cho các khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.


1.2. Về lãnh đạo công tác xây dựng và quản lý đô thị: Công tác quy hoạch, xây
dựng, quản lý, phát triển đô thị, một số lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển Thủ đô. Quản lý đất đai, trật tự xây dựng có mặt còn yếu kém. Việc cải tạo,
nâng cấp, chỉnh trang các khu chung cư cũ trong nội thành còn chậm; di dời các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trường đại học, cao đẳng, cơ sở khám, chữa
bệnh ra ngoài khu vực nội đô cũ chưa bảo đảm tiến độ. Công tác giải phóng mặt
bằng còn khó khăn; trật tự, kỷ cương an toàn giao thông chuyển biến chậm; tỷ lệ
giãn dân khu vực nội đô lịch sử còn thấp. Môi trường sinh thái, nhiều nơi còn ô
nhiễm nặng, nhất là ở một số sông hồ, làng nghề, cụm công nghiệp, chợ nông thôn
v.v…
1.3. Về lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội: Lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển
chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và chưa tương xứng với vị thế, vai trò Thủ đô. Chất lượng hoạt

động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế, chưa ngang tầm với thực tiễn đời sống xã
hội phong phú, sôi động của Thủ đô; thiếu những tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về
nội dung và nghệ thuật. Hiệu quả phát huy các giá trị di sản văn hóa chưa cao. Một
số tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh kết quả thực hiện còn hạn
chế, chưa tạo được chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử của người dân; nếp sống
văn hóa, trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị có mặt còn yếu kém.
Một số mặt của công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chuyển biến
chậm, hiệu quả giáo dục đạo đức học đường, ứng xử văn minh ở các cấp học vẫn
còn bất cập. Khoa học và công nghệ phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm
năng, chưa phát huy được vai trò là động lực phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Cơ
chế, chính sách thúc đẩy phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
chưa đồng bộ, chậm được đổi mới, nên chưa khuyến khích và thu hút được sự
tham gia của đông đảo các nhà khoa học.


Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có mặt còn hạn chế. Việc
đầu tư cho y tế chủ yếu mới dựa vào nguồn lực ngân sách, vẫn còn tình trạng quá
tải ở một số chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến Thành phố. Chất lượng đào tạo
nghề, nhất là cho lao động nông thôn ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường lao động.
1.4. Về lãnh đạo quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Phong trào toàn dân tham gia
bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số địa bàn còn thiếu chiều sâu, hiệu quả chưa cao.
Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; kỷ cương, kỷ luật và ý
thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm; trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương,
đơn vị cơ sở chưa tốt. Chất lượng, hiệu quả hợp tác, đối ngoại để thu hút các nguồn
lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô một số mặt còn hạn chế.
1.5. Về lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị: Năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ
chính trị và chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Kết quả thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) và Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị của một số cấp ủy còn

hạn chế. Chất lượng tự phê bình, phê bình của một số tổ chức đảng, nhất là cấp chi
bộ và đảng viên còn thấp; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. Tính gương mẫu, tinh
thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể
cả cán bộ lãnh đạo chưa cao. Tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống
và các biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm được
khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng
viên ở không ít tổ chức cơ sở đảng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Việc thực hiện
quy chế dân chủ có nơi còn mang tính hình thức.
Công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của bộ máy hành chính ở một số cấp, ngành,
lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế; một bộ phận cán
bộ, đảng viên còn trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo, thậm chí còn đùn đẩy, né tránh


trách nhiệm; việc xử lý một số tập thể, cá nhân có sai phạm, vi phạm chưa kịp thời
và chưa đủ mức giáo dục, răn đe. Cải cách hành chính còn nhiều việc phải làm.
Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc chưa nhiệt tình, năng động,
sáng tạo, vẫn còn nặng tư duy, phong cách “xin – cho”, thậm chí có biểu hiện
nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp và công dân. Từ
những khuyết điểm, yếu kém trên, nên vai trò gương mẫu đi đầu của Thủ đô Hà
Nội chưa được phát huy rõ nét.
Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội ở một số địa phương chậm
được đổi mới, hiệu quả thấp, kết quả công tác vận động quần chúng còn hạn chế.
2. Nguyên nhân chủ yếu
Nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực diễn biến
phức tạp, những yêu cầu cao, có tính chất đặc thù của địa bàn Thủ đô; những hạn
chế, yếu kém nội tại của đất nước đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện
lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Sự phối, kết hợp trong
công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành giữa một số bộ, ngành Trung ương và Thành
phố chưa kịp thời, chặt chẽ; một số cơ chế, chính sách vĩ mô thiếu đồng bộ, chưa
thống nhất, chậm đổi mới; không ít văn bản quy phạm pháp luật chậm ban hành, có

nội dung còn bất cập. Việc các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cũng như các đối
tượng gây mất trật tự an ninh luôn lấy Thủ đô là địa bàn trọng điểm tập trung hoạt
động chống phá cùng với những biểu hiện mặt trái của kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế đã tác động tiêu cực tới nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức,
trách nhiệm và lợi ích của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần
chúng. Bên cạnh đó, quy mô, khối lượng, tính chất khó khăn của những công việc
phải giải quyết hàng ngày, nhất là từ sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao.


Nguyên nhân chủ quan: Công tác dự báo chưa tốt, có mặt còn thiếu chủ động và
chưa sát với diễn biến phức tạp của tình hình. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều
hành, hiệu quả giải quyết công việc ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự
quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, có việc, có lúc còn trì trệ; sự phối hợp giữa
ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện
một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền còn bị động, thiếu
chặt chẽ, hiệu quả thấp; một bộ phận cán bộ, đảng viên đùn đẩy, né tránh trách
nhiệm. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm kỷ luật của nhiều đơn vị cơ sở
chưa được thực hiện thường xuyên, kết quả còn hạn chế; chưa có các biện pháp
chế tài đủ mạnh trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm và biểu hiện tiêu
cực xảy ra trên địa bàn Thủ đô.



Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011 – 2015)

+ Hạn chế, khuyểt điểm
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong
mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc;

nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh
doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước,
không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm
được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn
nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, tiếp tục là những yếu tố cản trở
sự phát triển. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
còn chậm. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn hoá, xã hội chậm được khắc phục. Quản lý tài nguyên, môi


trường còn bất cập. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí… chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến
phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, phép nước chưa
nghiêm. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội chuyển biến
chậm. Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của
Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội còn
nhiều bất cập. Hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.
+ Nguyên nhân chủ yếu
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh;
những diễn biến mới phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng
thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù
địch.
Song trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan: Cuối nhiệm kỳ khóa
X, kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng, song một số khó khăn, hạn chế và những yếu
kém vốn có của nền kinh tế đã bộc lộ, nhưng do chưa đánh giá và dự báo đầy đủ,

nên Đại hội XI đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ khá cao. Công tác tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận chưa giải đáp được kịp thời một số vấn đề đặt ra trong quá
trình đổi mới. Nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành
của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên chậm được khắc
phục; chưa chú trọng đúng mức tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khi tập
trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chưa quyết
liệt trong việc chỉ đạo thực hiện một số chủ trương, quan điểm phát triển đã được


nêu trong Nghị quyết Đại hội XI về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng và các đột phá chiến lược, chưa tạo được cơ chế, chính sách có tính đột
phá để huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Năng lực dự báo còn hạn chế, cho
nên một số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp.



×