Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Dự án xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 87 trang )

Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Ngày 01/01/1997, theo Quyết định của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam được
chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành một trong 61 đơn vị hành chính cấp
tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam,
có tuyến đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A đi qua; ngoài ra Quảng Nam còn có
tuyến Quốc lộ 14B đi Tây Nguyên, cảng biển nước sâu Kỳ Hà, sân bay Chu Lai,…
là những đầu mối giao thông quan trọng để lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế
với các vùng trong cả nước.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Quảng
Nam. Năm 2006 thành phố được công nhận là đô thị loại III trực thuộc Tỉnh, với
diện tích là 91,98km
2
, và dân số là 101.607 người.
Trong những năm qua, việc Nhà nước đầu tư xây dựng Khu kinh tế mở Chu
Lai, cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai cùng với các đô thị được quy hoạch xây dựng
dọc Quốc lộ 1A, đặc biệt là khu đô thị mới phía Đông Bắc thành phố Tam Kỳ
(nằm trong quy hoạch của khu kinh tế mở Chu Lai) là một lợi thế vô cùng quan
trọng để đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây
dựng các dự án trong khu kinh tế mở (có vùng Đông Bắc của thành phố) một vấn
đề cấp thiết được đặt ra là việc di dời mồ mả trong khu vực quy tập về một chỗ, do
đó cần có một khu cải táng tập trung để quy tập các phần mộ, cũng như đáp ứng
nhu cầu chôn mới của người dân.
Trước tình hình trên, UBND thành phố Tam Kỳ ra Quyết định số 2645/QĐ-
UBND ngày 21/9/2007 về việc giao nhiệm vụ quản lý thực hiện công trình: xây
dựng khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
nhằm tập hợp lượng mồ mả chôn theo kiểu tự phát, hạn chế tình trạng ô nhiễm
môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị mặt bằng để đầu tư phát triển
các dự án trong khu kinh tế mở Chu Lai.


Dự án xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng được đầu tư xây mới
hoàn toàn.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 1
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005 và Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày
01/7/2006.
- Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28/02/2008 về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
9/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 35/CP/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 về xây dựng quản lý và sử
dụng nghĩa trang;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ xây dựng v/v hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ xây
dựng v/v ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong đồ án quy hoạch xây
dựng;
- Thông báo số 145/TB-KTM ngày 02/08/2007 của Ban quản lý Khu kinh tế
mở Chu Lai về việc thỏa thuận địa điểm xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam
Thăng;
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 2
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 của UBND thành phố Tam
Kỳ, về việc giao nhiệm vụ quản lý thực hiện công trình: xây dựng khu cải táng mồ
mả xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 3481/QĐ-UBND ngày 14/11/2007 của UBND thành phố
Tam Kỳ, về việc chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;
- Thông báo số 98/TB-UBND: Kết luận của đồng chí Trần Nam Hưng - Phó
chủ tịch UBND Thành phố Tam Kỳ tại cuộc họp thông qua quy hoạch chi tiết
1/500 dự án xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng;
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị 20 TCN 82-81.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449-1987 (Quy hoạch XDĐT - TC thiết kế);
- TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không
khí xung quanh;
- TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc;
- TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa
cho phép;
- TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
- Quy chế quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế
quản lý chất thải nguy hại);
- Căn cứ bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500;
- Căn cứ các quy định của Nhà nước về lập đồ án quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 3
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động
môi trường
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
 Tài liệu tiếng Việt:
1. Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội.
2. Trần Đức Hạ, 2002, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB
Xây dựng.
3. Lê Xuân Hồng, 2006, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, NXB Thống kê.
4. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng,
Hà Nội.
5. Trần Hiếu Nhuệ; 2001, Thoát nước, xử lý nước thải công nghiệp, NXB
Khoa học kỹ thuật.
6. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2006 Xử lí nước thải, www.Gree-
vn.com.
7. Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2007.
 Tài liệu tiếng Anh:

1. Environment Agency, 2004, Assessing the Groundwater Pollution
Potential of Cemetery Developments.
2. World Health Organization, 1993, Assessment of sources of air, water and
lands pollution, Geneva.
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
1. Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật - Dự án đầu tư xây dựng Khu cải
táng mồ mả xã Tam Thăng.
2. Thuyết minh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng công trình Khu cải
táng mồ mả xã Tam Thăng.
3. Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình công trình xây dựng Khu cải
táng mồ mả Tam Thăng, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Các phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của
dự án xây dựng công trình khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng bao gồm:
• Phương pháp thống kê số liệu
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 4
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã
hội tại khu vực dự án.
• Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu về dự án, tiến hành khảo sát hiện trạng môi
trường, hệ sinh thái trong khu vực dự án và các vùng lân cận để làm cơ sở đánh
giá hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án.
• Phương pháp phỏng vấn, tham vấn ý kiến cộng đồng
Điều tra các số liệu về kinh tế, dân sinh, nguyện vọng của người dân về DA
bằng cách phỏng vấn, lấy ý kiến của chính quyền và người dân địa phương với
mục đích nhằm cập nhật, bổ sung các số liệu mới nhất phục vụ cho việc đánh giá.
• Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm
Đo đạc, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không
khí, môi trường nước tại khu vực dự án.

• Phương pháp đánh giá nhanh
Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án dựa vào các
hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập, mục đích nhằm dự báo mức độ ảnh hưởng của
các nguồn tác động.
• Phương pháp so sánh
Đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm trên cơ sở so sánh với
các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
• Phương pháp nội suy
Dựa trên các số liệu thu thập từ kết quả giám sát định kỳ, kết quả lấy mẫu
phân tích tại các nghĩa trang, nghĩa địa đã được xây dựng để dự báo mức độ, phạm
vi ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nước
ngầm tại khu vực lân cận vùng dự án khi khu cải táng đi vào hoạt động.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng khu cải táng
mồ mả xã Tam Thăng do UBND thành phố Tam Kỳ chủ trì thực hiện.
Đơn vị tư vấn lập báo cáo: Công ty CP Tư vấn Công nghệ Môi trường Quảng
Nam.
Cơ quan quản lý thực hiện Dự án: Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng &
Tái định cư thành phố Tam Kỳ
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 5
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
* Các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM dự án khu cải táng mồ mả xã
Tam Thăng gồm:
TT Họ và tên Chuyên môn Đơn vị Công tác Ghi chú
1 Vũ Đình Mai CN Khoa học
Cty CP Tư vấn CNMT QN
Chủ trì
2 Nguyễn Gia Truyết Kỹ sư Hoá Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
3 Nguyễn Thanh Hải

Âu
CN Khoa học Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
4 Lê Văn Vinh Ks Xây dựng Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
5 Tạ Đình Thanh Ks môi trường Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
6 Đào Văn Đồng Ks Cầu đường
Ban Bồi thường-GPMB &
Tái định cư Tam Kỳ
Thành viên
7 Trương Văn Ngô Trung cấp Cầu
đường
Ban Bồi thường–GPMB &
Tái định cư Tam Kỳ
Thành viên
8 Lê Tấn Việt Cử nhân tin học Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
9 Trần Thị Ánh Trung cấp Kế
toán
Cty CP Tư vấn CNMT
Thành viên
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 6
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Cơ quan chủ dự án: UBND thành phố Tam Kỳ.

Địa chỉ: 159 Trưng Nữ Vương, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
Điện thoại: 0510.3111111 Fax: 0510.3111111
Đại diện: Ông Hoàng Xuân Việt; Chức vụ: Chủ tịch UBND thành phố.
Cơ quan trực tiếp quản lý, thực hiện dự án:
Ban Bồi thường – Giải phóng mặt bằng và Tái định cư thành phố Tam Kỳ.
Địa chỉ: 159 Trưng Nữ Vương, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
Điện thoại: 0510.3812570
Đại diện: Ông Huỳnh Hữu Lân; Chức vụ: Q. Trưởng Ban.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Công trình Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng được xây dựng tại thôn Thăng
Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Vị trí thực hiện dự án cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 10km về
phía Đông Bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Đông và cách tuyến ĐT 615
khoảng 500m về phía Tây Bắc.
Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch là: 30,84 ha, diện tích lập quy
hoạch khoảng: 20,5 ha; khu dự án có tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc giáp : Đường quy hoạch rộng 30m;
- Phía Tây Bắc giáp : Đường quy hoạch rộng 60m;
- Phía Đông Nam giáp : Nhà dân và đường ĐT 615.
- Phía Tây Nam giáp : Nhà dân.
Bảng 1.1. Tọa độ giới hạn khu vực xây dựng dự án
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 7
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
TT Điểm gốc Tọa độ
X (m) Y (m)
1 A 1728082.8816 579866.3014
2 B 1728096.8322 579898.3275
3 C 1728241.0854 579777.2672

4 D 1728315.0463 579865.3067
5 E 1728735.1837 579702.4671
6 E’ 1728722.7379 579716.0906
7 E’’ 1728731.1681 579684.4565
8 F 1728394.5322 579238.3561
9 G 1728081.1435 579586.6053
10 H 1728219.5673 579751.5920
Địa điểm xây dựng khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng nằm trong quy hoạch
mở rộng dọc biển của Khu kinh tế mở Chu Lai, diện tích đất xung quanh khu vực
dự án chủ yếu là đất cát trắng hoang hóa. Mật độ dân số rất thấp, tập trung ở khu
vực phía Tây Nam và phía Đông Nam dự án. Các hoạt động về thương mại, dịch
vụ trong vùng hầu như chưa phát triển.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho dự án: 6.976.952.100 đồng.
(Bằng chữ: Sáu tỷ, chín trăm bảy mươi sáu triệu, chín trăm năm mươi hai nghìn,
một trăm đồng).
Tổng hợp khái toán kinh phí đầu tư xây dựng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Tổng hợp khái toán các công trình đầu tư xây dựng
TT HẠNG MỤC ĐẦU TƯ Đ.VỊ
KHỐI
LƯỢNG
ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Diện tích mặt đường BTXM m
2
5675,01 250.000 1.418.752.500
2 Diện tích mặ đường bêtông ximăng m
2
212 250.000 53.000.000
3 Diện tích mặt đường nhánh bêtông ximăng m

2
9.114,54 200.000 1.822.908.000
4 Hệ thống mương trần thoát nước( tạm tính) m 620 700.000 434.000.000
5 Cầu bản bêtông cốt thép qua mương( tạm tính) Cái 02 150.000.000 300.000.000
6 Nhà quản trang m
2
100 2.000.000 200.000.000
7 Nhà đốt đồ m
2
40 1.000.000 40.000.000
8 Trồng cây xanh m
2
71.275 300.000.000
9 San nền m
2
32.414,58 20.000 648.291.600
10 Bãi đỗ xe m
2
1.364 250.000 341.000.000
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 8
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
11 Sân hành lễ m
2
870 200.000 174.000.000
12 Hệ thống cấp điện 123.000.000
13 Tường rào cỗng ngỏ m 1.740 300.000 522.000.000
14 Đền bù, giải phóng mặt bằng 600.000.000
TỔNG CỘNG 6.976.952.100
1.4.2. Mục tiêu đầu tư, xây dựng dự án
Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng được đầu tư XD nhằm các mục tiêu:

- Quy tập cải táng mồ mả rải rác trong khu vực và các vùng lân cận để phục
vụ việc giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án trong Khu Kinh tế Mở Chu Lai
trên địa bàn vùng Đông Bắc Thành phố Tam Kỳ.
- Tránh việc chôn cất tùy tiện, tự phát trong khu vực dân cư, làm trở ngại cho
việc triển khai các dự án mới và ô nhiễm môi trường.
- Bố trí chi tiết tổng mặt bằng phân lô sử dụng đất khu nghĩa trang hợp lý và
đạt hiệu quả cao nhất cho việc di dời, chôn cất mồ mả theo trật tự.
- Đáp ứng nhu cầu chôn cất, cải táng của đại bộ phận dân cư trong khu vực.
1.4.3. Bố cục quy hoạch khu cải táng mồ mả
Tổng mặt bằng khu cải táng được tổ chức quy hoạch theo phép đăng đối, trục
đối xứng là lối đi chính (rộng 5,5m) dẫn vào khu cải táng vuông góc với đường
giao thông (đường quy hoạch rộng 60m phía Bắc khu dự án). Xen lẫn vào giữa
khu là vệt cây xanh và mương thoát nước. Khuôn viên khu cải táng được xây dựng
trên khu đất có vị trí đẹp với 3 mặt tiền giáp đường quy hoạch rộng, thuận tiện cho
nhân dân đi lại thăm viếng.
Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu cải táng, chôn mới, trong quy hoạch cũng bố
trí một phần lớn diện tích để trồng cây xanh và khu vực công cộng.
Phân khu chức năng của khu cải táng được chia làm các khu như sau:
- Khu vực phục vụ các hoạt động của khu cải táng.
Khu phục vụ các hoạt động cải táng gồm các công trình:
+ Bãi đỗ xe.
+ Nhà quản trang, nhà đốt đồ.
- Khu vực hành lễ.
Trong khu vực hành lễ quy hoạch xây dựng các công trình gồm:
+ Sân hành lễ.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 9
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
+ Vườn hoa, cây xanh.
- Khu vực yên nghĩ.
Khu vực yên nghĩ gồm:

+ Khu vực cải táng mồ mả (quy tập từ các nơi trong vùng mở rộng
của Khu kinh tế mở Chu Lai).
+ Khu vực chôn mới (dành cho những người có nhiều thành tích,
cống hiến cho xã hội).
+ Mộ riêng lẻ phục vụ cho một bộ phận nhân dân trong khu vực.
- Khu vực cách ly.
Khu cách ly được quy hoạch xây dựng như sau:
- Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu cải táng, đối với tuyến đường
chính vệt cây xanh 30m, các khu vực còn lại là 20m. Cây trồng được lựa chọn là
các loại cây có tán lá rậm, rễ cọc.
- Phần diện tích còn lại, tổ chức giao thông nội bộ, xây dựng hệ thống thoát
nước, trồng hoa, cây bụi hoặc cây bóng mát.
Việc tổ chức bố cục quy hoạch như trên vừa đảm bảo cho các hoạt động
mang tính đặc thù của khu nghĩa trang, vừa tạo nên một không gian yên tĩnh, trang
nghiêm, thể hiện đạo lý : “nghĩa tử, nghĩa tận”, chăm lo nơi yên nghĩ cho người
quá cố.
1.4.4. Cơ cấu tổ chức quy hoạch
Diện tích sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng khu cải táng được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1.3. Bảng cân bằng sử dụng đất đai
TT HẠNG MỤC DIỆN TÍCH (m
2
) TỶ LỆ (%)
I Đất bố trí mồ mã 109.907 53,56
I.1 Xây mới 15.419 7,51
I.2 Cải táng 86.555 42,18
I.3 Đất dự phòng 7.993 3,87
II Bãi đậu xe 3.063 1,49
III Nhà quảng trang 498 0,24
IV Đất cây xanh 71.275 34,74

V Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật 20.453 9,97
Tổng cộng 205.196 100,00
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 10
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
TT Danh mục sử dụng đất Ký hiệu Số mộ
Diện tích
(m
2
)
Kích thước
bình quân
Diện tích
bình quân
Lô đất (m) Lô đất (m
2
)
I Đất bố trí mồ mả 28.181 109.907
I.1 Xây mới 2.463 15.419
Khu mộ riêng lẻ R 1.228 7.845 1,6X3,1 4,96
Khu mộ người có công CC 1.235 7.574 1,6X3,1 4,96
I.2 Đất mồ mả cải táng 22.578 86.555
CT1 4.430 16.045 1,3X2,3 2,99
CT2 2.250 8.740 1,3X2,3 2,99
CT3 2.187 8.062 1,3X2,3 2,99
CT4 4.208 15.243 1,3X2,3 2,99
CT5 2.351 8.607 1,3X2,3 2,99
CT6 2.137 7.957 1,3X2,3 2,99
CT7 2.109 7.790 1,3X2,3 2,99
CT8 3.906 14.111 1,3X2,3 2,99

I.3 Đất dự phòng DP 7.933
II Bãi đậu xe 3.063
II.1 Bãi dậu xe đầu tư BĐX1 1.364
II.2 Bãi đậu xe dự phòng BĐXDP 1.699
III Nhà quản trang NQT 498
IV Đất cây xanh 71.275
V Đất giao thông và hạ tầng KT 20.453
TỔNG CỘNG 205.196
Việc quy hoạch sử dụng đất cho từng công trình trong khu cải táng dựa trên
số liệu điều tra về số lượng mộ cải táng cho khu vực Đông Bắc thành phố Tam Kỳ
và nhu cầu chôn cất mới của một bộ phận nhân dân trong khu vực:
Quy mô số lượng mộ cần cải táng : Khoảng 21.000 mộ.
Trong đó:
- Xã Tam Thanh : 6.000 mộ.
- Xã Tam Thăng : 10.000 mộ.
- Phường An Phú : 5.000 mộ.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 11
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
Số lượng mộ chôn mới dự báo đến năm 2015 là khoảng: 2.100 mộ, bình quân
mỗi năm 300 mộ, chủ yếu phục vụ cho những người có nhiều thành tích cống hiến
cho xã hội và những người dân ở xung quanh khu vực.
1.4.5. Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng
1.4.5.1. Các hạng mục công trình chính
a/ Mộ cải táng
Do mộ được cải táng nên diện tích xây dựng mỗi mộ nhỏ hơn so với các mộ
xây mới.
Diện tích trung bình một mộ khoảng 2,99m
2
. Các phần mộ được chia có kích
thước: 1,3m x 2,3m, nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng đối với khu

vực đất cát. Diện tích được phép đào 0,7m x 1,7m. Để thuận lợi cho việc thăm
viếng, chăm sóc phần mộ, cứ 5 hàng mộ bố trí một lối đi rộng 1,5m, mộ được bố
trí theo lối xen kẻ.
b/ Mộ xây dựng mới
Khu vực xây mộ mới được quy hoạch để phục vụ việc chôn cất của một bộ
phận nhân dân, những người có công và người có hoàn cảnh khó khăn.
Dựa vào yêu cầu thực tế, DT sử dụng cho mỗi mộ xây mới khoảng 4,96m
2
.
Diện tích được phép đào là 1,0m x 2,6m.
Để thuận lợi cho việc thăm viếng, chăm sóc phần mộ, cứ 5 hàng mộ bố trí
một lối đi rộng 1,5m, mộ được bố trí theo lối xen kẻ.
c/ Nhà quản trang
Nhà quản trang phục vụ cho công tác quản lý và thăm viếng của thân nhân.
Diện tích sàn xây dựng 81,4m
2
.
- Kiến trúc công trình mang phong cách hiện đại và trang nghiêm, các đường
nét gờ phào đơn giản tạo không gian gần gủi và thân mật. Cos nền nhà được thiết
kế cao hơn so với cos sân 45cm, nhằm tạo không gian cao ráo.
- Công trình có quy mô là nhà cấp 4; 01 tầng, móng trụ cột BTCT kết hợp
tường chịu lực, dầm bằng BTCT sỏi 1x2 đổ toàn khối, tường bao che xây gạch
D200. Chiều cao tầng: 3,6m. Nền lát gạch ceramic 300 x 300, mái lợp tôn sóng
ngói, xà gồ thép hộp, trần laphông nhựa, khung gỗ. Cửa đi, cửa sổ sắt hộp, gỗ -
kính. Tường sơn vôi.
- Hệ thống điện nước được thiết kế chôn ngầm trong tường, sàn.
- Móng được tính toán dựa trên báo cáo khảo sát hiện trạng công trình.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 12
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Toàn bộ kết cấu được tính theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam.

- Nguồn điện được lấy từ trụ điện hạ thế gần nhất trên đường ĐT 615. Dây
dẫn được đi nổi theo 2 trụ BTLT đặt trên đường ĐT615 và đi chung với dây dẫn
trụ điện chiếu sáng. Trong nhà dùng hệ thống đèn chiếu sáng là đèn huỳnh quang
đơn có máng, kết hợp với đèn tròn gắn sát trần cho sảnh, hành lang, WC. Thiết bị
ổ cắm, công tắc dùng chủng loại Clipsai chôn ngầm tường, trần.
- Nước cấp được khai thác từ hệ thống giếng khoan bơm dẫn lên bồn nước
500 lít đặt trên mái rồi cấp cho nhà vệ sinh.
- Nước vệ sinh được xử lý qua hầm tự hoại và hầm rút, thoát nước mái qua
sênô theo các đường ống rồi thoát ra khu vực.
- Nền sân bêtông: 110 m
2
, láng vữa xi măng kẻ roan, nền bêtông sỏi 2x4
M150, dày 100.
d/ Nhà đốt đồ
Phục vụ cho việc đốt đồ của người chết, diện tích xây dựng: 13m
2
, tường xây
gạch dày 100, cao 2,5m, móng xây đá hộc VXM M50, nền lát gạch thẻ chống
cháy, không lợp mái, tường mặt ngoài quét vôi.
• Quy định kỹ thuật an toàn trong xây dựng ở khu vực đất cát
Do khu vực chôn cất là đất cát dễ sụt lún khi đào đất, nên trong quá trình đào
đất, xây dựng công trình, đơn vị thi công tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo
không gây sụt lún, ảnh hưởng đến các mộ bên cạnh.
Theo quy định, đối với chiều sâu đào mộ từ 1,5-2m, để đảm bảo an toàn
trong xây dựng ở khu vực đất cát: cần gia cố vách hố đào bằng các thanh chống bố
trí như sau:
Hình 1. Gia cố vách hố đào bằng các thanh chống
Kiểu chống vách hố móng quy định như sau:
Kiểu chống vách ứng chiều sâu đào móng
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 13

Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
Loại đất, trạng thái < 3m 3-5m
Đất có độ ẩm tự nhiên
(Trừ đất rời)
Ván ốp đặt nằm ngang
để cách quãng 2 tấm
Ván ốp đặt liên tục
Đất có độ ẩm cao, đất rời Ván ốp đặt ngang hoặc đứng liên tục
1.4.5.2. Các công trình phụ trợ
a/ Đường giao thông
• Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật
Căn cứ đồ án qui hoạch chi tiết Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng, xét vai
trò và ý nghĩa phục vụ của tuyến, chúng tôi chọn cấp hạng cho các tuyến đường
nội bộ trong khu cải táng là đường khu nhà ở theo TCXDVN 104 - 07, với các tiêu
chuẩn kỹ thuật cơ bản như sau:
- Tốc độ thiết kế : 40 km/h, tốc độ qua nút 15 km/h.
- Số làn xe : 1 làn. - Dốc dọc lớn nhất : 4%.
- Dốc ngang mặt đường : 2 %.
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất : 250 m.
- Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất
+ Lồi : 4000 m. + Lõm : 1000 m.
- Kết cấu áo đường : Cấp cao A1.
- Mô đun đàn hồi Eyc : Eycmin=120 (Mpa).
- Tải trọng tính toán:
+ Tính áo đường: Trục xe 10T.+ Tính công trình : H13; XB60.
- Qui mô công trình: Vĩnh cửu .
• Giải pháp thiết kế
* Vạch tuyến
Hướng tuyến phóng trên cơ sở tọa độ các điểm qui hoạch đã được duyệt, các
điểm khống chế. Bảng thống kê tọa độ các điểm vạch tuyến được thể hiện ở bảng

sau:
Bảng 1.5. Tọa độ các điểm quy hoạch vạch tuyến giao thông
TT Tên đỉnh X (m) Y (m)
1 1 1728084.2908 579877.8462
2 2 1728242.3333 579745.2139
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 14
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
3 3 1728312.4229 579686.3931
4 4 1728368.3259 579639.4782
5 5 1728389.7889 579621.4662
6 6 1728411.2499 579603.4519
7 7 1728467.1547 579556.5390
8 19 1728259.3695 579765.5120
9 20 1728321.8276 579839.9287
10 21 1728413.2133 579806.4813
11 22 1728614.9585 579732.6421
12 23 1728703.3469 579700.2918
13 24 1728551.9819 579519.9457
14 25 1728484.1910 579576.8372
15 26 1728406.8251 579641.7642
16 27 1728329.4592 579706.6913
17 28 1728401.6223 579792.6711
18 29 1728478.9883 579727.7442
19 30 1728556.3541 579662.8171
* Cắt dọc
Kẻ đường đỏ trên cơ sở các cao độ khống chế theo qui hoạch được duyệt và
so sánh cao độ của các tuyến trong mạng lưới, đồng thời phù hợp với cao độ mực
nước ngập trong khu vực, đảm báo thoát nước tốt.
* Cắt ngang
Theo quy hoạch được duyệt mặt cắt ngang được thiết kế như sau:

- Chiều rộng mặt đường: B nền = 5,5m và B nền = 3m.
- Dốc ngang mặt đường : 2%.
- Ta luy đào : 1/1.
- Ta luy đắp : 1/1.5 (thi công cùng với san nền).
* Kết cấu đường
Tuyến đường chính (tuyến Đ1 - Đ7 thể hiện ở bản vẽ đính kèm trong phần
phụ lục) chạy giữa khu quy hoạch đồng thời là tuyến đường đối ngoại, đấu nối với
đường ĐT 615 và đường quy hoạch 60m.
Kết cấu áo đường được tính toán sao cho đảm bảo Eyc = 100(Mpa) gồm các
lớp áo đường như sau:
- Lớp bê tông ximăng đá 1x2, M250 dày 20cm.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 15
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Cấp phối đá dăm loại I theo (334-06) dày 18cm Dmax = 25.
- Đất đồi đầm chặt K.98 dày 30cm.
Các nhánh tuyến còn lại (nhánh Đ27 - Đ24 và Đ26 - Đ29
_
thể hiện ở bản vẽ
đính kèm trong phần phụ lục) kết cấu áo đường gồm 1 lớp bêtông ximăng sỏi 1x2,
M200, dày 20cm.
* Bó vỉa
- Bó vỉa cao 10cm so với mặt đường. Tuỳ theo từng tuyến mà bó vỉa được
cấu tạo khác nhau (xem chi tiết trên bản vẽ mặt cắt bó vỉa).
- Bó vỉa dùng bê tông sỏi 1x2, M.200 đổ tại chỗ, cách khoảng 5 m chừa 1
khe co dãn chèn khe bằng bao tải tẩm nhựa đường. Riêng hai nhánh Đ1 - Đ7 và
Đ26 - Đ29 phần bó vỉa sát mương trần cách khoảng 5m chừa một khoảng hở 20cm
để thoát nước.
* Nút giao thông
Nút giao thông trên tuyến được thiết kế theo kiểu nút giao thông đơn giản,
cùng mức, tốc độ hạn chế trong nút V = 15 km/h. Tại vị trí trũng của nút bố trí

khoảng hở 0,2m để thu nước mặt.
* Cầu bản qua mương
- Bố trí 2 cầu bản qua đường trên hai nhánh tuyến Đ3 - Đ27, Đ7 - Đ25 (thể
hiện trên bản vẽ đính kèm ở phần phụ lục); Khẩu độ cầu Lo = 5m, bề rộng mặt cầu
3m.
- Kết cấu:
Bản mặt cầu bằng BTCT M.250 đá 1x2, mũ mố bằng BTCT M200 sỏi 1x2,
thân mố, tường cánh bằng bê tông M.150 sỏi 2x4, móng mố, móng tường cánh
bằng bê tông M100 sỏi 4x6 đặt trên lớp sỏi sạn đầm chặt dày 10 cm, sân cầu, chân
khây bằng bêtông M150 sỏi 4x6.
* Bãi đỗ xe
Diện tích:
- Diện tích quy hoạch xây dựng bãi đậu xe: 3.063m
3
; trong đó:
- Diện tích dự kiến đầu tư: 1.364m
2
.
- Diện tích dự phòng: 1.699 m
2
.
Kết cấu:
- Lớp bê tông ximăng đá 1x2, M250 dày 20cm.
- Cấp phối đá dăm loại I theo (334-06) dày 18cm Dmax=25.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 16
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Đất đồi đầm chặt K.98 dày 30cm.
* Mạng lưới đường giao thông
- Giao thông đối ngoại:
Hệ thống giao thông đối ngoại của dự án được đấu nối với trục đường ĐT615

hiện tại, tương lai nối với đường quy hoạch rộng 60m.
- Giao thông nội bộ:
Mặt cắt ngang các tuyến đường nội bộ có quy mô chiều rộng lòng đường
rộng 3m; sử dụng mảng đệm cây xanh 3m, 10m 2 bên đường, không có vỉa hè.
Bảng 1.6. Khối lượng các tuyến đường thi công
TT Nhánh tuyến
Mặt cắt
(m)
Bề rộng
(m)
Chiều dài
(m)
1 1-2-3-5-7-8-9 10,0 + 5,5 + 7,0 22,5 649,82
2 19-27-26-25-24 10,0 + 5,5 + 7,0 22,5 382,00
Tổng chiều dài mặt đường 5,5m 1031,82
3 3-27 0,0 + 4,0 + 0,0 4,0 26,50
4 7-25 0,0 + 4,0 + 0,0 4,0 26,50
Tổng chiều dài mặt đường 4,0m 53,00
5 12-14-16 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 202,00
6 10-11-15-17-18 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 382,96
7 2-18 20,0 + 3,3 + 3,0 26,0 205,08
8 3-16-17 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 211,57
9 5-14-15 10,0 + 3,0 + 10,0 23,0 217,73
10 7-12-11 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 225,88
11 8-10 30,0 + 3,0 + 3,0 36,0 232,16
12 28-29-30 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 202,00
13 20-21-22-23 3,0 + 3,0 + 20,0 26,0 406,27
14 19-20 3,0 + 3,0 + 20,0 26,0 97,15
15 27-28-21 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 130,28
16 26-29 10,0 + 3,0 + 10,0 23,0 112,25

17 25-30-22 3,0 + 3,0 + 3,0 9,0 203,40
18 24-23 30,0 + 3,0 + 3,0 36,0 235,45
Tổng chiều dài mặt đường 3,0m 3038,18
Tổng cộng 4123,00
Bảng 1.7. Tổng kinh phí đầu tư đường giao thông
TT Tuyến đường Chiều dài Diện tích Đơn giá Thành tiền
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 17
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
(m) lòng đường (1.000)
1 Mặt đường 5,5m 1031,82 5675,01 250.000 1.418.752
2 Mặt đường 3,0m 3038,18 9114,54 200.000 1.822.908
3 Mặt đường 4,0m 53,00 212,00 250.000 53.000
4 Sân hành lễ 870 200.000 174.000
5 Bãi đỗ xe 1.364 250.000 341.000
Tổng cộng 3.809.660
b/ Hệ thống cấp nước
Trong hoạt động của khu cải táng, nước được cấp cho hoạt động của nhà
quản trang và nước tưới cây.
Nguồn nước được khai thác từ các giếng khoan tại chỗ.
Dự kiến chủ DA sẽ khoan 3 giếng để cấp nước cho nhà quản trang và tưới
cây.
Nước cấp cho nhà quản trang khi có tang lễ khoảng 2-3m
3
/ngày (chủ yếu sử
dụng cho vệ sinh).
Nhu cầu nước tưới cây khoảng: 150m
3
/ngày (khi cây còn nhỏ; tiêu chuẩn cấp
nước khoảng 2lít/1m
2

, tính cho tổng diện tích trồng cây xanh của khu cải táng là
71.275m
2
)., kết hợp bơm nước từ hồ sinh học để tưới cho cây.
c/ Hệ thống thoát nước
• Thoát nước mưa
* Hướng thoát nước:
Hướng thoát nước trong khu cải táng được thiết kế trên cơ sở đồ án qui hoạch
chi tiết đã được duyệt. Hệ thống thoát nước của tuyến được thiết kế đổ về cống
trên đường ĐT615 đã xây dựng nhằm thoát nước cho khu vực này. Tuy nhiên, cao
độ đáy cống trên đường ĐT 615 cao hơn cao độ thiết kế của mương trần, chúng tôi
sẽ có kế hoạch nạo vét, hạ cao độ của cống để thoát nước chung cho cả khu vực.
Trên các tuyến đường không bố trí mương dọc, nước trên các khu đổ về
đường bê tông và chảy trực tiếp vào mương trần. Mương trần được bố trí ở giữa
khu, thoát nước chung cho toàn khu.
* Kết cấu mương trần:
- Thân mương bêtông M150 sỏi 2x4; móng bằng bêtông M150 sỏi 4x6 trên
lớp sỏi sạn đệm dày 10cm;
- Mương rộng 5m, taluy thành mương 1:1.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 18
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Cao độ đỉnh mương 4,28m;
- Cao độ đáy mương thượng lưu 3,62m;
- Cao độ đáy mương hạ lưu 3,00m.
• Thoát nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt thải ra từ nhà quản trang được thu gom và xử lý qua bể tự
hoại 3 ngăn; nước sau xử lý tự thấm vào môi trường đất.
Bảng 1.8. Khối lượng, dự toán kinh phí xây dựng mương thoát nước
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
Đơn giá

(1000 đồng)
Thành tiền
(1000 đồng)
1 Mương trần xây đá chẻ m 620 700 434.000
2 Cầu bản qua đường Cái 02 150.000 300.000
Tổng cộng 734.000
d/ Cấp điện
• Nguyên tắc thiết kế
Hệ thống điện được thiết kế trên nguyên tắc:
- Tạo một khu cải táng xanh, sạch, đẹp, sáng và hiện đại.
- Định hướng hệ thống cấp điện cho khu vực về tương lai tổ chức thiết kế hệ
thống điện chiếu sáng cho toàn khu, hệ thống cấp điện được thiết kế đi nổi.
• Tính toán phụ tải
- Điện sinh hoạt: 330 w/người/ngày.
- Điện chiếu sáng: 12 KW/Km.
Nguồn điện cấp cho khu vực nghiên cứu quy hoạch được lấy từ đường dây
0,4KV trên đường ĐT615, cấp cho nhà quản trang và phục vụ chiếu sáng trên trục
đường chính.
Tổng lượng điện sử dụng khoảng 50 kW/ngày.
• Mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối được thiết kế theo nguyên tắc sau:
- Đường dây chiếu sáng và sinh hoạt tổ chức đi nổi.
- Mạng lưới chiếu sáng được bố trí đồng đều; để hạn chế độ võng cao bố trí
từ 40-50m một trụ, với mật độ sáng đủ cung cấp cho quá trình lưu thông, phục vụ
trên tuyến đường chính và các dịch vụ công cộng.
- Cột, móng cột: Sử dụng cột thép tráng kẽm.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 19
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
- Xà: Các giá móc treo cáp, cùm treo cáp, bulông, móc treo cáp trên đường
dây được mạ kẽm.

- Đèn: toàn bộ hệ thống chiếu sáng đều dùng đèn Sodium có ánh sáng vàng
và công suất 250W/220V.
- Tủ điều khiển đóng cắt các đèn đặt tại nhà quản trang, mạch đều khiển đóng
cắt bằng tay.
Bảng 1.9. Bảng tổng hợp khối lượng và kinh phí xây dựng hệ thống điện
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
Đơn Giá
(1.000)
Thành Tiền
(1.000)
1
2
3
Đường dây chiếu sáng và sinh hoạt
đi nổi
- 2 x 10 mm
2
- 2 x 8 mm
2
Trụ và đèn cao áp 250w/220v
Tủ điện
m
m
bóng
tủ
400
600
13
1
50

40
6.000
1.000
20.000
24.000
78.000
1.000
Tổng cộng 123.000
e/ Cây xanh
Cây xanh được trồng tập trung cách ly với khu vực lân cận, sử dụng các loại
cây có tán dầy, lá rậm, đặc biệt các loại cây thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng
tại khu vực như: keo là tràm, dương liểu, thông,…
Cây trồng ven đường giao thông nội bộ là các loại cây thân thẳng, rễ cọc, cây
trồng trong khu vực chôn cất là các loại cây nhỏ, rễ nông. Đối với tuyến đường chính
60m vệt cây xanh cách ly là 30m, các khu vực cách ly bao quanh còn lại là 20m, đối
với từng khu mộ giữa các tuyến giao thông nội bộ có một dải cây xanh mỗi bên rộng
3m. Ngoài ra còn bố trí dải cây xanh cảnh quan trên trục chính.
Cây xanh được quy hoạch trồng như sau:
- Cây xanh dọc các trục đường 30m và 60m trồng dương liễu, điều (đào lộn
hột), thông.
- Cây xanh trên các tuyến đường trong khu vực mộ trồng dương liễu cắt tỉa.
- Ngoài ra trong nội bộ khu cải táng trồng thêm một số loại cây cảnh và các
loại hoa tạo cảnh quan gồm: tùng, bách, dâm bụt,…
Cây được trồng đúng theo bản vẽ thi công để đảm bảo cách ly và không làm
ảnh hưởng đến các phần mộ.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 20
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
1.4.6. Phân kỳ đầu tư, thời gian dự kiến thực hiện dự án
1.4.6.1. Phân kỳ đầu tư xây dựng công trình
Dự án được phân chia đầu tư qua 2 giai đoạn:

a/ Giai đoạn 1
Trong giai đoạn 1 sẽ đầu tư, xây dựng các hạng mục sau:
- San nền toàn bộ dự án.
- Nền mặt đường tuyến trục chính (5,5m) và một phần tuyến nhánh (đường 3m).
- Sân hành lễ.
- Nhà quản trang, nhà đốt đồ người chết.
- Bãi đỗ xe.
- Mương thoát nước, cầu bản qua mương.
- Cấp điện nhà quản trang và một phần trục đường chính.
- Trồng cây xanh (1/2 khối lượng).
b/ Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình còn lại gồm:
- Nền mặt đường 5,5m (phần còn lại).
- Nền mặt đường nhánh 3m (phần còn lại).
- Tường rào cổng ngỏ.
- Cấp điện trục chính (phần còn lại). Trồng cây xanh (phần còn lại).
1.4.6.2. Thời gian thực hiện dự án
Kế hoạch thực hiện dự án được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.10. Kế hoạch thực hiện dự án
TT Kế hoạch Thời gian
Giai đoạn 1
1 Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; lập bản vẽ thi công – dự toán Tháng 06/2008
2 Thi công, xây công trình Quý III/2009
3 Nghiệm thu và bàn giao công trình Quý IV/2009.
Giai đoạn 2
1 Thi công xây dựng công trình còn lại Quý III/2010
2 Nghiệm thu và bàn giao công trình Quý IV/2010
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 21
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình, địa chất
2.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình
a/ Điều kiện địa lý
Công trình Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng được quy hoạch xây dựng tại
thôn Thăng Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Địa điểm XD công trình chủ yếu là đất cát hoang hóa, nghèo nàn về dinh
dưỡng, không có giá trị về kinh tế cho các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp.
Mật độ dân số trong vùng rất thấp, tập trung ở phía Tây Nam và Đông Nam
khu dự án (cách rìa khoảng 150m); đa phần người dân tham gia hoạt động sản
xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Hoạt động buôn bán, thương mại
dịch vụ phát triển rất chậm, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Dự án thực hiện sẽ giải
tỏa, thu hồi đất, tái định cư cho 10 hộ dân tại vùng rìa khu cải táng.
Dự án được xây dựng cách tuyến ĐT 615 khoảng 500m về phía Bắc, xung
quanh công trình trong phạm vi khoảng 200-300m không có hệ thống sông suối,
đồi núi, ao hồ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như các công trình văn
hóa, di tích lịch sử có giá trị cần được bảo vệ.
Địa điểm thực hiện dự án cách bãi biển Tỉnh Thủy khoảng 3,5km về phía
Tây, cách sông Trường Giang 2,5km về phía Tây và cách tuyến ĐT 615 khoảng
500m về phía Tây Bắc.
Vị trí xây dựng khu cải táng cách các cách chợ Kim Đới 3km về phía Tây,
cách trường cấp 2 Tam Thăng 3km về phía Đông.
Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu cải táng (cát táng) theo
QCXDVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1. Quy định khoảng an toàn vệ sinh môi trường đối với khu nghĩa trang
TT Đối tượng Khoảng cách tối thiểu (m)
1 Khu dân cư 100

2 Trường học 100
3 Bệnh viện 100
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 22
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
4
Sông, hồ, biển (không dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt)
100
5 Đường giao thông nội thị 200
Đối với từ khu chôn mới (hung táng), khoảng cách an toàn về môi trường là
500m, trong bán kính này chỉ có phía Tây Nam có hộ dân sinh sống (khoảng 30 hộ),
ngoài ra không có hệ thống sông suối; Chủ dự án sẽ tiếp tục di dời giải tỏa các hộ liên
quan nói trên. Các phía còn lại xung quanh khu dự án là đất hoang hóa và cũng không
có hệ thống sông suối và dân cư. (kèm theo hình ảnh hiện trạng ở phần phụ lục).
Như vậy, việc xây dựng khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng phù hợp với
QCXDVN 01:2008/BXD về khoảng cách về môi trường đến các đối tượng.
Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng không bị ngập úng trong mùa mưa.
Các điều kiện về địa lý nêu trên rất thuận lợi để quy hoạch xây dựng Khu cải
táng mồ mả với quy mô lớn.
b/ Điều kiện địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu khá bằng phẳng, một vài vị trí cao cục bộ,
nhưng không chênh lệch nhiều, thuận lợi cho việc san lấp mặt bằng. Cao độ trung
bình của khu vực khoảng + 4,7m. Cốt địa hình cao nhất +5,7m, thấp nhất +3,5m.
Hướng dốc chính theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
2.1.1.2. Điều kiện về địa chất
a/ Đặc điểm địa chất vùng Tam Kỳ và khu vực dự án
• Đặc điểm địa chất vùng Tam Kỳ: Khu vực Tam Kỳ là một phần nhỏ của
đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về
phía Đông Nam. Độ cao trung bình từ 8-10m so với mực nước biển.
Trên bản đồ địa chất tờ Tam Kỳ ở tỷ lệ 1/50.000 thành lập năm 1991, tác giả

Cát Nguyên Hùng (Liên đoàn địa chất 6) đã phân chia địa tầng khu vực Tam Kỳ ra
các thành tạo trầm tích bở rời tầng Tam Kỳ tuổi Holocen nguồn gốc sông biển
(amQ
III
2tk
). Trong vùng nghiên cứu xen kẽ là những thành tạo nằm dọc theo thung
lũng suối nhỏ, hẹp được lấp đầy bởi cát, sạn, bùn sét lẫn nhiều vật chất hữu cơ
thuộc tuổi Đệ tú (Q
IV
), đó là những dãi ruộng thấp đang được nhân dân canh tác.
Mặt cắt đặc trưng các thành tạo này từ dưới lên trên như sau:
* Trầm tích sông - biển: Hệ tầng Tam Kỳ (amQ
III
2tk
)
Trong diện tích nghiên cứu, các thành tạo thuộc hệ tầng này phân bố thành
dãi rộng chiếm chủ yếu, dọc tuyến ĐT 615. Thành phần thạch học của tầng này
theo trật tự từ dưới lên trên như sau:
- Tập dưới
Bao gồm sét, sét bột lẫn cát thạch anh hạt thô, sạn sói xen kẹp với những lớp
sét mỏng màu xám, chiều dày tập từ 6-7m trong đó sỏi sạn chiếm 5-10%; thành
phần chủ yếu thạch anh, mảnh đá vụn, độ mài mòn kém. Các hạt thô chiếm 15-
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 23
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
19%; cát hạt trung bình chiếm 12-16%; sét bột 35-40%; trầm tích này có độ gắn
kết yếu.
- Tập trên
Bao gồm cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa màu trắng đục, loang lỗ, nhiều nơi có
lẫn sét, bột. Cát hạt thô chiếm 3-5%, cát hạt nhỏ đến vừa chiếm 90-91%, sét, bột
4-5%, đôi chỗ có kết vốn laterit, chiều dày 4,5-9m.

* Trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ (Q
IV
)
Phân bố dọc theo các thung lũng suối nhỏ, hẹp được lấp đầy bởi cát - sạn,
bùn, sét lẫn nhiều vật chất hữu cơ, đó là những dải ruộng thấp đang được nhân dân
canh tác.
• Đặc điểm địa chất khu vực khảo sát
Đặc điểm địa chất khu vực dự án được nghiên cứu dựa trên cơ sở tham khảo
tài liệu cũ, đồng thời dựa vào tài liệu thu thập được qua 3 lỗ khoan của đoàn Địa
chất 154 trong quá trình nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình ở khu vực này
cho thấy:
Khu vực dự án được cấu thành bởi trầm tích bở rời có nguồn gốc sông biển
(amQ
III
2tk
). Các lớp đất có cấu tạo nằm ngang hoặc hơi nghiêng, thành phần là cát,
cát pha xen giữa là lớp cát nhỏ màu xám nâu vàng (bã cà phê) đôi chỗ kết vốn
laterit, thuộc hệ tầng Tam Kỳ.
Từ trên xuống dưới thứ tự các lớp đất như sau:
- Lớp 1:
Nằm lộ thiên trên mặt địa hình là lớp cát thạch anh nhỏ màu xám trắng.
Thành phần: Cát thạch anh hạt nhỏ màu xám trắng, mùn thực vật nhiễm ít ôxit sắt.
Kết cấu bở rời.
Chiều dày lớp số 1 thay đổi từ 1,4m (LK 1) đến > 1,8m (LK 2, LK 3), trung
bình là 1,7m.
- Lớp 2:
Lớp cát màu xám nâu vàng (bã cà phê). Thành phần: cát thạch anh, lẫn sét,
bột màu nâu, đôi chỗ kết vốn laterit, nhiễm nhiều ôxit sắt. Kết cấu sít chặt.
Chiều dày lớp số 2 thay đổi từ 2,1m (LK 1) đến > 2,2m (LK 2, LK 3), trung
bình là 2,2m.

- Lớp 3:
Lớp cát hạt nhỏ màu xám trắng, xám vàng. Thành phần: cát thạch anh hạt
nhỏ lẫn ít sét, bột. Kết cấu bở rời.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 24
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng
Chiều dày lớn hơn 3,5m (LK 1).
b/ Đặc điểm địa chất công trình
Việc nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá được tiến hành nhằm mục đích
nghiên cứu thành phần, cấu trúc, trạng thái, đặc tính hóa lý và cơ lý của các tầng
đất đá để đánh giá độ bền và tính biến dạng của chúng, dự đoán khả năng phát
sinh các quá trình địa chất động lực, lựa chọn các giá trị chỉ tiêu tính toán ổn định
công trình và đánh giá khái quát điều kiện xây dựng công trình trên mặt.
Để nghiên cứu xác định tính chất cơ lý đất đá, trong khu dự án đã tiến hành
lấy phân tích 4 mẫu cơ lý, qua kết quả phân tích có thể phân chia từ trên mặt địa
hình thành các lớp đất sau:
- Lớp 1: lớp cát hạt nhỏ màu xám trắng, trạng thái ẩm, kết cấu chặt vừa.
- Lớp 2: Lớp cát hạt nhỏ màu xám đen, trạng thái ẩm. Kết cấu chặt vừa.
- Lớp 3: Lớp cát hạt nhỏ màu xám trắng, trạng thái bảo hòa. Kết cấu chặt vừa.
• Lớp số 1
Trên mặt cắt địa chất thủy văn – địa chất công trình, nhóm đất này nằm trên
mặt địa hình đó là lớp số 1.
Thành phần: Cát hạt nhỏ màu xám trắng bề dày thay đổi từ 1,4-2m. Các chỉ
tiêu cơ lý của lớp đất này được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý lớp 1
TT Số hiệu
mẫu
Độ ẩm
tự
nhiên
(w)

Khối
lượng
riêng
(p)
Hệ số
rỗng
(ε)
Độ rỗng
(n)
Hệ số nén
lún
(cm
2
/kg)
(a)
Góc
nghỉ của
cát (nghỉ
khô độ)
Góc nghỉ
của cát
(nghỉ ướt
độ)
Cường độ
chịu tải quy
ước
(daN/cm
2
)
1 CLK 1 19.65 2.65 0.677 40.38 0.014 30.05 31.25 1.76

2 CLK 2/1 18.61 2.67 0.648 39.33 0.013 32.25 33.62 1.96
Trung bình 19.13 2.66 0.6625 39.855 0.0135 31.15 32.435 1.86
Những chỉ tiêu như hệ số rỗng tự nhiên (ε), hệ số nén lún (a) được sử dụng
trong tính toán độ lún ổn định của công trình cũng như đánh giá tính chất xây
dựng của đất. Theo giá trị của hệ số co ép a, đất được đưa ra loại ép co khi a < 0,1
cm
2
/kg, ép co yếu khi 0,001 < a <0,01 cm
2
/kg, ép co trung bình khi 0,01 < a < 0,1
cm
2
/kg và ép co mạnh khi a > 0,1 cm
2
/kg. Loại đất ép co mạnh không dùng làm
nền của công trình được.
Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ Tr 25

×