Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

nghiên cứu khả năng tích lũy chì trong cải bắp khi bón bằng phân compost được sản xuất từ rác thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, rác thải ngày càng phát
sinh một cách tự phát và càng tăng lên khi sản phẩm tiêu dùng tăng. Đứng trước
thực trạng đó cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đã áp dụng nhiều
phương pháp xử lý như chôn lấp hoặc thu gom tái sử dụng, tái chế bằng những
công nghệ tiên tiến và phù hợp,… (UBND tỉnh An Giang, 2011), đặc biệt là công
nghệ ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt đã được xây dựng và phát triển ở một
số huyện như các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ ủ yếm khí ở xã An Hảo
(huyện Tịnh Biên), xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn), xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới),
xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú) và nhà máy xử lý rác theo công nghệ ủ hiếu khí ở xã
Bình Thạnh (huyện Châu Thành).
Phân compost được sử dụng phổ biến cho rau màu đem lại hiệu quả cao cả
về chất lượng lẫn kinh tế, bên cạnh còn cải tạo môi trường đất thông qua tỷ lệ
cây chết thấp (Huỳnh Thị Trùng Dương, 2012). Ngoài ra, việc bón phân vô cơ làm
cây sinh trưởng kém, tỷ lệ cây chết cao, trọng lượng và năng suất thấp hơn so với
bón phân compost (Nguyễn Hà Duyên, 2012). Bên cạnh những lợi ích mà phân
compost mang lại thì việc sử dụng phân compost có nguồn gốc từ rác thải sinh
hoạt thường bị nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là chì. Chì cũng như các kim loại
nặng khác tích lũy trong rau được dùng làm thức ăn cho người thì rất nguy hiểm
dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Đây là một vấn đề cần được quan tâm
sâu sắc.
Vài năm gần đây, có một vài hộ sống ở gần nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt
ở xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã sử dụng phân compost
trong canh tác rau màu, các sản phẩm rau màu này được đưa ra thị trường cung
cấp trực tiếp cho người dân. Nhưng vấn đề cần quan tâm là việc tích lũy kim loại
nặng như Pb, Ni, As,… trong rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như
thế nào vẫn chưa được nghiên cứu. Trước thực trạng đó, cần có “Nghiên cứu


khả năng tích lũy chì trong cải bắp khi bón bằng phân compost có nguồn
gốc từ rác thải sinh hoạt” nhằm đánh giá mức độ tích lũy chì trong cải bắp. Nếu
vượt ngưỡng cho phép thì khuyến cáo trước hết là người dân không nên sử dụng
phân này để bón cho cây gây ảnh hưởng đến đất trồng và đặc biệt là sức khỏe
của người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost và những mô
hình ứng dụng phân compost trong canh tác rau màu
2.1.1

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost

Việc xử lý rác thải thành phân compost được thực hiện theo hai phương
pháp: ủ yếm khí tùy nghi (gọi tắt là công nghệ A.B.T) và ủ hiếu khí.
a. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp ủ yếm khí tùy nghi -

công nghệ A.B.T

 Định nghĩa


Là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật khi không có
mặt oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CH4, CO2, NH3, một vài loại khí
khác với số lượng rất nhỏ, các axit hữu cơ, nhiệt, các chất hữu cơ ổn định và vi
sinh vật ổn định (Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003).
 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Chi phí xây dựng và chi phí vận hành không cao.
Nhược điểm: Tạo ra các khí có mùi khó chịu hơn ủ hiếu khí và thời gian ủ
kéo dài.
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003)

Thuyết minh công nghệ


Giai đoạn xử lý sơ bộ
Rác thải thu gom được đưa về sân thao tác. Xé các túi nilon chứa rác.

Phun và rải, trộn đều rác với chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia trước
khi đưa vào hầm ủ.


Giai đoạn ủ

Rác sau khi đã trộn đều cùng các chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia,
được đưa vào trong hầm ủ theo từng lớp dày 20 cm.
Mỗi lớp dày 20 cm được phun P.MET và rải phụ gia bột, làm các lớp rác
như vậy cho đến khi đầy hầm ủ.
Thời gian ủ rác 28 - 30. Trong quá trình ủ rác, thực hiện phun P.MET để
bổ sung vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ nhanh.



Giai đoạn sàn, phân loại

Rác sau khi ủ 28 - 30 ngày được đưa lên sàn phân loại thu được mùn thô.
Nghiền mùn thô rồi tiến hành tách mùn hữu cơ, cát, đất, đá,… bằng khí tuyển.
Mùn tinh thu được là nguyên liệu sản xuất phân bón và các sản phẩm khác. Mùn
chưa hoai sẽ đưa trở về hầm ủ và ủ lại như quy trình ban đầu.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Các thành phần phi hữu cơ được đem tái chế, chôn lấp hoặc đốt (tùy theo
khối lượng và điều kiện kinh tế) (Sở Tài Nguyên và Môi trường An Giang, 2011
trích dẫn của Trần Nguyễn Xuân Trang, 2011).
 Quy trình công nghệ

Rác thải thu gom về sân thao tác

Thành phần phi hữu cơ

Xé bao nilon. Trộn đều chế phẩm P.MET và phụ gia

Rác đưa vào hầm ủ, phun chế phẩm, phụ gia, ủ 28 - 30 ngày
Tái chế, chôn lắp hoặc đốt


Sàn phân loại

Mùn thô

Nghiền mùn

Mùn chưa hoai
Mùn tinh làm nguyên liệu phân bón và sản phẩm khác

Hình 2.1: Quy trình công nghệ ủ kị khí
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường An giang, 2011 trích dẫn của Trần Nguyễn Xuân
Trang, 2011)

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

 Các nhà máy sử dụng công nghệ ủ yếm khí tùy nghi trên địa bàn tỉnh An

Giang

 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost ở xã An Hảo, huyện

Tịnh Biên


Nhà máy xử lý rác thành phân compost tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên chính
thức đi vào hoạt động vào năm 2009 với công suất xử lý là 5 m3/ngày.
Từ kết quả phân tích N, P, K trong phân compost của nhà máy xử lý rác thải
sinh hoạt ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho thấy, lượng lân dễ tiêu là rất thấp so
với tiêu chuẩn ngành (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Hàm lượng N, P, K trong phân compost ở nhà máy xử lý rác xã An Hảo, huyện
Tịnh Biên
Thành phần

Hàm lượng (mg/g)

Tiêu chuẩn
ngành – TCN
(%)

Nguyễn Thị Ấm,
2010

Nguyễn Thị Thu Thảo,
2011

Nitơ tổng số

6,30

7,06

≥ 2,5


Lân tổng số

1,73

12,37

-

Lân dễ tiêu

0,98

1,05

-

Kali tổng số

9,03‰

10,20‰

≥ 1,5

(Nguồn: Nguyễn Thị Ấm, 2010 và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2011)
 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost ở xã Hòa Bình,

huyện Chợ Mới

Khu xử lý rác thải sinh hoạt xã Hòa Bình (Chợ Mới) khánh thành vào tháng

6 năm 2011. Khu xử lý rác rộng gần 2,8 ha, có công suất 10 m 3/ngày, gồm các
hạng mục: khu nhà xưởng, hầm ủ rác, sân thao tác, kho chứa mùn, nhà chứa hóa
chất và thiết bị,… Tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường và khoa học công nghệ của tỉnh cùng ngân sách huyện.
Công trình hoàn thành góp phần xử lý lượng rác thải sinh hoạt nông thôn
xã Hòa Bình và các xã lân cận trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường; đồng
thời lượng mùn thu được sau xử lý dùng làm phân bón trong sản xuất nông
nghiệp (Hạnh Châu và ctv, 2011 trích dẫn của Nguyễn Hà Duyên, 2012).
 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost ở xã Vĩnh Phú,

huyện Thoại Sơn
Nhà máy chính thức hoạt động vào tháng 6 năm 2011 với tổng công suất 5
m /ngày. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích 2.000 m 2, trong đó khu nhà
ủ 300 m2, nhà chứa mùn, dụng cụ 60 m 2, nhà làm việc 30 m2,... với tổng kinh phí
xây dựng 700 triệu đồng (Nguyễn Tri Phương, 2011 trích dẫn của Nguyễn Hà
Duyên, 2012).
3

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Theo quy trình xử lý, rác được ủ 30 ngày, sau khi phân loại, ngoài lượng
phân được sản xuất, số rác không phân hủy như bao nilon, vỏ chai được tái sử
dụng, các loại khác được chôn hoặc đốt. Mỗi ngày, nhà máy xử lý trên 1,2 tấn rác

và sản xuất 240 kg phân hữu cơ phục vụ nông dân địa phương (Mỹ Hạnh, 2012
trích dẫn của Nguyễn Hà Duyên, 2012).
 Sơ lược về nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost ở xã Vĩnh

Lộc, huyện An Phú
Nhà máy bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2011, với công suất 5
m /ngày (Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2011 trích dẫn của Nguyễn Hà
duyên, 2012). Ước tính lượng rác phát sinh hàng ngày tại khu vực xã Vĩnh Lộc
khoảng 4,5 tấn/ngày (Trung tâm Dịch vụ công huyện An Phú, 2011 trích dẫn của
Nguyễn Văn Sắc, 2011).
3

b. Ủ phân compost bằng phương pháp ủ hiếu khí
 Định nghĩa

Là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật khi có mặt của oxy.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CO 2, NH3, nước, nhiệt, các chất hữu cơ
đã ổn định và sinh khối vi sinh vật (Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy
Dương, 2003).
 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Quá trình phân giải nhanh, ta kiểm soát được mức độ ô nhiễm
nước, ô nhiễm không khí, sản phẩm phân ủ đồng đều.
Nhược điểm: Chi phí xây dựng nhất là chi phí điện cho suốt quá trình vận
hành vẫn cao. Từ đó, giá thành phân ủ rất cao.
(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003)
 Quy trình công nghệ

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Thu gom rác thải

Phân loại

Rác tái chế

Rác hữu cơ

Rác không tái chế

Bán

Ủ (40 - 45 ngày)

Chôn lấp

Ủ chín (7 ngày)

Sàng phân loại

Rác khó phân hủy

Ủ tiếp tục


Rác vô cơ còn sót lại

Mùn hữu cơ

Chôn lấp

Tiêu thụ

Hình 2.2: Quy trình công nghệ ủ hiếu khí
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường An giang, 2011 trích dẫn của Trần Nguyễn Xuân
Trang, 2011)

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Thuyết minh công nghệ
Rác thu gom từ chợ, hộ gia đình (có thể được phân loại tại nguồn) đưa lên
xe thu gom rác, tại đây rác được người thu gom phân loại sơ bộ các loại rác có
kích thước lớn và rác có thể tái chế tái sử dụng cho vào bao đựng riêng.
Rác được vận chuyển về sân thao tác của khu phân loại, tại đây rác được
phân loại thành rác vô cơ, rác hữu cơ (tái chế hoặc không tái chế) và xé các túi
đựng rác bằng dao chuyên dụng thủ công. Ngoài ra băm nhỏ ra các chất hữu cơ
có kích thước lớn để nâng cao hiệu quả cho quá trình ủ.

Rác tái chế được có thể tận dụng được đem bán cho các cơ sở thu mua phế
liệu.
Rác không tái chế được mang đi chôn lấp.
theo.

Rác hữu cơ còn lại được đưa trở lại vào ô ủ để tiến hành công đoạn ủ tiếp

Rác hữu cơ sau khi cho vào ô ủ compost (được thiết kế thoáng khí xung
quanh và bên trong ô) được ủ trong thời gian 40 - 45 ngày, trong ô ủ rác được
chia thành từng lớp (0,2 m) và phun chế phẩm sinh học. Giữa hai lớp có thể phủ
thêm lớp tro chấu hoặc xác cà phê, nhiệt độ trong hầm ủ có thể đạt được 60 70oC sau 2 ngày ủ, độ ẩm 40 - 60%. Trong quá trình ủ sinh ra nước rỉ rác, lượng
nước này có thể hoàn lưu dùng để tưới trở lại ô ủ để đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ
cho quá trình ủ.
Sau khi tiến hành ủ 40 - 45 ngày, lượng rác này được đem ra ô chứa và tiến
hành ủ chín trong thời gian 7 ngày. Lượng rác sau khi ủ chín được đem ra sang
quay bằng tay để phân loại. Sản phẩm thu được gồm: mùn hữu cơ loại 1, mùn
hữu cơ loại 2 và rác khó phân hủy, rác vô cơ còn lại.
+

Rác khó phân hủy tiếp tục cho vào mẻ ủ tiếp theo.

+

Rác vô cơ còn sót lại mang đi chôn lấp.

+

Mùn hữu cơ thu được cho vào bao chứa và đem đi tiêu thụ. Mùn có hàm
lượng dinh dưỡng cao nên có thể bón cho cây trồng, cải tạo đất.


 Nhà máy áp dụng công nghệ ủ hiếu khí trong tỉnh An Giang

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân compost ở xã Bình Thạnh,
huyện Châu Thành
Nhà máy thuộc ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6 năm 2011. Khu xử lý có tổng diện
tích 3.172 m2, áp dụng công nghệ ủ hiếu khí kết hợp chế phẩm sinh học, công suất
xử lý là 5 m3/ngày (Lê Hải Nhi).
Chất lượng phân compost của nhà máy xử lý rác thải ở xã Bình Thạnh rất
tốt, có hàm lượng đạm, lân, kali trong phân comost luôn đạt tiêu chuẩn ngành
(Bảng 2.2).
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Bảng 2.2: Hàm lượng N, P, K trong phân compost ở nhà máy xử lý rác xã Bình
Thạnh, huyện Châu Thành
Thành phần

Hàm lượng (mg/g)

Tiêu chuẩn ngành (%)

Nitơ tổng số


8,02

≥ 2,5

Lân tổng số

5,69

-

Lân dễ tiêu

4,52

≥ 2,5

Kali tổng số

9,08

≥ 1,5

(Nguồn: Võ Thị Ngọc Nữa, 2012)
2.1.2

Phân compost, lợi ích và một số nghiên cứu ứng dụng phân
compost trong canh tác rau màu

a. Định nghĩa phân compost


Compost là sản phẩm cuối cùng của quá trình chế biến compost, đã được ổn
định như chất mùn, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo côn trùng, có thể
lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó, quá trình
ủ phân compost còn là quá trình phân hủy sinh học và ổn định chất hữ u cơ dưới
điều kiện nhiệt độ từ 50 - 60oC (Nguyễn Văn Phước, 2007).
b. Vai trò và tình hình sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch

Vai trò của việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch
 Đối với đất trồng

 Cải thiện tính chất vật lý của đất
Bón phân hữu cơ trước hết làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất:
Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được phân giải và cây hấp thụ dần. Nên
sau nhiều lần bón làm chất dinh dưỡng trong đất ngày càng tăng, đất trở nên tốt
hơn (Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh, 2010).
Làm tăng độ xốp của đất: Chất hữu cơ làm tăng độ xốp của đất bazan mất
sức sản xuất từ 59 - 63,4% (Trình Công Tư, 2006 trích dẫn của Nguyễn Hà
Duyên, 2012).
Làm tăng nhiệt độ của đất: Do có màu xám nên phân hữu cơ thường hấp
thu toàn bộ lượng bức xạ mặt trời nên làm nhiệt tăng cao nhanh (Ngô Ngọc
Hưng và Đỗ Thị Ren, 2004 trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
Cải tạo chế độ khí của đất: do cung cấp chất hữu cơ và mùn là những chất
có tác dụng cải tạo kết cấu và chế độ khí của đất. Các chất này làm cho đất có
thành phần cơ giới nặng vốn yếm khí trở nên xốp hơn và thoáng khí hơn, còn đất
có thành phần cơ giới nhẹ vốn quá nhiều không khí trở nên chặt hơn và giảm bớt
không khí trong đất (Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào, 2011).

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Làm giảm xói mòn đất: Chất hữu cơ cũng có khả năng hạn chế sự rửa trôi,
xói mòn đất nhờ khả năng gắn kết các hạt đất của chất hữu cơ tạo thành các
đoàn lạp làm cho đất trở nên có cấu trúc (Phạm Tiến Hoàng, 2003 trích dẫn của
Nguyễn Hà Duyên, 2012).
 Cải thiện được nhiều hóa tính của đất
Điều hòa dinh dưỡng trong đất, làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm. Khi
bón đạm kèm với phân chuồng thì đều cho thấy tích lũy đạm khá hơn so với bón
đạm không có phân chuồng (Trình Công Tư, 2006 trích dẫn của Nguyễn Hà
Duyên, 2012).
Cải thiện chất lân trong đất, phân hữu cơ có thể làm giảm sự cố định lân
của đất. Thí nghiệm đốt chất hữu cơ trong đất bằng H 2O2 cho thấy khả năng cố
định lân của đất tăng vọt lên và lân dễ tiêu chỉ tìm thấy dưới dạng vết khi đất bị
mất hết hữu cơ (Trình Công Tư, 2006 trích dẫn của Nguyễn Hà Duyên, 2012).
Điều này cho thấy có mối tương quan thuận giữa hàm lượng chất hữu cơ và lân
dễ tiêu trong đất.
Hoàn trả lại các nguyên tố vi lượng cho đất, phân hữu cơ cung cấp toàn
diện các nguyên tố và các vitamin cho đất (Nguyễn Mỹ Hoa và Cao Ngọc Điệp,
2006 trích dẫn của Võ Thị Ngọc Nữa, 2012).
Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều phân hữu cơ cho đất sẽ làm giảm độ hữu
dụng của các nguyên tố vi lượng như đất than bùn và đất lúa chứa hơn 3%
carbon hữu cơ cây trồng đều bị thiếu kẽm (Phan Thị Công, 2005 trích dẫn của Lê
Ngọc Nhẫn, 2009).
 Cải tạo sinh tính của đất
Tạo điều kiện cho tập đoàn VSV đất phát triển mạnh do tác dụng cung cấp

thức ăn cho VSV ở thể khoáng và nguốn chất năng lượng là các chất hữu cơ
(Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào, 2011).
Một số hoạt chất sinh học được hình thành trong phân hữu cơ (chất kích
thích sinh trưởng, kháng sinh...) cũng tác động đến sinh trưởng và trao đổi chất
của cây (Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào, 2011).
 Giữ cân bằng quẩn thể vi sinh vật trong đất
Phân bón nền nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo là cân đối nguồn dinh
dưỡng giữa phân hữu cơ và phân vô cơ bên cạnh thì phải cung cấp cho cây trồng
những vi sinh vật hữu ích (Lê Văn Tri, 2003).
Trong điều kiện đất giàu chất hữu cơ thì quần thể sinh vật đối kháng sẽ
phát triển phong phú đủ sức khống chế vi sinh vật gây bệnh và kìm hãm được vi
sinh vật gây bệnh dưới ngưỡng gây hại kinh tế (Nguyễn Thơ và Lê Văn Hưng,
2004 trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
 Đối với cây trồng

 Cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Trong phân hữu cơ có chứa đầy đủ các dạng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng
và các enzyme kích thích sinh trưởng cây trồng nên sẽ là nguồn cung cấp dinh
dưỡng trực tiếp cho cây trồng (Phạm tiến Hoàng, 2003; Nguyễn Mỹ Hoa và Cao
Ngọc Điệp, 2006 trích dẫn của Võ Thị Ngọc Nữa, 2012).

 Giảm bệnh hại cho cây trồng
Khi đất được bón nhiều phân hữu cơ thì các bệnh hại từ đất được kiểm soát
do môi trường sống giàu hữu cơ không là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển (Nguyễn Thơ, 2004 trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
 Tăng năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng được xem là thước đo độ phì nhiêu của đất, khi đất có
độ phì nhiêu cao thì năng suất sẽ cao (Nguyễn Xuân Hải, 2000 trích dẫn của
Nguyễn Hà Duyên, 2012). Bón phân hữu cơ sẽ làm trọng lượng cây tăng hơn so
với đối chứng chỉ sử dụng NPK là 33% ở mồng tơi và 10% ở rau xanh (Lâm Tú
Minh và ctv, 2003 trích dẫn của Võ Thị Ngọc Nữa, 2012).
Thông qua nguồn phân hữu cơ bón vào đất hoặc phun lên cây trồng có thể
cung cấp cho cây các hoạt chất kích thích tính kháng bệnh cho cây trồng rất hữu
hiệu. Bên cạnh đó, có thể phối trộn phân hữu cơ với một lượng nhỏ phân hóa học
đa lượng (NPK), trung lượng và vi lượng giúp phát huy tối đa hiệu lực phân bón,
đáp ứng nhanh nguồn dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thơ, 2004 trích dẫn
của Võ Thị Ngọc Nữa, 2012).
 Giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận

Phân hữu cơ cải thiện độ phì nhiêu của đất, nâng hiệu quả sử dụng phân
bón, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần làm giảm chi phí đầu tư,
tăng năng suất dẫn tới tăng lợi nhuận (Phạm Văn Toản, 2003 trích dẫn của Lê
Ngọc Nhẫn, 2009).
Ở các công thức sủ dụng phân hữu cơ vi sinh có chi phí đầu tư cao hơn so
với phân hóa học 4,8 - 8 triệu đồng/ha nhưng lãi thuần thu được lại cao hơn từ
14 - 19 triệu đồng/ha nhờ vào năng suất tổng và năng suất thương phẩm tăng
(Đào Chu Thu và ctv, 2005 trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
Riêng đối với cây rau, các chất dinh dưỡng đa lượng trong phân hữu cơ có
vai trò như sau:
 Vai trò của đạm (N)
Đạm rất cần thiết cho cây rau phát triển thân lá, việc cung cấp đạm đầy đủ

đảm bảo sự sinh trưởng mạnh và phẩm chất rau ngon . Đối với các loại rau ăn lá
như rau cải, rau dền, rau muống,… thì loại phân đạm đơn cần hơn các loại rau
khác. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều, bón tập trung và bón muộn quá vào lúc sắp
thu hoạch sẽ làm cho rau sinh trưởng quá mạnh, dễ bị sâu bệnh và khó bảo quản
(Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996).
Nên kết thúc bón phân đạm ở thời điểm 6 - 7 ngày trước thu hoạch để đảm
bảo rau có mức nitrate ở ngưỡng an toàn cho phép (Nguyễn Thanh Bình, 2001
trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

 Vai trò của lân (P)
Lân là thành phần quan trọng trong đời sống cây trồng là thành phần quan
trọng trong các acid nhân, các enzyme, tham gia vận chuyển năng lượng,…
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa sớm và nhiều,
đặc biệt lân rất cần thiết cho các loại rau ăn củ, quả như khoai tây, cà chua, cà
rốt,… (Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức và văn hóa giáo dục cộng đồng,
2005).
Nhưng đối với rau ăn lá vẫn cần bón phân lân để đảm bảo cân đối nguồn
dinh dưỡng và giúp phát huy được hiệu quả phân đạm (Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi, 1996).
 Vai trò của kali (K)
Kali được biết đến như một nguyên tố của chất lượng, làm tăng khả năng

chống chịu của cây trồng đối với tác động không có lợi từ bên ngoài, giúp cây
cứng cáp ít đỗ ngã, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng,… (Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004).
Kali điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia vào quá trình phân chia
tế bào, tăng cường khả năng hút các chất dinh dưỡng khác cho cây đồng thời
tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện khí hậu bất lợi như: chịu rét, chịu
hạn, chống úng tốt hơn,…(Nguyễn Như Hà và Lê Bích Đào, 2011).
Cần chú ý cân đối giữa các nguồn đạm, lân, kali, để giúp rau tăng năng suất,
chất lượng nhất và giúp giảm hàm lượng nitrate trong rau (Trần Thị Ba, 2008).
 Đối với sản xuất rau sạch

Để giảm hàm lượng nitrate tích lũy trong rau cần bón phân hữu cơ cho rau.
Vì việc sử dụng phân hữu cơ góp phần làm giảm lượng phân hóa học sử dụng
nên giúp giảm lượng nitrate trong rau màu.
Ở mồng tơi khi bón phân hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng nitrate đến 93,3%
so với khi bón bằng phân vô cơ (tức là từ 245,2 mg/kg giảm xuống còn 21,5
mg/kg). Còn ở rau cải xanh giảm đến 79,1% đã tạo ra sản phẩm sạch và an toàn
cho người sử dụng (Lâm Tú Minh và ctv, 2003 trích dẫn của Võ Thị Ngọc Nữa,
2012).
Giảm dư lượng thuốc BVTV: Phân hữu cơ có vai trò làm giảm thiệt hại do
bệnh và tuyến trùng nên hạn chế thuốc BVTV cho rau. Kết quả thí nghiệm trên cà
chua cho thấy ở các công thức sử dụng phân hữu cơ thì số cây nhiễm bệnh sương
mai ở mức nhẹ nhiều hơn so với công thức bón riêng lẻ phân hóa học (Đào Châu
Thu và ctv, 2005 trích dẫn của Nguyễn Hà Duyên, 2012).
Giảm hàm lượng kim loại nặng: Phức hợp hữu cơ – vô vơ trong đất giúp
ngăn cản khả năng đồng hóa của kim loại nặng của cây trồng giúp cho các sản
phẩm nông nghiệp sạch hơn (Vũ Tiến Khang và Lưu Hồng Mẫn, 2000 trích dẫn
của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Tình hình phát triển và ứng dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau
sạch
 Tình hình phát triển và sử dụng phân hữu cơ

 Tình hình sử dụng phân hữu cơ trên thế giới
Năm 1970, ở Nam Phi người ta đã sản xuất phân hữu cơ từ lân tự nhiên
nghiền mịn và amonium cacbonat. Trung Quốc được xem là nước có truyền
thống sử dụng phân hữu cơ lâu đời nhất với các nguồn phân chủ yếu là phân
chuồng, rơm rạ, phân xanh, tương đương 9,8 triệu tấn phân N, P, K nguyên
chất/năm (Lê Văn Tri, 2003).
Năm 1982, ở Mỹ đã sản xuất được khoảng 100 triệu tấn/năm từ bùn cống,
mùn cưa, vôi và đá phosphate. Ở Đài Loan thì phân hữu cơ bắt đầu sản xuất từ
năm 1986 từ than bùn, mùn cưa và lân tự nhiên (Juang, 1996 trích dẫn của
Nguyễn Hà Duyên, 2012).
 Tình hình sử dụng phân hữu cơ ở Việt Nam
Ở Việt Nam phân vi sinh cố định đạm, phân giải lân được nghiên cứu bước
đầu từ những năm 1960. Năm 1980 bắt đầu thử nghiệm các loại phân vi sinh vật
cho cây đậu nành, đậu xanh và đậu phộng với các chế phẩm như vinada, vinaga,
vidafo,… (Lê Văn Tri, 2003).
Theo ước tính nếu gom hết lượng phân từ gia súc ở Việt Nam thì hằng năm
có thể cung cấp cho mỗi hecta canh tác khoảng 11,7 tấn phân chuồng. Hiện nay,
trong tổng số chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng thì phân hữu cơ đóng góp
khoảng 25% và các loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam thường

là phân chuồng chiếm 65 - 70%, phân xanh 18 - 20%, than bùn và bùn 3 - 4%,
phân rác ủ 6 - 7% và các loại khác 4 - 5%. Từ những năm 1960 phân vi sinh cố
định đạm, phân giải lân đã được nghiên cứu bước đầu. Nhưng mãi đến năm 1980
mới bắt đầu thử nghiệm cho cây đậu nành, đậu xanh và đậu phộng với các chế
phẩm như vinada, vinaga, vinafo,… (Đỗ Đình Thuận và Nguyễn Văn Bộ, 2001
trích dẫn của Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
 Một số nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ trồng rau sạch

Nghiên cứu ứng dụng phân compost được ủ từ rác thải sinh hoạt trồng cải
tùa sại ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy bón 10 tấn phân hữu cơ/ha cải sẽ cho
năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế (Lê Ngọc Nhẫn, 2009).
Nông dân tỉnh Sóc Trăng tham gia mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh (phân
compost) và ứng dụng vào thực tế sản xuất trên rau màu như ớt, dưa leo, khổ
qua, dưa hấu,.. vừa tiết kiệm được chi phí phân bón và thuốc BVTV mà năng suất,
hiệu quả đạt cao hơn từ 10 - 15% so với cách dùng phân hóa học. Sản phẩm đạt
chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (Đức Toàn, 2009 trích dẫn của
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2011).
Nghiên cứu thử nghiệm phân compost ủ theo phương pháp yếm khí để
trồng rau bán thủy canh tại xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Giang. Kết quả cho thấy nếu hàm lượng bón phân compost càng nhiều thì cây
càng phát triển nhanh và cho trọng lượng càng lớn (Nguyễn Thị Ấm, 2010).

Các loại rác hữu cơ được cho vào thùng ủ, nếu trong thùng khô quá thì cho
thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống,
sau 60 ngày rác sẽ phân hủy thành phân compost có độ mịn, tơi xốp, màu đen
không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt,
hoa nở to đẹp, cây mau lớn cho nhiều trái (Nguyễn Xuân Dự, 2011 trích dẫn của
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2011).
Nghiên cứu xác định hàm lượng trứng giun sán và vi sinh vật gây bệnh trên
cải xanh bón bằng phân compost trên môi trường bán thủy canh bằng sơ dừa.
Kết quả cho thấy tỷ lệ lây nhiễm trung bình Coliforms và trứng giun từ phân
compost sang cây cải xanh tương đối thấp (dưới 6%) (Bùi Thị Mai Phụng và
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2011).
Nghiên cứu sự tích lũy nitrate trong cải xà lách khi bón bằng phân compost
được ủ bằng rác thải sinh hoạt cho thấy năng suất cải xà lách phụ thuộc vào tỷ lệ
bón phân đạm, đặc biệt có hiệu quả cao khi bón bằng compost. Mặt khác, nghiệm
thức chỉ bón phân vô cơ sẽ cho sản phẩm cải có hàm lượng nitrate cao hơn so với
các nghiệm thức bón phân compost kết hợp với phân vô cơ (Huỳnh Thị Trùng
Dương, 2012).
Nghiên cứu khả năng tích lũy chì trong cải bẹ xanh khi bón bằng phân
compost được sản xuất từ rác thải sinh hoạt kết quả cho thấy việc bón phân vô cơ
làm cây sinh trưởng kém, tỷ lệ cây chết cao, trọng lượng và năng suất thấp hơn
so với bón phân compost (Nguyễn Hà Duyên, 2012).
Ứng dụng phân compost có trộn dưỡng chất để trồng cải bẹ xanh tại xã
Long Giang, huyện Chợ Mới kết quả cho thấy không tìm thấy E.coli trên phân
compost và cải xanh (Bùi Thị Mai Phụng và Võ Thị Ngọc Nữa, 2013).
Qua các nghiên cứu trên cho thấy rằng các nghiên cứu về sử dụng phân
compost có nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt phần lớn đều thực hiện với quy mô
nhỏ như thí nghiệm ở nhà lưới, ngoài đồng với diện tích vài mét vuông… nên
chưa thấy được những tác động tích cực hay tiêu cực của phân compost đến môi
trường đất cũng như sự tích lũy của các chất độc trong cây trồng. Do vậy, cần có
các nghiên cứu mang tính thực tiễn.

2.2 Vị trí, tính chất của chì và ảnh hưởng của chúng đến môi trường và
sinh vật
2.2.1

Vị trí, tính chất
a. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Chì ở ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kỳ 6. Ký hiệu là Pb.
b.

Tính chất

Chì là kim loại màu trắng hơi xanh, có khối lượng riêng lớn (D = 11,34
g/cm3), nóng chảy ở 327,4oC. Chì mềm nên dễ dát thành lá mỏng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi
tiếp xúc với không khí. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền. Chì
và các hợp kim của nó đều độc và nguy hiểm do tính tích luỹ của nó, nên khó giải
độc khi bị nhiễm độc lâu dài.
Ở điều kiện thường, Pb tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo
vệ cho kim loại không bị oxi hóa. Khi đun nóng trong không khí, Pb tạo bị oxi hóa
dần đến hết, tạo ra PbO.

2Pb + O2  2PbO (2.1)
(Nguồn: Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2013)
 Ứng dụng

Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn và là một phần của nhiều hợp kim
(Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2013).
Chì được dùng để bọc dây cáp, chống tia phóng xạ và tia rontgen, chế tạo
anot khi điện phân muối sulfat để thu kim loại, để lót (bọc) các thiết bị dùng cho
phản ứng trong dung dịch axit sunfuric. Ngoài ra, chì còn được dùng để chế tạo
hợp kim chống mài mòn, hợp kim đúc chữ in và các hợp kim dễ nóng chảy khác
(Lê Chí Kiên, 2001).
Do vậy, trong các hoạt động xây dựng hoặc việc sử dụng acquy trong sinh
hoạt sẽ làm phát sinh chì,…
2.2.2

Tác dụng sinh hóa và ảnh hưởng của chì đến sinh vật và con người
 Tác dụng sinh hóa của chì
Tác dụng sinh hoá chủ yếu của chì là tác động làm phá vỡ hồng cầu. Chì ức
chế một số enzyme quan trọng của quá trình tổng hợp máu do sự tích luỹ của các
hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất. Chì phá huỷ quá trình tổng hợp
hemoglobin cũng như các sắc tố hô hấp khác cần thiết trong máu như
cytochromes.
Chì cũng cản trở việc sử dụng oxy và glucoza để sản sinh năng lượng cho
quá trình sống. Sự cản trở này có thể nhìn thấy khi nồng độ chì trong máu nằm
khoảng 0,3 ppm. Ở các nồng độ cao hơn (> 0,3 ppm) có thể gây hiện tượng thiếu
máu (thiếu hemoglobin). Nếu hàm lượng chì trong máu nằm trong khoảng 0,5 0,8 ppm gây ra sự rối loạn chức năng của thận và phá huỷ não.
 Ảnh hưởng của chì đối với sinh vật và con người
Chì được tích tụ lại trong cơ thể thực vật sống trong nước. Với các loại thực
vật bậc cao, hệ số làm giàu có thể lên tới 100 lần, ở bèo có thể đạt tới trên 46.000
lần. Các vi sinh vật bậc thấp bị ảnh hưởng xấu ngay cả ở nồng độ 1 - 30 μg/l

(Phạm Thị Lựu, 2010 trích dẫn của Nguyễn Hà Duyên, 2012).
Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3 - 4 lần người lớn. Chì tích tụ ở
xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D,
gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến
chứng viêm não ở trẻ em.
Chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn
cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức
độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong.
Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng sẩy thai
hoặc thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn
Chì có tác dụng rất độc hại cho cơ thể con người và có thể gây ra một
số bệnh kinh niên, mãn tính, ví dụ như bệnh thận hay bệnh thần kinh.
(Nguồn: Italisan Life, 2014 )

2.3 Giới thiệu về cải bắp
2.3.1

Nguồn gốc

Bắp cải (cabbage) hay cải bắp (loài Brassica oleracea thuộc nhóm cây trồng

Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự Brassicaceae/Cruciferae) (Rau Hoa Quả VN, 2007 trích dẫn của Khoahoc.TV,
2007).
Cải bắp được biết tiến hóa từ loài cây hoang dại không cuộn bắp sống ở dọc
bờ biển phía Đông nước Anh và phía Tây Châu Âu. Cải bắp được trồng phổ biến
từ năm 1867 và phổ biến khắp thế giới (Trần Thị Ba, 1999).
2.3.2

Phân bố

Cải bắp thích hợp với khí hậu ôn đới nên nó phân bố chủ yếu ở các nước có
khí hậu ôn đới như: Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Ở Việt Nam, cải bắp được
trồng ở miền Bắc vào vụ Đông Xuân làm rau ăn lá quan trọng, bên cạnh đó cũng
được trồng ở cao nguyên miền Trung như Đà Lạt, còn ở Nam Bộ, trong những
năm sau này, do cải tiến về giống nên cải bắp được trồng khá nhiều ở và bà con
quen gọi là cải nồi (Rau Hoa Quả VN, 2007 trích dẫn của Khoahoc.TV, 2007).
2.3.3

Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng
a. Đặc điểm

Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ
chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ. Nó là cây thân
thảo, sống 2 năm và là một thực vật có hoa thuộc nhóm 2 lá mầm với các lá tạo
thành một cụm đặc gần như hình cầu đặc trưng. Cây có thân to và cứng, mang
vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục
nhạt hay mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thùy ở ngọn lớn,
lượn sóng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân


15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Cơ quan sinh dưỡng của cải bắp là bắp, gồm có thân, nhiều chồi và lá cuốn
lại. Vai trò điều chỉnh hoạt động sống của cải bắp là do chồi ngọn.
Bộ phận dùng: Thân trên mặt đất.
Cải bắp được nhập vào trồng ở nước ta làm rau ăn. Thông thường có ba
loại hình: Cải bắp cánh dày, tròn và nhọn. Cải bắp cuốn là cây ưa nắng, không
chịu bóng râm, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiệt độ trên 25 oC
không thích hợp, nhiệt độ cao liên tục sẽ làm rễ yếu, cây giống ra hoa dị dạng.
Cải bắp có 4 thời kỳ sinh trưởng: Cây non 5 - 6 lá trong 20 - 30 ngày, chồi
xanh tăng trưởng 2 ngày; trải lá cuốn bắp 20 - 25 ngày, cần nhiều nước và phân;
thời kỳ cuốn đến khi thu hoạch 10 - 15 ngày.
(Nguồn: Rau Hoa Quả VN, 2007 trích dẫn của Khoahoc.TV, 2007)
b. Giá trị dinh dưỡng

Trong 100 g cải bắp cung cấp cho cơ thể con người 50 calo, nhiều muối
khoáng nhất là canxi, phospho, kali, sắt... Nhiều vitamin C, B, A, P,... Lượng
vitamin trong cải bắp nhiều hơn gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai
tây, hành tây. Đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho
thành mạch máu bền vững hơn, vitamin C kết hợp với vitamin P làm thành phức
hợp PC và vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị oxy hóa vì thế có giá trị sinh
học cao hơn thuốc vitamin C (Rau Hoa Quả VN, 2007 trích dẫn của Khoahoc.TV,
2007).
2.3.4 Kỹ thuật trồng cải bắp
a. Thời vụ

Đồng bằng sông Cửu Long có thể gieo trồng cải bắp quanh năm, tuy nhiên
khả năng sản xuất cải bắp vào các tháng 8, 9, 10 dương lịch còn hạn chế và chưa
ổn định. Các vụ trồng chính như sau:
 Đông Xuân: gieo tháng 8 - 9, trồng tháng 9 - 10 và thu hoạch vào tháng 11 - 12

dương lịch. Cải chủ yếu trồng trên đất cơ cấu nhẹ, bờ cao thoát nước tốt và
không ngụp úng khi nước dâng cao. Canh tác vụ này đỡ công tưới nước, ít sâu,
giá bán cao.

 Chính vụ (Đông Xuân): gieo cải tháng 10 - 11, trồng 11 - 12 và thu hoạch vào

tháng 1 - 2 dương lịch (Tết nguyên đán). Đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây
con và đánh luống thoát nước tránh ngập úng. Khi trồng cây ra ruộng trời khô
ráo dễ sửa soạn đất, cây sinh trưởng trong nhiệt độ tương đối thấp trong năm
nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh, năng suất trung bình 20 - 25
tấn/ha.

 Xuân Hè: Gieo tháng 12 - 1, trồng tháng 1 - 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 dương

lịch. Phần lớn cải được trồng sau vụ lúa trên đất ruộng. Vì trời không mưa, nhiệt
độ cao nên lượng nước cung cấp cho cải là rất lớn, sâu bệnh nhiều nhất là sâu tơ,
năng suất trung bình là 18 - 22 tấn/ha.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

16


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

 Hè Thu: Gieo tháng 3 - 4, trồng tháng 4 - 5 và thu hoạch vào tháng 6 - 7 dương

lịch. Cải trồng chủ yếu trên đất ruộng không cao trồng lúa hè thu được. Vụ này có
mưa nên đỡ tưới nước, sâu bệnh nhiều nhất là bệnh thối nhũn, năng suất trung
bình 15 - 18 tấn/ha.
(Nguồn: Trần Thị Ba, 1999)

b. Làm đất và trồng
Nên trồng ở đất phù sa, độ pH khoảng 6 - 6,5, đất giàu mùn (hàm lượng
hữu cơ khoảng 1,5%). Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn nước thải, các khu công
nghiệp; cách đường quốc lộ ít nhất 100 m. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ
động.
25 cm.

Làm đất kỹ, lên luống rộng 100 - 120 cm, rãnh luống 20 - 30 cm, cao 20 -

c. Bón phân

Lượng phân bón và thời kỳ bón phân thay đổi tùy điều kiện đất đai, mùa vụ
và giống trồng. Ở ĐBSCL có thể áp dụng lượng phân như sau:
Phân chuồng hay phân tôm: 1 - 2 tấn/ha.
Phân đạm: 150 - 250 kg N hay 326 - 540 kg urea/ha.
Phân lân: 80 - 120 kg P2O5 hay 530 - 800 kg super lân/ha.
Phân kali: 60 - 100 kg K2O hay 100 - 160 kg KCl/ha.
Phân được chia làm nhiều lần để bón tùy theo mức sinh trưởng của cải
(Trần Thị Ba, 1999).
Có thể dùng nitrat amon, sulfat amon thay cho urea, kali clorua hay cho kali
sulfat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất

tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh
dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản
xuất.
d. Chăm sóc
 Làm cỏ, xới góc

Trong thời gian canh tác cần làm cỏ 2 lần vào ngày 20 và 40 sau khi cấy. Khi
làm cỏ kết hợp xới góc phá váng và đánh bỏ các lá già để chân cải được thoáng,
sâu bệnh không ẩn nấp, cần kết hợp với các lần bón phân thúc (rãi phân xung
quanh gốc).
 Tưới nước

Lượng nước tưới cho cải bắp thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết và đất đai.
Vụ Đông Xuân và Xuân Hè ở ĐBSCL nếu tưới thùng có thể tưới 2 - 3 lần trong
ngày, tưới phun máy mỗi ngày một lần.
e. Phòng trừ sâu hại

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

 Sâu hại: Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên rau họ thập tự, trong đó có các

loại sâu hại chính:


Sâu tơ (Plutella xylostella) là sâu gây hại nguy hiểm nhất. Chúng phát
sinh và gây hại liên tục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng
trừ tổng hợp:
Thuốc hóa học: sử dụng phổ biến dù rất khó khăn vì sâu kháng thuốc
mạnh, do đó phải thay đổi hay pha chế nhiều loại thuốc với nhau mới được. Các
loại thuốc thường dùng hiện nay là MVP, BT, Biobit, Dipel,… kết hợp với một trong
các loại thuốc Sumi - alpha, Fastac, Decis,…
Thuốc sinh học điều chế từ Bacillus thuringiensis (BT), thuốc có hiệu quả
cao trong vòng 30 năm kể từ ngày sản xuất và không gây độc cho người tiêu
dùng.
Phương pháp dùng bẫy đèn diệt bướm cũng được hỗ trợ cho các phương
pháp dùng thuốc vào những mùa mà mật số sâu cao.
Trồng luân canh giữa cải bắp với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ
(đậu, cà). Trên cùng ruộng, có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để
hạn chế gây hại của sâu tơ.
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): Sâu phá hoại ở mọi thời vụ, mọi thời kỳ
sinh trưởng của cải, cắn đứt ngang cây con, tai hại nhất là lúc cả vào cuốn, sâu
ăn vào cuốn và phá hoại bên trong cuốn rất khó diệt. Sâu đẻ trứng ở mặt lá
thành từng ổ, trên phủ lông màu trắng ngà. Sâu cũng có khả năng kháng thuốc vì
vậy nên thay đổi loại thuốc thường xuyên. Phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ
cho hiệu quả cao. Các loại thuốc như Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2,5
EC,.. có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2 - 3 cc/8 lít.
Rầy mềm (Phopalosiphum pseudobrassicae): tập trung chủ yếu ở mặt
dưới chích hút nhựa làm cây suy yếu, lá biến vàng, khô cả cây và bọ nhảy con
thành trùng ăn lủng lá, ấu trùng cạp rễ và gốc. Phun thuốc DDVP, Sumicidin,
Polytrin, Cymbus, Fastac 5 - 10 cc/bình 8 lít.
Bọ nhảy (Phyllotreta sp.): Xuất hiện nhiều vào cuối mùa nắng và đầu
mùa mưa, bọ gặm nhấm mặt trên của lá làm thành những lỗ tròn nhỏ, ảnh
hưởng đến diện tích quang hợp lá. Con trưởng thành đẻ trứng dưới đất gần nơi

cây mọc, ấu trùng phá hoại rễ con dưới đất, sự thiệt hại khó nhận thấy, sau đó
hóa nhộng. Phòng trị bọ nhảy bằng các thuốc thông dụng như DDVP, Sherpa,…
 Bệnh hại: Trên rau cải bắp thường có các bệnh: thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia

carotovora sp.), bệnh thối do nấm (Sclerotinia sclerotium), bệnh đốm lá
(Cereospora sp.), bệnh da lợn hay thối khô (Rhizoctonia Solani). Để phòng trừ,
cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom
các lá già,... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.
Khi cần có thể dùng các thuốc:

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

- Trừ bệnh thối nhũn: Zineb Bul 80WP, Macozeb 80WP, Ridomil MZ 72 WP,
Anvil 5SC, Aliette 80WP, Curzate MB 72WP.
- Trừ bệnh đốm lá: Score 250EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP.
Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn bao bì của từng loại thuốc, thời
gian cách ly không dưới 10 ngày.
(Nguồn: Trần Thị Ba, 1999)

g. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch này phụ thuộc giống, mùa trồng và địa điểm canh tác.
Các giống trồng ở ĐBSCL cho thu hoạch bắp 60 - 75 ngày sau khi trồng ra đồng.
Thu hoạch bắp khi bắp cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt bắp căng, bắp phát triển đầy

đủ, mặt bắp bóng láng và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu sớm bắp chưa cuộn chắt,
năng suất kém. Nếu thu muộn bắp nứt nẽ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch lúc trời
mát hay ban chiều, có thể thu tỉa nhiều đợt nếu bắp tăng trưởng không đều. Bắp
tươi bán ở chợ được cắt tỉa bớt lá ngoài cho đẹp và giữ bắp không bị bầm dập.
Nhiệt độ tốt nhất để lưu trữ bắp trong kho là 0 - 2 oC và độ ẩm tối hảo là 90 - 95%
(Trần Thị Ba, 1999).

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hàm lượng chì tích lũy trong phân compost của nhà máy xử lý rác thải
sinh hoạt tập trung xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Hàm lượng chì tích lũy trong cải bắp khi bón phân compost của nhà máy
này.
3.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 2 nông hộ trồng cải bắp trong vụ Đông

Xuân năm 2015 ở ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
Hộ 1: ông Nguyễn Văn Phích. Địa chỉ: ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh,
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Hộ 2: ông Võ Văn Biển. Địa chỉ: ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2015.
Địa điểm phân tích mẫu: Phòng Thí nghiệm - Thực hành, Khu Trung tâm,
Trường Đại học An Giang.
3.3

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung

Xác định tỷ lệ % chì tích lũy trong cải bắp khi sử dụng phân ủ (compost) có
nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt để bón. Từ đó, so sánh với các quy định về hàm
lượng chì trong rau dùng làm thức ăn cho người.
 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá chất lượng phân về mặt dinh dưỡng (N, P, K) và hàm lượng chì
trong phân compost và trong đất trồng.
Nghiên cứu sự tích lũy của Pb trong cải bắp sử dụng phân compost để bón
và đánh giá sự ảnh hưởng của chì đến sự phát triển của cây cải bắp.
3.4

Nội dung nghiên cứu

Thu thập số liệu thứ cấp về đặc tính sinh học của cải bắp, kỹ thuật trồng cải
bắp đạt hiệu quả cao và tính chất của phân compost ở xã Bình Thạnh, huyện

Châu Thành.
Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân và đất trồng như
nitơ tổng số, phospho tổng số, kali tổng số, lân hữu dụng (P-P 2O5). Hàm lượng chì
trong đất trồng và trong phân.
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây (chiều cao, số lá, kích thước lá…)
theo thời gian và sự tích lũy chì trong đất.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Xác định và đánh giá khả năng tích lũy hàm lượng chì trong cải bắp sau 65
ngày trồng.
3.5

Phương tiện nghiên cứu

3.5.1 Phương tiện nghiên cứu

Phân compost lấy từ hộ ông Nguyễn Văn Phích tại ấp Thạnh Hưng, xã Bình
Thạnh, huyện Châu Thành.
Phân hóa học: Sử dụng kết hợp một số loại phân như urea, NPK (16 - 16 - 8),
NPK (20 - 20 -15), phân hữu cơ vi sinh ( VK.A Trichoderma + TE),…
Hạt giống cải bắp được mua ở công ty TNHH Giống Cây trồng Hưng Nông.
Đất trồng tại ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành.
Nước tưới: sử dụng nước trực tiếp của sông.

Dụng cụ: leng, bình phun thuốc sâu, thước dây, cân,...
3.5.2 Thiết bị dùng trong phân tích mẫu

Thiết bị thủy tinh: Buret, cốc thủy tinh, pipet, bình tam giác, bình định mức,
ống cất đạm, đũa thủy tinh,...
Thiết bị phân tích mẫu: Bếp phá mẫu, thiết bị cất đạm bán tự động, máy
quang phổ ngọn lửa hoặc máy quang phổ hấp thụ nguyên tử,...
Ngoài ra còn một số dụng cụ khác như: tủ sấy, phễu lọc, chén sứ, giấy lọc,
bếp đun, cuvet,...
3.5.3 Hóa chất dùng trong phân tích mẫu
a. Chỉ tiêu N - P - K: H2SO4, HClO4 70%, dung dịch hấp thu H 3BO3 (axit

Boric); dung dịch chuẩn HCl 0,01N, phenolphtalein.

b. Pb trong đất và trong phân compost: hỗn hợp 2 acid đậm đặc H2SO4

và HClO4.

c. Pb trong rau: acid HNO3 20%.

3.6

Phương pháp nghiên cứu

3.6.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu về tính chất của phân compost ở xã Bình Thạnh, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang.
Tính chất, ứng dụng, tác dụng sinh hóa, ảnh hưởng của chì đến sinh vật và
con người thông qua sách báo, internet, bài báo cáo và các nghiên cứu có liên

quan.
Thu thập số liệu từ các bài báo cáo, các nghiên cứu hay sách báo về đặc tính
sinh học của cải bắp và kỹ thuật trồng cải bắp đạt hiệu quả cao.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

3.6.2 Phương pháp khảo sát kỹ thuật trồng cải bắp

a. Trước khi trồng
Phân tích hàm lượng Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Kali tổng số, đạm hữu
dụng (NH4+ và NO3-), lân hữu dụng (P-P2O5), Pb tổng số trong phân compost và
trong đất trồng.
Chuẩn bị đất thật kỹ, tơi xốp, làm sạch cỏ, san bằng đất trồng và không xịt
thuốc trước khi gieo cải.
Làm luống cao 15 cm, diện tích luống ở hộ 1 là 31,40 m 2 (36 m x 0,9 m) và
hộ 2 là 32 m2 (40 m x 0,8 m), cả hai hộ đều có rảnh thoát nước ở hai luống kế tiếp
nhau.
Phủ rơm lên mặt ruộng để hạn chế đất cát bắn lên lá, hạn chế sâu bệnh và
cỏ dại.
b. Trong quá trình trồng

 Bón phân


Hộ 1: Nguyễn Văn Phích
Phân bón được chia làm hai giai đoạn: bón lót và bón thúc.
Diện tích đất nghiên cứu là 31,20 m2 (38 m x 0,9 m).
Tổng lượng phân sử dụng trên diện tích đất nghiên cứu là 0,577 kg DAP (18
- 46), 11,538 kg phân compost, 0,924 kg urea và 1,924 kg NPK (16 - 16 - 8) kết
hợp các loại thuốc trừ sâu TASIEU, ALEX, MARSHAL,…
Hộ 2: Võ Văn Biển
Diện tích đất nghiên cứu là 33,60 m2 (42 m x 0,9 m).
Chỉ bón thúc, không bón lót.
Tổng lượng phân sử dụng trên luống nghiên cứu là 0,882 kg urea, 1,578 kg
NPK (16 - 16 - 8), 0,395 kg VK.A trichoderma + TE kết hợp phun thuốc trừ sâu
MARSHAL, VOLIAM TARGO,...
 Chế độ chăm sóc

Kỹ thuật tưới: Mỗi ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Bón phân: Bón đúng như tỷ lệ cho trên mỗi luống.
Chăm sóc: Thường xuyên theo dõi, bắt sâu, nhổ cỏ dại, nhổ bỏ cây bệnh, lá
héo úa ở gốc để ngăn ngừa nguồn bệnh.
 Chỉ tiêu theo dõi

Sau 65 ngày trồng, tiến hành thu 9 điểm theo quy tắc đường chéo. Sau đó đo
chiều cao, đếm số lá và tỷ lệ cây chết ở các thời điểm 14, 28, 42, 56 NSKC và thời
điểm thu hoạch (65 NSKC).
c. Khi thu hoạch

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

22



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Cải bắp sau 65 ngày trồng thì tiến hành thu hoạch để tính năng suất và
phân tích hàm lượng chì trong cải.
3.6.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu tăng trưởng và năng suất

Trên mỗi luống, chọn 9 điểm theo quy tắc đường chéo ở các thời điểm 14,
28, 42, 56 NSKC và thời điểm thu hoạch (65 NSKC) rồi tiến hành đo các chỉ tiêu:

Hình 3.1: Sơ đồ lấy mẫu đất và cải bắp

Chiều cao cây: Dùng thước thẳng đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất của
cây.
Kích thước lá: Dùng thước thẳng đo hình chữ thập trên lá vị trí to nhất rồi
tính trung bình.
Số lá: Đếm tất cả các lá có thể nhìn thấy.
(Nguồn: Võ Thị Ngọc Nữa, 2012)

Đo đường kính bắp: Dùng thước dây quấn quanh bắp ở vị trí to nhất của
bắp.
Năng suất: Sau khi thu hoạch toàn bộ cải bắp trên mỗi nghiệm thức, tiến
hành cân và tính năng suất theo công thức:
N
Trong đó:
N: Năng suất cải bắp sau khi thu hoạch (kg/m 2)
m: Tổng khối lượng cải bắp theo mỗi luống (kg)
S: Diện tích luống nghiên cứu (m2)
3.6.4 Phương pháp thu và xử lý mẫu đất, phân và cải bắp

a. Mẫu đất

Mẫu đất được lấy trước khi cấy cải bắp vào và sau khi thu hoạch cải bắp.
Lấy từ nhiều điểm riêng biệt (9 điểm) đại diện cho một khu vực được khảo sát.
Mẫu đất dùng nghiên cứu phát sinh hoặc nông hóa, sau khi lấy về cần phải
hong khô không khí ngay. Phơi đất ở chỗ râm, tránh ánh sáng mặt trời, tránh để
nơi có bụi bặm, kho chứa hóa chất và nhà vệ sinh.
Chú ý: những cục đất to nên được bẻ nhỏ, nhặt sạch các rễ cây, lá cây,…
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

Đất được phơi trong khay nhựa sạch, giấy dầu, mẫu được rải đều và mỏng
ra khay phơi mẫu với độ dày lớp đất chỉ khoảng 0,65 cm.
b. Mẫu phân

Trộn đều mẫu phân sau đó lấy ngẫu nhiên. Sau đó. Tiếp theo xử lý mẫu theo
10TCN 301 - 97.
c. Mẫu cải bắp

Sau 65 ngày trồng, tiến hành thu 9 điểm theo quy tắc đường chéo ở các thời
điểm 14, 28, 42, 56 NSKC và thời điểm thu hoạch (65 NSKC). Mẫu cải bắp sau khi
thu cho vào bọc nilon có ghi nhãn, sau đó trữ lạnh ở 10 - 15 oC bằng cách sử dụng
thùng cách nhiệt có chứa đá lạnh (điều chỉnh nhiệt độ bằng nhiệt kế thông qua
khối lượng đá cho vào thùng) (TCVN 9016: 2011).

Mẫu thực vật: giũ sạch đất, rửa sạch, cắt ngắn tách riêng phần rễ và thân.
3.6.5 Phương pháp phân tích mẫu phân
a. Phương pháp phân tích nitơ tổng số, lân tổng số và kali tổng số trong

phân compost và đất
 Phân tích Nitơ tổng số bằng phương pháp Kjendhal

Hàm lượng Nitơ tổng số được tính theo công thức:
Trong đó:
(ml)

a: Thể tích dung dịch acid tiêu chuẩn tiêu chuẩn khi chuẩn độ mẫu

b: Thể tích dung dịch acid tiêu chuẩn tiêu chuẩn tiêu tốn khi chuẩn độ
mẫu trắng (ml)
V: Thể tích toàn bộ dung dịch công phá (ml)
v: Thể tích dung dịch trích chuẩn độ (ml)
N: Nồng độ đương lượng dung dịch chuẩn acid (N)
m: Khối lượng mẫu phân tích (g)
k: Hệ số chuyển đổi về đất khô kiệt
(Nguồn: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998)
 Phân tích phospho tổng số theo phương pháp acid ascorbic –

antimoantartrat

Tính %P trong mẫu khô tuyệt đối theo công thức:
(3.2)
% P2O5 = 2,31 % P (3.3)
Trong đó:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân


24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Mai Phụng

a: Nồng độ phospho tìm được trên đường chuẩn mg P/lít
m: khối lượng mẫu (g)
V: thể tích dung dịch mẫu sau phân hủy (100 ml)
k: hệ số khô kiệt mẫu
V1: Thể tích dung dịch sau phân hủy (trích) để phân tích tính bằng (ml)
V2: thể tích bình lên màu (50 ml)
100; 1000: Các hệ số quy đổi
 Phân tích phospho dễ tiêu

Hàm lượng phospho dễ tiêu (tính theo mg P/kg) được tính theo công thức:
P(mg/kg) =

(3.4)

Trong đó:
a: nồng độ phospho trong dung dịch xác định (mg/l)
b: nồng độ phospho trong dung dịch mẫu trắng (mg/l)
V: toàn bộ thể tích dung dịch chiết mẫu (ml)
f : hệ số pha loãng của dung dịch mẫu
m: khối lượng mẫu (g)
k: hệ số chuyển thành đất khô tuyệt đối
Hàm lượng phospho dễ tiêu (tính theo mg P2O5/kg) trong đất:

P2O5 dễ tiêu trong đất (mg/kg) = P dễ tiêu trong đất (mg/kg) x 2,31 (3.5)


Phân tích Kali tổng số

Hàm lượng kali tổng tính bằng phần trăm khối lượng Kali theo công thức:
K(%) = =
Trong đó
a: nồng độ K trong dung dịch xác định (mg/l)
b: nồng độ K trong dung dịch mẫu trắng (mg/l)
V: toàn bộ thể tích dung dịch phá mẫu (ml)
m: khối lượng mẫu (g)
K: hệ số chuyển thành đất khô tuyệt đối
f: hệ số pha loãng mẫu
100: hệ số tính phần trăm
1000: hệ số chuyển thể tích từ mililit sang lít
1000: hệ số chuyển khối lượng miligam sang gam
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Vân

25


×