Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.64 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Lãi suất là giá cả của tiền tệ, là công cụ điều hành kinh tế vĩ
mô. Lãi suất tác động đến cung cầu vốn thị trường, tạo động lực kích thích tiết
kiệm, phân bổ các nguồn vốn tài chính, chống lạm phát thông qua kích thích
hoặc hạn chế đầu tư. Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định. Với tư
cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn
nguồn tiền mà ngân hàng huy động được cấu thành chi phí của ngân hàng và
ngược lại khách hàng cũng phải trả giá cho các sản phẩm mà ngân hàng cung
cấp - cấu thành thu nhập của ngân hàng. Do tính chất và yêu cầu về các sản
phẩm, giá các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng cho phép khách hàng tiếp
cận với hàng triệu khách hàng khác nhau, thuộc những vùng, ngành nghề khác
nhau.
Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định thay
đổi lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất cho vay. Có những lúc các ngân hàng phải
chịu lãi suất tiền gửi cao và chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất
huy động. Khi tăng lãi suất huy động , các ngân hàng đều nhằm vào việc thu
hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ mục
đích tài chính nào đó. Tuỳ vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của chính phủ
hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các
ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền
vào các khoản hoặc quỹ tiết kiệm.
Năm 2008 là năm mà tình hình tài chính toàn cầu chứng kiến những thay đổi
lớn và liên tục. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo hàng loạt những
biến động thị trường tài chính các nước cùng với đó là sự biến động chóng
mặt và bất ngờ về lãi suất của tất cả các NHTM nhằm ổn định lại thị trường.
1
Biến động mạnh và theo hướng ngược chiều nhau là đặc điểm chung về lãi
suất huy động cũng như lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng. Căn cứ vào đó
có thể thấy độ nhạy cảm của huy động và cho vay vốn với lãi suất luôn thay
đổi. Xuất phát từ thực tế trên tôi hình thành ý tưởng và nghiên cứu đề tài :


“Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi
nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tác động của thay đổi lãi suất tới huy động
và cho vay vốn tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Cầu Giấy – Hà Nội.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
lãi suất tín dụng và sử dụng công cụ lãi suất trong huy động và cho vay vốn
- Tìm hiểu tình hình huy động và cho vay vốn dưới sự thay đổi của lãi
suất đến năm 2008 tại chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Cầu Giấy – Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động cho vay
vốn tại chi nhánh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả huy động và cho
vay vốn tại chi nhánh năm 2008.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về sự thay đổi lãi suất, ảnh
hưởng sự thay đổi lãi suất tới huy động và cho vay vốn tại chi nhánh.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng
2
No&PTNT Cầu Giấy- Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá kết quả hoạt động chung trong 3
năm 2006-2008. Nghiên cứu sự biến động lãi suất trong năm 2008.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Đây là những số liệu, thông tin đã được
nghiên cứu và công bố phục vụ cho quá trình nghiên cứu, nắm được thông tin
về địa bàn và đối tượng nghiên cứu. Bao gồm thu thập số liệu qua sách báo,

các công trình khoa học được công bố, số liệu thống kê, các bảng tổng kết và
bảng số liệu theo dõi hoạt động tại chi nhánh… Cụ thể đọc và nghiên cứu
những tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc và xử lý bằng excel đưa ra
đựơc bảng biểu và đồ thị.
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
1.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành những dạng thích hợp hơn
cho việc hiểu và giải thích chúng. Trong đề tài tôi sử dụng số tương đối, số
tuyệt đối và số bình quân…
1.4.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh số liệu qua các thời kỳ và giai đoạn để thấy được sự biến động
của các chỉ tiêu nghiên cứu.
3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Khái quát chung về lãi suất
2.1.1. Khái niệm về lãi suất
Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang
tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức phải
trả trên tổng số vốn đi vay trong một thời gian nhất định (năm, quí, tháng,
ngày…). Lãi suất được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức
tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn
quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ
vị trí khá quan trọng. Lãi suất là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp
phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách lãi suất, nếu
tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác
dụng thúc đẩy kích thích các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản

xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng nguồn vốn vay
ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn vốn của cải cho xã hội, tổng
thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều.
Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các NHTM, lãi suất là
giá cả của vốn, do vậy thông qua lãi suất các NHTM sẽ tự điều chỉnh hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của mình mà kết quả cuối
cùng là nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư được lợi vì sẽ được
hưởng giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao.
Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền
kinh tế, hay nói cách khác, khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn,
muốn đầu tư vào lĩnh vực nào cũng cần phải lấy lãi suất tín dụng trong nền
4
kinh tế làm cơ sở và quyết định ít nhất hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác
để sinh lời và phải có tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng lắm phải bằng lãi suất tín dụng.
Lãi suất còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua chính
sách tiền tệ của NHNN. Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, NHNN sẽ sử
dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu
thông về nhằm điều hoà lượng tiền trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng
hoá.
2.1.2. Phân loại lãi suât
2.1.2.1. Lãi suất huy động
Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định , với tư cách là
trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn
nguồn tiền mà ngân hàng huy động được.
Lãi suất: là tỷ lệ (%) của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định. Ví dụ,
lãi suất tiền gửi là 12%/năm. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng 100 triệu,
với thời hạn 6 tháng, thì ngân hàng sẽ phải trả số tiền lãi cho khách khi đến
hạn là:
10 triệu * 6 tháng * 12%/12 = 6 triệu
Lãi suất huy động: Là các loại lãi suất ngân hàng phải trả cho nguồn huy

động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm và lãi suất tài trợ như
lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay. Để đảm bảo thu nhập ròng, lãi suất huy động
bình quân phải nhỏ hơn lãi suất trợ bình quân. Trước đây lãi suất huy động được
ấn định ở mức cố định do NHNN ban hành nhưng điều đó tạo ra cản trở lớn cho
các NHTM thực hiện nghiệp vụ của mình và thị trường tài chính luôn mang tính
bao cấp. Qua nhiều những thay đổi để tiến tới tự do hoá lãi suất, ngày nay lãi
suất huy động được tính một cách linh hoạt dựa trên thực tế về thị trường cung -
cầu tiền tệ và các NHTM có quyền quyết định và đưa ra mức lãi suất huy động
5
phù hợp với tình hình cũng như hoạt động của mình.
R
d
= R
f
+ R
td
Trong đó: R
d
: Lãi suất huy động
R
f
: Lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín
phiếu kho bạc
R
td
: Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước
lượng
2.1.2.2. Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản: là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của
NHNN trong ngắn hạn. Theo luật NHNN, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho

Đồng Việt Nam, do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn
định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được dựa trên cơ sở lãi suất thị
trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất
huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu
vốn.Theo luật dân sự các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất
cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Tuy được nhắc đến
trong Luật NHNN và luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 song
lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 05 năm 2000. Trong
lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6
năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Điều này có nghĩa các tổ chức tín dụng
có thể quyết địng mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm. Lãi suất cơ
bản sẽ được NHNN công bố hàng tháng.
Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương
nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam là Fed Funds
6
Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) của Anh, Tokyo
Interbank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate
của Liên minh Châu Âu.
R
cb
= R
d
+ R
tn

Trong đó: R
cb
: Lãi suất cơ bản
R

d
: Lãi suất huy động
R
tn
: Tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng
2.1.2.3. Lãi suất cho vay
Hoạt động tín dụng là họat động cơ bản và truyền thống của ngân hàng.
Khi cạnh tranh trên thị trường cho vay càng cao, ngân hàng càng phải cố gắng
duy trì giá của các khoản tín dụng tại mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng
chung của thị trường tài chính. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao,
ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không
thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hóa hoạt động ngân hàng tại
nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh
lời của ngân hàng từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Chính vì vậy,
việc định giá chính xác các khoản cho vay ngày càng trở thành vấn đề cấp
thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Lãi suất cho vay là tỷ lệ số tiền lãi so với số tiền gốc khách hàng vay phải trả
cho NHTM.
Có hai cách xác định lãi suất cho vay:
+ Dựa trên lãi suất cơ bản:
R= R
cb
+ R
th
+ R
ct
Trong đó: R: Lãi suất cho vay
7
R
cb

: Lãi suất cơ bản
R
th
: Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
R
ct
: Tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh
+ Dựa trên lãi suất thi trường liên ngân hàng, là lãi suất các ngân
hàng cho nhau vay. Lãi suất trên thị trường lien ngân hàng nổi tiếng như LIBOR,
SIBOR thường trở thành lãi suất cơ bản của các NHTM. Lãi suất này thường
xuyên thay đổi. Do đó, nếu ngân hàng áp dụng cho vay với lãi suất thả nổi
thường chọn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hình thành lãi suất cho vay:
R = LIBOR + R
td
+ R
th
Trong đó: R: Lãi suất cho vay
LIBOR: Lãi suất liên ngân hàng
R
td
: Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng
R
th
: Tỷ lệ điều trỉnh rủi ro thời hạn
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường mà
các NHTM thực hiện việc vay và cho vay lẫn nhau sau khi họ đã tự cân đối
giữa nguồn vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng của mình. Lãi suất cho vay liên
ngân hàng là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nó chỉ dẫn
khá chính xác về chi phí vốn vay của các NHTM và cung - cầu vốn trên thị
trường. Mỗi loại ngoại tệ được chào mời với một lãi suất riêng biệt chủ yếu

với thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng vào thời điểm 11h30’(Giờ London) khi
mà tình hình cung cầu đã rõ nét trên thị trường vốn quốc tế.
2.2 Hoạt động huy động và cho vay vốn.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
2.2.1.1 Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
8

×