Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 224 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG HOÀNG LỆ

THI PHÁP TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Văn học Việt nam
Mã số : 5 04 3 3

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS. HOÀNG NHƢ MAI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết
quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình
nào.
Tác giả luận án

Trƣơng Hoàng Lệ


MỤC LỤC
A. PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ............................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 8
5. Những đóng góp mới của luận án. ................................................................................. 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10
7. Kết cấu của luận án ...................................................................................................... 12
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 14
CHƢƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA
HỒ CHÍ MINH .................................................................................................................... 14
1.1. Chung quanh vấn đề thơ tứ tuyệt .............................................................................. 14
1.1.1. Về thuật ngữ :..................................................................................................... 14
1.1.2. Vấn đề nguồn gốc của thơ tứ tuyệt: ................................................................... 18
1.1.3. Mục đích của việc khảo sát thuật ngữ. ............................................................... 20
1.1.4. Những đặc điểm chung của thi pháp thơ tứ tuyệt đời Đƣờng:........................... 20
1.1.5. Thơ tứ tuyệt trong nền thơ ca Việt Nam - nhìn trên góc độ khái quát: .............. 26
1.2. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. ................................................................................. 37
1.2.1. Đặc điểm hành chức của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh: ......................................... 37
1.2.2. Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tỉnh thần hiện
đại:................................................................................................................................ 44


CHƢƠNG 2: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH NHÌN TRÊN GÓC ĐỘ
HÌNH TƢỢNG .................................................................................................................... 57
2.1. Hình tƣợng con ngƣời. .............................................................................................. 57
2.1.1. Con ngƣời tự do. ................................................................................................ 59
2.1.2. Con ngƣời dạt dào một tình yêu nhân loại. ........................................................ 77
2.2. Hình tƣợng không gian - thời gian. ........................................................................... 93
2.2.1. Hƣớng đến sự sống và tƣơng lai - một cái nhìn biện chứng về thời gian. ......... 95
2.2.2. Không gian vũ trụ mang tính xã hội. ............................................................... 106
CHƢƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN

CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ................................................................................ 117
3.1. Các thủ pháp lựa chọn tình huống trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh................. 117
3.1.1. Khai thác triệt để các yếu tố đối lập ................................................................. 118
3.1.2. Để sự vật tự nói lên bản chất của chúng. ......................................................... 126
3.2. Các tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. ............................................... 128
3.2.1. Cách diễn đạt không giống với ai .................................................................... 130
3.2.2. Cách vào đề bất ngờ và đa dạng. ..................................................................... 132
3.2.3 Cách kết thúc bất ngờ đặc sắc. .......................................................................... 135
3.2.4. Các hình thức liên kết một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. ........................ 140
3.3. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh ................................................................ 148
3.3.1. Một vài nhận định chung về ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. ........... 148
3.3.2. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự hội tụ của nhiều
nguồn thi liệu. ............................................................................................................ 150


3.3.3. Tự do trong việc sử dụng ngôn ngữ là hƣớng đến sự giản dị và đại chúng - một
đặc điểm độc đáo của thỉ pháp ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. ................. 161
3.3.4. Dùng hƣ từ "khƣớc"- một đặc điểm đặc sắc trong ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ
Chí Minh. ................................................................................................................... 168
C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 173
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 181


1

A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thế kỷ XX có một con ngƣời khi đang còn sống đã trở thành huyền thoại, đó là
Hồ Chí Minh, ngƣời anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà tƣ tƣởng vĩ đại,
nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, tƣ tƣởng của Ngƣời thật sự đã là kim

chỉ nam dẫn đƣờng cho cuộc đấu tranh vì độc lập - tự do, vì hạnh phúc của con ngƣời. Ngày
nay hơn bao giờ hết, trƣớc sự tồn vong và phát triển của đất nƣớc, những di sản tƣ tƣởng của
Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đèn tỏa sáng trên con đƣờng dân tộc đi lên. Trong vốn di sản quý
giá mà ngƣời để lại cho dân tộc, tác phẩm văn học là một di sản lớn mà chúng ta chƣa bao
giờ hiểu biết hết đƣợc, đặc biệt là những bài thơ tứ tuyệt của Ngƣời luôn có một vị trí rất
quan trọng trong lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam. Suốt gần nửa thế kỷ nay, các thế hệ nghiên
cứu nối tiếp nhau đi vào thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, nhằm khám phá, phát
hiện thêm những vẻ đẹp tiềm ẩn, chìm sâu trong thế giới tâm hồn cao đẹp, tràn đầy chất nhân
văn của ngƣời nghệ sỹ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Qua đó để có thể hiểu sâu sắc hơn nữa những
giá trị trong tƣ tƣởng vĩ đại của Ngƣời. Đây là điều gần 40 năm qua các nhà nghiên cứu, phê
bình đã làm, và cũng là điều khi thực hiện đề tài này, chúng tôi hằng có mong muốn góp một
chút gì đó cái vào đại dƣơng mênh mông ấy.
1.2. Để mở ra một chân trời mới cho việc khám phá vẻ đẹp của thơ tứ tuyệt Hồ Chí
Minh, chúng tôi chọn phƣơng pháp tiếp cận trên góc độ thi pháp học - tức là đi vào khảo sát
toàn bộ "các phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện một cách nghệ thuật, cũng nhƣ khám phá đời
sống bằng hình tƣợng" [53]; đó là khảo sát "hình thức tác phẩm trong tính toàn diện, trong
tính quan niệm" [53], hay nói khác đi "nghiên cứu cái lý bên trong sự tìm tòi, chọn lựa của
nhà


2

văn". Phƣơng pháp tiếp cận này khẳng định rằng: đối với một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là
thơ thì việc khảo sát các yếu tố hình thức là rất quan trọng, vì trong quá trình tri giác nghệ
thuật, toàn bộ bài thơ có đƣợc lƣu giữ trong trí nhớ của ngƣời đọc hay không là nhờ vào hình
thức của những câu thơ.
Đối với thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rằng, đã có rất nhiều các bài
viết, bài nghiên cứu từ nhiều năm qua chỉ đi theo một hƣớng tiếp cận truyền thống - chủ yếu
đi vào khai thác rất sâu sắc các giá trị về nội dung, nhƣng lại ít chú ý tới các giá trị về hình
thức nghệ thuật. Vì vậy, để tránh sự lặp lại và tránh sự phiến diện trong nghiên cứu về thơ tứ

tuyệt của Ngƣời, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những thế hệ đi trƣớc,
chúng tôi thấy cần phải đi vào "giải mã" hình thức những câu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh,
để có thể góp thêm một tiếng nói khách quan nữa cho quá trình đánh giá những giá trị của thơ
văn của Hồ Chí Minh nói chung và thơ tứ tuyệt của Ngƣời nói riêng. Qua đó để chứng minh
rằng, trong nền văn học Việt Nam hiện đại chỉ riêng ở thể loại tứ tuyệt, Hồ Chí Minh là ngƣời
có những đóng góp vô cùng quan trọng.
1.3. Hàng chục năm nay, thơ văn Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng đƣợc
giảng dạy trong nhà trƣờng, trong đó có rất nhiều bài thơ tứ tuyệt đƣợc chọn giảng trong
chƣơng trình chính khóa, và không ít những bài thơ tứ tuyệt của Ngƣời luôn làm say mê
ngƣời học - thôi thúc ngƣời đọc khám phá khôn cùng. Song hình nhƣ với ngƣời học, ngƣời
đọc, thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh vẫn là một thế giới còn nhiều điều bí mật chƣa đƣợc mở
ra. Do vậy, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm thêm một con đƣờng để hiểu và giảng
thơ tứ tuyệt của Ngƣời - con đƣờng tiếp cận hình thức thơ tứ tuyệt để khám phá nội dung.
Với tất cả những điều vừa phân tích ở trên, đó là toàn bộ lý do của việc chúng tôi thực hiện
đề tài nghiên cứu này.


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Có lẽ không quá lời khi nói rằng, trong ngành nghiên cứu văn học Việt Nam chƣa có
một tác giả nào mà tác phẩm nghệ thuật lại đƣợc mọi giới trong xã hội, đặc biệt là giới nghiên
cứu phê bình quan tâm nhiều đến nhƣ thơ văn của Hồ Chí Minh. Nếu tính từ những bài viết
cụ thể còn nguyên cảm xúc nóng hổi ngay khi những bài thơ của nhà thơ Hồ Chí Minh vừa
mới đƣợc in ra (1960) cho đến hôm nay, con số đã lên đến hàng trăm. Sự có mặt của các bài
viết, bài bình luận rải rác trên các báo, các tạp chí, đến những công trình có tính chất qui
phạm đƣợc sắp đặt thành chƣơng mục trong các sách giáo khoa các cấp, con số ấy đã đạt đến
mức kỷ lục, khó mà tổng kết đƣợc một cách đầy đủ trong một vài trang viết. Điều đó nói lên
tính chất qui mô đồ sộ của một hành trình nghiên cứu ngót 40 năm về thơ văn của Hồ Chí
Minh.

Tất cả những bài viết của một hành trình nghiên cứu về thơ văn của Hồ Chí Minh đều
ít nhiều có liên quan đến việc chúng tôi nghiên cứu đề tài này.Đặc biệt, trong các công trình
nghiên cứu về thơ ca nghệ thuật của Hồ Chí Minh nói chung, tuy các nhà nghiên cứu chƣa
chú ý đi vào nghiên cứu một các hệ thống thi pháp thể loại thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh,
nhƣng đều chú ý lấy dẫn chứng và phân tích từ những bài thơ tứ tuyệt - vì thật ra, thơ nghệ
thuật của Hồ Chí Minh chủ yếu là thơ tứ tuyệt chiếm gần nhƣ toàn bộ. Nhƣ vậy, về thực chất
những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều, trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Đó chính là nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Song
nếu đi vào liệt kê hết từ tên tác giả, cũng nhƣ các bài viết của những năm qua thi e dung
lƣợng quá lơn khó có thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của
luận án, chúng tôi xin đƣợc chắt lọc những nét tiêu biểu của các công trình nghiên cứu nhƣ
sau:


4

2.1. Những bài nghiên cứu ít nhiều có liên quan đến khuynh hƣớng thi pháp học, ký
hiệu học nhƣ:
Thi pháp đối lập trong "Nhật ký trong tù [33; 91] của tác giả Nhật Chiêu. Trong bài
viết của mình ông bày tỏ quan điểm rằng: Từ "thi pháp" được hiểu là phương thức phản ánh
cả tâm thức lẫn thực tại trong cơ cấu nghệ thuật mang dấu ấn sinh động của người sáng tạo
"[33; 92]. Xuất phát từ cái nhìn thi pháp vừa nêu trên, tác giả Nhật Chiêu đã khẳng định:
chính cảm thức tự do trong "Nhật ký trong tù" đã tác động đến toàn bộ thi pháp của tập nhật
ký. Hầu hết các bài thơ trong tác phẩm đều đƣợc xây dựng trên thi pháp đối lập. Ông đã rất
thành công khi đi vào khai thác các chi tiết, các tình huống đối lập để tìm ra cả một thế giới
với các cặp phạm trù đối lập trong "Nhật ký trong tù" nhƣ : Thân thể - tinh thần; tự do - nô lệ;
ánh sáng -bóng tối, không gian tù ngục - không gian tự do... Chính vì khai thác triệt để các
yếu tố đối lập mà tác giả đã dẫn ngƣời đọc đi sâu vào thế giới tâm hồn phong phú của nghệ sỹ
Hồ Chí Minh. Bài viết của tác giả Nhật Chiêu đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu hơn về thi
pháp những bài thơ tứ tuyệt trong Nhật ký trong tù.
Tác giả Duy Lập trong bài Thử vận dụng ký hiệu học vào việc phân tích một bài thơ

của Hồ Chủ Tịch đã có những đóng góp đáng kể. Mặc dù bài thơ mà tác giả chọn để phân
tích là bài Cảnh rừng Việt bắc - một bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú, nhƣng chính việc
tác giả đi vào phân tích bài thơ trên góc độ ký hiệu học đã mở ra một hƣớng tiếp cận mới cho
thơ ca của Hồ Chí Minh và giúp cho chúng tôi có một cái nhìn khái quát hơn trong việc
nghiên cứu hệ thống thi pháp thể loại thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
Các loạt bài viết : Thời sự và vĩnh hằng [24] của giáo sƣ Đặng Anh Đào; Các thước
đo thời gian của "Nhật ký trong tù" [131] của giáo sƣ Phùng văn Tửu; Không gian và thời
gian trong "Nhật kỷ trong tù" [55] của giáo sƣ


5

Lê Đình Kỵ; Theo dòng thời gian trong "Nhật ký trong tù" [31] của giáo sƣ Hà Minh Đức.
Nhìn chung các bài viết này tập trung khai thác theo lý thuyết thi pháp học và đã tìm ra cái
hay, cái đẹp của hình thức mang tính nội dung của tập thơ nhật ký. Đây là tiền đề cho ngƣời
đọc, ngƣời tập nghiên cứu nhƣ chúng tôi có một hƣớng tiếp cận mới với "Nhật ký trong tù
"của Hồ Chí Minh.
Một sự kiện đáng chú ý nhất là năm 1993 Viện Văn học cho ra mắt bạn đọc cuốn sách
có tựa đề "Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù " [91], tập sách là công trình của tập thể của 21
tác giả là các nhà nghiên cứu chuyên ngành. Sách có bốn chƣơng, trong đó chƣơng 2 của
cuốn sách đề cập đến: "Những vấn đề thi pháp và một số phương hướng tiếp cận tập thơ". Ở
chƣơng này các nhà nghiên cứu đã đi thẳng vào những vấn đề của thi pháp học nhƣ: Tính
thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật nhỏ trong một chỉnh thể nghệ thuật lớn của tập thơ
nhật ký; những vấn đề về thời gian - không gian trong "Nhật ký trong tù "; vấn đề về sự tiếp
nối và những sáng tạo hiện đại trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Đặc
biệt là vấn đề tìm ra cái mới trong tư duy nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Có thể nói rằng, những vấn đề thi pháp của tập thơ đã đƣợc các nhà nghiên cứu xem
xét với một cái nhìn mới, đây thật sự là một sự đổi mới suy nghĩ của giới nghiên cứu phê
bình đối với tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Bá Thành khi đọc "Suy
nghĩ mới về "Nhật ký trong tù"" có nhận xét: "Đổi mới cách nhìn, đổi mới suy nghĩa là yêu

cầu cấp bách để nghiên cứu văn học hiện đại, trong đó có thơ văn Hồ Chí Minh, xác định giá
trị đích thực của tập "Nhật ký trong tù " là một thử thách lớn của quá trình đổi mới của tư
duy lý luận, tư duy khoa học" [119; 157, 158].
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã mở ra một hƣớng nghiên cứu thi pháp cho thơ nghệ
thuật của Hồ Chí Minh, nhƣng riêng đối với mảng thơ tứ tuyệt là thể loại chiếm một số lƣợng
lớn gần nhƣ toàn bộ sáng tác thơ nghệ thuật của


6

Hồ Chí Minh thì chƣa có công trình nghiên cứu nào có tính chất chuyên biệt để đi vào khám
phá khả năng độc đáo, đặc sắc trong bút pháp sáng tạo nghệ thuật ở thể loại này của Hồ Chí
Minh.
2.2. Những bài viết liên quan trực tiếp đến thi pháp thể loại thơ tứ tuyệt:
Ở lĩnh vực nghiên cứu này chỉ có một số ít ý kiến trực tiếp nói về thể loại thơ tứ tuyệt
của Hồ Chí Minh nhƣ: "Thơ tứ tuyệt của Hồ chủ tịch" [30] của Giáo sƣ Hà Minh Đức. Bài
viết tập trung vào những đặc điểm thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Tác giả xác định cảm hứng
thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là bắt nguồn từ cuộc sống - cuộc sống là điểm xuất phát, là nội
dung và cũng là mục đích cuối cùng của thơ. Đặc biệt là ở trong bài viết này, Hà Minh Đức
đã chú ý tới hình thức của thể loại, xem đó là cái riêng trong việc sử dụng thể thơ tứ tuyệt ở
Hồ Chí Minh. Tác giả đi vào phân tích tính chất độc đáo trong câu kết của bài thơ tứ tuyệt Hồ
Chí Minh, theo tác giả đa số các bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đều hàm chứa hai tầng ý
nghĩa và Hồ Chí Minh là ngƣời đã tiếp nhận một cách sáng tạo thể thơ tứ tuyệt truyền thống.
Ông nói: "Thơ tứ tuyệt của Bác điêu luyện và sáng tạo" [94; 346]; "Thơ tứ tuyệt mà Bác sử
dụng là thể thơ tứ tuyệt cổ điển. Nhiều nhà thơ tìm hiểu thơ Bác đều thấy rằng Người am hiểu
sâu sắc vận dụng thành thục, linh hoạt các khổ thơ cổ điển. Nhưng quy tắc khá nghiêm ngặt
của thể thơ không hề gò bó hạn chế nội dung nào của thơ" [94; 352].
Tác giả Nguyễn Khắc Phi trong bài Góp phần lý giải ý nghĩa và vẻ đẹp của bài thơ
"Vãn cảnh" có phân tích: "Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, mặc dầu mang tính hiện đại sâu
sắc và có không ít chỗ phá vỡ khuôn khổ cũ, song ờ đó, vẫn có thể "lắng nghe cái âm vang

sâu nặng của truyền thống" vẫn có thể thấy phảng phất khắp nơi ý vị của thơ Đường, thơ
Tống". [98; 539]
Còn ý kiến của Phƣơng Lựu trong bài "Thơ Bác với thơ Đƣờng" là: "Vế mặt thể loại,
cống hiến lớn nhất của Bác là sự sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt


7

tự sự. Ngược lại, thơ tứ tuyệt của Bác cũng có nhiều bài thơ trữ tình, nhưng lại có rất nhiều
bài tự sự, đặc biệt là những bài có tính chất "nhật ký" thật sự [98; 492)].
Trong quá trình nghiên cứu, nhiều bài thơ tứ tuyệt đƣợc tập trung phân tích nhƣ: "Tức
cảnh Pắc Bó"; "Thƣớng Sơn"; "Cảnh khuya"; "Cảm thu "; "Nguyên tiêu"; "Nhập Tĩnh Tây
huyện ngục"; "Tảo giải"; "Mộ"; "Nạn hữu suy địch"; "Vọng nguyệt"... tất cả những bài thơ
này đều là thơ tứ tuyệt. Và trong quá trình phân tích mỗi bài thơ, các thao tác của thi pháp đã
đƣợc ngƣời phân tích sử dụng ít nhiều.
Tóm lại: Qua việc đi vào nghiên cứu lịch sử vần đề của thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí
Minh, chúng tôi nhận thấy rằng: thứ nhất, tuy thơ tứ tuyệt là một thể loại gần nhƣ chiếm toàn
bộ giá trị thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh, nhƣng lại là một lĩnh vực chƣa đƣợc các nhà
nghiên cứu đề cập đến nhiều. Thứ hai, mặc dù số lƣợng bài viết về lĩnh vực này còn khá
khiêm tốn, song nhiều vấn đề đã đƣợc soi sáng, lắm phát hiện lý thú. Đặc biệt, chính phƣơng
pháp tiếp cận thi pháp học đối với thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh đã thật sự mở một chân trời mới
cho những ai muốn đi vào khám phá, phát hiện thêm những vẻ đẹp tiềm ẩn chìm sâu trong
thế giới tâm hồn cao đẹp, tràn đầy chất nhân văn của ngƣời nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

3. Mục đích nghiên cứu.
Tiếp thu thành quả nghiên cứu của những công trình đi trƣớc, bƣớc đầu thể nghiệm
một hƣớng tiếp cận mới đối với thể thơ tứ tuyệt của nhà thơ Hồ Chí Minh, nhằm hƣớng tới
một số vấn đề cơ bản sau:
- Tìm đến hệ thống hình thức mang tính nội dung của những bài thơ tứ tuyệt của Hồ
Chí Minh, nhằm khẳng định giá trị riêng có của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong nền văn học

nƣớc nhà.


8

- Khảo sát 198 bài thơ tứ tuyệt đƣợc sáng tác bằng hai ngôn ngữ Hán và Việt, ở những
giai đoạn khác nhau, để xác định sự thống nhất - nhất quán trng phong cách nghệ thuật của
Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, là để tìm hiểu những
giá trị tƣ tƣởng của Ngƣời về quan điểm trong sáng tác nghệ thuật nói riêng và trng tiếp nhận
văn hóa nói chung.
- Góp phần tìm hiểu những giá trị cao đẹp của con ngƣời Hồ Chí Minh qua những bài
thơ tứ tuyệt của Ngƣời.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng khảo sát của chúng tôi là toàn bộ những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
Gồm 198 bài (129 bài trong tập "Nhật ký trong tù", 69 bài ngoài "Nhật ký trong tù" - trong đó
có 36 viết bằng chữ Hán và 33 viết bằng quốc ngữ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Mặc dù luận án chọn đề tài là "Thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh" nhƣng những
vấn đề luận án nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát và phân tích những vấn đề nhƣ: chung
quanh vấn đề về thơ tứ tuyệt; vấn đề hình tƣợng con ngƣời; hình tƣợng thời gian - không gian
nghệ thuật; vấn đề một số các phƣơng thức biểu hiện và ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
Còn những góc độ khác của thi pháp vì khả năng có hạn luận án chƣa có điều kiện để đề cập
đến.

5. Những đóng góp mới của luận án.
5.1. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn phần nào góp tiếng nói mới về
phƣơng pháp tiếp cận thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu thể loại tứ tuyệt

dƣới góc độ của thi pháp học. Nghĩa là xem thể loại, nhƣ cách nói của Bakhtin là "nhân vật
chính của văn học" nhƣ là sự


9

phản ánh cách chiếm lĩnh hiện thực của ngƣời nghệ sĩ. Thể loại văn học, bản thân nó có tính
lịch sử - nghĩa là có phát sinh, phát triển, tàn lụi; có kế thừa đổi mới... Vì vậy, tìm đến cái
"mã" nghệ thuật là tìm đến cái đặc thù của thể loại nhƣ là một cách chọn lựa để bộc lộ nội
tâm, hay một cái nhìn về thế giới. Tất cả điều ấy đều gắn với ngôn ngữ cảm xúc, giọng điệu...
[70]. Từ đó giúp cho học sinh và những ngƣời yêu thích thơ Hồ Chí Minh có thêm điều kiện
khách quan để tìm hiểu và cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp, cái tinh diệu của thế giới trữ tình
Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng muốn có chút ít gợi ý điều gì đó đến những ngƣời đang
nghiên cứu, giảng dạy thơ văn Hồ Chí Minh trong khắp cả nƣớc.
5.2. Qua việc tìm hiểu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng tôi có
điều kiện khẳng định một nguyên tắc trong quan điểm sáng tác nghệ thuật nói riêng và trong
tiếp nhận văn hóa nói chung ở nghệ sĩ Hồ Chí Minh là: tạo ra những giá trị mới trên nền tảng
truyền thống bền vững; và làm cho những giá trị truyền thống luôn sống trong tinh thần thời
đại. Đây là một nguyên tắc tiếp nhận văn hóa đúng đắn nhất.
5.3. Nghiên cứu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên góc độ thi pháp học, luận án đã nhận
ra đƣợc rằng, sự phong phú, đa dạng không tuân thủ bất cứ khuôn mẫu nào trong quá trình
sáng tác thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là một sự thống nhất - nhất quán của phong cách sáng
tạo nghệ thuật ở nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
5.4. Góp phần khẳng định một khuynh hƣớng mới trong nghiên cứu và phê bình văn
học. Đó là đi vào hình thức nghệ thuật khám phá một cách khách quan cái đẹp của tác phẩm
nghệ thuật và tìm đến cái độc đáo riêng có của mỗi ngƣời nghệ sĩ trên cơ sở sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức, xem hình thức nhƣ là cái mang tính quan niệm, tính nội dung.
Khuynh hƣớng



10

này sẽ bổ sung cho khuynh hƣớng thiên về lịch sử xã hội, góp phần làm cho lĩnh vực phê
bình văn học nƣớc ta đƣợc hoàn chỉnh hơn.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Để xác định những đặc trƣng riêng của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, trên nguyên tắc
chung cần khảo sát toàn bộ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ đối sánh với
nhiều hệ thống. Cụ thể, luận án sẽ đƣợc khai triển trên cơ sở quan tâm tới các mối quan hệ:
- Mối quan hệ giữa con ngƣời nhà thơ bên ngoài cuộc đời và thơ ca nghệ thuật của
Ngƣời: nghiên cứu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh thực chất là góp phần khám phá tầm vóc vĩ đại
của con ngƣời Hồ Chí Minh, trong tầm vóc chung của lịch sử Việt Nam hiện đại. Đây là việc
làm không riêng một nhà nghiên cứu nào, hay một tác phẩm nào có thể đảm nhiệm một cách
trọn vẹn, bởi một lẽ, Hồ Chí Minh xuất hiện ƣơng lịch sử không phải để làm một nhà thơ mà
Ngƣời chính là con ngƣời của chính trị, con ngƣời của những chuẩn mực đạo đức và những
tƣ tƣởng triết lý lớn lao. Ngƣời thuộc mẫu ngƣời có khả năng tác động làm biến cải lịch sử,
làm cho cuộc đời tốt hơn, đẹp hơn, nhƣng không phải bằng ngòi bút mà bằng hành động cách
mạng. Ngƣời đến với thơ ca trong những hoàn cảnh thật đặc biệt. Mặc dù vậy, điều ấy không
có nghĩa, Ngƣời không đúng với tƣ cách một nhà thơ, hoặc giả giữa con ngƣời thơ và con
ngƣời chính trị, con ngƣời đạo đức, con ngƣời triết lý trong Ngƣời là hoàn toàn xa lạ với
nhau, mà ngƣợc lại, đó là một thực thể thống nhất, nhất quán. Ở Ngƣời có một sự hội tụ kỳ
diệu của những tinh hoa dân tộc và nhân loại. Có ngƣời đã từng nói: Hồ Chí Minh là con
ngƣời của truyền thống nhân ái Việt Nam và cũng là con ngƣời của nền văn hóa tƣơng lai.
Ngƣời vốn là một thực thể "Mội mà nhiều, nhiều nhưng vẫn một" [57; 5]. Ngƣời vừa là ngƣời
chiến sĩ - thi sĩ, vừa là con ngƣời tiêu biểu của nền văn hóa phƣơng Đông và cả phƣơng Tây;
là nhà dân tộc chủ nghĩa nhƣng lại là ngƣời chiến sĩ


11


cộng sản quốc tế; trong Ngƣời cái dân tộc và cái nhân loại; cái phi thƣờng và cái bình thƣờng
v.v... tất cả đều hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên dung dị, không dễ gì tách bạch. Do đó,
nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh thực chất là nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở dạng sâu sắc
và tinh tế nhất - vì thơ là phần sâu sắc nhất của con ngƣời đƣợc thăng hoa lên, là suối nguồn
chảy ra từ sự thôi thúc bên trong con ngƣời. Chính vì lẽ ấy, khi nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh,
mối quan hệ soi sáng giữa "thơ" và "ngƣời" vẫn là hệ quy chiếu tất yếu. Vẻ đẹp con ngƣời
trong thơ luôn luôn có sự đối xứng chiếu ứng với vẻ đẹp của con ngƣời nhà thơ trong hiện
thực và ngƣợc lại. Đó là điều cần thiết để khám phá một nhà thơ nhƣng lại là một vĩ nhân nhƣ
Hồ Chí Minh.
Song chúng ta cũng cần có một khoảng cách để bảo đảm tính khách quan của tác
phẩm nghệ thuật, vì tác phẩm nghệ thuật khi nó ra đời, nó tồn tại nhƣ một sinh mệnh sống.
Chúng ta phải chiếm lĩnh nó nhƣ một khách thể vốn nó vẫn tồn tại. Nhƣ vậy, chúng ta sẽ có
điều kiện đi thẳng vào những đặc trƣng riêng của tác phẩm nghệ thuật và mới có thể khám
phá đƣợc tất cả những gì chứa đựng trong nó, qua đó để khám phá ra phƣơng diện tài năng và
tâm hồn của con ngƣời vĩ đại Hồ Chí Minh. Làm nhƣ vậy, sẽ tránh đƣợc sự sai lệch, trƣợt từ
lĩnh vực này sang lĩnh vực khác: bàn về văn chƣơng không khéo chỉ bàn về con ngƣời bên
ngoài tác phẩm mà quên đi đối tƣợng cần bàn là tác phẩm nghệ thuật [135; 5].
- Mối quan hệ giữa thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh với thơ tứ tuyệt truyền thống: ảnh
hƣởng của thơ tứ tuyệt truyền thống, thơ ca bác học và thơ ca dân gian Việt Nam... đối với
thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
- Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh và những yếu tố trong thơ ca hiện đại. Mối quan hệ phụ
thuộc ảnh hƣởng qua lại giữ các bộ phận trong hệ thống hoặc giữa các hệ thống sẽ là cơ sở
quan trọng giúp chúng ta xác định các đặc điểm nghệ thuật trong những bài thơ tứ tuyệt của
Hồ Chí Minh.


12

2. Để giải quyết những yêu cầu cụ thể, cần áp dụng những phƣơng pháp sau đây:
Phương pháp thống kê - phân loại:

Mục đích sử dụng nhằm tập hợp lại toàn bộ những bài thơ của Hồ Chí Minh viết theo
thể tứ tuyệt bằng hai thứ ngôn ngữ Hán và Việt đƣợc sáng tác trong mọi thời điểm khác nhau
đề tìm đến tính thống nhất nhất quán trong thi pháp sáng tác của nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
Phương pháp đối chiếu - so sánh :
- Sử dụng phƣơng pháp so sánh để khẳng định rằng thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là sự
tiếp nối truyền thống thơ tứ tuyệt cổ điển.
- Chứng minh cho những yếu tố sáng tạo hiện đại trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
so với thơ tứ tuyệt truyền thống.
Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích những ảnh hƣởng của những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong hệ
thống thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận án: Luận án đƣợc chia làm ba phần chính:
7.1. Phần dẫn nhập. (17 trang)
Trình bày về ý nghĩa của đề tài, điểm lại các công trình chủ yếu nghiên cứu về thơ Hồ
Chí Minh nói chung và thơ tứ tuyệt nói riêng. Qua đó làm rõ mục đích nghiên cứu, đối tƣợng
và phạm vi nghiên cứu đề tài, phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phần nội dung: gồm ba chƣơng (151 trang).
Chương 1: Chung quanh vấn đề về thơ tứ tuyệt - thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh (38
trang).
Chương 2: Thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh nhìn trên góc độ hình tƣợng (59
trang).


13

Chương 3: Thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh nhìn trên góc độ các phƣơng thức biểu
hiện (55 trang).
7.3. Phần kết luận. (8 trang)
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO. (10 trang).



14

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ
TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Chung quanh vấn đề thơ tứ tuyệt
1.1.1. Về thuật ngữ :
- Dùng thuật ngữ "tuyệt cú " hay "tứ tuyệt"?
Thuật ngữ "tứ tuyệt" là cách ngƣời Việt Nam gọi thể thơ bốn câu mà ngƣời Trung
Quốc gọi là "tuyệt cú ", cách hiểu này đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam nhƣ Lạc
Nam trong " Tìm hiểu các thể thơ" [81]; Bùi văn nguyên trong "Thơ ca Việt Nam hình thức
và thể loại" [85]; Nguyễn Khắc Phi trong "Tự điển thuật ngữ văn học" [92]... đều có cùng ý
kiến tán đồng.
Nhƣ vậy, có đến hai cách để gọi tên một thể thơ, cho nên cũng có những ý kiến chung
quanh vấn đề này: Tác giả Tạ Ngọc Liễn trong một bài viết đăng trên tạp chí "Văn nghệ trẻ",
đã đặt vấn đề có nên dùng thuật ngữ "tứ tuyệt "hay không? vì theo tác giả thì trong các tài
liệu xƣa chƣa hề có chỗ nào sử dụng thuật ngữ "tứ tuyệt" [64]. Song một thực tế là ở Việt
Nam việc dùng một lúc cả hai thuật ngữ "tuyệt cú" và "tứ tuyệt" đã tồn tại suốt thời gian rất
dài. Vì thế, cả hai thuật ngữ này ở Việt Nam thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là một. Tác giả Nguyễn
Khắc Phi trong bài viết "Về khái niệm tứ tuyệt" [103] đăng trên báo "Văn nghệ trẻ" có ý kiến
nhƣ sau: "Tứ tuyệt được hiểu như một từ đồng nghĩa với tuyệt cú, một cách gọi hiện đại của
một thể thơ xưa từng mang tên tuyệt cú ". Do vậy, không nên xóa bỏ thuật ngữ "tứ tuyệt", vì
đối với một thuật ngữ khi nó đã có khả năng tồn tại với một đời sống riêng thì không nên nhất
thiết phải xóa bỏ, mặc dù tất yếu nó có ít nhiều mang một


15


nội hàm khác với nghĩa ban đầu. Vậy là qua ý kiến trên, tuy tác giả( Nguyễn Khắc Phi) đã
xem hai thuật ngữ "tuyệt cú" và "tứ tuyệt" nhƣ một từ đồng nhất với nhau, nhƣng cũng trong
bài viết của mình, chính tác giả đã chỉ ra dấu hiệu khu biệt giữa hai thuật ngữ này: vốn
"Tuyệt cú" là một thuật ngữ đã tồn tại ổn định ngót 1500 năm nay: bốn dòng, vần chân, số
chữ ở bốn dòng bằng nhau" ; còn thuật ngữ "tứ tuyệt" bản thân nó ít nhiều đã mang một nội
hàm khác so với lúc ban đầu xuất hiện". Ở một bài viết khác mang tên "Thay phần khảo luận
về thơ tứ tuyệt" in trong "Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất lạ mà quen" tác giả (Nguyễn Khắc
Phi) còn lƣu ý độc giả về cách dùng thuật ngữ "tứ tuyệt" của ngƣời Trung Quốc là hoàn toàn
mang một hàm nghĩa khác: "Nó không chỉ một thể thơ như tuyệt cú mà chỉ là một tập hợp,
một chỉnh thể gồm bốn sự vật ( có thể là lâu đài, bia mộ, bức tranh, chữ viết... " [101; 109].
Nói về vấn đề này, tác giả Bùi Văn Nguyên trong "Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại"
cũng có ý kiến rằng : "Chữ tứ tuyệt theo Trung Quốc nghĩa là bốn cái thật hay thí dụ nhƣ bia
lầu Nhạc Dƣơng (thợ bia khéo, văn bia hay, chữ chân tốt, chữ triện tốt) hoặc bốn cái xấu nhƣ
bốn ngày trƣớc các ngày lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông" [85; 213].
Vậy, vấn đề đặt ra là cần xác định nội hàm của hai thuật ngữ "tuyệt cú", "tứ tuyệt".
Hiện nay ở Việt Nam, theo chúng tôi hầu nhƣ ngƣời ta chỉ thƣờng dùng thuật ngữ "tuyệt cú"
cho những vấn đề nghiên cứu có tính chất chuyên sâu - một thuật ngữ có nội hàm hẹp, chỉ
ứng với "những bài thơ bốn câu ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, có quy định bằng trắc, niêm
luật chặt chẽ" [64]; còn "Tứ tuyệt" là thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến trong thực tiễn sáng tác
và nghiên cứu phê bình. Nếu xét về đặc trƣng hình thức của thể loại thì thuật ngữ "tứ tuyệt"
có quan hệ với một cách hiểu có phần phóng khoáng hơn là "tuyệt cú". Có ý kiến khẳng định
nội hàm của thuật ngữ tứ tuyệt nhƣ sau: "Tứ


16

tuyệt một khái niệm co giãn bao hàm nhiều nghĩa, chỉ đƣợc nhiều hiện tƣợng, miễn là bài thơ
đó có bốn câu; về số chữ trong mỗi câu có thể 5,6,7, hoặc thậm chí là tạp ngôn" [101; 109];
Tác giả Nguyễn Sĩ Đại trong "Một số đặc trƣng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đƣờng" có đƣa ra
một cách hiểu khá rộng về nội hàm của tứ tuyệt: "Tứ tuyệt trước hết là một bài thơ bốn câu,

không nhất thiết ngũ ngôn hay thất ngôn, không nhất thiết phải có niêm luật chặt chẽ" [ 22;
14].
Vậy theo chúng tôi, nếu xét trên phạm vi của cái nhìn đại chúng thì có thể đánh đồng
việc dùng hai thuật ngữ "tuyệt cú" và "tứ tuyệt" là một bởi, đối với ngƣời Việt Nam điều ấy
không hề gây sự hiểu nhầm nào cả. Tuy nhiên, nếu đi vào lĩnh vực chuyên sâu thì cần phải
tìm đƣợc những dấu hiệu có tính chất khu biệt.
Cách hiểu chữ "tuyệt" trong hai thuật ngữ "tuyệt cú " và "tứ tuyệt".
Từ rất lâu cách hiểu chữ "tuyệt" ở trong thuật ngữ "tuyệt cú" hay "tứ tuyệt" có hai
quan điểm khác nhau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng: Tứ tuyệt là sự cắt ra từ bài bát cú nên hiểu "tứ" có
nghĩa là bốn câu; "tuyệt" nghĩa là cắt, là dứt, ngắt. Quan niệm này theo tác giả Nguyễn Sĩ Đại
đã có từ thời Minh Thanh ở Trung Quốc những học giả nhƣ Ngô Nột, Truyền Nhữ Bảng,
Tiềm Mộc Am... đều xem tuyệt cú là thể thơ "tiệt luật thi chi bán" ( nửa bài cắt ra từ luật thi).
Ở Việt Nam, ngƣời đại diện cho ý kiến này là cụ Dƣơng Quảng Hàm trong "Văn học
Việt Nam sử yếu": "Tứ" nghĩa là bốn, "tuyệt" nghĩa là dứt, ngắt, lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt
là ngắt lấy bốn câu trong bài bát cú mà thành. Trên cơ sở đó, ông chỉ ra năm cách ngắt khác
nhau:
- Ngắt bốn câu đầu của bài bát cú, bài thơ sẽ có bốn câu ba vần (vần ở cuối câu 1, 2,
4) và hai câu sau là "đối liên" (câu 3,4 đối nhau).
- Ngắt bốn câu sau của bài bát cú: bài thơ có hai vần (ở câu 2 và câu 4)


17

và hai câu trƣớc là "đôi liên".
- Ngắt hai câu đầu và hai câu cuối của bài bát cú bài thơ có ba vần (ở câu 1, 2,4) và
không có "đối liên".
- Ngắt bốn câu giữa bài thơ có hai vần, (ở câu 2 và câu 4) và sẽ có hai cặp câu đối:
câu 2 đối câu 1; câu 4 đối câu 3.
- Ngắt câu 1 + câu 2 và câu 5 + câu 6 [36; 32].

Tác giả Bùi Văn Nguyên trong "Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại" cũng giải
thích chữ "tuyệt" bằng hai ý: "tuyệt" có nghĩa cắt ra từ bài bát cú; "tuyệt" cũng là cắt là dứt,
nhƣng là dứt câu. Bởi vì, ở tứ tuyệt một câu chƣa thành thơ, hai câu mới thành một vế đối
liên, ít nhất bốn câu mới có vần, khi đó mới thành một bài thơ [85; 209].
Quan niệm thứ hai xuất phát từ việc đánh giá rất cao sự độc đáo của thơ tứ tuyệt trong
văn chƣơng, nên hiểu chữ tuyệt là tuyệt diệu, tuyệt vời. Cụ Bùi Kỷ trong "Quốc văn cụ thể"
có viết: Tuyệt là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí đặc biệt. Chỉ trong bốn câu mà thiển
thâm, ẩn hiện, chính kỳ, khởi phục đủ cả cho nên gọi là tuyệt. Có lẽ dựa vào ý kiến này nên
nhà nghiên cứu Lạc Nam - Phan Văn Nhiễu trong "Tìm hiểu các thể thơ" đã hiểu chữ "tuyệt"
là tuyệt vời: "Thơ bốn câu gọi là tứ tuyệt, người Trung Quốc gọi "tuyệt cú " tức là bài thơ
hay tuyệt vời, chỉ có bốn câu 20 hoặc 28 từ mà nói lên được đầy đủ ý tứ của một đề tài theo
đúng luật lệ của thơ Đường" [82;108]. Tác giả Trần Trọng San cũng đồng tình với ý kiến của
cụ Bùi Kỷ nên đã dẫn lại ý "Tuyệt là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí đặc biệt. Chì trong
bốn câu mà thiển thâm, ẩn hiện, chính kỳ, khởi phục đủ cả, cho nên gọi là tuyệt" [110; 32].
Vậy có phải tuyệt là cắt, là dứt, là ngắt... ra từ bài bát cú; hay tuyệt là tuyệt diệu, tuyệt
vời hay không? Để đi đến một xác định cho chính xác cách hiểu chữ "tuyệt" trong thuật ngữ
"tuyệt cú" hay " tứ tuyệt" chúng ta tìm đến


18

cội nguồn hình thành nên thể loại thơ tứ tuyệt.
1.1.2. Vấn đề nguồn gốc của thơ tứ tuyệt:
Trƣớc đây khi nói đến nguồn gốc tứ tuyệt có rất nhiều ngƣời cho rằng, "Tứ tuyệt" là
do đƣợc cắt ra từ bài luật thi (bát cú) - (đây là quan niệm thứ nhất chúng tôi đã nêu ở trên);
song lại có một quan niệm ngƣợc lại cho rằng: "Luật thi thực do tuyệt cú bội phiên nhi thành"
(bát cú là do tứ tuyệt gấp đôi lên mà thành ), đây là quan niệm của các học giả Trung Quốc
đời Minh Thanh nhƣ: Hồ ứng Lân, Vƣơng Sĩ Trinh, Lý gia Ngôn, La Văn Trạch, Đổng Văn
Hoán... và những quan niệm tồn tại này khá lâu trong giới nghiên cứu về thơ tứ tuyệt.
Sau này càng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thực chất "tuyệt cú" ra đời từ rất sớm

trƣớc luật thi, có thể có mầm mông từ trong kinh thi.
Ở Việt Nam, các tác giả nhƣ: Trần Trọng San khẳng định: "Trong dân ca thời lục triều
đã thấy có bài bốn câu 5 chữ hoặc 7 chữ, các nhà quí tộc mới phỏng theo đó làm ra những bài
bốn câu ngũ ngôn, lục ngôn hoặc thất ngôn" [110].
Tác giả Bùi Văn Nguyên cũng rất đồng ý với ý kiến cho rằng: "Thơ cổ phong cũng
nhƣ dân ca không hạn định số câu, có thể ít nhất là hai hoặc ba bốn câu, hoặc sáu, tám, mƣời
câu hoặc nữa là rất nhiều câu... tuy nhiên thể thơ cổ phong phổ biến nhất là thể bốn câu tám
vần và thể hành" từ đó tác giả đi đến kết luận "thơ tuyệt cú là một chỉnh thể hoàn chỉnh tự nó
và nó hình thành trƣớc thể bát cú" [86; 299 ].
Tác giả Nguyễn Sĩ Đại trong cuốn "Một số đặc trƣng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời
Đƣờng" trên cơ sở của nhiều căn cứ khoa học đã đƣa ra ý kiến khẳng định rằng, tuyệt cú là
một thể loại thơ có trƣớc thơ Đƣờng, ông chứng minh nó bắt nguồn từ trong Kinh Thi, và
theo ông danh từ "tuyệt cú" xuất phát từ hình thức "liên cú" - tức là lối làm thơ hai ngƣời trở
lên, mỗi


19

ngƣời xƣớng một câu, hai câu làm thành một liên; lối làm thơ này rất thịnh ở thời Lƣỡng Tấn,
lục triều. Nhƣ vậy, chữ "tuyệt" đƣợc tác giả cho là việc cắt ra từ liên cú, sự dừng lại ở bốn
câu có ý nghĩa trọn vẹn.
Tác giả Nguyễn Khắc Phi trong bài "Thay phần khảo luận về thơ tứ tuyệt" khi nói về
nguồn gốc của tuyệt cú cũng đồng tình với rất nhiều ngƣời cho rằng tuyệt cú ra đời trƣớc luật
thi và có thể có mầm mông từ trong Kinh thi. Ong còn lý giải thêm: "Môi bài Kinh thi có
nhiêu chương (thường là 3 chương) có chương chỉ gồm ba câu song hình thức phổ biến là
bốn câu. Đến đời Hán - Ngụy, hình thức thơ bốn câu vẫn được duy trì, chỉ có điều khác là ở
số chữ ở mỗi câu, từ 4 chữ trong Kinh thi đã năng lên thành 5 hoặc 7 chữ. Sang lục triều
hình thức thơ bốn câu lại càng phổ biến trong thơ ca dân gian cũng như trong thơ ca bác
học... hầu hết dân ca đều là thơ 4 câu".[101; 105; 106] Còn khi đề cập đến danh từ "tuyệt
cú", tác giả Nguyễn Khắc Phi cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng

tuyệt cú bắt nguồn từ hình thức liên cú: "Hình thức thơ này xuất hiện ở đời Hán: mỗi người
làm một câu thơ câu nào cũng phải gieo vần, cuối cùng hợp lại thành một bài. Đến đời Tấn,
mỗi người phải làm hai câu. Cuối Tấn đầu Tống đã xuất hiện hình thức liên cú trong đó mỗi
người phải làm bốn câu. Trường hợp người xướng bài đầu tiên mà không có ai làm liền theo
được thì bài độc xướng đó gọi là "đoạn cú" hoặc tuyệt cú ("đoạn"; "tuyệt"nghĩa là "dứt")
dùng để đối lập với chữ "liên" nghĩa là "liền"" [101; 105; 106].
Nhƣ vậy, nguồn gốc ra đời của thể loại tứ tuyệt là xuất phát từ thể " liên cú" có từ đời
Hán. Chữ "tuyệt" trong hai thuật ngữ "tuyệt cú" hay "tứ tuyệt" hiểu nghĩa "dứt" là đúng,
nhƣng không phải đƣợc "dứt" ra từ bài bát cú. Sau này tuyệt cú còn đƣợc gọi một cái tên đó
là "luật tuyệt", lý do là vì đến đời Đƣờng, do thơ luật thi xuất hiện và đƣợc sự trọng vọng của
xã hội, nên một bộ phận của thơ bốn câu đã nháp luât và những bài thơ này đƣợc gọi


×