Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ĐIỆP

VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN

TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2001 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ĐIỆP

VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN

TRONG CÁC TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH

: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ


: 5-04-33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 2001 -


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành được tỏ lòng biết ơn đối với TS. Huỳnh Như Phương,
người Thầy đã quan tâm sâu sắc và hết lòng giúp đỡ cho tôi hoàn thành được
cuốn luận văn này.
Nguyễn Ngọc Điệp


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................3
MỤC LỤC ............................................................................................4
MỞ ĐẦU ...............................................................................................7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 7
2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 9
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................... 9
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... 12
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 12
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................ 13

CHƯƠNG I: NGUYỄN HIẾN LÊ – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
.............................................................................................................21
1.1. cuộc đời ........................................................................................................ 21

1.1.1. Quê hương và gia đình ................................................................................... 21
1.1.2. Thời thơ ấu và niên thiếu ............................................................................... 23
1.1.3. Tuổi trưởng thành và đời công chức .............................................................. 24
1.1.4. Tự học và tập viết văn .................................................................................... 27
1.1.5. Dạy học và viết sách ...................................................................................... 32
1.1.6. Lập nhà xuất bản, chuyên tâm hoạt động văn hóa ......................................... 34

1.2. Sự nghiệp ..................................................................................................... 42
1.2.1. 26 năm, 100 tác phẩm .................................................................................... 42


1.2.2. Di sản một đời văn ......................................................................................... 46

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC
TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HIẾU LÊ .......................................56
2.1. LAO ĐỘNG NHÀ VĂN - MỘT VẤN ĐỀ QUAN TÂM CỦA NGUYỄN
HIẾN LÊ ............................................................................................................. 56
2.1.1. Nhà văn và nghề văn ...................................................................................... 56
2.1.2. Các trước tác Nguyễn Hiến Lê về lao động nhà văn ..................................... 62

2.2. QUAN NIỆM CỦA NGUYÊN HIẾN LÊ VỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN ... 70
2.2.1. Viết để học, học để viết .................................................................................. 70
2.2.2. Kiên nhẫn luyện văn....................................................................................... 73
2.2.3. Tinh luyện ngôn ngữ ...................................................................................... 88
2.2.4. Lựa chọn bứt pháp.......................................................................................... 93

2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT VĂN CỦA NGUYỄN HIÊN LÊ ......... 101
2.3.1. Để viết được nhiều ....................................................................................... 102
2.3.2. Kiếm tài liệu - Đọc sách báo ........................................................................ 105
2.3.3. Lập bố cục - Viết .......................................................................................... 107

2.3.4. Không quên độc giả - Yêu đề tài .................................................................. 110
2.3.5. Viết Tựa........................................................................................................ 111

KẾT LUẬN ..................................................................................... 116
PHU LỤC ........................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 128



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Hiến Lê không phải là một cái tên xa lạ với nhiều thế hệ những
người đọc sách ở Việt Nam, nhất là với đông đảo độc giả ở miền Nam trước
năm 1975. Sức viết và số lượng tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là một điều đáng
kinh ngạc: Từ năm 1949 đến năm 1975, đúng 100 tác phẩm của ông đã được
xuất bản. Đó là chưa kể 20 cuốn khác đã lần lượt ra mắt bạn đọc trong hơn lo
năm trở lại đây. Kỷ lục đó cho đến nay ở nước ta, ngoài nhà văn Tô Hoài, ít ai
sánh nổi.
Sinh thời, Nguyễn Hiến Lê đã được xem là một học giả có nhiều đóng
góp sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ
học... Nguyễn Hiến Lê còn là một ngòi bút dịch thuật tài năng, một người viết
có uy tín và trách nhiệm của hàng trăm bài viết về văn hoa, giáo dục. Ở bất kỳ
lĩnh vực nào, đề tài nào, tác phẩm và bài viết của Nguyễn Hiến Lê cũng đem lại
cho người đọc những kiến thức sâu rộng mà thiết thực, bổ ích. "Những năm
trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong vài người cầm bút được giới trí thức
quý mến về tài học, nhân cách đổi với xã hội cũng như trong học thuật". [52;
tr.534]
Tuy vậy, khi nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, hầu hết bạn đọc sinh viên, học
sinh - kể cả giáo viên, đều cho rằng ông là tác giả chuyên viết về lĩnh vực rèn
luyện trí đức mà nổi tiếng nhất là loại sách "Học làm người" với các tên sách

quen thuộc như Đắc nhân tâm, Quầng gánh lo ái và vui sống, Tương lai ở trong
tay ta, Gương kiên nhẫn... Đó không phải là một nhầm lẫn đáng trách. Chính
người làm luận văn này thoạt đầu cũng nghĩ gần giống như vậy. Tâm lý lứa
tuổi, hoàn cảnh tiếp nhận, thị trường sách báo... có thể là những lý do dẫn đến
những ấn tượng rất khác nhau về tác giả và tác phẩm.
Thực ra, vấn học mới đúng là khu vực riêng mà Nguyễn Hiến Lê đặc biệt
yêu thích và ông đã dành không ít công sức để khai phá, vun xới trong nhiều
năm tháng. Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định:
"Điều chắc chắn là tôi có xu hướng về văn học, thích những


cuốn viết có nghệ thuật (tư tưởng mới mẻ, thâm thúy mà viết kém thì tôi cũng
không ưa) và thích giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ với thanh niên". [22;
tr.222]
Công việc "giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ" đó của Nguyễn Hiến
Lê được khởi sự bằng cuốn Luyện văn I (xuất bản năm 1953) và sau đó được
tiếp tục với Luyện văn II, III (xuất bản năm 1957). Với hơn 700 trang sách, "bộ
ba" Luyện văn của Nguyễn Hiến Lê được đón nhận như một công trình có hệ
thống và mang tính thời sự không chỉ về những vấn đề kỹ thuật và nghệ thuật
của công việc viết văn mà còn đáp ứng lòng mong đợi của nhiều người thiết tha
với việc sử dụng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm năm sau, Nguyễn Hiến Lê lại tiếp
tục cho ra đời bộ Hương sắc trong vườn văn (tập I và tập II đều xuất bản năm
1962). So với Luyện văn, bộ Hương sắc trong vườn văn là một bước phát triển,
nâng cao. Cả hai công trình đó đã tạo thành một hợp thể sinh động mang tính lý
luận, phê bình về mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc. Và trong mối
quan hệ đó, phương diện lao động nghệ thuật của nhà văn đã hiện lên như một
vấn đề trọng tâm, nổi bật.
Lâu nay, trong việc dạy văn và học văn trong nhà trường, tác phẩm văn
chương vẫn luôn được xem là một chỉnh thể nghệ thuật với tư cách vừa là sản
phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn, vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp

nhận. Việc tiếp cận, tìm hiểu, cảm thụ, đánh giá... đều hướng đến các mặt giá
trị, ý nghĩa của tác phẩm. Con đường giải mã tác phẩm thường được xuất phát
từ những vấn đề lý luận chung, phát triển qua hàng loạt các quy trình, thao tác
phân tích (hoặc ngược lại) để thâm nhập, soi sáng và khẳng định các giá trị, ý
nghĩa của tác phẩm. Ưu điểm của hướng đi đó là không thể chối cãi. Tuy vậy,
công việc của người sáng tạo - tức lao động của nhà văn, dường như chưa được
chú ý một cách thỏa đáng. Những tìm tòi, trăn ưở ương việc hình thành tác
phẩm của nhà văn vẫn còn cách xa học sinh, sinh viên một bức tường. Việc viết
văn, làm văn, luyện văn chưa phải là một công việc gần gũi, hấp dẫn đối với
học sinh, sinh viên.
Chọn Nguyễn Hiến Lê và các trước tác về nghề viết văn của ông làm đối
tượng khảo sát, luận văn này mong muốn được nhắc đến Nguyễn


Hiến Lê như một trong những khuôn mặt tiến bộ, đa dạng, tiêu biểu của văn học
miền Nam trước ngày giải phóng. Trong dòng văn học này, chúng ta chỉ mới
chú ý đến các sáng tác mà chưa quan tâm đến mặt kinh nghiệm, lý luận. Trong
khi đó, Nguyễn Hiến Lê lại là một mẫu mực, một "tấm gương của nghị lực"
[39; tr.41] nhờ tự học mà thành công trên con đường viết văn của mình. Những
ý tưởng và kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê không thể không là những di sản
cần được nghiến cứu, khai thác.
2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, nội dung
chủ yếu của luận văn này hướng đến việckhảo sát các nhân tố, các điều kiện xây
dựng, hình thành tác phẩm cũng như các khía cạnh của công việc viết văn, lao
động nhà văn nói chung. Các ý kiến và những kinh nghiệm của Nguyễn Hiến
Lê về lao động nhà văn trong các trước tác của ông sẽ là chỗ dựa chủ yếu của
những khảo sát và trình bày của luận văn.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong lý luận lẫn trong thực tế sáng tác, lao động nhà văn không phải là

một vấn đề mới. Các công trình của A.Xâytlin, Chu Quang Tiềm,
L.X.Vưgôtxki, K.Pauxtôpxki... đã đến với rộng rãi người đọc trong nhiều năm
qua. Phần lớn các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 cũng đã
để lại những kinh nghiệm sáng tác văn chương của mình. Thế nhưng Nguyễn
Hiến Lê vẫn là một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một đời văn của 120 trước
tác đủ loại với hơn 30.000 trang sách. Có một thực tế là, trong nửa thế kỷ qua,
sách của Nguyễn Hiến Lê liên tục được xuất bản, tái bản và được người đọc
trân trọng đón nhận. Tuy vậy, khi rà soát lại thì số lượng các bài viết hoặc các
công trình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn quá ít ỏi. Điều đó là một trở ngại
không nhỏ nhưng đồng thời cũng là một hứa hẹn hấp dẫn cho hướng tiếp cận
vấn đề.

về tài liệu, do khối lượng trước tác của Nguyễn Hiến Lê quá lớn, chúng

tôi phải mạnh dạn gạt bỏ các vấn đề giáo dục, văn hoa, lịch sử, triết học... để chỉ
tập trung vào nội dung và mục đích đã chọn. Có tất cả 3 mảng tài liệu chủ yếu :


(1) . Các trước tác của Nguyễn Hiến Lê trực tiếp bàn về công việc viết
văn: Luyện văn I (1953); Nghề viết văn (1956); Luyện văn II, III (1957); Hương
sắc trong vườn văn (2 tập),(1962); Đời viết văn của tôi (1996).
(2) . Các trước tác, bài viết của Nguyễn Hiến Lê có tác dụng hỗ trợ, bổ
sung cho mảng (1): Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (1993); một số bài Tựa của Nguyễn
Hiến Lê; một số bài viết của Nguyễn Hiến Lê đăng trên Bách Khoa, Mai, Tin
Văn...
(3) . Các công trình, bài viết của các tác giả khác viết về Nguyễn Hiến Lê:
Trước 30/4/1975, đáng chú ý nhất là các bài viết "nhân dịp tác phẩm thứ
100 của Nguyễn Hiến Lê ra mắt bạn đọc" đăng trên Giai phẩm Bách Khoa số
426 ra ngày 19/4/1975 (và cũng là số cuối cùng của giai phẩm này). Ngoài
trang tiểu sử vắn tắt về Nguyễn Hiến Lê được dẫn lại từ cuốn Sống và Viết của

Nguiễn Ngu Í kèm nét ký họa chân dung Nguyễn Hiến Lê của Tạ Tỵ, tòa soạn
Bách Khoa đã cho đăng bài Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm dề giới thiệu
cuốn Mười câu chuyện văn chương (tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê)
cùng nội dung phỏng vấn về các dự định sáng tác và tình trạng sức khỏe của
Nguyễn Hiến Lê vào thời điểm ấy.
Cũng trên số Bách Khoa đó, hai bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và của
nhà văn Võ Phiến là hai cứ liệu giá trị. Qua những kỷ niệm với Nguyễn Hiến
Lề, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phác họa tính cách của nhà văn đáng kính này với
một tình cảm trân trọng, khâm phục và biết ơn sâu sắc. Còn bài viết của nhà văn
Võ Phiến Nhân đọc bản thảo cuốn "Nguyễn Hiến Lê" của Châu Hải Kỳ, ngoài
những ghi nhận trân trọng đối với công sức và tấm lòng của nhà giáo Châu Hải
Kỳ, lại là những khẳng định sắc sảo về tài năng và thành quả trong lĩnh vực học
thuật của Nguyễn Hiến Lê.
Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Văn học, 1993) của
nhà giáo Châu Hải Kỳ (1) vừa nêu trên cũng là một tài liệu khá đặc

Châu Hải Kỳ (1920 - 1993), tên thật Võ Văn Côn, nhà giáo, nhà văn, quê Quảng Nam, dạy học ở Nha
Trang, tác giả của nhiều bài viết về văn chương và giáo dục trên Bách khoa, Văn,
(1)


biệt. Bản thảo đã viết xong vào đầu năm 1975, vừa được nhà văn Võ Phiến giới
thiệu trên Bách Khoa thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1977, Châu
Hải Kỳ lại tiếp tục viết thêm một phần nữa về cuộc sống và sáng tác của
Nguyễn Hiến Lê từ sau 30/4/1975. Có thể coi cuốn sách của Châu Hải Kỳ là
một công trình được biên soạn công phu, đầy đủ nhất về Nguyễn Hiến Lê từ
ưước đến nay. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ văn tài và cốt cách của Nguyễn
Hiến Lê, nhà giáo này đã miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu hầu như toàn bộ các
khía cạnh về cuộc đời, tác phẩm, sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê. Mặc dù bị cắt
bỏ nhiều ở khâu biên tập và mắc nhiều lỗi ấn loát do in vội, cuốn Nguyễn Hiến

Lê - Cuộc đời và tác phẩm đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về cuộc
đời nhà văn họ Nguyễn, đồng thời trình bày được một cách hệ thống, cặn kẽ
những nhận xét, phân tích, đánh giá đối với phần lớn sự nghiệp trước tác của
Nguyễn Hiến Lê.
Hết sức thán phục nghị lực và sức sáng tạo mãnh liệt ở nhà văn này,
Châu Hải Kỳ còn thấy ở Nguyễn Hiến Lê một "tri thức tân tiến, tâm hồn nhà
Nho", một ''dây nối với quá khứ". [16; tr.75] Châu Hải Kỳ đánh giá cao năng
lực trí tuệ của Nguyễn Hiến Lê: "... là nhà biên khảo, dĩ nhiên gặp trường hợp
cũng căn cứ vào sách vở, nhưng luôn luôn trong lúc nhận xét, phẩm luận vẫn có
những thị kiến độc đáo riêng tư". [16; tr.l 17] Ông coi toàn bộ sự nghiệp
Nguyễn Hiến Lê có giá trị "vừa mở đường, vừa thức tỉnh".[16; tr.2891 về tiến
trình sáng tác của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã nhận thấy đó là lối viết "từ
thấp đến cao", được tiến hành dài hơi bằng "một loạt tác phẩm về một chủ
điểm". [16; tr.177 - 178] Quen thuộc với bút pháp bình dị, tự nhiên của Nguyễn
Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã tinh tế chỉ ra những phần đóng góp đúng là của
Nguyễn Hiến Lê trong các công trình hợp soạn với người khác. Theo Võ Phiến,
cũng chính Châu Hải Kỳ là "người đầu tiên nêu lên cái đặc tài viết Tựa'' [43;
tr.50] của Nguyễn Hiến Lê. Có thể nói, trước nay, trong loại sách "chân dung
văn học" đã khá phổ biến, hiếm thấy cuốn nào nặng lòng mến mộ chân thành
đến tri âm tri kỷ và chu đáo được như vậy.

Giáo dục phổ thông... trước 30/04/1975. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm được xuất bản sau khi ông
mất.


Ở mảng (3), ngoài các tài liệu kể trên còn có - trong những năm gần đây một số bài viết, lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, nhà giáo
Lê Anh Dũng và của các Nhà xuất bản Văn học, Văn hoá hoặc các nhà xuất bản
địa phương, khi xuất bản hoặc tái bản các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Hầu
hết các bài viết, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản đó đều hết sức trân trọng con
người và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, đồng thời khẳng định sự tiêu biểu, đa

dạng trong sáng tác cũng như tính mẫu mực, nghiêm túc, khoa học trong các
công trình biên khảo, nghiên cứu của ông.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn mang tính tổng
quan về nhà văn - tác phẩm. Đó là một thuận lợi đáng kể. Tuy vậy, khi dấn sâu
thêm một bước theo hướng nhà văn - tác phẩm - vấn đề, luận văn này lại đứng
trước tình trạng chưa có một công trình nào đi trước để làm chỗ dựa.
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở ghi nhận cuộc đời lao động văn học miệt mài cùng sự nghiệp
văn hoá-học thuật đa dạng của Nguyễn Hiến Lê, luận văn tập trung vào việc
giới thiệu, phân tích và khẳng định những ý tưởng về lao động nhà văn cùng
những kinh nghiệm viết văn từ chính đời văn của Nguyễn Hiến Lê như những
đóng góp có giá trị.
Hướng đến những nội dung trên, luận văn mong muốn được đóng góp thêm
một cái nhìn về một đời sống văn học toàn diện trên một cơ thể chung của văn
học Việt Nam; đồng thời bổ sung một vài gợi ý trong lý luận và kinh nghiệm về
phương diện lao động nhà văn, một vấn đề ít nhiều có ý nghía trong việc dạy và
học môn Văn trong nhà trường hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để xây dựng luận văn này, chúng tôi đã vận dụng trong một chừng mực
nhất định và còn hạn hẹp các phương pháp, biện pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản được coi là phương pháp cơ bản trong quá
trình tìm hiểu các trước tác của Nguyễn Hiến Lê bàn về lao động nhà


văn lẫn kinh nghiệm viết văn. Điểm hạn chế của việc khảo sát này là hầu hết
các trước tác của Nguyễn Hiến Lê được sử dụng làm tư liệu đều là những bản in
lại trong những năm gần đây, khó bảo đảm được yêu cầu chuẩn xác về mặt văn
bản học.
- Phương pháp phân tích-tổng hợp được vận dụng trong quá trình lý giải,
biện luận, trình bày nội dung của phần chính văn. Phân tích, tổng hợp cũng

đồng thời là biện pháp hoặc thủ pháp được vận dụng cùng với các thủ pháp so
sánh, liên hệ, thống kê... ở các cấp độ nhỏ hơn trong văn bản luận văn.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn dày 113 trang. Trừ các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 2 chương:
- Chươngl: NGUYỄN HIẾN LÊ-CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (37 trang).
- Chương2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC
CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ (60 trang).


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nguyễn Hiến Lê không phải là một cái tên xa lạ với nhiều thế hệ những
người đọc sách ở Việt Nam, nhất là với đông đảo độc giả ở miền Nam trước
năm 1975. Sức viết và số lượng tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là một điều đáng
kinh ngạc: Từ năm 1949 đến năm 1975, đúng 100 tác phẩm của ông đã được
xuất bản. Đó là chưa kể 20 cuốn khác đã lần lượt ra mắt bạn đọc trong hơn lo
năm trở lại đây. Kỷ lục đó cho đến nay ở nước ta, ngoài nhà văn Tô Hoài, ít ai
sánh nổi.
Sinh thời, Nguyễn Hiến Lê đã được xem là một học giả có nhiều đóng
góp sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ
học... Nguyễn Hiến Lê còn là một ngòi bút dịch thuật tài năng, một người viết
có uy tín và trách nhiệm của hàng năm bài viết về văn hoá, giáo dục. Ở bất kỳ
lĩnh vực nào, đề tài nào, tác phẩm và bài viết của Nguyễn Hiến Lê cũng đem lại
cho người đọc những kiến thức sâu rộng mà thiết thực, bổ ích. "Những năm
trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong vài người cầm bút được giới trí thức
quý mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuậ”. [52;
tr.534]
Tuy vậy, khi nhắc đến Nguyễn Hiến Lê, hầu hết bạn đọc sinh viên, học

sinh - kể cả giáo viên, đều cho rằng ông là tác giả chuyên viết về lĩnh vực rèn
luyện trí đức mà nổi tiếng nhất là loại sách "Học làm người" với các tên sách
quen thuộc như Đắc nhân tâm, Quang gánh lo đì và vui sống, Tương lai ở trong
tay ta, Gương kiên nhẫn... Đó không phải là một nhầm lẫn đáng trách. Chính
người làm luận văn này thoạt đầu cũng nghĩ gần giống như vậy. Tâm lý lứa
tuổi, hoàn cảnh tiếp nhận, thị trường sách báo... có thể là những lý do dẫn đến
những ấn tượng rất khác nhau về tác giả và tác phẩm.
Thực ra, văn học mới đúng là khu vực riêng mà Nguyễn Hiến Lê đặc biệt
yêu thích và ông đã dành không ít công sức để khai phá, vun xới trong nhiều
năm tháng. Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định:
"Điều chắc chắn là tôi có xu hướng về vấn học, thích những


cuốn viết có nghệ thuật (tư tưởng mới mẻ, thâm thúy mà viết kém thì tôi cũng
không ưa) và thích giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ với thanh niên". [22;
tr.222]
Công việc "giới thiệu những cái đẹp trong văn thơ" đó của Nguyễn Hiến
Lê được khởi sự bằng cuốn Luyện văn I (xuất bản năm 1953) và sau đó được
tiếp tục với Luyện văn II, III (xuất bản năm 1957). Với hơn 700 trang sách, "bộ
ba" Luyện văn của Nguyễn Hiến Lê được đón nhận như một công trình có hệ
thống và mang tính thời sự không chỉ về những vấn đề kỹ thuật và nghệ thuật
của công việc viết văn mà còn đáp ứng lòng mong đợi của nhiều người thiết tha
với việc sử dụng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm năm sau, Nguyễn Hiến Lê lại tiếp
tục cho ra đời bộ Hương sắc trong vườn văn (tập I và tập II đều xuất bản năm
1962). So với Luyện văn, bộ Hương sắc trong vườn văn là một bước phát triển,
nâng cao. Cả hai công trình đó đã tạo thành một hợp thể sinh động mang tính lý
luận, phê bình về mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc. Và trong mối
quan hệ đó, phương diện lao động nghệ thuật của nhà văn đã hiện lên như một
vấn đề trọng tâm, nổi bật.
Lâu nay, trong việc dạy văn và học văn trong nhà trường, tác phẩm văn

chương vẫn luôn được xem là một chỉnh thể nghệ thuật với tư cách vừa là sản
phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn, vừa là đối tượng thẩm mỹ của sự tiếp
nhận. Việc tiếp cận, tìm hiểu, cảm thụ, đánh giá... đều hướng đến các mặt giá
trị, ý nghĩa của tác phẩm. Con đường giải mã tác phẩm thường được xuất phát
từ những vấn đề lý luận chung, phát triển qua hàng loạt các quy trình, thao tác
phân tích (hoặc ngược lại) để thâm nhập, soi sáng và khẳng định các giá trị, ý
nghĩa của tác phẩm. Ưu điểm của hướng đi đó là không thể chối cãi. Tuy vậy,
công việc của người sáng tạo - tức lao động của nhà văn, dường như chưa được
chú ý một cách thỏa đáng. Những tìm tòi, trăn trở trong việc hình thành tác
phẩm của nhà văn vẫn còn cách xa học sinh, sinh viên một bức tường. Việc viết
văn, làm văn, luyện văn chưa phải là một công việc gần gũi, hấp dẫn đối với
học sinh, sinh viên.
Chọn Nguyễn Hiến Lê và các trước tác về nghề viết văn của ông làm đối
tượng khảo sát, luận văn này mong muốn được nhắc đến Nguyễn


Hiến Lê như một trong những khuôn mặt tiến bộ, đa dạng, tiêu biểu của văn học
miền Nam trước ngày giải phóng. Trong dòng văn học này, chúng ta chỉ mới
chú ý đến các sáng tác mà chưa quan tâm đến mặt kinh nghiệm, lý luận. Trong
khi đó, Nguyễn Hiến Lê lại là một mẫu mực, một "tấm gương của nghị lực"
[39; tr.41] nhờ tự học mà thành công trên con đường viết văn của mình. Những
ý tưởng và kinh nghiệm của Nguyễn Hiến Lê không thể không là những di sản
cần được nghiên cứu, khai thác.
2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Qua việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, nội dung
chủ yếu của luận văn này hướng đến việckhảo sát các nhân tố, các điều kiện xây
dựng, hình thành tác phẩm cũng như các khía cạnh của công việc viết văn, lao
động nhà văn nói chung. Các ý kiến và những kinh nghiệm của Nguyễn Hiến
Lê về lao động nhà văn trong các trước tác của ông sẽ là chỗ dựa chủ yếu của
những khảo sát và trình bày của luận văn.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Trong lý luận lẫn trong thực tế sáng tác, lao động nhà văn không phải là
một vấn đề mới. Các công trình của A.Xâytlin, Chu Quang Tiềm,
L.X.Vưgôtxki, K.Pauxtôpxki... đã đến với rộng rãi người đọc trong nhiều năm
qua. Phần lớn các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 cũng đã
để lại những kinh nghiệm sáng tác văn chương của mình. Thế nhưng Nguyễn
Hiến Lê vẫn là một trường hợp khá đặc biệt. Đó là một đời văn của 120 trước
tác đủ loại với hơn 30.000 trang sách. Có một thực tế là, trong nửa thế kỷ qua,
sách của Nguyễn Hiến Lê liên tục được xuất bản, tái bản và được người đọc
trân trọng đón nhận. Tuy vậy, khi rà soát lại thì số lượng các bài viết hoặc các
công trình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn quá ít ỏi. Điều đó là một trở ngại
không nhỏ nhưng đồng thời cũng là một hứa hẹn hấp dẫn cho hướng tiếp cận
vấn đề.
Về tài liệu, do khối lượng trước tác của Nguyễn Hiến Lê quá lớn, chúng
tôi phải mạnh dạn gạt bỏ các vấn đề giáo dục, văn hoa, lịch sử, triết học... để chỉ
tập trung vào nội dung và mục đích đã chọn. Có tất cả 3 mảng tài liệu chủ yếu :


(1) . Các trước tác của Nguyễn Hiến Lê ưực tiếp bàn về công việc viết
văn: Luyện văn I (1953); Nghề viết văn (1956); Luyện văn II, III (1957); Hương
sắc trong vườn văn (2 tập),(1962); Đời viết văn của tôi (1996).
(2) . Các trước tác, bài viết của Nguyễn Hiến Lê có tác dụng hỗ trợ, bổ
sung cho mảng (1): Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (1993); một số bài Tựa của Nguyễn
Hiến Lê; một số bài viết của Nguyễn Hiến Lê đăng trên Bách Khoa, Mai, Tin
Văn..
(3) . Các công trình, bài viết của các tác giả khác viết về Nguyễn Hiến Lê:
Trước 30/4/1975, đáng chú ý nhất là các bài viết "nhân dịp tác phẩm thứ
100 của Nguyễn Hiển Lê ra mắt bạn đọc" đăng trên Giai phẩm Bách Khoa số
426 ra ngày 19/4/1975 (và cũng là số cuối cùng của giai phẩm này). Ngoài
trang tiểu sử vắn tắt về Nguyễn Hiến Lê được dẫn lại từ cuốn Sống và Viết của

Nguiễn Ngu Í kèm nét ký họa chân dung Nguyễn Hiến Lê của Tạ Tỵ, tòa soạn
Bách Khoa đã cho đăng bài Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm để giới thiệu
cuốn Mười câu chuyện văn chương (tác phẩm thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê)
cùng nội dung phỏng vấn về các dự định sáng tác và tình trạng sức khỏe của
Nguyễn Hiến Lê vào thời điểm ấy.
Cũng trên số Bách Khoa đó, hai bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và của
nhà văn Võ Phiến là hai cứ liệu giá trị. Qua những kỷ niệm với Nguyễn Hiến
Lê, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phác họa tính cách của nhà văn đáng kính này với
một tình cảm trân trọng, khâm phục và biết ơn sâu sắc. Còn bài viết của nhà văn
Võ Phiến Nhân đọc bản thảo cuốn "Nguyễn Hiến Lê" của Châu Hải Kỹ, ngoài
những ghi nhận trân trọng đối với công sức và tấm lòng của nhà giáo Châu Hải
Kỳ, lại là những khẳng định sắc sảo về tài năng và thành quả trong lĩnh vực học
thuật của Nguyễn Hiến Lê.
Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm (Nxb Văn học, 1993) của
nhà giáo Châu Hải Kỳ (1) vừa nêu trên cũng là một tài liệu khá đặc

Châu Hải Kỳ (1920 - 1993), tên thật Võ Văn Côn, nhà giáo, nhà văn, quê Quảng Nam, dạy học ở Nha
Trang, tác giả của nhiều bài viết về văn chương và giáo dục trên Bách khoa, Văn,
(1)


biệt. Bản thảo đã viết xong vào đầu năm 1975, vừa được nhà văn Võ Phiến giới
thiệu trên Bách Khoa thì miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1977, Châu
Hải Kỳ lại tiếp tục viết thêm một phần nữa về cuộc sống và sáng tác của
Nguyễn Hiến Lê từ sau 30/4/1975. Có thể coi cuốn sách của Châu Hải Kỳ là
một công trình được biên soạn công phu, đầy đủ nhất về Nguyễn Hiến Lê từ
trước đến nay. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ văn tài và cốt cách của Nguyễn
Hiến Lê, nhà giáo này đã miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu hâu như toàn bộ các
khía cạnh về cuộc đời, tác phẩm, sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê. Mặc dù bị cắt
bỏ nhiều ở khâu biên tập và mắc nhiều lỗi ấn loát do in vội, cuốn Nguyễn Hiến

Lê - Cuộc đời và tác phẩm đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về cuộc
đời nhà văn họ Nguyễn, đồng thời trình bày được một cách hệ thống, cặn kẽ
những nhận xét, phân tích, đánh giá đối với phần lớn sự nghiệp trước tác của
Nguyễn Hiến Lê.
Hết sức thán phục nghị lực và sức sáng tạo mãnh liệt ở nhà văn này, Châu
Hải Kỳ còn thấy ở Nguyễn Hiến Lê một "tri thức tân tiến, tâm hồn nhà Nho",
một "dây nối với quá khứ". [16; tr.75] Châu Hải Kỳ đánh giá cao năng lực trí
tuệ của Nguyễn Hiến Lê: "... là nhà biên khảo, dĩ nhiên gặp trường hợp cũng
căn cứ vào sách vở, nhưng luôn luôn trong lúc nhận xét, phẩm luận vẫn có
những thị kiến độc đáo riêng tư". [16; tr.117] Ông coi toàn bộ sự nghiệp
Nguyễn Hiến Lê có giá trị "vừa mở đường, vừa thức tỉnh".[16; tr.289] về tiến
trình sáng tác của Nguyễn Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã nhận thấy đó là lối viết "từ
thấp đến cao", được tiến hành dài hơi bằng "một loạt tác phẩm về một chủ
điểm". [16; tr.177 - 178] Quen thuộc với bút pháp bình dị, tự nhiên của Nguyễn
Hiến Lê, Châu Hải Kỳ đã tinh tế chỉ ra những phần đóng góp đúng là của
Nguyễn Hiến Lê trong các công trình hợp soạn với người khác. Theo Võ Phiến,
cũng chính Châu Hải Kỳ là "người đầu tiên nêu lên cái đặc tài viết Tựa" [43;
tr.50] của Nguyễn Hiến Lê. Có thể nói, trước nay, trong loại sách "chân dung
văn học" đã khá phổ biến, hiếm thấy cuốn nào nặng lòng mến mộ chân thành
đến tri âm tri kỷ và chu đáo được như vậy.

Giáo dục phổ thông... trước 30/04/1975. Cuốn Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và tác phẩm được xuất bản sau khi
ông mất.


Ở mảng (3), ngoài các tài liệu kể trên còn có - trong những năm gần đây một số bài viết, lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng, nhà giáo
Lê Anh Dũng và của các Nhà xuất bản Văn học, Văn hóa hoặc các nhà xuất bản
địa phương, khi xuất bản hoặc tái bản các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Hầu
hết các bài viết, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản đó đều hết sức trân trọng con
người và sự nghiệp của Nguyễn Hiến Lê, đồng thời khẳng định sự tiêu biểu, đa

dạng trong sáng tác cũng như tính mẫu mực, nghiêm túc, khoa học trong các
công trình biên khảo, nghiên cứu của ông.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê còn mang tính tổng
quan về nhà văn - tác phẩm. Đó là một thuận lợi đáng kể. Tuy vậy, khi dấn sâu
thêm một bước theo hướng nhà văn - tác phẩm - vấn đề, luận văn này lại đứng
trước tình trạng chưa có một công trình nào đi trước để làm chỗ dựa.
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Trên cơ sở ghi nhận cuộc đời lao động văn học miệt mài cùng sự nghiệp
văn hoá-học thuật đa dạng của Nguyễn Hiến Lê, luận văn tập trung vào việc
giới thiệu, phân tích và khẳng định những ý tưởng về lao động nhà văn cùng
những kinh nghiệm viết văn từ chính đời văn của Nguyễn Hiến Lê như những
đóng góp có giá trị.
Hướng đến những nội dung trên, luận văn mong muốn được đóng góp thêm
một cái nhìn về một đời sống văn học toàn diện trên một cơ thể chung của văn
học Việt Nam; đồng thời bổ sung một vài gợi ý trong lý luận và kinh nghiệm về
phương diện lao động nhà văn, một vấn đề ít nhiều có ý nghía trong việc dạy và
học môn Văn trong nhà trường hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để xây dựng luận văn này, chúng tôi đã vận dụng trong một chừng mực
nhất định và còn hạn hẹp các phương pháp, biện pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản được coi là phương pháp cơ bản trong quá
trình tìm hiểu các trước tác của Nguyễn Hiến Lê bàn về lao động nhà


văn lẫn kinh nghiệm viết văn. Điểm hạn chế của việc khảo sát này là hầu hết các
trước tác của Nguyễn Hiến Lê được sử dụng làm tư liệu đều là những bản in lại
trong những năm gần đây, khó bảo đảm được yêu cầu chuẩn xác về mặt văn bản
học.
- Phương pháp phân tích-tổng hợp được vận dụng trong quá trình lý giải,
biện luận, trình bày nội dung của phần chính vặn. Phân tích, tổng hợp cũng

đồng thời là biện pháp hoặc thủ pháp được vận dụng cùng với các thủ pháp so
sánh, liên hệ, thống kê... ở các cấp độ nhỏ hơn trong văn bản luận văn.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn dày 113 trang. Trừ các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 2 chương:
- Chương 1: NGUYỄN HIẾN LÊ - cuộc ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (37 trang).
- Chương 2: VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG NHÀ VĂN TRONG CÁC TRƯỚC TÁC
CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ (60 trang).

*


Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ vãn

CHƯƠNG I: NGUYỄN HIẾN LÊ – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1. cuộc đời
1.1.1. Quê hương và gia đình

Nguyễn Hiến Lê, hiệu là Lộc Đình sinh ngày 08 tháng 01 năm 1912 (khai
sinh ghi 08/4/1912), nhằm ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi.
Tuy sinh trưởng ở Hà Nội, nguyên quán của Nguyễn Hiến Lê vốn ở làng
Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây). Trong ký ức
của Nguyễn Hiến Lê, Phương Khê là một làng nhỏ và nghèo nằm ở hữu ngạn
sông Hồng, cách khoảng hai cây số về phía nam của bến đò Vân Sa, nơi có ngã
ba Bạch Hạc nổi tiếng. Cả làng có chừng hai trăm hộ gia đình thì nhà nào quanh
năm cũng chỉ trông vào mấy thửa ruộng và nhà nào cũng có tháng phải ăn độn
ngô khoai. Từ giữa thế kỷ XVIII tới đầu thế kỷ XX, cả làng chỉ có mỗi một
người đỗ tú tài là ông nội của Nguyễn Hiến Lê; và trong nửa đầu thế kỷ XX, cả
làng cũng chỉ có mỗi mình Nguyễn Hiến Lê là tốt nghiệp bậc cao đẳng (tương
đương với bậc đại học hiện nay).

Lớn lên trong thời buổi nho học không còn được sủng ái, Nguyễn Hiến
Lê hẳn đã nghe và thấy được những suy vi đó. Ông nội sau khi đậu tú tài đã bỏ
con đường khoa cử, cũng không muốn ra làm quan, chỉ giữ khí tiết của một nhà
nho bất hợp tác. Có bốn người con trai, cụ để cho các con "tự chọn lựa con
đường đi, miễn là không làm gì nhục cho tổ tiên".[23;tr.31]
Người con trưởng (tức bác Cả của Nguyễn Hiến Lê) tên là Nhuận, hiệu
Tùng Hương, thông minh, văn thơ hay nhưng ghét khoa cử, gia nhập Đông
Kinh nghĩa thục rồi sau qua Trung Hoa theo cụ Phan Bội Châu, chết ở đâu, năm
nào, không rõ. Người thứ nhì tên là Cổn, tự Đạo Quýnh, hiệu
Lộc Đình, nghĩa là "sân Lộc" - Nguyễn Hiến Lê sinh ở ngõ Phất Lộc, Hà Nội. Bút hiệu này Nguyễn Hiến Lê chỉ dùng
một lần ở bài tùy bút Hương và sắc (đăng trên tạp chí Giáo dục phổ thông, số 31 - 32, Sài Gòn, 1959).
(1)


Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
Kế Phương, học khá, suốt đời dạy học, mới đầu làm tổng sư, sau làm thầy đồ
dạy tại nhà, cuối cùng làm hương sư, mất năm 1933. Người thứ ba tên là Côn,
hiệu Phương Sơn, có văn tài nhất, thi hương một khoa, rớt, rồi bỏ luôn, gia nhập
Đông Kinh nghĩa thục, làm rể cụ Lương Văn Can. Khoảng năm 1913 - 1914,
bác Phương Sơn trốn vào Nam kỳ, đổi tên là Khôn, sống bằng nghề làm ruộng
và bốc thuốc, mất năm 1960 ở chợ Thủ, Long Xuyên.
Người thứ tư - thân phụ của Nguyễn Hiến Lê, huý Văn Bí, hiệu Đặc Như,
sinh năm 1887 và mất năm 1920, khi Nguyễn Hiến Lê mới được 8 tuổi.
Ngay từ bé, Nguyễn Hiến Lê đã được cha dạy vỡ lòng chữ Hán rồi sau đó
là chữ quốc ngữ và bốn phép toán. Những chữ Hán dễ như thiên, trung, lập,
mân... được khắc chìm trên những thẻ gỗ dài khoảng 3 tấc, rộng chừng 5 phân.
Cậu bé Lê dùng bút lông chấm nước lã, tô những chữ đó cho quen tay rồi sau
mới tập viết phóng. Cậu còn được cha nhờ một thầy ký dạy cho biết vần Tây.
Đến đầu năm 1920, ngay giữa niên học, Nguyễn Hiến Lê được cha xin cho vào
học lớp dự bị trường Yên Phụ, Hà Nội. Đến tháng 8 âm lịch năm đó, cha của

Nguyễn Hiến Lê bị bệnh nặng rồi mất.
Thân mẫu của Nguyễn Hiến Lê là bà Nguyễn Thị Sâm, sinh năm 1886,
quê quán ở Hà Đông. Gặp nghịch cảnh từ nhỏ (cha mất sớm, bị con riêng của
cha ngược đãi), bà Sâm đã cùng với mẹ về sống với gia đình bên ngoại, tập
buôn bán kiếm sống. Từ khi có chồng, bà Sâm đưa mẹ về ở chung tại căn nhà
số 4 ngõ Phất Lộc, Hà Nội.
Trong ký ức của Nguyễn Hiến Lê, căn nhà sô" 4 đó gắn liền với hình ảnh
con ngõ hẹp độ hai thước, dài chừng hai trăm thước, "không có gì đẹp mà lại
bẩn thỉu nữa". Dù vậy, trong tâm tưởng Nguyễn Hiến Lê, ngõ Phất Lộc vẫn là
một cái gì "bất biến" và "có điểm khả ái", là "di tích của một thời cổ, may mắn
không bị tàn phá ". [23; tr. 17]

Lớp dự bị (Préparatoire), tương đương lớp 2 hiện nay.


Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ vấn
1.1.2. Thời thơ ấu và niên thiếu

Chính tại ngôi nhà số 4 xưa cũ được cất từ đời Tự Đức của các cụ bên
ngoại để lại đó, bốn anh em Nguyễn Hiến Lê (1) đã lớn lên trong sự chăm sóc,
thương yêu của mẹ, nhất là của bà ngoại. Cuộc đời vất vả, tận tuy của bà ngoại
đã được Nguyễn Hiến Lê ghi lại trong tập văn Cháu bà nội, tội bà ngoại với
lòng biết ơn sâu nặng :
Bà đã thay mẹ tôi, săn sóc chúng tôi, lại thay cả cha tồi
trong sự dạy dỗ chúng tôi nữa. Ngày nay, anh em tôi, con cháu tôi,
có ai giữ được một chút cái tính khí khái của bày không chịu lụy ai,
cái đức cần cù, tiết kiệm, cố chiến đấu để vượt khỏi cảnh nghèo,
cái nếp sống đạm bạc, cái tinh thần thanh khiết của nhà Nho, phần
lớn là nhờ bà. [22 ; tr.32]
Từ khi cha mất, cậu bé Nguyễn Hiến Lê có phần chểnh mảng việc học.

Mẹ lo buôn bán, lại khổng biết chữ, nên không thể kiểm soát việc học của mấy
anh em Nguyễn Hiến Lê được. Chơi đùa lêu lổng với bọn trẻ hàng xóm đến
quên cả bài vở, Nguyễn Hiến Lê phải ngồi lại lớp, bị "đúp" một năm. Nhưng
qua năm học sau, bị thầy quở, Nguyễn Hiến Le xấu hổ, quyết tâm tu tỉnh, học
hành nghiêm chỉnh hơn. Nhờ vậy, Nguyễn Hiến Lê học tập tiến bộ hẳn, năm
nào cũng nhất, nhì lớp. Mới lớp nhì (tương đương lớp 4 hiện nay) mà đã quyết
tâm "nhịn ăn sáng 6 tháng liền để mua cuốn tự điển Larousse élémentaire để
tra những chữ khó "!
Tuy học giỏi, Nguyễn Hiến Lê lại bị rớt trong kỳ thi tuyển vô trường
Bưởi (hồi đó gọi là trường Bảo hộ, nay là trường Chu Văn An). Thế là mất thêm
một năm học tư ban đêm để luyện Pháp văn và Toán. Năm sau (1927), Nguyễn
Hiến Lê thi lại vào trường Bưởi và đậu khá cao. Bốn năm liền, Nguyễn Hiến Lê
miệt mài học ở bậc trung học.
Trong mấy năm đó, có một sự kiện tuy nhỏ nhưng đã làm thay đổi hướng
đi sau này của Nguyễn Hiến Lê. Liên tiếp 2 dịp hè (năm 1928 và 1929), Nguyễn
Hiến Lê đã theo lời mẹ, về Phương Khê học chữ Hán với

Nguyễn Hiến Lê là anh cả. Em ttai kế là Nguyễn Hữu Hùng (1914 - 1946). Hai người em gái là Nguyễn Thị Oanh (đã
mất) và Nguyễn Thị Mùi (hiện còn sống, đang định cư ở Paris, Pháp).
(I)

- 23-


Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
bác Hai. Ở cái thời Nho học đã tàn tạ mà mẹ của Nguyễn Hiến Lê lại có một
quyết định như vậy thì thật lạ. Theo lời bà, cho Nguyễn Hiến Lê học chữ Hán là
để "sau này đọc được gia phả bên nội bên ngoại, chứ không lẽ con cháu nhà
Nho mà không biết gốc gác ông bà". [23; tr. 74] Hình như người mẹ không biết
chữ ấy muốn đứa con trai lớn của mình tiếp xúc với đạo Nho, giữ được truyền

thống nhà Nho chăng?
1.1.3. Tuổi trưởng thành và đời công chức
Mùa hè năm 1930, bà ngoại bị bệnh và mất đột ngột, Nguyễn Hiến Lê ở
lại Hà Nội, bỏ học chữ Hán. Nguyễn Hiến Lê nhớ lại : "Thời đó, tôi ham biết
thơ văn Trung Quốc, nghe những tên như Văn tâm điêu long, Chiêu minh văn
tuyển, Tiền Xích Bích phú, Quy khứ lai từ là trong lòng vang lên một điệu trầm
trầm như nhớ nhung cái gì"; nhưng khi hỏi bác tôi thì người gạt đi: " - Chấu
học tiếng Tây mà muốn biết những cái đó làm gì ...) Thôi đi. Để sức mà tìm hiểu
khoa học, cháu " [22; tr.ll]
Tuy vậy, chính hai vụ hè học chữ Hán đó đã để lại những dấu ấn tinh
thần, tình cảm sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Hiến Lê:
Nhờ sống sau lũy tre xanh giữa nông dân, tôi hiểu đời sống
vất vả, thiếu thốn của họ, cả những tật xấu của họ nữa (...);tôi có
cảm tình với hạng dân nghèo chất phác mà ghét hạng tổng lý hách
dịch, xảo trá. Tôi lại yêu quê hương tôi hơn: cảnh núi Tản hùng vĩ,
cảnh ngã ba Bạch Hạc mênh mông vào mùa nước lớn, cảnh đồng
ruộng văng vãng tiếng sáo diều và thoang thoảng hương lúa, cảnh
chợ quê lèo tèo mấy gian cột tre mái rạ với những quán chè tươi ở
dưới gốc muỗm, lồng lộng gió đồng.[22,tr.13]
Nếp sống giản dị, nghiêm cẩn của nhà nho - qua cuộc đời người bác ruột
- đã để lại những ấn tượng rất sâu ở Nguyễn Hiến Lê, nhất là bài học coi trọng
tinh thần hơn vật chất. Lần đó, Nguyễn Hiến Lê theo bác Hai đi thăm mộ cụ Lê
Anh Tuấn ở làng Thanh Mai. Sinh thời, cụ Lê Anh Tuấn sống rất thanh bạch,
giữ chức Tham tụng mà rất nghèo, chỉ cất được một ngôi nhà rất nhỏ, Ngay cụ
Lê Đình Duyên (thầy học của ông nội Nguyễn Hiến Lê), đậu tiến sĩ, giữ chức
Tư nghiệp Quốc tử giám mà nhà thờ còn

- li -



Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn
nhỏ hơn nữa... Nguyễn Hiến Lê nhớ hoài lời dạy của bác Hai: "Đời sống vật
chất nên dưới mức trung còn đời sống tinh thần thì trên mức ấy". [22;tr.l5]
Tháng 9 năm 1934, Nguyễn Hiến Lê tốt nghiệp trường Cao đẳng công
chánh. Mẹ và bác Ba Phương Sơn rất vui nhưng riêng Nguyễn Hiến Lê lại thấy
buồn:
Lúc đó đương thời kinh tế khủng hoảng, tôi biết đợi nửa năm
nữa chưa chắc đã được bổ mà cảnh nhà tôi lại túng bấn(...) Mỗi
lần mặt trời gần lặn, nỗi chán nản của tôi dâng lên mênh mông
như bóng tối. Tôi không muốn ở nhà, đi thơ thẩn ở ngoài đường
cho hết ngày. [22; tr.16 - 17]
Để qua ngày, Nguyễn Hiến Lê tự học lại chữ Hán. Hơn 3 tháng đợi phân
bổ, chiều nào cũng vậy, Nguyễn Hiến Lê đến Thư viện trung ương, mượn bộ
Hán-Việt tự điển của Đào Duy Anh (xuất bản năm 1932) và cuốn Grammaire
chinoise của Cordier để ghi chép từ ngữ, ngữ pháp. Nói là "để cho qua ngày"
nhưng cách thức tự học của Nguyễn Hiến Lê rất nghiêm túc, qui củ: chép lại
những từ ngữ thường dùng mà chưa biết, mỗi ngày độ ba bốn chục từ, những
điểm ngữ pháp quan trọng cũng được ghi chép lại một cách cẩn thận, từ cách
đặt câu đến những chi, hồ, giả, dã... Mỗi chiều ở thư viện độ ba tiếng đồng hồ,
buổi tối và sáng hôm sau học hết những trang đã ghi chép để đến chiều lại ra
thư viện chép bài học sau, mỗi tuần nghỉ một ngày để ôn lại bài ương tuần...
Cuối đợt tự học đó, Nguyễn Hiến Lê đã có được độ ba ngàn từ! Nguyễn Hiến
Lê cũng thử viết một bài ngắn bằng chữ Hán, nhờ người khác đọc và góp ý để
sửa chữa; rồi cũng tự đọc được - trước chậm, sau nhanh dần - trọn bộ Tam quốc
chí in thạch bản, có lời bình của Thánh Thán.
Vừa lúc ấy, Nguyễn Hiến Lê nhận được giấy bổ vào làm ở sỏ thủy lợi
miền Nam Đông Dương. Đầu năm 1935, Nguyễn Hiến Lê rời Hà Nội, vào Nam
nhận việc.
Con đường Bắc - Nam trải rộng trước mắt người thanh niên 23 tuổi
Nguyễn Hiến Lê đầy nắng ấm, sắc trời trong trẻo với điệp trùng núi rừng sông

biển. Ở Sài Gòn độ nửa tháng, Nguyễn Hiến Lê được phân bổ về

-25-


×