SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MƠN
VẬT LÝ 7 THƠNG QUA THÍ NGHIỆM CỦA
HỌC SINH
Người thực hiện : MAI THỊ KIM CHI
Lónh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : Lí
Phương pháp giáo dục
Lónh vực khác : …………………….
Có đính kèm :
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Năm học :2012 -2013
Trang - 1 -
Hiện vật khác
SƠ LƯC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : MAI THỊ KIM CHI
2. Ngày tháng năm sinh : 30/ 09/1978
3. Nam, nữ : Nữ
4. Đòa chỉ : 07/1 Nguyễn Thái Học – Bàu Hàm II – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thọai : 0613 760912 (CQ)
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vò công tác :Trường THCS & THPT Bàu Hàm
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vò ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : CĐSP
- Năm nhận bằng : 2001
- Chuyên nghành đào tạo : Hóa - Lí
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Lí
- Số năm có kinh nghiệm : 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
+ Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn Vật Lí 7
+ Nâng cao hiệu quả dạy và học môn vật lí 7 thông qua thí nghiệm của học
sinh.
Trang - 2 -
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM
Trảng Bom, ngày 15 tháng 05 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Vận Dụng Phương Pháp Dạy Và Học Tích Cực
Trong Môn Vật Lí 7
Họ và tên tác giả : Mai Thi Kim Chi. Đơn vị (tổ) : Hóa – Lí – Cơng Nghệ
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : Lí
Phương pháp giáo dục
Lónh vực khác : …………………….
1.Tính mới
- Có giải pháp hòan tòan mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2 . Hiệu quả
- Hòan tòan mới và đã triển khai áp dụng trong ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tòan nghành có hiệu quả cao
- Hòan tòan mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc họach định đường lối , chính sách
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống :
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng :
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUN MƠN
( Ký tên và ghi rõ họ tên )
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên , ghi rõ họ tên và đóng dấu )
Trang - 3 -
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỷ XXI với ánh sáng của văn
minh, tiến bộ thì con đường giáo dục lại càng khẳng định được vai trò của mình.
Môn Vật Lý là môn khoa học thực nghiệm, nó có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Nó có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ qua lại
với các môn học khác. Người giáo viên phải là người tổ chức ra những tình huống
học tập có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy của học sinh. Hình thành và phát
triển ở các em những kỹ năng giải quyết vấn đề, xúc tiến tự học để lĩnh hội tri thức
thông qua thí nghiệm và tư duy. Con đường hình thành kiến thức Vật Lý nhiều khi
được thực hiện qua các thí nghiệm, thí nghiệm Vật Lý không thể thiếu được trong
hoạt động nhận thức, là phương tiện nhận thức, là nguồn tri thức. Thí nghiệm Vật Lý
là phương pháp trực quan có hiệu quả giúp học sinh dễ hiểu hơn các hiện tượng Vật
Lý xảy ra. Có nhiều trường hợp chỉ có thông qua thí nghiệm Vật Lý học sinh mới
hình dung hiện tượng Vật Lý xảy ra như thế nào? Thí nghiệm Vật Lý đã làm cho các
kiến thức Vật Lý gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống của học sinh. Vì tác
dụng nhiều mặt của thí nghiệm. Như vậy nên không thể học Vật Lý mà không có thí
nghiệm.
Tình trạng dạy chay, học chay khiến cho học sinh không hình dung được các quá
trình Vật Lý, sự biểu hiện của các tính chất Vật Lý diễn biến của các hiện tượng Vật
Lý, không khí lớp học đơn điệu, học sinh thiếu hứng thú học tập và dẫn đến hiệu quả
giờ học còn thấp. Do đó tôi chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC
MÔN VẬT LÝ 7 THÔNG QUA THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH ’’
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi:
Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Nhà trường tạo điều kiện tham dự các lớp thay sách, các chuyên đề của trường và
ngành tổ chức
+ Bản thân đã có kinh nghiệm trong việc dạy học.
+ Đồ dùng dạy học cấp về tượng đối đầy đủ.
+ Được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, và đa số học sinh yêu thích môn học.
2. Khó khăn:
+ Nhà trường chưa có phòng bộ môn nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn.
+ Bàn ghế học sinh còn hạn chế trong việc tiến hành thí nghiệm thành công
+ Đa số là học sinh dân tộc nên vốn tiếng Việt còn hạn chế.
+ Một số đồ dùng dạy học chất lượng chưa cao.
3. Số liệu thống kê:
Trước khi áp dụng phương pháp này, số liệu học sinh như sau:
Tổng số học sinh của khối 7 : 390 học sinh , trong đó trên trung bình là: 240 học
sinh đạt 62% ; dưới trung bình là 150 học sinh đạt 38 %.
III. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, nắm vững kiến thức một cách khoa học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, từ đó các em có lòng say mê,
hứng thú với bộ môn.
Trang - 4 -
- Giúp học sinh có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về
kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng:
- Giáo viên giảng dạy trong trường và học sinh khối 7
- Nội dung chương trình Vật Lý 7– Giới hạn các bài có thí nghiệm của học sinh.
2/ Phương pháp nghiên cứu :
- Trao đổi thăm dò đồng nghiệp.
- Thăm dò ý kiến học sinh.
- Dự giờ các tiết dạy của bộ môn Hoá – Sinh.
- Kết quả qua việc trực tiếp tham gia giảng dạy của bản thân.
B/ NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 7
Cấu trúc: Tổng số tiết học : 1 tiết /tuần (35 tiết). Gồm :
- Thực hành
3 tiết
- Ôn tập, tổng kết
4 tiết
- Kiểm tra
4 tiết
- Số tiết, bài học, đề tài
24 tiết
(Trong đó gồm 22 bài có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học sinh làm thí
nghiệm)
1/ Loại bài hình thành khái niệm , định luật:
Loại này gồm các bài :
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 10: Nguồn âm
Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang
Bài 19: Dòng điện – Nguồn điện
Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại
Bài 24: Cường độ dòng điện
Bài 25: Hiệu điện thế
2/ Loại bài nghiên cứu hiện tượng, tính chất:
Loại này gồm các bài :
Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng.
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Bài 7: Gương cầu lồi.
Bài 8: Gương cầu lõm.
Bài 11: Độ cao của âm
Bài 12: Độ to của âm.
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát.
Bài 18: Hai loại điện tích.
Bài 21: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
Trang - 5 -
Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
3/ Loại bài nghiên cứu ứng dụng :
Loại này gồm các bài:
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Bài 15: Chống nhiễm tiếng ồn
Bài 29: An toàn khi sử dụng điện.
4/ Loại bài thí nghiệm thực hành.
Loại này gồm:
Bài 6: TH: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Bài 27: TH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Bài 28:TH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song
song
5/ Loại bài tổng kết:
Loại bài này gồm các bài:
Bài 9: Tổng kết chương I.
Bài 16 : Tổng kết chương II.
Bài 30: Tổng kết chương III.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Trong một tiết dạy giáo viên phải tổ chức nhiều hoạt động dạy học như:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu một vấn đề bằng thí nghiệm.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một thông tin.
Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Hoạt động 5: Tổ chức vận dụng kiến thức.
Chuyên đề này chỉ nghiên cứu các công việc cần làm để phục vụ việc dạy ở
hoạt động 2
III. CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CHO HỌC
SINH NẮM BẮT KIẾN THỨC BÀI HỌC THÔNG QUA THÍ NGHIỆM
- Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp thí nghiệm.
- Định hướng mục đích thí nghiệm.
- Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn cho học sinh cách ghi kết quả thí nghiệm.
- Phân phát dụng cụ và theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo và thống nhất kết quả thí nghiệm bằng phiếu giao
việc cho các nhóm.
- Tổ chức cho học sinh rút ra kết luận.
1/ Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm :
a. Chuẩn bị :
• Giáo viên :
- Dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, cho giáo viên.
- Các tranh vẽ hay hình chụp các thí nghiệm trong bài (nếu cần).
- Các mẫu báo cáo thí nghiệm cho các nhóm, cho cả lớp.
Để phục vụ tốt các khâu trên chúng ta cần:
Trang - 6 -
- Số lượng nhóm theo một lớp.
- Lên kế hoạch sử dụng thiết bị hàng tháng (ví dụ: dạy ngày nào, bài nào, chuẩn bị
những thiết bị nào).
- Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đồ dùng.
• Học sinh :
Chuẩn bị bài ở nhà gồm:
- Bài hôm nay học có mấy thí nghiệm. Thí nghiệm (TN) đó gồm những dụng cụ
nào. Mục đích của thí nghiệm đó là gì?
- Chuẩn bị các bảng báo cáo vào vở (nếu có).
b. Kiểm tra:
- GVBM cần bố trí thời gian để kiểm tra dụng cụ thí TN về số lượng và chất
lượng.
- GVBM phải tiến hành làm thử thí nghiệm (TN) trên các dụng cụ để xác định tính
khả thi, độ chính xác, sai số trên các dụng cụ trước khi lên lớp.
2/ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp:
a. Đối với những TN đơn giản: giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ TN hay
tham khảo SGK để học sinh tự nêu được các dụng cần có để lắp ráp.
VD: TN ở bài 7: Gương cầu lồi
b. Đối với những TN lắp ráp phức tạp hoặc lần đầu tiên học sinh làm quen với với
việc lắp ráp dụng cụ TN thì giáo viên phải kết hợp vừa lắp ráp mẫu vừa giới thiệu
dụng cụ TN hoặc dùng TN có sẵn để hướng dẫn học sinh nêu được dụng cụ TN.
VD: Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại. Bài này
giáo viên lắp ráp TN trước yêu cầu học sinh lắp ráp và làm thí nghiệm để xác định
xem một vật là dẫn điện hay cách điện.
3/ Sự định hướng mục đích thí nghiệm :
- Sự định hướng mục đích của thí nghiệm nhằm giúp học sinh hiểu rõ nhiệm vụ
mình phải thực hiện và biết được TN này sẽ giúp các em giải quyết vấn đề khó khăn
hay kiểm tra một dự đoán nào đó.
- Sự định hướng giúp các em tập trung và hướng tới sự quan sát đúng đối tượng,
đo đạc chính xác đại lượng cần đo hoặc thao tác để đem lại kết quả mong đợi.
- Sự định hướng mục đích TN có thể thể hiện dưới những hình thức như:
+ Hình thức 1: giáo viên trực tiếp nêu mục đích thí nghiệm.
Ví dụ: Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Mục đích của TN2 là tìm hiểu tính chất của tia phản xạ.
+ Hình thức 2: giáo viên nêu vấn đề, để học sinh nêu mục đích thí nghiệm.
Ví dụ: Bài 2: Sự truyền ánh sáng.
Mục đích TN1 này là khảo sát điều gì?
4/ Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
- Những TN có thao tác đơn giản thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh
vẽ hoặc đặt vấn đề học sinh tự đề xuất cách tiến hành sao cho đáp ứng được mục tiêu
và yêu cầu
Ví dụ: Bài 2: Sự truyền ánh sáng.
Trang - 7 -
Những thí nghiệm có nhiều thao tác phức tạp thì giáo viên cần nêu rõ các bước TN,
hoặc làm mẫu thí nghiệm và lưu ý cho học sinh các thao tác sai lầm mà học sinh dễ
vướng phải.
VD: Bài 8: Gương cầu lõm: TN: Sự phản xạ ánh trên gương cầu lõm.
5/ Hướng dẫn học sinh ghi kết quả thí nghiệm:
- Giáo viên giới thiệu mẫu báo cáo TN của từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo theo phiếu học tập.
6/ Phân phát dụng cụ thí nghiệm, giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm đồng thời theo
dõi hoạt động của học sinh :
- Phân phát và chuyển giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm quy định thời gian làm
việc.
- Trong khi học sinh làm TN giáo viên quan sát theo dõi các nhóm để:
• Kịp thời uốn nắn, sửa chữa các thao tác sai lệch thiếu chính xác hoặc gợi ý giúp
đỡ các nhóm còn lúng túng hoặc kiểm tra kết quả các nhóm làm xong sớm.
• Bao quát lớp để phát hiện ra cá nhân tích cực, sáng tạo hoặc nhắc nhở cá nhân lơ
là không tập trung làm việc, gây ồn ào.
7/ Tổ chức cho học sinh báo cáo thí nghiệm:
- Cho đại diện của các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trên mẫu báo cáo cho cả
lớp hoặc báo cáo theo phiếu giao việc.
- So sánh kết quả các nhóm, kiểm tra xác định lại bằng thí nghiệm nếu cần thiết.
- Nhận xét kết quả từng nhóm, có thể qua đó giáo viên đánh giá cho điểm các
nhóm, tuyên dương khuyến khích hoặc phê bình tinh thần làm việc của từng nhóm.
8/ Tổ chức cho học sinh rút ra kết luận:
- Cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu của sách giáo khoa, sau đó thảo luận
hợp thức hoá kiến thức cả lớp.
- Cho học sinh làm việc cá nhân rồi đến thảo luận nhóm.
IV. VÍ DỤ CỤ THỂ:
1 / Sử dụng thí nghiệm hình thành khái niệm:
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
a. Nhận xét chung về mục tiêu:
- Học sinh làm thí nghiệm để rút ra được: trong không khí ánh sáng truyền đi theo
đường thẳng.
b. Chuẩn bị:
• Chuẩn bị của học sinh : học sinh nghiên cứu bài trước ở nhà. Trong bài có mấy
Thí nghiệm. Trong mỗi thí nghiệm gồm có những dụng cụ nào? Mục đích của thí
nghiệm đó nghiên cứu gì?
• Chuẩn bị thiết bị của giáo viên :
- Ống nhựa cong, ống nhựa thẳng.
- Nguồn sáng dùng pin.
- Nguồn 3V – 6V.
- 3 tờ bìa có đục lỗ.
- Đế kẹp đa năng
Trang - 8 -
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Thí nghiệm 1
• Tiến hành thí nghiệm
1 / Bố trí thí nghiệm như hình 2.1 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Nối dây bóng vào nguồn sáng, mở đèn sáng
Bước 2: Dùng một ống nhựa thẳng và một ống nhựa cong để quan sát dây tóc bóng
đèn đang sáng. Hãy quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống
cong
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 2: Thí nghiệm 2
1. Bố trí thí nghiệm như hình 2.2 trong SGK.
2. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Gắn đế kẹp vào 3 tấm bìa có đục lỗ đặt lên bàn và xê dịch sao cho mắt ta
nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng qua cả 3 lỗ trên 3 tấm bìa.
Bước 2: Dùng một ống thẳng kiểm tra xem 3 lỗ trên 3 tấm bìa có cùng nằm trên một
đường thẳng không?
Rút ra kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là …………………….
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm 1: ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo đường
thẳng
Thí nghiệm 2: 3 lỗ trên 3 tấm bìa cùng nằm trên một đường thẳng.
Kết luận: đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
c. Tổ chức hoạt động dạy học:
Thí nghiệm 1:
- Giáo viên chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm.
- Nhóm trưởng các nhóm nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm kiểm tra các dụng cụ trong khay nhựa.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 1. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu học
tập.
- Giáo viên theo sát các nhóm hướng dẫn, giải đáp kịp thời thắc mắc, vướng mắc
trong khi làm thí nghiệm cho học sinh.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm. Các nhóm khác chú ý
lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và thông báo kết quả.
- Giáo viên nhận xét kĩ thuật, phương pháp tiến hành thí nghiệm ở các nhóm.
Thí nghiệm 2
- Giáo viên phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu học sinh thực hiện theo phiếu học tập.
Trang - 9 -
- Giáo viên xuống các nhóm theo dõi và giúp đỡ những nhóm chưa làm được TN.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Các nhóm khác
nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và thông báo kết quả bằng phim trong
- Giáo viên cho học sinh ghi kết luận chung của TN1 và TN2.
Cùng với kết quả thí nghiệm của học sinh , giáo viên thông báo: các nhà khoa học đã
tiến hành TN đối với các môi trường trong suốt và đồng tính khác như: thủy tinh và
nước thì kết quả cũng như thế nên ta có thể phát biểu thành định luật: “Trong môi
trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”
2/ Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng, tính chất:
Bài 7: Gương cầu lồi
a/ Nhận xét chung về mục đích:
học sinh làm TN để rút ra được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
b/ Chuẩn bị:
• Chuẩn bị của học sinh : học sinh nghiên cứu bài trước ở nhà. Trong bài có mấy
thí nghiệm. Trong mỗi thí nghiệm gồm có những dụng cụ nào? Mục đích của thí
nghiệm đó nghiên cứu gì?
• Chuẩn bị dụng cụ của giáo viên :
- Gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước
- 2 vật giống nhau
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Thí nghiệm 1
• Tiến hành thí nghiệm
1 / Bố trí thí nghiệm như hình 7.1 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đặt gương cầu lồi thẳng đứng trên bàn.
Bước 2: Đặt một vật trước gương cầu lồi. Hãy quan sát về tính chất của ảnh và trả
lời các câu hỏi sau:
1/ Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?
2/ Nhìn thấy ảnh đó lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 2: Thí nghiệm 2
• Tiến hành thí nghiệm
1 / Bố trí thí nghiệm như hình 7.2 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đặt gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước thẳng đứng cạnh
nhau trên bàn.
Bước 2: Đặt hai vật giống nhau trước hai gương và cách hai gương một khoảng
bằng nhau. Hãy quan sát và so sánh độ lớn ảnh của hai vật tạo bởi hai gương và rút
ra kết luận về tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi:
1/ Là ảnh ………………………. không hướng được trên màn chắn.
2/ Ảnh ………………….. hơn vật.
c. Tổ chức hoạt động dạy học:
Trang - 10 -
Thí nghiệm1:
- Giáo viên có thể chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm.
- Nhóm trưởng lên nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 1. Yêu cầu học sinh thực hiện theo nội dung của
phiếu học tập.
- Giáo viên xuống các nhóm theo dõi, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của học
sinh.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả quan sát.
- Giáo viên cho thảo luận chung cả lớp, giáo viên nhận xét kết quả TN của các
nhóm.
- Giáo viên nhận xét về kỹ thuật và phương pháp tiến hành TN của các nhóm.
Thí nghiệm 2:
- Giáo viên có thể chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm.
- Nhóm trưởng lên nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu học sinh thực hiện theo nội dung của
phiếu học tập.
- Giáo viên xuống các nhóm theo dõi, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của học sinh
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả quan sát.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận chung cả lớp. giáo viên nhận xét kết quả thí
nghiệm của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét về kỹ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm của các
nhóm.
Từ kết quả TN yêu cầu học sinh rút ra được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
3/ Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng:
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
a. Mục tiêu:
Thông qua thí nghiệm học sinh có thể giải thích được hiện tượng nhật thực và
nguyệt thực.
b. Chuẩn bị:
• Chuẩn bị của học sinh ở nhà:
- Tìm hiểu bài học có mấy thí nghiệm, trong thí nghiệm đó chuẩn bị những dụng
nào.
- Mục đích của các thí nghiệm đó.
• Chuẩn bị thiết bị cho mỗi nhóm:
- Màn ảnh.
- Nguồn sáng dùng pin.
- Bóng đèn 220V.
- Tấm chắn sáng.
PHIẾU HỌC TẬP :
Phiếu học tập số 1: Thí nghiệm 1
1/ Bố trí thí nghiệm như hình 3.1a.
2/ Tiến hành thí nghiệm.
Bước 1: Đặt nguồn sáng nhỏ (nguốn sáng dùng pin) trước một màn chắn.
Bước 2: Đặt một miếng bìa ở khoảng giữa bóng đèn và màn chắn. Quan sát vùng
Trang - 11 -
sáng và vùng tối trên màn chắn.
1/ Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối
2/ Giải thích vì sao lại có vùng sáng, vùng tối
PHIẾU HỌC TẬP :
Phiếu học tập số 2: Thí nghiệm 2
1/ Bố trí TN như H.3.2 SGK
2/ Tiến hành TN
Thay đèn pin bằng một bóng đèn điện 220V để có nguồn sáng rộng. Quan sát trên
màn chắn có 3 vùng sáng, tối và nửa tối.
1/ Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy
đủ?
2/ Nhận xét độ sáng còn lại so với hai vùng trên và giải thích?
c. Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1:.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Nhóm trưởng các nhóm nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm kiểm tra các dụng cụ trong khay nhựa.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 1. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu học
tập.
- Giáo viên theo sát các nhóm hướng dẫn, giải đáp kịp thời thắc mắc, vướng mắc
trong khi làm thí nghiệm cho học sinh.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm. Các nhóm khác chú ý
lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét kỹ thuật, phương pháp tiến hành thí nghiệm ở các nhóm.
Thí nghiệm 2:
- Nhóm trưởng các nhóm nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm kiểm tra các dụng cụ
- Giáo viên phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu học
tập.
- Giáo viên theo dõi các nhóm hướng dẫn, giải đáp kịp thời thắc mắc, vướng mắc
trong khi làm thí nghiệm cho học sinh.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm. Các nhóm khác chú ý
lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét kĩ thuật, phương pháp tiến hành thí nghiệm ở các nhóm.
Từ kết quả thí nghiệm của học sinh giáo viên mới liên hệ vào thực tế và yêu cầu học
sinh hình dung nguồn sáng là mặt trời, màn chắn là Trái Đất cản (miếng bìa) là Mặt
Trăng để giải thích hiện tượng nhật thực ….
4/ Sử dụng thí nghiệm thực hành:
Bài 6: TH: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
a. Mục tiêu:
- Học sinh quan sát và vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Tập xác định vùng nhìn thấy trong gương phẳng.
b. Chuẩn bị:
Trang - 12 -
• Chuẩn bị của học sinh : học sinh nghiên cứu bài trước ở nhà. Trong bài có mấy
thí nghiệm. Trong mỗi thí nghiệm gồm có những dụng cụ nào? Mục đích của thí
nghiệm đó nghiên cứu gì?
Mẫu báo cáo bài thực hành
• Chuẩn bị của giáo viên cho mỗi nhóm học sinh :
- Một gương phẳng, một cái bút chì, một thước chia độ
PHIẾU HỌC TẬP :
Phiếu học tập số 1: Thí nghiệm 1
1/ Bố trí TN như H.6.1 SGK
2/ Tiến hành TN
Bước 1: Đặt gương phẳng thẳng đứng trên bàn
Bước 2: Dùng 1 cây bút chì đặt trước gương sao cho ảnh của cây bút chì song song
và cùng chiều với vật.
Quan sát và vẽ ảnh của cây bút chì tạo bởi gương phẳng H.1
Bước 3: Xoay cây bút chì sao cho ảnh của nó cùng phương, ngược chiều với vật.
Quan sát và vẽ ảnh của cây bút chì tạo bởi gương phẳng H.1
PHIẾU HỌC TẬP :
Phiếu học tập số 2: Thí nghiệm 2
1/ Bố trí TN như H.6.2 SGK
2/ Tiến hành TN
Bước 1: Đặt gương phẳng thẳng đứng trên bàn
Bước 2: Đặt mắt quan sát ảnh ở phía sau lưng trong gương phẳng.
Bước 3: Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất có thể nhìn thấy trong gương.
Bước 4: Từ từ di chuyển gương xa mắt hơn. Quan sát bề rộng vùng nhìn thấy của
gương sẽ tăng hay giảm? Điền vào C2 mẫu báo cáo
PHIẾU HỌC TẬP :
Phiếu học tập số 3: Thí nghiệm 3
1/ Bố trí TN như H.6.3 SGK
2/ Tiến hành TN
Bước 1: Vẽ 2 tia tới xuất phát từ N lớn nhất đến gương, vẽ 2 tia phản xạ tượng ứng
Bước 2: Xem mắt có nằm trong vùng của 2 tia phản xạ không? Điền vào mẫu báo
cáo
Bước 3: Vẽ 2 tia tới xuất phát từ M lớn nhất đến gương, vẽ 2 tia phản xạ tượng ứng
Bước 4: Xem mắt có nằm trong vùng của 2 tia phản xạ không? Điền vào mẫu báo
cáo
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Nhóm trưởng các nhóm nhận bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm kiểm tra các dụng cụ trong khay nhựa.
- Giáo viên phát phiếu học tập. Yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu học tập.
Trang - 13 -
- Giáo viên theo sát các nhóm hướng dẫn, giải đáp kịp thời thắc mắc, vướng mắc
trong khi làm thí nghiệm cho học sinh.
- Sau khi tiến hành TN học sinh hoàn thành mẫu báo cáo bài thực hành tại lớp.
giáo viên nhận xét kỹ thuật, phương pháp tiến hành thí nghiệm ở các nhóm và thu
bài thực hành.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH:
Họ và tên: ……………………………………………. Lớp: ……….
1/ Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
C1 – a) – Đặt bút chì ………… với gương
- Đặt bút chì …………. với gương
b) Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp trên.
Hình 1
Hình 2
2/ Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng (không bắt buộc)
C2 – Di chuyển gương từ từ xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ
…………..
C3 – Vẽ ảnh của hai điểm M,N vào hình 3 (chú ý vẽ đúng vị trí của gương, mắt và
các điểm M,N như hình 6.3).
- Không nhìn thấy điểm ………. vì ……..
- Nhìn thấy điểm ………… vì ………
Hình 3
Trang - 14 -
GIÁO ÁN MINH HỌA
Bài 11 : ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. Mục tiêu :
Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm
Sử dụng được các thuật ngữ cao (bổng), thấp (trầm) và tần số khi so sánh hai âm
II. Chuẩn bị :
* Cả lớp :
1 con lắc đơn dài 20cm
1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm
1 đĩa quay có đục lỗ gắn với trục động cơ của đồ chơi trẻ con
1 tấm phim nhựa trắng
* Mỗi nhóm học sinh : 2 thước đàn hồi, 1 hộp rỗng
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Thí nghiệm 1
1 / Bố trí thí nghiệm như hình H.11.1 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Treo con lắc có chiều dài 20cm vào thanh trụ ngang
Bước 2 : Kéo nó lệch khỏi vị trí ban đầu rồi thả cho nó dao động. Quan sát và số dao
động của con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng.
Bước 3: Lập lại TN nhưng treo con lắc có chiều dài 40cm, đếm số dao động của con
lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 2: Thí nghiệm
1 / Bố trí thí nghiệm như hình H.11.2 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Dùng tay cố định một đầu của thước thép đàn hồi, bật nhẹ đầu tự do của
thước cho nó dao động và lắng nghe âm phát ra.
Bước 2 : Lập lại TN nhưng cho đầu tự do của thước dài hơn, bật nhẹ đầu tự do của
thước cho nó dao động và nghe âm phát ra sau đó điền vào chỗ trống
- Phần tự do của thước dài dao động ……………………, âm phát ra
………………
- Phần tự do của thước ngắn dao động ………………….., âm phát ra …………….
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 3: Thí nghiệm 3
1 / Bố trí thí nghiệm như hình H.11.3 trong SGK.
2/ Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Gắn đĩa phát âm có 3 hàng lỗ vào hệ thống giá đỡ, bật công tắc cho mô tô
hoạt động làm đĩa quay.
Bước 2 : Chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên mặt đĩa quay trong hai
trường hợp:
+ Đĩa quay chậm (nguồn 3V)
Trang - 15 -
+ Đĩa quay nhanh (nguồn 6V)
Lắng nghe âm phát ra khi đĩa quay chậm và quay nhanh và điền vào chỗ trống.
- Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động ………, âm phát ra ………………
- Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động …………, âm phát ra ……………
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
Nêu đặc điểm chung của nguồn học sinh lên bảng trả bài
âm
Sửa bài 10.1
học sinh cả lớp hát
giáo viên bắt bài hát : Lớp chúng
mình
Không, có âm thấp âm
Trong một bài hát các âm có cao cao
độ như nhau không ?
Khi nào phát ra âm cao, âm thấp
Hoạt động 2 : Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số
Số dao động trong 1 giây gọi là
học sinh đọc và bố trí I. Dao động nhanh,
tần số
TN
chậm – tần số
giáo viên ghi bảng
Số dao động trong 1
Xác định dao động có tần số lớn
Điền vào bảng
giây gọi là tần số.
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm
Đơn vị tần số là héc
1 và bố trí TN như hình
(Hz)
Yêu cầu học sinh quan sát và điền
vào bảng câu C1
Xác định dao động có
Giới thiệu số dao động trong 1 tần số lớn
giây gọi là tần số
Từ bảng kết quả yêu cầu học sinh
cho biết con lắc nào có tần số dao
động lớn hơn ? Và hoàn thành kết
luận
giáo viên ghi bảng
Hoạt động 3 : Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm
Giới thiệu thước thép đàn hồi, hộp
gỗ rỗng
Yêu cầu học sinh đọc TN2 và bố học sinh đọc và bố trí
trí TN
TN sau khi quan sát,
(lưu ý giữ thật chặt đầu thước)
lắng nghe chọn từ điền
vào câu C3
Để chắc chắn hơn ta làm TN khác
Trang - 16 -
II.Âm cao (âm bổng)
âm thấp (âm trầm
Âm phát ra càng
cao (càng bổng) khi
tần số dao động càng
lớn
Âm phát ra càng
thấp (càng trầm) khi
(TN3)
tần số dao động càng
giáo viên giới thiệu nguồn cách sử
nhỏ
dụng nguồn, đĩa nhựa có đục lỗ
học sinh làm TN và lắng
Yêu cầu học sinh làm TN như 2 rồi tìm cụm từ thích hợp
trường hợp nhanh và chậm
điền vào C4
Tùy trường hợp điền
Từ kết luận của C3,4 các em hãy
chọn từ điền vào phần kết luận
học sinh ghi vở
giáo viên ghi bảng
Hoạt động 4 : Vận dụng, dặn dò
Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời
C5
học sinh đọc C6 và trả lời
Cho học sinh dự đoán C7 và yêu
cầu kiểm tra
1 học sinh đọc có thể em chưa biết
học sinh về nhà làm bài tập trong
SBT
đọc trước bài độ to của âm
Yêu cầu học sinh giải thích tại sao
đàn bầu chỉ có một dây mà người
nghệ sĩ làm cho dây đàn phát ra
âm lúc thì trầm bổng khác nhau?
Dặn dò: học bài + làm bài tập + đọc trước bài 12.
IV Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề “nâng cao hiệu quả dạy và học môn Vật Lý 7
thông qua thí nghiệm của học sinh”, chúng tôi rút ra được kết quả sau:
1/ Đối với giáo viên : Cần phải tạo ra những điều kiện tốt nhất cho học sinh sáng tạo
có kết quả bằng cách:
- Lập kế hoạch chuẩn bị cho quá trình dạy và học về mặt mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức, biến ý đồ dạy học của giáo viên
thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của học sinh đồng thời tạo điều kiện về
mặt tâm lý cho học sinh như: động viên, trợ giúp và đánh giá trong quá trình thực
hiện.
- Dạy học theo phương pháp này, giáo viên không những nắm bắt nội dung môn
học mà còn phải nắm bắt đối tượng học sinh. Giáo viên không trình bày những điều
Trang - 17 -
đã biết, đã chuẩn bị mà là tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động sáng tạo để đạt
được những điểm mà giáo viên định đem lại cho học sinh.
2 / Đối với học sinh :
Khi thực hiện theo phương pháp dạy học này đã làm cho giờ học thực sự học sinh
động, đa số học sinh hứng thú, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, nên kiến thức
được khắc sâu hơn. Đồng thời đã tạo điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng làm thí
nghiệm. Làm cho học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, tích cực chủ
động chiếm lĩnh tri thức, có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế đời sống.
3/ Kết quả giáo dục:
Sau khi áp dụng chuyên đề này tỷ lệ học sinh trên trung bình cũng cao hơn, cụ thể:
trên trung bình là: 320 học sinh, đạt 82% ; dưới trung bình là 70 học sinh, đạt 18 %.
D- KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN:
Bộ môn Vật Lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm đặc trưng nói riêng, việc kết
hợp thí nghiệm trong bài giảng nhằm tích cực tư duy của học sinh là một điều không
thể không chú trọng. Do đó trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ phân tích và đưa ra
một số TN do học sinh nghiên cứu và tiến hành, với mong muốn giúp các em hứng
thú hơn trong giờ học Vật Lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong việc
chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng. Chuyên đề này chắc chắn còn có những thiếu sót
trong khi nghiên cứu, tôi rất mong ý kiến đóng góp quý báu từ phía quý đồng nghiệp
để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy môn này.
II /KIẾN NGHỊ:
+ Để thực hiện tốt các phương pháp này, cần có sự đầu tư về phòng học, bàn ghế, đồ
dùng dạy học đầy đủ để học sinh tiến hành thí nghiệm và hạn chế sự vận chuyển đồ
dùng cho giáo viên
+ Cung cấp những băng hình có liên quan đến bộ môn như “ Em yêu khoa học”
+ Một số tài liệu khảo cho giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa Vật Lí 7.
2. Sách giáo viên Vật Lí 7.
3. Tài liệu BDTX – NXB Giáo dục.
4. Tài liệu đổi mới mới phương pháp dạy học môn Vật Lí THCS
5. Sách bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 7 – NXB Giáo dục.
Bàu hàm, Ngày 15 tháng 5 năm 2013
Người viết
Mai Thị Kim Chi
Trang - 18 -