Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn một số biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu của đội tuyển bóng rổ nữ trường thpt vĩnh lộc năm học 2012-2013 thpt vĩnh lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.64 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC.
 & 
SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12- CƠ BẢN.
Người thực hiện: Phạm Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh
nghiệm thuộc môn: Địa lí.

1
THANH HÓA- NĂM 2013
MỤC LỤC


Trang
A. ĐẶT VẤN
ĐỀ
2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ
TÀI
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN
CỨU 2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN
CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN


CỨU 3
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ 3
2
I. CƠ SỞ LÍ
LUẬN
3
II. CƠ SỞ THỰC
TIỄN
4
1. Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy và
học Địa lí ở Trường
THPT 4
2. Giải pháp khắc
phục
5
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN 5
1. Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm
trong dạy học Địa lí cấp
THPT 5
2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài
giảng cụ thể: Bài
14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, Địa
lí 12- Cơ bản 8
3. Kết quả nghiên

cứu
12
C. KẾT
LUẬN
14
3
D. TÀI LIỆU THAM
KHẢO 1
6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền Giáo dục là
đào tạo ra những con người phát triển hài hòa về nhiều
mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng cho học sinh năng
lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Mục
tiêu này lại được cụ thể hóa trong mục tiêu của các môn
học, trong chương trình dạy học ở trường Trung học
phổ thông.
4
Để thực hiện tốt mục tiêu này, bên cạnh việc nắm
vững hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung
kiến thức và mục tiêu của từng phân môn, thì cần phải
đổi mới phương pháp dạy học.
Trong quá trình công tác, tôi luôn nghiên cứu, tìm
tòi những phương pháp giảng dạy trong từng bài, từng
phần sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng
học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức và tạo sự
say mê trong học tập môn Địa lí.
Từ thực tiễn của việc Đổi mới chương trình, Sách
giáo khoa Địa lí và thực tiễn của việc giảng dạy môn

Địa lí ở trường THPT trong các năm vừa qua, nhằm góp
phần nâng cao khả năng và giúp học sinh có khả năng
nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Tôi
nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học Địa lí là rất cần thiết.
Thông qua đó, tạo cho học sinh có kĩ năng học tập
hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng nhau, tăng cường
sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra còn
có thể trang bị cho học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng
trong học tập, trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng
ngày.
Từ những lí do thực tế trên, trong quá trình nghiên
cứu, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học Địa lí lớp 12- Cơ bản”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua đề tài nghiên cứu nhằm:
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh
hội tri thức, bằng các cuộc trao đổi, thảo luận.
5
- Tạo cho các em có tính năng động, tự lực, sáng tạo
và chủ động hơn trong quá trình học tập.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và
nắm vững kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức trong và
sau bài học.
- Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Xuất phát từ nhiệm vụ được giao trong năm học
2012-2013, tôi đã đảm nhiệm giảng dạy chương trình
Địa lí 12- Cơ bản.

- Với việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong quá trình dạy và học môn Địa lí là rất cần thiết.
- Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trong
năm học 2012-2013, tôi mới chỉ thực hiện phương pháp
thảo luận nhóm trong giảng dạy chương trình Địa lí 12,
mà chưa thể áp dụng cho toàn bộ các khối lớp ở cấp
THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp kháo sát, thống kê.
- Phương pháp phân nhóm và giao nhiệm vụ cho
nhóm.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở, phát vấn.
- Phương pháp báo cáo và đánh giá kết quả.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình,
tôi chọn các lớp 12- Cơ bản, tại Trường Trung học phổ
thông Vĩnh Lộc, năm học 2012-2013 mà tôi đang trực
6
tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là các lớp 12A5,
12A6, 12A7.
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Đề tài nghiên cứu tập trung trong việc phát huy tính
tích cực của học sinh, thông qua phương pháp thảo luận
nhóm, được lấy dẫn chứng từ bài 14: “Sử dụng và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên” Địa lí 12- Cơ bản.
- Nghiên cứu đề tài, có liên quan đến việc sử dụng
các phương tiện dạy học cần thiết như: Hình ảnh, bản
đồ, bảng số liệu, vi deo clip, máy chiếu , để học sinh
có thể khai thác kiến thức trong sách giáo khoa đầy đủ

và đạt hiệu quả cao nhất.
- Đề tài được tiến hành trong thời gian của năm học:
2012-2013.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Để có thể giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí trong
trường phổ thông có hiệu quả, thông qua việc sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm, thì cả giáo viên và học
sinh cần phải hiểu phương pháp thảo luận nhóm là
phương pháp như thế nào, thực hiện ra sao, kết quả thu
được là gì?
Phương pháp thảo luận nhóm, thực chất đây là
phương pháp thể hiện sự trao đổi ý kiến về một chủ đề
giữa học sinh và giáo viên, cũng như giữa người học với
nhau. Phương pháp này được hiểu cụ thể là giáo viên tổ
chức cho học sinh hoạt động trong những nhóm nhỏ để
7
học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong
một thời gian nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo
của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá
nhân, làm việc cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng
nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ học tập giao cho học sinh cần phải
khuyến khích sự phối hợp của các thành viên trong
nhóm (nhóm trưởng, thư kí, người quản lí thời gian ).
Cần hình thành thói quen học tập hợp tác cho học sinh.
Trong học tập theo phương pháp thảo luận nhóm,
học sinh học cách tư duy sáng tạo, học tập chủ động.
Còn giáo viên là người định hướng cho học sinh trong
quá trình học tập.

Để đạt được các yêu cầu đó, đòi hỏi giáo viên phải
có sự chuẩn bị chu đáo trong các bài giảng, cần phải
tham khảo thêm các tài liệu có liên quan để đưa ra được
hệ thống câu hỏi chính xác và trọng tâm nhất. Có chuẩn
bị tốt được các yêu cầu trên thì mới điều hành học sinh
thảo luận nhóm một cách chủ động và đạt kết quả cao
trong việc lĩnh hội tri thức từ các bài học Địa lí.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, phương pháp
thảo luận nhóm cũng phải được sử dụng đúng bài, đúng
phần, đúng mục thì mới phát huy được tính tích cực của
học sinh, tránh việc sử dụng tràn lan, không đúng yêu
cầu sẽ làm giảm sự hứng thú và phân tán tư tưởng của
học sinh trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1.Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy và học địa lí ở Trường Trung học
phổ thông:
8
a. Về phía giáo viên:
Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
các bài giảng đã và đang được áp dụng.Tuy nhiên, việc
áp dụng phương pháp này vẫn chưa thường xuyên và
đồng bộ, nên việc dạy và học Địa lí vẫn chưa đạt kết
quả cao.
Có nhiều nguyên nhân giải thích tình hình này: Có
thể do thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa
hợp lí hoặc cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng nguyên
nhân chính là do phương pháp này chưa được chú trọng
đúng mức, chưa được coi như phương pháp dạy học
chính thức.

Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp
thảo luận nhóm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên
dạy Địa lí có một ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí cấp
THPT trong những năm qua và thực hiện Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa Địa lí, thì việc thực hiện
phương pháp thảo luận nhóm trong các bài giảng, đặc
biệt trong một số phần của bài 14: “ Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12- Cơ bản, tôi đã thực
hiện có hiệu quả.
Đây không phải là một đề tài mới, nhưng trong quá
trình dạy và học môn Địa lí, thì ở một số bài, một số
phần, nếu không áp dụng phương pháp này thì kết quả
dạy và học sẽ không cao.
b. Về phía học sinh:
Do quan niệm đây là bộ môn phụ, nên học sinh
chưa quan tâm, đầu tư thời gian thích đáng cho việc học
tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lí khá trừu tượng,
9
nhất là phần Địa lí tự nhiên, và bản chất vẫn xem đây là
một môn học khô khan nên học sinh chưa thực sự say
mê với môn học.
Đề tài có thể dùng cho học sinh nghiên cứu và học
tập để hình thành kĩ năng và phương pháp học tốt hơn.
Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài giảng dạy ở một số
lớp khối 12, xuất phát từ cơ sở lí luận và yêu cầu của
thực tiễn, để bổ sung kiến thức cho chính bản thân
mình, để giúp các em học sinh học tập môn Địa lí đạt
kết quả cao, đồng thời tạo hứng thú học tập của học sinh
với bộ môn Địa lí được tốt hơn, tôi mạnh dạn chon đề

tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học Địa lí” và lấy dẫn chứng cụ thể trong bài 14: “Sử
dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12 để
nghiên cứu.
Tuy nhiên, đối với phương pháp này chưa thực hiện
được ở một số lớp vì có những hạn chế như lớp học quá
đông, thời gian eo hẹp, một số học sinh chưa có tính tự
giác trong quá trình học tập, nên để thực hiện được đồng
bộ ở tất cả các lớp là rất khó.
2. Giải pháp khắc phục:
Trong điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường và
một số chủ quan và khách quan. Do vậy, người giáo
viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, khả
năng có thể để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong các bài giảng cần thiết.
Như vậy, để chuẩn bị tốt buổi thảo luận, giáo viên
cần quan tâm đến hai khâu công việc rất quan trọng là:
chuẩn bị nội dung thảo luận và tổ chức việc thảo luận.
10
- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Tức là chọn bài, chọn
vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận.
Giáo viên nhắc nhở học sinh nghiên cứu trước ở nhà,
để chuẩn bị ý kiến phát biểu.
- Tổ chức thảo luận: chia lớp thành các nhóm và
giao nhiệm vụ cho từng nhóm.Yêu cầu các nhóm lần
lượt báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung.
Cuối cùng giáo viên bổ sung kiến thức, giải thích
thêm và kết luận. Ra bài tập, câu hỏi có liên quan đến
bài học để học sinh về nhà làm.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong dạy học Địa lí cấp THPT:
Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, giáo viên cần quan
tâm đến các khâu quan trọng sau:
- Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Tiến hành thảo luận.
1.1.Chuẩn bị nội dung thảo luận:
- Trước hết giáo viên cần chọn bài, chọn vấn đề
thích hợp cho học sinh thảo luận. Những bài cho học
sinh thảo luận thường là những bài không khó về mặt
nội dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều
cách giải quyết khác nhau, đặc biệt phải gần gũi với học
sinh. Nhất thiết không nên chọn những vấn đề mà cách
giải quyết đã rõ. Việc thảo luận trong trường hợp này,
sẽ biến thành một cuộc tham gia minh họa, làm rõ thêm
vấn đề.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là
phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, sẽ
suy nghĩ gì về chủ đề sẽ nêu ra.
11
Nội dung thảo luận có thể lấy từ sách giáo khoa Địa
lí. Đó là các vấn đề về tài nguyên, môi trường, dân số,
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của đất nước.
Phương pháp này sẽ thúc đẩy, nảy sinh sự hứng thú và
sự tò mò giữa các học sinh.
Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu,
giáo viên cần báo cho học sinh chuẩn bị, ý kiến phát
biểu của học sinh phải được ghi ra giấy. Từ đó, học sinh
sẽ ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồn
tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực

hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá
nhân. Học sinh cần nghiên cứu sách báo và tài liệu có
liên quan, nếu cần thì phải tiến hành quan sát, tham
quan các đối tượng cần thiết, phải thí nghiệm, phải đàm
thoại với những người có thể cung cấp những thông tin
có ích, phải thu thập hiện vật có thể minh họa khi thảo
luận.
Trước khi tiến hành thảo luận, giáo viên phải kiểm
tra tới từng chi tiết: Học sinh chuẩn bị nội dung như thế
nào? Tâm, thế đã sẵn sàng tham gia thảo luận hay chưa?
Các điều kiện khác đã được chuẩn bị ra sao? Ví dụ:
Việc kê bàn ghế, ánh sáng
1.2. Tiến hành thảo luận:
- Khi tiến hành thảo luận, giáo viên nên thông báo
về chủ đề, nội dung cần thảo luận, quy trình và thủ tục
thảo luận.
- Giáo viên phân công nhóm học tập và bố trí vị trí
hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm
trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ có
12
thể có các cách tổ chức khác nhau: Cặp hai học sinh,
nhóm 3 học sinh hoặc nhóm đông hơn 6- 10 học sinh.
Trong hoạt động nhóm, học sinh ngồi đối diện nhau
để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập, tránh
trường hợp chia 2 dãy bàn một nhóm, học sinh bàn sau
chỉ nhìn vào lưng của học sinh bàn trước.
Nên chú ý tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có
thể tham gia vai trò là nhóm trưởng, thư kí qua các hoạt
động, để tạo cơ hội phát triển kĩ năng học tập và kĩ năng
lãnh đạo, điều khiển cho tất cả học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh: có thể
giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm vụ riêng biệt
trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm cùng
thực hiện một nhiệm vụ. Giáo viên cần nêu rõ thời gian
thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm.
- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh: Nhóm
trưởng điều khiển hoạt động nhóm. Học sinh hoạt động
cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận,
thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả
của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước
lớp.
* Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần
phải chú ý:
+ Làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham
gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời học sinh,
không phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng
với ý mình. Tuy nhiên, để nhằm tăng thêm hứng thú của
cuộc thảo luận, giáo viên cũng có thể đưa ra các câu hỏi
hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho
buổi thảo luận (nếu cần).
13
+ Nên tiếp xúc với học sinh bằng ánh mắt, nụ cười
và có cử chỉ thân mật với những học sinh đang trả lời
hoặc với học sinh nêu câu hỏi để khuyến khích học sinh.
Nhạy cảm đối với thái độ của lớp học, tạo sự thích nghi
dễ dàng với buổi thảo luận đó.
+ Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học
sinh, biểu thị sự hài lòng hoặc thích thú với những câu
trả lời hoặc bình luận chính xác, tập trung vào những
đóng góp tích cực của học sinh.

+ Một số học sinh cố tình đưa ra những thông tin
ngoài lề hoặc những sự kiện không thích hợp, hoặc hỏi
những câu hỏi ngờ nghệch, giả vờ thú vị. Giáo viên nên
nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự không
phù hợp của những hành động đó mà không làm tổn
thương đến cảm xúc của học sinh.
+ Khi thảo luận, giáo viên phải chú ý nghe những
điều học sinh nói để họ hiểu họ định nói gì. Nếu không
sẽ rất khó nhớ để tổng kết các ý kiến thảo luận của học
sinh. Nên ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý
kiến để phát hiện những mâu thuẫn trong các ý kiến
phát biểu, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh giải quyết,
tránh được tình trạng thảo luận miên man ngoài lề.
- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá:
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của
nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh
nghiệm với nhóm khác, yêu cầu học sinh khác lắng
nghe, nhận xét, bổ sung. Giáo viên hướng dẫn học sinh
lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Tổng kết thảo luận:
14
Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt
lại kiến thức cơ bản, tránh tình trạng giáo viên giảng lại
toàn bộ các vấn đề học sinh đã trình bày làm mất thời
gian.
+ Có những ý kiến chưa thống nhất thì giáo viên có
thể cho học sinh sắp xếp thời gian, thảo luận tiếp vào
giờ tự học và việc tổng kết sẽ để vào buổi thảo luận sau.
+ Giáo viên đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét
về tinh thần, thái độ làm việc chung của tập thể hoặc

của nhóm, của cá nhân.
+ Cuối cùng, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ở
cuối bài học hoặc các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại
học hoặc thi học sinh giỏi, yêu cầu những học sinh có
học lực khá giỏi trả lời, để học sinh khắc sâu những kiến
thức cơ bản và trọng tâm của bài học.
* Một số kỹ thuật đặc biệt cho giai đoạn đầu và cuối
của buổi thảo luận:
+ Kinh nghiệm cho thấy: Bắt đầu buổi thảo luận
không khí rất trầm. Để khắc phục tình trạng đó, nên
kích thích xúc cảm của học sinh “Mồi nước vào bơm để
cho máy bơm vận hành” và kích thích học sinh để
“thoát ra” một số năng lượng xúc cảm của họ bằng cách
cung cấp cho nhóm (lớp) các xúc cảm thông thường như
đưa ra các tình huống, các mẩu báo mới, các tờ rơi dưới
dạng hình vẽ, số liệu về chủ đề thảo luận để học sinh có
chỗ dựa mà thảo luận. Đó là con đường đáng tin cậy
nhất để đảm bảo rằng: Họ sẽ sẵn sàng nói.
+ Giáo viên còn phải biết kết thúc thảo luận, sau khi
phần lớn học sinh đã trao đổi ý kiến. Giáo viên có thể
thông báo cho học sinh việc kết thúc buổi thảo luận
15
bằng câu hỏi : “Còn ý kiến nào khác không trước khi
chúng ta thống nhất vấn đề này?’ để cho học sinh chưa
bao giờ được nói biết rằng: Họ cần phải nói ngay lúc đó.
Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm có ý nghĩa rất to lớn. Muốn sử dụng có hiệu quả
thì cần phải thực hiện đầy đủ các bước trên. Bởi tất cả
các thao thao tác đó luôn luôn gắn bó với nhau, là
những yếu tố quyết định cho sự thành công của buổi

thảo luận.
2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
bài giảng cụ thể: Bài 14 “ Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên”- Địa lí 12. Cơ bản.
Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
bài: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” là rất
cần thiết và phù hợp.
Bởi thông qua buổi thảo luận sẽ giúp học sinh chủ
động, sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội tri thức.
Qua bài học, giúp học sinh biết được tình trạng,
nguyên nhân, hậu quả việc suy giảm tài nguyên rừng và
suy giảm đa dạng sinh học, cũng như tài nguyên đất và
các tài nguyên khác. Để từ đó có các biện pháp bảo vệ
các tài nguyên này. Các em còn được nhận thấy tình
trạng và biện pháp cần được bảo vệ các tài nguyên ngay
tại nơi mình đang sinh sống, giúp các em sống có trách
nhiệm hơn với các loại tài nguyên này.
Qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong bài học, còn rèn luyện cho học sinh có được
những kĩ năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, kĩ năng
nhận xét các hình ảnh và vi deo clip
16
Để minh chứng cho những điều nói trên, tôi có thể
đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện phương
pháp thảo luận nhóm ở một số lớp khối 12, năm học:
2012-2013 tại Trường THPT Vĩnh Lộc, cụ thể trong bài
14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”- Địa lí
12. Cơ bản.
* Các bước thảo luận nhóm được tiến hành trong
bài giảng cụ thể như sau:

a. Chuẩn bị nội dung thảo luận:
- Trong bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên”, giáo viên không áp dụng phương pháp thảo luận
cho cả bài, mà chỉ áp dụng phương pháp này trong một
số phần cụ thể như phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên sinh vật) và phần 3 (Sử dụng và bảo vệ các tài
nguyên khác), còn phần 2 (Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất) cho học sinh hoạt động cả lớp thích hợp
hơn, mặt khác do thời gian có hạn nên phải lựa chọn
phần nào cần thiết nhất khi áp dụng phương pháp thảo
luận nhóm, để đem lại kết quả cao nhất.
b. Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên nêu ngắn gọn về mục đích, yêu cầu và
nội dung cần thảo luận.
* Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp
thảo luận nhóm: Bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên”- Địa lí 12. Cơ bản, nội dung cho học sinh
thảo luận nhóm là phần 1 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
sinh vật).
-Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi
nhóm từ 8-10 học sinh và phân nhiệm vụ cho mỗi
17
nhóm. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí và các
thành viên.
Nhóm 1 và nhóm 3: Dựa vào bảng số liệu 14.1,
phân tích sự biến động diện tích các loại rừng ở nước ta,
giải thích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp sử dụng
hợp lí. Liên hệ với địa phương.
Nhóm 2 và nhóm 4: Dựa vào bảng 14.2 phân tích

thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp sử dụng
hợp lí đa dạng sinh học ở nước ta. Liên hệ với địa
phương.
Bốn nhóm thảo luận và hoàn thành bảng với nội dung:
Nội dung Tài nguyên rừng Đa dạng sinh
học
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
Bước 2: Sau khi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm,
giáo viên yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị trong vòng 5 phút.
Bước 3: Khi chuẩn bị xong, các nhóm cử đại diện
lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình (Thời
gian cho mỗi nhóm trả lời là 3 phút).
Bước 4: Cứ sau mỗi nhóm trình bày xong, thì các
nhóm còn lại sẽ nhận xét và bổ sung thêm.
Bước 5: Giáo viên có thể bổ sung thêm các câu
hỏi.
Giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn video clip nói
về hiện tượng cháy rừng ở nước ta, sau đó yêu cầu học
sinh cho biết: Có những nguyên nhân nào khiến cho
hiện tượng cháy rừng ở nước ta trở nên phổ biến?
18
Một số nguyên nhân như: Khí hậu có một mùa khô
sâu sắc, thiếu nước và hạn hán thường xuyên diễn ra,
thực vật nước ta chủ yếu là các cây họ dầu, dễ cháy và
sức lan của nó rất nhanh, ý thức của người dân chưa cao
trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.
Nước ta có 6 khu “dự trữ sinh quyển” là: Cần Giờ,

Cát Bà, Cát Tiên, cửa sông của vùng châu thổ sông
Hồng (Xuân Thủy, Tiền Hải), U Minh Thượng, Tây
Nghệ An.
Nước ta đã đưa 360 loài thực vật và 350 loài động
vật vào Sách đỏ Việt Nam.
Bước 6: Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo
viên chốt lại kiến thức cơ bản bằng việc đưa ra bảng đã
được chuẩn bị sẵn.
Nội
dung
Tài nguyên rừng Đa dạng sinh
học
Thực
trạng
- Diện tích suy giảm nhanh,
đặc biệt từ 1943 đến 1983
(Diện tích rừng tự nhiên giảm
mạnh). Độ che phủ rừng và
chất lượng rừng cũng giảm.
- Mặc dù diện tích rừng tăng
lên nhưng chất lượng rừng
suy thoái (70% rừng nghèo
và rừng mới phục hồi).
- Bình quân diện tích rừng
đầu nguồn thấp: 0,14 ha (thế
giới là 1,6 ha)
- Thành phần
loài đa dạng
nhưng đang
giảm sút: Thực

vật dưới nước
giảm, nhiều loài
có nguy cơ
tuyệt chủng,
giảm mức độ
tập trung.
Nguy
ên
- Khai thác quá mức (du canh
du cư, khai thác bừa bãi ).
- Khai thác quá
mức.
19
nhân - Chưa có những chủ trương,
biện pháp khai thác kịp thời
và hữu hiệu.
- Do chiến tranh, cháy rừng.
- Kĩ thuật lạc
hậu.
- Ý thức con
người chưa cao.
Hậu
quả
- Với môi trường: Tăng diện
tích đất trống đồi núi trọc, xói
mòn đất, nguồn gen giảm sút,
sinh vật tuyệt chủng, mất cân
bằng tài nguyên nước , tai
biến thiên nhiên.
- Với kinh tế- xã hội: Ảnh

hưởng đến các ngành kinh tế,
mất nguồn sống của đồng bào
dân tộc, đe dọa môi trường
sống.
- Mất dần
nguồn gen quý.
Biện
pháp
- Trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
- Ban hành luật bảo vệ tài
nguyên rừng.
- Giáo dục ý thức cho mọi
tầng lớp nhân dân.
- Xây dựng hệ
thống vườn
Quốc gia và
khu bảo tồn.
- Ban hành “
Sách đỏ”
- Dùng pháp
luật để hạn chế
vi phạm.

Phần liên hệ với địa phương: Phần này giáo viên
gọi một số học sinh thuộc các xã miền núi như Vĩnh
Quang, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long lên để tự liên hệ về
thực trạng về tài nguyên rừng, cũng như các loài động
thực vật ở các địa phương, để từ đó các em có ý thức
20

cao trong việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ngay tại nơi mình đang sinh sống.
- Hoạt động 2: Cả lớp.
Đối với phần 2 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất),
Giáo viên cho học sinh hoạt động cả lớp để biết được
hiện trạng sử dụng đất và nguyên nhân dẫn đến sự suy
thoái tài nguyên đất ở nước ta?
- Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
Bước 1: Giáo viên: Tương tự như việc tìm hiểu vấn
đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật, giáo viên chia
lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh và phân
nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm đều có nhóm
trưởng, thư kí và các thành viên.
Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên nước.
Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên khoáng
sản.
Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên du
lịch.
Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề sử dụng tài nguyên khí hậu
và tài nguyên biển.
Lưu ý: Mỗi nhóm cần liên hệ với địa phương
mình về việc sử dụng các loại tài nguyên này.
Các nhóm trao đổi thông tin, dựa vào kiến thức
hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học tập có nội
dụng sau:
Tài nguyên Tình hình sử
dụng
Các biện pháp
bảo vệ
Nước

Khoáng sản
Du lịch
21
Khí hậu
Biển
Bước 2: Sau khi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm,
giáo viên yêu cầu 4 nhóm chuẩn bị trong vòng 3 phút.
Bước 3: Khi chuẩn bị xong, các nhóm cử đại diện
lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình ( Thời
gian cho mỗi nhóm trả lời là 2 phút).
Bước 4: Cứ sau mỗi nhóm trình bày xong, thì các
nhóm còn lại sẽ nhận xét và bổ sung thêm.
Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời thêm
một số câu hỏi:
Ví dụ:
+ Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự
cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước?
+ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài
nguyên khoáng sản?
+ Đối với tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài
nguyên biển cần phải chú ý để tìm ra biện pháp nhằm
khai thác các tài nguyên còn dưới dạng tiềm năng này.
Bước 6: Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo
viên chốt lại kiến thức cơ bản bằng việc đưa ra bảng đã
được chuẩn bị sẵn.
Tài
nguyên
Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo
vệ
Nước - Sử dụng chưa hợp lí.

- Chưa khai thác hết
tiềm năng, hiệu quả
thấp.
- Khai thác nước
ngầm quá mức, hạ
- Xây dựng các công
trình chứa nước.
- Quy hoạch, sử dụng
nguồn nước hiệu quả.
- Có các biện pháp
hành chính để xử lí
22
thấp mực nước, lún
đất.
- Ô nhiễm và thiếu
nước ngọt.
các trường hợp vi
phạm.
- Tuyên truyền, giáo
dục ý thức người dân.
Khoáng
sản
- Nước ta có nhiều mỏ
khoáng sản, nhưng
phần lớn là mỏ nhỏ,
phân tán, khó khai
thác, gây lãng phí tài
nguyên, ô nhiễm môi
trường.
- Cần xử lí chặt chẽ

việc khai thác.
- Xử lí các vi phạm
về việc khai thác tài
nguyên khoáng sản
bừa bãi.
Du lịch Ô nhiễm môi trường,
khiến cảnh quan du
lịch suy thoái.
- Cần phải bảo tồn,
tôn tạo các giá trị du
lịch.
- Phát triển du lịch
sinh thái.
Khí
hậu
Chưa được khai thác
hợp lí và sử dụng hiệu
quả.
Xây dựng các ngành
kinh tế để sử dụng
hiệu quả.
Biển Khoáng sản, hải sản
đang được khai thác
bừa bãi, ô nhiễm môi
trường.
Khai thác tổng hợp.

Phần liên hệ với địa phương: Phần này giáo viên
gọi một số học sinh lên để tự liên hệ về tình hình sử
dụng các tài nguyên như tài nguyên nước, khoáng sản,

du lịch, khí hậu và biển ở các địa phương- nơi các em
23
đang sinh sống, để từ đó các em có ý thức cao trong
việc sử dụng hợp lí và bảo vệ các tài nguyên này.
Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi 1,2,3 trang 61 sách giáo khoa để một lần nữa
học sinh khắc sâu được những kiến thức cơ bản của bài
học.
Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi, bài tập
trong các đề thi có liên quan đến nội dung bài học để
học sinh về nhà làm.
Như vậy, việc sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong mỗi bài, mỗi phần là rất cần thiết (tùy thuộc
vào mỗi bài để lựa chọn phương pháp thảo luận cho phù
hợp). Vì qua đó, mới phát huy được tính tích cực của
học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, học sinh không
còn thụ động trong học tập, mà thông qua thảo luận
nhóm các em có thể học cách chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng
lẫn nhau, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả
học tập.
3. Kết quả nghiên cứu:
a. Đối với giáo viên: Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận
thấy:
* Khi dạy phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên
cần chú ý:
- Chọn bài, nội dung và các phần cần thảo luận cho
thích hợp.
- Giáo viên chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi để cung cấp
cho học sinh thảo luận.
- Trong quá trình thảo luận, giáo viên cần kết hợp

với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như phương
24
pháp đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ
thuật mảnh ghép
- Giáo viên cần chuẩn bị và đưa ra các thiết bị dạy
học cần thiết như bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, video
clip có liên quan đến nội dung thảo luận.
- Giáo viên cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ
thể như giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của học
sinh, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, cách chia
nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên trong nhóm. Thiết kế các phiếu
giao việc tạo điều kiện cho học sinh có thể dễ dàng hiểu
rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá
nhân hoặc cả nhóm.
Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động
nhóm để thực hiện có hiệu quả, tránh hình thức.
Cần thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp,
theo nhóm để thay đổi hoạt động, tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập của học sinh.
- Phần củng cố, đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả
hoạt động của nhóm qua việc đại diện các nhóm trình
bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố
chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theo nhóm,
khuyến khích học sinh tích cực và thoải mái nhưng cần
chú ý tới thời gian của lớp học.
* Giáo viên cần tích cực: Đầu tư nghiên cứu, chuẩn
bị tốt nội dung thảo luận phù hợp với từng bài, từng
phần, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

b. Đối với học sinh:
- Về kiến thức:
25

×