Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn ỨNG DỤNG PHẦN mềm MICROSOFT EXCEL PHIÊN bản 2007 TRONG NHẬN xét ĐÁNH GIÁ kết QUẢ dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.45 KB, 14 trang )

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL PHIÊN
BẢN 2007 TRONG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
DẠY VÀ HỌC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện
tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và
đào tạo: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy tính sáng tạo, khả năng
vận dụng, thực hành của người học, phát triển nguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục
Việt Nam, trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng
đào tạo còn các cấp quản lí như tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu lại giữ vai trò
kiểm định mức độ đúng đắn chất lượng đào tạo mà mỗi GV đạt được.
Hiện nay chất lượng giáo dục đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã
hội. Ngành giáo dục đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng của
giáo dục hơn bao giờ hết trong tất cả những ngành học và bậc học. Chính vì thế, việc
kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể thiếu của quá trình dạy học. Từ kết quả kiểm
tra, giáo viên và học sinh có thể phát hiện những sai sót, những lỗ hổng về kiến thức,
kỹ năng, phương pháp… trong việc dạy của GV và học của HS, từ đó giúp giáo viên
và học sinh tự điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học tập tiếp theo. Tức là, kết
quả kiểm tra thi cử là một trong những sản phẩm giữ vai trò thiết yếu phản ánh được
chất lượng dạy và học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiến hành những tác
động cải tiến và phát triển thường xuyên chất lượng các hoạt động sư phạm, nó còn là
cơ sở là thước đo thành tích của HS, GV, tổ bộ môn, nhà trường và cả hệ thống giáo
dục của nước nhà.
Vì vậy, việc thiết kế quy trình kiểm tra đánh giá phải thực hiện liên tục, đồng
bộ, có tính hệ thống, có luận cứ khoa học, phải được chuẩn hóa, luôn có sự cải tiến sáng tạo linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng bộ môn. Qua 04 năm thực hiện
kiểm tra kết quả dạy và học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, đề kiểm tra được
thiết kế biên soạn có khung ma trận theo chuẩn kiến thức kỹ năng kết hợp giảm tải đã
góp phần phản ánh được kết quả dạy và học gần như hoàn hảo. Song kết quả - những


con điểm sau một bài kiểm tra như vậy, chưa thể hiện được hết những ưu điểm vốn có
của nó. Với vai trò là GV trực tiếp giảng dạy và là tổ trưởng tổ bộ môn tôi nhận thấy,
đối với những môn học sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ để nhận xét đánh giá kết
quả dạy và học mà muốn khai thác được triệt để ưu điểm của nó thì ta phải: Một là, bố
cục lại đề kiểm tra TNKQ theo từng cấp độ và điểm phải được thể hiện rõ theo từng
cấp độ ấy; Hai là, kết hợp sự hỗ trợ của phần mềm microsoft excel để xử lí điểm số và


cho ra kết quả. Khi đó, kết quả ấy mới thể hiện đầy đủ và rõ ràng những thông tin mà
những người làm công tác giáo dục luôn mong đợi. Qua những yêu cầu đặt ra, tôi đề
xuất SKKN về “Ứng dụng phần mềm microsoft excel phiên bản 2007 trong nhận
xét đánh giá kết quả dạy và học”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Nhận xét đánh giá trong giáo dục thì được tiếp cận từ nhiều hướng: mục đích,
yêu cầu, nội dung của một phạm vi hoạt động cụ thể, một bình diện khái quát; theo
hướng nhấn mạnh của mục tiêu, theo hướng nhấn mạnh về tính chất, về quy trình,…
Khái quát từ những nhận xét đánh giá và định nghĩa về đánh giá, Hoàng Đức
Nhuận và Lê Đức Phúc trong cuốn “ Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học
tập của học sinh phổ thông đã đưa ra định nghĩa sau đây “Đánh giá trong giáo dục là
quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin và hiện trạng, khả năng
hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học,
mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động tiếp theo”
Từ định nghĩa khái quát trên về đánh giá trong giáo dục hai tác giả đã đưa ra
định nghĩa về đánh giá kết qủa học tập của học sinh “Đánh giá kết quả học tập là quá
trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của
học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những
quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập
ngày một tiến bộ hơn”
Theo khoa học giáo dục: kiểm tra là một khâu của quá trình đánh giá. Trong

quá trình dạy học, kiểm tra – đánh giá là một thành phần của quá trình dạy học, đảm
nhận một chức năng lí luận dạy học cở bản, chủ yếu không thể thiếu được trong quá
trình này. Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau
và bổ sung cho nhau đó là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Về mặt lí luận dạy học: kiểm tra có vai trò thông tin ngược trong dạy học, nó
cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình của học trò để
từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. Học sinh sẽ
học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá một cách nghiêm túc,
công bằng với kĩ thuật tốt và hiệu nghiệm.
Để thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có nhiều hình thức,
trong đó TNKQ là một trong những hình thức được nhiều GV, nhiều môn học, cấp
học, bậc học lựa chọn (ở đây tôi không đề cập đến các công đoạn biên soạn cũng như
tiến hành soạn đề kiểm tra TNKQ vì đề tài trước tôi đã thực hiện). Tuy nhiên qua
nhiều năm thực hiện tôi nhận thấy, với cách biên soạn và bố cục đề kiểm tra TNKQ
theo cách lâu nay vẫn sử dụng, chưa phát huy được hết các ưu điểm vốn có của kiểm
tra TNKQ. Cụ thể là: chưa đánh giá được rõ ràng các mức độ nhận thức của học sinh
(cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4), nhược điểm này ảnh hưởng rất nhiều đến việc
đánh giá và điều chỉnh phương pháp kỹ năng dạy và học của GV và HS. Với vai trò là


tổ trưởng bộ môn, tôi đã ứng dụng phần mềm microsoft excel để thống kê kết quả
kiểm tra của HS và nhận xét đánh giá kết quả dạy học của từng GV trong tổ bộ môn,
song dựa vào kết quả đó thì mức độ phản ánh kết quả dạy và học đạt mức độ chính
xác không cao, nó còn mang tính chất chung chung chưa đáp ứng được mong muốn
của đối tượng giữ vai trò quản lí.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Biên soạn đề kiểm tra TNKQ theo chuẩn kiến thức kỹ năng (kết hợp
giảm tải với đối tượng HS thuộc chương trình chuẩn), có bố cục câu hỏi và điểm
số theo từng cấp độ.
Quy trình và cách biên soạn đề kiểm tra TNKQ theo hướng đổi mới kiểm

tra đánh giá đã được các Sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông hướng dẫn thực hiện
từ năm học 2010-2011 nên tất cả GV đã thuần thục, vì vậy tôi chỉ nêu điểm cải tiến
trong khâu biên soạn đề kiểm tra để phục vụ ý tưởng đề tài.
Ví dụ: Biên soạn đề kiểm tra học kì I môn vật lí lớp 10 chương trình chuẩn, hình
thức kiểm tra TNKQ bốn lựa chọn (A. B. C. D.), số lượng 40 câu TNKQ.
Sau khi đã có khung ma trận, GV soạn hoặc lấy từ ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm đúng và đủ số câu theo từng cấp độ, thực hiện trộn đề TNKQ - đa số các
trường dùng phần mềm trộn đề Mcmix. Khi trộn đề ta chọn chế độ trộn từng phần
(cấp độ) hoặc trộn thủ công từng cấp độ rồi sau đó ghép lại, sau khi đã hoàn tất việc
trộn đề thì bố cục đề kiểm tra dành cho HS có dạng như sau:
Bảng 1:
(Thông tin tiêu đề)
Cấp độ 1 (12 câu, 3 điểm): từ câu 1 đến câu 12
Câu 1:…..
Câu 2:….
….
Câu 12:…..
Cấp độ 2 (08 câu, 2 điểm): từ câu 12 đến câu 20
Câu 13:…..
Câu 14:….
….
Câu 20:…..
Cấp độ 3 (12 câu, 3 điểm): từ câu 21 đến câu 32
Câu 21:…..
Câu 22:….
….
Câu 32:…..
Cấp độ 4 (08 câu, 2 điểm): từ câu 33 đến câu 40
Câu 33:…..
Câu 34:….

….
Câu 40:…..


--------Hết-------

b. Chấm bài kiểm tra và trả kết quả - điểm.
Cách 1: Chấm thủ công – cách này được dùng ở hầu hết các trường phổ thông.
- Với cách chấm thủ công thì khó có thể đưa ra được mẫu chấm chung cho
các trường vì còn tùy thuộc vào mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm của từng trường, từng
bộ môn, từng GV. Nhưng nhìn chung thì phiếu trả lời TNKQ luôn có số câu liên tục
(trừ loại đề kiểm tra có phần chung, phần riêng), vì vậy ta có thể đánh dấu phân chia
các cấp độ ngay trên mẫu đáp án chấm bài, thao tác này phục vụ cho việc xuất điểm ra
phiếu điểm.
Mẫu đáp án chấm bài (tham khảo)
(Thông tin tiêu đề)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

A
A
A

A
A
A
A
A
A
A

B
B
B
B
B
B
B
B
B
B

C
C
C
C
C
C
C
C
C
C


D
D
D
D
D
D
D
D
D
D

Cấp độ 1:

11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

A
A
A
A
A
A

A
A
A
A

B
B
B
B
B
B
B
B
B
B

Cấp độ 2:

C
C
C
C
C
C
C
C
C
C

D

D
D
D
D
D
D
D
D
D

21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.

A
A
A
A
A
A
A
A
A

A

B
B
B
B
B
B
B
B
B
B

C
C
C
C
C
C
C
C
C
C

D
D
D
D
D
D

D
D
D
D

Cấp độ 3:
Tổng điểm:

31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.

A
A
A
A
A
A
A
A
A
A


B
B
B
B
B
B
B
B
B
B

C
C
C
C
C
C
C
C
C
C

D
D
D
D
D
D
D
D

D
D

Cấp độ 4:

- Phiếu điểm cho từng GV - dạy bộ môn của lớp và cho lớp có dạng:
Bảng 2:
Cấp độ
Điểm tối đa
STT
Họ và tên HS
1
Nguyễn Nam
2
Trần Khoa
3
Ngô Lệ

….

(Thông tin tiêu đề)
1
2
3
4
3
2
3
2
Điểm đạt được ở mỗi cấp độ

2
1,25
2
0,25
1,5
1
2,5
0,5
2,75
1,5
3
1





Tổng điểm
10

Ghi chú

5,5
5,5
8,3


Cách 2: Chấm TNKQ bằng máy chấm thi trắc nghiệm TestPro – phần mềm Mr Test.
Theo tôi biết thì hầu như các trường phổ thông vẫn chấm kiểm tra TNKQ bằng
cách chấm thủ công. Vì kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất ở các trường phổ thông

chưa cho phép trang bị máy chấm thi trắc nghiệm. Nhưng qua các phương tiện thông
tin tôi được biết, máy chấm kiểm tra TNKQ có thể thay thế cách chấm thủ công như
trên. Vì vậy, nếu các trường phổ thông được trang bị máy chấm thi TNKQ thì xem
như đã giải quyết 2/3 yêu cầu của SKKN mà tôi đưa ra ở đây.


c. Ứng dụng phần mềm Microsoft excel phiên bản 2007 thống kê và trả
kết quả.
- Thống kê theo lớp.
Ví dụ: Bảng điểm đạt được của lớp 10A8.
Bảng 3:
Sở GDĐT Đồng Nai
Trường THPT Sông Ray
Cấp độ
Điểm tối đa
STT
Họ và tên
1
Phạm Bá Anh
2
Nguyễn Ngọc Báu
3
Lê Văn Bình
4
Vi Văn Chè
5
Bế Khánh Đạt
6
Nguyễn Văn Độ
7

Nguyễn Thị Bích Hà
8
Nguyễn Lê Chí Hải
9
Phan Ngọc Hiệp
10 Lê Hoàn
11 Nguyễn Đình Hoàng
12 Nguyễn Văn Hoàng
13 Vi Văn Hoàng
14 Trương Thị Hồng
15 Ma Thị Hương
16 Kim Thị Hương
17 Vi Văn Khiêm
18 Bùi Thị Mỹ Linh
19 Nguyễn Thị Thùy Linh
20 Lê Thị Trúc Linh
21 Nguyễn Văn Long
22 Nguyễn Khắc Luân
23 Vy Văn Lưu
24 Lê Thị Thanh Ly
25 Trần Thị Thanh Ly
26 Hoàng Thảo My
27 Bùi Tú Nam
28 Nguyễn Thị Nga
29 Lê Thị Ngọc Ngân
30 Ngô Thị Yến Nhi
31 Bùi Chơn Nhơn
32 Nguyễn Thị Quỳnh Như
33 Bùi Khánh Phụng
34 Nguyễn Thị Xuân Phương


ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 -2013
MÔN: VẬT LÍ - LỚP: 10A8
1
2
3
4
Tổng
Ghi chú
3
2
3
2
10
Điểm đạt được ở mỗi cấp độ
3
1.75
2.75
1.25
8.8
1.25
1
1.5
0.25
4.0
0.75
1
1.75
0.5
4.0

2
1.25
1.5
0.25
5.0
1.25
1
2.75
1.25
6.3
1.75
1.25
1
1
5.0
2.75
1.5
3
0.75
8.0
2.5
1.75
2
1.25
7.5
2.75
1.25
1.5
0.75
6.3

2.5
1.5
2.5
1
7.5
2.5
1.25
2.25
0.25
6.3
2.25
2
1.5
0.75
6.5
1.25
1
2.5
0
4.8
3
1.75
3
1.75
9.5
3
1.25
2.5
0.5
7.3

2.5
1.25
2
0.25
6.0
2.25
0.75
0.75
0.25
4.0
0.75
1
0.75
1
3.5
1.25
1.5
1.75
0.25
4.8
3
2
1.25
1
7.3
2.25
1.75
2.75
0
6.8

0.25
0.75
0.5
0.5
2.0
2.75
2
1.25
1
7.0
1.25
2
3
1.25
7.5
2
1.5
1.75
1.25
6.5
3
1.75
2.5
0.5
7.8
2.25
1.25
1.75
0.75
6.0

1
1.75
2.5
0.75
6.0
1.5
2
0.75
1
5.3
2
1.75
0.75
0.25
4.8
1.75
0.5
2.5
1.25
6.0
2
1
1.25
0.5
4.8
1
1.25
1.25
1.75
5.3

2.25
1
2.75
1.5
7.5


35
36
37
38
39
40

Võ Thị Như Phượng
Nguyễn Thanh Quang
Nguyễn Đức Sơn
Nguyễn Viết Sum
Lý Xuân Thanh
Đoàn Thị Bích Thủy

1
2.25
2.75
1
2.5
2.5

0.75
1.5

1.75
2
1.25
1.5

1
1
2
1.75
0.5
2

0,75
0.25
1.5
1
0.75
0.75

2.8
5.0
8.0
5.8
5.0
6.8

- Để có được bảng thống kê, ta ứng dụng phần mềm microsoft Excel để thực
hiện tính toán, cụ thể như sau:
Bước 1: Chia điểm cấp độ 1 và 3 thành 3 khoảng (từ 0 →1đ; 1→2đ; 2→3đ) và cấp độ 2
và 4 thành 2 khoảng (từ 0→1đ; 1→2đ), theo mẫu sau:

Bảng 4:
Cấp độ

1

2

3

4

Điểm tối đa

3

2

3

2

Khoảng điểm

0→1

1→2

2→3

0→1


1→2

0→1

1→2

2→3

0→1

1→2

Số HS

7 (A1)

12 (A2)

21

11

29

9

17

14


30 (A9)

10

Lưu ý: Sử dụng công thức ở ô A1 như sau để có kết quả
“=countif($c$6:$c$45,0.25)+countif($c$6:$c$45,0.5)+countif($c$6:$c$45,0.75)+countif($c$6:$c$45,1)+countif($c$6:$
c$45,0)” Sau

đó thực hiện sao chép công thức từ trái sang phải (copy ngang) và ở mỗi ô
ta chỉnh sửa giá trị đếm và tổng điều kiện đếm cho phù hợp (ô A2 là
“=countif($c$6:$c$45,1.25)+countif($c$6:$c$45,1.5)+countif($c$6:$c$45,1.75)+countif($c$6:$c$45,2)”….Cứ tiếp
tục thực hiện cho đến ô cuối cùng, nhưng cần lưu ý: khi chuyển sang mỗi cấp độ khác
nhau thì kí hiệu về cột sẽ thay đổi (ví dụ công thức của ô A9 là
“=countif($f$6:$f$45,0.25)+countif($f$6:$f$45,0.5)+countif($f$6:$f$45,0.75)+countif($f$6:$f$45,1)+countif($f$6:$f$4
5,0)”.

Bước 2: Lập bảng dữ liệu để vẽ đồ thị và vẽ đồ thị.
Bảng 5:
Số HS/40
1 (3đ)
2 (2đ)
Cấp độ
3 (3đ)
4 (3đ)

7
1

12

2

21
3

11

29

1

2

9

17

14

1

2

3

30

10

1


2

Thao tác thực hiện:
- Chọn khối bảng 5 → Insert → Charts
hiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu.



Column



Ok, đồ thị dạng cột xuất

- Nhấp chuột vào khu vực đồ thị chọn Design → Select data → Chart data range
(chọn khối dữ liệu - dạng số trong vùng cấp độ: từ ô đầu tiên đến ô cuối cùng) → Edit


của Horizontal Axis labels (chọn dòng dữ liệu - dạng số trong dòng số HS/40)
của legend entriers (series) sửa thông tin nếu cần.

→ Edit

- Nhấp chuột vào khu vực đồ thị chọn Layout → Chart title (đặt tiêu đề)
Axis titles (đặt tên gọi cho từng trục) → Data labels (ghi chú thông tin trên cột).



Kết quả cho đồ thị có dạng sau:


Bước 3: Nhận xét đánh giá từ đồ thị 1
- Cấp độ 1: Trên 50% HS đạt điểm tuyệt đối, chứng tỏ đa số HS nhận biết
được ý chính của chủ đề.
- Cấp độ 2: Trên 70% HS đạt điểm tuyệt đối, chứng tỏ đa số HS thông hiểu
được nội dung của chủ đề.
- Cấp độ 3: Khả năng vận dụng ở cấp độ thấp đạt trung bình khá, chứng tỏ sự
tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp chưa tốt.
- Cấp độ 4: Chỉ có 25% HS đạt điểm tuyệt đối, chứng tỏ khả năng vận dụng ở
cấp độ cao ở mức độ yếu, tức là HS chưa thể vận dụng tốt kiến thức đã được học để
khái quát hóa và sáng tạo trong giải quyết vấn đề chứa ẩn ý liên quan đến nội dung
kiến thức đã được học.
Bước 4: So sánh kết quả thực tế HS đạt được với số liệu mẫu (số liệu mẫu được lấy
từ: giá trị điểm trung bình mà 8 GV trong tổ bộ môn qua thực tế giảng dạy đã đề xuất
cho từng khoảng trong mỗi cấp độ)
Từ đồ thị 1 GV bước đầu nhận xét được HS làm bài đạt điểm cao ở mức độ
nào, tuy nhiên muốn trả lời được kết quả đó có đạt mục tiêu đề ra hay không, ta còn


phải thực hiện phép so sánh nó với số liệu mẫu, khi đó mới nhận xét được kết quả
học tập của HS và giảng dạy của GV.
Bảng 6: Số liệu mẫu
Số HS/40
1 (3đ)
2 (2đ)
Cấp độ
3 (3đ)
4 (3đ)

6

1

11
2

23
3

13

27

1

2

12

11

29

1

2

3

25


15

1

2

Bảng 7: Số liệu thực tế và số liệu mẫu (kết hợp bảng 5 và 6)
Thực tế
7
12
21
11
29
9
17
14
30
10

Mẫu
6
15
19
27
13
12
15
13
30
10


Cấp độ 1 (3đ)
1
2
3

Cấp độ 2 (2đ)
1
2

Cấp độ 3 (3đ)
1
2
3

Cấp độ 4 (2đ)
1
2

Thao tác thực hiện:
- Chọn khối bảng 7 → Insert → Charts
hiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu.



Column



Ok, đồ thị dạng cột xuất


- Nhấp chuột vào khu vực đồ thị chọn Design → Select data → Chart data range
(chọn khối dữ liệu trong vùng thực tế - mẫu: từ ô đầu tiên đến ô cuối cùng) → Ok
- Nhấp chuột vào khu vực đồ thị chọn Design → Select data
entriers (series) sửa thông tin các series theo ý muốn → Ok .



Edit của legend

- Nhấp chuột vào khu vực đồ thị chọn Layout → Chart title (đặt tiêu đề)
Axis titles (đặt tên gọi cho từng trục) → Data labels (ghi chú thông tin trên cột)
Gridlines (chọn lưới ngang mịn theo ý muốn) → Ok.
Kết quả cho đồ thị có dạng sau:





Bước 5: Nhận xét đánh giá từ đồ thị 2
Kết quả thực tế và mẫu ở cấp độ 1, 3, 4 là tương đương nhau, tuy nhiên ở cấp
độ 2 đối lập nhau. Để tìm hiểu nguyên nhân ta đi kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu.
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng cách chia đôi dữ liệu: chia điểm (ở
cấp độ 2) kiểm tra của HS lớp 10A8 thành 2 nhóm, kiểm tra tính nhất quán giữa 2
nhóm đó. Áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman-Brown: r SB=2*rhh/(1+rhh), trong
đó rSB là độ tin cậy Spearman-Brown và r hh là hệ số tương quan chẵn lẻ. Nếu kết quả
rSB ≥ 0,7 thì dữ liệu đáng tin cậy và ngược lại nếu r SB < 0,7 thì dữ liệu không đáng tin
cậy.
Điểm đạt được của HS ở cấp độ 2
HS có

STT
lẻ
HS có
STT
chẵn

1.75

1

1

1.5

1.25

1.25

1

1.25

0.75

1.5

1.75

2


1.5

1.25

2

0.5

1.25

0.75

1.75

1.25

1

1.25

1.25

1.75

1.5

2

1.75


1.25

1

2

0.75

2

1.75

1.75

1.75

1

1

1.5

2

1.5

- Điểm ở cấp độ 2 của HS có số thứ tự chẵn – lẻ được cho bởi bảng sau:
Bảng 8:
- Vận dụng hàm trong Excel để tìm rhh và rSB:
rhh = Correl(B2:U2,B3:U3) = 0,36

rSB = 2*rhh/(1+rhh) = 0,53
Vậy rSB = 0,53 < 0,7 nên kết quả thực tế của HS ở cấp độ 2 không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, ta dùng phép kiểm chứng Ttest độc lập cả 4 cấp độ cho 2 nhóm thực tế và
mẫu ta nhận được giá trị p = 0,5 với p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên. Kết quả p = 0,5
là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, mà sự chênh
lệch này có cơ sở.
Tóm lại: Khi ứng dụng phần mềm microsoft Excel để xử lí điểm kiểm
tra, ta thao tác một lần tất cả các bước trên một Sheet và những lần sau đó (lớp khác)
ta chỉ cần copy toàn bộ Sheet này paste sang sheet khác và thay bảng điểm là nhận
được thông tin kết quả.


III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua đề tài “Ứng dụng phần mềm microsoft excel trong nhận xét đánh giá kết
quả dạy và học”, tôi đã thực hiện được một số kết quả sau:
- Thay đổi bố cục bài kiểm tra TNKQ, đáp ứng được việc nhận xét đánh giá kết
quả dạy và học một cách chi tiết và đảm bảo tính khoa học – đánh giá được khả năng
nhận thức, tư duy, sáng tạo của HS thông qua từng cấp độ.
- Cải thiện được yếu điểm (chỉ dựa vào kết quả chung của tất cả các cấp độ, khi
đó điểm số cao hay thấp cũng không thể hiện rõ được cụ thể mức độ nhận thức của
HS) của cách ra đề kiểm tra TNKQ trước đây.
- Ứng dụng được phần mềm microsoft Excel 2007 để xử lí kết quả (điểm) của
các bài kiểm tra của từng lớp. Kết quả nhận được từ việc ứng dụng phần mềm này là
những con số, đồ thị và nó giúp GV lấy thông tin theo ý muốn, phân tích kết quả và từ
đó đưa ra những nhận xét đánh giá, nhằm phát huy điểm mạnh hoặc điều chỉnh điểm
yếu trong công tác giáo dục.
- Với vai trò là tổ trưởng tổ bộ môn, việc ứng dụng phần mềm Excel giúp tôi so
sánh, phân tích nhanh và rất hiệu quả kết quả học tập của các lớp do mỗi GV phụ
trách. Vì vậy, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian cho bản thân, cho tổ và quan trọng
nhất là kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học góp phần hoàn thiện bản thân và cuối

cùng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Theo tôi có thể dựa vào cơ sở của SKKN này để phát minh ra máy móc phục
vụ việc ra đề, chấm bài, trả kết quả và phân tích kết quả hoặc biên soạn phần mềm
chuyên dụng để phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng giáo
dục.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi cơ
sở giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương, đất nước. Để nâng cao chất lượng dạy
học ở các trường, cần phải kết hợp nhiều biện pháp, nhưng biện pháp có ý nghĩa chủ
đạo có ý nghĩa quyết định là tăng cường hiệu quả dạy và học, quản lý hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò. Mặt khác do định hướng phát triển giáo dục, vấn
đề kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng giữ vai trò quan trọng và cần thiết để giải
quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.
Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực
tiễn, nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động dạy
học và nâng cao chất lượng dạy học ở tổ bộ môn vật lí nói riêng và trường THPT
Sông Ray nói chung.
Sáng kiến kinh nghiệm này dựa trên cơ sở, đổi mới kiểm tra đánh giá kết hợp
giảm tải dưới hình thức kiểm tra là TNKQ và nghiên cứu khoa học ứng dụng. SKKN
phù hợp đối tượng GV của tổ, trường, với nhu cầu thực tế, với điều kiện kinh tế, đặc


biệt là điều kiện về cơ sở vật chất,….Có thể vận dụng cho các môn học có hình thức
kiểm tra TNKQ. SKKN đã được ứng dụng trong tổ bộ môn vật lí đạt hiệu quả cao,
trên cơ sở đó tôi đề xuất:
- Định hướng và nhân rộng phạm vi ứng dụng của đề tài cho các GV, tổ: Hóa,
Sinh, Ngoại ngữ hoặc những môn kiểm tra TNKQ khác vào các kì kiểm tra giữa kì,
học kì.
- Thông qua vận dụng, đề nghị đóng góp ý kiến xây dựng cho SKKN hoàn

thiện hơn nữa.
Khuyến nghị:
Qua việc thực hiện SKKN về “Ứng dụng phần mềm microsoft excel phiên
bảng 2007 trong nhận xét đánh giá kết quả dạy và học” tôi có một số khuyến nghị
sau:
- Để thực hiện SKKN đạt hiệu quả cao mà ít tốn thời gian thì nhà trường cần
phải xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. Khi đã có được ngân hàng câu hỏi TNKQ
rồi thì cần bổ sung liên tục các trắc nghiệm mới và loại bỏ những các câu hỏi kém ra
khỏi ngân hàng để ngân hàng ngày được hoàn thiện hơn.
- Để có kết quả dạy và học theo một chuẩn chung của bộ giáo dục và đào tạo thì
việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải lấy chuẩn kiến thức kỹ
năng làm chuẩn.
- Tổ chức lại lớp bồi dưỡng tin học cho GV có nhu cầu: về sử dụng phần mềm
đảo đề Mcmix, và Excel.
- Trang bị máy chấm TNKQ – hay phần mềm chuyên dụng cho kiểm tra đánh
giá dưới hình thức TNKQ cho trường.
- Sở GD – ĐT cần bổ sung phòng kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đào tạo
cho trường người đảm nhiệm vai trò thẩm định chất lượng đề kiểm tra, để những con
điểm sau mỗi kì kiểm tra đáng tin cậy hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường – các tổ trưởng – nhóm trưởng của các tổ chuyên
môn nên gương mẫu thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện của giáo viên trong
tổ. Qua đó, phát hiện và có giải pháp phát huy mặc tích cực hoặc khắc phục mặc hạn
chế.
Cẩm Mỹ, ngày 05 tháng 05 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN

DƯƠNG TRÚC QUỲNH


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư
viện câu hỏi và bài tập môn Vật lí cấp THPT- TS.Vũ Đình Chuẩn và ThS. Nguyễn
Trọng Sửu – NXBGD – 2011
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT
môn Vật lí – Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD – 2006
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 - Bộ giáo dục và
đào tạo- NXBGD Việt Nam – 2010
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lí 10 – nhiều tác giả - NXBGD Việt Nam –
2009
5. Bài giảng Microsoft Execl 2007 – Trung tâm tin học trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM -2012
6. Thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra dưới hình thức TNKQ môn vật lí lớp 11
chương trình chuẩn kết hợp giảm tải – GV TT bộ môn Dương Trúc Quỳnh trường
THPT Sông ray – 2012
7. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn vật lí, cấp THPT – Bộ
Giáo dục và Đào tạo 2011.
8. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ giáo dục và đào tạo - NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội – 2012
9. Xử lí thống kê các số liệu thực nghiệm – ThS. Trương Thị Hồng Loan Trường Đại
học KHTN – 2008
10. Trắc Nghiệm & Đo Lường Thành Quả Học Tập (Phương Pháp Thực Hành) Dương Thiệu Tống - NXB Khoa học xã hội - 12-2005


MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài

.................................................................

trang 1-2


II. Tổ chức thực hiện đề tài....................................................... trang 2
1. Cơ sở lí luận...............................................................trang 2-3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài
................................................................................................ trang 3 - 10
III. Hiệu quả của đề tài........................................................trang 9 - 10
IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.....................trang10 - 11
V. Tài liệu tham khảo................................................................trang 12
VI. Mục lục................................................................................trang 13




×