Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn tổ chức học sinh học tập tích cực bằng cách chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi đàm thoại cho từng bài học và từng đố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.24 KB, 14 trang )

TỔ CHỨC HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC BẰNG CÁCH CHUẨN BỊ TỐT HỆ
THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI CHO TỪNG BÀI HỌC VÀ TỪNG ĐỐI TƯỢNG
HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
sáng tạo, hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới nghành giáo dục nói chung, giáo dục
phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh
đó vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH
TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục- đào tạo phải bằng “đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học”
Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữa việc đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và triển khai
việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
Với mục tiêu đó, mỗi giáo viên cần phát huy hơn nữa vai trò là người tổ chức, người
hướng dẫn, còn học sinh sẽ là người chủ động tìm kiến thức mới. Muốn tổ chức cho học sinh
tìm kiến thức đạt kết quả cao thì người giáo viên phải có công tác chuẩn bị thật kĩ lưỡng mọi
khâu trước khi lên lớp. Một trong những khâu quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị đó là hệ
thống câu hỏi đàm thoại cho những bài học có sử dụng phương pháp đàm thoại. Hệ thống
các câu hỏi đàm thoại như sợi dây dẫn đường cho học sinh lần theo để đi tới đích. Chính vì
vậy, bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đã mạnh dạn chọn và triển khai nghiên cứu đề
tài: “ Tổ chức học sinh học tập tích cực bằng cách chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi đàm
thoại cho từng bài học và từng đối tượng học sinh”.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp dạy học dùng từ ngữ. Trong đó giáo viên tác động đến học sinh bằng
cách đặt ra hệ thống các câu hỏi để tiến dần đến một mục đích dạy học nhất định: Để truyền


thụ một kiến thức vật lí mới, ôn tập, củng cố kiến thức cũ hay rèn luyện kĩ năng vật lí, …
nhằm phát triển tư duy của học sinh.
2. Các hình thức đàm thoại
- Đàm thoại tái hiện: Là loại đàm thoại trong đó giáo viên đặt hệ thống câu hỏi nhằm
làm cho học sinh tái hiện lại những kiến thức đã học. Đàm thoại tái hiện có thể dùng trong
nhiều mục đích dạy học nhưng chủ yếu dùng trong ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức
và trong kiểm tra kiến thức cũ. Tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng trong việc dạy kiến
thức vật lí mới và trong việc rèn luyện kĩ năng vật lí.
GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -1


- Đàm thoại thuyết trình: Là loại đàm thoại trong đó giáo viên đặt hệ thống câu hỏi
nhằm dẫn dắt học sinh trả lời và thông qua đó thuyết trình cho học sinh vấn đề hoàn chỉnh
của vật lí, thí dụ như một kiến thức vật lí.
- Đàm thoại tìm tòi( đàm thoại ơrixtic): Là loại đàm thoại trong đó giáo viên đặt hệ
thống câu hỏi có tính chất gợi mở, nêu ra những vấn đề cần giải quyết. Bằng hệ thống câu
hỏi đó giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi để tìm ra kiến thức
vật lí mới.
3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp đàm thoại
- Giáo viên đóng vai trò là nhà tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
- Giáo viên tác động đến học sinh bằng một hệ thống các câu hỏi theo trình tự lôgic
chặt chẽ và yêu cầu học sinh trả lời hoặc làm một số việc cụ thể để từ kết quả của các câu trả
lời đó giáo viên dẫn học sinh đạt mục đích của việc dạy học.
- Học sinh đóng vai trò là người nghiên cứu. Vì vậy sẽ phát huy tư duy mạnh mẽ, tăng
cường năng lực hoạt động độc lập, tự lực tìm kiến thức.
4. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
- Sử dụng phương pháp đàm thoại một cách tối ưu, phù hợp với nội dung bài học, với

đối tượng học sinh.
- Có biện pháp, thủ thuật để kiểm tra sự tham gia của học sinh và buộc học sinh phải
làm việc.
- Hệ thống câu hỏi giáo viên đặt ra phải chặt chẽ, lôgic và dựa trên trình độ của học
sinh.
- Ngôn ngữ phải chính xác, câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng.
b. Học sinh
- Tham gia tích cực vào bài học
- Chủ động suy nghĩ, tìm hiểu thêm trong các loại tài liệu, trao đổi với bạn, với giáo
viên để tìm ra câu trả lời.
B. BIỆN PHÁP KHI CHUẨN BỊ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI
1. Biện pháp chung
- Tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức bài học: Tìm hiểu nội dung bài học, kiến thức liên
quan đến bài học
- Xác định đối tượng học sinh: Nếu học sinh khá giỏi thì chủ yếu sử dụng hệ thống
câu hỏi đàm thoại tìm tòi, học sinh tb- yếu thì chủ yếu sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại
thuyết trình. Tuy nhiên củng có thể kết hợp các hệ thống câu hỏi và thêm hệ thống câu hỏi
tái hiện cho các đối tượng học sinh phù hợp với nội dung bài học vì có nhiều lớp học không
phân loại học sinh.
- Phân tích các yếu tố thành phần: Phân tích nội dung bài và đưa ra khả năng với đối
tượng học sinh như thế thì sẽ làm được nhiệm vụ gì trong bài học.
- Lập hệ thống câu hỏi theo đối tượng học sinh đã xác định: Hệ thống câu hỏi chuẩn bị
dựa trên một dàn ý chặt chẽ, các câu hỏi phải lôgic, kết quả của câu trả lời này phải làm cơ
sở cho câu hỏi tiếp theo. Tuy nhiên cũng không thể máy móc vì nhiều câu hỏi và hướng dẫn
của giáo viên lại dựa vào câu trả lời của học sinh và dựa vào tình huống mới nảy sinh.
GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -2



2. Một số ví dụ cụ thể
Đối tượng
học sinh
Học sinh khá- giỏi
Nội dung
2.Từ thôngHiện tượng
cảm ứng điện
từ (Tiết 1)

Câu hỏi tái hiện
C1. Từ trường là gì?
TL. Từ trường là dạng vật chất tồn
tại trong không gian mà biểu hiện
cụ thể là sự xuất hiện của lực từ
tác dụng lên một dòng điện hay
một nam châm đặt trong đó.
C2. Từ trường tồn tại ở những
đâu?
TL. Từ trường tồn tại xung quanh
nam châm và xung quanh dòng
điện.
C3. Người ta quy ước vẽ các
đường sức từ như thế nào?
TL. Quy ước chỗ nào từ trường
mạnh thì các đường sức từ mau,
chỗ nào từ trường yếu thì các
đường sức từ thưa.
Câu hỏi tìm tòi
C4. Sau khi đưa ra định nghĩa từ
thông, giáo viên yêu cầu học sinh

cho biết: Từ thông phụ thuộc
những yếu tố nào?
TL. Từ thông phụ thuộc vào B, S
và cos α .
C5. Dấu của từ thông phụ thuộc
như thế nào vào góc α?
TL. α nhọn thì φ >0, α tù thì φ
<0, α=900 thì φ =0
C6. Khi nào có từ thông gửi qua
mặt S?
TL. Khi có đường sức từ xuyên
qua mặt S
C7.Từ thông có ý nghĩa như thế
nào?
TL. Từ thông dùng để diễn tả số
đường sức từ xuyên qua một diện
tích nào đó.
C8. So sánh kết quả 4 thí nghiệm
trong H23.3 và H23.4 và tìm ra

GV. Lê Thị Thanh Tâm

Học sinh tb- yếu
Câu hỏi tái hiện
C1. Từ trường là gì?
TL. Từ trường là dạng vật chất tồn tại
trong không gian mà biểu hiện cụ thể
là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên
một dòng điện hay một nam châm đặt
trong đó.

C2. Từ trường tồn tại ở những đâu?
TL. Từ trường tồn tại xung quanh nam
châm và xung quanh dòng điện.
C3. Người ta quy ước vẽ các đường
sức từ như thế nào?
TL. Quy ước chỗ nào từ trường mạnh
thì các đường sức từ mau, chỗ nào từ
trường yếu thì các đường sức từ thưa.
Câu hỏi thuyết trình
C4. Sau khi đưa ra định nghĩa từ
thông, giáo viên yêu cầu học sinh cho
biết: Từ thông phụ thuộc những yếu tố
nào?
TL. Từ thông phụ thuộc vào B, S và
cos α .
C5. Dấu của từ thông phụ thuộc như
thế nào vào góc α?
TL. α nhọn thì φ >0, α tù thì φ <0,
α=900 thì φ =0
C6. Nếu α=900 thì có đường sức từ
xuyên qua diện tích S không?
TL. Không.
C7.Khi nào có từ thông gửi qua mặt S?
TL. Khi có đường sức từ xuyên qua
mặt S
C8.Quan sát TN cho biết trong mạch
kín có xuất hiện dòng điện không khi
ta đưa nam châm lại gần hay ra xa
mạch kín? Chiều của chúng như thế
nào?

TL. Khi ta đưa nam châm lại gần hay
ra xa mạch kín thì trong mạch xuất
hiện dòng điện. Đưa nam châm lại gần
Trường THPT Võ Trường Toản -3


3.Các dạng
cân bằngCân bằng của
một vật có
mặt chân đế

yếu tố chung?
TL. Khi số đường sức từ xuyên
qua diện tích giới hạn bởi vòng
dây kín thay đổi( từ thông gửi qua
diện tích giới hạn bởi mạch (C)
thay đổi) thì trong vòng dây (C)
xuất hiện dòng điện.
C9. Sự xuất hiện dòng điện trong
mạch kín (C) chỉ tồn tại khi nào?
TL. Sự xuất hiện dòng điện trong
mạch kín (C) chỉ tồn tại khi có sự
biến thiên từ thông qua mạch.
C10. Giáo viên cho biết hiện
tượng xảy ra chung trong 4 thí
nghiệm mà học sinh vừa tìm được
là hiện tượng cảm ứng điện từ và
dòng điện trong mạch kín (C) gọi
là dòng cảm ứng. Yêu cầu học
sinh đưa ra kiến thức vật lý mới

trong nội dung này?
TL. Hiện tượng xuất hiện dòng
điện cảm ứng trong mạch kín (C)
gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ,
hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ
tồn tại trong khoảng thời gian từ
thông qua mạch kín biến thiên.
Ứng dụng:
C11.Giải thích hai thí nghiệm
Farađây?
C12. Nếu đóng khóa K một thời
gian, dòng điện chạy qua mạch ổn
định thì trong ống dây chứa điện
kế còn xuất hiện dòng điện không?
Vì sao?
C13. Nếu để biến trở ở một giá trị
xác định thì có xuất hiện dòng
điên trong ống dây chứa điện kế
không? Vì sao?
GV kết luận lại kiến thức vật lí
mới đã trong nội dung này.

chiều của dòng điện trong (C) ngược
với chiều dương của mạch, đưa nam
châm ra xa chiều của dòng điện trong
(C) cùng chiều dương của mạch.
C10.Nếu nam châm đứng yên còn
dòng điện trong mạch kín không?
TL. Không
C11.Khi cho nam châm lại gần mạch

kín thì đường sức từ xuyên qua diện
tích giới hạn bởi mạch kín biến thiên
như thế nào? Suy ra từ thông biến
thiên như thế nào?
TL. Đường sức từ xuyên qua (C) tăng
nên φ tăng.
C12. Khi cho nam châm ra xa mạch
kín thì đường sức từ xuyên qua diện
tích giới hạn bởi mạch kín biến thiên
như thế nào? Suy ra từ thông biến
thiên như thế nào?
TL. Đường sức từ xuyên qua (C) giảm
nên φ giảm.
C13. Nếu nam châm đứng yên từ
thông gửi qua mạch kín có biến thiên
không?
TL. Không
C14. Như vậy ta kết luận rằng khi nào
xuất hiện dòng điện trong mạch kín?
TL. Khi có sự biến thiên từ thông qua
mạch.
*Từ kết quả các câu trả lời giáo viên
gợi ý để học sinh tổng kết lại và kết
luận kiến thức vật lí trong nội dung
này. Đó là: Hiện tượng xuất hiện dòng
điện cảm ứng trong mạch kín (C) gọi
là hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện
tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian từ thông qua mạch
kín biến thiên.


Câu hỏi tái hiện
C1.Momen lực là gì?
TL. Momen lực đối với một trục
quay là đại lượng đặc trưng cho
tác dụng làm quay của lực và được

Câu hỏi tái hiện
C1.Momen lực là gì?
TL. Momen lực đối với một trục quay
là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
làm quay của lực và được đo bằng tích

GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -4


đo bằng tích của lực và cánh tay
đòn.
C2.Khi nào lực tác dụng lên vật
không làm cho vật quay?
TL. Khi lực tác dụng lên vật có giá
đi qua trục quay.
C3.Trọng lực đặt ở đâu, có
phương, chiều như thế nào?
TL. Trọng lực đặt ở trọng tâm của
vật, có phương thẳng đứng, chiều
từ trên xuống.
Câu hỏi tìm tòi

C4. GV làm thí nghiệm 20.2, 20.3,
20.4( nếu được thì cho học sinh
làm). Từ 3 thí nghiệm về các trạng
thái cân bằng của vật hãy so sánh
tìm ra yếu tố khác nhau giữa ba
dạng cân bằng đó là gì?
TL. 20.2 vât bị lệch khỏi vị trí cân
bằng ban đầu thì không tự trở về
vị trí ban đầu được. 20.3 vật bị
lệch khỏi vị trí cân bằng ban đầu
thì tự trở về vị trí cân bằng ban
đầu được. 20.4 vật lệch khỏi vị trí
cân bằng ban đầu thì chuyển sang
vị trí cân bằng mới.
*GV đặt tên cho ba dạng cân bằng
đó.
C5.Ở trạng thái cân bằng không
bền tại sao khi vật lệch khỏi vị trí
cân bằng thì vật quay ra xa vị trí
cân bằng ban đầu?
TL. Vì trọng lực có giá không đi
qua trục quay nên gây ra momen
làm vật quay ra xa vị trí cân bằng.
C6.Ở trạng thái cân phiếm định tại
sao lệch khỏi vị trí cân bằng ban
đầu vật chuyển sang cân bằng ở vị
trí mới?
TL. Vì ở trạng thái này trọng lực
đặt tại trục quay nên không gây ra
momen quay.

C7. Ở trạng thái cân bằng bền tại
sao vật lệch khỏi vị trí cân bằng
thì vật quay về vị trí cân bằng ban
đầu?
GV. Lê Thị Thanh Tâm

của lực và cánh tay đòn.
C2.Khi nào lực tác dụng lên vật không
làm cho vật quay?
TL. Khi lực tác dụng lên vật có giá đi
qua trục quay.
C3.Trọng lực đặt ở đâu, có phương,
chiều như thế nào?
TL. Trọng lực đặt ở trọng tâm của vật,
có phương thẳng đứng, chiều từ trên
xuống.
Câu hỏi thuyết trình
*GV làm thí nghiệm với 3 dạng cân
bằng giống sách giáo khoa trình bày
C4.Một vật ở trạng thái như thế nào
gọi là cân bằng không bền?
TL. Một vật lệch khỏi vị trí cân bằng
mà không tự trở về trạng thái cân bằng
ban đầu được. Cân bằng của vật gọi là
cân bằng không bền.
C5.Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng
không bền giá của trọng lực có đi qua
trục quay không?
TL. Không
C6.Trọng lực có gây ra momen làm

vật quay không? Vật quay như thế nào
so với vị trí cân bằng?
TL. Trọng lực gây ra momen làm vật
quay ra xa vị trí cân bằng.
C7.Cân bằng thế nào gọi là cân bằng
bền?
TL. Một vật lệch khỏi vị trí cân bằng
mà tự trở về trạng thái cân bằng ban
đầu được. Cân bằng của vật gọi là cân
bằng bền.
C8.Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng
bền thì giá của trọng lực có đi qua trục
quay không?
TL. Không
C9.Trọng lực gây ra momen làm vật
quay như thế nào so với vị trí cân
bằng?
TL. Trọng lực gây ra momen làm vật
quay trở về vị trí cân bằng ban đầu.
C10.Cân bằng thế nào là cân bằng
phiếm định?
TL. Một vật lệch khỏi vị trí cân bằng
Trường THPT Võ Trường Toản -5


TL. Vì trọng lực có giá không đi
qua trục quay nên gây ra momen
làm vật quay về vị trí cân bằng
ban đầu.
C8.Yêu cầu học sinh quan sát vị

trí trọng tâm của vật trong 3 trạng
thái cân bằng cho biết nguyên
nhân gây ra các trạng thái cân
bằng khác nhau?
TL. Do vị trí trọng tâm của vật
C9. Yêu cầu học sinh kết luận
kiến thức vật lý mới ở nội dung
này.
TL. Có ba dạng cân bằng (nêu lên
trạng thái cân bằng của ba dạng
đó).
C10.Mặt chân đế là gì?
TL. Là mặt đáy hay hình đa giác
lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các
diện tích tiếp xúc.
C11.Xác định mặt chân đế của
khối hộp trong các trường hợp
hình 20.6
TL. 1(B-A), 2(C-A), 3(D-A), 4(A)
C12.Để ý đến mặt chân đế và giá
của trọng lực yêu cầu học sinh cho
biết điều kiện cân bằng của vật có
mặt chân đế?
TL. Giá của trọng lực phải xuyên
qua mặt chân đế.
C13.Trong hình 20.6 trường hợp
1,2,3 trường hợp nào vật cân bằng
vững vàng nhất?
TL. Trường hợp 1
C14.So sánh diện tích mặtchân đế

và độ cao của trọng tâm trong các
trường hợp và cho biết mức vững
vàng của cân bằng của vật phụ
thuộc những yếu tố nào?
TL. Độ cao của trọng tâm và diện
tích mặt chân đế.
C15.Để tăng mức vững vàng của
vật ta phải làm gì?
TL. Hạ thấp trọng tâm và tăng
diện tích mặt chân đế.
C16. Cho học sinh kết luận kiến
GV. Lê Thị Thanh Tâm

mà chuyển sang vị trí cân bằng mới.
Cân bằng của vật gọi là cân bằng
phiếm định.
C11.Yêu cầu học sinh quan sát vị trí
trọng tâm của vật trong 3 trạng thái
cân bằng cho biết ở các trạng thái cân
bằng đó vị trí trọng tâm của vật như
thế nào so với vị trí trọng tâm của vật
ở các vị trí lân cận?
TL. Ở trạng thái cân bằng bền trọng
tâm của vật thấp nhất so với các vị trí
lân cận, ở trạng thái cân bằng không
bền trọng tâm của vật cao nhất, ở trạng
thía cân bằng phiếm định trọng tâm
của vật có độ cao không đổi.
C12.Nguyên nhân gây ra các trạng thái
cân bằng khác nhau của vật?

TL. Do vị trí trọng tâm của vật.
*Kết luận kiến thức vật lý mới ở nội
dung này
C13.Từ những ví dụ cụ thể về mặt
chân đế hãy cho biết mặt chân đế là
gì?
TL. Là mặt đáy hay hình đa giác lồi
nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích
tiếp xúc.
C14.Xác định mặt chân đế của khối
hộp trong các trường hợp hình 20.6?
TL. 1(B-A), 2(C-A), 3(D-A), 4(A)
C15.Hình 20.6 trường hợp nào vật ở
trạng thái cân bằng, trường hợp ở vật
không cân bằng?
TL. 1, 2, 3 vật ở trạng thái cân bằng, 4
vật không cân bằng.
C16.Cả 3 trường hợp 1, 2, 3 vật ở
trạng thái cân bằng và 3 trường hợp
này giá của trọng lực có đi qua mặt
chân đế không?
TL. Có
C19.Trường hợp 4 vật không cân bằng
và giá của trọng lực trong trường hợp
này có đi qua mặt chân đế không?
TL. Không
C20.Như vậy điều kiện cân bằng của
vật có mặt chân đế là gì?
TL. Giá của trọng lực phải đi qua mạtư
Trường THPT Võ Trường Toản -6



thức vật lí mới tìm được trong nội chân đế.
dung này
C21.Trong 3 hình 1,2,3 trường hợp
nào vật cân bằng vững vàng nhất?
TL. Trường hợp 1
C22.So sánh diện tích mặt chân đế của
vật ở ba trường hợp cân bằng này?
TL. 1 lớn nhất, 3 nhỏ nhất
C23. So sánh độ cao trọng tâm của vật
trong các trường hợp?
TL. 1 thấp nhất, 3 cao nhất.
C24. Cho biết mức cân bằng vững
vàng của vật phụ thuộc những yếu tố
nào?
TL. Độ cao của trọng tâm và diện tích
mặt chân đế.
C25.Để tăng mức cân bằng vững vàng
của vật ta phải làm gì?
TL. Hạ thấp trọng tâm và tăng diện
tích mặt chân đế.
*Kết luận và rút ra kiến thức vật lí mới
trong nội dung này.
.
(Đối với lớp học không phân loại học sinh ta có thể lựa chọn và kết hợp các câu hỏi đàm
thoại trên một cách phù hợp nhất)
C. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết 48 . TỰ CẢM
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức
-Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức độ tự cảm của ống dây
hình trụ
-Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi
đóng và ngắt mạch
-Viết được công thức suất điện động tự cảm
-Nêu được một số ví dụ về hiện tượng tự cảm
2. Kĩ năng
-Biết vận dụng các công thức đã học để giải một số bài tập liên quan
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Dụng cụ thí nghiệm gồm: Cuộn cảm, điện trở, bóng đèn, dây dẫn, nguồn điện
-Hệ thống câu hỏi đàm thoại
C1.Viết công thức tính cảm ứng từ tại một điểm bên trong ống dây do dòng điện chạy
trong ống dây gây ra?
C2. Viết công thức định nghĩa từ thông và cho biết ý nghĩa của từ thông?
C3. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ, viết công thức suất điện động cảm ứng?
GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -7


C4. Khảo sát mạch điện kín (H1).Xung quanh và bên trong ống dây sẽ xuất hiện một
trường đó là trường gì?
C5. Các đường sức từ bên trong ống dây có hình dạng thế nào?
C6. Khi có các đường sức từ xuyên qua diện tích mỗi vòng dây của ống dây thì từ
trường này sẽ gây ra một đại lượng đó là đại lượng nào?
C7. Từ thông φ tỉ lệ như thế nào với i?
C8. Kết quả nào cho ta biết được điều đó?
C9. Gọi hệ số tỉ lệ giữa φ và i là L thì ta có thể viết được công thức từ thông riêng của

mạch thế nào?
C10. Yêu cầu học sinh xây dựng công thức tính độ tự cảm của ống dây?
C11. Nếu ta làm cho dòng điện i biến thiên thì trong mạch sẽ xảy ra hiện tượng gì?
C12. Yêu cầu học sinh định nghĩa hiện tượng tự cảm?
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức phần từ trường trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt, từ thông cảm
ứng điện từ
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, đàm thoại tìm tòi, thí nghiệm biểu diễn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức
Mức độ cần
đạt
[TH]
Hiểu sâu hơn
các kiến thức
đã học về
khái niệm , ý
nghĩa từ
thông – hiện
tượng cảm
ứng điện từ,
công thức
cảm ứng từ

Hoạt động của học sinh
*Cá nhân trả lời
1. B = 4π .10 −7

NI

l

2. φ = NBS cos α - Từ thông dùng để
diễn tả số đường sức từ đi qua một
diện tích nào đó
3.Hiện tượng xuất hiện dòng điện
cảm ứng trong mạch kín khi từ
thông gửi qua mạch kín biến thiên
gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
ec = −

Hoạt động của giáo viên
*Nêu câu hỏi ôn tập
1.Viết công thức tính cảm ứng từ tại
một điểm bên trong ống dây do
dòng điện chạy trong ống dây gây
ra?
2. Viết công thức định nghĩa từ
thông và cho biết ý nghĩa của từ
thông?
3. Thế nào là hiện tượng cảm ứng
điện từ, viết công thức suất điện
động cảm ứng?

∆φ
∆t

4.Dòng điện cảm ứng xuất hiện
4. Nội dung của định luật Len xơ về
trong mạch kín có chiều sao cho từ chiều của dòng điện cảm ứng?

trường cảm ứng sinh ra có tác dụng
chống lại sự biến thiên từ thông qua
mạch
*Nhận xét câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2. Thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề
GV: Làm thí nghiệm 25.2sgk để tạo tình huống và vào bài
Hoạt động 3. Xét từ thông riêng của một mạch kín
Mức độ cần

Hoạt động của học sinh

GV. Lê Thị Thanh Tâm

Hoạt động của giáo viên
Trường THPT Võ Trường Toản -8


đạt
[TH]
Hiểu được từ
thông riêng
của mạch kín
Lập được
công thức
tính độ tự
cảm của ống
dây

*Tiếp nhận


*Trình bày
Khảo sát mạch kín (C) cường độ
dòng điện i chạy qua
(H1)

i
+

*Cá nhân trả lời
-Từ trường
-Các đường sức từ bên trong ống
dây là những đường thẳng song
song cách đều nhau

-Từ thông φ
*Ghi nhận
*Cá nhân trả lời
-φ ~ i
-Vì φ ~B mà B~i
- φ =Li
*Ghi nhận

-

*Yêu cầu học sinh cho biết
-Xung quanh và bên trong ống dây
sẽ xuất hiện một trường đó là trường
gì?
-Các đường sức từ bên trong ống
dây có hình dạng thế nào?

-Khi có các đường sức từ xuyên qua
diện tích mỗi vòng dây của ống dây
thì từ trường này sẽ gây ra một đại
lượng đó là đại lượng nào?
*Cho biết từ thông này là từ thông
riêng của mạch
*Yêu cầu hs cho biết
-Từ thông φ tỉ lệ như thế nào với i?
-Kết quả nào cho ta biết được điều
đó?
-Gọi hệ số tỉ lệ giữa φ và i là L thì ta
có thể viết được công thức từ thông
riêng của mạch thế nào?
*Cho biết
L chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích
thước của mạch kín gọi nó là hệ số
tự cảm. Trong hệ đơn vị SI thì L có
đơn vị là Henry (H)
*Yêu cầu học sinh xây dựng công
thức tính độ tự cảm của ống dây?

*Thảo luận nhóm đôi xây dựng
công thức
Cảm ứng từ bên trong ống dây
B = 4π .10− 7

Ni
(1)
l


Từ thông gửi qua ống dây φ
=NBS(vìcos α = 1 ) (2)
Từ thông riêng của mạch φ =Li (3)
Từ (1), (2), (3) ta có
GV. Lê Thị Thanh Tâm

*Nhận xét

Trường THPT Võ Trường Toản -9


L = 4π .10

−7

N2
S
l

Hoạt động 3. Hiện tượng tự cảm
Mức độ cần
đạt
[TH]
Hiểu được
thế nào là
hiện tượng tự
cảm

Hoạt động của học sinh
*Cá nhân trả lời


-Nếu i biến thiên thì trong mạch sẽ
xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ

-Hiện tượng tự cảm là hiện tượng
cảm ứng điện từ xẩy ra trong mạch
có dòng điện mà sự biến thiên từ
thông qua mạch được gây bởi sự
biến thiên của cường độ dòng điện
trong mạch

[VD]
Vận dụng
kiến thức giải
thích được
hai hiện
tượng tự cảm
xảy ra khi
đóng và ngắt
mạch

Hoạt động của giáo viên
*Trình bày, đặt câu hỏi để học sinh
định nghĩa được hiện tượng tự cảm
Quay lại với mạch kín mà ta khảo
sát ở mục1.
-Nếu ta làm cho dòng điện i biến
thiên thì trong mạch sẽ xảy ra hiện
tượng gì?
Hiện tượng này do do cường độ

dòng điện trong mạch biến thiên gây
nên.
Cho biết hiện tượng này là hiện
tượng tự cảm
Yêu cầu học sinh định nghĩa hiện
tượng tự cảm?

*Cho biết
Trong mạch điện xoay chiều hiện
tượng tự cảm luôn xảy ra, trong
mạch điện một chiều hiện tượng tự
cảm thường xảy ra khi ta đóng hoặc
ngắt mạch. Bây giờ ta sẽ khảo sát
một vài ví dụ về hiện tượng tự cảm
xảy ra trong mạch điên một chiều
*Giới thiệu dụng cụ và những chú ý
trong thí nghiệm sau đó biểu diễn
thí nghiệm yêu cầu học sinh quan
sát nhận xét và giải thích hiện tượng
xảy ra

*Thảo luận nhóm và giải thích hiện
tượng
-TN1: Khi đóng khóa K dòng điện
trong cả hai nhánh đều tăng lên đột
ngột. Nhánh 2 có cuộn cảm nên ở
cuộn cảm sẽ xảy ra hiện tượng tự
cảm( cảm ứng điện từ ) theo định

GV. Lê Thị Thanh Tâm


K

L,R

Đ

R

Đ

2

TN1

1

Trường THPT Võ Trường Toản -10


luật Len xơ thì dòng điện này có tác
dụng chống lại sự tăng của dòng
điện qua cuộn cảm nên đèn 2 sáng
lên từ từ.
-TN2
-TN2: Khi ngắt khóa K dòng điện
qua L giảm đột ngột nên trong cuộn
L xuất hiện dòng điện cảm ứng,
dòng này theo định luật Len xơ
cùng chiều dòng điện ban đầu nên

nó phóng qua đèn làm đèn bừng
sáng lên rồi mới tắt.

L

K

*Nhận xét và kết luận
Hoạt động 4. Suất điện động tự cảm
Mức độ cần
đạt
[TH]
Lập được
công thức
suất điện
động tự cảm

Hoạt động của học sinh

*Cá nhân làm việc
etc = −

∆φ
∆i
= −L
∆t
∆t

∆i
là tốc độ biến thiên cường độ

∆t

Hoạt động của giáo viên
*Cho biết khi có hiện tượng tự cảm
thì suất điện động xuất hiện trong
mạch kín gọi là suất điện động tự
cảm
Yêu cầu hs dựa vào công thức tính
suất điện động cảm ứng chung lập
công thức tính suất điện động tự
cảm?

dòng điện trong mạch

*Nhận xét và kết luận
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ
lệ với tốc độ biến thiên cường độ
dòng điện trong mạch
Hoạt động 5. Ứng dụng
Hoạt động của học sinh
*Ghi nhận

Hoạt động của giáo viên
*Cho biết một số ứng dụng của hiện tượng tự
cảm
-Trong mạch điện xoay chiều
-Trong máy biến áp
-Trong mạch dao động

Hoạt động 6. Củng cố

1. Thế nào là hiện tượng tự cảm?
2. Câu hỏi C2 sgk/155?
GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -11


Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………

IV- KẾT LUẬN

GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -12


Để từng bước phát triển nâng cao chất lượng dạy và học, người giáo viên phải có lòng
yêu nghề, tâm huyết với nghề , nhiệt tình trong chuyên môn, có phương pháp truyền thụ
ngắn gọn, dễ hiểu, có sự chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp
Với một số ít kinh nghiệm của bản thân tôi đã cố gắng giúp các em học sinh biết cách
tiếp nhận kiến thức, yêu môn học Vật lý hơn. Tuy còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các
học sinh ở Thành thị nhưng bản thân các em đã cố gắng rất nhiều trong học tập nên cũng đạt
được kết quả đáng khích lệ, chất lượng học tập của học sinh không ngừng nâng lên.

Việc đổi mới một cách toàn diện về chương trình giáo dục trong những năm gần đây
đã đạt được những kết quả khả quan. Song cũng còn không ít tồn tại cần được bổ sung, hoàn
thiện. Bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm
trong việc giảng dạy môn Vật lý. Là một giáo viên còn trẻ không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tôi hy vọng được hội đồng khoa học đánh giá , đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn và đi vào thực tiễn.
V.KIẾN NGHỊ
Thực tế về thiết bị và dụng cụ thí nghiệm trong trường tôi thấy có những thiết bị còn
thiếu, có những thiết bị không sử dụng được, có thiết bị độ chính xác không cao. Sở giáo
dục và nhà trường cần đầu tư hơn nữa về thiết bị và đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết
dạy tốt hơn, học sinh dễ hiểu bài hơn.
Đối với tổ chuyên môn cần tổ chức tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường họp để thảo
luận hướng giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong những bài học khó.
Cẩm Mỹ tháng 02 năm 2013
Người viết

Lê Thị Thanh Tâm

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -13


1. Nguyễn Thế Khôi- Phạm Quý ( chủ biên)-Lương Chấn Đạt- Lê Thế Hùng sách giáo
khoaVật lí 10
2. Nguyễn Minh Hùng- Phương pháp dạy học Vật lí
3. Lê Phước Lộc- Lý luận dạy học
4. Dương Ngọc Anh – Tình huống có vấn đề cho những giờ học vật lí hàng ngày – NXB GD
2001.

5. Nguyễn Ngọc Bảo- Ngô Hiệu – Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học – NXB
GD 1996.
6.Nguyễn Thị Hồng Việt- Hình thành những kiến thức Vật lý cơ bản và năng lực nhận thức
cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT
7. Nguyễn Trọng Sửu- Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Văn phán- Nguyễn Sinh Quân- Hướng
dẫn chuẩn kiến tức kĩ năng Vật lý 10

GV. Lê Thị Thanh Tâm

Trường THPT Võ Trường Toản -14



×