Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN tổ chức học tập tích cực bằng các hoạt động trò chơi trong giờ toán cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.94 KB, 35 trang )

SKKN: TỔ CHỨC HỌC TẬP TÍCH CỰC BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRÒ
CHƠI TRONG GIỜ TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Con người chỉ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc khi có hứng thú. Sự hứng thú
chỉ có ý nghĩa cơ bản trong đời sống vã sinh hoạt của con người. Hứng thú là một
hoạt động nhận thức có mục đích nhờ có hứng thú mà mọi công việc, mọi hoạt
động chúng ta có thể hoàn thành. Hứng thú giúp chúng ta có niềm say mê tìm tòi
hiểu biết và tư duy cao. Hứng thú có thể xuất hiện trong mọi hoạt động của con
người, nếu người đó thực sự có hứng thú hoạt động có hứng thú là hứng thú nhận
thức. Do vậy hứng thú học tập là một điều quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập,
nâng cao nhận thức tư duy, sáng tạo của người học sinh.
Đối với sự phát triển nhân cách và hình thành tri thức ở học sinh thì hứng
thú có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà giáo dục nổi tiếng Nga Kđusinxkiyđã nói:
Việc học tập không hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức, sẽ giết chết mọi ham
muốn nắm tri thức của học sinh.
Trong thực tế, nhiều học sinh say mê, chăm chỉ học tập, nhưng cũng có
không ít em chưa có thái độ đúng đắn với việc học, còn lơ là thậm trí còn chán ghét
việc học. Vậy chúng ta là những người giáo viên tiểu học phải làm những gì? để
góp phần xây dựng hứng thú học tập cho học sinh của mình.
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng mang tính toàn diện ở cả 9 môn học
cùng với các môn học khác, môn toán có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho học sinh nó là chìa khoá mở ra cho các ngành học khác. Môn
toán ở bậc tiểu học chủ yếu là thực hành (đếm, đo, tính toán) các kiến thức toán
được sắp xếp đồng tâm mang tính chất kế thừa, mỗi nội dung được sắp xếp, củng
cố, ôn tập. Khi trình bày kiến thức mới, môn toán còn mang tính khoa học gần gũi
đời sống, qua môn toán học sinh được trang trí một hệ thống kiến thức cơ bản về
nhận thức đồng thời cũng tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức
thế giới xung quanh, tạo đà cho hoạt động học tập ở các cấp học tiếp theo.
Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng thái độ chủ quan của trẻ không chỉ
được hướng dẫn mà còn được giáo dục bởi người khác. Hứng thú của cá nhân mặc


dù phụ thuộc vào những đặc điểm của khách thể và những phẩm chất tâm lý của
bản thân cá nhân (trình độ văn hoá, giáo dục, năng lực, tính chất của họ, cuối cùng
vẫn được hình thành bởi người khác, bởi tập thể và gia đình.
Với học sinh tiểu học môn toán có phần nặng nề, khó khăn, không dễ vượt
qua được. Điều này cũng dễ hiểu, để hiểu được toán học, học sinh phải biết so
sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Những trở
ngại khó khăn ở môn toán không thể khắc phục được sẽ tạo ra những khó khăn làm
học sinh sợ học môn toán.
1
Muốn trẻ thích học toán giáo viên cần tìm mọi cách để gây hứng thú cho học
sinh trong mỗi tiết học sao cho giờ học tự nhiên hơn nhẹ nhàng hơn và hiệu quả
hơn.
Trong mỗi tiết học dùng trò chơi để dạy học, để vào vấn đề dẫn dắt xen câu đố
vui, kể mẩu chuyện nhỏ hấp dẫn không phải là vấn đề mới đặt ra trong nghiên cứu
và chỉ đạo dạy học ở trường tiểu học nước ta. Nhiều giáo viên tiểu học không tiếc
công sức tìm tòi, mày mò, sáng tạo ra những trò chơi để dạy học nhằm đem lại giờ
học vui vẻ lý thú, tránh được những căng thẳng thần kinh tạo hứng thú và niềm tin
trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em, củng cố sâu hơn kiến thức,
tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Hiện nay nhiều ở nhiều trường tiểu học, nhiều cô giáo dạy giỏi tự đặt ra cho
mình những khẩu hiệu giành cho học sinh. “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
“Đi học là hạnh phúc”, việc vận dung phương pháp đổi mới dưới mọi hình thức. Tổ
chức các dạng trò chơi là một biện pháp giúp học sinh có cách học mới mà hiệu
quả. Thông qua các trò chơi cho học sinh được tập luyện, được tham gia làm việc
cá nhân, nhóm, đơn vị lớp với sự phân công, với tinh thần hợp tác, chính là giáo
viên đã giúp học sinh học tập theo phương pháp học mới. Từ đó học sinh biết tự
hoạt động, tự củng cố kiến thức và tự hoàn thiện kỹ năng.
- Để việc tổ chức trò chơi học tập trở thành một hình thức tổ chức dạy học và
việc trở thành một biện pháp học tập, các trò chơi ở lớp 2-3 cần đáp ứng những yêu
cầu sau:

+ Mục đích của trò chơi phải hướng vào củng cố kiến thức đã học, rèn luyên
kinh nghiệm ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình môn học nghĩa
là trò chơi phải củng cố được kiến thức cũ, mới và rèn kỹ năng của tiết học.
+ Hình thức của trò chơi phải đa dạng, phong phú luôn thay đổi cách hoạt
động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan hoạt động và các giác quan tham gia
hoạt động cùng một lúc để học sinh học tập một cách linh hoạt và hứng thú (Không
gò bó một vị trí nhất định) kích thước khả năng ứng xử, rèn tư duy linh hoạt và các
tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tận tâm.
+ Cách đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện cần có trò chơi thu hút
được nhiều học sinh tham gia.
+ Điều kiện thực hiện trò chơi cần đơn giản, ngắn gọn, phương tiện để chơi
dễ làm, tiện cho giáo viên chuẩn bị và tổ chức ngay trong lớp – giáo dục tổ chức
lành mạnh, đoàn kết cho học sinh.
Thực dạy học môn toán ở bậc trường Tiểu học nói chung và trường THTH
nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Giáo viên chưa tận dụng trò chơi vào tiết dạy, đa số
là cho học sinh làm bài tập, còn hình thức trò chơi toán học chưa phong phú, dẫn
đến học sinh chưa say mê học môn toán, kết quả chất lượng môn toán chưa cao,
chưa có nhiều học sinh học giỏi môn toán.
Chính vì vậy kết hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi bậc Tiểu học nên tôi đã quyết
định chọn đề tài: “Tìm hiểu cách tổ chức trò chơi toán học gây gứng thú học toán
cho học sinh lớp 3 để nghiên cứu.

2
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên, vở bài tập toán lớp 3
tập 1 và tập 2.
- Nghiên cứu phương pháp đặc trưng môn toán, các phương pháp liên quan đến
dạy môn toán.
- Nghiên cứu tài liệu: Chuyên san giáo dục- toán tuổi thơ
- Nghiên cứu qua các tiết dạy của giáo viên.

III. Kết quả cần đạt
Học sinh học hết toán 3 phải đạt được trình độ học tối thiểu như sau:
1, Về phép đếm: Biết đếm đến 100000, bao gốm:
- Đếm lần lượt từ 1 đến một số nào đó chẳng hạn: 1; 2; 3; 4; 5… ; 200.
- Điền hai số tiếp theo trong một dãy số chẳng hạn: 2005; 2010; 2015…Hay:
14300; 14400; 14500…;…
2, Về đọc, viết các số đến 100000
- Biết đọc viết các số đến 100000, trong đó có:
+ Viết đọc bằng chữ và chữ số theo các hành, đơn vị
+ Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
- Biết phân tích số theo các hàng đơn vị và ngược lại, chẳng hạn:
1999 = 1000 + 900 + 90 + 9
1000 + 900 +90 +9 = 1999
- Biết xác định số liền trước, liền sau của mỗi số.
- Biết đọc, viết “ các số bằng nhau trong cùng một đơn vị”, chẳng hạn:

9
1
;
3
1
;
2
1
3, Về nhận biết số lượng:
- Biết xác định của nhóm đối tượng (Chủ yếu bằng phép đếm)
- Biết xác định một trong các phần bằng nhau của một số (Các trường hợp đã
học).
4, Về so sánh số lượng:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và các giá trị theo vị trí của chữ số để

so sánh các số có đến năm chữ số.
- Biết xác định số bé nhất, số lớn nhất trong một nhóm có đến bốn số cho
trước.
- Biết sắp xếp các số có bốn hoặc năm chữ số, nhiều nhất là bốn số theo thứ
tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Biết xác định số lớn gấp bao nhiêu lần số bé.
5, Về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100000
- Biết đặt tính và làm tính cộng, trừ các số đến năm chữ số, không nhớ hoặc
có nhớ không quá hai lần và liên tiếp.

3
- Biết cộng trừ nhẩm trong phạm vi bảng cộng, trừ và một số trường hợp đơn
giản như sau:
+ Cộng, trừ các số tròn chục, trăm, nghìn.
+ Cộng trừ các số có bốn, năm chữ số (Không nhớ, có nhớ).
- Biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả để tìm thành phần chưa
biết của phép cộng, phép trừ.
6, Về phép nhân và phép chia trong phạm vi 100000
- Thuộc các bảng nhân đã học.
- Biết đặt tính làm tính nhân số có đến bốn, năm chữ số với số có một chữ số
có nhớ không quá hai lần và liên tiếp: Chia số có đến bốn chữ số có một chữ số
(Chia hết hoặc chia có dư).
- Biết nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia và trong một số
trường hợp đơn giản thường gặp, chẳng hạn:
600 x 3, 900 : 3, .……
6000 x 3, 9000 x 3, .……
60000 x 3, 90000 x 3,
- Biết sử dung mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm
một thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
7, Về tính giá trị của biểu thức số:

- Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị của các biểu thức số đến hai dấu phép
tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
8, Về đại lượng đo lường:
- Biết mối quan hệ của một số đơn vị đo độ dài, khối lượng, đo thời gian
thường dùng hàng ngày như:
1Km = 1000 m 1kg = 1000 g
1m = 100 cm 1giờ = 60 phút
1m = 1000 mm
- Biết đọc, viết, chuyển đổi do độ dài của hai đơn vị đo thành số đo có một tên
đơn vị đo chẳng hạn.
5m 25cm = 525 cm
1km 400 m = 1400 mm
-Biết sử dụng thước mét, cân đòng hồ, đồng hồ, lịch để xác định độ dài, khối
lượng, thời điểm (Giờ và phút ngày trong tuần, ngày trong tháng) trong những
trường hợp đơn giản thường gặp.
- Biết cm
2
là đơn vị đo diện tích.
9, Về yếu tố hình học:
- Nhận biết đặc điểm của một số hình: góc vuông, góc không vuông, hình chữ
nhật (Có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau), hình vuông (Có 4 góc vuông và 4
cạnh bằng nhau). Hình tròn ( Có tâm, bán kính, đường kính).
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
10, về giải toán:

4
- Biết giải và trình bày bài giải, bài toán có đến hai bước tính.
- Biết giải và trình bày bài giải một số dạng bài toán như: tìm một trong các
phần bằng nhau của một số bài có liên quan đến rút về đơn vị…

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 20… - 20…
- Địa điểm nghiên cứu: Học sinh lớp 3A & 3B trường tiểu học THTH.
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận:
Đối với học sinh tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp, các em vừa chuyển từ mẫu
giáo lên đây là giai đoạn mà hoạt động vui chơi là chủ yếu. Các em còn chịu nhiều
ảnh hưởng về phương pháp: “Chơi mà học” cho nên khi vào trường tiểu học, vào
từng lớp cụ thể các em phải tuân theo những quy định chặt chẽ, phải tiếp xúc với
những kiến thức mới lạ và khó, đồng thời phải ngồi trật tự trong một thời gian dài.
Vì vậy trong giờ học khả năng tập trung chú ý chưa cao, các em hay nói chuyện
làm việc riêng trong giờ học. Để học sinh tập trung vào giờ học tốt và chú ý nghe
giảng điều đó có phụ thuộc vào sự khéo léo vận dụng phương pháp dạy và cách
thức tổ chức dạy của người giáo viên, người giáo viên phải biết kết hợp tổ chức dạy
học bằng cách: Chơi mà học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Do bộ môn toán ở tiểu học kết hợp với trò chơi vào tiết giảng sẽ có tác động
lớn đến quá trình phát triển tư duy và nhận thức của học sinh. Thông qua trò chơi
các em sẽ tự mình phát huy vai trò tích cực sáng tạo độc lập nghĩ để tìm ra con
đường nhanh nhất dẫn đến thành công. Cụ thể là ở các lớp dạy thực nghiệm, khi tổ
chức trò chơi thì học sinh để hào hứng, tích cực hơn trong học tập. Còn đối với lớp
không vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi các em học có vẻ uể oải và có phần
như bị gò bó ép buộc, không khí buổi học trầm, buồn tẻ, học sinh không tập trung
suy nghĩ và có phần rụt rè. Như vậy thông qua trò chơi toán học không những cũng
cố kiến thức mà còn giúp các em mạnh dạn tự tin, phát triển óc tưởng tượng linh
hoạt
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1, Thực trạng của trường:
- Cơ sở vật chất của trường: Đồ dùng, phương tiện học tập của học sinh còn rất ít,

hệ thống đèn chiếu, băng hình chưa có nhiều
- Điều kiện phụ huynh học sinh: …

5
- Về giáo viên: Đa số giáo viên có kinh nghiệm dạy học nhiều năm ít nhất là 1-2
năm, trung bình là 15 - 25 năm trong nghề. Có trình độ từ THCH - Đại học, cơ bản
ở giai đoạn đủ độ chín muồi trong giảng dạy.
2, Thực trạng về việc dạy toán:
- Thực tế cho thấy môn toán là một môn ai cũng cho là khô khan, những học
sinh ngại học, phải làm nhiều đầu óc căng thẳng…dẫn đến không thích môn toán.
Nhiều giáo viên tập trung quá nhiều thời gian cho việc truyền thụ kiến thức mới lúc
nào cũng coi học sinh chưa hiểu càng ra sức gò học sinh luyện tập mà quên đi yếu
tố tâm lý trẻ vừa học vừa chơi mới chóng nhờ.
+ Lượng bài tập ở sách giáo khoa, ở vở bài tập giáo viên chưa biết chọn lựa
chưa biết sáng tạo dẫn đến giờ toán lúc nào cũng căng thẳng cho học sinh.
+ Đa số giáo viên ngại tổ chức trò chơi, ngại cho học sinh tìm tòi, sưu tầm,
nhiều khi không sưu tầm được trò chơi, học sinh nông thôn lại rất rụt rè.
Từ thực trạng đó chất lượng môn toán chưa cao, học sinh chưa thạt sự yêu thích
hay say mê môn toán, giáo viên chưa biết cách tổ chức cách học cho học sinh một
cách hợp lý và linh hoạt tạo giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả.
Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm góp phần gây hứng thú
trong giờ học toán cho học sinh.
- Từ trò chơi dẫn dắt bài mới vừa củng cố kiến thức cũ.
- Trò chơi củng cố kiến thức từng phần hay kiến thức cả bài.
- Kết hợp câu đố vui, lời bài hát.
- Kết hợp trò chơi vận động chống mệt mỏi với nhũng hình thức đó theo tôi sẽ
tạo nên sự say mê hứng thú học tập và rèn luyện được khả năng tư duy cho học
sinh tiểu học, đồng thời thay đổi, tích cực nghiên cứu và thực hành góp phần thực
hiện tốt phương pháp đổi mới trong các tiết học - sau đây là một số ví dụ cụ thể.
III. Mô tả nội dung

1. Phương pháp nghiên cứu:
a, Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Đọc tham khảo những tài liệu có liên quan: Sgk, SHDGV, Các tập san, VBT
Toán lớp 3 tập 1 và tập 2.
b, Phương pháp quan sát:
- Thông qua dự giờ giáo viên trong trường, trường bạn.
c, Phương pháp điều tra:
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học toán ở lớp 3 của giáo viên và học sinh ở trường.
d, Phương pháp đàm thoại:
- Trao đổi với các bộ phận quản lý, giáo viên dạy về những thuận lợi, khó khăn
trong dạy và sử dụng phương pháp mới.
e, Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

6
- Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của một số thiết kế, qua đó có điều
chỉnh hợp lý.

2. Trò chơi nhằm củng cố kiến thức đã học qua từng bài:
2.1, Trò chơi Hái hoa dân chủ
* Mục đích: Củng cố khắc sâu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép
cộng thấy mối quan hệ của hai phép tính để tính nhanh.
- Chuẩn bị : Từ lọ hoa trên bàn giáo viên, giáo viên dắt các mẩu giấy có ghi
các biểu thức.
* Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a + 5 = …+ a a + b + c = a + (…+…)
a + 0 = 0 +… = (a+…) + c
*Tính nhanh:
15 + 70 + 15 =
18 + 15 +12 + 5 =
** Cách chơi:

Gọi học sinh hái hoa (ghi kết quả vào phiếu đọc to cho cả lớp nghe, mỗi tổ
cho ít nhất 3 học sinh tham gia sao cho đủ 3 đối tượng, Cho cả lớp chấm điểm ai
nhanh đúng thưởng một tràng pháo tay, tổ nào nhanh đúng sẽ được tuyên dương.
2.2, Trò chơi Xếp số: (T/gian chơi 5 phút)
* Mục đích: Củng cố kỹ năng đọc, viết số, nắm vị trí của các số ở các hàng đơn vị,
chục, trăm. nghìn.
*Tác dụng: - Củng cố nhằm khắc sâu cho học sinh nắm vị trí, thứ tự của các chữ
số trong cùng một số.
* Chuẩn bị: các số trong bộ số đồ dùng học tập.
** Cách chơi:
Chia cho mỗi con cầm một chữ số khác nhau. Cho hai đội cùng chơi giáo
viên đọc số.
Ví dụ: Xếp cho cô số 903. Học sinh cầm số xác định vị trí của mình rồi đứng vào
vị trí và giơ số lên. Nhóm nào xếp nhanh nhóm đó thằng cuộc.
2.3, Trò chơi Nhảy lò cò lấy số (T/gian chơi 5 phút)
- Chơi trong các tiết luyện tập về bảng nhân chia cụ thêtrong bảng nhân 8
* Mục đích: tạo hứng thú khi học tập, rèn luyện kỹ năng giúp học sinh nhớ kiến
thức, nhận diện và tìm được các số là kết quả của phép tính tương ứng.
* Chuẩn bị:
- Các số: 16, 24, 40, 48, 64, 80, 56.
- Và một số số khác như: 18, 45, 72, 65, 36.
** Cách chơi:
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, 2 nhóm chơi với nhau
trong vòng 4 phút, xếp mỗi đội thành một hàng dọc, khi có hiệu lệnh thì lần lượt

7
em số 1 của mỗi đội cò từ vị trí của mình lên bàn cô giáo và tìm lấy một số có kết
quả của phép nhân vừa nêu. Trở về vỗ tay và xếp xuống cuối hàng tiến dần cho đến
khi hết. Sau mỗi lần cô giáo nêu phép tính, lớp ghi phép tính và tính kết quả để theo
dõi. Hai người dơ kết quả và xem số người của hai đội còn lại làm nhiệm vụ đếm

số đúng cùng cô giáo , độ nào nhiều số đúng với các phép tính thì đội đó thắng
cuộc. Đội nào có người không nhảy lò cò mà chạy coi là phạm luật số lấy về
không được tính.
2.4, Trò chơi Điền số vào chỗ chấm
* Mục đích: Củng cố kỹ năng đọc viết, số, các số tự nhiên liên tiếp: số có một chữ
số và số có hai chữ số, số có ba chữ số.
- Giáo viên đưa ra một biểu thức bất kỳ:
ví dụ: 5 <…………………< 10
81 <……………… < 83
230 < ………………< 234
** Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra ba người chơi. Giáo viên đưa bảng
phụ ghi đề bài. Phổ biến cách chơi, lần lượt các bạn ở hai đội viết các số vào chỗ
chấm, đội nào viết xong trước kết quả đúng sẽ thắng cuộc.
Đáp án:
5 < 6 < 7 < 8 < 9 < 10
81< 82 < 83 < 84 < 85 < 86 < 87 < 88
230 < 231 < 232 < 233 < 234
3. Trò chơi cung cấp kiến thức mới
Ví dụ: Khi dạy bài tiền Việt Nam lớp 3. Sau khi học xong bài đến phần củng cố
kiến thức, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi sau. Hãy tô màu vào các đồng
tiền cho tương ứng với giá trị bên phải
* cách chơi: Cho hai học sinh đại diện cho hai tổ lên chơi trong 2 phút.

Hình 1:


8

Hình 2:


9
Với cách tổ chức trò chơi như trên sẽ tạo cho không khí lớp học sôi nổi, học
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không gò bó.
Ví dụ khi dạy bài: Thực hành xem đồng hồ lớp 3 giáo viên tổ chức cho học
sinh nối hình với số thích hợp.
* Đồng hồ nào ứng với thời gian dưới đây?

10
Ở tiểu học nhất là các lớp 1, 2, 3. Trò chơi giữ một vai trò quan trọng cần
được coi là một thành tố trong nội dung dạy học. Trò chơi làm tăng phần vui trong
học tập kích thích hứng thú nâng cao tính tích cực tư duy.
Trò chơi toán học thực hiện cức năng của hoạt động thực hành, luyện tập,
trong đó học sinh được củng cố vận dụng linh hoạt trí thức, kỹ năng đã học cũng
như kinh nghiệm sống của mình, những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ trong tri
thức của các em cũng được bộc lộ. Từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung, điều
chỉnh kịp thời và nâng cao dần trình độ của các em
Trò chơi toán học là một trong những phương tiện giúp hình thành những
năng lực trí tuệ, bởi vì trong quá trình tham gia trò chơi thì có các hoạt động trí tuệ
được đẩy mạnh và có tính chủ định.
Trò chơi toán học tạo khả năng phát triển trí nhớ tưởng tượng, khả năng linh
hoạt, độc lập sáng tạo.
Trò chơi toán học rèn cho các em biết tuân theo luật chơi nhất định, từ đó
góp phần hình thành tính kỷ luật, tính trung thực.
Trò chơi toán học được xây dựng và được tổ chức được vào lý thuyết dạy
học hiện đại, làm cho học sinh học tập tự giác, tích cực theo đúng khả năng của cá
nhân.
Trong đổi mới phương pháp dạy toán ở tiểu học nhằm tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh, có hình thức tổ chức trò chơi học tập giúp cho các em “
học mà chơi, chơi mà học”


11
3.1, Trò chơi xếp hình:
* Cách chơi: Từ các hình sau:

Hãy sắp xếp thành hình:

Đáp án:

12

* Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:
** Hãy xếp thành hình sau:
*** Đáp án:

13
* Từ 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:
** Hãy sắp xếp thành hình dưới đây:
*** Đáp án:

14
3.2. Trò chơi Thi tính nhanh
- cách chơi: Có 20 phiếu như ví dụ sau:
1 (25 – 19) x 4 24 48 :6 + 2 10 (42 - 27) : 3
5 12 x 8 + 8 68 85 :5 +3 20 16 x 3 - 18
30 2 x 5 +10 15 (7 + 3) x 5 50 68 : 2 + 6
40 24 +72 : 9 32 3 x 4 x 5 60 81- 36 : 6
75 09 :2 + 37 82 (96 : 8) : 2 6 63 : 9 + 5
12 84 : 4 + 7 28 (93 - 47) : 2 23 4 x 4 x 4
64 81 : 3 + 3 30 15 x 5 - 74 1 (25 - 19) x 4

Mỗi phép chia làm 2 phần, phần ghi số nhập vào ở bên trái, phần ghi phép
tính ra ở bên phải.
- Cách chơi:
Phát phiếu cho 20 bạn ngồi xen kẽ cả lớp thành hình tròn. Người cầm thẻ
có phần vào là một hô: “Bắt đầu” và đọc phần ra (Là phép tính). Mọi người tính
nhẩm nhanh ra kết quả: (24) Người cầm thẻ có phần nhập vào là 24( Trùng với kết
quả phép tính vừa hô là “Hai mươi tư”) rồi đọc phần ra của mình. Cứ thế cho đến
thẻ cuối cùng có phần ra là: 15 x 5 – 74 trùng với phần vào của thẻ số một thì người
cầm thẻ có phần vào số một hô: “Về đích” và kết thúc trò chơi.
Mỗi phếp tính đọc ra chỉ tính trong vòng một phút, ai tính đúng, nhanh,
không sai là người thắng cuộc.

3.3. Trò chơi Làm sao để điền số sao cho tổng 3 số liền nhau bằng 100 ?
- Cách chơi: Cho học sinh làm trong hai phút, ai làm xong trước đó là người
thắng cuộc
32 41

- Đáp án:

15
27 41 32 27 41 32 27 41 32 27 41 32 27
3.4. Trò chơi Tránh số nguy hiểm
- Cách chơi: Điểm số từ 1 đến hết theo chiều tay phải (Xếp vòng tròn)
Ví dụ: số nguy hiểm là số 3 thì khi đếm từ 1 đến số 13, 23, 33… phải tránh
không được đọc mà phải bỏ quaôs đó, các số chia hết cho 3 như 6. 9,12… cũng bỏ
qua
Cụ thể nếu nguy hiểm là 3 thì khi đếm cần tránh các số sau (Để trong ngoặc đơn)
1, 2, (3), 4, 5, (6), 7, 8, (9), 10, 11, (12), 13, 14, (15), 16, 17, (18), 19, 20, 21, 22,
(23), (24), 25, 26, (27), 28, 29, (30), (31), (32), (33), (34), (35), (36), (37), (38),
(39), 40, 41, 42, (43)……

Học sinh nào đọc lên những số bị xoá thì bị đứng dậy chịu hình phạt do những
người điều kiển yêu cầu.

3.5. Trò chơi Xếp số La Mã
Với 5 que diêm hãy xếp thành các số14,16, 19, 21 bằng số La Mã.
- Cách chơi: Trong một phút gọi 4 em, mỗi em xếp một số. Ai xếp xong trước là
người thắng cuộc.
- Đáp án: XIV ; XVI; XIX; XXI.

3.6. Trò chơi Ghép hình
-Trò chơi 1: Có ba hình vuông bằng nhau ghép lại như sau, hãy cắt đi một phần
của hình này sao cho khi ghép nó lại thì được một hình vuông có lỗ vuông bên
trong.
Cho hai tổ chơi làm trong hai phút, tổ nào xong trước và có kết quả đúng thì tổ
đó thắng cuộc.


16
- Đáp án:
* Trò chơi 2:
- Cho hình chữ thập sau gồm 5 hình vuông.
- Hãy cắt ra từ 4 hình vuông xung quanh 4 hình tam giác bằng nhau, sao
cho khi chắp chúng vào hình còn lại thì được một hình vuông.
Cách chơi: Cho học sinh làm trong 2 phút, ai cắt, ghép đúng là người thắng cuộc.
- Đáp án:

17

* Trò chơi 3:
- Xắp xếp que tính.

- Cách chơi: Có 16 que tính xếp thành 5 hình vuông như sau:
- Hãy xếp lại hai que tính để được:
1. Bốn hình vuông bằng nhau
2. Một hình vuông to, ba hình vuông nhỏ bằng nhau.
Cả hai em làm trong 3 phút rhì xong trước đúng sẽ được thưởng.
- Đáp án:


18
Trên đây là những loại hình trò chơi tiêu biểu trong chương trình toán lớp 3.
Song bên cạnh các trò chơi còn có các câu đố vui rất thú vị cũng có tác dụng kích
thích sự ham học của học sinh.
Ví dụ: 1, Tuổi anh là tám
Tuổi em là ba
Cộng cả tuổi bà
Vừa tròn tám chục
Đố em tính được
Tuổi bà bao nhiêu?

19
Đáp án: Tuổi bà: 80 - 8 - 3 = 69 tuổi.
2, Tổng ba số liên tiếp
Bằng ba chục bạn ơi
Ai tính giỏi xin mời
Đọc to ba số đó!
Đáp án: Số ở giữa là 30 : 3 = 10
Vậy số đó là: 9, 10, 11.
3, Trung thu trăng sáng
Tùng, cắc, cắc, tùng
Lân rồng múa chung,

Rồng hai mươi cẳng
Lân mười sáu chân
Đố bạn xa gần
Bao nhiêu người múa?
Đáp án: Số chân ngưòi múa rồng, múa lân: 20 + 16 = 36 chân. Vậy số ngưòi
múa là: 36 : 2 = 18 người.
4, Có bốn con vịt đang đứng trên bờ ao. Ở dưói ao có một con đang
bơi. Chú vịt đang bơi nói với bạn “Bọn mình ít hơn bọn trên bờ”. Hỏi số vịt dưới ao
là bao nhiêu con?
Đáp án: 3 Con.
Tất cả những trò chơi toán học cũng như trò chơi đố vui nêu trên sẽ làm cho
học sinh tự tin hơn trong học tập, tạo cho các em cơ hội được đánh giá lẫn nhau,
đem lại cho các em nhiều tự tin vào sự thành công trong công việc học tập bộ môn
toán. Từ đó kết quả học tập của các em sẽ có kết quả cao.
Trường Tiểu học THTH là một trường học thuộc vùng núi. Tuy là trường miền
núi của huyện nhưng trường có nhiều phụ huynh có điều kiện khá giả nên rất quan
tâm đến việc giáo dục các con em mình.
Do vậy trường Tiểu học THTH là một trong các trường có điều kiện cơ sở vật
chất tốt đảm bảo điều kiện cho nhiều lớp học hai ca bán trú. Nói chung các em học
sinh ở lứa tuổi lớp 2, 3 rất hiếu động thông minh và ham học nên tôi đã vận dụng
phương pháp tổ chức trò chơi toán học trong các giờ học để tạo ra nhiều hứng thú
say mê trong học tập của học sinh và tạo được không khí lớp học.
Trường có 18 lớp gồm 422 học sinh được học hai ca bán trú cả. Vì vậy các em
có nhiều thời gian ôn tập củng cố kiến thức vừa được học đồng thời các en còn
được học kiến thức nâng cao. Vì vậy các em hiểu bài sâu, nắm bài chắc. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn có những lớp chưa có phong trào thi đua học tập, cô giáo chưa chú
ý đến việc tổ chức trò chơi gây hứng thú học toán cho các em. Trong giờ học còn
mang tính chất áp đặt kiến thức cho học sinh.
Giáo viên mới chỉ dừng lại ở khuôn mẫu trò chơi trong sách giáo khoa, chưa
tạo các loai hình trò chơi khác phong phú với học sinh dẫn đến việc nắm và nhớ

kiến thức của học sinh còn hạn chế. Với ngày nay vị trí của các em còn phát triển

20
cao hơn, việc tư duy cũng đòi hỏi phải được mở rộng khả năng nhận thức cũng đòi
hỏi phải được nâng cao để chuẩn bị bước vào những bậc học tiếp theo.
4. Một số giáo án vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi toán học cho học
sinh lớp 3 trường Tiểu học THTH.
PHIẾU DỰ GIỜ SỐ 1
Giáo án 1:
Bài: Giới thiệu số La Mã
A- Mục tiêu:
* Giúp học sinh: - Nhận biết và hiểu được về số La Mã là gì?
- Biết đọc và viết các số La Mã.
- Biết được giá trị tương ứng mỗi số La Mã.
B - Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ có ghi số La Mã.
- Bảng phụ.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cú.
3. Bài mới.
- Giáo viên cho học sinh quan sát mặt đồng hồ ghi số La Mã và giới thiệu về số
La Mã: Cách viết, giá trị số La Mã.
- Cho học sinh lên bảng làm bài tập vào bảng phụ.
*Cuối giờ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đọc số La Mã.
Cách chơi:
Cho 3 học sinh lên bảng, giáo viên phát cho mỗi em 3 tờ phiếu ghi (viết
bằng số La Mã)
Phiếu số 1: 12, 4, 6, 9, 16.
Phiếu số 2: 7, 8, 11, 19, 17.

Phiếu số 3: 3, 8, 10. 14, 15
Ai viết đúng và xong trước sẽ là người thắng cuộc.
4. Củng cố, tổng kết:
- Cho hịc sinh nêu lại về số La Mã.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:

Nhận xét giờ dạy
*Ưu điểm:
Giáo viên giảng bài rất nhiệt tình, truyền thụ kiến thức có hệ thống. Chuẩn bị
đồ dùng dạy học, phương pháp cho tiết học đầy đủ, khoa học. Coi trọng phương
pháp : “Lấy học sinh làm trung tâm”.

21
Ở tiết học này giáo viên cũng đã sử dụng trò chơi học tập trong tiết học, trò
chơi phù hợp với nội dung bài học vì thế tạo được không khí vui vẻ cho lớp học.
* Nhược điểm:
Tuy giáo viên đã sử dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” song
đôi lúc bị quá đà sang phương pháp giảng giải.
Ngoài ra bài học này giáo viên còn có thể cho học sinh chơi các trò chơi
khác như:
Xếp que diêm để tạo số, điền Đ/ S ;…
Ví dụ:
Hãy di chuyển một que diêm để có phép tính đúng:
1. XVII + V = XIX
2. XXI - X = IX
3. X x II = I
4. XX + I + VII : III = XX
Dựa vào trò chơi này học sinh bắt buộc phải thuộc số La Mã và biết được giá
trị của chúng thì mới có thể tính nhanh và dành được chiến thắng được.

PHIẾU DỰ GIỜ SỐ 2 ( Lớp 2)
Tiết 110: Giờ, phút
A-Mục tiêu:
*Giúp học sinh :
- Nhận biết được 1 giờ bằng 60 phút, cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3
hoặc số 6.
- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian giờ, phút.
- Củng cố về biểu tượng thời gian (Thời điển và các khoảng thời gian 15 phút
và 30 phút) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
B- Đồ dùng dạy học
- Mô hình đồng hồ bằng nhựa.
- Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử.
C- Hoạt động dạy học chủ yếu:
*Kiểm tra bài cũ.
*Bài mới.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
a, Giới thiệu bài: Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một
đơn vị đo thời gian khác đó là phút. Một giờ có 60 phút.
- Viết bảng lớp.
1 giờ = 60 phút.
- Giáo viên sử dụng mô hình đồng hồ: Kim đồng hồ chỉ 8 giờ.
? Hỏi học sinh “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ”?
- Giáo viên quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói:
“Đồng hồ dang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết:
Viết: 8 giờ 15 phút.

22
Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói: “lúc này
đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
b, Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo

dõi và nhận xét.
c, Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân,
lần lượt theo các lệnh chẳng hạn.
“ Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ, 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút”.
-Nhận xét tuyên dương học sinh làm đúng và nhanh.
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài: VBT: 105 - Quan sát tranh và mô
(?) Mỗi tranh vẽ úng với mỗi đồng hồ nào? tả tranh vẽ.
- Gọi học sinh trả lời lần lượt từng tranh. - Lựa chọ giờ thích hợp
cho tranh.
Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ thì tương
ứng với đồng hồ c.
Tranh vẽ mai đến trường lúc 7 giờ 15
ứng với đồng hồ b.
Bài 3: Tính theo mẫu: - Đọc đề bài
(?) Yêu cầu bài tập 3? - Làm bài
- Giúp học sinh hiểu mẫu:
* Chú ý cho học sinh đây là dang toán có kèm theo danh số.
5 giờ + 2 giờ = 7 giờ - Một học sinh đọc bài
8 giờ + 7 giờ = 15 giờ làm, lớp đối chiếu, nhận
9 giờ - 3 giờ = 6 giờ xét.
16 giờ - 10 giờ = 6 giờ
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên nói có thể vẽ các đồng hồ được tô màu
4
1
hay
2
1


Mặt đồng hồ để giúp học sinh thấy được kim phút quay được
4
1
vòng tròn (Từ số
12 đến số 3) trong vòng 15 phút quay được
2
1
vòng tròn (Từ số 12 đến số 6) trong
vòng 30 phút.

23
*** Trò chơi:
- Chia lớp thành 2 đội(Mỗi đội cử một bạn tham gia chơi)
- Giáo viên nêu cách chơi: Khi có hiệu lệnh hai học sinh thi đặt đúng kim đồng
hồ, ai nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Đặt đồng hồ chỉ 10 rưỡi.
- Đặt đồng hồ chỉ 12 giờ đúng.
- Đặt đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút.
-Nhận xét, tuyên dương bạn học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học.
* Dựa vào trò chơi học sinh dễ nhớ và biết cách xem xét giờ đúng chính xác thì
mới có thể chiến thắng.

Kết quả giờ học
Giáo viên coi trọng hoạt động của học sinh là hoạt động chủ đạo nên tao được
sự thoải mái cho học sinh trong giờ học đồng thời sử dụng được phương pháp tổ
chức trò chơi trong tiết học gây hứng thú học tập, niềm tìm tòi nghiên cứu của học
sinh.
Học sinh hiểu bài nhanh và chắc. Đặc biệt là không khí lớp học sôi nổi, thoải

mái, đảm bảo được hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”.

Nhận xét chung
Qua dự giờ tôi có nhậ xét sau:
* Ưu điểm:
Giáo viên đã coi trọng hoạt động của học sinh là hoạt động chủ đạo nên tạo
được sự thoải mái cho học sinh trong giờ học. Đồng thời đã sử dụng được phương
pháp tổ chức trò chơi trong tiết học nên gây hứng thú học tập, niềm say mê tìm tòi
và nghiên cứu của học sinh.
* Nhược điểm:
Chưa sáng tạo trong khi tổ chức trò chơi, vì vậy chưa tạo được sự chú ý
của tất cả lớp, một số học sinh còn nói chuyện làm việc riêng mà chưa được giáo
viên nhắc nhở, thời gian giành cho trò chơi còn ít.

24
5, Thực nghiệm dạy một số tiết toán:
Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi toán học ở lớp 3:

Giáo án số 1:
Bài 17: Bài toán liên quan đến về đơn vị.
Dạy lớp 3A
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết cách giải toán rút về đơn vị.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Chuẩn bị các thẻ ghi nội dung bài toán phục vụ trò chơi.
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.

a, Giới thiệu bài.
b, Nội dung bài mới.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chá giải bài toán
- Học sinh đọc yêu cầu của bài toán 2. Gợi ý và yêu cầu học sinh trình bày theo
ý hiểu của mình về lời giải.
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập vở bài tập, sau đó tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi:


25

×