Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn định hướng cho học sinh lớp 10 tiếp nhận một số tác phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 40 trang )

ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TIẾP NHẬN MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN VĂN HOÁ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hóa bao gồm nhiều thành tố, trong đó có văn học. Mỗi tác phẩm văn chương
đều chứa đựng trong nó giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Từ văn hóa phong tục, văn
hóa tín ngưỡng, đến văn hóa nhận thức vũ trụ và xã hội… văn học đều phản ánh và lưu
giữ. Chính vì thế, văn học là một thành tố quan trọng của văn hóa.
Trong “Nghị quyết của Bộ chính trị về văn học nghệ thuật”, Đại hội lần thứ VI của
Đảng chỉ rõ: “không một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế văn học và nghệ thuật trong
việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống
của con người”. Và “văn học là bộ môn trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là
bộ môn đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về Chân-Thiện,Mĩ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân,
xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”[12, tr. 51-52]. Vì vậy, khi xây dựng chương
trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các cấp học, Bộ giáo dục và đào tạo rất cẩn trọng trong
việc chọn lựa những tác phẩm văn học có giá trị để đưa vào nhà trường.
Theo quan điểm đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn được
xây dựng như một chương trình “văn hóa mở”. Những vấn đề đang diễn ra trong đời sống
như tìm hiểu về văn hóa truyền thống, bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa dân tộc trong
đời sống hiện đại, vấn đề an toàn giao thông, vấn đề bảo vệ môi trường… cũng cần phải
gắn với chương trình học. Như vậy, trước những yêu cầu mới của xã hội, tác phẩm văn
chương không chỉ đơn thuần là câu chuyện văn chương mà đó còn là câu chuyện tiềm ẩn
nhiều tri thức nhân loại. Có nhiều tri thức được chuyển tải trong một văn bản văn học và có
thể khẳng định tri thức góp phần làm nổi rõ yếu tố thẩm mỹ của văn học hơn cả chính là tri
thức văn hóa. Vậy nên “không có lí do gì, chúng ta lại làm nghèo đi một văn bản văn học,
làm hạn hẹp tầm nhìn của học sinh về xã hội, con người và chính bản thân mình”. Do đó
cần chú ý đến yếu tố văn hóa trong văn học, dạy văn không chỉ chú trọng đến tri thức văn
chương mà cũng cần hướng dẫn cho học sinh quan tâm nhiều đến tri thức văn hóa, tự hào,
yêu quí và có ý thức giữ gìn bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Nhìn vào sách giáo khoa Ngữ văn 10, chương trình học có một số lượng không nhỏ
những tác phẩm đặc sắc thuộc bộ phận văn học dân gian. Và có thể thấy rằng, những tác


phẩm văn học dân gian nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn hình
muôn vẻ của các dân tộc và là tấm gương phản chiếu trung thành hiện thực của cuộc sống
1


đó. Người Việt qua những tác phẩm văn học dân gian đã thể hiện quan niệm nhân sinh, tập
quán lao động, phong tục tín ngưỡng hay phẩm chất đạo đức của dân tộc mình. Vì vậy, qua
văn học dân gian, người đọc nói chung và những học sinh lớp 10 nói riêng sẽ có thêm
những hiểu biết sâu sắc về đời sống văn hoá của nhân dân ta trong quá khứ. Thế nhưng,
hiện nay, việc giảng dạy những tác phẩm văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng
của giáo viên chỉ dừng lại khai thác những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa tiềm ẩn trong tác phẩm.
Từ mục tiêu của việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, cùng với
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn hóa được
kết tinh trong những tác phẩm văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng và cũng
xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Định hướng cho học sinh lớp 10 tiếp nhận một số tác
phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận văn hóa.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và văn hoá
Nghiên cứu văn học với mối tương quan văn hóa là hướng tiếp cận được các nhà lí
luận trên thế giới đề cập từ lâu. Trong nghiên cứu văn học, giáo sư văn học người Nga
Mikhail M. Bakhtin là một trong những người khởi xướng đầu tiên cho hướng tiếp cận
này. Ông viết một công trình quy mô gồm bảy chương: “Sáng tác của Francois Rabelais và
nền văn hóa dân gian Trung cổ và phục hưng”. Trong công trình, ông đã dùng hướng tiếp
cận văn hóa để phân tích và lí giải những hình tượng khó hiểu và bí ẩn trong tác phẩm của
Rabelais. Ông cho rằng: “Nghiên cứu văn học cần gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa.
Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa, không thể hiểu nó ngoài cái mạch
nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại, không được tách nó khỏi

các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm là trực tiếp
gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn học. Những nhân tố xã hội, kinh tế
tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung và chỉ thông qua văn hóa mới tác động đến văn
học”. [1. (3), tr. 56-67 & (4), tr. 127-143]
Ở Việt nam, từ những năm 80 trở đi, xu hướng nghiên cứu văn học theo hướng tiếp
cận văn hóa đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn,… Nhiều công trình khai
thác tính văn hóa trong tác phẩm văn chương được công bố góp phần chỉ ra một cách khá
thuyết phục những giá trị mới của tác phẩm văn chương.
2


Giáo sư Lê Trí Viễn, nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Đỗ Lai Thúy lần lượt cắt nghĩa
thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ khác nhau của văn hóa dân gian: cái “tục” trong thơ, tín
ngưỡng thờ “nõ nường”, hoài niệm phồn thực…
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đi sâu vào nghiên cứu văn học dưới ánh sáng của
Nho giáo, tiêu biểu là tác phẩm “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”. Trần Ngọc
Vương đi sâu vào nghiên cứu loại hình nhà Nho tài tử trong văn học. Hai nhà nghiên cứu
cũng đã tích cực góp sức khai phá hướng tiếp cận văn hóa với tác phẩm văn chương.
Năm 2003, Trần Nho Thìn xuất bản tập tiểu luận: “Văn học trung đại Việt nam dưới
góc nhìn văn hóa”. Tác giả cho rằng: “cách tiếp cận loại hình học văn hóa được xem như
sự bổ sung cần thiết cho các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn học trung đại
nói chung, Truyện Kiều nói riêng”.
Năm 2004, Nguyễn Văn Dân viết bài: “Tiếp nhận văn học bằng văn hóa học”. Ông
đã điểm lại toàn bộ những công trình nghiên cứu văn học từ hướng tiếp cận văn hóa trước
đó để dẫn đến nhận định: “Cách tiếp cận văn học bằng văn hóa đã cung cấp thêm con
đường mới để đến với văn học”.
Năm 2008, Phó giáo sư Lê Nguyên Cẩn viết: “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn
văn hóa”. Ông xây dựng hệ thống lí luận về “tính văn hóa trong tác phẩm văn chương: Đó
là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học
không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp

cận, xử lí cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng nhất định”.
Tác giả Trần Hữu Sơn trong cuốn: “Quan niệm con người và tiến trình phát triển
của văn học Trung Đại” đã viết: “Văn học đã là và mãi mãi sẽ là đại lượng tích hợp văn
hóa, một phương thức biểu trưng văn hóa cho mọi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi vùng văn hóa.
Và đến lượt nó những giá trị văn hóa được thử thách qua thời gian lại trở thành thành tố
văn hóa góp phần làm nên bảng màu văn hóa và di sản cho muôn đời sau”.
Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn: “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường” cho rằng: việc dạy văn học nước ngoài của giáo viên ít thành công vì
“phông văn hóa có những độ vênh nhất định”. Tác giả đề nghị: “tăng cường kiến thức lịch
sử và văn hóa cho giáo viên” hoặc “đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hóa của hai
dân tộc”.
Trong bài viết: “Một tiền đề quan trọng cho đổi mới phương pháp”, giáo sư Phan
Trọng Luận cho rằng: “Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ngoài giá trị thẩm mỹ,
ý nghĩa nhân văn còn có giá trị văn hóa truyền thống… giữ gìn cái thiêng liêng trong sáng
3


cũng là nét văn hóa cần được khai thác và giáo dục tình cảm thẩm mỹ…Thiếu vốn văn hóa
cần thiết thì việc cảm thụ văn thơ cũng dễ bị sai lệch hoặc thiếu sâu sắc”. Và trong bài viết:
“Văn học với văn học nhà trường không phải là một”, giáo sư một lần nữa khẳng định:
“Một văn bản văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mỹ mà còn là một văn bản văn
hóa. Học một bài văn, một tác phẩm văn chương ngoài sự rung cảm còn biết bao nhiêu
điều cần khai thác và khám phá về con người, về cuộc đời, về xã hội, về cuộc sống, về tư
tưởng, về văn hóa… ”
1.2. Văn hoá và vai trò của văn hoá
1.2.1. Văn hóa, khái niệm và các đặc trưng
Tùy theo góc độ nghiên cứu, khái niệm văn hóa được trình bày khác nhau. Có hơn
400 định nghĩa về lĩnh vực này. Và đây là định nghĩa của UNESSCO: “Văn hóa là tổng thể
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội”. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối

sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín
ngưỡng,… Văn hóa mang lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách có đạo lí. Con người có thể tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một đề án chưa
hoàn thành để tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội bản thân nhờ văn hóa.
Ở Việt Nam khái niệm văn hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Và đây
là khái niệm khá tiêu biểu của tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Như vậy văn hóa là tổng thể của nhiều hoạt động phong phú nhằm tác động tới con
người, xã hội với mục đích cao nhất là phát triển, hoàn thiện con người, xã hội đó.
Vì vậy văn hóa có những đặc trưng, chức năng vô cùng quan trọng:
- Thứ nhất: Văn hóa có tính nhân sinh
Văn hóa là một hiên tượng xã hội do con người sáng tạo ra. Bởi văn hóa là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên tạo ra văn hóa
như rèn đúc công cụ lao động, đặt tên cho con sông, ngọn núi,… mang ý nghĩa tinh thần.
Tính nhân sinh thể hiện cao độ sự sáng tạo, tài năng và tâm hồn phong phú, đẹp đẽ của con
người. Cho nên đặc trưng này của văn hóa dễ dàng trở thành sợi dây kết nối con người
trong thế giới lại với nhau.
4


- Thứ hai: Văn hóa có tính giá trị
Văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Tính giá trị khi phân
chia theo mục đích: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Phân chia tính giá trị theo ý nghĩa:
giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Phân chia theo thời gian: giá trị nhất thời
và giá trị vĩnh cửu. Tính giá trị được phân biệt với tính phi giá trị. Tính phi giá trị không
bao giờ có mặt trong phạm trù văn hóa.
- Thứ ba: Văn hóa có tính lịch sử

Văn hóa là một sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ. Văn hóa
có bề dày, bề sâu hay chỉ là một hiện tượng thể hiện ở tính lịch sử của nó. Tính lịch sử
được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Những sáng tạo của cộng đồng người trải qua thời
gian, không gian, cấu thành nên những giá trị văn hóa tương đối ổn định tạo nên bản sắc
văn hóa của cộng đồng đó.
- Thứ tư: Văn hóa có tính hệ thống
Tính hệ thống chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc về một
nền văn hóa cụ thể hay một giai đoạn phát triển cụ thể của loài người. Văn hóa bao trùm
toàn thể đời sống xã hội từ ngôn ngữ, chính trị, đạo đức, tôn giáo,… trong đời sống tinh
thần, đến các thiết bị trong đời sống vật chất. Do đó, tất cả những phương diện, khía cạnh
trong một giai đoạn cụ thể đều phản ánh sự liên hệ mật thiết với nhau và sự liên hệ mật
thiết không tách rời ấy tạo nên khái niệm văn hóa với nghĩa nền văn hóa.
1.2.2. Văn hóa thể hiện dấu ấn chung và riêng về trình độ sống của con người
trong lịch sử
Trong sự phát triển, văn hóa của thời kì trước, dù cho thời kì xa xưa nhất, cũng khó
mất đi mà được lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, kiến
trúc, văn học, sân khấu,… Qua những chất liệu lưu giữ, chúng ta hiểu được trình độ sống
của con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Văn hóa phát triển bằng sự tiếp biến.
Nhờ sự lưu giữ về văn hóa của thời kì trước mà thời kì sau có sự kế thừa nhất định để cải
biến sáng tạo nét mới. Do đó, tất cả những giai đoạn, thời kì của nền văn hóa dều có những
nét văn hóa chung nhất định đồng thời cũng có nét riêng không trùng lặp hoàn toàn.
Văn hóa thể hiện dấu ấn chung và riêng về trình độ sống của con người trong lịch sử
bởi sự giao lưu, xâm nhập mạnh mẽ và vô hình, diễn ra trong chính quá trình đi lên vận
động và sinh sôi không ngừng của nó. Không có một thời đại văn hóa nào lại tự nhiên sinh
ra mà không bắt rễ từ một cơ sở, cội nguồn nào đó. Cái gì đào thải? Cái gì phát huy? Cái gì
phải sáng tạo? Những câu hỏi ấy không chủ đích thuộc về bất kì cá nhân nào mà thuộc về
5


sự phát triển tất yếu của lịch sử. Do đó, không một giai đoạn, thời kì văn hóa nào lặp lại y

nguyên giai đoạn văn hóa trước đó, đồng thời không một giai đoạn văn hóa nào không nằm
trong một cái nôi chung to lớn hơn là nền văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa
nhân loại.
1.2.3. Văn hóa - sự phản ánh sức sống và bản sắc dân tộc
Mỗi dân tộc đều có điều kiện địa lí, hoàn cảnh sống riêng, có điều kiện kinh tế
riêng, có thị hiếu thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ riêng,… để từ đó có cách cảm nhận về thế
giới tự nhiên và sáng tạo thế giới tự nhiên cũng không trùng lặp với các dân tộc khác. Mặc
dù văn hóa luôn có sự phát triển và giao lưu nhưng tính tiếp biến trong sự kế thừa từ đời
này qua đời khác của văn hóa đã cấu thành nên cho mỗi dân tộc những bản sắc văn hóa
riêng. Văn hóa bản sắc là sắc diện, là mạch máu thể hiện sức sống của dân tộc. Không có
được văn hóa bản sắc, con người mất đi ý thức về tổ quốc, dân tộc, mất đi một phương
diện tinh thần quí báu, vô giá và ý nghĩa trong cuộc sống nhân sinh.
Bản sắc văn hóa của con người Việt Nam thể hiện qui tụ trong vẻ đẹp ứng xử và lối
sống. Người Việt Nam bao giờ cũng hướng trọng cách ứng xử “hợp tình hợp lí” và lối sống
đề cao nhân nghĩa. Chữ nhân trong văn hóa Việt Nam là biểu hiện sâu sắc, đậm nét nhất
tình thương yêu và trân trọng con người. Chữ nghĩa trong văn hóa Việt Nam là hành động
xả thân quên mình vì người khác, là sự hi sinh. Đó là những thiên tính, ăn sâu vào bản chất
con người. Lối sống của người Việt Nam là lối sống “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, là
lối sống của “Năm mươi con xuống bể, năm mươi con lên non”, lối sống qui tụ được sức
mạnh cao nhất của tình đoàn kết, tương thân tương ái. Do đó, ý thức cộng đồng, ý chí dân
tộc sáng ngời, mạnh mẽ là hệ quả tất yếu của lối sống đề cao nhân nghĩa. Tư tưởng nhân
nghĩa Việt Nam là cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Cốt lõi ấy được gìn giữ, được phát huy
truyền thống trong trường kì lịch sử đi lên phát triển của dân tộc, đồng thời là niềm tự hào
của nhân dân Việt Nam.
1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học dân gian.
1.3.1. Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học dân gian ra đời và phát triển
Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá. Thực tiễn
cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất màu mở làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn
học nghệ thuật. Hiện thực đời sống – nơi tiềm tàng những giá trị văn hóa vô cùng phong
phú, luôn tác động tới nhận thức, tư tưởng người sáng tác. Nói cách khác, người sáng tác

kiếm tìm giá trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo lại trong sáng tác theo

6


phong cách riêng, quan niệm riêng. Như vậy, một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của
sự khúc xạ, chưng cất các giá trị văn hóa.
Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt nam đã gắn bó với nền sản xuất nông ghiệp. chính nền
nông nghiệp tự nhiên với nền kinh tế tự cấp, tự túc đã để lại dấu khá đậm trong tâm lí của
người Việt, ảnh hưởng đến đời sống, tâm lí, quan hệ ứng xử. Con người trong nền văn hóa
nông nghiệp là con người làng xã, con người cộng đồng. Chính cơ sở văn minh của văn
hóa qui định đối tượng thẩm mỹ của văn học. Vì vậy, nhìn vào hầu hết những tác phẩm văn
học truyền miệng đều không ra ngoài phạm vi làng xã, đều bắt nguồn từ lao động của
người dân quê:
Trâu ơi! ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì con ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao)
Những phong tục tập quán, nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn người Việt là nguồn cảm
hứng vô tận trong các tác phẩm văn học dân gian:
Tháng hai chi chí tháng mười,
Năm mười hai tháng em ngồi em suy:
Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba trăng.
Thú quê rau cá đã từng,
Gạo thơm, cơm trắng chi bằng tám xoan.
Việc nhà em liệu lo toan,
Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà. (Ca dao)

Xã hội phong kiến phương Đông theo chế độ quân chủ, làng xóm sống theo
một tổ chức có thứ bậc và quan hệ giữa người và người là quan hệ tình nghĩa “Bán anh em

7


xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Chính điều đó chi phối quan hệ ứng xử
của người nông dân Việt Nam.
1.3.2. Văn học dân gian phản ánh, lưu giữ và sáng tạo văn hóa
Thực tế đã cho thấy: văn học của bất kì dân tộc nào, thời đại nào cũng đều phản ánh
và lưu giữ văn hóa của dân tộc đó, thời đại đó. Văn học Việt Nam trong trường kì phát
triển của ngàn năm lịch sử, luôn thể hiện những đặc trưng đầy đủ của văn hóa con người
Việt Nam. Tục thách cưới có từ thời Hùng Vương trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Tục
ăn trầu trong “Sự tích trầu cau”, tục ăn bánh chưng, bánh dày vào ngày lễ tết, tục xăm
mình… đều được chuyển tải trong những câu chuyện cảm động của các tác phẩm văn học.
Văn học Việt Nam luôn biểu hiện sâu sắc giá trị nhân văn cao đẹp của văn hóa Việt
Nam: tình yêu đất nước và tình yêu thương trân trọng con người. Đối với người Việt Nam,
yêu nước là yêu thiên nhiên cảnh trí non sông gấm vóc, là lòng tự hào dân tộc, là tinh .thần
đoàn kết chống giặc ngoại xâm, là sẳn sàng xả thân vì quê hương đất nước… Tất cả những
nét đẹp văn hóa ấy in đậm trong văn học dân gian và văn học viết.
Dân tộc Việt Nam sống trong nền văn hóa mang đậm tính nhân văn, do đó tình yêu
thương trân trọng con người dễ dàng trở thành một trong những nội dung chủ đạo của nền
văn học Việt Nam. Những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, dân ca như những dòng
sông chở nặng phù sa của tình yêu thương con người. Cuộc sống của con người càng đau
khổ cay cực bao nhiêu văn học càng thấm sâu nỗi đau, càng đấu tranh cho con người, càng
bảo vệ cho con người bấy nhiêu.
Xuyên suốt chiều dài phát triển của văn học, dấu ấn của nền văn hóa nhân văn luôn
rõ nét trong các tác phẩm. Ngay cả khi văn học mang nội dung yêu nước thì tư tưởng nhân
văn vẫn có vai trò cốt lỏi. Tình yêu quê hương đất nước luôn dựa trên tư tưởng nhân văn.
Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam mà văn học phản ánh và lưu giữ qua bao thế hệ

người Việt.
Không chỉ phản ánh văn hóa, văn học còn là sự hội tụ kết tinh các nguồn văn hóa.
Bởi lẽ, sự vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết của mỗi người sáng tác là để hình thành nên ý
thức tư tưởng trong tác phẩm. Văn học là nơi hội tụ nhiều tri thức, nhiều học thuyết Đông,
Tây, Kim, Cổ. Nhìn vào Văn học dân gian, tác phẩm “Chữ đồng tử” là sản phẩm tinh thần
thể hiện sự kết tinh của nhiều nguồn văn hóa: tư tưởng Nho, Phật, Đạo, văn hóa địa lí, văn
hóa dân gian. Đặc biệt là tư tưởng nhân văn của nhân dân lao động bao trùm, chi phối,
quán xuyến tác phẩm. Khát vọng về một tình yêu tự do không ràng buộc lễ giáo phong
kiến, không phân biệt đẳng cấp sang hèn và dân gian đã bất tử ước mơ ấy của mình khi
8


thông qua tác phẩm văn học họ đã cho Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng tình yêu hạnh
phúc bay về trời. Đó là sự giao thoa văn hóa và những gì cao đẹp và tinh túy của văn hóa
đã kết tinh và hội tụ trong văn học.
1.4. Tiếp cận văn hoá tác phẩm văn học dân gian, mục đích và bản chất
1.4.1. Tiếp cận văn hoá, khái niệm
Tiếp cận văn hóa (Cultueral Approach) không phải là một thuật ngữ xa lạ với các
ngành khoa học xã hội trên thế giới và ở Việt nam. “Approach” trong tiếng Anh được dịch
là “đường đi đến”, hay “lối vào”. Còn “Cultueral” là tính ngữ chỉ sự thuộc về văn hóa. Như
vậy, “Cultueral Approach” là sự xâm nhập đối tượng nào đó bằng văn hóa.
1.4.2. Mục đích hướng tiếp cận văn hóa tác phẩm văn học dân gian
Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học dân gian là chúng ta đưa cái nhìn văn
hóa để lí giải, khám phá những phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tất
nhiên bằng con đường này, chúng ta sẽ thấy được giá trị văn hóa của tác phẩm.
Tiếp cận văn hóa soi rọi những phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
văn học dân gian bằng văn hóa bên cạnh sự đảm bảo tính chỉnh thể, những đặc trưng riêng
của bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Với điều kiện này, mọi cấp độ của tác phẩm từ ngôn từ
đến chi tiết đến hình tượng nghệ thuật đều được khám phá lí giải trên cơ sở nguồn gốc văn
hóa của nó.

Cách tiếp cận văn hóa dựa trên mối quan hệ đặc thù của văn hóa và văn học. Văn
hóa bao trùm lên văn học bởi văn hóa có mặt ở khắp mọi phương diện, mọi lĩnh vực, mọi
khía cạnh trong cuộc sống con người: chính trị, tôn giáo, thiết chế, đạo đức, thương mại,
ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán… Văn học là bộ phận không tách rời của văn
hóa bởi văn học nhận thức, phản ánh, khám phá muôn mặt của hiện thực đời sống con
người qua văn hóa.
Với hướng tiếp cận văn hóa, sự xác định đối tượng có những phương diện văn hóa
nào là rất quan trọng. Bởi kết quả nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa không
phải là một công trình khảo cứu văn hóa mà là sự tìm cho thấy những giá trị văn hóa của
tác phẩm. Sự nghiên cứu và đánh giá phải xuất phát từ chính bản thân tác phẩm văn học để
tránh cái nhìn mang tính áp đặt đồng thời vẫn giữ được và góp phần tôn thêm vẻ đẹp của
thế giới nghệ thuật mà tác giả dân gian đã dày công sáng tạo.
Xác định góc nhìn đồng thời là cũng xác định đối tượng để nhìn là những việc làm
luôn luôn cần thiết trong tiếp cận văn hóa. Bởi lẽ, nếu chúng ta có góc nhìn từ văn hóa

9


nhưng tác phẩm lại không có những phương diện văn hóa thực sự đậm nét và tiêu biểu thì
sự khám phá lí giải từ góc nhìn văn hóa sẽ không hiệu quả.
1.4.3. Bản chất hướng tiếp cận văn hóa tác phẩm văn học dân gian
Văn học là văn học, chúng ta không thể biến tất cả những cái có trong tác phẩm văn
học thành văn hóa và ngược lại. Nội dung văn hóa và giá trị văn hóa chỉ là một mặt bên
cạnh mặt văn học của tác phẩm văn chương. Do đó không thể lấy việc tiếp nhận văn hóa
thay thế cho việc tiếp nhận văn học trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Tiếp
nhận văn hóa đối với tác phẩm văn học dân gian nhằm mục đích kiếm tìm những vẻ đẹp
văn hóa, những giá trị văn hóa của tác phẩm chứ không phải biến những tác phẩm văn học
dân gian thành một công trình khảo cứu văn hóa. Có thể hiểu tiếp cận văn hóa như là
một con đường hiệu lực để khám phá tác phẩm văn chương thêm một phương diện
nữa bên cạnh phương diện văn học – một phương diện mà lâu nay trong dạy học tác

phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông chúng ta luôn luôn đề cập tới. Tiếp nhận
văn hóa không đi chệch mục tiêu tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ
văn học mà là sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết để việc tiếp nhận tác phẩm được trọn vẹn,
đầy đủ ý nghĩa hơn.
Có thể khẳng định rằng: mặt văn hóa và mặt văn học trong tác phẩm văn học dân
gian luôn xuyên thấm trong nhau. Nếu không đi từ văn hóa mà chỉ tìm hiểu trên phương
diện văn bản thì sẽ chỉ nhận được giá trị của tác phẩm ở phương diện thẩm mĩ. Xét ở
phương diện nào đó, tác phẩm văn chương là sản phẩm của sự hư cấu để tạo nên những giá
trị thẩm mĩ, hướng con người đến cái Chân – Thiện – Mĩ. Tuy nhiên, những giá trị thẩm mĩ
của tác phẩm không tách rời với vẻ đẹp văn hóa dân tộc, văn hóa thời đại. Như vậy hình
tượng nghệ thuật thể hiện sự vươn tới giá trị văn hóa nhưng đồng thời chính văn hóa dân
tộc, văn hóa thời đại có tác dụng soi sáng, định hướng ý nghĩa thẩm mĩ của hình tượng
nghệ thuật.
Thực chất, sự tiếp nhận được xem là trọn vẹn hơn khi người đọc chiếm lĩnh được cả
mặt văn học và mặt văn hóa của tác phẩm văn chương. Tiếp cận văn hóa không thể đứng
độc lập, không phải là cách tiếp cận độc tôn trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương
nói chung và dạy học tác phẩm văn học dân gian nói riêng. Bởi lẽ, tiếp cận văn hóa nhấn
mạnh tới sự tác động của văn hóa tới việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và nhấn mạnh
tới ý nghĩa văn hóa của tác phẩm đối với bạn đọc. Hay nói cách khác, tiếp cận văn hóa đề
cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa vào trong sáng tác văn chương. Trong khi đó, khi sáng
tạo những tác phẩm văn học dân gian, tác giả dân gian không chỉ chịu ảnh hưởng của văn
10


hóa mà còn phải tuân theo một quá trình của sự tư duy văn học như tư duy ngôn ngữ, kết
cấu, giọng điệu,…Do đó tiếp cận văn hóa là một cách tiếp cận bổ sung nhưng hết sức
cần thiết cho các cách tiếp cận khác trong dạy học văn nói chung, trong dạy học tác
phẩm văn học dân gian nói riêng.
Cách tiếp cận văn bản chỉ chú trọng đến văn bản mà không chú ý đến sự tác động
ngoài văn bản. Tiếp cận thi pháp cũng chỉ căn cứ vào văn bản nhưng có khác ở chỗ là đặt

văn bản nghệ thuật trong hệ thống nguyên tắc sáng tác của giai đoạn văn học, hay xem xét
đánh giá nội dung qua các yếu tố hình thức…Tiếp cận lịch sử phát sinh là đặt văn bản
nghệ thuật trong bối cảnh lịch sử mà nó ra đời và xem văn bản nghệ thuật như là một kết
quả tất yếu của bối cảnh xã hội lịch sử đó. Tiếp cận đáp ứng coi văn bản nghệ thuật ứng
với nhu cầu nào đó của người học và khai thác trên phương diện đó. Có thể thấy, tiếp cận
văn hóa là sự bổ sung đắc lực cho tiếp cận thi pháp. Bởi lẽ, những yếu tố hình thức của
tác phẩm nhiều khi lại chịu sự qui định của văn hóa. Tiếp cận văn hóa hỗ trợ tiếp cận
lịch sử phát sinh, làm mở rộng sự tác động của những yếu tố bên ngoài văn bản. Tiếp cận
văn hóa kết hợp với tiếp cận văn bản sẽ hạn chế sự hiểu biết, khám phá tác phẩm văn
học một cách nguyên tắc và cứng nhắc. Tiếp cận văn hóa cũng giúp cho cách tiếp cận
đáp ứng không đi quá sự đòi hỏi mang tính chất cá nhân mà đưa sự đáp ứng vào những
quỹ đạo chung của những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại.
Tuy nhiên, dù ảnh hưởng hay chịu tác động của văn hóa thì tác phẩm văn chương
vẫn là tác phẩm văn chương với những đặc thù riêng của loại hình nghệ thuật ngôn từ. Do
đó, khi tổ chức cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian phải đi từ những nét đặc
thù của văn bản để từ đó tìm tới cách tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm
Một vài nét lịch sử vấn đề để thấy được hướng tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa
có tính khả thi và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỉ gần đây. Và cùng với những vấn
đề lí luận nêu trên, nó chính là cơ sở vững chắc để chúng tôi thực hiện các giải pháp cho
hướng nghiên cứu của đề tài: “Định hướng cho học sinh lớp 10 tiếp nhận một số tác
phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận văn hoá”.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Hướng dẫn cho học sinh soạn bài và tự đọc văn bản để phát hiện yếu tố
văn hoá trong tác phẩm văn học dân gian.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn
Với công trình: “Nghĩ từ công việc dạy văn”, nhà giáo Đỗ Kim Hồi cho rằng:
“Trong Sách giáo khoa Văn, các phần tiểu dẫn, chú thích chỉ được in bằng chữ nhỏ. Hẳn
11



không mấy giáo viên có thể không nhờ cậy vào các chú dẫn trong sách mà vẫn dạy nổi, dạy
tốt mọi tiết giảng văn. Còn đối với học sinh, những hàng chữ nhỏ lại chính là lời giảng giải
của người hướng dẫn lớn, chúng làm cho các em có điều kiện thân quen với những áng văn
vốn xa lạ với bản thân nhiều mặt”.
- Những tri thức ngoài văn bản trong phần tiểu dẫn là rất quan trọng và cần thiết cho
quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương. Phần tiểu dẫn trong
mỗi bài học tác phẩm dân gian có nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến văn bản. Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn ở nhà theo các câu hỏi sau :
Câu 1 : Các sáng tác dân gian ra đời trong thời kì nào ?
Câu 2 : Văn học dân gian có những đặc trưng gì ?
Câu 3 : Tác phẩm VHDG cần tìm hiểu thuộc thể loại nào ?
Câu 4 : Thể loại đó có những đặc trưng gì ?
Câu 5 : Có những dị bản nào mà em đã biết ?(trong và ngoài nước)
* Hướng dẫn học sinh tự đọc tác phẩm văn học dân gian và tìm hiểu phần chú
thích
- Đọc thông, đọc thuộc
Đọc thông: là đọc lưu loát, không vấp váp, biết ngừng đọc đúng chỗ, những chữ
mới, chữ khó, chữ phiên âm đều được tra cứu và hiểu đúng nghĩa trong văn bản. Đọc thông
còn là đọc đúng ngữ điệu có biểu cảm. Đọc thông giúp cho người đọc có những cảm xúc
ban đầu về văn bản.
Đọc thuộc: là một yêu cầu bắt buộc của việc đọc văn. Đọc thuộc đối với thơ là đọc
thuộc lòng. Còn đối với văn xuôi, đọc thuộc là đọc tới mức có thể tóm tắt được, kể lại
được. Đọc thuộc sẽ giúp học sinh nhớ văn bản lâu hơn.
- Đọc kỹ, đọc sâu
Đọc kĩ: là đọc lần theo mạch suy nghĩ, mạch biểu đạt của văn bản từ đầu đến hết
bài. Đọc kĩ chú ý đến các dấu hiệu hình thức của tác phẩm, đến các yếu tố đến các bộ phận
trong chỉnh thể câu, mạch văn để cắt nghĩa, lí giải chúng.
Đọc sâu: đọc chậm từng câu, từng đoạn, rà soát từng câu chữ, hình ảnh, từng dấu
câu, kết hợp với đọc thầm, đọc diễn cảm để phát hiện ra những khoảng lặng, điểm trống
mà nhà văn đã cất dấu bằng các thủ pháp nghệ thuật. Vấn đề đọc sâu sẽ giúp học sinh thấy

được rõ hơn ý nghĩa của những vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Đọc vận dụng

12


Đây là kiểu đọc thể hiện năng lực biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống,
biết rút ra cho bản thân những bài học, những kinh nghiệm sống từ việc hiểu tác phẩm văn
chương. Từ việc đọc, học tác phẩm văn học dân gian, học sinh không chỉ biết và khám phá
được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn hiểu biết, yêu quí, tự hào về nền
văn hóa của dân tộc, từ đócó ý thức bảo vệ, gìn giữu và phát triển.
Giáo viên đã hướng dẫn học sinh đọc văn bản ở nhà và gạch chân các tri thức
văn hóa trong tác phẩm, đồng thời hướng dẫn học sinh đọc kĩ, đọc sâu để thấy được
tác phẩm văn học dân gian luôn tiềm ẩn những nét đẹp văn hoá của dân tộc như :
phong tục tập quán, nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn người Việt,...
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú thích
Chú thích là kiến thức rất quan trọng và cần thiết cho quá trình tiếp cận văn bản. Về
phương diện văn hóa, chú thích cung cấp cho học sinh và giáo viên những tri thức về nhiều
lĩnh vực khác nhau liên quan đến tác phẩm văn học mà chúng ta tiếp cận. Đó có thể là
những địa danh lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán, nếp sống, tính cách của con
người ở các vùng miền khác nhau, những hình ảnh về thiên nhiên, những điển tích, điển
cố,… Nắm vững những tri thức phần chú thích sẽ giúp cho việc tiếp cận tác phẩm được dễ
dàng và sâu sắc hơn.
Qua việc hướng dẫn học sinh tự đọc tác phẩm văn học dân gian ở nhà và tìm hiểu
phần Chú thích và giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được những kiến thức văn hóa liên quan
đến văn bản, nắm được một cách tổng thể những thông tin về hiện thực và thông tin thẩm
mĩ trong tác phẩm.
* Hướng dẫn học sinh soạn bài
Trong phần Hướng dẫn học bài của mỗi tác phẩm văn học dân gian, các chuyên gia
soạn sách cung cấp một hệ thống câu hỏi đọc – hiểu, phân tích, nhằm định hướng cho giáo

viên cũng như học sinh tìm hiểu tác phẩm nhằm đạt được mục tiêu cần đạt của bài học.
Trong phần này, giáo viên thường hướng dẫn học sinh tự soạn bài ở nhà và hầu như ít kiểm
tra tính hiệu quả trong việc soạn bài của các em. Vì vậy, các em học sinh thường không
đầu tư mấy cho phần soạn bài. Phần lớn các em soạn bài mang tính chất đối phó, coppy,
sao chép bài soạn của nhau..
Căn cứ vào những câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, giáo viên hướng dẫn học
sinh tự soạn các câu hỏi này vào vở soạn theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm những tài liệu hay, có uy tín chuẩn bị cho việc soạn bài. (giáo viên
gới thiệu)
13


- Bước 2: Đọc kĩ các câu hỏi và nắm được từng yêu cầu của câu hỏi. (giáo viên gợi
ý)
- Bước 3: Giải quyết từng yêu cầu trong các câu hỏi.(Gv hướng dẫn)
- Bước 4: Kiểm tra lại việc soạn bài đã đủ, đúng và trúng không.
- Bước 5: Tìm hiểu những câu hỏi bổ sung mà giáo viên yêu cầu (nếu có)
2.2. Bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, giáo viên kiểm tra việc soạn bài
và những tri thức văn hoá mà các em tìm thấy được trong tác phẩm văn học dân gian.
Kiểm tra thường xuyên có: kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết 10 hoặc 15 phút. Kiểm
tra vấn đáp được sử dụng trước, trong và sau khi học bài mới. Nó giúp giáo viên thu được
những thông tin phản hồi nhanh chóng và có tác dụng thúc đẩy, kích thích học sinh tích
cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống. Kiểm tra viết 10, 15 phút được sử dụng
sau khi kết thúc một hoặc một số tiết học; nó có tác dụng kiểm tra nhận thức của học sinh
trong phạm vi kiến thức không quá nhiều, giúp học sinh thường xuyên củng cố, ôn luyện
kiến thức và rèn luyện năng lực trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết. Trong khâu kiểm tra
đầu giờ, giáo viên nên kiểm tra vấn đáp bằng hình thức trắc nghiệm.
Trắc nghiệm là phương pháp thông dụng để lượng giá trong giáo dục. Trắc nghiệm
có hai hình thức cơ bản là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Vì yếu tố thời
gian, trong phần kiểm tra đầu giờ, giáo viên cần sử dụng hình thức trắc nghiệm khách

quan.
Trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi
thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết
yêu cầu thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu hỏi. Có nhiều dạng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan: Trắc nghiệm đúng – sai, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối
chiếu cặp đôi, trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Trắc nghiệm đúng – sai: chỉ gồm 2 lựa chọn hoặc đúng hoặc sai. Đề trắc nghiệm
đúng – sai phải đảm bảo: câu trắc nghiệm phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai; Không
dùng câu trắc nghiệm có tính đúng hoặc sai phụ thuộc vào một yếu tố không “ổn định”
hoặc không rõ ràng. Không dùng câu phủ định đặc biệt là phủ định hai lần.
Ví dụ:
Câu 1: Truyện cổ tích trích “Tấm Cám” thuộc loại truyện cổ tích thế sự :
ĐÚNG

SAI

Câu 2: “Cấm đồng ” : Khi lúa lên xanh, người ta cấm trâu bò ra đồng vì sợ chúng ăn
mất lúa. .
14


ĐÚNG

SAI

- Trắc nghiệm điền - khuyết: căn cứ vào dữ liệu, thông tin đã cho hoặc đã biết để
điền vào chỗ trống theo yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm (có thể phần điền khuyết là một
câu trả lời ngắn của một câu hỏi). Đề trắc nghiệm điền khuyết phải đảm bảo: Chỉ nên để
một hoặc hai khoảng trống; phần điền khuyết chỉ nên là một từ hoặc một cụm từ đơn nhất
mang tính đặc trưng (người, vật, địa điểm, thời gian, khái niệm); cung cấp đủ thông tin để

chọn từ hoặc cụm từ để trả lời; chỉ có một lựa chọn duy nhất đúng.
Ví dụ: Câu : Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:
“Đặc Trưng của truyện cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố ........................
vào tiến trình phát triển của câu chuyện”
A. thần kì.

B. Thần linh .

- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi): Với hai nhóm đối tượng đã cho, phải
ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai
thỏa mãn yêu cầu của bài (mỗi nhóm viết trên một cột). Đề trắc nghiệm ghép đôi phải đảm
bảo: hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép cho phù hợp; đánh số ở cột này và chữ ở cột
kia; Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài;
không dùng các câu phủ định; số đối tượng (đồng thời là số dòng) trên hai cột có thể như
nhau hoặc không như nhau, thường chỉ nên từ 5 đến 10 đối tượng.
Ví dụ: Câu : Nối vế bên trái với vế bên phải để có được chú thích đúng về một số
yếu tố văn hóa trong “Tấm Cám” :
A. Trẩy hội

1. Dùng tay cuộn lá trầu thành miếng gọi là têm. Trầu tên xong có hai

B. Áo mớ ba

phần lá xoè ra ở phần đầu, giống cánh và đuôi chim phượng.
2. Bộ áo dài của phụ nữ Việt Nam xưa trong ngày tết hoặc lễ hội, phụ

C. Chĩnh

nữ thường mặc một bộ ba lớp áo có màu sắc khác nhau.
3. Đồ vật bằng gốm, miệng và đáy tròn, nhỏ hơn thân, ngày xưa dùng


D.

Trầu

để đựng.
têm 4. đi xem hội, dự hội.

cánh phượng

- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: gồm hai phần: phần mở đầu (phần dẫn): nêu vấn đề
và cách thực hiện, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu câu hỏi; phần thông tin: nêu các
câu hỏi trả lời (các phương án) để giải quyết vấn đề, trong các phương án này, học sinh
phải chỉ ra được phương án đúng (Các phương án được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C,
15


D). Đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn phải đảm bảo: chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án chọn,
trong đó chỉ có một phương án đúng; phương án đúng phải được sắp xếp theo thứ tự ngẫu
nhiên, các phương án sai phải hợp lí; câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đều
phải đúng ngữ pháp; tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần; không nên có
phương án “không phương án nào trên đây đúng” hoặc “mọi phương án trên đây đều
đúng”; không tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn, ngắn hơn
hoặc mô tả tỉ mĩ hơn …); không tạo các phương án nhiễu ở mức độ cao hơn so với phương
án đúng; không đưa quá nhiều thông tin không thích hợp vào trong phần dẫn tạo nên sự
hiểu lệch yêu cầu.
Ví dụ:
Câu 1: Cơm hẩm là :
A. Cơm thiu.


B. Cơm nguội.

C. cơm nấu bằng gạo mốc.

D. cơm mới hâm nóng.

Câu 2. Rặt rặt (tiếng gọi địa phương) là chỉ :
A. chim sẻ.

B. cá bống.

C. con ngựa.

D. con gà.

Có nhiều kiểu câu trắc nghiệm khác nhau, tùy theo thời gian và yêu cầu về kiến thức
của đề kiểm tra, giáo viên có thể linh động trong việc lựa chọn.
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để khai thác yếu tố văn hoá trong
tác phẩm văn học dân gian.
Có nhiều cách khác nhau để tạo ra “bầu không khí văn chương” trong mỗi tiết dạy
văn. Trong đó, biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi
ấy trong mỗi tiết học là một biện pháp cụ thể và cần thiết đem lại hiệu quả cao. Các câu hỏi
được xây dựng phải đảm bảo vừa mang tính hệ thống liên tục, vừa sát hợp tác phẩm và
khêu gợi hứng thú của bản thân học sinh.
Câu hỏi nêu vấn đề là “loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp
nhận một cách có ý thức, không phải do từ ngoài dội vào mà là do nhu cầu khám phá tìm
hiểu của bản thân, và chính học sinh cũng đã có một số dữ kiện (tri thức, kinh nghiệm, kĩ
năng) song không thể tìm được những lời giải bằng chính những hiểu biết cũ và theo
phương thức hành động cũ” (Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận). Giáo sư Phan
Trọng Luận cũng đưa ra yêu cầu chung khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi: “Câu hỏi

phải sát thực với tác phẩm, phải căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và kích
thích khả năng tư duy, hứng thú của học sinh. Câu hỏi phải mang tính liên tục, phải định
16


hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của
bài học. Câu hỏi vừa sức với học sinh, phù hợp với thời lượng của bài học”.
Tiến sĩ Nguyên Viết Chữ cũng chỉ ra 6 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng hệ
thống câu hỏi khai thác nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm văn chương là: Câu hỏi
phải đạt được mục đích kích hích sự cảm thụ của người đọc với tác phẩm; Câu hỏi phải xác
định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có tính chất trực giác của người đọc; Việc đưa ra
câu hỏi phải xác định được bức tranh nghệ thuật toàn cảnh có diện và có điểm để giờ dạy
học văn có trọng tâm, những điểm sáng thẩm mĩ phải được khai thác sâu sắc hơn, khắc
phục được giờ văn bàng bạc, nhạt nhẽo; Câu hỏi phải xác định sự hiểu biết của đọc theo
mức độ từ dễ đến khó; Câu hỏi phải giúp cho người đọc phát hiện được hết chi tiết nghệ
thuật có giá trị và toàn bộ cầu trúc tác phẩm; Mã hóa lượng thông tin một cách đơn giản,
phù hợp sát thực với thể loại, nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi.
Vận dụng những kiến thức lí luận nêu trên, người giáo viên có thể xây dựng một hệ
thống câu hỏi nêu vấn đề nhằm giúp học sinh tìm thấy giá trị văn hóa trong tác phẩm văn
học dân gian.
Ví dụ : Một số câu hỏi cho truyện “Tấm Cám”
Câu hỏi 1: Thể loại Cổ tích thần kì có những đặc điểm gì ? (tiểu loại, đặc trưng, nội
dung)
Câu hỏi 2: Có những dị bản nào khác của truyện cổ tích Tấm Cám ?
Câu hỏi 3: Em hiểu thế nào về khái niệm văn hoá ? Vì sao ngoài nội dung và nghệ
thuật, chúng ta còn cần khai thác yếu tố văn hoá tiềm ẩn trong tác phẩm ?
Câu hỏi 4: Trong Tấm Cám, yếu tố văn hoá gia đình được thể hiện qua văn hoá ứng
xử giữa các nhân vật. Vậy theo em trong tác phẩm xuất hiện mối quan hệ ứng xử giữa các
nhân vật nào
Câu hỏi 5: Những chi tiết nào trong truyện thể hiện rõ nhất quan hệ, văn hoá ứng

xử giữa các nhân vật.
Câu hỏi 6: Em có nhận xét gì về mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
theo tiến trình cốt truyện.
Câu hỏi 7: Có yếu tố thần kì, tôn giáo nào trong Tấm Cám ? Tìm chi tiết thể hiện
điều đó
Câu hỏi 8: Tấm Cám có sự ảnh hưởng, chi phối bởi tư tưởng văn hoá, triết học của
ai, nước nào ? cụ thể là những tư tưởng gì ?

17


Câu hỏi 9: Có những phong tục nào của người Việt được thể hiện trong Tấm Cám ?
thể hiện qua những chi tiết nào trong tác phẩm ?
Câu hỏi 10: Tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì cho người đọc qua truyện cổ
tích Tấm Cám ?
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách hợp lí, sẽ mang lại hiệu quả
cao trong quá trình dạy học tác phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận văn hóa. Tuy
nhiên, hướng tiếp cận văn hóa không phải là hướng tiếp cận duy nhất và độc tôn. Vì thế,
người giáo viên bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận văn hóa
cũng cần kết hợp với những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài để giúp học sinh tiếp
cận tác phẩm được trọn vẹn.
2.4. Tổ chức học sinh hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm để cắt nghĩa và phân
tích bình giá những yếu tố văn hóa trong đoạn trích
Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ giúp các thành viên trong
nhóm chia sẽ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức
mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá
trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Trong phương pháp học hợp tác theo nhóm luôn luôn nảy sinh những mâu thuẩn
giữa các tư tưởng, quan điểm, đưa ra kết luận, cơ sở lí luận và những thông tin tiếp nhận

được của các thành viên trong nhóm. Giải quyết được những mâu thuẩn đó sẽ tạo điều kiện
để phát triển động cơ học tập như một tiền đề để nâng cao kiến thức, thấu hiểu các khái
niệm và việc lưu giữ các kiến thức sẽ được bền vững hơn. Sự trao đổi giữa các thành viên
trong học tâp hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho các thông tin được xuất hiện nhiều lần,
được nói ra, được giải thích, được tích hợp và được cung cấp hợp tác. Những thông tin
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ được lưu giữ lâu trong trí nhớ.
Với những ưu điểm của dạy học theo hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nêu
trên, giáo viên cần tổ chức học sinh hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm để cắt nghĩa , phân
tích và bình giá những yếu tố văn hóa trong tác phẩm văn học dân gian theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập nhóm học tập: số lượng các thành viên, thời gian duy trì, hợp tác
theo nhóm.
- Giáo viên có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ tùy theo vấn đề cần được thảo
luận. Tùy theo thời lượng của tiết học mà giáo viên có sự phân bổ thời gian cho hợp lí để
mỗi nhóm hoạt động.
18


- Giáo viên có thể chia lớp ra thành 4 nhóm theo tổ hoặc nhiều nhóm theo mỗi bàn
học. Mỗi nhóm cùng đồng thời hoạt động trong thời gian 10 phút.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Câu hỏi, vấn đề, tình huống cần hợp
tác thảo luận.
- Nhóm 1(Tổ 1): Thảo luận vấn đề sau:
Câu hỏi 1: Thể loại Cổ tích thần kì có những đặc điểm gì ? (tiểu loại, đặc trưng, nội
dung)
Câu hỏi 2: Có những dị bản nào khác của truyện cổ tích Tấm Cám ?
Câu hỏi 3: Em hiểu thế nào về khái niệm văn hoá ? Vì sao ngoài nội dung và nghệ
thuật, chúng ta còn cần khai thác yếu tố văn hoá tiềm ẩn trong tác phẩm ?
- Nhóm 2 (tổ 2): thảo luận vấn đề sau:
Câu hỏi 4: Trong Tấm Cám, yếu tố văn hoá gia đình được thể hiện qua văn hoá ứng
xử giữa các nhân vật. Vậy theo em trong tác phẩm xuất hiện mối quan hệ ứng xử giữa các

nhân vật nào
Câu hỏi 5: Những chi tiết nào trong truyện thể hiện rõ nhất quan hệ, văn hoá ứng
xử giữa các nhân vật.
Câu hỏi 6: Em có nhận xét gì về mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
theo tiến trình cốt truyện
-

Nhóm 3 (tổ 3):

Câu hỏi 7: Có yếu tố thần kì, tôn giáo nào trong Tấm Cám ? Tìm chi tiết thể hiện
điều đó
Câu hỏi 8: Tấm Cám có sự ảnh hưởng, chi phối bởi tư tưởng văn hoá, triết học của
ai, nước nào ? cụ thể là những tư tưởng gì ?
- Nhóm 4 (tổ 4):
Câu hỏi 9: Có những phong tục nào của người Việt được thể hiện trong Tấm Cám ?
thể hiện qua những chi tiết nào trong tác phẩm ?
Câu hỏi 10: Tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì cho người đọc qua truyện cổ
tích Tấm Cám ?
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: điều khiển nhóm, thư
kí , đại diện nhóm báo cáo.
Bước 3: Theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm: hướng dẫn kĩ năng hợp tác,
quan sát hành vi của học sinh, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

19


Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên cần đưa ra những gợi ý,
nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các
thắc mắc, và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa
thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách tích cực, giáo viên cần đến gần và cùng tham

gia, làm mẫu cho học sinh. Với những nội dung học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần đưa
ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học
sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức cũ.
Bước 4: Nhận xét tương tác nhóm.
Việc nhận xét nhóm sẽ được tiến hành như một nhiệm vụ bắt buộc sau mỗi lần tiến
hành hợp tác nhóm và được coi trọng như đối với việc nắm bắt kiến thức. Trong những
hoạt động hợp tác đầu tiên, giáo viên có thể tiến hành nhận xét nhóm ngay sau khi hoạt
động hợp tác kết thúc, hoặc vào cuối mỗi tiết học. Mục đích của nhận xét nhóm là để học
sinh có ý thức và luôn để ý thực hiện những yêu cầu về kĩ năng hợp tác do giáo viên đưa
ra. Nội dung nhận xét sẽ tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ như: hợp tác diễn ra
như thế nào, học sinh nào đã thực hiện tốt, nội dung, kiến thức đạt được trong quá trình
hợp tác, những gì cần thay đổi để hoạt động hợp tác lần sau được tốt hơn. Từ đó, giáo viên
hướng dẫn học sinh tự nhận xét về nhóm mình và giáo viên sẽ là người tập hợp, khái quát
lại, bổ sung vào những nhận xét của từng nhóm.
Trong quá trình tổ chức học sinh thực hiện hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ, giáo
viên cần lưu ý: hướng dẫn học sinh có ý thức chuẩn bị bài tập ở nhà, tích cực tham gia hoạt
động của nhóm, tự tin đưa ra các ý kiến mà mình biết, không gây ồn ào mất trật tự, hiểu
biết về nhiệm vụ được giao,… từ đó học sinh có tinh thần tích cực, trách nhiệm hướng tới
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.5. Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa các yếu tố văn hóa trong đoạn
trích.
Tổ chức cho học sinh tiếp nhận một tác phẩm văn chương không phải là một họa
động đơn lẻ mà là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, thao tác khác nhau nhằm giúp
học sinh chiếm lĩnh tri thức văn học và phát triển năng lực văn học. Ví dụ như hoạt động
nhập cảm, đọc tác phẩm, hoạt động phân tích, bình giá, hoạt động so sánh, mở rộng, hoạt
động tổng kết củng cố kiến thức,… Trong quá trình dạy học, ở mỗi hoạt động đó, giáo viên
có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau.
- Bằng phương tiện trực quan, giáo viên tạo ấn tượng, hứng thú cho học sinh về yếu
tố văn hóa trong đoạn trích qua hoạt động nhập cảm, vào bài
20



Nhập cảm vào bài chỉ chiếm khoảng 3 đến 5 phút nhưng lại rất quan trọng vì nó gây
ấn tượng, hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh để bước vào việc tìm hiểu tác phẩm. Nhập
cảm vào bài không chỉ là giới thiệu bài học, khái quát những vấn đề chính mà quan trọng
hơn là người giáo viên nên biết kết hợp lời giới thiệu, dẫn nhập với việc trình chiếu những
tranh ảnh về tác giả, tác phẩm, những đoạn tư liệu bình giá về tác phẩm,…nhằm lôi cuốn
sự tập trung, chú ý của học sinh.
Ví dụ: Để mở đầu bài học “Tấm Cám”, GV có thể kết hợp lời dẫn nhập, vào bài với
thao tác trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến tác phẩm như :

- Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động tổ chức cho học sinh tìm hiểu,
phân tích tri thức văn hóa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Trong quá trình tiến hành hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số phương
tiện trực quan cơ bản nhằm minh họa cho nội dung phân tích hoặc cho những nhận định, ý
kiến đánh giá thêm phần thuyết phục, đồng thời duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh,
giúp các em phát hiện được những giá trị văn hóa nổi bật, những điểm sáng thẩm mĩ của
tác phẩm văn học. Những phương tiện trực quan sử dụng cho hoạt động này có thể là tranh
ảnh, vật thật, âm thanh, phim,….
Ví dụ: Khi phân tích mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Tấm
Cám, giáo viên có thể kết hợp việc phân tích với việc cho học sinh quan sát các hình ảnh
kết hợp xem một số đoạn phim về Tấm Cám (tải trên Internet)…

21


Ví dụ: Khi phân tích yếu tố thần kì, tôn giáo tham gia trong Tấm Cám, giáo viên có
thể kết hợp việc phân tích với việc cho học sinh quan sát các hình ảnh

- Sử dụng phương tiện trực quan trong việc kết thúc giờ đọc văn, nhằm khắc sâu tri thức

văn hóa cũng như tri thức văn học đã được tiếp nhận từ đoạn trích
Là công việc cuối cùng của mỗi giờ đọc văn, sau khi giáo viên và học sinh đã khái
quát chủ đề tác phẩm, cảm thụ tổng hợp tác phẩm. Công việc này có ý nghĩa rất quan
trọng, nó không chỉ đem đến thông tin mà là sự kích thích để làm bùng nổ thông tin, xác
định những luận điểm, những kiến thức cơ bản, hệ thống hóa và khắc sâu chúng. Nó phải
tạo dư âm, giúp các em bừng tỉnh, ghi tạc để thanh lọc tâm hồn.

22


Chính vì vậy mà việc kết thúc một giờ đọc văn không thể tiến hành bình thường như
những giờ học khác. Không phải lúc nào giáo viên cũng cứ lặp lại các thao tác củng cố,
dặn dò, nhắc nhở học bài cũ và soạn bài mới, nó không chỉ làm cho học sinh cảm thấy mệt
mỏi nặng nề, nhàm chán mà nhiều khi còn làm trôi hết những điều bổ ích mà các em vừa
tiếp thu được. Bởi vậy phải kết thúc một giờ đọc văn một cách nghệ thuật để không chỉ
khép lại một bài học mà còn mở ra cho các em một chân trời mới, những ý tưởng mới,
những vấn đề mới cần tiếp tục suy nghĩ, khám phá.
Giáo viên có thể sử dụng một số phương tiện trực quan cho hoạt động này như:
+ Dùng sơ đồ để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức hoặc nội dung chính của bài
học.
+ Phiếu ghi, test trắc nghiệm, làm các bài tập nhanh để củng cố kiến thức.
+ Nghe băng âm thanh hoặc xem một số bài thơ, đoạn phim liên quan đến tác phẩm.
Tóm lại, tùy vào những điều kiện cơ sở vật chất, vào đặc trưng thể loại của bài học,
những phương tiện trực quan có được, giáo viên có cách thức kết thúc bài học khác nhau.
Nhưng điều quan trọng, giáo viên cần có cách kết thúc giờ học thật sinh dộng, hấp dẫn, lôi
cuốn để những kiến thức văn học, văn hóa bổ ích từ tác phẩm văn học dân gian sẽ còn
đọng mãi trong tâm hồn các em.
Giờ đọc văn ở nhà trường bao gồm nhiều công việc, hoạt đông khác nhau theo tiến
trình bài học, theo logic hoạt động nhận thức của học sinh. Mỗi công việc có một nhiệm vụ
và đặc điểm riêng. Vì vậy trong hoạt động dạy học, người giáo viên phải biết cân nhắc, lựa

chọn những phương pháp, phương tiện hỗ trợ phù hợp. Cần lưu ý là việc sử dụng phương
tiện trực quan là để phát huy năng lực văn học và khắc sâu tri thức văn hóa cần thiết cho
học sinh.
2.6. Kết hợp các hướng tiếp cận ngoài văn hoá để khám phán trọn vẹn vẻ đẹp
của tác phẩm văn học dân gian.
Hướng tiếp cận văn hóa là cần thiết trong quá trình dạy học tác phẩm văn học dân
gian, nhằm khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm. Hơn thế nữa, nó giúp giáo viên cắt
nghĩa, giải mã tác phẩm sẽ tránh suy diễn, xa rời sự thật văn học, từ đó định hướng học
sinh chiếm lĩnh tác phẩm sâu sắc hơn, giờ dạy văn không chỉ cung cấp tri thức văn học mà
còn mở rộng tri thức về văn hóa. Tuy nhiên chỉ duy trì một hướng tiếp cận này trong suốt
quá trình dạy học tác phẩm văn chương thì việc khám phá giá trị tác phẩm sẽ không được
toàn diện. vì vậy, bên cạnh việc định hướng cho học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học dân
23


gian theo hướng tiếp cận văn hóa, người giáo viên phải biết kết hợp với một số hướng tiếp
cận khác ngoài văn hóa để bài giảng của mình sinh động, sâu sắc hơn và toàn diện hơn,
làm cho học sinh tích cực và hào hứng hơn.
Hướng tiếp cận văn hóa là một nhánh trong hướng tiếp cận lịch sử phát sinh tác
phẩm văn chương. Nó sử dụng kiến thức ngoài văn bản để mã hóa văn bản. Khi dạy tác
phẩm văn học dân gian, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu về thể loại và đặc trưng thể
loại của tác phẩm văn học dân gian.
Ngoài hướng tiếp cận lịch sử phát sinh, giáo viên cũng cần kết hợp với cách tiếp
cận văn bản theo đặc trưng thể loại và tiếp cận đáp ứng. Bởi giá trị văn hóa của đoạn trích
phải từ văn bản, qua văn bản. Vì vậy, khi tổ chức, định hướng cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp
đa chiều của tác phẩm văn học dân gian, giáo viên phải xuất phát từ chính văn bản. Giáo
viên cũng cần chú ý đến hứng thú học tập của học sinh, tìm hiểu những đánh giá, nhận xét,
cảm nhận về tác phẩm văn học dân gian, để từ đó định hướng cho các en cách hiểu, cách
cảm đúng nhất, trúng nhất về tác phẩm.
Sự kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó tiếp cận văn hóa là chủ đạo trong

quá trình tổ chức, định hướng học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian, sẽ khám phá
được vẻ đẹp đa chiều của tác phẩm, đồng thời cũng tạo được hứng thú trong học tập, niềm
yêu thích môn văn, góp phần thay đổi phần nào thực trạng dạy văn hiện nay.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả đề tài là một trong những nội dung rất quan trọng; Bởi hiệu quả
đó có tác dụng làm sáng tỏ tính đúng đắn, khẳng định tính khả thi của những đề xuất trong
đề tài. Việc đánh giá hiệu quả đề tài được tiến hành bằng cách:
1. Thiết kế giáo án thực nghiệm
1.1. Giáo án 1

TẤM CÁM
(Truyện cổ tích )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ,
giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
24


- Những yếu tố văn hoá : văn hoá ứng xử, văn hoá tôn giáo, văn hoá phong tục,..
- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng
được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản tự sự.
- Phân tích một truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại và hướng tiếp cận văn hoá.
- Tích hợp kĩ năng sống :
+ Tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt,

cái thiện, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
+ Giao tiếp trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những quan điểm/ cách đánh giá khác nhau về
kết thúc của câu chuyện.
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, các sách tham khảo và thiết kế bài dạy. Phương
tiện trình chiếu, tranh ảnh, phim, phiếu học tập, bảng phụ,...
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.
- Để quá trình nắm bắt thông tin hiệu quả GV cần yêu cầu HS làm việc tích cực: tự đọc ở nhà
và tóm tắt trước nội dung bài học theo yêu cầu của hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
- Có thể vận dụng thêm phương pháp/ kỉ thuật dạy học tích cực sau đây:
+ Động não: HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến về quan niệm sống của nhân dân thể hiện qua các
tuyến nhân vật trong tác phẩm
+ Sưu tầm, kể chuyện: Sưu tầm các truyên cổ tích và kể lại nội dung, tìm hiểu, phân tích ý
nghĩa của mỗi câu chuyện.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Theo hình thức trắc nghiệm (những kiến thức kiên quan đến phần tiểu
dẫn, chú thích)
3. Bài mới: Dẫn dắt vào bài học mới: truyện cổ tích " Tấm cám"
Nguyễn Khoa Điểm – Nhà thơ của “ Đất nước” đã viết những câu thơ rất xúc động như sau:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
25



×