Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn đổi mới dạy và học môn NGỮ văn từ góc NHÌN văn học là một DẠNG đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.73 KB, 18 trang )

ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HỌC LÀ MỘT DẠNG ĐẠO
______________________
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
M. Gor-ki, nhà văn Nga, đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Câu nói ấy
ngắn gọn nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc về tính giáo dục của văn học trong việc hình
thành nhân cách con người. Văn học có tác dụng to lớn như thế nhưng không khí
dạy và học bộ môn Ngữ văn hiện nay lại đang rất đáng buồn: nhiều học sinh thờ ơ
với văn học. Hậu quả của không khí học văn này là nhiều học sinh bị trầm cảm,
hiện tượng bạo lực học đường tăng lên, đạo đức xã hội xuống cấp… Đây là một
thực tế đau lòng cho “sứ mệnh của văn học” trong việc bồi đắp đạo đức con người.
Và hẳn, mỗi chúng ta đều đã từng nghe đến cụm từ “đạo văn” (nghĩa là chép
trộm văn của người khác, một hành vi xấu không chỉ xảy ra ở học sinh mà còn ở cả
những người đã lớn tuổi), mà ít ai chú ý đến “văn học là một dạng đạo” (nghĩa là
để có được văn học phải trải qua tu luyện mới thành). Cứ hình dung khi chúng ta
đứng gần một cây thì chỉ nhìn thấy cây ấy; nhưng khi lùi xa ra khỏi tầm khuất của
cây ấy, chúng ta lại có thể nhìn thấy cả cánh rừng. Mối quan hệ giữa văn và đạo
cũng vậy, nó giúp chúng ta nhìn nhận, giải quyết, đánh giá vấn đề một cách linh
hoạt, lấy ưu điểm của khía cạnh này hỗ trợ cho khía cạnh kia. Đây là một góc nhìn
mới về văn học mà giữa văn và đạo được người viết song chiếu trong mối tương
quan để góp phần phát triển việc dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường cũng
như các đạo đã phát triển trong đời sống xã hội.
Vì thế, hòa vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học nói chung và dạy
và học môn Ngữ văn nói riêng, cùng với việc muốn nhận được sự chia sẻ của đồng
nghiệp, người viết xin được đưa ra những kiến giải về vấn đề “Đổi mới dạy và học
môn Ngữ văn từ góc nhìn văn học là một dạng đạo” cho những bước đầu tập
nghiên cứu của mình. Đây là vấn đề có tính mới, có tính triết lí, lại liên quan đến
nhiều vấn đề khác nên rất mong nhận được sự góp ý của nhiều đồng nghiệp để
người viết hoàn thiện đề tài.
Trang 1



II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
- Người viết đã dựa vào câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong Dương Từ –
Hà Mậu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
để đặt ra vấn đề cho bản thân suy nghĩ và thực hiện. Bởi lẽ người viết hiểu, theo
Nguyễn Đình Chiểu, một trong những nhiệm vụ của thơ văn là chuyên chở đạo lí
đến người đọc. Vì thế, thơ văn đã sẵn có đạo lí. Cho nên, chúng ta khám phá thơ
văn là khám phá cái “đạo” được tác giả kí thác vào trong đó. Mà muốn khám phá
cái “đạo” này, tất yếu, chúng ta phải tìm cách từng bước thâm nhập vào nó.
- Người viết cũng tìm hiểu và quan sát thấy các đạo đều ít nhiều dùng văn
chương để thể hiện đạo của mình, như:
+ Các nhà nho dùng thơ văn để nói về đạo của mình: thơ nói chí hướng của
nho gia (“thi dĩ ngôn chí”), văn chuyên chở đạo lí của đạo nho (“văn dĩ tải đạo”).
Chẳng hạn, Nguyễn Công Trứ đã từng viết:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây;
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…”
(“Chí làm trai”)
+ Các nhà sư cũng sáng tác nhiều thơ văn để nói lên cái tâm của nhà Phật
như Mãn Giác thiền sư, Không Lộ thiền sư, Pháp Thuận thiền sư,… Ví như, Mãn
Giác thiền sư đã từng thổ lộ:
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.”
(“Cáo bệnh, bảo mọi người”)
+ Các nhà Đạo giáo mà đặc biệt là những người say mê tư tưởng Lão –
Trang cũng thường hay dùng thơ văn để phản ánh tâm thế “vô vi” của mình. Chẳng

hạn, Pháp Thuận – một nhà sư – nhưng đã đi sâu vào cái tâm thế “vô vi” ấy khi
viết:
Trang 2


“Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.”
(“Vận nước”)
- Mặt khác, người viết cũng nhận thấy văn học là môn học dạy tư tưởng đạo lí
cho con người, gần nhất với khái niệm “học văn hóa” của nhà trường hiện nay.
Chính mối quan hệ mật thiết giữa khái niệm và môn học này đã thôi thúc người
viết không ngừng suy nghĩ về “đạo” trong văn học, để từ đó tìm cách phát triển nó
đúng với yêu cầu trọng tâm và để nó xứng đáng là môn học trung tâm như khái
niệm quen gọi của các trường học ngày nay.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Cách hiểu “đạo” để trở thành người “mộ đạo”
- Để làm rõ nội dung của đề tài “Đổi mới dạy và học môn Ngữ văn từ góc
nhìn văn học là một dạng đạo”, trước hết, chúng ta nên hiểu rõ khái niệm “đạo” và
các khái niệm có liên quan đến đạo như “ngộ đạo”, “mộ đạo”,…
+ “Đạo” có nhiều từ đồng âm. Trong bài viết này, người viết muốn nhằm đi
tìm hiểu khái niệm của từ đạo có hình dạng (道), phiên âm (dǎo). Từ đạo này cũng
có nhiều nét nghĩa như: (1) Đường lối nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ
gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội như đạo làm người, đạo vợ chồng, ăn ở
cho phải đạo, có thực mới vực được đạo; (2) Nội dung học thuật của một học
thuyết được tôn sùng ngày xưa như tìm thầy học đạo, học đạo thánh hiền; (3) Tổ
chức tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa,… (theo nhóm tác giả Hoàng Phê, Từ
điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004, trang 289, 290).
+ “Ngộ đạo”: biết, trong lòng hiểu thấu về đạo (theo Thiều Chửu, Hán Việt
tự điển, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002, trang 204).
+ “Mộ đạo”: tin và một lòng theo đạo (theo nhóm tác giả Hoàng Phê, Từ

điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004, trang 639).
- Như đã trình bày ở trên, dù “đạo” là “đường lối nguyên tắc” hay “nội dung
học thuật của một học thuyết” hay “tổ chức tôn giáo”,… thì cũng đều được phản
ánh vào văn học. Nội dung của văn học ít nhiều cũng đã hàm chứa “đạo” trong nó.
Vì thế, có thể xem văn học là một dạng “đạo” và việc học văn là học “đạo” bởi tìm
Trang 3


hiểu, cảm nhận, khám phá nội dung văn học là tìm hiểu, cảm nhận, khám phá
“đạo” đã được phản ánh vào trong các tác phẩm văn chương.
- Nếu đã chấp nhận văn học là một dạng “đạo” và học văn là học “đạo” thì
chúng ta cần phải có cách tiếp nhận văn học như một tín đồ “ngộ đạo”. Và trừu
xuất sự cuồng tín như một số người ở các tôn giáo thì chỉ khi nào hiểu đạo, ngộ
đạo mới nói đến chuyện “mộ đạo”; chỉ khi nào biết văn học, hiểu văn học mới nói
đến chuyện yêu thích và say mê văn học. Và để cái đạo giữa đời này ngày một phát
triển, thiết nghĩ, chúng ta cần thực hiện từng bước một mà trước hết là những bước
quan trọng như đấu tranh để gạt bỏ những quan niệm lệch lạc và những hiểu biết
chưa chính xác về văn học, sau đó là chú ý vào ba yếu tố chính để cải thiện việc
dạy và học văn học,…
2.2. Đấu tranh để gạt bỏ những quan niệm lệch lạc và những hiểu biết
chưa chính xác về văn học
2.2.1. Đấu tranh để gạt bỏ những quan niệm lệch lạc về văn học
- Ý niệm, quan niệm hình thành động cơ và động cơ quyết định đến hành
động của con người. Quan niệm nhiều khi tạo thành định kiến, ăn sâu vào suy nghĩ
của nhiều người khiến người ta khó bỏ. Nếu ai đó có quan niệm lệch lạc về văn
học thì chắc hẳn rằng con người đó sẽ không có động cơ tốt trong học văn và tất
nhiên con người đó sẽ học văn theo những suy nghĩ lệch lạc của mình.
- Bởi thế, cho nên để việc dạy và học môn văn được tốt, được đi vào “chính
đạo” thì chúng ta cần phải lên tiếng đấu tranh để gạt bỏ những quan niệm lệch lạc
về văn học như sau:

+ Thứ nhất là đấu tranh để gạt bỏ quan niệm “Văn chương chỉ là chuyện nói
suông, ít có tính ứng dụng trong cuộc sống nên không cần thiết phải chú trọng vào
việc học văn”.
Khi nghe được suy nghĩ cất thành lời này của ai đó, chúng ta nên xóa tan cái
thành lũy đó ngay khi nó mới đặt xây những viên gạch đầu tiên. Và chỉ cho họ thấy
rằng văn học có tính ứng dụng nhiều trong cuộc sống hơn bất cứ lĩnh vực khoa học
nào. Từ việc nhỏ đến việc lớn điều ít nhiều cần đến kiến thức văn học hỗ trợ. Việc
nhỏ như viết một tờ đơn xin phép cho con nghỉ học thì giữa một người biết về văn
và một người mù mờ về văn đã là hai chuyện khác nhau rồi. Việc lớn thì càng
Trang 4


không thể không có kiến thức văn học như làm các luận văn, luận án, đề án của các
nhà nghiên cứu khoa học; ra các văn kiện của các cấp chính quyền từ địa phương
đến trung ương…
Không những thế, lời ăn tiếng nói của ta hằng ngày không phải là tính ứng
dụng của văn học sao? Tại sao cũng truyền đạt một nội dung như thế mà người ta
nói thì được người khác khen còn anh nói thì người khác thấy khó chịu, thậm chí
còn ghét hay dọa đánh anh. Hơn nữa, anh không thấy mọi quan hệ, mọi công việc
đều bắt nguồn từ cách ăn nói của con người. Mà cách ăn nói đó chẳng lẽ lại không
phải từ cách chú trọng đến văn học mà ra hay sao?
Còn nói đến tính ứng dụng phải sinh ra tiền bạc? Thì cứ xem cuộc sống là
thấy rõ, ai am hiểu văn học cũng tạo ra tiền bạc như bất cứ ngành nghề nào. Nghề
dẫn chương trình, nghề môi giới và tiếp thị không phải cũng cần có sự trợ giúp của
văn học mà phát triển, mà trưởng thành hay sao?
+ Thứ hai là đấu tranh để gạt bỏ quan niệm “Ngày nay chúng ta đang xây
dựng kinh tế nên cần chú trọng đến các ngành khoa học ứng dụng còn văn học thì
khi nào chúng ta có kinh tế mạnh chắc chắn nó sẽ phát triển, vì khi đó, người ta sẽ
quan tâm đến mặt tinh thần nhiều hơn”.
Quan niệm trên nghe ra thì có vẻ có lí, nhưng xét cho kĩ thì quan niệm này

đang đưa văn học từ từ, dần dần đi vào quên lãng. Đó là một suy nghĩ vô cùng ấu
trĩ vì văn học là một thứ “cơm” trong cuộc sống, thử hỏi muốn duy trì sự sống liệu
ta có thể trì hoãn bữa cơm của mình được hay không?
Hơn nữa, kinh tế phát triển phải đi đôi với việc phát triển văn hóa, văn học
thì xã hội mới được coi là phát triển ổn định tạo ra sự công bằng, dân chủ, văn
minh. Nếu chỉ chạy theo vật chất mà bỏ qua tinh thần thì xã hội sẽ chỉ toàn những
con người quái ác bởi những suy nghĩ, ứng xử, hành động của họ chỉ có một và
một mục đích mà thôi, đó là lợi ích. Rồi xã hội đó sẽ đi về đâu…
2.2.2. Đấu tranh để gạt bỏ những hiểu biết chưa chính xác về văn học
- Bên cạnh những quan niệm lệch lạc về văn học, những hiểu biết chưa chính
xác về văn học cũng gây cản trở rất lớn cho việc dạy và học văn ngày nay. Vì thế,
mỗi người chúng ta cần đấu tranh để gạt bỏ những hiểu biết chưa chính xác này để
Trang 5


việc dạy và học văn được tốt dần lên, tiến đến cả xã hội coi văn học là một dạng
“đạo” mà ai ai cũng phải “tu luyện” để trở thành những văn nhân lịch sự.
- Cái “đạo” ấy có lớn mạnh được hay không là nhờ một phần chúng ta sửa
những hiểu biết chưa chính xác về văn học cho những người chưa hiểu biết chính
xác, như:
+ Một là sửa câu cửa miệng “Nhà văn nói láo, nhà báo nói quá”.
Thực tế văn chương không nói láo bao giờ. Nếu có thì là những nhà văn
không chân chính nói láo hay người đọc không “ngộ” ra được cái ẩn ý mà nhà văn
kí thác trong đó mà thôi. Văn chương dùng hình tượng để bộc lộ tình tình cảm, nội
dung tư tưởng; dùng “tảng băng trôi” (Hê-minh-uê) để chuyên chở suy nghĩ, tâm
sự. Vì vậy, nếu người đọc chỉ cảm nhận văn học ở cấp độ trực tiếp, hời hợt thì chỉ
thấy một phần nổi của “tảng băng trôi” ấy còn bảy phần chìm sâu xa kia dường
như không hay biết. Cho nên vô tình, ta đã biến cái công hư cấu, tưởng tượng của
nhà văn thành cái tội oan uổng – tội nói láo – mà không biết rằng dù là thần thoại,
tiểu thuyết hay khoa học viễn tưởng đi chăng nữa thì cũng đều bắt nguồn từ thực tế

và nhu cầu thực tế mà ra. Chẳng hạn, thần thoại “Thần trụ trời” giúp ta hiểu được
con người Việt Nam thời sơ khai quan niệm về trời đất theo cách của họ; tiểu
thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tôn-xtôi giúp ta hiểu được cuộc chiến
tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga với cái giá phải trả cho sự chiến thắng là quá đắt
để người đời sau biết mà trân trọng giá trị của hòa bình; tác phẩm khoa học viễn
tưởng “Tám mươi ngày vòng quanh thế giới” của Giuyn Véc-nơ – nhà văn Pháp –
đã đề cập đến chuyến du hành vào vũ trụ bằng khinh khí cầu trước khi phương tiện
này được con người phát minh trong thực tế…
Như vậy, tác dụng của văn chương là tác dụng gián tiếp với kết quả dài lâu
nên nhiều người không biết có những khám phá khoa học đi vào trang văn huyền
thoại rồi từ trang văn huyền thoại bước ra cuộc sống. Rõ ràng, văn chương không
nói láo mà nói những điều có ích cho con người để con người nhìn lại quá khứ,
biết hiện tại và hi vọng, tin tưởng vào tương lai.
+ Hai là sửa thói quen của những người chê văn học nhưng lại sùng bái
những loại hình nghệ thuật là con đẻ của văn học.
Trang 6


Đó là nhiều người đã tốn cả ngày trời theo dõi các vở kịch, bộ phim,… mà
không biết những ngành nghệ thuật ấy đều lấy cơ sở từ văn học mà ra. Đã đến lúc,
ai đó phải cho những người này thấy họ đang hái ngọn mà bỏ bê gốc. Các vở kịch,
các bộ phim thực ra được xây dựng dựa trên các kịch bản văn học.
Và thực tế, nhiều người đã thừa nhận rằng câu chuyện xem từ kịch, phim dù
có dàn dựng công phu đến mấy thì vẫn không hay bằng câu chuyện đọc từ tác
phẩm văn học. Bởi cái đẹp, cái hay của kịch, phim ít nhiều bị giới hạn trong điều
kiện cụ thể; còn cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học thì dường như không có một
giới hạn nào. Mỗi người đọc có thể tưởng tượng những gì mà mình yêu thích trong
tác phẩm văn học theo cách riêng của mình; thậm chí, mỗi lúc ở mỗi người còn có
những cảm nhận khác nhau. Chẳng hạn, sắc đẹp của Thúy Kiều trong “Truyện
Kiều” trong anh khác trong tôi và có thể khác với cả Nguyễn Du. Lúc trước, tôi chỉ

thấy Thúy Kiều là một mĩ nhân không ai sánh bằng qua ngòi bút của Nguyễn Du:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành”, còn bây giờ tôi lại hiểu thêm Thúy Kiều
đẹp đến mức “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” nên số phận nàng đã bị
thiên nhiên đố kị mà vùi dập tơi bời “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” (hai lần
vào lầu xanh, hai lần làm đầy tớ gái).
Như thế đủ thấy, đỉnh cao của các loại hình nghệ thuật chính là văn học, cả
thế giới sẽ ùa vào bộ não ta khi ta đọc một bài thơ, một truyện ngắn hay một tiểu
thuyết nào đó. Vì thế, song song với việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật
khác, ta không thể bỏ quên đọc văn học. Đó là điều cần thiết trong việc vun xới
cho cái gốc để được hái ngọn lâu dài…
2.2.3. Từ những vấn đề đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng:
- Con người sống thì không thể không nói. Mà văn học lại lấy chất liệu ngôn
từ (lời nói, câu văn) để hình thành. Cho nên con người không thể tùy tiện rẻ rúng
cái mà đã khiến chúng ta trở thành “người” cao quý, chứ không phải chỉ dừng lại ở
kiếp “con” nữa.
- Còn tính ứng dụng của văn học xét cho cùng cũng như luật nhân – quả của
đạo Phật, không giấu mặt mà bày hiện trước mắt chúng ta. Có người không nhìn
thấy và cũng có người cố tình không nhìn thấy chăng?
Trang 7


- Và sự tương đồng ngẫu nhiên nhưng theo một quy luật tất yếu: muốn đạo
phát triển cần phải chú ý vào ba yếu tố chính: người truyền đạo, người theo đạo và
kinh sách; văn học muốn phát triển cũng không thể không chú ý vào người dạy,
người học và sách giáo khoa.
2.3. Chú ý vào ba yếu tố chính để cải thiện việc dạy và học văn học
2.3.1. Chú ý vào người dạy
- Người dạy văn học, như đã nói ở trên, đóng vai trò như người truyền đạo, có
ý nghĩa quyết định đến sự hưng vong của môn học mà mình đang dạy. Vai trò của
người dạy văn học cũng giống như chủ tướng trên chiến trận, như người lãnh đạo

cao cấp của một quốc gia. Cho nên người dạy không thể không ý thức vào cả tư
tưởng lẫn hành động của mình khi đã chấp nhận chọn nghề dạy văn.
- Muốn dạy văn tốt, giáo viên cần chú ý vào những vấn đề sau:
+ Trước hết, thầy cô giáo phải là người toàn tâm toàn ý vào môn dạy của
mình. Vì khi và chỉ khi yêu môn dạy đó thì mình mới tìm cách dạy tốt hơn. Và
cũng chỉ khi yêu môn dạy đó thì mình mới xua tan được những lời dèm pha về
môn dạy của mình và đả thông những ý nghĩ, quan niệm không tốt của người khác
(học sinh, phụ huynh học sinh,…) về môn học mà mình đang dạy. Thử nghĩ, một
giáo viên Ngữ văn mà lúc nào cũng mặc cảm, tự ti rằng môn của mình không được
học sinh ưa chuộng như các môn khoa học tự nhiên thì làm sao khiến cho người
khác nể mình, nếu không muốn nói là họ khinh, họ ghét mình nữa là khác. Lại thử
nghĩ, một người giáo viên Ngữ văn mà khi nghe người khác – bằng những quan
niệm lệch lạc và những hiểu biết chưa chính xác – coi khinh môn dạy của mình lại
lặng lẽ chấp nhận, thậm chí còn hùa vào làm trò cười thì làm sao còn tâm chí đâu
dạy những điều hay lẽ phải cho học sinh từ môn mà mình dạy nữa.
Bởi thế cho nên, người chủ tướng là tư tưởng phải vững vàng, kiên định để
tạo khí thế cho cả ba quân. Người truyền đạo phải tin yêu cái đạo của mình để vỗ
về người theo đạo. Thầy cô giáo Ngữ văn phải là linh hồn dẫn dắt các em học sinh
đi vào thế giới rộng lớn trong các tác phẩm văn học.
+ Thứ hai, sau khi ý thức về tư tưởng, người dạy phải ý thức ngay vào hành
động, bởi chỉ có hành động thì tư tưởng mới thấu suốt, mới tạo được nhiệt huyết
cho mình và niềm tin cho người khác. Hành động đầu tiên là người dạy phải nắm
Trang 8


vững nội dung kiến thức mà mình truyền dạy. Mỗi đơn vị kiến thức mình sắp dạy
phải được chuẩn bị kĩ càng để sao cho đúng, cơ bản, gọn nhẹ và dễ hiểu. Nếu bản
thân người dạy còn chưa nắm vững nội dung bài dạy thì làm sao giúp cho người
học tiếp thu kiến thức tốt được, nếu không muốn nói là sơ sài, thậm chí là đi chệch
mục tiêu bài học. Giống như người truyền đạo phải am hiểu thấu đáo về đạo của

mình, người dạy nếu không có con mắt nhìn “thấu sáu cõi” bài dạy thì cũng phải là
người hiểu tỏ tường những nội dung mà mình muốn cung cấp cho học sinh.
Để làm được điều này, người dạy phải “tu luyện”, thậm chí là phải “khổ
luyện” như các nhà tu hành của các đạo. Thầy cô giáo phải thu thập nhiều tài liệu,
đặc biệt là nghiền ngẫm sách giáo khoa để càng ngày càng nâng cao kiến thức cho
mình mà xây dựng một giáo án hợp lí.
Và như câu khẩu hiệu của ngành Giáo dục “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”, thầy có “tu luyện”, “khổ luyện” thì trò mới “tu
luyện”, “khổ luyện” theo, còn “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Cái “đạo” của văn
học là nằm ở đây, nằm ở chính chỗ này.
Hành động tiếp theo là người dạy cần phải đổi mới phương pháp dạy học
Ngữ văn để tạo hứng thú cho từng tiết học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Để tạo hứng thú trong tiết học văn thì giáo viên phải chấp nhận vất vả đi tìm
các phương tiện thiết bị có liên quan đến tiết dạy như tranh ảnh, sơ đồ, dụng cụ
nghe nhìn, đặc biệt là có thể soạn thành giáo án điện tử. Có như thế, học sinh mới
vừa tai nghe lại vừa mắt thấy, vừa được học hành lại vừa được thư giãn,… Đồng
thời, trong tiết dạy này, giáo viên cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi học trò của mình
vừa hiểu bài vừa vui vẻ. Một tiết học như vậy mới đúng ý nghĩa của tiết học văn
bởi vốn dĩ văn học sống mãi trong lòng người đọc không chỉ nhờ chức năng nhận
thức mà còn nhờ chức năng giải trí nữa.
Để tạo hứng thú trong tiết học văn, giáo viên cũng cần tạo cho học sinh
“đồng sáng tạo” với tác giả, như quan điểm của mĩ học tiếp nhận. Thầy cô không
nên bắt các em theo một khuôn mẫu nào cả mà cần khơi nguồn sáng tạo cho các
em. Văn học không có đáp số chung và đáp số cuối cùng nên sự sáng tạo của các
em là thước đo cho một học sinh giỏi văn thực sự. Và sự sáng tạo ấy cũng khác với
các môn khoa học tự nhiên là chủ yếu khơi cho các em phát triển về mặt trí tuệ,
Trang 9


văn học – bên cạnh trí tuệ – còn giúp các em phát triển về tình cảm, tâm hồn.

Nhưng cũng cần hiểu rằng, sáng tạo chứ không phải là suy diễn nên thầy cô giáo
phải là người tổ chức, gợi mở, dẫn dắt học sinh tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút
ra kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa.
Muốn tạo ra sự hứng thú trong giờ học văn cũng nên xem xét đối tượng học
sinh sao cho phù hợp. Văn học cũng như triết học là những đường tròn đồng tâm.
Vì thế yêu cầu về đơn vị kiến thức ở từng ở từng lứa tuổi, từng cấp học, từng lớp
học,… phải làm sao cho vừa sức, tương ứng với đường tròn đồng tâm của lứa tuổi,
của cấp học, lớp học đó. Hơn nữa, cùng lứa tuổi, cấp học, lớp học ấy nhưng có học
sinh tiếp thu yếu, có học sinh lĩnh hội khá, giỏi thì giáo viên cũng cần lựa chọn
cách dạy sao cho phù hợp. Đối với trường hợp nhiều thành phần trong một lớp học
như thế, khi dạy, giáo viên cần xoáy sâu vào những kiến thức cơ bản đã định ra và
trực tiếp mời những em học yếu tham gia xây dựng những kiến thức cơ bản đó để
những em này biết rằng mình cũng trả lời đúng giống như ai. Còn những yêu cầu
cao hơn, giáo viên nên gợi để học sinh khá, giỏi tự sáng tạo, đồng thời kích thích
vào trí tò mò của các em, đặc biệt là những học sinh có sự đam mê về môn học
này. Giáo viên không nên có thái độ không tốt khi các em không trả lời được hoặc
trả lời sai, đặc biệt là ngắt ngang lời các em – kể cả là sửa sai một lỗi nào đó – khi
các em đang phát biểu. Giáo viên cũng không quên những câu tán dương mỗi khi
các em trả lời đúng để khích lệ em đó và những em khác hăng hái phát biểu. Cứ
như thế, ắt hẳn tất cả các em trong lớp học ấy sẽ dần dần ngộ ra “cái đạo” của văn
học và càng ngày càng yêu thích nó hơn.
Một hành động nữa mà người dạy cần quan tâm là việc ra đề và chấm bài
kiểm tra cũng như bài thi sao cho vừa sức với học sinh ở từng lứa tuổi, từng cấp
học, lớp học. Vì trình độ và tâm lí học sinh “học để lấy điểm” là khá phổ biến. Ta
không nên bỏ qua tâm lí này của các em, vì ở một lí do nào đó, tâm lí này cũng
tuân theo một quy luật nhất định như quy luật bão, lũ của thiên nhiên; không chế
ngự được tất yếu ta phải tìm giải pháp sống chung với nó. Đề kiểm tra và đề thi
cần hướng tới là những đơn vị kiến thức cơ bản mà các em đã được học. Bên cạnh
đó cũng cần có những yêu cầu cao hơn với quỹ điểm nhỏ như những “câu thử”
trong đề kiểm tra, đề thi của môn toán học. Đề kiểm tra, đề thi cần rõ ràng để sau

Trang 10


khi các em nộp bài có thể đoán biết một cách tương đối là mình bao nhiêu điểm
như những môn khoa học tự nhiên.
Còn khi chấm bài bài kiểm tra, bài thi, giáo viên Ngữ văn nên cân nhắc kĩ
đáp án và cách chấm bởi nó ảnh hưởng đến tinh thần học văn của học sinh. Đáp án
của văn học là đáp án mà làm sao vừa lòng được người đọc, người nghe nên các ý
vạch ra phải vừa rõ ràng vừa gợi mở, yêu cầu cho điểm 5 phải tương đối đơn giản.
Người chấm không nên chấm điểm nhặt ý, đo gang mà cần nên đọc bài của học
sinh cho điểm chính xác để từ đó học sinh thấy được giá trị sáng tạo của mình
trong bài viết. Người chấm cũng không nên chấm điểm theo thang điểm từ 0 đến
10 mà nên chấm theo thang điểm từ 10 đến 0. Bởi nếu nhìn từ 0 đến 10 thì cái có
sẵn trong bài làm của các em chỉ là con số 0 tròn trĩnh, vượt qua mức 5 đã thấy khó
chứ nói gì đến mức 10; nhưng nếu nhìn từ 10 đến 0 thì ngược lại bài làm của các
em đã có sẵn 10 điểm, thiếu ý nào, mắc lỗi nào thì chỉ bị trừ bớt điểm đi mà thôi.
Làm như thế, người chấm mới thấy được những cố gắng đáng khích lệ của học
sinh, đặc biệt là những em học yếu. Đó cũng là cái “đạo”, cái “tâm” của người giáo
viên tất cả vì học sinh thân yêu.
2.3.2. Chú ý vào người học
- Một là, nếu như người theo đạo bao giờ cũng là tự nguyện vì đã nhận ra
những lợi ích mà đạo mình theo sẽ mang lại cho mình thì người học văn học cũng
cần phải có sự tự giác và nhận thức rõ ràng lợi ích của văn học mang lại. Và để
gieo vào mình niềm tin khi học môn Ngữ văn, người học phải chủ động đánh tan
những quan điểm lệch lạc và những hiểu biết chưa chính xác về văn học. Người
học phải nhận thức được rằng văn học sẽ giúp ta vừa phát triển tư duy vừa phát
triển tình cảm. Khi đã có ý thức như thế thì mọi lời ra tiếng vào của người khác về
văn học cũng không khiến người học bị lung lay mà toàn tâm toàn ý theo đuổi môn
học này, từ chỗ học theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến
chỗ có thiện cảm rồi đam mê nó như người theo đạo bước đầu cảm thấy yêu mến

cái đạo của mình.
- Hai là, để học tốt văn học, bên cạnh phải có tình yêu với văn học, người học
cần chú ý “học phải hỏi”. Mà trước hết người học phải tự hỏi mình, hỏi xem mình
đã biết cái gì, cái gì mình chưa biết; hỏi xem cái gì là trọng tâm của mỗi bài học.
Trang 11


Sau đó, người học lắng nghe bài giảng của thầy, cô giáo để lần lượt giải đáp những
thắc mắc của mình, khi cần thiết hỏi thêm thầy cô để hiểu cặn kẽ, hỏi thêm bạn bè
để mở rộng thêm và khắc sâu kiến thức ở bài học đó.
- Ba là, như ông bà ta có câu: “Học đi đôi với hành”, đối với văn học cũng
thế, người học phải thực hành thì mới thấy cái khó và cái hay của môn học này.
Giống như các nhà tu “hành đạo” cũng có khi là hành xác, người học phải ép mình
thì sau này mới có thể có kết quả tốt, như người mới tập đi xe đạp ngã rồi lại đứng
dậy tập tiếp thì sau mới có thể ung dung ngồi và điều khiển xe một cách tự nhiên.
Đã nói là học hành thì nghĩa là cần cả một quá trình lâu dài, người học không nên
hấp tấp, ôm đồm để rồi học cũng không được mà hành cũng không xong.
Đầu tiên là những cái hành nhỏ: đọc sách giáo khoa và gạch chân những chỗ
mà mình cảm thấy yêu thích. Kế tiếp, người học lần lượt trả lời các câu hỏi trong
sách giáo khoa phần Hướng dẫn học bài theo suy nghĩ của mình, càng ngắn gọn
càng tốt. Câu hỏi nào chưa trả lời được, người học tiếp tục đọc lại phần kiến thức
mà sách giáo khoa cung cấp một vài lần nữa và vừa đọc vừa thầm nghĩ đến nội
dung câu hỏi để tìm cách trả lời. Nếu đã cố gắng mà vẫn không được thì người học
đánh dấu để theo dõi bài giảng của thầy cô trên lớp, cần thiết có thể đề cập trực
tiếp câu hỏi đó với thầy cô để có câu trả lời thỏa đáng.
Còn về hành văn thì người học phải thật sự kiên nhẫn vì viết văn ban đầu
thường có tâm lí ngại, không biết bắt đầu như thế nào, rồi viết xong đọc lại thì thấy
nó chẳng ra sao. Thế nhưng không khó để khắc phục tâm lí này nếu người học đã
có những kiến thức nền qua những bài giảng trên lớp và những tìm hiểu của bản
thân mình. Thực tế cho thấy rằng, khó viết văn vì ta không có cái gì để viết chứ có

cái để viết rồi thì việc viết rất đơn giản, cứ viết đúng những gì mình học được. Mà
đã viết được rồi thì thường xuất hiện một nhu cầu tất yếu là muốn viết cho hay.
Cho nên viết đúng, viết hay là cái đích của người hành văn. Và để đạt được cái
đích này, người học cần phải từ từ đặt mình vào khuôn khổ theo “cái đạo” của
người học văn.
Để giúp cho học sinh nhận ra những lợi ích mà tự nguyện học văn như một
người “mộ đạo”, thì một mặt thầy cô giáo dạy Ngữ văn phải tạo được sự hứng thú
trong tiết dạy văn như đã trình bày ở trên; mặt khác Nhà nước nên tổ chức thi Đại
Trang 12


học, Cao đẳng với tất cả các khối bắt buộc phải thi môn văn để học sinh phải chú ý
vào học môn này. Không ít những trường hợp, học sinh rất yêu thích văn học
nhưng vì nghề nghiệp tương lai mà giảm bớt tình yêu mến cho môn học này, chưa
kể nhiều phụ huynh học sinh tác động khiến con em họ phải học những môn học
khác để sau này có nghề, có nghiệp đàng hoàng, tử tế. Đây đã là một thực trạng
đáng đau lòng cho văn học, một môn mà ngày trước là yêu cầu số 1 để kén chọn
nhân tài cho đất nước. Thiết tưởng, dù là khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên thì
cũng cần dùng đến ngôn ngữ tiếng Việt khi đang học tập và làm việc tại Việt Nam.
Vậy, tại làm sao lại không đặt môn văn làm môn bắt buộc cho các khối thi để học
sinh phải rèn luyện từ thời phổ thông mà đợi đến lên Đại học mới bổ sung kiến
thức Ngữ văn bằng môn học “Tiếng Việt thực hành”? Bắt buộc thi môn văn ở các
khối thi Đại học, Cao đẳng thực ra không có ảnh hưởng gì đến chuyên ngành học
của sinh viên sau này, mà ngược lại còn giúp ích rất nhiều như đã trình bày ở trên.
Nếu như “Đề án dạy và học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục – Đào tạo: khó nhưng vẫn
quyết làm” thì vấn đề nhức nhối của môn tiếng mẹ đẻ như hiện nay càng phải
quyết tâm thực hiện hơn. Người viết rất tâm đắc với đề nghị của bác Lương Quang
Thuấn – một giáo viên dạy Vật lí ở Hải Dương – về đổi mới các khối thi Đại học,
Cao đẳng như sau: các khối bắt buộc phải có văn, toán và một môn theo chuyên
ngành. Ví dụ khối A nên có A1, A2,…: A1 thi văn, toán, lý; A2 thi văn, toán, hóa;....

khối B, C cũng nên có B1, B2,… C1, C2,…: B1 thi văn, toán, sinh; B2 thi văn, toán,
hóa;… C1 thi văn, toán, sử; C2 thi văn, toán, địa;…
Đổi mới được các khối thi Đại học, Cao đẳng như trên tất yếu học sinh sẽ tự
giác học văn và còn tìm cách “học hỏi”, “học hành” môn Ngữ văn một cách chăm
chỉ. Và tất nhiên, thước đo học văn là ở sự sáng tạo thì học sinh cũng sẽ chú ý đến
điều này, không chạy theo những bài văn mẫu đối phó đáng ghét mà sẽ ngộ ra, vỡ
ra những điều mình suy nghĩ được, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra
những gì chưa có”…
2.3.3. Chú ý vào sách giáo khoa
- Thứ nhất, nếu chúng ta đã ý thức văn học là một dạng đạo (mà nó đúng là
một dạng của đạo) thì sách giáo khoa cũng phải được xem là “kinh sách” trong quá
trình “truyền đạo” và “học đạo” ấy. Gạt bỏ những hạn chế của sách giáo khoa hiện
Trang 13


hành, chúng ta (cả người dạy và người học) phải thấu suốt những tri thức cần thiết
mà sách giáo khoa cung cấp. Cho nên chúng ta phải nghiền ngẫm sách giáo khoa.
Và việc nâng cao kiến thức qua việc nghiền ngẫm sách giáo khoa là rất quan trọng
vì sách giáo khoa là chỗ gặp gỡ giữa thầy và trò: thầy căn cứ vào đó để gợi mở,
giảng giải; trò căn cứ vào đó để trả lời, để hiểu bài học. Vì thế, kiến thức bài dạy
dựa vào từ sách giáo khoa là tốt hơn cả so với việc theo các giáo án mẫu, giáo án
“thế bản” mà hiện nay nhiều giáo viên hay sử dụng. Bởi khi sử dụng những “thế
bản” này, có thể có chuyện thầy hỏi chỗ này, trò trả lời chỗ kia; thầy đặt ra một vấn
đề mà học sinh không biết căn cứ vào đâu để trình bày, giải đáp.
Người dạy, như đã nói ở trên, phải coi sách giáo khoa là “chính bản” trong
quá trình dạy học. Mà đã coi sách giáo khoa là “chính bản” thì mọi “thế bản” chỉ là
tài liệu tham khảo. Giáo án giảng dạy phải dựa chủ yếu trên nền kiến thức của sách
giáo khoa với các câu hỏi khai thác bài học, các phương pháp truyền đạt phải xuất
phát từ sách giáo khoa mà hình thành. Người dạy nên chỉ cho người học thấy rõ
kiến thức ở từng trang, thậm chí là từng dòng, từng câu trong sách. Và việc gạch

chân vào sách phải được giáo viên nhắc nhở học sinh thường xuyên để các em hình
thành thói quen tốt này…
Người học dựa vào sách giáo khoa để hình thành kiến thức là một vấn đề rất
quan trọng trong việc lĩnh hội bài học. Tìm và gạch chân những dẫn chứng trong
sách giáo khoa để làm sáng tỏ cho kiến thức vừa nêu ra là một thao tác rất cần thiết
đối với người học. Chẳng hạn, ở bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, để hình thành
kiến thức cách sống vội vàng mà Xuân Diệu đặt ra, người học phải tìm và gạch
chân ngay những từ ngữ như “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”…
- Thứ hai, cả người dạy và người học phải chú ý vào tất cả các phần của bài
học trong sách giáo khoa. Không có phần nào của bài học trong sách giáo khoa là
thừa, kể cả là phần chú thích. Vì thế, trước khi đi tìm hiểu và lĩnh hội những đơn vị
kiến thức của bài học, chúng ta phải xem đầy đủ các phần.
Đầu tiên là phần KẾT QUẢ CẦN ĐẠT nằm liền sau nhan đề của bài học.
Phần này thâu tóm mục đích của bài học hướng tới.
Tiếp theo là tìm hiểu phần TIỂU DẪN để có kiến thức cơ bản về tác giả, tác
phẩm mà nhiều thầy cô thường đặt tiêu đề của bài học là TÌM HIỂU CHUNG.
Trang 14


Phần này là kiến thức nền, là ngõ lối để người học tiến vào mở cánh cửa kiến thức
trọng tâm của bài học.
Tiếp đến là phần VĂN BẢN. Phần trọng tâm bài học là ở đây; vì thế cả người
dạy và người học phải đọc đi đọc lại nhiều lần để nghiền ngẫm. Phần ngày có liên
quan rất lớn đến chú thích, đặc biệt là các tác phẩm văn học trung đại, cho nên phải
đọc song chiếu phần này với phần chú thích để hiểu sơ bộ về văn bản.
Tiếp nữa là phần HƯỚNG DẪN HỌC BÀI với hệ thống những câu hỏi giúp
chúng ta đọc – hiểu văn bản trên. Giải đáp được những câu hỏi của phần này là
chúng ta đang mở rộng cánh cửa của sự hiểu biết về bài học. Chúng ta cũng nên
nhớ rằng những câu hỏi của phần này chỉ mang tính gợi mở nên có thể đặt thêm
những câu hỏi mang tính chi tiết hơn để khám phá bài học được sâu hơn. Kết quả

của phần này được thâu tóm trong ghi nhớ của bài học.
Cuối cùng, phần LUYỆN TẬP yêu cầu chúng ta thực hành về bài học. Nhiều
ý tưởng hay, sâu sắc có thể được hình thành từ phần này vì lý thuyết được ứng
dụng trong thực tiễn sẽ nảy sinh nhiều điều mới mẻ, thú vị.
- Thứ ba, sách giáo khoa của các cấp, các lớp học được trình bày theo một hệ
thống nâng cao dần về cấp độ tư duy. Vì thế cả người dạy và người học, bên cạnh
đi vào cụ thể của từng bài học, cần có thao tác tổng hợp những kiến thức liên quan
đến những bài học trước, có thể là cả bài học sau. Chẳng hạn, học bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải đặt bài văn tế này vào
giai đoạn cuối cùng (giai đoạn 4) của thời kì văn học trung đại (bài Khái quát văn
học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) thì mới thấy hết được sự bạc nhược
của giai cấp phong kiến trước vận mệnh tồn – vong của đất nước; mới thấy hết
được ý nghĩa của người anh hùng áo vải, không còn con đường nào khác, phải
đứng lên đánh giặc đuổi thù; và cũng mới thấy hết được lòng thương xót biết
nhường nào của nhà thơ mù nhưng tấm lòng sáng tỏ, dành cho những “con đỏ, dân
đen” đáng tội nghiệp này.
Để hình thành được kiến thức bài học như trên, không có văn bản nào thiết
thực và gần gũi hơn ngoài sách giáo khoa. Sách giáo khoa phải là kim chỉ nam,
phải là dụng cụ thiết yếu để cho cả thầy và trò xuôi con thuyền khám phá vào bến
Trang 15


bờ kiến thức, như các nhà tu hành từng nói: “Có quý kinh sách mới mong sớm
ngày đắc đạo”.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào
dạy học bộ môn Ngữ văn như sau:
+ Người dạy đã được đả thông tư tưởng, cảm thấy tự tin, yêu mến hơn về bộ
môn Ngữ văn mà mình đang giảng dạy.
+ Người dạy đã ý thức hơn vào nghiền ngẫm sách giáo khoa nên đã nắm

chắc hơn những đơn vị kiến thức trong từng bài dạy, linh động trong cách dạy với
từng đối tượng học sinh. Điều này cũng đã giúp người dạy nâng cao được bản lĩnh
của mình trong quá trình đứng lớp.
+ Bên cạnh dạy kiến thức, người dạy đã ý thức giáo dục học sinh tư tưởng
đạo lí trong từng bài học giúp các em thấy được mối quan hệ gần gũi giữa văn học
và cuộc sống, thấy được cái “đạo” rất cần thiết của cuộc đời này.
+ Sau khi người dạy truyền đạt văn học theo tinh thần của một dạng đạo,
nhiều học sinh đã chú ý lắng nghe trong tiết học văn, trong đó có nhiều học sinh có
sự tiến bộ về điểm số và một số học sinh có tình yêu văn học…
- Thống kê tỉ lệ 2 lớp 12 làm căn cứ đối sánh:
* Năm học 2011 – 2012 (Trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài):
Lớp

12A6

12A13

Mức độ

Học kì I
Học kì II
Học kì I
Học kì II
Biết
55,4%
54,6%
60,8%
59,3%
Hiểu
30,1%

31,3%
31,2%
32,6%
Vận dụng
14,5%
14,1%
8,0%
8,1%
* Năm học 2012 – 2013 (Sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài):
Lớp
Mức độ

Học kì I
Biết
54,1%
Hiểu
31,3%
Vận dụng
14,6%
- Từ bảng thống kê trên, ta thấy:

12B7
Học kì II
50,7%
33,2%
16,1%

12B11
Học kì I
52,8%

34,6%
12,6%

Học kì II
47,9%
36,9%
15,2%

Trang 16


+ Sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài, mức độ tư duy văn học của học
sinh đã có sự tiến triển (mức độ hiểu và vận dụng tăng lên) so với trước khi thực
hiện các giải pháp của đề tài. Điều này chứng tỏ các giải pháp của đề tài đã góp
phần nâng cao trình độ học văn của học sinh.
+ Trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài, tỉ lệ học kì I và học kì II ít có
sự biến động; còn sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài, tỉ lệ học kì I và học kì
II có sự biến động khá lớn theo hướng tích cực. Điều này càng cho thấy văn học là
một dạng đạo và dạy học văn cũng như dạy học đạo cần có thời gian để phát triển.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Qua việc thực hiện các giải pháp trên của đề tài vào các bài dạy môn Ngữ
văn, người viết đã rút ra một số những kinh nghiệm sau:
+ Cần tạo hứng cho học sinh trong giờ học qua việc cho các em tiếp cận
những hình ảnh trực quan, âm thanh sinh động để tạo tâm thế cho các em đi vào
bài học.
+ Cần nâng cao dần nhận thức cho các em từ biết, hiểu đến vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống giống như đưa đạo vào đời. Đầu tiên, người dạy nên tập trung
cho các em biết mình đang học cái gì (tên bài học cụ thể). Sau đó, người dạy
hướng dẫn các em đi vào tìm hiểu bài học nói về điều gì. Cuối cùng, người dạy nêu
vấn đề bài học có ý nghĩ gì cho tâm hồn mỗi con người chúng ta hôm nay…

+ Các phương tiện trình chiếu chỉ là trợ giảng, người dạy không nên lạm
dụng các phương tiện này mà đánh mất đi sự cảm nhận và liên tưởng sáng tạo của
mỗi học sinh. Mọi kĩ thuật sẽ không đạt được hiệu quả cao, thậm chí là vô nghĩa lí
nếu như người dạy không có nghệ thuật dẫn dắt các em đi vào khám phá bài học.
- Người viết cũng xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
+ Nên đổi mới sách giáo khoa theo hướng tăng thời lượng cho dạy và học kĩ
năng hơn là dạy và học nhiều kiến thức như hiện nay. Mỗi môn học ở trường phổ
thông là thuộc về lĩnh vực khoa học cơ bản. Mà đã là khoa học cơ bản thì không
nhất thiết phải dạy và học hết những gì thuộc về lĩnh vực khoa học đó, chỉ cần dạy
và học những gì chính, những gì cơ bản. Vì vậy, người viết thiết nghĩ nên giảm
đơn vị bài học trong sách giáo khoa, tăng đơn vị luyện tập để không còn tình trạng
người dạy và người học phải chạy đua với kiến thức phân phối chương trình mà ít
Trang 17


được thực hành thành thục những kĩ năng áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt ở môn
Ngữ văn; bởi lẽ, muốn “ngộ đạo” cũng cần có thời gian “tu luyện”.
+ Để phát triển môn Ngữ văn không chỉ cần hành động của những người
trong cuộc (người dạy và người học) mà còn cần có sự quan tâm xác đáng của
ngành Giáo dục và toàn thể xã hội. Càng nhiều các khối thi Đại học, Cao đẳng liên
quan đến môn Ngữ văn bao nhiêu thì càng làm cho cả thầy và trò chú tâm vào môn
học này nhiều hơn. Cũng giống như “đạo”, văn học sẽ là cầu nối đưa người ta đến
gần với thế giới người hiền, thánh thần; làm xa dần đi cái dung tục, thô bạo của
chốn yêu ma, quỷ quái…
Chung quy, chúng ta không nên bi quan về tình hình phát triển của văn học,
đặc biệt là giáo viên dạy văn. Đây là một suy nghĩ nghiêm túc, không phải suy
nghĩ theo “kiểu AQ”. Vì mình bi quan tức là mình chưa “ngộ đạo” thì lấy gì tinh
thần mà truyền đạo tốt cho người khác. Văn học là một dạng của đạo, theo tôi, hiểu
như thế để thấy rằng ta phải có đức tin vào nó. Có đức tin thì mới có thể “ngộ đạo”
được, và văn học cũng vậy thôi. Mọi người càng chú trọng đến văn học, càng xây

dựng cho cái “đạo” ấy “đẹp” thì sẽ càng sống “tốt đời” hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn 10 Nâng cao tập hai, Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.
2. Từ điển tiếng Việt, nhóm tác giả Hoàng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004.
3. Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002.
4. Đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn, Nguyễn Quang Tuấn – Trường Đại
học Vinh Nghệ An, báo điện tử của báo Khuyến học và Dân Trí, 05-09-2009.
5. Có biện pháp nào để thay đổi thái độ học môn văn?, Lương Quang Thuấn –
Hải Dương, báo điện tử Dân Trí, 29-07-2011.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Kí tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Quang Thêm
Trang 18



×