Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn rèn LUYỆN KHẢ NĂNG cảm THỤ văn học CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.17 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ tên giáo viên: ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG
Tổ: Ngữ văn

Năm học: 2012 – 2013
Trang 1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Hồng Bàng
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Đỗ Thị Hồng Nhung
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:………………………….
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
- Lĩnh vực khác: ............................................
(Ghi rõ tên lĩnh vực)


Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013
Trang 2


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 25/12/1976
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Trường THPT Hồng Bàng
5. Điện thoại: 0979 727 899
6. Fax:

(CQ)/ 0613741284

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó Chủ tịch Công đoàn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Bàng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 12 năm gần đây:
1. Phong cách giảng dạy của giáo viên bộ môn văn- Tiếng việt bậc THPT.
2. Chuyên đề: Một vài suy nghĩ khi phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Tiết dạy nghị luận xã hội.

Trang 3


RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nghề dạy học là nghề cao quý. Người giáo viên một khi chọn nghề dạy học là đã thể hiện
lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn qua mỗi môn được dạy trong nhà
trường. Mỗi môn học thì việc dạy và học có đặc thù riêng của nó. Môn văn cũng không ngoại lệ.
Không giống với bộ môn khác trong nhà trường, môn văn có một đặc trưng riêng, để cảm thụ
được nó người học phải có một khả năng tư duy trừu tượng cao, người học văn không chỉ đơn
thuần nắm được nội dung tác phẩm mà phải rung cảm trước nó, có như vậy mới chiếm lĩnh hết
cái hay, cái đẹp của tác phẩm, mới yêu thích môn văn. Hơn nữa, thực tế theo nhu cầu của cuộc
sống hiện nay đại đa số học sinh rất thờ ơ với môn văn, không hứng thú, học chống đối, chỉ chú
tâm đến các môn tự nhiên do cơn lốc của cơ chế thị trường, học sinh yêu thích văn chương ngày
một ít đi vì theo các em chọn lựa các môn tự nhiên dễ học và cho rằng dễ tìm trường thi, có cơ
hội tìm được việc làm, còn theo văn chương đã ít trường thi lại còn khó xin được việc. Ngoài ra
khối thi D, C các ngành không phong phú bằng khi thi các khối A, B…
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn trong trường THPT và đa số dạy lớp 12, tôi đã từng
giật mình và nhận thấy một thực tế đáng buồn khi học sinh hỏi: “ Cô ơi, học môn ngữ văn để

làm gì ạ? …nghèo lắm cô ơi!”. Hoặc khi chọn các em đi thi học sinh giỏi văn thì một số em từ
chối , thích thi môn khác. Đúng thật, là một giáo viên đã khó với sự nghiệp trồng người mà dạy
văn lại càng khó hơn, bản thân tôi từng trăn trở với bao câu hỏi: làm thế nào để các em yêu thích
môn văn và có niềm đam mê, khao khát học văn?
Để có được điều này, theo tôi là phải rèn luyện cho các em khả năng cảm thụ văn học. Khi các
em thực sự “sống” với tác phẩm thì các em sẽ hiểu và yêu thích môn văn, đó là lí do tôi chọn đề
tài này.
II.

PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu trong diện hẹp:
- Đối tượng: học sinh THPT Hồng Bàng, cụ thể hai lớp 12A1 (lớp chọn khá của
trường) và lớp 12A12 (lớp yếu nhất của trường).
- Kiến thức văn học: các tác phẩm văn học lớp 12 và một số tài liệu tham khảo.

III.

KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
Qua khảo sát thực tế tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của học sinh trong giờ văn
rất hạn chế, hầu hết học sinh chỉ có khả năng tái tạo lại tác phẩm (nội dung tác phẩm),
hầu như không có khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, tự suy nghĩ, vận động nên với những
câu hỏi suy luận rất ít học sinh trả lời được, thường các em dựa vào tài liệu có sẵn, sao
chép… nếu không sao chép thì phần trả lời rất sơ sài, nông cạn.
2. Số liệu cụ thể:
Trang 4


Qua quá trình giảng dạy, kiểm nghiệm khả năng cảm thụ văn học của học sinh trong giờ dạy

văn ở hai lớp: 12A1 (lớp chọn khá của trường) và 12A12 (lớp yếu nhất của trường), khi tôi ra
hai dạng câu hỏi: tái tạo và cảm thụ tác phẩm thì kết quả trả lời của học sinh như sau:
Trả lời
Câu hỏi tái tạo
Câu hỏi cảm thụ
IV.

Đúng

Tương đối đúng

Chưa đạt

A1

A12

A1

A12

A1

A12

30
10

10
01


18
28

20
13

02
12

08
25

NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

Cảm thụ văn học là một kĩ năng quan trọng trong việc học văn, giúp học sinh đi vào
chiều sâu, rộng của nhận thức để đánh giá hoàn chỉnh giá trị của tác phẩm, để làm được điều đó
theo tôi giáo viên dạy ngữ văn cần phải đạt được một số kĩ năng sau:
1/ Giúp học sinh khám phá tác phẩm:
1.1 / Hiểu đúng tác phẩm: vì tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Để làm
được điều này yêu cầu học sinh phải tìm hiểu cuộc đời và những tư tưởng, tình cảm, phong
cách, sở trường của tác giả; đồng thời giáo viên mở rộng thêm kiến thức về tác giả để học
sinh có cách nhìn đúng, chính xác về tác phẩm. Hơn nữa, văn học phản ánh hiện thực nên
cần phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm mới hiểu hết giá trị của tác phẩm. Ngoài ra,
học sinh cũng cần tìm thêm những nhận xét, đánh giá khác để có nhận thức đúng trong việc
cảm thụ tác phẩm của mình.
Ví dụ: Khi tìm hiểu vể tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, ta cần phải biết: Kim Lân là một
cây bút chuyên viết về nông thôn và người nông dân “ một lòng một dạ đi về với đất, với
người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”- đó là phong cách, là sở trường
cho nên ông nới viết “Vợ nhặt” đạt đến như thế, các nhân vật có ngôn ngữ, lối sống, sinh

hoạt… “thuần nông” như thế. Tác phẩm lại viết trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 của
nước ta nên trước măt ta hiện lên cảnh “ tối sầm vì đói khát ấy”.
1.2/ Đọc văn bản: đây là một thao tác không thể thiếu trong giờ đọc văn, vì đọc giúp người học
sẽ tiếp nhận tác phẩm: đọc kĩ cả tác phẩm, đọc lướt, đọc sáng tạo… khi học sinh đọc diễn cảm là
đã nắm bắt được giá trị nội dung tư tưởng, thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác phẩm.
Đồng thời học sinh có thể liên tưởng, tưởng tượng và thâm nhập vào nhân vật, vào tác phẩm, tư
tưởng của nhà văn.
Ví dụ1 : cho học sinh đọc đoạn trích trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ (SGK lớp 12, tập 2), khi trong vai vợ Trương Ba thì ở màn đối thoại đầu vợ Trương
Ba nói với giọng trách móc, đau khổ; nhưng đến màn kết thì nói với giọng trữ tình, đầy yêu
thương khi Trương Ba rời khỏi xác hàng thịt để được là chính mình với những hình ảnh đẹp
trong lòng người thân.
Ví dụ 2: đọc bài thơ “ Sóng”, Xuân Quỳnh (SGK lớp 12, tập 1); ba khổ thơ đầu đọc nhanh,
mạnh, ào ạt như những cơn sóng biển bởi đó là những cơn sóng lòng của người con gái đang
yêu; đến khổ thơ cuối, đọc giọng chậm rãi, chiêm nghiệm cuộc đời.
Trang 5


Vì vậy, việc đọc đúng, diễn cảm sẽ giúp học sinh cảm nhận được những hình tượng trong
tác phẩm, thời đại của tác phẩm, tư tưởng của nhà văn.
1.3/ Tìm hiểu văn bản:
Bên cạnh việc phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản bằng phương pháp thuyết
giảng cũ thì tôi không bàn đến nữa, tuy nhiên việc để học sinh yêu thích và cảm thụ được tác
phẩm thì theo tôi rất cần một số thao tác sau trong quá trình tìm hiểu văn bản:
- Bằng con đường đàm thoại, gợi mở, giáo viên tạo ra cho lớp học một không khí tự do tư tưởng,
tự do bộc lộ nhận thức của mình., giờ học có không khí tâm tình, trao đổi thân mật về những vấn
đề trong cuộc sống do nhà văn nêu lên, mối liên hệ giữa nhà văn, giáo viên, học sinh được hình
thành ngay trong lớp học. Qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên và phản hồi của học sinh
sẽ giúp khả năng cảm thụ của học sinh được phát huy. Những câu hỏi không chỉ thể hiện việc
khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn thể hiện logic kiến thức, tiến trình

lĩnh hội kiến thức và khả năng sáng tạo trong tác phẩm, làm cho học sinh có khả năng suy nghĩ,
tìm tòi, sáng tạo (câu hỏi phải được xây dựng hợp lí từ dễ đến khó).
Ví dụ:
. Em hình dung như thế nào về nhân vật người đàn bà làng chài? (trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu) (Câu hỏi phát hiện thông tin)
. Em có hình dung gì về cuộc sống của Mỵ qua trang viết của Tô Hoài (Vợ chống Aphủ)? (Câu
hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng).
. Vì sao Kim Lân không đặt nhan đề là Cưới vợ mà lại là Vợ nhặt ? ( Câu hỏi hướng dẫn học
sinh thảo luận, phân tích).
. So sánh con đường đến với cách mạng của nhân vật Aphủ (Vợ chồng APhủ, Tô Hoài) với Tnú
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)? (Câu hỏi so sánh).
. Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu, em hiểu gì về cuộc sống của
người phụ nữ làm nghề chài lưới sau năm 1975? (Câu hỏi nâng lên nhận xét khái quát, đánh
giá).
. Qua tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc thông
điệp gì?
Người giáo viên luôn phải xem đặt câu hỏi là một nghệ thuật, câu hỏi cần có sự kết hợp
giữa những lời đề dẫn, gợi mở, khi là tình huống hấp dẫn bất ngờ kích thích sự suy nghĩ tưởng
tượng, sự rung cảm của người tiếp nhận tác phẩm. Với các câu hỏi đưa ra cho học sinh, không
phải câu hỏi nào học sinh cũng dễ trả lời. ở dạng câu hỏi có tính chất suy luận, nâng cao hoặc
cảm thụ văn học, giáo viên cần phải luôn đặt tình huống gợi mở cho học sinh như thế nào để các
em vừa đi đúng trọng tâm kiến thức, vừa đảm bảo được tiến trình giờ dạy, không nặng nề.
- Phân tích tác phẩm nhằm khám phá chiều sâu nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn
học. Việc phân tích tác phẩm làm cho hoạt động nhận thức không dừng lại ở nhận thức cảm tính
mà là nhận thức lí tính.
Để phân tích đi đúng hướng, có chiều sâu, giáo viên cần xác định đúng và bám chắc vào yêu cầu
cần đạt của tiết học, bám vào thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản. Cần đặt tác phẩm vào
hoàn cảnh ra đời, có những so sánh, đối chiếu phù hợp với nội dung và nghệ thuật, giữa những
tác phẩm cùng loại, cùng thời… Hiểu và cảm cùng tác phẩm là yêu cầu cần đạt của giờ giảng
văn.

- Lời giảng bình của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy khả năng cảm thụ tác
phẩm của học sinh. Thực tế cho thấy giáo viên nào bình giỏi thì giờ dạy sẽ gây hứng thú và
mang màu sắc cảm xúc văn học rõ rệt, giờ giảng văn thành công thì không thể thiếu lời bình của
Trang 6


giáo viên, chứng tỏ giáo viên hiểu tác phẩm đến mức nhuần nhuyễn biến thành rung động cảm
xúc, tình cảm chủ quan và gây truyền cảm cho người học.
Ví dụ: Sau câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng (Vợ nhặt, Kim Lân), thị theo Tràng về thật.
Tràng lo lắm… nhưng “Chậc, kệ”. Phải nói là Tràng liều, đang đứng bên bờ vực thẳm của cái
đói mà còn dám đèo bòng . Cái từ ấy đã thể hiện được tình người của Tràng, nếu vị trí như
Tràng thì phải làm sao đây?... “xấu người nhưng đẹp nết”, đúng là “lá rách đùm lá nát”…
2/ Giáo dục kĩ năng sống:
“ Văn học là nhân học”, bản thân nó chứa đựng những nội dung cơ bản của việc giáo dục
kĩ năng sống, giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp, nhận thức về xã hội và
con người; giúp học sinh làm giàu cảm xúc, thẩm mỹ và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt là học
sinh Trung học phổ thông, đối tượng học sinh đã tương đối vững về kiến thức, có hiểu biết và kĩ
năng sống cho bản thân, cơ bản hình thành giá trị về nhân cách. Giáo dục kĩ năng sống qua tác
phẩm văn học giúp học sinh có nhận thức tư tưởng đúng đắn, nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết
sống và phấn đấu không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người và xã hội.
Ví dụ1 :
“ Thông điệp nhân ngày thế giới phóng chống AIDS, 1-12-2003”, Cô- Phi An- nan, giáo dục
học sinh kĩ năng sống:
- Nhận thức được : đại dịch HIV/AIDS là một hiểm họa mang tình toàn cầu nên việc
phòng chống AIDS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của
mỗi người, mỗi quốc gia.
- Thấy rõ sức thuyết phục mạnh mẽ của bản thông điệp, tầm nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng
của tác giả.
- Tự nhận thức về tính chất nóng bỏng của cuộc chiến phòng chống AIDS hiện nay trên
thế giới, từ đó xác định được của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu này.

Ví dụ 2:
“ Tây Tiến”, Quang Dũng, giáo dục học sinh kĩ năng sống:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây
Tiến.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : bút pháp lãng mạn, những sáng
tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
- Tự nhận thức về tình thần yêu nước ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút
ra bài học cho cá nhân.
Ví dụ 3:
“ Việt Bắc”, Tố Hữu, giáo dục học sinh kĩ năng sống:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những
người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính đậm đà không chỉ trong nội dung nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật
của tác phẩm.
- Giao tiếp trình bày, trao đổi về mạch cám xúc của bài thơ về giai điệu, về cảm xúc ở người đi
trong bài thơ.
Ví dụ 4:
“ Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành, giáo dục học sinh kĩ năng sống:
- Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm : sự lựa chọn
con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.
Trang 7


- Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong
hoàn cảnh chiến đấu chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.
- Vận dụng được kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự.
Ví dụ 5:
“ Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, giáo dục học sinh kĩ năng sống:
- Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Thấy được một số đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Môn học ngữ văn có khả năng kì diệu trong việc giáo dục nhân cách con người, không
chỉ cho học sinh những bài học sống, những trải nghiệm, mà môn học còn tự hình thành những
kĩ năng sống rất cần thiết. Từ đó học sinh sẽ yêu thích và hứng thú hơn với những tác phẩm văn
học vì học sinh thực sự được trải nghiệm, tự nhận thức tình cảm, thái độ đúng đắn, hình thành
hành vi, thói quen tốt. Học sinh có kĩ năng ra quyết định, lựa chọn con đường đi đúng đắn trước
ngưỡng của tương lai.
3/ Liên hệ thực tế:
Khi giáo viên truyền thụ kiến thức giáo điều, xa rời thực tế khiến các em không hứng thú
học tập. Vì vậy, phương pháp liên hệ thực tế của giáo viên sẽ giúp học sinh tư duy, nhận thức,
lựa chọn sáng tạo, trau dồi cho mình những tình cảm, đạo đức phù hợp với xã hội mình đang
sống, giúp các em hứng thú, say mê học tập, sẽ góp phần làm nên thành công lớn trong giờ dạy
văn.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải.
Qua việc dạy con của bà Hiền, GV có thể cho học sinh nhận xét về cách dạy con và liên hệ với
gia đình mình.
- Bà Hiền dạy con từ những cái nhỏ nhất: ngồi ăn, cầm bát, cầm đũa, múc canh.. Em có suy nghĩ
như thế nào?
HS tự do phát biểu, GV nhấn mạnh: đây không phải là chuyện nhỏ mà là văn hóa sống, không
được sống tùy tiện, buông tuồng.
- Bà Hiền dạy con phải có lòng tự trọng. Em suy nghĩ như thế nào về lòng tự trọng?
HS tự do phát biểu, GV nhấn mạnh: con người sống phải có lòng tự trọng dù trong bất kì hoàn
cảnh nào, bởi lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ, hèn nhát.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu
GV có thể hỏi:
- Qua cảnh người đàn ông đánh vợ, em có suy nghĩ gì về hành động đó?
HS tự do phát biểu, GV nhấn mạnh: đây là hiện tượng chúng ta có thể gặp trong cuộc sống, con
người không chỉ chịu bạo lực về thể xác mà còn chịu bạo lực về tinh thần, cuộc sống và tính
cách của những đứa con rồi sẽ ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người đàn bà hàng chài?

HS tự do phát biểu, GV nhấn mạnh: tôn vinh, đề cao người phụ nữ, người mẹ Việt Nam.
- Theo em cần làm gì để chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình?
HS tự do phát biểu, GV nhấn mạnh: mọi người, các cơ quan, tổ chức cần phải có trách nhiệm,
cùng tìm ra những biện pháp thiết thực để người phụ nữ được sống bình đẳng, được tôn trọng;
trẻ em được bảo vệ, được sống trong đùm bọc, yêu thương, bình yên.

Trang 8


Học một tác phẩm để học sinh biết suy ngẫm để tự sống tốt hơn, tích lũy thêm những
kinh nghiệm sống là điều rất tốt. Tác phẩm văn chương không thể xa rời cuộc sống, từ đó nâng
cao chất lượng giờ học, học sinh sẽ đam mê học hơn, tự nhiên hiểu bài sâu hơn, không gò ép.
Ngoài việc giúp học sinh khám phá tác phẩm, kết hợp giáo dục kĩ năng sống, liên hệ thực
tế, để tạo hứng thú và học sinh có thể cảm thụ tác phẩm văn học tốt giáo viên cũng cần ứng
dụng công nghệ thông tin, phim, kịch, sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan... tiết học sẽ hứng
thú hơn rất nhiều, học sinh dễ hiểu và nhớ lâu hơn.
V.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua, cùng với việc tham khảo tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm, trong các
tiết dạy tôi đã áp dụng các biện pháp trên để rèn luyện khả năng cảm thụ văn học cho học sinh,
tôi thấy đã có tác dụng rõ, học sinh say mê học văn hơn, giờ dạy nhẹ nhàng không nặng nề.
Kết quả cụ thể cuối năm: khả năng cảm thụ văn học của học sinh trong giờ dạy văn ở hai lớp:
12A1 (lớp chọn khá của trường) và 12A12 (lớp yếu nhất của trường), khi tôi ra hai dạng câu hỏi:
tái tạo và cảm thụ tác phẩm thì kết quả trả lời của học sinh như sau:
Trả lời
Đúng
Tương đối đúng
Chưa đạt
Câu hỏi tái tạo
Câu hỏi cảm thụ


A1

A12

A1

A12

A1

A12

40
34

27
08

08
11

06
18

02
05

05
12


Môn văn là môn khoa học về một ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Môn văn là một
môn khoa học nhân văn không phải là môn khoa học chính xác nên việc rèn luyện năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh là rất khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và tế nhị. Việc học cũng phụ thuộc
vào cảm hứng, tài liệu sách vở của học sinh nên công việc của thầy giáo dạy văn càng khó. Vì
thế đây là một trách nhiệm nặng nề của người thầy dạy văn vì nó có tác dụng nhất định đối với
nhân cách con người tài năng.
Trên đây là những suy nghĩ, tâm tư, những kinh nghiệm nhỏ sau nhiều năm giảng dạy của
cá nhân tôi đã đúc kết được, do cách truyền thụ kiến thức và sự gây hứng thú với bộ môn văn
học của nhiều giáo viên sẽ khác nhau nên chắc chắn tôi sẽ còn những hạn chế riêng của bản
thân. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm
trong việc giảng dạy và đặc biệt là tạo hứng thú, đam mê học văn cho học sinh, tôi luôn mong
rằng qua mỗi giờ dạy của mình sẽ thắp lên trong lòng mỗi học sinh một ước mơ, một suy nghĩ
đẹp.
Xuân Lộc, ngày 30 tháng 03 năm 2013
Người viết

Đỗ Thị Hồng Nhung

Trang 9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT ( Tài liệu dành cho giáo viên)- Bộ
Giáo dục và Đào tạo
2. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sống môn Ngữ văn 12, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2010
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12
4. Một số tài liệu tham khảo khác.


Trang 10


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đơn vị Trường THPT Hồng Bàng

Xuân Lộc , ngày

tháng

năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học cho học sinh THPT
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hồng Nhung, Chức vụ: Phó Chủ tịch Công Đoàn
Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn

- Phương pháp giáo dục




- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 



Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao 

-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Trang 11


Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên
xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào
cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Trang 12

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Đồng Nai
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Đồng Nai thống nhất xếp
loại: ...............
Những người thẩm định
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................................
............................................................

Trang 13



×