Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tế tốt nghiệp tại bệnh viện đa khoa nam tiền hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.69 KB, 27 trang )

Báo thực tế tốt nghiệp
UBND TỈNH THÁI BÌNH
TRƯỜNG CAO ĐẢNG Y TẾ THÁI BÌNH

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 21 tháng 06 năm 2013

BÁO CÁO THỰC TẾ TỐT NGHIỆP

Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình
- Phòng quản lý đào tạo trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình
- Ban lãnh đạo bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải

Họ và Tên
Lớp

:
:Y Sỹ K42C

1


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

MỤC LỤC

TT



Nội dung

Tr
ang

Phần I

Lời mở đầu

Phần II

Giới thiệu về bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải

2.1

Giới thiệu về bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải

2.2

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

Phần III
3.1
3.2
Phần IV
4.1
4.2
Phần V


Hệ thống tổ chức bệnh viện
Hệ thống tổ chức bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải
Hệ thống tổ chức Điều Dưỡng bệnh viện
Kết quả sau khi đi thức tế tại bệnh viện
Đánh giá chung
Kết quả đạt được sau khi đi thức tế tại bệnh viện
Xác nhận của cơ sở thức tập

2


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

PHẦN I
Lời mở đầu
Sau khi kết thúc chương trình học tập lí thuyết và thực hành tại trường.
Được sự phân công của phòng đào tạo theo kế hoạch thực tập, em được phân
công về thực tâp tại bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, các phòng ban của nhà
trường và sự dạy bảo tận tình của các thầy cô trong trường cùng với sự giúp đỡ
của cán bộ bệnh viện đã giúp chúng em hiểu được vị trí, vai trò và tầm quan
trọng của ngành Y trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong các ngành nghề thì ngành Y là nghề cao quý và đáng tự hào bởi
không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết
như nghề Y: Không có nghề nào mà một lỗi lầm hay một thiếu sót rất nhỏ lại
gây lên tác hại to lớn nhất đến sức khỏe và tính mạng con người, đến hạnh phúc
từng gia đình. Nghề Y là một nghề nhân đạo, quan hệ thiết thực đến đời sống,
tương lai giống nòi sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là người bệnh, đó không phải máy móc,
công trình xây dựng mà là “con người”. Một người cụ thể đang ở trong tình
trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, họ cần sự quan tâm, cần được
cứu chữa, giúp đỡ, sức khỏe, sự sống của họ được giao phó cho thầy thuốc. Vì
vậy không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, sự bàn quang và chủ nghĩa hình thức
của người thầy thuốc.
Hơn 2000 năm trước đây, danh y Hải Thượng Lan Ông Lê Hữu Trác, cây
đại thụ của ngành Y đã từng viết về ngành y với tính mạng của con người như
sau: “…sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong tay mình giữ”. Như vậy,
người thầy thuốc có quyền thực sự. Nếu như không có đạo đức thì cái quyền của
người thầy thuốc sẽ gây ra bao nỗi khổ cho con người và nhân loại. Ngược lại
nếu người thầy thuốc có đạo đức thì cái quyền của người thầy thuốc sẽ đem lại
niềm vui, niềm hạnh phúc không những cho bệnh nhân, gia đình họ mà cho toàn
xã hội.

3


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Người xưa quan niệm rằng: Sức khỏe là không có bệnh tật, ngày nay nhận
thức về sức khỏe đã thay đổi. Theo định nghĩa về sức khỏe của tổ chức y tế thế
giới (WHO) “sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội,
sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật”. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe không
chỉ là khám bệnh ở bệnh viện mà còn là chăm sóc sức khỏe tại nhà, ngay trong
cộng đồng. Người y sỹ không chỉ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mà còn phải
chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Cũng như mọi người dân sống khỏe mạnh,
sống vui, sống có ích cho xã hội.

Được đứng trong hàng ngũ của ngành Y, em luôn xác định được vị trí, vai
trò, tầm quan trọng của người y sỹ là cố luôn cố gắng phấn đấu trau dồi về đạo
đức, kỹ thuật nghiệp vụ cách mạng, rèn luyện kỹ năng chăm sóc người bệnh để
góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để trở
thành người y sỹ giỏi, phục vụ nhân dân được tốt thì trước hết người y sỹ phải
có lòng say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, lý thuyết phải tinh
thông, tay nghề phải thành thạo, luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người
cán bộ y tế, giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những cơn bệnh hiểm nghèo, nhanh
chóng khỏi bệnh để trở về với cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Chính vì vậy, mà từ muôn đời nay nghề Y luôn được đề cao. Người làm
nghề Y tế không ngừng rèn luyện, nâng cao ý thức y đức, để đáp ứng nhiệm vụ
cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân.
Qua thời gian thực tế tốt nghiệp em đã trực tiếp tiếp xúc với khám, chẩn
đoán, kê đơn, điều trị của người bệnh. Đây là một kì thực tế khó khăn, thách
thức với em. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng là một lần khẳng
định lại những kiến thức mà em đã được học tại trường trong thời gian qua giúp
em củng cố lại những kiến thức đã học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp, đạt được tốt các chỉ tiêu đề ra cũng như phong cách làm việc của người
cán bộ y tế nhằm phấn đấu phục vụ tốt cho nhân dân.
Bản báo cáo tốt nghiệp chính là bản báo cáo lại kết quả học tập, sự tiếp
thu kiến thức trong những năm tháng học tập tại trường. Nhờ sự quan tâm trau
dồi kiến thức của thầy cô và đặc biệt hơn là sự giúp đỡ của các y bác sỹ tại bệnh
viện Đa khoa Nam Tiền Hải đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức
đã học của mình trong thời gian thực tế.

4


Báo thực tế tốt nghiệp


Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Em mong được sự chỉ đạo, giúp đõ của thầy cô, Ban giám đốc bệnh viện,
Phòng kế hoạch tổng hợp và các khoa hướng dẫn, đóng góp, bổ sung cho em để
bản thu hoạch được hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.
Bản báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót vì thời gian
thực tập có hạn nên em rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô cùng toàn
Ban giám đốc bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải.
Em xin chân thành cảm ơn ./.

Thái Bình, ngày 21 tháng 6 năm 2013
Học sinh thực tập

5


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

PHẦN II
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN
2.1 : GIỚI THIỀU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TIỀN HẢI
Tên đơn vị : Bện viện Đa Khoa Nam Tiền Hải
Tên giám đốc : BS CKI Vũ Xuân Thủy
Địa chỉ : Xã Nam Trung, Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Điện thoại : 0363883017
Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải thuộc sở y tế Thái Bình quản lý nằm ở
xã Nam Trung huyện Tiền Hải cách thành phố Thái Bình 35km.
Huyện Tiền Hải với nhiều xã dân số đông. Địa bàn dân cư rộng lớn: gồm

35 xã, thị trấn với dân số đông, mật độ dân số gần 1100người/km 2. Bệnh viện đa
khoa Nam Tiền Hải có nhiệm vụ khám và điều trị cho 11 xã khu nam và xã Tây
Tiến (thuộc khu tây của huyện).
Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải được thành lập ngày 20/06/2007 trên cơ
sở trước đây là phân viện của trung tâm y tế huyện Tiền Hải. Với cơ sở vật chất
đó, viện đa khoa Nam Tiền Hải không ngừng phát triển về quy mô lẫn chất
lượng phục vụ. Cơ sở hạ tầng tương đối khang trang : Gồm 2 dãy nhà 2 tầng, 2
dãy nhà 3 tầng. Xây dựng nhà cho một số khoa như: Chống nhiễm khuẩn, dinh
dưỡng, xây dựng khi xử lý rác thải. Trang thiết bị của viện tương đối đầy đủ và
hiện đại: 02 máy siêu âm, 01 máy x quang, 01 máy nội soi tai mũi họng, 02 máy
điện tim...
Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
nhân dân.

2.2 VỊ TRÍ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN
2.2.1 Cấp cứu-Khám bệnh-Chữa bệnh

6


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

- Bệnh viện tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc
từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú
hoặc ngoại trú.
- Tố chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật trong tỉnh và thành phố

trực thuộc Trưng Ương và các ngành.
- Tổ chức giám định sức khỏe, giám định pháp y khi hội đồng y khoa tỉnh,
Thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của
bệnh viện.
2.2.2. Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung
học.
-Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
2.2.3. Nghiên cứu khoa học về Y học :
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà
nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với
y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
-Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các
ngành.
-Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
2.2.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lâp kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc
phát triển kỹ thuật chuyên môn.
- Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm
sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố, huyện và các ngành.

7


Báo thực tế tốt nghiệp


Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

2.2. 5.Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện phòng
bệnh.
- Bệnh viện chủ động đến phòng chống suy dinh dưỡng, phòng lây nhiễm
HIV, tiêu chảy cấp, tiêm chủng mở rộng cho phụ nữ mang thai và đặc biệt là
phòng chống dịch cúm H1N4.
- Trong bệnh viện có phân loại rác thải và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải
y tế.
- Bảo hộ cá nhân : Đi găng cho nhân viên y tế, hộ lý có quần áo bảo hộ,
mũ, mác, khẩu trang.
- Đối với bệnh nhân lao, bệnh nhân thương xuyên phải đeo khẩu trang,
được phát cốc đựng đờm.
-Các dụng cụ y tế được hấp sấy tiệt trùng
-Các khoa phòng, nhà vệ sinh đều được quét dọn sạch sẽ để phòng các
dịch bệnh.
2.2.6. Hợp tác kinh tế Y tế.
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện
hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế : Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

8


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình


PHẦN III
HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỆNH VIỆN
3.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TIỀN HẢI
3.1.1 Bộ máy tổ chức và nhân lực
Bệnh viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của sở y tế và UBND huyện Tiền Hải,
mô hình tổ chức của bệnh viện nằm trong mô hình chung của sở y tế, bệnh viện
gồm 12 khoa phòng, 9 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Có khu vực điều trị và
bảo vệ “ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em”. Đội ngũ y tế dự phòng với 3 phòng chức
năng: Phòng kế toán tài vụ, kế toán tổng hợp, phòng tổ chức hành chính.
Sở y tế

Ban giám đốc

Khoan cận
lâm sàng

Hội đồng tư vấn – KHKT
Thuốc và điều trị - Thi đua khen thưởng

Các khoa lâm
sàng

Các khoa
phòng chức
năng

Các đội sự
nghiệp


Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức bệnh viện Nam Tiền Hải

9

Các trạm
y tế xã


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

* Ban giám đốc gồm 3 đồng chí :
- Giám đốc bệnh viện : Bác sĩ CKI : Vũ Xuân Thủy
- Phó giám đốc bệnh viện : BS Lương Văn Hưng và BS Vũ Đức Cảnh
* Các phòng chức năng gồm :
- Kế toán tổng hợp
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế toán tài vụ
- Phòng điều dưỡng trưởng
* Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng gồm :
-Khoa cấp cứu

- Khoa nhi

-Khoa sản

- Khoa đông y

- Khoa nội


- Khoa ngoại

-Khoa cận lâm sàng

- Khoa truyền nhiễm

-Phòng khám
* Về nhân lực bệnh viện có tổng số 80 người :
- Bác sỹ : 15 người
- Dược sỹ : 01 người
- Điều dưỡng đại học : 02 người
- Điều dưỡng cao đẳng : 06 người
- Điều dưỡng trung học : 10 người
- Kỹ thuật viên cao đẳng : 01 người
- Kỹ thuật viên trung học : 05 người
- Cán bộ tổ chức hành chính : 04 người
- Cán bộ kế hoạch tổng hợp : 04 người
- Cán bộ kế toán : 07 người
- Cán bộ lái xe : 01 người

10


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

- Cán bộ hộ lý : 05 người
3.1.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Cở sở vật chất : Bệnh viện nằm trong khuân viên gồm 4 dãy nhà, 1 dãy 3
tầng, 1 dãy 2 tầng, 1 dãy nhà cấp 4, 1 nhà bếp, nhà ăn, trạm biến áp hạ thế, hệ
thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý rác thải.
- Trang thiết bị : đã đầu tư mua sắm một số máy móc trang thiết bị, thực
hiện liên doanh, liên kết đặt máy và huy động sự đóng góp của cán bộ viên chức
để mua máy phục vụ các hoạt động khám chữa bệnh.
Bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải với đội ngũ y bác sỹ và điều dưỡng có
chuyên môn cao, tay nghề giỏi luôn luôn yêu ngành, yêu nghề với trang thiết bị
hiện đại như : Máy nội soi... đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị
bệnh tạo được niềm tin cho cán bộ và nhân dân huyện Tiền Hải nói riêng và
nhân dân các vùng lân cận nói chung.
3.1.3. Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Giám Đốc bệnh viện
3.1.3.1 Nhiệm vụ
1) Là chủ tài khoản, trực tiệp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh
viện có hiệu quả, kiểm soát việc thu chi theo đúng quy định của nhà Nước.
Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính kế toán để chống thất thu, tham ô,
lãng phí.
2) Căn cứ kế hoạch của ngành và nhiệm vụ của bệnh viện xây dựng kế
hoạch dài hạn về phát triển bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm
để trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện.
3) Thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho bênh viện, đặc biết chú
trọng đến công tác cấp cứu và chăm sóc các đối tượng được chính sách ưu đãi,
người nghèo và giáo dục y đức cho các thành viên trong bệnh viện.
4) Quản lý, sử dụng có hiệu quả những thiết bị y tế và tài sản trong bệnh
viện.
5) Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới. Hướng về cộng đồng để
thực hiện công tác CSSKBĐ.
6) Đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới,
hướng dẫn học viện đến thực hành tại bệnh viện.


11


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

7) Làm nghiên cứu khoa học tổng kết rút kinh nghiệm về khám bệnh,
chữa bệnh nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.

8) Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ đối với các thành viên
trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
9) Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao dộng và công tác bảo
hộ lao động.
10) Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi
nguồn lực của bệnh viện theo quy định của nhà nước.
11) Giám đốc bệnh viện hoặc người được giám đốc ủy quyền tham dự
họp hội đồng người bệnh hằng tháng.
12) Định kì tổ chức sơ kết, tổng kết để báo cáo theo quy định. Khi có
những vấn đề đặc biệt đột xuất phải báo ngay để xin ý kiến của cấp trên.
13)Giáo dục động viên các thành viên trong bệnh viện thực hiện tốt nhiệm
vụ của bệnh viện.
3.1.3.2 Quyền hạn
1) Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chẩn, kiểm thảo người bệnh tử vong
liên khoa hoặc toàn viện.
2) Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền.
3) Kiểm tra, xem xét, quyết định về thu, chi tài chính
4) Thành lập các hội đồng từ vấn.
5) Đề nghị cấp trên hoặc quyết định theo thẩm quyền về việc đề bạt, khen

thưởng, kỉ luật đối với mọi thành viên trong bệnh viện.
6) Đình chỉ hoạt động của các thành viên trong bệnh viện có hành vi trái
pháp luật, trái quy chế bệnh viện hoặc xét thấy có hại cho sức khỏe của người
bệnh.
7) Khi vắng mặt tại bệnh viện phải ủy quyền cho Phó Giám Đốc.

12


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

8) Không được quyền ra những quyết định trái pháp luật và trái với quy
chế của bệnh viện.
3.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa
3.1.4.1 Nhiệm vụ
1) Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của
khoa để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2) Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt các quy định
về y đức và làm theo lời Bác Hồ : “Lương y phải như từ mẫu”.
3) Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt các nhiệm vụ
của khoa và quy chế bệnh viện.’’
4) Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các
lớp học do giám đốc phân công.
5) Làm nghiên cứu khoa học, sơ kết rút kinh nghiệm công tác chuyên môn
và quản lý.
6) Hướng về công đồng tổ chức, chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham
gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
7) Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật

bệnh viện, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang thiết bị
thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
8) Định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo Giám đốc, những diễn biến
bất thường, đột xuất phải báo ngay.
3.1.4.2 Quyền hạn
1) Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện
2) Chủ trì các buổi hội chẩn, các buôi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên
khoa
3) Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.
4) Chỉ định các phương pháp, chẩn đoán, điều trị sử dụng thuốc, CSSK
toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.

13


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

5) Ký các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng
nhận tình trạng sức khỏe cho người bệnh.
6) Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh
thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khả năng chuyên môn báo cáo giám đốc bệnh
viện về việc đề bạt, đào tạo, nâng lương.
3.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khoa Nội
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa
lâm sàng, trưởng khoa nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
3.1.5.1

Nhiệm vụ


1) Có nhiệm vụ chung của trưởng khoa
2) Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa Nội
3) Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời
những tác dụng phụ, mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời.
4) Sử dụng có hiệu quả các tiểu cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi
kết quả điều trị.
5)Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sử dụng thuốc.
6) Thực hiện đúng quy chế của bệnh viện, theo dõi việc chăm sóc người
bệnh.
3.1.5.2 Quyền hạn
Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
3.1.6 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa Ngoại
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa
lâm sàng, trương khoa ngoại có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
3.1.6.1

Nhiệm vụ

1) Có nhiệm vụ chung của trưởng khoa
2) Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa Ngoại
3) Tổ chức phẫu thuật theo lịch và phẫu thuật cấp cứu theo đúng quy chế
công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức

14


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình


4) Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để đảm bảo an toàn phẫu
thuật
5) Thực hiện đúng các quy chế kỹ thuật bệnh viện phải theo dõi chăm sóc
người bệnh trước trong và sau phẫu thuật.
3.1.6.2 Quyền hạn
1)Có quyền hạn chung của trưởng khoa
2) Có quyền quyết định phẩu thuật
3) Có quyền chỉ định phẫu thuật viên cho từng trường hợp phẫu thuật.
3.2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN
3.2.1 Bộ máy tổ chức và nhân lực
Phòng điều dưỡng chịu sự quản lý chỉ đạo của cấp trên và ban giám đốc
bệnh viện. Phòng điều dưỡng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ điều
dưỡng của bệnh viện. Bệnh viện có 1 phòng điều dưỡng, 9 điều dưỡng trưởng,
các khoa đều có tính năng hoạt động sáng tạo, nhiệt tình với nghề nghiệp. Mô
hình chăm sóc bệnh nhân được thực hiện tại các khoa như sau:

Chi hội điều dưỡng
15

Trưởng/Phó phòng điều
dưỡng


Báo thực tế tốt nghiệp

Điều dưỡng trưởng khoa
nội

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình


Điều dưỡng trưởng khoa
khám

Điều dưỡng trưởng
khoa ngoại

Khoa ngoại
Khoa nội

Khoa khám bệnh
Khoa sản

Khoa nhi-Cấp
cứu

Khoa cận lâm sàng
Ba chuyên khoa

Khoa truyền
nhiễm

Khoa đông y

Khoa xét nghiệm
Mắt

Khoa chẩn đoán
hình ảnh


Răng hàm
mặt

Tai mũi họng

Răng hàm mặt

Tai mũi họng

16


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

3.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của điều dưỡng bệnh viện
3.2.2.1 Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng:
1) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình
giám đốc bệnh viện phê duyệt.
2) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy
định.
3) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm
sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình hội
đồng điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt.
4) Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý
và y công thực hiện đúng các quy đinh, kỹ thuật chuyên môn.
5) Phối hợp các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật
tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát
chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo

quy định.
6) Phối hợp với phòng tổ chức các bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và
y công.
7) Phối hợp với khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác
vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
8) Phối hợp với phòng (trung tâm) đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao
trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công.Tham gia tổ chức,
chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho
điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng.
9)Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
10) Định kì sơ kết, tổng kết và báo caó công tác chăm sóc người bệnh
trong bệnh viện.
11)Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
3.2.3 Nhiêm vụ, quyền hạn của trưởng phòng điều dưỡng

17


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng phòng điều dưỡng bệnh
viện chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện.
3.2.3.1

Nhiệm vụ


1) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng điều dưỡng.
2) Xây dựng kế hoạch của phòng điều dưỡng và công tác diều dưỡng
trong toàn bệnh viện.
3) Hỗ trợ điều dưỡng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng
khoa xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi
triển khai thực hiện;
4) Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc cho
điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công trong bệnh viện để trình giám đốc
bệnh viện phê duyệt;
5) Tổ chức công tác giám sát thực hiện các quy định kỹ thuật của bệnh
viện, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của bệnh viện. Báo
cáo kịp thời cho giám đốc bệnh viện các việt đột xuất có liên quan đến công tác
chăm sóc xảy ra ở các khoa;
6) Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực chăm sóc người bệnh;
7) Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao và
dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật
tư tiêu hao đảm bảo hợp lý và hiệu quả;
8) Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ điều dưỡng của điều dưỡng viên,
hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong bệnh viên.
9) Phối hợp với khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác
vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;
10)

Ủy viên thường trực kiêm thư kí hội đồng người bệnh cấp bệnh

viện
11) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác chăm sóc người bệnh
trong bệnh viện;


18


Báo thực tế tốt nghiệp
12)

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân

công.
3.2.3.2

Quyền hạn

1) Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và dự giao ban bệnh viện
2) Chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trong khoa của bệnh viện
3) Phối hợp với các khoa, phòng khác đề xuất ý kiến với giám đốc về:
Tuyền dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỉ luật, tăng lương và học tập đối với
điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý.
4) Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng
khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.
5)Đề nghị cấp phát, bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu
đột xuất;
6)Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân
công của giám đốc bệnh viện.
3.2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa
3.2.4.1 Nhiệm vụ
1)
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sốc người bệnh

trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét
nghiệm, chăm sóc của các bác sỹ điều trị;
2)
Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ
sinh viên và hộ lý trong khoa.
3)
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật
bệnh viện, các quy định về về sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời
cho trưởng khoa các việc đột xuất và các diễn biến bất thường của người bệnh
để kịp thời xử lý.
4)
Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị của khoa;
5)
Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài
sản vật tư theo quy định hiện hành

19


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

6)
Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính,
thống kê và báo cáo trong khoa
7)
báo cáo;


Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để

8)

Tham gia thường trực và chăm sóc ngừoi bệnh khi cần thiết

9)

ủy viên thường trực kiêm thư kí hội đồng người bệnh cấp khoa.

10)

Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết

11)

Định kì sơ kết, tổng kết báo cáo công tác điều dưỡng trong khoa.

12)

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa phân công.

3.2.4.2

Quyền hạn

1) Phân công công việc cho điều dưỡng viên và hộ lý trong khoa
2) Giám sát điều dưỡng viên và hộ lý trong khoa thực hiện các quy định
chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng người bệnh, các quy định của khoa và
bệnh viện;

3)Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập
đối với điều dưỡng viên và hộ lý trong khoa.
3.2.5 Chức năng nhiệm vụ của y sỹ đa khoa
3.2.5.1 Chức năng
1) Trực tiếp khám, làm bệnh án, kê đơn, ghi chép đầy đủ thông tin diễn
biến của bệnh nhân và bệnh án theo đúng chế độ
2) Hằng ngày thăm khám, ghi chép, kê đơn thuốc cho bệnh nhân được
phụ trách. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biện của bệnh, đặc biệt là
những bệnh nhân nặng cần có kế hoạch theo dõi riêng, báo cáo kịp thời với bác
sỹ và xin ý kiến chỉ đạo xử lý.
3) Tại khoa hằng ngày cùng bác sỹ đi buồng thực hiện các kỹ thuật, thủ
thuật khám chữa bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân.
4) Đánh giá kết quả sau mỗi đợt thăm khám, điều trị và đề xuất phương án
điều trị tiếp theo.
5) Tổng kết bệnh án, hoàn thiện các thủ tục hành chính chuyên trình duyệt
bác sỹ phê duyệt.
20


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

6)Tham gia thực hiện chế độ giao ban, trực tại khoa theo sự phân công
7)Phối hợp bàn bạc, hướng dẫn, thống nhất với điều dưỡng trong công
việc thực hiện y lệnh chăm sóc người bệnh và vệ sinh buồng bệnh.
8) Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của trưởng khoa
3.2.5.2 Một số nhiệm vụ cụ thể
- Phát hiện triệu chứng và xử lý các bệnh thường gặp
- Phát hiện triệu chứng và xử lý các bệnh thuông thường là nhiệm vụ hết

sức quan trọng của mỗi người thầy thuốc nói chúng, của y sỹ nói riêng. Nếu phát
hiện xử lý đúng và sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ gây biến chứng cho người bệnh.
* Khoa ngoại
VD1: Viêm ruột thừa cấp
+ Triệu chứng: Toàn thân: HC nhiễm trùng, sốt 38 o -38o5, mạch nhanh,
môi khô, lưỡi bẩn, mắt hốc hác.
-Cơ năng: đau âm ỉ, liên tục, khu trú vùng hố chậu phải có khi đau vùng
quanh rốn lan xuống.HCP
Buồn nôn, bí trung đại tiện, có khi ỉa lỏng
HCP đau, ấn điểm Macburney (+). Phản ứng thành bụng hố chậu phải.
Thăm trực tràng âm đạo, ấn ngón tay vào thành bên phải của trực
tràng hay âm đạo bệnh nhân sẽ thấy đau.
+ Xử trí: Cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời, không dùng thuốc giảm
đau không thụt tháo, phẫu thuật ngay.
Giải thích cho bệnh nhân và người nhà củng cố tinh thần cho họ, tạo điều
kiện chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
VD2: Tắc ruột
+) Triệu chứng: Đau bụng từng cơn, đầu đau nhẹ, sau lan khắp lưng
Nôn: tắc càng cao, nôn càng sớm, lúc đầu nôn ra thấy thức
ăn hay dịch tiêu hóa, về sau nôn ra dịch màu đen như phân.

21


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Bí trung đại tiện, bụng trướng, có dấu hiệu rắn bò, sau chướng căng,
tiếng óc ách, thăm trực tràng trống rỗng hoặc có máu theo tay.

+) Xử trí: Tiêm trợ lực, trợ tim, kháng sinh
Đặt sonde không tiêm giảm đau, gửi đi tuyển trên.
*Khoa nội:
VD1: Tăng huyết áp
+) Triệu chứng: đau đầu dữ dội, nhất là vùng đỉnh đầu sau gáy, hai bên
thái dương, mặt bỏ bốc nóng lên mặt từng cơn, bực tức, hay cáu gắt, hồi hộp, ít
ngủ đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, chân tay nóng, chóng
mặt.
+) Xử trí: hạ áp, an thần, lợi tiểu
VD2: Hội chứng dạ dày
+) triệu chứng: đau âm ỉ, rát bỏng vùng thượng vị, nôn sốt, ợ hơi, ợ chua
bụng chướng, ấn tức
+) xử trí: Kháng sinh, giảm tiết a xít, giảm đau, vitamin, bọc niêm mạc dạ
dày-an thần.
* Khoa nhi:
VD1: viêm phổi
+) Triệu chứng: ho thúng thắng, khó thở, khò khè, phổi có ral ẩm, rít,
ngáy to, nhỏ hạt
+) Xử trí: Kháng sinh, men tiêu hóa, Vitamin.
3.2.5.3 Một số chức năng khác ở khoa
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, vận động thực hiện vệ
sinh phòng bệnh, phòng chống dịch.
- Chủ trương của Đàng và Nhà nước ta hiện nay là đưa công tác y tế đến
mọi người dân, mọi gia đình đều có kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
tất cả mọi người trong cộng đồng.
- Tuyên truyền là một việc làm khó nhưng làm được thì lại có hiệu quả
cao, tiết kiệm hơn nhiều so với phương pháp khác. Vì vậy chúng ta luôn đưa

22



Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe lên hàng đầu việc chăm sóc sức
khỏe cho cộng đồng. Vì vậy công tác truyền thông tư vấn phải được thường
xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ,
phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng địa phương, từng đối tượng,
đặc biệt là bệnh nhân bị khuyết tật.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe còn phải lựa chọn những vấn đề cần
quan tâm của người dân theo từng thời kì, từng mùa vụ nên người thầy thuốc
phải lựa chọn vấn đề ưu tiên.
VD như: Mùa đông tuyên truyền cho nhân dân biết cách phòng chống các
bệnh về đường hô hấp, cảm cúm.
+ mùa hè: các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, viêm não
Nhật Bản
-Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng 3 công trình hợp vệ sinh (hố xí,
giếng nước, nhà tắm) thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định của tập thể.
Ăn uống vệ sinh cá nhân, sử dụng bảo vệ nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào các chương trình y tế có mục tiêu
như tiêm chủng mở rộng, phát hiện dịch bệnh, có kế hoạch bao vây, dập dịch kịp
thời. Báo cáo lên cấp trên theo quy chế báo dịch, không để lây lan trên diện
rộng.
-Nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng
B1: Quan sát, lắng nghe, điều tra, thu thập thông tin nắm bắt các vấn đề
sức khỏe.
B2: Bàn bạc, ra quyết định, cùng làm việc với trạm y tế, lãnh đạo và nhân
dân lựa chọn các vấn đề ưu tiên, lập kế hoạch và triển khai hoat động.
B3: Tổ chức thực hiện và tham gia các hoạt động phối hợp với các tổ

chức đoàn thể và nhân dân để cùng thực hiện kế hoạch.
B4: Thông tin và quản lý thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin về
tiến độ thực hiện kế hoạch xử lý những vấn đề phát sinh điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp. Cuối cùng là đánh giá kết quả xem xét và rút ra kinh nghiệm chỉ
đạo.

23


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

Việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe huy động cộng đồng vào tham gia là
rất khó, có thể đạt được kết quả cao nhưng phải có sự tận tâm của người thầy
thuốc. Làm việc một cách khoa học thì sẽ tạo ra nhận thức mới và thay đổi hành
vi sống có lợi cho sức khỏe của nhân dân, ổn định cuộc sống, xã hội.
Rèn luyện thái độ, tác phong của người thầy thuốc trong tương lai nghề Y
là một nghề cao quý và đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi sâu vào con
người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề Y. Nhưng trong đó dù chỉ là một
thiếu sót rất nhỏ cũng có thể gây nên tác hại lớn cho sức khỏe và tính mạng con
người. Hơn nữa nghề Y là một nghề nhân đạo quan hệ thiết thực tới đời sống
sức khỏe và tính mạng con người, giống nòi của mỗi gia đình và của cả một
quốc qia.
Đã tự nguyện vào ngành thì phải:
1)Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
và đồng nghiệp, tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.
2)Khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân luôn có thái độ
niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề,sạch se để tạo niềm tin cho nhân dân.
3)Quan tâm tới bệnh nhân thuộc diện chính sách xã hội.

4)Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp thực hiện tốt mối quan hệ giữa
cán bộ y tế với bệnh nhân, với thầy thuốc, đồng nghiệp, khoa học ,hoc sinh với
cộng đồng xã hội.
5)Bản thân có thiếu sót phải tư nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi
cho đồng nghiệp, rèn luyện tác phong, khẩn chương trong chuẩn đoán, sử trí kịp
thời.
6)Hăng hái tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống dịch
bệnh, sơ cứu tai nạn, thương tích, ốm đau trong cộng đồng.
7)Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh,có văn hóa giữ gìn môi trường
sạch sẽ.
8)Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các cơ chế chuyên môn.

24


Báo thực tế tốt nghiệp

Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Bình

PHẦN IV
KẾT QUẢ SAU KHI ĐI THỰC TẾ TẠI BỆNH
VIỆN
4.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Quan 4 tuần thực tế tại bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải em đã tiếp thu
được nhiều kiến thức, chuyên môn do các y bác sỹ, điều dưỡng tại bệnh viện
trực tiếp chỉ bảo như: kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, kỹ thuật thăm khám lâm
sàng.
Nhìn chung, bệnh viện có cơ sở hạ tầng khang trang và tương đối đầy đủ
trang thiết bị hiện đại, khuôn viên rộng rãi thoáng mát sạch sẽ và vị trí bệnh viện
nằm ở khu trung tâm xã nên rất thuận lợi cho việc thăm khám và điều trị của

nhân dân. Tùy mỗi khoa, phòng thực hiện một nhiệm vụ, đội ngũ y bác sỹ có
trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, nhân viên bệnh viện chu đáo, nhiệt tình, có
tinh thần trách nhiệm cao, sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học trong công tác
khám và điều trị, chăm sóc người bệnh từ khi vào viện tới khi ra viện. Công tác
bảo hiểm y tế được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Việc sử dụng đúng
phân tuyến kỹ thuật đảm bảo chất lượng đầy đủ các thuốc thiết yếu trong việc
điều trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên các trang thiết bị của bệnh viện cần được nâng cao và tiếp tục
phát huy, phát triển và đầu từ đầy đủ, tiện nghi hơn để phục vụ công tác khám,
chữa bệnh cho nhân dân, nâng cao mô hình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
một cách toàn diện, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh.
4.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ĐI THỰC TẾ TẠI BỆNH VIỆN
Qua 4 tuần thực tập tại bệnh viện Đa Khoa Nam Tiền Hải dưới sự hướng
dẫn và giám sát của các cô chú, anh chị trong bệnh viện đã giúp em tự tin và
nâng cao tay nghề mà thời gian thực tế đã giúp em thu được kết quả học tập đã
đề ra theo chỉ tiêu tay nghề và kế hoạch học tập tại các khoa.

25


×