Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

một số phương thức tạo ý nghĩa hàm ẩn trong truyện kiều nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Nguyễn Thị Hương

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
TẠO Ý NGHĨA HÀM ẨN
TRONG TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Nguyễn Thị Hương

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
TẠO Ý NGHĨA HÀM ẨN
TRONG TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THỊ KIỀU PHƯỢNG



Thành phố Hồ Chí Minh, 2012


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 9
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG I........................................................................................................................... 12
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm có liên quan................................................................................... 12
1.2. Khái quát về các phương thức tạo nghĩahàm ẩn ....................................................... 18
1.3. Quan điểm nghiên cứu của luận văn ......................................................................... 23
1.4 Tiểu kết chương .......................................................................................................... 23
CHƯƠNG II ......................................................................................................................... 25
PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA HÀM ẨN ......................................................................... 25
TRONG TRUYỆN KIỀU BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN ............................................ 25
Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ ................................................................................................... 25
2.1. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện Kiều bằng từ đa nghĩa ......................... 25
2.2. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng từ đồng nghĩa ................... 30
2.3. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn bằng từ trái nghĩa trong Truyện Kiều...................... 41
2.4. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn bằng từ đồng âm ...................................................... 46
2.5. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn bằng từ láy ............................................................... 49
2.6. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng từ Hán Việt, từ thuần Việt 57
2.7. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng từ địa phương................... 64
2.8. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng ngữ cố định ....................... 68

2.9. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng hư từ ................................. 72
2.10. Tiểu kết chương ....................................................................................................... 81
CHƯƠNG III ........................................................................................................................ 83
PHƯƠNG THỨC TẠO Ý NGHĨA HÀM ẨN ..................................................................... 83
TRONG TRUYỆN KIỀU BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP ................ 83
TU TỪ TỪ VỰNG ............................................................................................................... 83
3.1. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép so sánh .................... 83
3.2. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép ẩn dụ........................ 87
3.3. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện Kiều bằng phương tiện hoán dụ ......... 94
3.4. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép nhân hóa .................. 97
3.5. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép vật hóa .................... 99
3.6. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép tượng trưng ........... 101
3.7. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn bằng phương thức lặp (điệp ngữ) ......................... 103
3.8. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép thế .......................... 107
3.9 Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép liệt kê ..................... 108
3.10. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng ngoa dụ (phép nói quá) 111
3.11. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép nói giảm, nói tránh112
3.12. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn bằng phép tương phản ......................................... 113
3.13. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép chơi chữ .............. 115
3.14. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong Truyện Kiều bằng phép dẫn ngữ ............... 117
3.15 Tiểu kết chương ...................................................................................................... 122
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 123


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến nghĩa và nghĩa hàm ẩn đã được
các nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu quan tâm. Đó là các nội dung như: định nghĩa; phân
loại ý nghĩa hàm ẩn ; hoặc việc vận dụng ý nghĩa hàm ẩn vào phân tích văn chương,
.... Nhưng có lẽ, các công trình nghiên cứu các phương thức tạo ra nghĩa hàm ẩn

phù hợp cho việc vận dụng vào phân tích một tác phẩm văn học cụ thể là chưa có
nhiều. Vì vậy, trên cơ sở những lí thuyết đã có, người nghiên cứu luận văn mong
muốn tìm ra những phương chung tạo ý nghĩa hàm ẩn trong các tác phẩm văn học,
mà cụ thể ở đây là “Truyện Kiều”.
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm văn học bao giờ cũng bao hàm nhiều tầng
ý nghĩa. Cho nên, ý nghĩa hàm ẩn là một vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu một
tác phẩm văn chương. Tùy theo hướng tiếp cận, tùy theo nhận thức, tùy theo năng
lực phân tích ở những người tiếp nhận khác nhau mà các lớp nghĩa hàm ẩn ấy hiện
ra khác nhau. Mặt khác, trong một văn bản nào đó, người ta cũng nhận thấy rằng, có
một số tầng nghĩa hàm ẩn lại hiện ra giống nhau ở những người tiếp nhận khác nhau.
Như vậy là ở đây có một phương thức chung nào đó giữa quá trình lập mã của người
tạo lập và quá trình giải mã của người tiếp nhận. Đề tài này hướng đến việc tìm ra
những phương thức chung đó.
Một lí do nữa là xuất phát từ xu thế phân tích, tìm hiểu nội dung của các tác
phẩm văn học thường phải dựa trên trên cơ sở lí luận ngôn ngữ. Xu hướng này đã tồn
tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ lâu. Nhưng ở Việt Nam những công trình
nghiên cứu văn học bằng ngôn ngữ học thì có lẽ chưa nhiều và chưa được đa dạng
lắm.
Do đó, với mong muốn việc cảm thụ và phân tích các tác phẩm văn học nói
chung và “Truyện Kiều” nói riêng theo hướng này sẽ gặt hái được thuận lợi hơn,
chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài này mong muốn góp một tiếng nói nhỏ bé vào
trong lĩnh vực này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề ứng dụng các phương thức tạo nghĩa hàm ẩn một cách hệ thống để
phân tích một tác phẩm cụ thể là Truyện Kiều thì có lẽ chưa có công trình nào nghiên


cứu. Tuy nhiên, liên quan đến lí thuyết về ý nghĩa hàm ẩn thì nhiều nhà ngôn ngữ
học trên thế giới và trong nước đã thể hiện trong các công trình về nghĩa học cũng

như dụng học. Thêm vào đó, ở Việt Nam, nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn ngữ
học cũng đã có nhiều học giả quan tâm và có những công trình cụ thể.
Trên thế giới, nhiều nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu về vấn đề nghĩa hàm ẩn
có ảnh hưởng lớn đến các học giả Việt nam như: H. P. Grice, Oswald Ducrot,
Kerbrat Oreechioni… .
H. P. Grice, với lí thuyết hội thoại, đặc biệt là vấn đề nghĩa hàm ẩn mà ông
đưa ra, đã chỉ ra được những tiền đề và được nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan
tâm và đi sâu nghiên cứu.
Người tiếp theo cũng có những nghiên cứu ngữ dụng có liên quan đến vấn đề
nghĩa hàm ẩn là Oswald Ducrot với những phân tích về ý nghĩa hàm ẩn (với tiền giả
định và hàm ngôn) cụ thể.
Một nhà ngôn ngữ khác nữa là Kerbrat Oreechioni cũng có những nghiên cứu
về nghĩa hàm ẩn ở nhiều khía cạnh. Trong đó, tác giả đã đưa ra định nghĩa về tiền
giả định được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm.
Những nhà ngôn ngữ khác tiếp bước nghiên cứu về nghĩa trong đó có nghĩa
hàm ẩn không thể không đề cập đến như: Gillian Brown và George Yule trong công
trình “phân tích diễn ngôn” có đề cập đến qui chiếu, tiền giả định, hàm ý và luận suy.
Dựa trên lí thuyết của các nhà ngôn ngữ học, Givon và Keenan đã phân tích,
làm rõ khái niệm tiền giả định và hàm ý. Sau đó, khẳng định ý nghĩa hàm ẩn là ý
nghĩa ngầm ẩn do người nói suy ra, nó không có mặt trên câu chữ.
Còn George Yule trong công trình “Dụng học – một số dẫn luận nghiên cứu
ngôn ngữ” đã phân tích hai khái niệm tiền giả định và hàm ý trong mối liên hệ với
dẫn ý và cộng tác. Và ông đưa ra kết luận rằng chính người nói chứ không phải là
câu có tiền giả định. Từ đó, ông phân loại tiền giả định thành tiền giả định tồn tại,
tiền giả định thực, tiền giả định từ vựng, tiền giả định cấu trúc, tiền giả định phản
thực. Còn hàm ý được ông đặt trong mối quan hệ với hội thoại. Ông đưa ra các
phương châm hội thoại trước khi tìm các loại hàm ý xảy ra trong hội thoại như hàm ý
dùng chung, hàm ý thang độ, hàm ý qui ước, hàm ý dùng riêng. Công trình của
George Yule nhằm vào nghĩa hàm ẩn ở bình diện dụng học với những ý đồ và suy
luận của người nói người nghe trên cơ sở cộng tác hội thoại.



Ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học đã quan tâm nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn
có thể kể đến là:
Hồ Lê trong công trình “Quy luật ngôn ngữ” đã đề cập đến vấn đề ý nghĩa
hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn. Trong đó, ý nghĩa hàm ẩn được ông
phân loại thành ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống và ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ; ý nghĩa hàm
ẩn hạn chế, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm. Đồng thời, ý nghĩa
hàm ẩn cũng được tác giả phân tích rất kĩ ra thành hàm nghĩa và hàm ý. Ngoài ra,
ông còn nêu lên phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn và đặt chúng
trong những công thức tổng quát. Cũng tác giả này, trong công trình “Tính quy luật
của hệ thống ngôn ngữ liên đối tượng”, đã đề cập đến vấn đề tiền giả định nhưng là
tiền giả định của lời. Theo Hồ Lê, “tiền ý”+ “tiền nghĩa” chính là tiền giả định của
lời. Trong tác phẩm này, ông còn đề cập đến mối quan hệ giữa “hàm nghĩa”, “hàm
ý” và tiền giả định của lời.
Với hai tác phẩm này, Hồ Lê đã đưa ra khá rõ những nét tổng quát cũng như
phân loại được ý nghĩa hàm ẩn . Đồng thời, ông cũng chỉ ra được mối liên hệ của các
cấu trúc con trong ý nghĩa hàm ẩn . Tuy nhiên, nhìn vào hai công trình này ta thấy
tác giả đã đưa ra quá nhiều những thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ mang tính tiết
kiệm nên rất khó theo dõi. Thêm vào đó, ông chưa phân biệt hai cấp độ phát ngôn và
văn bản đối với ý nghĩa hàm ẩn nên nếu ai muốn vận dụng hệ thống khái niệm này
cũng gặp một chút khó khăn.
Tác giả Cao Xuân Hạo trong công trình “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm – ngữ
pháp – ngữ nghĩa” đã đặt ra vấn đề nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn . Theo ông,
nghĩa hàm ẩn nhiều khi còn quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn bởi nó thông báo cho ta
những điều mà không có trên câu chữ. Ông còn đưa ra khái niệm tiền giả định và
hàm ý. Theo tác giả, muốn hiểu được tiền giả định và hàm ý người nghe phải có
những suy diễn khác nhau. Sau đó, ông đi vào phân tích tiền giả định của câu, tiền
giả định của từ và hàm ý của những từ tình thái, hàm ý của một số phụ từ. Ông tán
thành ý kiến của một số tác giả khi chia hàm ý thành hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội

thoại. Và phân tích một số đặc điểm của hàm ngôn dựa trên lí thuyết hội thoại của
H.P. Grice. Những phân tích của Cao Xuân Hạo có một ý nghĩa nhất định đối với
việc tìm hiểu một khái niệm hàm ẩn và vận dụng chúng vào phân tích tiếng Việt.


Cũng tác giả Cao Xuân Hạo, trong công trình “Câu trong Tiếng Việt”, đã đưa
ra vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn, và tiền giả định trong câu..
Một tác giả khác đã viết về nghĩa hàm ẩn dựa trên lí thuyết của H.P Grice,
Oswald Ducrot, Catherine Kerbrat Orecchioni là Hoàng Tuệ. Trong bài viết “Hiển
ngôn và hàm ngôn”, ông đã đưa ra các thuật ngữ hiển ngôn, hàm ngôn, tiền giả định.
Vận dụng cách phân tích của O. Ducrot, ông cho rằng hiển ngôn là nghĩa trên bề mặt
của phát ngôn trong cấu tạo từ vựng và cú pháp của nó. Dựa vào định nghĩa của
Catherine Kerbrat Orecchioni, ông cho rằng tiền giả định là những tiền đề ngầm ẩn
giúp câu nói tồn tại. Còn nghĩa ẩn ý là do tương tác ngữ cảnh tạo ra khi thực hiện câu
nói. Và theo ông, hàm ngôn là do tiền giả định và nghĩa ẩn ý hợp lại mà thành.
Nguyễn Đức Dân có nhiều công trình viết về nghĩa hàm ẩn . Trong công trình
“Ngữ dụng học”, Nguyễn Đức Dân đề cập đến các phương châm hội thoại dựa trên lí
thuyết hội thoại của H.P. Grice. Theo tác giả, khi giao tiếp có trường hợp người ta vi
phạm các phương châm hội thoại này tạo ra ý nghĩa hàm ẩn (ý mà mình không
muốn nói ra trực tiếp). Vì vậy, khai thác các cách vi phạm phương châm hội thoại
cũng là một phương pháp tạo hàm ngôn.
Còn trong cuốn “Giáo trình nhập môn logic hình thức”, Nguyễn Đức Dân
cũng có đề cập một số phương thức tạo hàm ngôn như suy luận, lập luận. Đây là một
vấn đề khá mới và lí thú, nhất là hệ thống lí lẽ theo lẽ thường, một hệ thống lí lẽ quan
trọng trong việc tạo hàm ngôn cũng như hiểu nghĩa sự việc hiển ngôn của văn bản.
Còn trong công trình “Logic Tiếng Việt”, tác giả đã viết về một số những
thuật ngữ liên quan đến nghĩa hàm ẩn khác như: hiển ngôn, đối lập hiển ngôn với
hàm ngôn. Theo ông, hàm ngôn bao gồm tiền giả định và hàm ý. Sau đó, ông phân
chia tiền giả định và hàm ý ra thành những tiểu loại nhỏ hơn. Tiếp theo, tác giả đi
vào phân tích hàm ý của kiểu câu trỏ quan hệ nhân - quả. Theo ông, loại câu này có

hàm ý và người nghe muốn nhận ra được hàm ý trong loại câu này phải thông qua
suy luận.
Những tư tưởng về lí thuyết lập luận còn được thể hiện trong một số bài viết
khác trên báo và tạp chí khác. Trong cuốn, “Ngôn ngữ học: lĩnh vực – khái niệm –
khuynh hướng” của Ủy ban khoa học xã hội, Nguyễn Đức Dân lại có phần viết về
tiền giả định và tiêu điểm. Giữa tiêu điểm và tiền giả định có mối quan hệ với nhau
trong câu hỏi và đáp. Khi tiêu điểm của một câu thay đổi thì tiền giả định của câu


cũng thay đổi, như vậy tạo ra sự mơ hồ về tiền giả định. Theo chúng tôi, tiền giả định
hay sự mơ hồ về tiền giả định đều làm phát sinh hàm ý.
Trong công trình “Đại cương ngôn ngữ học- ngữ dụng học”, Đỗ Hữu Châu đã
đề cập đến ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh. Tác giả cũng dựa trên quan điểm
của H.P Grice để phân loại ý nghĩa hàm ẩn , bản chất của ý nghĩa tường minh và ý
nghĩa hàm ẩn cũng như bản chất các cơ chế suy ý từ ý nghĩa tường minh đến ý nghĩa
hàm ẩn . Theo ông, ý nghĩa hàm ẩn gồm tiền giả định và hàm ngôn. Ông cũng phân
tích mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại chúng.
Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Dụng học Việt ngữ”, có đề
cập một số vấn đề liên quan đến vấn đề nghĩa hàm ẩn như: chiến lược giao tiếp,
nghĩa hàm ngôn và nghĩa hàm ẩn , tiền đề, nguyên tắc hợp tác và hàm ý trong hội
thoại.
Một tác giả khác là Hoàng Phê cũng có những phân tích khá kĩ những vấn đề
liên quan đến vấn đề nghĩa hàm ẩn . Đó là các vấn đề như hàm ngôn, hiển ngôn, tiền
giả định, hàm ý và ngụ ý. Đồng thời, ông cũng phân tích mối quan hệ giữa các thuật
ngữ trên. Bên cạnh đó, ông áp dụng phương pháp “giải toán ngữ nghĩa” để phân tích
những lời nói có hàm ngôn trong tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao.
Mới đây, trong “Ngôn ngữ học đại cương” do Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) viết
cùng Nguyễn Văn Hiệp, các tác giả cũng có một phần hội thoại và nghĩa hàm ẩn đã
bàn về nghĩa hàm ẩn . Trong đó, nghĩa hàm ẩn đã được nghiên cứu trên các khía
cạnh như định nghĩa, phân loại. Các tác giả cũng cho rằng: nghĩa hàm ẩn bao gồm

tiền giả định và hàm ngôn. Trong đó, tiền giả định chia thành tiền giả định bách
khoa và tiền giả định ngôn ngữ. Tiền giả định ngôn ngữ lại được tác giả chia ra thành
tiền giả định tồn tại, tiền giả định từ vựng, tiền giả định cú pháp. Hàm ngôn thì được
chia thành hàm ngôn qui ước và hàm ngôn hội thoại. Vấn đề ý nghĩa hàm ẩn được
trình bày trong công trình này như là một cách nhìn hệ thống giúp cho người đọc
hiểu sơ lược, chứ chưa đưa ra thêm được điểm nào mới về vấn đề này. Điều này
cũng dễ hiểu vì vấn đề nghĩa hàm ẩn đã được khai thác khá kĩ về mặt lí thuyết.
Ngoài ra còn có một số bài của các tác giả Lê Đông, Phạm Văn Tình, Lê Bá
Miên, Trịnh Thanh Trà, Huỳnh Công Hiển, Mai Thị Kiều Phượng... trên các tạp chí
có liên quan đến vấn đề nghĩa hàm ẩn .


Còn vấn đề nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết ngôn ngữ học cũng xuất
hiện từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trên thế giới, nhiều nhà ngữ văn học đã dùng ngôn ngữ học để nghiên cứu
văn học như một hướng nghiên cứu riêng của ngôn ngữ học. Ở phương Tây, có nhiều
nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu khía cạnh văn học của ngôn ngữ. Điển hình là
trường phái Ngữ văn học do Frieddrich August Woft sáng lập từ năm 1777 và cho
đến nay vẫn phát triển rộng rãi trên khắp thế giới.
Ở Việt Nam, nghiên cứu văn học dựa trên cơ sở ngôn ngữ học phải kể đến
những tác giả như: Nguyễn Phan Cảnh, Phan Ngọc, Nguyễn Lai, Đỗ Hữu Châu,
Hoàng Trinh, Mai Thị Kiều Phượng… với những đóng góp cho việc làm ngôn ngữ
theo hướng này.
Riêng nghiên cứu Truyện Kiều trên quan điểm ngôn ngữ học, ta có thể nhắc
đến những tác giả tiêu biểu như: Phan Ngọc, Nguyễn Khắc Bảo, Thế Anh, Đào Duy
Anh, và một số tác giả khác. Đa số tác giả nghiên cứu trên lĩnh vực văn bản học,
khảo cứu và khảo dị. Cũng có những công trình nói chung về thi pháp học như công
trình của Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Phạm Đan Quế,...

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Như ta đã biết, nghĩa hàm ẩn không có sẵn trong câu chữ, mang tính gián
tiếp mà người nghe, người đọc phải vận đến một sự suy luận nào đó mới hiểu
được nó. Muốn suy luận được, người nghe, người đọc phải nắm được một số
những phương thức tạo nghĩa hàm ẩn mà người nói, người tạo lập văn bản dùng.
Những phương thức tạo nghĩa hàm ẩn ấy chính là đối tượng nghiên cứu của luận
văn. Đồng thời, đối tượng này áp dụng trên một khách thể nghiên cứu cụ thể là
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu các phương thức tạo ý
nghĩa hàm ẩn ở bình diện từ vựng ngữ nghĩa và tu từ của từ ngữ được áp dụng
trong “Truyện Kiều”. Còn những phương thức tạo ý nghĩa hàm ẩn thuộc các bình
diện khác thì chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình người viết sử dụng các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:


4.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Phương pháp này được sử dụng để phân tích từ ngữ trong “Truyện Kiều”.

Đây là phương pháp giúp cho việc tìm ra những phương thức tạo nghĩa hàm ẩn cơ
bản nhất của ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”. Nó giúp cho việc chỉ ra được những đặc
trưng riêng, tạo nên các tầng ý nghĩa sâu nhất của phương thức dụng từ, dụng nghĩa
trong “Truyện Kiều”. Phương thức này nhằm làm rõ những vấn đề lí thuyết về đơn vị
từ. Đó là loại đơn vị đã có tác dụng trực tiếp tạo ý nghĩa hàm ẩn trong “Truyện
Kiều”.

4.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ


Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ đặc trưng cơ bản của ngôn

ngữ “Truyện Kiều”. Theo kết quả nghiên cứu, Nguyễn Du có cách dùng từ, đặt câu,
cấu tạo văn bản riêng, với phương thức tạo nghĩa hàm ẩn rất riêng.

4.3 Phương pháp thống kê ngôn ngữ

Chúng tôi sử dụng chính phương pháp này để tìm thấy tần suất xuất hiện của

những từ, những câu được sử dụng với mục đích tạo nên ý nghĩa hàm ẩn trong
“Truyện Kiều”. Từ đó, tìm ra qui luật sắp xếp, sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du
trong “Truyện Kiều” và nhằm tìm ra phương thức tạo nghĩa hàm ẩn của nó.

4.4 Thủ pháp so sánh đối chiếu

Nhằm thấy được những nét tương đồng cũng như đặc trưng riêng mang tính

sáng tạo của các phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du, ở một vài chỗ, luận văn có sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ trong
“Truyện Kiều” với nhau để làm rõ đặc trưng của vấn đề.
Ngoài ra thủ pháp này còn được sử dụng để so sánh một số những phương
thức tạo nghĩa hàm ẩn có trong tác phẩm để tạo ra nét riêng cho “Truyện Kiều”.
Từ việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên đây, luận văn đã xác lập và
minh hoạ một số phương thức tạo ý nghĩa hàm ẩn ngôn ngữ văn học nói chung và
trong “Truyện Kiều” nói riêng.

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn không nhằm đưa ra những vấn đề mới về lí thuyết mà chỉ vận
dụng những kết quả lí thuyết đã sẵn có để tìm ra phương thức tạo ý nghĩa hàm ẩn
của một tác phẩm văn học cụ thể là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đó là lí thuyết

về ý nghĩa hàm ẩn và lí thuyết về quan hệ giữa ngôn ngữ - văn học.


Bằng cách ứng dụng những lí thuyết này, luận văn cố gắng tìm ra những
phương thức tạo nghĩa hàm ẩn cụ thể trong truyện Kiều.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 4 chương.
Chương I: Những vấn đề chung
Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan làm cơ sở ứng dụng vào phân tích
cụ thể trong thể trong Truyện Kiều.
Chương II: Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện Kiều bằng một số
phương tiện ý nghĩa của thực từ và hư từ tiếng Việt
Trình bày khái niệm từng loại từ rồi thông kê phân tích chúng trong Truyện
Kiều.
Chương III: Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện Kiều bằng một số
phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng tiếng Việt
Chương này trình bày một số phương tiện biện pháp tu từ, phân tích cách tạo
nghĩa hàm ẩn bằng phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt trong Truyện Kiều.


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Nghĩa tường minh

Nhiều nhà nghiên cứu nghĩa học đã tìm hiểu về nghĩa tường minh. Nói như H.

P Grice thì nói một cách hiển ngôn là “nói một điều gì đó”. Theo Catherine Kerbart

– Orchioni thì nói một cách hiển ngôn là “cái người ta nói ra”. Đỗ Hữu Châu cho
rằng: “nghĩa tường minh là nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ mang lại, còn gọi
là hiển ngôn, (ý nghĩa câu chữ của phát ngôn)”. Còn Cao Xuân Hạo gọi nghĩa tường
minh là hiển ngôn và phát biểu rằng: “Mỗi câu nói đều truyền đạt đến người nghe
một thông báo nhất định. Thông báo này gồm hai phần. Phần thứ nhất là những gì
người nghe có thể nhận ra từ nguyên văn (gồm một số nghĩa đen và nghĩa bóng quen
thuộc) của những từ có mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các
từ ấy, đó là nghĩa hiển ngôn của câu nói”. Trong một công trình khác, Cao Xuân
Hạo cùng với Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Tất Tươm đã định
nghĩa rằng “Hiển ngôn là thông báo có thể tiếp nhận ngay ở nghĩa bề mặt của câu
nói”. Ở đây, người tiếp nhận chỉ cần một ngữ cảnh để nắm được những sở chỉ cần
biết trong câu. Không có thêm ý nào ẩn náu trong câu. Đó là một câu chỉ có nghĩa
nguyên văn, một câu chỉ có nghĩa hiển ngôn.
Còn Hoàng Phê cho rằng: “Hiển ngôn là điều được nói ra trực tiếp, cái mà
chúng ta muốn cho người nghe hiểu, không ẩn chứa một điều gì khác sau phát ngôn
đó”.
Theo Nguyễn Thiện Giáp thì “Nghĩa hiển ngôn là cái nghĩa được rút ra từ
nguyên văn (nghĩa đen và nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những
mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy”.
Hồ Lê gọi nghĩa tường minh là nghĩa hiển hiện và ông phát biểu: “Nghĩa hiển
hiện là loại ý nghĩa mà các phương tiện dùng để thể hiện nó đều thể hiện rõ trên bề
mặt cảu phát ngôn”. Chúng có thể được phân tích ra thành hiển nghĩa và hiển ý. Tác
giả cũng đề cập đến việc phân tích hiển ngôn bằng cách dùng phương thức hiển
ngôn. (Phần này chúng tôi xin phân tích kĩ ở ý tiếp theo, mối quan hệ giữa nghĩa
tường minh và nghĩa hàm ẩn ).


Như vậy, mỗi tác giả đưa ra những thuật ngữ khác nhau, những nhận xét khác
nhau về vấn đề này. Nhưng tựu trung lại, hầu hết các tác giả đều cho rằng, nghĩa
tường minh là loại nghĩa hiện rõ trên bề mặt câu chữ, do mối quan hệ ngữ pháp và ý

nghĩa của câu chữ qui định. Đây là loại nghĩa có thể được tiếp nhận trực tiếp không
cần thông qua một thao tác suy ý nào.
Sau khi phân tích những định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học đi trước, chúng
tôi thấy rằng: nghĩa tường minh hiểu một cách đơn giản là những nghĩa do câu chữ
chỉ ra.

1.1.2. Nghĩa hàm ẩn

1.1.2.1. Khái niệm
Như trên đã nói, phát ngôn bao giờ cũng có hai phần nghĩa. Một phần là nghĩa

tường minh như đã trình bày trên. Một phần nghĩa khác không kém phần quan trọng,
thậm chí theo Cao Xuân Hạo nó còn quan trọng hơn cả phần nghĩa tường minh của
nó, là nghĩa hàm ẩn .
Nghĩa hàm ẩn của phát ngôn / câu chính là phần người nói/ người viết không
thể hiện ra trên bề mặt câu chữ. Đó chính là phần nghĩa mà “người nói/người viết
phải dựa vào các thao tác suy ý (dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, qui tắc điều khiển
hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại,...) mà nắm bắt được”
(Đỗ Hữu Châu). Hay đó chính là “những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn
của các từ ngữ trong mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy nhưng vẫn thấu đến
người nghe thông qua thao tác suy diễn” (Cao Xuân Hạo). Cũng theo Cao Xuân Hạo
thì sự suy diễn này được thực hiện hoàn toàn tự nhiên và đồng thời với quá trình hiểu
nghĩa nguyên văn chứ không phải là sau đó. Nói cách khác, nghĩa hàm ẩn hay hàm
ngôn chính là những “ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải
suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngữ cảnh nguyên văn”.
Còn H. P Grice dùng thuật ngữ hàm ý để gọi tên vấn đề này. Theo ông “hàm ý
là điều người nói ngụ ý khác với điều anh ta thực tế nói ra”. Hàm ý có thể được qui
định bởi qui ước của từ, cũng có thể xuất phát từ một số nguyên lí chung trong hội
thoại và một châm ngôn mà người nói tuân theo.
Hoàng Phê lại phát biểu rằng: “Chúng ta nói điều này nhưng lại muốn người

khác từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Điều nói gián
tiếp đó, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn.”


Còn theo Hồ Lê: “Nghĩa hàm ẩn là loại nghĩa mà các phương tiện để thể
hiện nó không thể hiện rõ trên bề mặt của phát ngôn. Chúng có thể nằm xung quanh,
nằm ở bên ngoài phát ngôn (hoàn cảnh nói năng, viết lách) và ở tầng sâu hơn bề mặt
phát ngôn (liên tưởng, tuyến tính,...)”.
Còn Nguyễn Thiện Giáp thì nói rằng nghĩa hàm ẩn “Những ý nghĩa vô hình
không có mặt trong nguyên văn của từ ngữ và trong những mối quan hệ của câu,
nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận”.
Như vậy, các tác giả có ý kiến xung quanh vấn đề nghĩa hàm ẩn đều có sự
nhất quán với nhau về nghĩa hàm ẩn ở những điểm sau:
Nghĩa hàm ẩn là loại nghĩa không có trực tiếp trên bề mặt nguyên văn câu
chữ.
Muốn tìm được nghĩa hàm ẩn người tiếp nhận phát ngôn phải thông qua một
thao tác gọi là thao tác suy ý.
Những nghĩa ẩn bên dưới câu chữ, phải dùng những thao tác suy ý để chỉ ra
tuy không phải là nghĩa tường minh nhưng nghĩa tường minh lại là cơ sở quan trọng
nhất để thực hiện thao tác suy ý.
Muốn suy ý được người tiếp nhận phát ngôn phải thông qua một số phương
thức suy ý nhất định (như thông qua ngữ cảnh, thông qua mối quan hệ giữa những
yếu tố trong hội thoại, ...).
Từ những yếu tố trên, ta có thể hiểu nghĩa hàm ẩn chính là ý nghĩa được
người tiếp nhận suy ra từ những câu chữ tường minh trên cơ sở một phương thức suy
ý nào đó của ngôn ngữ hay dựa vào một ngôn cảnh nào đó.
1.1.2.2. Phân loại nghĩa hàm ẩn
Trong phần này, chúng ta sẽ đi vào phân loại nghĩa hàm ẩn theo cách mà
nhiều nhà ngôn ngữ học đã làm.
Tùy theo quan điểm của từng tác giả, mỗi người có một cách phân loại nghĩa

hàm ẩn khác nhau. Sau đây là một số cách phân chia của những nhà ngôn ngữ học
uy tín trên thế giới, cũng như của Việt Nam.
Cao Xuân Hạo phân nghĩa hàm ẩn thành tiền giả định và hàm ý.
Theo tác giả, tiền giả định của câu nói là điều được giả định là đã có trước khi
nói câu nói đó, vì nếu không có điều này thì sẽ không thể có câu nói đó được (vì câu


sẽ trở nên phi lí hoặc khó hiểu). Tiền giả định của câu nói là một điều gì đó mà khi
nghe câu ấy người nghe phải rút ra như một hệ quả tất nhiên.
Tiền giả định và hàm ý có thể được người nghe suy diễn theo hai hướng khác
nhau:
Tiền giả định là cái diễn ra trước khi nói hoặc đã có sẵn trong khi nói câu nói
ấy.
Ví dụ câu nói giữa hai nhân vật Nam và Thúy trong ví dụ của ông.
Nam: Thủy đi thổi cơm đi!
Thủy: Mẹ về rồi à?
Câu này Thủy đi tìm cái điều kiện tiên quyết để Nam nói ra câu nói ấy và suy
ra được mẹ đã về. Điều kiện tiên quyết cho một câu nói diễn ra, có thể đúng đó chính
là tiền giả định của câu nói.
Hàm ý được suy ra từ câu nói.
Ví dụ với hai nhân vật trên nếu câu nói đổi thành:
Nam: Thủy ơi, mẹ về rồi đấy.
Thủy: Em làm nốt bài toán, rồi em xuống ngay.
Ở câu này thì Thủy dựa vào cái qui ước từ trước “ hễ mẹ đi chợ về thì Thủy
phải xuống thổi cơm” và suy ra được hàm ý của Nam là bảo Thủy đi nấu cơm. Và
Nam cũng hiểu Thủy bảo mình sẽ xuống ngay để làm việc ấy.
Tiền giả định và hàm ý có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu với sự
đóng góp của ngữ cảnh và tình huống, nhưng bên trong câu có những từ mà nghĩa
chứa đựng tiền giả định và hàm ý.
Ví dụ: Nam tưởng Minh giỏi toán. Vị từ tưởng đã bao chứa trong nó một hàm

ý là Minh không giỏi toán.
Trong một công trình khác, Cao Xuân Hạo viết chung với Hoàng Xuân Tâm,
Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm, ông cho rằng “Tiền giả định là cái làm cho người
nghe tiếp nhận một thông báo với điều kiện giả định là tiền đề của câu là có thật, là
đúng. Những tiền đề giả định là đúng trong hiển ngôn được gọi là tiền giả định của
câu. Câu chỉ có đúng hoặc sai khi tiền giả định là đúng. Những tiền giả định được
giả định là đúng trong hiển ngôn gọi là tiền giả định của câu. Câu sẽ vô nghĩa, vô
giá trị, không làm được gì trong chức năng giao tiếp khi tiền giả định của nó là
không có thật, là sai”.


Cũng theo nhóm tác giả này “Tiền giả định không thuộc nội dung của hiển
nghĩa nhưng nó là điều kiện tiên quyết để tiền giả định của câu là đúng hay sai”.
Nếu bị vu oan một điều gì với một tiền giả định ngụy tạo thì phải bác bỏ ngay cái
tiền giả định ngụy tạo ấy, chứ hiển nghĩa của câu không bị bác bỏ.
Còn hàm ý trong công trình này được các tác giả chia ra thành hàm nghĩa và
ẩn ý. Hàm nghĩa là nghĩa ít nhiều còn được suy ra từ chữ nghĩa trong nguyên văn.
Còn ẩn ý là cái ý ẩn đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời. Những ý
này chỉ có thể suy ra trong ngôn cảnh và dễ dàng bị người nói bác bỏ. Thường thì ẩn
ý được nhận thấy trong hội thoại.
Còn Hoàng Tuệ phân hàm ngôn thành nghĩa ẩn ý và tiền giả định. Nghĩa ẩn ý
là những thông tin được chuyển đến bằng một phát ngôn, nhưng sự hiện thực hóa
chúng phải phụ thuộc vào những tình huống cụ thể. Còn tiền giả định bao gồm
những thông tin tuy không nói ra, nhưng một cách tự động được ghi vào phát ngôn,
từ phát ngôn được suy ra.
Trong công trình “Phân tích diễn ngôn” của Gillian Brow và George Yule tiếp
thu cách phân chia, phân tích nghĩa hàm ẩn của Givon chia nghĩa hàm ẩn thành tiền
giả định và hàm ý.
Theo các ông, tiền giả định là của người nói khi đặt trong phân tích diễn ngôn
chứ không phải là của câu hay phát ngôn như khi xét trong quan hệ lôgic. Tiền giả

định là cái “được định nghĩa trên cơ sở các giả định về những điều mà theo người
nói thì người nghe có thể chấp nhận không tranh cãi.”
Còn hàm ý, dựa vào cách phân tích của H. P Grice, hai tác giả này cho rằng
nó “dùng để giải thích điều người nói ngụ ý, đề nghị, hay muốn nói khác với điều
anh ta thực tế nói ra”. Sau đó các ông phân chia hàm ý thành hai loại là hàm ý qui
ước và hàm ý hội thoại.
Hàm ý qui ước được quyết định bởi qui ước của từ.
Hàm ý hội thoại xuất phát từ một số nguyên lí trong hội thoại và một số châm
ngôn mà người nói thường tuân theo.
Đỗ Hữu Châu cũng công nhận việc phân chia nghĩa hàm ẩn thành tiền giả
định và hàm ngôn. Theo ông, tiền giả định là “những hiểu biết được xem là bất tất
phải bàn cãi, bất tất phải đặt thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc
nhiên thừa nhận”. Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn


cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tường minh (ý nghĩa trong câu chữ) cùng với tiền giả định
của nó.
Tiền giả định còn được ông chia thành tiền giả định nghĩa học và tiền giả định
dụng học.
Hàm ngôn cũng được chia thành hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học.
Tác giả còn đưa ra sự khác nhau của tiền giả định với hàm ngôn qua các đặc
điểm như:
Tiền giả định ít phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp còn hàm ngôn phụ thuộc sâu
sắc vào ngữ cảnh giao tiếp. Hàm ngôn còn dựa vào các topos còn tiền giả định không
phụ thuộc vào topos nào cả. Trong một diễn ngôn có sự “chuyển giao” tiền giả định
từ tiền ngôn cho phát ngôn sau, điều này có nghĩa là điều được nói đến trong tiền
ngôn có thể làm tiền giả định cho phát ngôn sau đó.
Tiền giả định luôn được đánh dấu bằng các dấu hiệu ngôn ngữ còn hàm ngôn
không tất yếu phải được đánh dấu bằng các dấu hiệu ngôn ngữ. Xét về lượng thông
tin và tính năng hội thoại thì tiền giả định có lượng thông tin thấp. Nói cách khác, nó

thường không có hiệu quả thông tin. Còn ý nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính
năng động hội thoại cao hơn (có lượng thông tin cao hơn) tiền giả định. Trong phép
thử phản ánh với các dạng phát ngôn tiền giả định, chúng có tính chất kháng phủ
định, tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ hay tính chất
không thể khử bỏ. Còn hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ khẳng
định sang phủ định. Nó cũng không giữ nguyên khi hành vi thay đổi với ý nghĩa
tường minh. Nó cũng có thể bị khử dễ dàng nhờ kết tử đối lập. “Hàm ý thì phản ánh
tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn mà người phát ngôn kí thác vào phát ngôn
nhưng nằm ngoài nghĩa hiển hiện của phát ngôn”
Trình bày qua một số tác giả ta thấy rằng đa số các tác giả đều chia nghĩa hàm
ẩn thành tiền giả định và hàm ý. Quan điểm của luận văn cũng thống nhất như vậy.
Tuy nhiên, đôi khi việc phân định rạch ròi đâu là tiền giả định đâu là hàm ý gây
rườm rà, không cần thiết cho việc phân tích câu chữ trong văn bản văn học. Cho nên,
luận văn thống nhất quan điểm hiểu nghĩa hàm ẩn là những nghĩa vị ẩn bên dưới câu
chữ và không phân loại.


1.1.2.3. Mối quan hệ giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh (nghĩa hiển
ngôn)
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn , như đã nói trên, là hai mặt của nghĩa.
Chính vì thế, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một câu nói có thể suy ra nhiều nghĩa hàm ẩn khác nhau, nhưng nghĩa tường
minh chỉ có một.
Ví dụ: Người vợ đang tắm thì có điện thoại reo. Người chồng gọi:
- Em ơi, có điện thoại.
Người vợ trả lời:
- Em đang mắc việc.
Theo tự nhiên thì người chồng có thể hiểu là nghe điên thoại giùm vợ, hoặc
cũng có thể hiểu là trao điện thoại cho vợ. Nhưng nếu hai vợ chồng quy ước là điện
thoại ai nấy nghe, thì câu trả lời của người vợ lại có nghĩa là: cứ kệ nó, lát nữa người

vợ sẽ nghe sau.
Nghĩa hàm ẩn bao giờ cũng phải được suy ra từ câu nói tường minh. Quan sát
ví dụ trên ta sẽ thấy rõ. Những nghĩa hàm ẩn ấy phải dựa vào câu nói tường minh
thông báo sự việc của người vợ mới có thể suy ra được.
Chính những mối quan hệ này, khi muốn phát hiện nghĩa hàm ẩn của một câu
nói, ta cần dựa vào nghĩa tường minh và cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn của câu nói để
thực hiện.

1.2. Khái quát về các phương thức tạo nghĩahàm ẩn
1.2.1. Vai trò của phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm văn học

Trong giao tiếp hàng ngày, có bao giờ chúng ta thử suy nghĩ xem vì sao ta lại

tạo ra ý nghĩa hàm ẩn khi giao tiếp. Trong tác phẩm văn học, tại sao tác giả lại sử
dụng những câu văn, câu thơ có chứa đựng các tầng ý nghĩa hàm ẩn khác nhau? Ý
nghĩa hàm ẩn có vai trò gì trong đời sống và trong văn chương?
Vai trò lớn nhất của ý nghĩa hàm ẩn trong văn chương là kích thích quá trình
đồng sáng tạo của người đọc với tác giả văn chương. Nó là sợi dây liên kết các mối
quan hệ nhà văn – tác phẩm – người đọc.
Một vai trò khác cũng không kém phần quan trọng của ý nghĩa hàm ẩn là tạo
ra sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học. Làm cho tác phẩm văn học sống cùng với thời
gian.


Trong văn cảnh nói và viết, người ta không chỉ thể hiện ý nghĩa hiển ngôn mà
còn biểu hiện ý nghĩa hàm ẩn : “Điều kì diệu của ngôn ngữ nghệ thuật cho phép tác
giả hay người viết thể hiện và người đọc hiểu các ý tưởng không chỉ bằng ý nghĩa
hiển ngôn mà còn bằng ý nghĩa hàm ẩn . Trong ngôn ngữ nghệ thuật, các từ ngữ
thông thường chiếm tỉ lệ rất thấp, ít khi tác giả miêu tả chỉ để miêu tả, mà nhằm
thông báo một cái gì đó, hay hướng người nghe tới một thông tin nào đó ở ngoài tín

hiệu ngôn ngữ đang được sử dụng. Còn đối với từ ngữ được biểu hiện thông qua
phương thức chuyển nghĩa hàm ẩn thì lượng thông tin bổ sung mang ý nghĩa hàm ẩn
lại càng được thể hiện đậm đặc hơn gấp nhiều lần các từ ngữ thông thường khác
trong tác phẩm văn học” [52: 159].
Ý nghĩa hàm ẩn có một vị trí rất quan trọng trong phân tích tác phẩm văn học:
“Trong nghệ thuật ngôn từ, ý nghĩa hàm ẩn có một vị trí rất quan trọng trong tất cả
các tác phẩm văn học nghệ thuật của tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung, của
tất cả các nhà văn nói riêng. Đặc biệt, nghệ thuật sáng tạo ngôn từ trong tác phẩm là
môi trường thuận lợi cho sự phát triển ý nghĩa hàm ẩn giữa chính các từ ngữ trong
tác phẩm, giữa quá trình lập mã của người phát hay người viết và quá trình giải mã
của người nhận hoặc người đọc” [52: 158].
Người viết văn luôn vận dụng sáng tạo những phương thức, công cụ có sẵn
trong ngôn ngữ để tạo ra nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn cho tác phẩm của mình. Truyện
Kiều là một ví dụ tiêu biểu.

1.2.2. Định hướng khái quát phương thức tạo nghĩahàm ẩn

Các phương thức tạo nghĩa hàm ẩn luôn có sẵn trong ngôn ngữ. F. de.

Saussure cũng đã từng nói rằng, một cái biểu đạt có thể có nhiều cái được biểu đạt.
Ngôn ngữ luôn tiềm tàng những ý nghĩa hàm ẩn . Vấn đề là người viết, người nói
làm cách nào để làm bật ra được khả năng đó của ngôn ngữ. Tu từ học đã tìm ra các
phương thức tạo biểu cảm cho ngôn ngữ. Chính các phương thức tạo biểu cảm này
cũng là những phương thức tạo ý nghĩa hàm ẩn rất linh hoạt nếu nhà văn vận dụng
tốt. Một cách tạo nghĩa hàm ẩn khác của ngôn ngữ học là dựa vào văn cảnh và hội
thoại. Đây là cách dùng chính trong lời nói hàng ngày. Trong văn chương, đây cũng
là những phương thức tạo nghĩa hàm ẩn hiệu quả. Trong truyện Kiều của Nguyễn
Du theo chúng tôi khảo sát đã sử dụng rất linh hoạt các khả năng tạo nghĩa hàm ẩn
của ngôn ngữ học theo phương pháp riêng, linh hoạt, độc đáo.



Nghiên cứu ý nghĩa hàm ẩn là nghiên cứu các tầng nghĩa phát triển theo
hướng mở rộng: “ nghiên cứu về “một cái gì đó” sẽ lớn hơn nó, rộng hơn nó; sẽ giúp
cho con người thực sự bước vào thế giới nghệ thuật ngôn từ - thế giới của những
hình tượng, những nhân vật, những tính cách, những tư tưởng, tình cảm…” [52: 159]
.
Đây là quá trình biến đổi và chuyển hóa các tầng nghĩa mang giá trị lâm thời
trong văn cảnh nhằm tìm hiểu khả năng, tiềm năng diễn đạt và sự thể hiện các tầng
nghĩa khác nhau ở từng hoàn cảnh giao tiếp riêng trong văn cảnh văn bản nghệ thuật:
“ Sự biến đổi và chuyển hóa của từ trong hoạt động giao tiếp nói và viết là quá trình
hiện thực nghĩa lâm thời trong văn cảnh. Bên cạnh quá trình hiện thực nghĩa vốn có
trong hệ thống hoặc trong từ điển thuộc về hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ trong
hoạt động giao tiếp còn có quá trình hiện thực nghĩa trong sự biến đổi nhất thời, hay
lâm thời trong văn cảnh thuộc về lời nói hay văn bản nghệ thuật. Nói cách khác,
nghĩa của từ thường không chỉ có mặt ổn định mà nghĩa của từ luôn luôn có quá trình
biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, từng nhân vật
giao tiếp, từng mục đích, nội dung và hiệu quả giao tiếp. Nhất là sự biến đổi văn
cảnh văn bản nghệ thuật thường có thể diễn ra chỉ có một lần, không được lặp lại”
[52: 174].
Ý nghĩa hàm ẩn là điều kiện cần và đủ để một tác phẩm tồn tại trong lòng người
đọc: “Trong tác phẩm nghệ thuật, ý nghĩa hiển ngôn thể hiện thông tin miêu tả cơ
bản thường chỉ là điều kiện “cần”. Còn ý nghĩa hàm ngôn cho thông tin bổ sung mới
thực sự là điều kiện “đủ” cho việc hiểu ý nghĩa toàn vẹn đối với một tác phẩm, một
tác giả, một xã hội, một giai đoạn lịch sử, một nền văn hoá, một trường phái, …
đồng thể hiện trong một tác phẩm văn học nghệ thuật” [52: 160].
Ý nghĩa hàm ẩn còn giúp khắc phục phần nào khó khăn của việc “hiểu nhau” giữa
tác giả và người nhận hoặc người đọc hoặc người nghiên cứu thông qua các nghĩa
của từ trong tác phẩm ngôn từ nghệ thuật.

1.2.3. Khái quát về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ ở góc độ văn học

1.2.3.1. Nghiên cứu ở góc độ thiết lập văn bản

Trên bình diện nghiên cứu văn bản học, các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu
sâu về cấu trúc văn bản văn học, về liên kết và mạch lạc trong văn bản. Đối với các


tác phẩm cổ như Truyện Kiều, các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu, khảo dị các văn
bản ở những giai đoạn khác nhau, những dị bản khác nhau trong cùng một giai đoạn.
1.2.3.2. Nghiên cứu ở góc độ tu từ học và phong cách học
Trên bình diện này, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra được những phương tiện,
cũng như biện pháp tu từ. Những phương tiện và biện pháp tu từ này có ý nghĩa tu từ
mà nhờ ngữ cảnh, nhờ cách xếp đặt có thể có một số giá trị gợi hình, gợi cảm cho
câu văn. Như vậy, các nhà nghiên cứu tu từ học và phong cách học mới chỉ dừng lại
nghiên cứu những giá trị gợi, mà chưa thấy được chính những giá trị đó chính là cầu
nối và phương tiện để người đọc có thể hiểu ẩn ý của câu thơ, câu văn nói riêng của
tác phẩm văn học và của tác giả nói chung.
Nghiên cứu ý nghĩa hàm ẩn là nghiên cứu các tầng nghĩa phát triển theo hướng
mở rộng: “ nghiên cứu về “một cái gì đó” lớn hơn nó, rộng hơn nó sẽ giúp cho con
người thực sự bước vào thế giới nghệ thuật ngôn từ - thế giới của những hình tượng,
những nhân vật, những tính cách, những tư tưởng, tình cảm…” [52: tr.159] .
Đây là quá trình biến đổi và chuyển hóa các tầng nghĩa mang giá trị lâm thời
trong văn cảnh nhằm tìm hiểu khả năng, tiềm năng diễn đạt và sự thể hiện các tầng
nghĩa khác nhau ở từng hoàn cảnh giao tiếp riêng trong văn cảnh văn bản nghệ thuật:
“ Sự biến đổi và chuyển hóa của từ trong hoạt động giao tiếp nói và viết là quá trình
hiện thực nghĩa lâm thời trong văn cảnh. Bên cạnh quá trình hiện thực nghĩa vốn có
trong hệ thống hoặc trong từ điển thuộc về hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ trong
hoạt động giao tiếp còn có quá trình hiện thực nghĩa trong sự biến đổi nhất thời, hay
lâm thời trong văn cảnh thuộc về lời nói hay văn bản nghệ thuật. Nói cách khác,
nghĩa của từ thường không chỉ có mặt ổn định mà nghĩa của từ luôn luôn có quá trình
biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, từng nhân vật

giao tiếp, từng mục đích, nội dung và hiệu quả giao tiếp. Nhất là sự biến đổi văn
cảnh văn bản nghệ thuật thường có thể diễn ra chỉ có một lần, không được lặp lại”
[52: 174].
Ý nghĩa hàm ẩn là điều kiện cần và đủ để một tác phẩm tồn tại trong lòng người
đọc: “Trong tác phẩm nghệ thuật, ý nghĩa hiển ngôn thể hiện thông tin miêu tả cơ
bản thường chỉ là điều kiện “cần”. Còn ý nghĩa hàm ngôn cho thông tin bổ sung mới
thực sự là điều kiện “đủ” cho việc hiểu ý nghĩa toàn vẹn đối với một tác phẩm, một


tác giả, một xã hội, một giai đoạn lịch sử, một nền văn hoá, một trường phái, …
đồng thể hiện trong một tác phẩm văn học nghệ thuật” [52:160].
Ý nghĩa hàm ẩn còn giúp khắc phục phần nào khó khăn của việc “hiểu nhau”
giữa tác giả và người nhận hoặc người đọc hoặc người nghiên cứu thông qua các
nghĩa của từ trong tác phẩm ngôn từ nghệ thuật.

1.2.4. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn

Như trên đã nói, tùy theo hướng tiếp cận, tùy theo nhận thức, tùy theo năng

lực phân tích ở những người tiếp nhận khác nhau mà các lớp nghĩa hàm ẩn ấy hiện
ra khác nhau. Mặt khác, trong một văn bản nào đó, người ta cũng nhận thấy rằng, có
một số tầng nghĩa hàm ẩn lại hiện ra giống nhau ở những người tiếp nhận khác nhau.
Như vậy là ở đây có một phương thức chung nào đó giữa quá trình lập mã của người
tạo lập và quá trình giải mã của người tiếp nhận. Đề tài này đã hướng đến việc tìm ra
những phương thức chung đó.
Trong quá trình nghiên cứu, khi lấy phương thức tạo nghĩa hàm ẩn làm đối tượng
nghiên cứu, ta thấy rằng: bất kì từ ngữ nào đứng trong tác phẩm mang nhiều tầng ý
nghĩa hàm ẩn đều phải dựa vào cơ chế tạo ra nó. Bởi vì, khi nói đến “văn chương”
thì phải nói đến “chữ nghĩa” và“ cơ chế chữ nghĩa”. Chúng thực sự gắn bó biện
chứng với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Vậy muốn tìm được các tầng nghĩa

hàm ẩn “ văn chương” thì phải nghiên cứu đến “chữ nghĩa” và“ cơ chế chữ nghĩa”.
Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn sẽ góp phần chứng minh, gợi mở nhận thức lí luận về đặc
điểm ý nghĩa hàm ẩn mang tính thẩm mĩ độc đáo. Ý nghĩa hàm ẩn với cấu trúc đa
nghĩa vừa hiển ngôn vừa hàm ngôn nhằm thực hiện chức năng thông báo biểu cảm.
Đồng thời, nó còn xác lập hiệu lực của chức năng tác động biểu cảm. Nó cũng đạt
được hiệu quả diễn đạt hay nhất của chức năng tái hiện hiện thực” [52: 158].
Khi nghiên cứu cơ chế hay phương thức tạo nghĩahàm ẩn, ta thường chú ý quan
hệ kết hợp các từ ngữ trong tác phẩm: “Mỗi từ ngữ thường nằm trong trục quan hệ:
trục đối vị và trục hình tuyến. Hai trục này có quy định lẫn nhau nhưng tầm quan
trọng của mỗi trục quan hệ không giống nhau ở hai trạng thái tĩnh và động. Trong
trạng thái tĩnh, quan hệ đối vị dọc (trực tuyến) thường vẫn tiềm ẩn quan hệ hình
tuyến ngang (tuyến tính). Ngược lại, trong trạng thái động, hiện diện là quan hệ hình
tuyến ngang còn tiềm ẩn là quan hệ trực tuyến dọc. Các từ ngữ ở trong những hệ đối
vị dọc không phải là chuyển trực tiếp và đơn giản sang các hệ hình tuyến ngang. Mà


phải có những quy tắc để điều khiển sự vận động từ các hệ trực tuyến sang thành
những hệ hình tuyến và ngược lại, từ hệ hình tuyến sang hệ trực tuyến trong thông
điệp ngữ nghĩa của từ. Việc nghiên cứu ý nghĩa hàm ẩn chính là nghiên cứu những
quy tắc để điều khiển sự vận động này” [52: 179].

1.3. Quan điểm nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn, thuật ngữ ý nghĩa hàm ẩn được dùng với ý nghĩa chung
nhất. Đó là những ý nghĩa không xuất hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ mà phải do
thao tác suy ý mới tìm ra được. Theo đúng tinh thần này, chúng tôi coi các phương
tiện tu từ, biện pháp tu từ mang tính biểu cảm cao, những cách sử dụng linh hoạt ý
nghĩa từ vựng là những phương thức tạo nên các tầng ý nghĩa hàm ẩn . Nói cách
khác, chúng là công cụ tạo ý nghĩa hàm ẩn trong văn bản.
Trong Truyện Kiều cũng vậy, theo chúng tôi, nghĩa hàm ẩn được tạo ra từ các
phương tiện và biện pháp tu từ và sự phối hợp giữa chúng. Các phương tiện tu từ

bằng những thủ pháp, phương pháp linh hoạt được Nguyễn Du dùng như một công
cụ thành phần để tạo ý nghĩa hàm ẩn .
Do xem xét ý nghĩa hàm ẩn ở góc độ này nên chúng tôi không phân biệt ý
nghĩa hàm ẩn thành tiền giả định, hàm ý… .

1.4 Tiểu kết chương
Như vậy, chúng tôi vừa trình bày những vấn đề chung liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của luận văn.
Thứ nhất là về nghĩa hàm ẩn và các vần đề liên quan. Nghiên cứu về nghĩa
hàm ẩn , những vấn đề liên quan đến nghĩa hàm ẩn được các nhà ngôn ngữ học thực
hiện khá kĩ và đa dạng trên nhiều khía cạnh: từ định nghĩa, phân tích, phân loại cũng
như vận dụng vào trong tiếng Việt,... Khái niệm về nghĩa hàm ẩn tuy khác nhau về
cách diễn đạt nhưng tựu chung lại nội dung không khác nhau là mấy. Tất cả các tác
giả đều thống nhất với nhau ở quan điểm cho nghĩa hàm ẩn là phần không được thể
hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ mà phải thông qua thao tác suy ý người ta mới có
thể hiểu được.
Thứ hai, nghiên cứu văn học trên bình diện ngôn ngữ học cũng tương đối
phong phú và có nhiều đóng góp quan trọng. Các nghiên cứu trên các bình diện về
văn bản học, tu từ và phong cách học cũng là điều đáng chú ý. Chúng tôi đã trình bày


sơ lược những vấn đề này nhằm tạo tiền đề cho việc vận dụng chúng trong các
chương sau của luận văn.
Thứ ba, các phương thức tạo nghĩa hàm ẩn là điều mà luận văn rất quan tâm
và vận dụng vào trong nghiên cứu này.
Cuối cùng, quan điểm của luận văn cũng đã nêu rõ ràng ở trên.


CHƯƠNG II
PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA HÀM ẨN

TRONG TRUYỆN KIỀU BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN
Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Ta đang đề cập đến đối tượng nghiên cứu chính là ý nghĩa hàm ẩn . Đây là các ý
nghĩa không được nói thẳng ra, không có mặt trong văn cảnh tác phẩm. Nó được rút
ra từ đằng sau của ý nghĩa hiển ngôn kết hợp ngữ cảnh. Ta cần chú ý rằng, hầu hết
chúng đều được rút ra từ cơ sở của các thành phần ý nghĩa cơ bản của từ. Vì vậy, một
trong các phương thức tạo nghĩa hàm ẩn mà được chúng tôi quan tâm nghiên cứu
đầu tiên là nhóm phương thức tạo nghĩa hàm ẩn được sử dụng từ các thành phần ý
nghĩa cơ bản của các loại từ khác nhau trong tiếng Việt: thực từ và hư từ.

2.1. Phương thức tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện Kiều bằng từ đa nghĩa
2.1.1. Khái quát về từ đa nghĩa

Đa nghĩa là hiện tượng một vỏ ngữ âm nhưng có nhiều nghĩa và các nghĩa này

có mối quan hệ với nhau về ý nghĩa. Nói rõ hơn, từ đa nghĩa là những từ có từ hai
nghĩa trở lên và giữa các nghĩa vị có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Đỗ Hữu Châu phân tích hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật và hiện tượng nhiều
nghĩa biểu niệm. Theo ông, từ có các thành phần ý nghĩa khác nhau như: ý nghĩa
biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa biểu thái, ý nghĩa liên hội.
Căn cứ để xác định hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi, các lĩnh vực sự
vật, hiện tượng thực tế khác nhau tương ứng với từ. Chúng có hiện tượng nhiều
nghĩa đã cố định và có hiện tượng nhiều nghĩa xuất hiện trong ngôn bản không cố
định. Hiện tượng nhiều nghĩa đã cố định gọi là hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ.
Hiện tượng nhiều nghĩa chưa cố định gọi là hiện tượng nhiều nghĩa lời nói. Trong
thực tế, tách các nghĩa biểu vật là chưa thật rõ ràng. Còn hiện tượng nhiều nghĩa biểu
niệm được xác định dựa trên ý nghĩa từ loại khác nhau và đi kèm với chúng là những
đặc điểm ngữ pháp khác nhau. “Một hình thức ngữ âm có thể hoạt động trong bao
nhiêu hình thức ngữ pháp và có bao nhiêu ý nghĩa từ loại khác nhau thì có bấy nhiêu

ý nghĩa biểu niệm.” [ 12:140,141]
Chính nhờ đa nghĩa trong từ vựng mà các nhà văn đã vận dụng nó như một
phương thức tạo nghĩa hàm ẩn có hiệu quả. Trong đó, Nguyễn Du đã vận dụng


×