Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Biện pháp tổ chức thi công cáp dự ứng lực căng sau của Công ty cổ phần kỹ thuật cơ khí và xây lắp công trình HSD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.57 KB, 37 trang )

KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HH6

DỰ ÁN:
CÔNG TRÌNH:

NHÀ 18T2

ĐỊA CHỈ:

KHU ĐÔ THỊ NAM AN KHÁNH – HUYỆN HOÀI ĐỨC – TP.HÀ NỘI

CHỦ ĐẦU TƯ:

CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ HOÀNG LONG

TVTK CHÍNH

CÔNG TY CP TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN VPM – HÀ NỘI.

TCTK SÀN DƯL

VIỆN KHCNXD – TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT BỊ & XÂY DỰNG.
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - VIỆN KHOA HỌC CÔNG
TƯ VẤN GIÁM SÁT:
NGHỆ XÂY DỰNG
CUNG CẤP VẬT TƯ VÀ THI CÔNG CÁP DỰ ỨNG LỰC KẾT CẤU
HẠNG MỤC:
PHẦN THÂN.
NHÀ THẦU THI CÔNG: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 5
Số: 02/01/2015



Số trang: 31 trang

BIỆN PHÁP THI CÔNG
SÀN DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Tài Liệu:
STT
1

Ngày

Mô tả

Người lập

Duyệt

29/01/2015 Tài liệu dùng cho thi công

Hoàng Ngọc San

ĐỒNG Ý BỞI
CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ HOÀNG LONG

TƯ VẤN THIẾT KẾ

TƯ VẤN GIÁM SÁT

NHÀ THẦU THI CÔNG

CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 5

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU......................................................................4
2. MỘT SỐ TÊN VIẾT TẮT:.....................................................4
3. VẬT TƯ:...........................................................................4
a. Cáp dự ứng lực:...............................................................4
b. Đầu neo sống và đầu neo chết.........................................5
c. Ống gen tạo bó cáp..........................................................6
d. Chân chống bó cáp..........................................................6
e. Ống nối ống gen..............................................................6
f. Ống nối ống gen với đầu neo chết (ống nối đầu chết):.......6
g. Khuôn neo:.....................................................................7
h. Ống bơm vữa:..................................................................7
i. Băng keo:.........................................................................7
j. Hỗn hợp vữa:....................................................................7
4. THIẾT BỊ..........................................................................8
a. Kích thuỷ lực...................................................................8
b. Máy bơm thuỷ lực + đồng hồ đo áp lực.............................8
c. Kích tạo đầu neo chết......................................................9
d. Máy trộn vữa...................................................................9
e. Máy bơm vữa...................................................................9
5. BẢO QUẢN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ.........................................9
a. Kho, bãi:.........................................................................9
b. Bảo quản vật tư và thiết bị.............................................10
6. QUI TRÌNH PHỐI HỢP THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG......10
7. MẶT BẰNG THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH.................11

a. Bản vẽ tổng thể mặt bằng:.............................................11
7.2 Về mặt bằng tập kết vật tư và gia công cáp:.................11
7.3 Nguồn điện thi công, thiết bị chiếu sáng:......................11
8. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP.................................................11
a. Gia công bó cáp:............................................................11
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 1


b. Gia công thép kê cao độ cáp:.........................................13
c. Nâng các bó cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt:.........13
d. Rải và lắp đặt bó cáp:....................................................13
e. Lắp đặt đầu neo chết và đầu neo sống cho bó cáp...........15
f. Lắp chân chống cho bó cáp.............................................16
g. Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi đổ
bê tông.............................................................................16
i. Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa:..................................16
i. Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa:....................................16
ii. Hoàn thiện trước khi đổ bê tông:..................................17
ii. Hoàn thiện trước khi đổ bê tông:....................................17
h. Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông:.....................................17
9. CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP..............................................18
a. Chuẩn bị kéo căng.........................................................18
b. Các bước kéo căng các bó cáp........................................20
10. CÔNG TÁC BƠM VỮA.....................................................21
a. Chuẩn bị bơm vữa..........................................................21
b. Quy trình trộn vữa.........................................................21
11. THỬ VỮA.....................................................................22
a. Thử độ sệt của vữa........................................................22

b. Lấy mẫu vữa để kiểm tra cường độ chịu nén...................23
12. AN TOÀN.....................................................................23
a. Khái quát......................................................................23
b. Nâng vật tư và thiết bị...................................................23
c. Gia công và lắp đặt cáp..................................................23
d. Kéo căng cáp dự ứng lực................................................24
e. Bơm vữa........................................................................24
24
PHỤ LỤC A

25

PHỤ LỤC B

29

PHỤ LỤC C

31

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 2


PHỤ LỤC D

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

33


Page 3


1.GIỚI THIỆU
- Phương pháp thi công sàn dự ứng lực căng sau mô tả các quy trình thi công bê
tông dự ứng lực căng sau trong dầm sàn công trình Nhà 18T2, dự án Khu chung cư cao
tầng dịch vụ thương mại HH6, do nhà thầu chính Sông Đà 5 làm tổng thầu thi công, bao
gồm lắp đặt bó cáp, kéo căng cáp và bơm vữa cho bó cáp;
- Quy trình lắp đặt cáp, kéo căng và bơm vữa cho bó cáp phải tuân theo các mô tả
trong tài liệu “Biện pháp thi công” này và trên các bản vẽ thi công.
2.MỘT SỐ TÊN VIẾT TẮT:
-

Dự ứng lực: DƯL

-

Chủ đầu tư: CĐT

-

Tư vấn giám sát: TVGS

Nhà thầu thi công Cáp dự ứng lực: NTDƯL
3.VẬT TƯ:
Tất cả các vật tư sẽ được trình mẫu và thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa
vào sử dụng thi công.
a. Cáp dự ứng lực:
- Cáp dự ứng lực sử dụng cho công trình là cáp bám dính (không vỏ bọc) loại 7 sợi

do hãng SOUTHERN PC SDN BDH (Malaysia) hoặc Thaiway/Siam (Thái Lan) sản xuất
theo tiêu chuẩn ASTM A416/A416M – 99 và có thông số kỹ thuật như sau:


Đường kính cáp:

D = 12.7 mm;



Diện tích mặt cắt ngang:

Ap = 98.7 mm2;



Cường độ chảy:

fy = 1690 Mpa;



Cường độ bền:

fcu = 1860 Mpa;



Môđun đàn hồi:


Eđh = 195 KPa;




Chứng chỉ cáp cho mỗi lô hàng.
Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn ASTM A416/A416M – 99-Độ chùng
thấp hoặc chứng nhận tương đương.
- Cáp dự ứng lực đưa về công trình phải còn nguyên tem mác và được thí nghiệm cơ
lý cáp theo tần suất: 20tấn cáp/01 tổ mẫu thí nghiệm. Một tổ mẫu thí nghiệm cơ lý có 03
đoạn cáp mỗi đoạn dài 1m.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 4


b. Đầu neo sống và đầu neo chết
(1) Đầu neo sống: Đầu neo sống là đầu neo do hãng OVM sản xuất.
Đầu neo sống sản suất theo tiêu chuẩn BS4447 gồm có: đế neo, bát neo và nêm.

(2) Đầu neo chết
- Đầu neo chết được tạo ra từ những sợi cáp trong bó được đánh rối, có chiều dài
neo trong bê tông là 850mm (Đối với cáp 12,7mm), Độ mở A tối thiểu đối với bó cáp 3
sợi là 270mm và đối với bó cáp 5 sợi là 270mm.
- Đầu rối có hình củ hành với đường kính 40mm, có tác dụng làm tăng khả năng
liên kết của đầu neo chết với bê tông. (Như hình vẽ). Trong đó cần đảm bảo độ mở A
đúng yêu cầu (xem hình vẽ), và phải luồn thanh thép vào giữa các củ hành.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL


Page 5


c. Ống gen tạo bó cáp
- Ống gen được làm từ các tấm thép mạ màu dày 0.30mm, với gờ xoắn hình ốc. Chiều
dài của mỗi ống gen từ 3m đến 6m.
- Các ống ghen được nối với nhau bằng ống nối ống ghen.
Kích thước ống ghen:
STT Chủng loại bó cáp Kích cỡ ống ghen dùng cho cáp 12.7mm

Ghi chú

1

Bó 5 sợi

80x20 (mm)

Cáp 12.7mm

2

Bó 3 sợi

60x20 (mm)

Cáp 12.7mm

d. Chân chống bó cáp

- Các chân chống cho bó cáp phải được làm bằng thép, thông thường được làm bằng
tao cáp cường độ cao hoặc thép cán nguội có đường kính 4 ÷ 6mm tùy theo chiều cao của
loại chân chống. Chân chống phải được gia công theo mẫu chân chống chuyên dụng đảm
bảo cố định được bó cáp trong quá trình đổ bê tông.
- Do chiều cao chân chống cáp của công trình không quá lớn nên các chân chống
cáp được làm bằng thép cán nguội có đường kính 4 ÷ 5mm.

e. Ống nối ống gen
- Ống nối ống gen được làm bằng tôn mạ kẽm kích thước: 85x25mm, 65x25mm.
- Chiều dài mỗi đoạn ống nối ống ghen tối thiểu L=200mm
f. Ống nối ống gen với đầu neo chết (ống nối đầu chết):
- Ống nối ống gen với đầu neo chết được làm bằng nhựa nhằm đảm bảo cho vữa bê
tông không lọt vào trong ống ghen trong quá trình đổ bê tông.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 6


g. Khuôn neo:
3.7.1. Đối với khuôn neo phía biên sàn:
- Khuôn neo được làm bằng các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thép hoặc nhôm đúc.
- Khuôn neo có bề dày và bề rộng bằng bề dày và bề rộng của đế neo. Chiều sâu từ
mép bê tông vào tới vị trí đế gang tối thiểu đạt 80 đến 120mm.
3.7.2. Đối với khuôn neo trên sàn:
- Khuôn neo trên sàn được làm bằng ván khuôn gỗ hoặc ván khuôn kim loại sao cho
đảm bảo góc chuyển hướng của neo trong quá trình căng kéo không vượt quá 150
h. Ống bơm vữa:
- Ống bơm vữa làm bằng nhựa. Các ống bơm vữa dọc bó cáp sẽ được bố trí tại các
điểm cao nhằm cho phép nước & khí có thể thoát ra ngoài.

- Căn cứ vào cao độ của bó cáp của công trình để đảm bảo cho vị trí ống bơm nằm ở
vị trí cao nhất hoặc thấp nhất của bó cáp. Khoảng cách giữa các ống bơm vữa ≤17m.

i. Băng keo:
- Băng keo PVC có độ bám dính tốt dưới ánh nắng.
j. Hỗn hợp vữa:
- Hỗn hợp vữa bao gồm:
• Ximăng PC40 hoặc PCB40 trong bao 50 kg;
• Nước sạch;
• Phụ gia Sika Intraplast Z cho vữa (tác dụng: trương nở cho vữa);
• Phụ gia Sikament NN cho vữa (tác dụng: tăng độ nhớt cho vữa).
- Cấp phối vữa: Căn cứ vào chủng loại vật tư đơn vị thi công sẽ thuê đơn vị thí
nghiệm có chức năng về thiết kế cấp phối vữa bơm để thiết kế mác vữa M300 đảm bảo
yêu cầu theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 7


4.THIẾT BỊ
a. Kích thuỷ lực
- Kích thuỷ lực sử dụng cho công trình là kích căng kéo sợi đơn có lực kéo
Pmax=24Tấn do HSD sản xuất có tác dụng kéo các sợi cáp trong bó cáp.
- Các kích thuỷ lực đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ
chính xác lực khi kéo căng.

b. Máy bơm thuỷ lực + đồng hồ đo áp lực
- Máy bơm thuỷ lực có tác dụng truyền áp lực cho kích thuỷ lực theo đúng lực thiết
kế, áp lực này được đo bằng đồng hồ đo áp.

- Bơm thủy lực đưa vào công trình là bơm loại ZB4-500 có áp suất lớn nhất là
50Mpa lưu lượng: 2*2 lít/phút.
- Đồng hồ đo áp phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ chính xác khi đo áp
lực.
- Đồng hồ đo áp lực là đồng hồ có thang đo áp lực từ 0 ÷ 60Mpa

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 8


c. Kích tạo đầu neo chết
- Kích tạo đầu neo chết có tác dụng đánh rối đầu cáp của đầu neo chết. Đầu neo chết
dạng củ hành nhằm tạo lực dính kết giữa bê tông và bó cáp dự ứng lực.
d. Máy trộn vữa
- Máy trộn vữa được thiết kế cho việc trộn và đảo vữa, là loại máy khuấy tròn và có
cánh khuấy, cung cấp hỗn hợp vữa có tính chất đồng đều.
e. Máy bơm vữa
- Máy bơm vữa hút vữa từ máy trộn, sau đó bơm cho từng bó cáp.

5.BẢO QUẢN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ
a. Kho, bãi:
Kho bãi phải được chuẩn bị trước và đủ rộng cho tất cả các vật tư sau:


Cuộn cáp;



Ống cáp;




Đế neo;



Bát neo;



Nêm;



Vật tư bơm vữa (xi măng, Sika Intraplast Z, Sika NN...);



Các thiết bị (máy bơm, kích kéo căng, bơm thuỷ lực, máy trộn vữa,
khung kích...);



Các dụng cụ dùng tay và các thiết bị tạm thời khác.

- Kho bãi để bảo quản vật tư không bị hư hại, các hành động phá hoại, các vật liệu
bằng nhựa không bị biến dạng do nhiệt, các thiết bị bằng thép không bị sét rỉ.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL


Page 9


b. Bảo quản vật tư và thiết bị
- Tất cả vật tư, thiết bị phải được đặt cách mặt đất và có lớp kê, được che phủ cẩn
thận;
- Nêm và đầu neo, xi măng, Sika Intraplast Z, Sika NN phải được bảo quản trong
phòng hoặc trong container, thùng;
- Thiết bị được kiểm tra định kì, thường khoảng 06 tháng 1 lần;
- Cẩn thận khi vận chuyển để tránh hư hỏng về mặt cơ lý vật tư và thiết bị;
- Do hầu hết vật tư và thiết bị sử dụng cho việc thi công cáp dự ứng lực là khá nặng,
nên trong quá trình thi công lắp đặt cần phải sử dụng đến các thiết bị cẩu để vận chuyển
(Cẩu tháp, cẩu thùng …).
6.QUI TRÌNH PHỐI HỢP THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
- Công tác thi công trên công trường phải được tuân thủ chặt chẽ theo sơ đồ chỉ dẫn
như sau:

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 10


7. MẶT BẰNG THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH.
a. Bản vẽ tổng thể mặt bằng:
- Với mặt bằng thi công thực tế hiện có tại công trình. Nhà thầu thi công xin dự trù
mặt bằng gia công, kho chứa vật tư, nguồn điện thi công, chiếu sáng, thiết bị máy móc
phục vụ thi công như sau:
7.2 Về mặt bằng tập kết vật tư và gia công cáp:
- Nhà thầu thi công xin trình mặt bằng tập kết và gia công cáp như sau:

+ Thời gian đầu khi chưa có mặt bằng thi công nhà thầu thi công xin tập kết vật tư
tại vị trí chân cẩu tháp và gia công cáp tại vị trí cốt -0.95m từ trục 17 đến mép biên tòa
nhà.
+ Khi thi công xong tầng 3 và tháo dỡ giáo chống từ tầng 1 lên tầng 2 nhà thầu thi
công xin lấy khu vực sàn tầng 1 làm bãi gia công cáp. Vật tư tập kết ở khu vực gần chân
cẩu tháp.
7.3 Nguồn điện thi công, thiết bị chiếu sáng:
Nguồn điện thi công và chiếu sáng được dùng theo nguồn điện thi công chung của nhà
thầu chính.
8.CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP
a. Gia công bó cáp:
Cắt những sợi cáp trong bó cáp :
- Chiều dài của những sợi cáp trong bó cáp thực tế được cắt là: L= L1+∆L1+∆L2
.
*Trong đó: + L1 (mm): Chiều dài của bó cáp trên bản vẽ (Chiều dài sợi cáp từ mép
bê tông đầu neo sống đến mép bê tông đầu neo chết).
+ ∆L1 : Chiều dài sợi cáp phục vụ cho việc kéo căng (=50cm).
+ ∆L2: Chiều dài sợi cáp tổn thất do hao cong.
- Các bó cáp sau khi lắp đặt xong phải đảm bảo chiều dài có chiều dài tối thiểu phục
vụ cho công tác căng kéo là 25cm.
- Cắt đủ số sợi cáp trong bó cáp từ cuộn cáp. Sau đó, đặt chúng nằm sát nhau trên
nền cứng, không bám đất và chuẩn bị luồn ống gen vào.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 11


- Không được cắt bằng oxy-acetylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. NTDƯL
dùng máy cắt có đĩa cắt.
- Trong trường hợp thay đổi chủng loại cáp: Ghi lại số liệu của cuộn cáp đã dùng

cho bó cáp này vào mẫu cắt cáp hiện trường để phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng
sau này.
Cắt ống gen cho bó cáp:
- Chiều dài ống gen của bó cáp được cắt thực tế : L2 = L1 - L0
L1: Chiều dài của bó cáp trên bản vẽ;
L0 : Chiều dài đầu neo chết 850mm.
- Do chiều dài của mỗi ống gen có giới hạn (3 ~ 6m) nên chiều dài ống gen của bó
cáp thường gồm nhiều đoạn. Những đoạn ống gen này được nối với nhau bằng ống nối
ống ghen (mục 2.5).
- Chiều dài ống nối tối thiểu đạt 200mm.
Luồn những sợi cáp vào ống gen để tạo bó cáp:
- Luồn những đoạn ống gen đã được cắt (mục 8.1.2) lần lượt vào những sợi cáp đã
được cắt (mục 8.1.1) để tạo thành bó cáp.
- Luồn đủ số ống nối ống gen (mục 3.5) vào bó cáp vừa tạo thành. Sau đó, lấy ống
nối ống gen với đầu neo chết (mục 3.5) luồn vào bó cáp sao cho những sợi cáp thừa ra
khỏi ống nối ống gen với đầu neo chết (mục 3.5) một đoạn là 850mm.
Tạo đầu neo chết cho bó cáp:
Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn là 850mm ÷ 900mm được
đánh rối bằng kích tạo đầu neo chết (mục 3.3).
Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài là 850mm
÷ 900mm.
Về cách làm đầu neo chết, cần đảm bảo theo đúng hình vẽ dưới đây:
Trong đó cần đảm bảo độ mở A đúng yêu cầu (xem hình vẽ), và phải luồn thanh
thép vào giữa các củ hành.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 12



b. Gia công thép kê cao độ cáp:
Các chân chống cho bó cáp phải được làm bằng thép, thông thường được làm bằng
tao cáp cường độ cao hoặc thép cán nguội có đường kính 4mm hoặc 5mm.
Chân của các chân chống được sơn một lớp sơn chống gỉ để đảm bảo cho chân
chống không bị hoen gỉ trong quá trình sử dụng.
c. Nâng các bó cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt:
- Những bó cáp gia công sẵn sẽ được cuộn lại sau đó nâng lên vị trí lắp đặt bằng cần
cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp.
- Dùng gỗ kê bó cáp một cách cẩn thận để tránh bị bẹp bó cáp trong khi nâng. Nâng
chậm các bó cáp lên đúng vị trí lắp đặt.
- Tháo sợi cáp ra sau đó đặt những bó cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị
cho việc lắp đặt bó cáp.
d. Rải và lắp đặt bó cáp:
Theo đặc thù kết cấu của công trình (Có bản vẽ mặt bằng cáp DƯL đi cùng) thì
công tác rải cáp trên mặt sàn được tiến hành thi công làm 02 lần đổ bê tông.
Đối với tầng 1 và tầng 2
Công tác lắp đặt cáp tầng 1 và tầng 2 được tiến hành như sau:
- Lắp đặt giàn giáo, cốp pha của khu vực sàn đổ lần 1 và lắp thêm tối thiểu 02m
cốp pha của khu vực sàn lân cận của khu vực sàn đổ bê tông lần 2.
- Lắp đặt các bó cáp trong khu vực đổ bê tông đổ lần 1. Các bó cáp nằm cả ở 2 lần
đổ thì phần lắp trong khu vực đổ bê tông lần 1 thì lắp đặt bình thường còn phần cáp còn
lại được quận tròn và đặt trên khoảng 02m cốp pha nằm trong khu vực đổ bê tông lần 2.
- Khi đổ bê tông xong lần 1 và tiến hành lắp đặt cáp đổ bê tông lần 2 ta rải phần
cáp còn lại ra khu vực sàn cần lắp đặt.
Đối với tầng 3-18 và tầng tum
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 13



Đối với sàn tầng 3-18 và tầng tum khu vực mạch ngừng được lực chọn là khu vực
giữa trục 9 và trục 10 nên không ảnh hưởng đến quá trình rải cáp.
Rải các bó cáp trong dầm.
- Sau khi thi công xong cốp pha đáy dầm, nhà thầu thi công cáp dự ứng lực tiến
hành đánh dấu tuyến của các bó cáp trong dầm.
- Tại vị trí tuyến cáp nếu có các thanh thép lớp dưới dọc theo bó cáp thì các thanh
thép này sẽ được dịch sang vị trí bên cạnh để tránh vị trí của bó cáp. Dung sai dịch chỉnh
là ± 10cm.
- Công tác rải các bó cáp trong dầm được tiến hành sau khi lắp đặt xong thép lớp
dưới của dầm và trước khi lắp đặt thép dưới của sàn.
- Sau khi rải các bó cáp trong dầm xong phải đánh dấu khoảng của đoạn cáp nằm
trên và dưới thép lớp dưới của sàn.
- Trong quá trình lắp đặt thép lớp dưới của sàn các thanh thép phải đảm bảo đúng
khoảng trên dưới bó cáp trong dầm.
- Do có rất nhiều bó cáp đi qua vị trí của cột nên trong quá trình gia công lắp dựng
cốt thép cột nhà thầu thép cần chú các vị trí dịch chỉnh thanh thép theo thiết kế để
nhường vị trí cho bó cáp đi qua.
*Biện pháp an toàn: Do quá trình rải cáp được thực hiện ở trong sàn nên biện pháp
an toàn lao động cho công tác này chỉ cần giáo an toàn quanh công trình theo giải pháp
an toàn của NTC.
Rải các bó cáp trên mặt sàn
- Công tác lắp đặt bó cáp trên sàn bắt đầu khi lớp thép dưới của sàn hoàn thành.
- Vị trí và cao độ của bó cáp phải được xác định, đánh dấu ở ván khuôn đáy (bằng
sơn) dọc theo chiều dài của bó cáp như bản vẽ thi công. Công tác này được thực hiện
trước khi lắp đặt bó cáp.
- Tiến hành rải các bó cáp vào đúng vị trí như trên bản vẽ thi công.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 14



- Những vị trí giao nhau của bó cáp theo phương ngang và phương dọc phải kiểm
tra đường nào nằm trên, đường nào nằm dưới cẩn thận. Nếu tại cùng một vị trí mà có hai
bó cáp đi qua có cùng cao độ thì bó cáp được ưu tiên lắp bên trên là bó cáp theo phương
tập trung.
- Nếu trong quá trình thi công mà các thanh thép hoặc đai C làm ảnh hưởng đến vị
trí của các bó cáp thì các thanh thép này sẽ được dịch sang bên cạnh để nhường vị trí cho
bó cáp.
e. Lắp đặt đầu neo chết và đầu neo sống cho bó cáp.
- Sau khi rải và lắp đặt bó cáp vào đúng vị trí, Đầu neo chết được chỉnh lại cho đúng
hình dạng, vị trí và cao độ.
- Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng thép buộc.
- Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của bó cáp.
- Đặt đầu neo chết của bó cáp vào đúng vị trí, đầu còn lại của bó cáp được luồn vào
đầu neo sống.
- Tại vị trí tiếp giáp đầu neo chết với ống gen được liên kết bằng băng dính sao cho
đảm bảo trong quá trình đổ bê tông vữa bê tông không chui vào trong ống ghen.
- Đế neo của đầu neo sống được lắp đặt khi lắp đặt xong cốp pha biên. Đuôi của đế
neo được gắn ống ghen bằng băng keo.
- Đối với các đầu neo kéo trên mặt sàn ta phải làm lỗ kéo trên mặt sàn theo bản vẽ
thiết kế quy định. Để tạo ra các lỗ khoét mặt sàn ta có thể sử dụng ván khuôn hoặc hộp
xốp có kích thước đảm bảo cho quá trình căng kéo trên mặt sàn.
- Tại giao điểm của trục bó cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành phải được
đục lỗ để cáp có thể luồn qua được.
- Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục bó cáp. Vị trí liên kết đế neo và
khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bê tông rò rỉ vào.
- Tại vị trí nối các đoạn ống gen với nhau được liên kết bằng ống nối ống gen và
được gắn chặt, kín bằng băng keo dính.
- Các thanh thép làm ảnh hưởng đến việc lắp đặt và kê cao độ đầu neo sẽ được dịch

chỉnh để không làm ảnh hưởng đến cao độ của các đầu neo.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 15


- Kích thước lỗ khoét cốp pha biên để lắp đặt đầu neo sống là 70x30mm. Cao độ
khoét sẽ được NTDƯL căn cứ vào bản vẽ thiết kế từng vị trí cụ thể để cung cấp cho đơn
vị thi công cospha
f. Lắp chân chống cho bó cáp.
- Công tác kê cao độ bó cáp được tiến hành sau khi lắp đặt xong lớp thép trên của vị
trí lắp đặt bó cáp.
- Khi cẩu các bó thép lên mặt sàn đã rải cáp DƯL nhà thầu thi công thép phải có xà gồ
kê các bó thép để tránh cho các bó thép đè lên ống ghen.
- Phải đặt xong thép con kê mới được lắp đặt thép lớp 2 vào vị trí để tránh đè lên bó
cáp.
- Dùng chân chống (mục 2.4) lắp cho bó cáp theo cao độ và vị trí trên bản vẽ thiết kế.
- Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào ván khuôn sàn bằng ghim.
- Những bó cáp nằm trong dầm được kê trên thanh đỡ nằm ngang, thanh đỡ gắn cố
định vào thép đai, thanh chồng chữ L hoặc được treo cố định vào thép chủ phía trên.
- Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của bó cáp thì bó cáp có thể cố định vào lớp thép
trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ thiết kế mà không cần chân chống.
- Bó cáp được cố định với chân chống bằng thép buộc để tránh bị di chuyển trong quá
trình đổ bê tông.
- Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá ±5mm theo
phương đứng và ±100mm theo phương ngang. Dung sai vị trí tuyến cáp là ± 50mm.
- Các bó cáp khi kê cao độ không được làm xô lệch thép lớp 2 nếu như thép lớp 2 đã
thi công xong và đúng theo thiết kế.
- Chỉnh thẳng bó cáp bằng mắt và cố định các thanh đỡ trước khi đổ bê tông.
g. Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi đổ bê tông

i.

Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa:
- Đục một lỗ có đường kính 10÷20mm xuyên qua bề mặt ống gen của bó cáp, đặt
van bơm vữa tại vị trí này để vữa có thể đi từ ống gen ra vòi bơm vữa hoặc ngược
lại. Van bơm vữa được cố định bằng thép buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 16


- Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của bó cáp, khoảng cách giữa các
van bơm vữa từ 15m đến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn được gắn tại đầu neo
sống và đầu neo chết;
Gắn vòi bơm vữa cho tất cả các van bơm vữa của bó cáp (1), đầu neo sống (2) và
đầu neo chết (3);
Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng thép buộc;
Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa bê tông
có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bê tông.

ii.

Hoàn thiện trước khi đổ bê tông:

Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bê tông theo qui trình
kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực : QT-DUL-01 tại Phụ lục A.
h. Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông:

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL


Page 17


- Đổ bê tông phải được thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen bó cáp
do công tác đầm gây ra;
- Đầm bê tông tại đầu neo sống và đầu neo chết phải được thực hiện cẩn thận để hạn
chế lỗ rỗng trong bê tông;
- Trong quá trình di chuyển vòi bơm bê tông tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống
gen và cao độ bó cáp.
9.CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP
a.

Chuẩn bị kéo căng
- Sau khi đổ bê tông tối đa 24 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn thành, để

sau đó nhà thầu DƯL sẽ tháo khuôn neo.
- Làm sạch các vết vữa ximăng dính trên bề mặt của đế neo do quá trình đổ bê tông.
- Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải báo cáo
cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý.
- Lắp khoá neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp.
- Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp trước khi sử dung. Nếu
quá 06 tháng, kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định lại trước khi đem ra
công trường để kéo căng. Kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định định kì 06
tháng 1 lần.
- Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp, nguồn
điện, ống nối thuỷ lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình
thường.
- Kéo khử trùng 15% lực thiết kế sau 48h đổ bê tông và hoàn thành trước 72h sau
khi đổ bê tông;
-Chỉ được kéo căng cáp khi bê tông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế

và có văn bản cho phép kéo căng của chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát.
- Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong bản vẽ thi công.
*An toàn: Tất cá các công nhân và kỹ sư thực hiện công việc ở mép biên công trình
đều phải đeo dây an toàn.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 18


- Sàn thao tác để tiến hành căng kéo được sử dụng phần đua ra của xà gồ thi công
cốp pha biên mặt sàn. Phần đua ra của xà gồ biên tận dụng để làm sàn thao tác trong quá
trình căng kéo tối thiểu phải đạt 60cm.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 19


b.

Các bước kéo căng các bó cáp
- Lắp bát neo, nêm neo vào các bó cáp;
- Kích được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khoá neo rồi tiến hành kéo căng;
- Nếu có đĩa hạn vị cho các loại bó cáp thì ta tiến hành lắp đĩa hạn vị vào bó cáp sau

đó luồn kích vào sợi cáp để căng kéo;
- Sau 48h kể từ thời điểm đổ bê tông đơn vị thi công tiến hành căng kéo lên cấp lực
P = 15% đồng hồ áp lực 5,025 MPA;
- Đánh dấu cho từng sợi cáp (xịt sơn hoặc dùng bút sơn đánh dấu trên sợi cáp);
- Sau khi bê tông đạt cường độ ≥ 80% cường độ thiết kế đơn vị thi công tiến hành

căng kéo 50% Pk = 15,94 MPA xung quanh tòa nhà theo chu vi;
- Tiến hành đo độ giãn dài thực tế của cáp rồi kéo lên 100% lực thiết kế
(Pk=148KN) theo chu vi. Tiến hành đo độ giãn dài thực tế;
- Thứ tự căng kéo các sợi trong 1 bó là 3.1.5.2.4 đối với bó cáp 5 sợi và 2.1.3 đối
với bó cáp 3 sợi;
- Đối với các bó cáp có lỗ kéo trên mặt sàn khi căng kéo phải có đầu chuyển hướng
cho các sợi cáp. Góc chuyển hướng theo tiêu chuẩn BS8110 là không được vượt quá 15 0.
Trong trường hợp nếu lỗ khoét mặt sàn đủ rộng và dài để đảm bảo cho các sợi cáp không
bị chệch hướng ta có thể không cần sử dụng đầu chuyển hướng trên;
- Các bó cáp cong ta bỏ qua bước kéo 50%Pk mà tiến hành kéo luôn lên 100%Pk.;
- Trong trường hợp bó cáp có 2 đầu neo kéo, quy trình kéo căng sẽ được thực hiện
tương tự như quy trình kéo căng đối với bó cáp có 1 neo đầu kéo. Quá trình căng kéo
được tiến hành kéo từng đầu một;
So sánh kết quả kéo căng tại hiện trường với lý thuyết;
Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư vấn
giám sát.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 20


10. CÔNG TÁC BƠM VỮA
a.

Chuẩn bị bơm vữa
- Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến

hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo. Đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt là
20mm hoặc 2 lần đường kính cáp kể từ khoá neo tùy vào giá trị nào nhỏ hơn.

- Nhà thầu chính tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng bê tông chậm nhất
24 tiếng trước khi bơm vữa nhằm bảo vệ đầu neo sống và tránh vữa bơm tràn ra ngoài.
- Bơm vữa nên được tiến hành trong vòng 1000h kể từ ngày kéo căng cáp hoàn
thành.
- Cấp phối vữa bơm do nhà thầu thi công trình và đạt yêu cầu kỹ thuật của thiết kế
đề ra
- Vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp.
- Ximăng, phụ gia sika, nước phải được tập kết đầy đủ trước khi bơm vữa.
- Nguồn điện phải được đảm bảo ổn định trong suốt quá trình bơm vữa.
- Kiểm tra nhân công, đồ bảo hộ, thép buộc, các thiết bị đo cấp phối trước khi bơm
vữa, nếu cần thiết phải có bể chứa nước. Vận hành thử máy bơm vữa, máy trộn vữa hoạt
động bình thường.
- Trước khi bơm vữa, các bó cáp phải được vệ sinh kiểm tra có thông hay không
bằng cách thử khí.
b.

Quy trình trộn vữa
- Trộn vữa bằng máy trộn cưỡng bức 02 tầng
- Cho ximăng và nước vào tầng trên máy trộn tới mực yêu cầu. Thường là 01 đến 02
bao ximăng.
- Khởi động máy bơm vữa và cho vào phụ gia Sika NN và Sika intraplast Z theo
lượng đã định sẵn
- Trộn trong khoảng 3 phút sau đó xả ximăng xuống khoang dưới của máy trộn
thông qua màng lọc
- Mỗi mẻ trộn được trộn khoảng 03 lần như trên (06 bao ximăng)

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 21



- Các thí nghiệm vữa trước khi tiến hành bơm sẽ được thực hiện theo yêu cầu trong
chỉ dẫn kĩ thuật của TVTK ;
- Ngay sau khi các thí nghiệm vữa để kiểm tra chất lượng cần thiết đã được thực
hiện, có thể tiến hành bơm .Quy trình bơm vữa
- Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết, đầu neo sống hoặc
ống thông hơi (gọi là miệng bơm);
- Sau khi thấy vữa chui ra ống thoát ở cuối bó cáp, ta phải tiếp tục bơm vữa cho đến
khi thấy vữa thoát ra khỏi ống thoát có độ đặc chắc giống như vữa trong thùng trộn (ít
nhất phải chảy ra ngoài khoảng > 0.1 lít). Sau đó đóng ống thoát lại và tiếp tục duy trì áp
lực từ 0,1 tới 0,25 MPA để nén chặt vữa trong ống ghen;
- Quá trình bơm vữa cho mỗi bó cáp nên được thực hiện liên tục;
- Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo;
- Kiểm tra công tác bơm vữa theo qui trình: QT-DUL-03 tại Phụ lục A.
11. THỬ VỮA
a. Thử độ sệt của vữa
- Kiểm tra độ sệt của vữa là kiểm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình nón. Thời
gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra
khỏi phễu cho tới lúc hết vữa.
- Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là: từ 12 giây đến 28 giây;
- Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi
trộn vữa;
- Nếu bị lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa sớm hơn 12 giây thì tăng thời gian
trộn hoặc thêm xi măng cho mẽ trộn và nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28 giây thì
cho thêm phụ gia Sika NN vào;
- Việc thử vữa này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn hoặc theo yêu cầu của TVGS.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 22



b. Lấy mẫu vữa để kiểm tra cường độ chịu nén
- Khuôn lấy mẫu thử có kích thước 70,7x70,7x70,7 (mm). Sau khi đổ đầy vữa, đậy
khuôn lại bằng tấm kim loại. Mỗi ca làm việc 8h lấy 2 tổ mẫu 6 viên.
- Sau 18-24h tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong nước.
- Cường độ mẫu vữa phải đạt được theo yêu cầu của thiết kế.
12. AN TOÀN
a.

Khái quát
- Tất cả các kỹ sư là người chịu trách nhiệm về an toàn thi công trên công trường.
- Tất cả công nhân và kỹ thuật đều phải được phát đồ bảo hộ lao động phù hợp (mũ,

dây an toàn…);
- Khi thi công ở giàn giáo trên cao công nhân phải đeo dây an toàn;
- Toàn bộ giáo an toàn và lưới chống vật rơi của tổng thể công trình đều thỏa mãn
cho công tác thi công cáp DƯL ;
- Bất kỳ tai nạn nào xảy ra đều phải được báo cáo cho Ban an toàn của nhà thầu
chính càng sớm càng tốt;
b. Nâng vật tư và thiết bị
Vật nâng phải được treo trong trạng thái cân bằng.
Không ai được đứng hoặc làm việc phía dưới vật nâng khi nâng.
Khi xếp vật được nâng làm nhiều lớp phải đảm bảo chúng có thể nằm vững khi
nâng.
c.

Gia công và lắp đặt cáp
- Khu vực lắp đặt cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có những người trực


tiếp thi công, nhà thầu được phép vào và có thông báo trước trừ CĐT và TVGS;
- Khi thi công lắp đặt tại mép biên của tòa nhà toàn bộ kỹ sư, công nhân phải đeo
dây an toàn để tránh nguy hiểm trong quá trình lắp đặt;
- Phải có giàn giáo bao che toàn bộ mặt ngoài công trình.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 23


d.

Kéo căng cáp dự ứng lực
- Khu vực kéo cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có những người trực

tiếp thi công, đơn vị TVGS và nhà thầu chính được phép trong khu vực căng kéo;
- Cấm đi lại, đứng trước hướng kích thuỷ lực kéo ra khi thực hiện các công tác kéo
cáp để tránh trường hợp sợi cáp bị đứt bắn vào người;
- Do công nhân thực hiện công tác căng kéo thực hiện các thao tác của mình ở mép
biên công trình nên tất cả các công nhân này phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ
và thắt dây an toàn trong quá trình làm việc.
e.

Bơm vữa
Khi trộn ximăng và bơm vữa phải mang găng tay và khẩu trang chống bụi.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL

Page 24



×