Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

biến văn thời đường và ảnh hưởng của biến văn trong văn học trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÍCH ĐỒNG VĂN
(NGUYỄN THÀNH DANH)

BIẾN VĂN THỜI ĐƯỜNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN VĂN TRONG
VĂN HỌC TRUNG QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

TP.Hồ Chí Minh – 2004



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cách đánh giá và hệ
thống hóa các luận điểm đã nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Thích Đồng Văn
(Nguyễn Thành Danh)

3


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................................4
MỞ ĐẨU ...................................................................................................................7
1)Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................ 7
2)Mục đích nghiên cứu:................................................................................................. 8
3)Lịch sử vấn đề: ............................................................................................................ 9
3.1.Vị trí địa lý và lịch sử của Đôn Hoàng: ................................................................ 9
3.2.Việc phát hiện ra Tàng Kinh Động ..................................................................... 10
3.3.Quá trình nghiên cứu về Biến văn Đôn Hoàng................................................... 11
3.4.Biến văn lộ diện .................................................................................................. 13
3.5.Việc nghiên cứu Biến văn Đôn Hoàng ở Việt Nam ............................................ 21
4)Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: .................................................. 21
5)Những đóng góp mới của luận án: .......................................................................... 23
6)Bố cục của luận án ................................................................................................... 24

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VI CỦA
BIÊN VĂN ..............................................................................................................25
1.1.Bối cảnh ra đời của Biến văn ................................................................................ 25
1.1.1.Hoạt động giảng kinh trước thời Đường.......................................................... 25
1.1.2.Sự hình thành của "Xưởng đạo" ...................................................................... 28
1.1.3.Bối cảnh ra đời của Tục giảng và Biến văn ..................................................... 32
1.2.Quá trình phát triển của Biến văn......................................................................... 40
1.2.1.Sự hình thành của Tục giảng. .......................................................................... 41
1.2.2.Sự hưng thỉnh của Tục giảng ........................................................................... 44
1.2.3.Tục giảng và Biến văn ..................................................................................... 50
1.2.4.Chuyển biến - một hình thức mới của Biến văn .............................................. 55

4



1.3.Sự suy vi của Biến văn ........................................................................................... 62
1.3.1.Sự phản đối của giới Phật giáo ........................................................................ 62
1.3.2.Thái độ của giới văn sĩ ..................................................................................... 66
1.3.3.Thái độ của triều đình ...................................................................................... 68
1.3.4.Diễn biến của kỹ nghệ thuyết xướng ............................................................... 74

CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC CỦA BIẾN VĂN ...............................77
2.1.Đặc trưng cơ bản về thể thức của Biến văn.......................................................... 77
2.1.1.Văn xuôi và văn vần xen kẽ (tản vận tương gián) ........................................... 77
2.1.2.Lời dẫn nhập từ văn xuôi vào văn vần (Nhập vận sáo ngữ) ............................ 78
2.1.3.Tranh vẽ ( Biến tướng)..................................................................................... 80
2.2.Tiến trình diễn biến thể thức của Biến văn .......................................................... 83
2.2.1.Sự giảm dần nhập vận sáo ngữ ........................................................................ 85
2.2.2.Sự thay đổi tỉ lệ văn xuôi và văn vần ............................................................... 88
2.3.Văn văn trong Biến văn ......................................................................................... 94
2.3.1.Vị trí của văn vần ............................................................................................. 94
2.3.2.Hình thức của văn vần trong Biến văn ............................................................ 97
2.4.Nghi thức biểu diễn .............................................................................................. 103
2.4.1.Cách thức tiến hành Tục giảng: ..................................................................... 104
2.4.2.Nghi thức biểu diễn Biến văn (1)................................................................... 108
2.4.3.Nghi thức biểu diễn Biến văn (2)................................................................... 111
2.5.4.Biểu diễn Biến văn kết hợp Biến tướng......................................................... 117

CHƯƠNG 3: NỘI HÀM CỦA BIẾN VĂN........................................................121
3.1.Sự kế thừa truyền thông văn học truyện sử và bước đột phá ............................ 121
3.1.1.Sự kế thừa truyền thống truyện sử ................................................................. 122
3.1.2.Bước đột phá của Biến văn trong truyền thông truyện sử ............................. 125
3.2.Nội dung chủ yếu của Biến Văn .......................................................................... 131
3.2.1.Tư tưởng Phật giáo trong Biến văn Phật giáo................................................ 131


5


3.2.2.Tính tam giáo hợp nhất trong Biến văn ......................................................... 136
3.3.Tính chất dân gian trong Biến văn thế tục. ........................................................ 141
3.3.1.Đặc trưng văn học truyền khẩu ...................................................................... 142
3.3.2.Những nhân tố tham gia chuyện kể ............................................................... 148
3.3.3.Tinh thần trung quân ái quốc ......................................................................... 155
3.3.4.Quan niệm anh hùng ...................................................................................... 156
3.3.5.Pháp thuật và thần biến .................................................................................. 161
3.3.6.Đạo hiếu ......................................................................................................... 165

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN VĂN.................................................168
4.1.Thực chất của Biến văn ....................................................................................... 168
4.1.1.Những lập luận khác nhau ............................................................................. 168
4.1.2.Biến văn - kết quả sự hội nhập văn hóa ......................................................... 171
4.2.Ảnh hưởng của Biến văn đối với văn hóa Trung Quốc ..................................... 178
4.2.1.Về sự phát triển của lịch sử giao lưu văn hóa:............................................... 179
4.2.2.Về sự phát triển của phương pháp dạy học: .................................................. 180
4.2.3.Về sự phát triển của ngôn ngữ học: ............................................................... 180
4.2.4.Về sự phát triển của xã hội học và lịch sử học: ............................................. 181
4.2.5.Về sự phát triển của tôn giáo ......................................................................... 184
4.3.Ảnh hưởng của Biến văn đối với văn học Trung Quốc ..................................... 184
4.3.1.Hình thức văn học mới .................................................................................. 185
4.3.2.Ảnh hưởng của Biến văn với nội dung văn học ............................................ 188
4.3.3.Ảnh hưởng của Biến văn với thể thức của văn học ....................................... 189
4.3.4.Ảnh hưởng từ Biến văn sang Bảo quyển và những thể loại khác.................. 195

KẾT LUẬN ...........................................................................................................201
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................210

A.TIẾNG VIỆT .......................................................................................................... 210
B. Tài liệu tiếng Trung Quốc ..................................................................................... 216

6


MỞ ĐẨU

1)Lý do chọn đề tài:
Nhắc đến văn học Trung quốc, người ta thường nghĩ ngay đến Kinh Thi, Sở Từ, thơ
đời Đường, thoại bản đời Tống, hý khúc đời Nguyên, tiểu thuyết chương hồi đời Minh
Thanh.... Những tác phẩm văn học này thâm nhập sâu sắc ương mọi lãnh vực của đời
sống, phản ảnh rõ nét tư tưởng của dân tộc Trung Hoa về vũ trụ và nhân sinh. Trong dòng
chảy của nền văn học ấy, có sự đóng góp to lớn của dòng văn học ngoại lai theo tôn giáo
du nhập vào. Nền văn học mà người viết muốn đề cập đến chính là nền văn học Phật
giáo. Có một thời gian dài, Phật giáo ở Trung quốc bị xem là luồng tư tưởng ngoại lai;
nhưng trên thực tế nó là một tư tưởng hữu ích, đem lại cho giới sáng tác một nguồn tư
tưởng, một nghệ thuật sáng tác mới mẻ - phong phú và độc đáo.
Nhờ những giá trị đó mà văn hóa Trung quốc được cả thế giới nhìn nhận như một
cái nôi của văn hóa phương Đông. Các thể loại sáng tác của văn học Trung Quốc luôn có
những đề tài, diện mạo đa dạng, mới mẻ hàm chứa những thực tiễn sống động. Cho đến
nay, văn học vẫn là một bộ phận không thể thiếu được khi cần đánh giá toàn diện chiều
dài phát triển của lịch sử văn hóa Trung Hoa.
Thời gian gần đây, theo đà tiến của xã hội, văn hóa nghệ thuật đã có những chuyển
biến mạnh mẽ. Khoa nghiên cứu văn học đã có những bước tiến dài khi dùng hình thức
tiếp cận các loại hình văn học để phân tích và tìm hiểu sự hòa nhập của chúng. Thực tế
nghiên cứu cho thấy hướng tiếp cận mới mở ra nhiều khả năng trong việc đi sâu, phát
hiện và lý giải những vấn đề thuộc về bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật mà mọi hiện
tượng văn học đã và đang phát sinh - phát triển. Cách tiếp cận mới mẻ này sẽ giúp cho
người nghiên cứu có điều kiện phát hiện các quy luật nội tại, các yếu tố chi phối quá trình

hình thành và phát triển của các thể loại sáng tác, cũng như khẳng định những ưu thế
nghệ thuật đã giúp cho văn học Trung quốc tồn tại lâu dài trong tiến trình phát triển của
dân tộc Trung Hoa.

7


Từ xa xưa, Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự giao lưu văn hóa rất rộng rãi, Người
Trung Quốc tiếp thu văn hóa - văn học Ấn Độ, chuyển nó thành một phần trào lưu tư
tưởng sáng tác mang màu sắc bản địa, là một thành tựu của sự tiếp biến trên phương diện
giao lưu văn hóa. Thế nên, nghiên cứu Biến văn thời Đường và những ảnh hưởng của nó
trong văn học Trung Quốc chính là để phát hiện sự giống nhau và khác nhau trong tư duy
nghệ thuật - tư tưởng nội dung của các tác giả của hai dân tộc.
Những vấn đề nêu trên là lý do chủ yếu khiến người viết mạnh dạn chọn đề tài này.

2)Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, khám phá giá trị thẩm mỹ trong phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo
của Biến văn thời Đường, người viết nhằm đến các mục tiêu chính sau :
- Qua khảo sát, so sánh, phân tích nội dung và hình thức của Biến văn thời Đường
ảnh hưởng trong một số tác phẩm tiêu biểu của các thể loại sáng tác văn học Trung Quốc,
người viết chứng minh Biến văn thời Đường là một yếu tố đặc biệt, là mắt xích quan
trọng không thể tách rời trong suốt quá trình phát triển của văn học Trung Quốc.
Mục tiêu chính của luận án là tìm ra sự dung hòa về nội dung và hình thức của Biến
văn khi được dùng làm nền tảng cho những sáng tác văn học nghệ thuật đời sau; đồng
thời khẳng định giá trị của Biến văn thời Đường, một loai hình văn học vang bóng một
thời, được phát hiện sau một thời gian dài phủ bụi, ngủ yên tại Thạch động Đôn Hoàng.
Nhìn những thành quả mà Biến văn thời Đường để lại ta sẽ có cái nhìn khách quan
hơn đối với sự sáng tạo trên phương diện văn học nghệ thuật. Người đời trước đã tiếp thu
những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa của nước ngoài, để từ đó tiếp biến cho nền văn học
nghệ thuật bản địa, tạo nên những mảnh đất màu mỡ để trăm hoa đâm chồi nẩy lộc, nở rộ,

kết thành vạn quả to lớn như ngày hôm nay. Đó chính là cái mà chúng ta cần phải nghiên
cứu và học tập, và đó cũng chính là một trong những lý do thúc đẩy người viết nghiên
cứu luận án này.

8


3)Lịch sử vấn đề:
3.1.Vị trí địa lý và lịch sử của Đôn Hoàng:
Đôn Hoàng là một trấn quan trọng ở biên giới phía Tây Trung Quốc, nay là thành
phố Đôn Hoàng của khu tự trị Tân Cương, tỉnh Cam Túc, trên trục Con Đường Tơ Lụa,
và là cửa ngõ thông tới các quốc gia thuộc Tây Vực.
Căn cứ theo sử liệu, vào niên hiệu Nguyên Phong đời Hán, năm thứ 6 (năm 111
trước CN), Hán Võ Đế thiết lập quận Đôn Hoàng và những nơi trọng yếu của biên cương
như Ngọc Môn Quan, Dương Quan, v.v... Từ đó, Đôn Hoàng trở thành khu vực giao
thông chính giữa Trung - Tây. Đến thời Đường, Con Đường Tơ Lụa vô cùng phồn thịnh,
là trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị của Trung - Tây. Hang đá Mạc Cao của
Đôn Hoàng chính là thành quả của sự giao lưu văn hóa ấy.
Hang đá Mạc Cao toa lạc tại phía Đông Nam cách thành phố Đôn Hoàng khoảng 25
km. Hang đá được kiến tạo tại núi Minh Sa, vào niên hiệu Kiến Nguyên thứ 2 đời Bồ Tần
(năm 366), chạy dài từ Tây sang Đông. Theo sử liệu, lúc bấy giờ có một vị hòa thượng,
pháp danh là Lạc Tôn, trên đường đi truyền giáo, nhìn thấy trên vách đá giữa vùng núi
Minh Sa và núi Tam Nguy có hào quang chiếu sáng cả vùng trời giống như có nghìn Đức
Phật đang thuyết pháp, Ngài cho rằng đây là mảnh đất thiêng nên khởi công kiến tạo
hang đá, điêu khắc và họa tượng Phật để thờ phụng. Đó chính là khởi nguyên của hang
Mạc Cao. Trong thời gian từ Bắc Ngụy, Tây Nguy, Bắc Chu, Tùy, Đường và mãi đến
triều đại nhà Nguyên, tất cả trước sau trải qua 11 triều đại với hơn nghìn năm kiến tạo.
Theo Sử ký thì đến thời Võ Tắc Thiên đời Đường, các môn đồ Phật giáo đã mở rộng tới
hơn một ngàn hang đá với trên một nghìn tượng, vì thế, gọi hang Mạc Cao là động Ngàn
Phật (Thiên Phật động). Đến nay chỉ còn có khoảng 492 hang đá. Diện tích tranh vẽ có

trên 45.000 m2, với khoảng 2.000 bức tranh vô cùng tinh vi cùng 5 tòa lâu các bằng gỗ
được kiến tạo vào thời Đường và Tống.

9


3.2.Việc phát hiện ra Tàng Kinh Động
Trong số các hang đá tại Mạc Cao, hang động mang ký hiệu số 17 lại có ngách hang
ngầm tường kép. Đặc biệt nhất là hầm Tàng Kinh, trong đó cất giấu chừng khoảng ba vạn
quyển, đều là các văn kiện và tác phẩm nghệ thuật. Thạch quật Mạc Cao chính là hang đá
có quy mô lớn nhất, có thời gian lịch sử lâu dài nhất, có nội dung phong phú nhất của
Trung Quốc và trên thế giới hiện nay. Đó là những di sản kiến trúc nghệ thuật - văn hóa
hết sức quý báu không chỉ là của Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo thế giới mà là của
toàn nhân loại. Nó còn là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu đời sống và sự
liên hệ giao lưu giữa Trung - Tây trong thời kỳ cổ đại.
Theo đa số học giả, việc bịt đóng ngách hang có buồng kép xảy ra vào đầu thời Bắc
Tống, lúc Tây Hạ xâm phạm vùng Đôn Hoàng. Hòa thượng giữ động đem rất nhiều văn
hiến cất giấu vào trong buồng đá rồi ngụy trang bên ngoài. Thời gian đóng cửa hang có
thể là vào năm cảnh Hựu thứ 2 triều vua Tống Nhân Tông, tức năm Quảng Vận thứ 2 nhà
Tây Hạ (năm 1035). Những văn hiến này đã được giấu kín trong đó suốt hơn 900 năm.
Cho đến năm Quang Tự thứ 25 (1899) triều Thanh, đạo sĩ Vương Viên Lục mới tình cờ
phát hiện. Việc phát hiện này đã làm chấn động giới học giả trên khắp toàn cầu. Bên
trong hầm được chất đầy sách vở từ thế kỷ thứ in đến thế kỷ thứ XI, thuộc các lĩnh vực
kinh điển của tôn giáo, y dược, triết học, kinh tế, quân sự, xã hội học, v.v... trong đó kinh
điển Phật giáo chiếm trên 80%.
Sau khi Tàng Kinh động được phát hiện, tháng 5 năm 1907, nhà địa lý học người
Hunggari S. Aurel Steine đem theo một phiên dịch họ Tưởng tới khu vực Cam Túc. Ong
ta nghe nói trong hang đá ở Thiên Phật động tại Đôn Hoàng có tàng trữ vô số sách vở
chép tay và đồ họa bảo vật, bèn nghĩ cách chiếm giữ và đã mang đi 24 hòm các bản chép
tay cùng 5 hòm đồ họa và đồ cổ. Những thứ này đều là văn hiến quan trọng về lịch sử

văn hóa cổ đại Trung quốc. Sau đó không lâu, Bá Hi Hòa (Paul Pelliot) cũng tới Trung
Quốc sưu tầm và cũng đem đi không ít. Triều đình nhà Thanh biết chuyện, ra lệnh thu
thập và chuyển tất cả các bản chép tay về kinh đô. Đến lúc này thì kho báu ở Tàng Kinh
Động Đôn Hoàng chỉ còn lại không đầy một phần ba, quá nửa trong số đó là kinh Phật

10


cùng các văn bản tàn khuyết. Các tài liệu tốt đều bị đưa đến các bảo tàng, thư viện của
Anh -Pháp. Hiện có 6.000 quyển được lưu giữ ở Luân Đôn, 1.500 quyển được lưu giữ ở
Paris, khoảng 6.000 quyển lưu giữ ở Bắc Kinh, một số được lưu giữ ở Nga, còn một số
nằm trong tay tư nhân....
Ban đầu, những tàng quyển này chỉ được xem là đồ cổ để sưu tập cất giữ. Sau này,
khi được chỉnh lý một cách hệ thống và đi sâu tìm hiểu thì mới phát hiện đây là những tư
liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử, địa lý, chủng tộc, xã hội, kinh tế, tôn giáo, mỹ
thuật, ngôn ngữ và văn học Trung Á..V.V. Từ đó ngành "Đôn Hoàng học" trở thành một
môn học không thể thiếu trong việc nghiên cứu văn học, văn hóa Trung Quốc. Hiện nay,
có hơn 20 quốc gia tham gia vào Đôn Hoàng học hội để học tập và nghiên cứu.
3.3.Quá trình nghiên cứu về Biến văn Đôn Hoàng
Do một số bản chép tay có lời đề - lời bạt, nên có thể khảo cứu niên đại của Biến
văn Đôn hoàng sớm nhất là vào đầu thế kỷ thứ 5 (sau Công nguyên), muộn nhất là vào
cuối thế kỷ thứ 10. Về nội dung, ngoài 9/10 là kinh Phật và một số ít là kinh điển Đạo
giáo, còn có khá nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc bị thất truyền, như thơ của Vương
Phạm Chí, bài trường thi "Tần Phụ ngâm" của Vi Trang cùng rất nhiều ca từ và tiểu
thuyết dân gian, trong đó quan trọng nhất là Biến văn.
Thời gian gần đây, những người chú ý đến loại Biến văn này ngày càng nhiều. Họ
hoặc tới thư viện và bảo tàng Anh - Pháp để sao chép, hoặc tới Bắc Kinh để nghiên cứu,
hoặc đem các tài liệu đã có hiệu đính in ấn. Thế là loại sách chép tay từng bị chôn giấu
gần một ngàn năm này dần dần được bày ra trước mắt mọi người. Việc hiệu đính, sao lục
các tác phẩm Biến văn đại để đã bắt đầu từ sách " Đôn Hoàng linh thập" của học giả La

Chấn Ngọc, cái mà sách này gọi là " ba loại Phật khúc" (Phật khúc tam chủng) thực ra
chính là một loại Biến văn. Sau đó ít lâu, sách " Đôn Hoàng chuyết tỏa" do LƯU Phục
biên tập, sách "Đôn Hoàng tùng sao" do Hướng Đạt biên tập, sách " Đôn Hoàng tạp lục"
do Hứa Quốc Lâm biên tập lần lượt được giới thiệu đến công chúng. Năm 1954, sách
"Đôn Hoàng Biến văn vựng lục" do Chu Thiệu Lương biên tập mới trở thành chuyên thư.

11


Năm 1957, các học giả Hướng Đạt, Vương Trọng Dân v.v... biên tập sách " Đôn Hoàng
Biến văn tập". Đó là tập đại thành của Biến văn Đôn Hoàng.
Tạm chia các học giả chuyên nghiên cứu Biến văn thành các nhóm theo các khu vực
sau :
Các vị học giả hiện ở Trung Quốc như Vương Trọng Dân, Chu Thiệu Lương hiệu
đính biên tập Biến văn; Tôn Khải Đệ nghiên cứu kết cấu Biến văn, nghi thức tục giảng;
Hướng Đạt nghiên cứu tục giảng. Thiệu Vinh Phấn nghiên cứu biệt tự trong các quyển
viết tay ở Đôn Hoàng và phương âm vùng Tây Bắc thời Đường Ngũ Đại; Tưởng Lễ
Hồng khảo cứu giải thích tự nghĩa Biến văn..v.v.. Họ đều đạt được những thành tựu đáng
kể.
Các học giả như Tôn Kỳ Dục, Trần Tộ Long, Trần Khánh Hạo, Tả Cảnh Quyền,
Vương Gia Dục, Hầu cẩm Lang, v.v... định cư ở Pháp, nghiên cứu thấu đáo các tư liệu
như các quyển viết tay Đôn Hoàng được lưu giữ tại thư viện quốc dân Paris và các phướn
vẽ (họa phan) được lưu giữ tại bảo tàng Guimet. Tô Oanh Huy định cư tại Hồng Kông lúc
trẻ đã từng nghiên cứu tại thực địa Đôn Hoàng, mấy chục năm nay vẫn không ngừng
nghiên cứu sâu về Đôn Hoàng học; Nhiêu Tông Di cũng thường đến Paris để nghiên cứu
các văn bản Đôn Hoàng gốc. Trương Hồng Niên định cư tại Mỹ, lấy ngôn ngữ Biến văn
làm đề tài luận án Tiến sĩ tại Đại học California.
Ở Nhật Bản, Tiểu Xuyên Hoàn Thụ và Kim Cương Chiếu Quang là những chuyên
gia nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc và các trước tác của Biến văn; Nhập Thỉ Nghĩa
Cao thì nghiên cứu tự nghĩa của Biến văn. Richard E. Strasberg (người Mỹ) nghiên cứu

cả giảng kinh văn và giảng kinh Biến văn.
Học giả Đài Loan như Phan Trọng Quy chuyên nghiên cứu về cách viết theo lối dân
dã (tục tả văn tự) trong các quyển viết tay ở Đôn Hoàng, Tăng Vĩnh Nghĩa nghiên cứu về
kết cấu của Biến văn, uất Thiên Thông nghiên cứu về tục giảng đời Đường, Tạ Hải Bình
chuyên nghiên cứu Biến văn mang tính chất giảng sử, Lý Điện Khôi nghiên cứu về cách
hiểu và cách đọc (giải độc) các bản viết tay Đôn Hoàng, Kim Vinh Hoa làm bản tóm tắt

12


(đề yếu) các quyển được lưu giữ tại bảo tàng Luân Đôn, Thiệu Hồng chuyên nghiên cứu
giảng kinh văn, Dương Tây Hoa nghiên cứu về mối quan hệ giữa Biến văn và nhu cầu
của đại chúng..V.V..
Ngoài ra, có rất nhiều các vị học giả chuyên nghiên cứu về lịch sử văn học, thanh
vận học, Phật học, mỹ thuật hoặc lịch sử biên cương, v.v... nhưng đều có đề cập tới Biến
văn.
3.4.Biến văn lộ diện
Theo đà các tác phẩm Biến văn không ngừng được phát hiện, những luận văn
nghiên cứu có liên quan ngày càng nhiều, như thế sự hiểu biết về Biến văn cũng bắt đầu
trở nên rõ ràng và chính xác. Tháng 3 năm 1931, tờ Tiểu thuyết Nguyệt báo đăng bài "
Tục văn học Đôn Hoàng" (Đôn Hoàng đích tục văn học), Trịnh Chấn Đạc lần đầu tiên
dùng tên gọi " Biến văn". Sau này, học giả Trịnh Chấn Đạc viết " Lịch sử văn học Trung
Quốc" có kèm tranh ảnh minh họa (Sáp đồ Trung Quốc văn học sử), " Lịch sử văn học
thông tục Trung Quốc" (Trung Quốc tục văn học sử) dùng nhiều trang bàn về "Biến văn".
Nhờ thế, tên gọi "Biến văn" dần dần được lưu hành rộng rãi và được sử dụng cho
đến ngày nay.
Song tên gọi của "Biến văn", nguồn gốc của Biến văn vẫn còn là một vấn đề khó,
giới học thuật lâu nay phải tốn biết bao tâm huyết và giấy mực nhưng dường như vẫn
chưa tìm được câu trả lời khiến người ta vừa ý.
Gần đây, giới học thuật tương nghiêng về ý kiến cho rằng "Biến văn" có quan hệ

với một loại khác, đó là một loại tranh vẽ được gọi là "Biến tướng". "Biến" trong " Biến
văn" tức là " biến" trong "Biến tướng", đại để có nghĩa là "biến hóa", "biến hiện", "biến
dị"... "Biến tướng" là tranh truyện tương tự như tranh liên hoàn. "Biến văn" vốn là lời
thuyết minh bằng văn tự của "Biến tướng". Sau này, "Biến văn" thoát ly "Biến tướng"
thành một loại thể tài văn học thông tục. Trong mục "Biến văn", chương 6, Trung Quốc
tục văn học sử, ông Trịnh Chấn Đạc có nói rằng: Cũng giống như "Biến tướng", cái gọi
là "biến" trong "Biến văn" hẳn là chỉ cái ý "biến canh" (biến cải, biến đổi) bản văn của

13


kinh Phật mà trở thành tục giảng. "Biến tướng" có nghĩa là "đồ tướng" (tranh vẽ hình
tướng) của kinh Phật.
Phó Vân Tử trong bài "Tục giảng tân khảo" viết: Biến văn vốn là thứ giúp cho tranh
Biến tướng, "biến" là nghĩa của Phật: "thuyết pháp thần biến". Hàm nghĩa của "Biến văn
" và "Biến tướng" là đồng nhất, chỉ có điều là phương thức biểu hiện khác nhau. Một
đằng là dùng văn từ, một đằng là dùng tranh vẽ. Dùng tranh vẽ để biểu hiện về không
gian thì gọi là "tranh Biến tướng", dùng văn từ dạng khẩu ngữ để triển khai về thời gian
thì gọi là "Biến văn".
Chu Nhất Lương trong bài "Độc Đường đại tục giảng khảo" cho rằng : "Biến văn"
có nghĩa là "văn" của "Biến tướng". "Kinh biến" vốn là tranh kể sự tích, sau này trở nên
thông tục, lại vứt bỏ kinh điển mà nó vốn dĩ đã dựa vào, rồi dùng thể văn đương thời
thuật lại sự tích trong tranh, thế là liền trở thành "Biến văn" ... Đại để "Biến văn" bắt
nguồn từ "văn" của "Biến tướng", sau này khách cướp ngôi chủ, thế là "văn" dần dần
độc lập và "biến" mà " văn" đó dựa vào ngược lại đã biến mất.
Về nguồn gốc sâu xa của loại hình thức văn học " Biến văn" này, chủ yếu có mấy ý
kiến sau:
1.Bắt nguồn từ nhạc cũ Thanh Thương :
Hướng Đạt trong "Đường đại tục giảng khảo" viết: Muốn lần cho ra nguồn gốc sâu
xa của "Biến văn", theo ý riêng tôi thì nên tìm từ trong nhạc cũ Thanh Thương của Nam

triều. Trong nhạc Thanh Thương, vốn có một loại gọi là "biến", tổ chức của nó cũng khá
phức tạp: Cái gọi là "Tống thanh" có khi chính là "tiết tử" (màn giáo đầu) và "Vĩ thanh"
- loại như " Minh quân" nhiều tới mấy trăm lời, "Ba trăm lộng" (làn điệu) thì quy mô đồ
sộ của nó cũng dường như chẳng phải là thứ mà ca khúc phổ thông có thể so sánh được.
" Biến văn" đời Đường chắc hẳn cũng có thể phổ nhạc ... Và tổ tiên của nó có khi chính
là một loại “biến ca” trong nhạc cũ Thanh Thương.
2.Có nguồn gốc từ việc phiên dịch Phật điển:

14


" Trung Quốc tục văn học sử" của Trịnh Chấn Đạc nói rằng: Nguồn gốc của "Biến
văn " tuyệt đối chẳng thể tìm thấy từ trong văn tịch bản địa. Chúng ta biết rằng văn tịch
An Độ ngay từ rất sớm đã sử dụng thể văn tổ hợp giữa văn xuôi với văn vần. "Bản sinh
man luận" của Mã Minh cũng từng được giới thiệu ở Trung Quốc. Một bộ phận tăng lữ
đã được Phật giáo Ân Độ đào luyện, đại để khi giảng kinh đã từng ra sức mổ phỏng loại
văn thể mới này để thu hút sự chú ý của người nghe. Từ đời Đường về sau, rất nhiều văn
thể mới của Trung Quốc đều đã in dấu của loại kết cục văn xuôi tổ hợp với văn vần. Các
tăng lữ giảng xướng "Biến văn" là những người có công nhất trong việc truyền bá kết
cấu của loại văn thể mới này.
3.Có nguồn gốc từ thể phú, ca dao, tự sự sẩn có của Trung Quốc:
"Biến văn " còn hấp thụ ảnh hưởng của văn học Phật giáo như bài "Thử bàn về sự
sản sinh và ảnh hưởng của “Biến văn” của Vương Khánh Thúc: Trung Quốc đã có phú
Hán phô bày văn vẻ, kể lể sự vật thơ tự sự trong dân ca Nhạc phủ vừa dùng văn xuôi vừa
dùng văn vần. Thơ ca và âm nhạc trong truyền thống văn học Trung Quốc vốn chẳng
tách rời nhau, vì vậy, khi gặp được những thể chế dùng văn xuôi để kể sự tích trong kinh,
văn vần để ca xướng phạm bối thì tăng nhân tục giảng và nghệ nhân dân gian đem hai
thứ kết hợp lại, thế là sản sinh ra "Biến văn". Bởi vậy, tôi cho rằng "Biến văn" là một
loại thoại bản của dân gian đương thời, dùng phương thức tục giảng để kể truyền thuyết
và sự tích lịch sử. Còn tục giảng cũng có thể là đã sử dụng ca khúc của hình thức dân

gian và phương thức thuyết thoại để tạo sự hấp dẫn cho người nghe.
Theo thuyết "nhạc cũ Thanh Thương" thì trừ trong Nhạc phủ có "biến ca" cùng một
số "khúc tử " lấy tên là "biến" ra, còn lại dường như không giải thích được; thuyết "phiên
dịch Phật điển" thì lại bỏ qua nhân tố nội tại của sự phát triển văn học, thuyết thứ ba thì
đã xem xét đến các nhân tố bên trong và bên ngoài của sự sản sinh và phát triển của
"Biến văn".
Do nhiều nguyên nhân mà đại đa số những bản chép tay này, bản thân chúng đại đa
số đều không có tiêu đề. Một số quyển vốn có tiêu đề nhưng lại có các tên gọi như "Biến
văn", "biến", "nhân duyên", "duyên khởi", "giảng kinh văn", "phú", "thoại", "thi", "từ

15


văn", "truyện" v.v... khác nhau. Mặc dầu chỉ có 8 - 9 tác phẩm vốn đề tên là "Biến văn"
hoặc " Biến", nhưng cũng thường là đề trước đề sau không thống nhất, quyển này khác
với quyển kia. Việc phân biệt thể loại "Biến văn" cũng đã trở thành một vấn đề mà giới
học thuật không ngừng tranh luận. Những nhà nghiên cứu tảo kỳ nói chung có khuynh
hướng dùng "Biến văn" làm tên gọi chung cho các tác phẩm văn học giảng xướng tìm
thấy ở Đôn Hoàng, như " Trung Quốc tục văn học sử" của Trịnh Chấn Đạc, " Tục giảng
tân khảo" của Phó Vân Tử, " Đàm Biến văn" (Bàn về Biến văn) của Quan Đức Đống đều
chia Biến văn ra làm hai loại lớn : Loại giảng sự tích Phật và loại giảng sự tích phi Phật
giáo, bao gồm các loại : Giảng kinh văn, duyên khởi, truyện v.v... Sau này, " Đôn Hoàng
Biến văn vựng lục" của Chu Thiệu Lương, "Đôn Hoàng Biến văn tập" cửa Vương Trọng
Dân và Vương Khánh Thúc, đã thu gom tất cả các tác phẩm thuộc loại thuyết xướng.
Vương Trọng Dân trong "Báo cáo nghiên cứu Biến văn Đôn Hoàng" viết:
"Đôn Hoàng Biến văn tập" căn cứ hình thức và nội dung của "Biến văn" mà chia ra
làm hai loại lớn : Một loại là giảng xướng kinh Phật và sự tích nhà Phật, một loại là
giảng sự tích lịch sử nước ta. Loại thứ nhất lại có thể chia ra làm ba loại nhỏ : Một loại
dựa theo kinh văn của kỉnh Phật, lúc đầu giảng giải một cách thông tục, sau đó dùng
xướng từ giải thích lại một lần nữa; một loại giảng sự tích Thái tử Thích Ca Mâu Ni xuất

gia thành Phật; một loại giảng sự tích đệ tử Phật và sự tích Phật giáo. Hai loại sau đều
có thuyết cố xướng. Loại thứ hai cũng có thể chia ra làm ba loại nhỏ, nhưng không chia
theo nội dung mà chia theo thể tài : Loại thứ nhất có thuyết có xướng, loại thứ hai có
thuyết mà không có xướng và loại thứ ba là đối thoại. Cách phân loại và thứ tự sắp xếp
trong khi phân loại cũng thật sự phản ảnh toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển và
chuyển biến thành thoại bản của "Biến văn".
Giảng kinh văn là hình thức ban đầu của Biến văn. Từ giảng kỉnh văn diễn hóa
thành Biến văn giảng sự tích Phật giáo và sự tích lịch sử, cuối cùng chuyển thành thoại
bản. Trong các giai đoạn khác nhau, người ta dùng các tên gọi khác nhau, trong các đề
tài khác nhau lại mang những tên gọi vốn đã có sẵn. Trong thời kỳ toàn thịnh Biến văn
được dùng làm tên chung cả một loạt tác phẩm văn học. Đây là nguyên nhân nhằm giải

16


thích lý do dùng một danh từ "Biến văn" để gọi cho loại tác phẩm văn học đã được phát
hiện ở Đôn Hoàng là tương đối thích nghỉ và tương đối chính xác.
Trong bài "Lời dẫn" của sách "Đôn Hoàng Biến văn tập" Hướng Đạt viết: "Có một
số đầu đề ghi tên là Biến văn. Song như thế không phải có thể nhất loạt gọi là Biến văn
?". Ông đưa ra kết luận : "Tác phẩm thể thuyết xướng thịnh hành trong chùa chiền đời
Đường chính là thoại bản của tục giảng. Biến văn v.v... chỉ là một loại danh xưng (tên
gọi) của thoại bản mà thôi !".
Kỳ thực, ngay từ những năm 30 - 40, Hướng Đạt đã từng giải thích: Thuyết giả (chỉ
các nhà nghiên cứu), cho rằngnên gọi thoại bản thuyết giảng là Biến văn, nhưng xét kỹ
lại thì không thể thế được! Mục Liên biến, Hàng ma biến, Vương Lăng biến, Thuấn tử chí
hiếu biến v.v... phần nhiều đặt tên là Biến văn, cố nhiên là như vậy ! Song "Quý Bố ma
trận từ văn"vốn dĩ lấy " từ văn" hoặc "truyện văn" làm tiêu đề. Còn những thứ được gọi
là "áp tọa văn", "duyên khởi" cùng các thiên phô diễn toàn kinh không có tên gọi, nhưng
về thể tài thì khác hẳn Biến văn. Nay gọi chung chúng là Biến văn, lấy một phía để khái
quát toàn thể, như vậy là gượng ép.

Chịu ảnh hưởng của Hướng Đạt, năm 1963, Chu Thiệu Lương phát biểu bài "Bàn
về văn học dân gian đời Đường"(Đàm Đường đại dân gian văn học), chia các tác phẩm
thuộc loại thuyết xướng ở Đôn Hoàng ra làm các loại: Biến văn, tục giảng văn, từ văn, thi
thoại, thoại bản và phú (Sau này, trong bài "Biến văn đời Đường" và "Đường đại Biến
văn cập kỳ thư", Chu Thiệu Lương sửa đổi lại cách phân loại sửa "Tục giảng văn" thành
"Giảng kinh văn" và đặt thêm loại "Nhân duyên").
"Mấy điểm nghiên cứu tìm tòi về Biến văn" (Quan ư Biến văn đích kỷ điểm thám
sách) của Trình Nghị Trung (1963) chủ trương " Biến văn" và "giảng kinh văn" thực ra
chẳng phải là văn thể giống nhau. Vì vậy, trong khoảng thời gian đó, ý kiến này dường
như chiếm thế thượng phong. Các bài "Biến văn là gì ?" (Thập ma thị Biến văn) của Bạch
Hóa Văn, "Tìm hiểu bước đầu về thể chế và loại hình văn học giảng xướng Đôn Hoàng"
(Đôn Hoàng giảng xướng văn học đích thể chế cập loại hình sơ thám) của Trương Hồng

17


Huân, "Bàn về Biến văn dân gian Đôn Hoàng" (Luận Đôn Hoàng dân gian Biến văn) của
Cao Quốc Phiên đều là những tác phẩm có cùng cách lý giải như vậy.
Song theo người viết, mọi người đã thừa nhận "Biến văn" vốn là văn của "Biến
tướng", thế thì ý kiến của Vương Trọng Dân cho rằng "Giảng kinh văn là hình thức ban
đầu của Biến văn, thời kỳ sản sinh sớm nhất trong Biến văn" sẽ không phải là không có
căn cứ. Đại Đường Đại Từ Âm tự Tam Tạng pháp sư truyện, quyển 9, có viết:
Ngày 5 tháng Chạp năm Hiển Khánh thứ nhất, pháp sư lại một lần nữa chúc mừng
ngày đầy tháng của Phật Quang Vương, dâng pháp phục v.v..., tâu rằng : "Dám xin dâng
tên Bát Nhã tâm kinh, chữ vàng một quyển kèm hòm và Báo ân kinh biến một bộ". Có học
giả cho rằng "Báo ân kinh biến", trong đó phải là chỉ "Phật báo ân kinh giảng kinh văn"
(Bản chép tay ở Đôn Hoàng có một loại "Song ân ký", tức là giảng kinh văn diễn giải "
Phật báo ân kinh").
Nếu sự suy đoán này là đáng tin thì sẽ làm rõ thêm cho thuyết của Vương Trọng
Dân. Ngoài ra, xét những Biến văn nguyên đề là "Thuấn tử chí hiếu Biến văn", "Lưu gia

Thái tử Biến văn" (đề ở dưới quyển, đề ở đầu là "Tiền Hán Lưu gia Thái tử truyện văn")
thì có thể thấy thể tài của Biến văn có thể là văn vần và văn xuôi kết hợp, cũng có thể
toàn bài là văn vần hoặc toàn bài là văn xuôi. Còn "Nhân duyên" với "Biến văn" thì tên
tuy khác, nhưng thực chất là một. Điều này càng được chứng minh đầy đủ ngay trong bản
thân các bản chép tay về Biến văn Đôn Hoàng. Loại ý kiến chỉ căn cứ vào sự khác biệt về
tên gọi được ghi ở các bản chép tay mà cho rằng giảng kinh văn, nhân duyên, từ văn,
thoại v.v... không thuộc Biến văn, là chưa thỏa đáng.
Một học giả nổi tiếng ở Đài Loan là Phan Trọng Quy cho rằng: "Biến văn là tên gọi
thông tục của văn thể một thời, thực chất của nó là sự tích (cố sự). Giảng kinh văn, duyên
khởi, nhân duyên, từ văn, thi, phú, truyện, ký v.v... chẳng qua là áo ngoài của nó. Biến
văn sở dĩ có nhiều tên gọi khác nhau chính là vì khi nó kể sự tích, dùng nhiều loại văn thể
khác nhau để diễn đạt"
Đây là kết luận đáng được coi trọng.

18


Sự phát hiện và nghiên cứu Biến văn có những ý nghĩa gì ?
Về vấn đề này, Trịnh Chấn Đạc đã có một đoạn rất hay, xin trích dẫn ra đây:
"Trong nhiều văn thư quan trọng của Trung Quốc được phát hiện tại Đôn Hoàng,
Biến văn phải được coi là quan trọng nhất. Trước khi Biến văn được phát hiện, chúng ta
quả thật chẳng biết bình thoại vì sao lại đột nhiên được sản sinh ra vào đời Tống ? Lai
lịch của chư cung điệu là như thế nào ? Bảo quyển, cổ từ và đàn từ thịnh hành vào hai
đời Minh Thanh rốt cuộc là sản phẩm của thời cận đại hay là từ xưa đã có rồi ?
Rất nhiều vấn đề quan trọng về lịch sử văn học đều trở thành nghi án và khó có lời
giải đáp xác định. Nhưng từ trước năm 30, sau khi Sử Thản Nhân mở kho báu Đôn
Hoàng và đã phát hiện thấy một loại văn thể là Biến văn thì chúng ta mới dần dần có thể
được giải quyết mọi điều nghỉ vấn. Chúng ta mới tìm được một mắt xích giữa văn học cổ
đại và văn học cận đại. Chúng ta mới biết giữa thoại bản Tống Nguyên và tiểu thuyết Lục
triều cùng truyền kỳ đời Đường thực ra không có quan hệ nhân quả. Chúng ta mới biết rõ

sách như loại bảo quyển, cổ từ và đàn từ chi phối tư tưởng dân gian hơn ngàn năm nay,
lai lịch của chúng vốn là như vậy ĩ Phát hiện này khiến việc tìm hiểu nghiên cứu lịch sử
văn học Trung Quốc của chúng ta đổi mới diện mạo. Quan hệ này to lớn khác thường ĩ
Việc phát hiện ra Biến văn lại khống chỉ là đã phát hiện thấy nhiều tác phẩm nổi tiếng
mà còn giúp cho lịch sử văn học cận đại giải quyết được nhiều vấn đề nan giải.
Đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta hơn mười năm nay vì sao coi trọng việc
phát hiện ra Biến văn đến như vậy !”
Đoạn phát biểu này của Trịnh Chấn Đạc chủ yếu là nhìn từ góc độ văn học. Về
phương diện ngôn ngữ thì Biến văn tiếp cận với khẩu ngữ đương thời, giữ được một
lượng lớn tư liệu khẩu ngữ. Đối với việc nghiên cứu sự diễn biến ngôn ngữ cổ kim, cội
nguồn bạch thoại Tống Nguyên thì điều này có giá trị tham khảo lớn. Lã Thúc Tương
xem tác phẩm tục văn học Đôn Hoàng mà Biến văn Đôn Hoàng là đại biểu, là đường
ranh giới giữa Hán ngữ cận đại và Hán ngữ cổ đại, chứng tỏ bất kể là về phương diện văn
học hay ngôn ngữ Biến văn Đôn Hoàng đều có giá trị to lớn.

19


Chính vì Biến văn Đôn Hoàng có giá trị to lớn về nhiều mặt như vậy, cho nên ngay
từ ngày được phát hiện, nó đã gây sự quan tâm chú ý rộng rãi của giới học thuật trong và
ngoài nước, chẳng những luận văn nghiên cứu ngày càng nhiều mà các tập bản, hiệu bản
và chú bản (bản biên tập, bản hiệu đính và bản chú giải liên tục xuất hiện.
Trong thời gian lưu học tại Bắc Kinh, người viết đã vào các thư viện lớn như: Thư
viện Bắc Kinh, Thư viện Đại học Bắc Kinh, Thư viện Đại học Ngôn Ngữ Văn Hóa Bắc
Kinh, Thư viện Đại học Sư Phạm Bắc Kinh....và cùng với những công cụ thông tin hiện
đại, người viết thâm nhập vào thư viện của các trường nổi tiếng ở các tỉnh khác như : Đại
học Lan Châu, Đại học Tứ Xuyên... tìm hiểu những tư liệu liên quan về Biến văn Đôn
Hoàng.
Tháng 10 năm 2002, vì muốn chứng thực những gì mà sách vở mô tả, cùng với sự
háo hức muốn tận mắt nghiên cứu, quan sát những gì mà ngàn xưa để lại tại Đôn Hoàng,

với sự hỗ trợ của Giáo sư Mã Khắc Thừa, Khoa Đông Phương học thuộc Đại học Bắc
Kinh; cùng với các bạn chung chí hướng như : Minh Hồng nghiên cứu sinh Việt Nam tại
Đại học Sư Phạm Thủ Đô Bắc Kinh, Khương Hải, Phước Lộc nghiên cứu sinh Việt Nam
tại Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, tác giả luận án đã vượt qua chặng đường dài trên sa mạc
nóng bỏng, tận mắt quan sát thạch quật Mạc Cao. Nhờ sự liên hệ từ trước của Giáo sư Mã
Khắc Thừa, đoàn đã được Viện nghiên Cứu Đôn Hoàng cho người hướng dẫn thuyết
minh tận tình về các nền văn hoa Đôn Hoàng và khảo sát tư liệu tại thư viện của Viện
Nghiên cứu Đôn Hoàng.
Có tận mắt quan sát, tận tay chạm đến, mới thấy sững sờ trước những kiệt tác mà
Đôn Hoàng đã để lại cho nhân loại là vô tiền khoáng hậu. Những gì mà ương sách vở
nghiên cứu mô tả chỉ là một phần nào so với những gì mà thạch quật Mạc Cao lưu giữ.
Có thể nói, trãi qua bao gian lao khổ cực, nhọc nhằn giữa sa mạc mênh mông của
Đôn Hoàng được đến tận nơi nhìn tận mắt những thành quả của người xưa, người viết đã
cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Vì theo những người hướng dẫn tại địa phương, thì có thể
nói đoàn của người viết là những người Việt Nam đầu tiên đặt chân tới Thạch động Đôn
Hoàng!

20


3.5.Việc nghiên cứu Biến văn Đôn Hoàng ở Việt Nam
Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài của luận án, người viết đã tìm đến các nhà
sách lớn, các thư viện lớn của thành phố, trao đổi với các vị Giáo sư chuyên ngành về văn
học nước ngoài, các giáo sư chuyên ngành về Hán Nôm...nhưng vẫn không thể nào tìm ra
được những tài liệu tham khảo về Biến văn Đôn Hoàng tại Việt nam. Trong các sách
chuyên về văn học Trung quốc được dịch qua tiếng Việt làm tài liệu tham khảo cho mảng
văn học nước ngoài, phần văn học đời Đường có đề cập đến Biến văn, nhưng chỉ lướt sơ
qua vài trang, không có tác phẩm nào bàn cụ thể về Biến văn Đôn Hoàng.
Dụng tâm của người viết không phải nhằm đề cao văn học Phật giáo, mà chỉ muốn
giới thiệu tường tận thể loại Biến văn Đôn Hoàng này nhằm rút tỉa những cái hay cái đẹp

của văn học và văn Trung Quốc từng thành công rực rỡ với sự tiếp biến của Biến văn.

4)Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là Biến văn thời Đường và những tác động cùng ảnh
hưởng của nó trong văn học và văn hoa Trung Quốc.
• Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát chính của luận án :
- Những văn bản, thư tịch, đồ họa, phim ảnh, tư liệu liên quan đến đề tài.
- Những trước tác - bình luận - chú giải của các học giả' trên lãnh vực nghiên cứu
Đôn Hoàng Học và văn học Trung quốc chuyên sâu nhất là các tác phẩm nghiên cứu liên
quan đến Biến văn Đôn Hoàng.
• Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết tiến hành phỏng vấn các học giả chuyên về
Đôn Hoàng học, Biến văn Đôn Hoàng... của Học hội Đôn Hoàng, Viện nghiên cứu Đôn
Hoàng Đại học Bắc Kinh cùng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp của phương pháp
luận nghiên cứu văn học :

21


• Phương pháp so sánh lịch sử - loại hình:
Ngày nay, sự giao lưu văn hóa giữa các nền học thuật của các dân tộc đã trở thành
một hiện tượng có tính chất phổ biến. Nền học thuật của các tôn giáo của các dân tộc có
sự gắn bó mật thiết với nhau. Dùng phương pháp so sánh văn hóa, với tư cách là một lãnh
vực nghiên cứu khoa học về văn chương - văn hóa -con người - xã hội - và các mối liên
hệ tinh thần giữa các dân tộc, nhân loại ngày càng trở thành một công cụ góp phần vào
việc làm cho dân tộc và toàn nhân loại cùng các học thuật tôn giáo hiểu biết chính mình hiểu biết lẫn nhau, vì một nền hòa bình - tiến bộ của một quốc gia - dân tộc.
Người viết dùng phương pháp này để nghiên cứu sự hình thành, phát triển, ảnh
hưởng của Biến văn trong văn học văn hóa Trung quốc. Ảnh hưởng này dù trực tiếp hay

gián tiếp cũng đã đặt tư tưởng - giáo lý Phật giáo vào các sáng tác văn học Trung quốc
trong bối cảnh xã hội đương thời mà Biến văn được hình thành, từ đó tìm ra những đặc
điểm chung và riêng về mặt sáng tạo nghệ thuật. Theo người viết, đây là một kết quả rất
khả quan.
• Phương pháp thống kê - hệ thông:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát thống kê tỷ lệ mà Biến văn được
thừa hưởng để hình thành, nhằm đánh giá vị trí và ảnh hưởng của Biến văn trong văn học
văn hóa Trung quốc. Qua đó, làm rõ hơn ảnh hưởng cũng như tác động sâu sắc của Biến
văn đối với các thể loại văn học. Đó là mối quan hệ tiếp thu - chuyển biến - sáng tạo giữa
những phạm trù chuẩn mực và sự phá cách độc đáo, nhằm xác định rõ hơn những nét
tương đồng và dị biệt của tư tưởng văn học Phật giáo và tư tưởng văn học Trung quốc
trong Biến văn.
• Phương pháp phân tích đối chiếu:
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu, phát hiện những đặc điểm của
Biến văn trong các thể loại văn học sau Biến văn, qua đó tìm ra sự dung hợp - ẩn dụ - ẩn
hình - hóa thân ... của nghệ thuật Biến văn trong các sáng tạo nghệ thuật của văn học
Trung Quốc.

22


Ngoài ra, trong luận án, người viết còn vận dụng những kiến thức và thi pháp học
để nghiên cứu vấn đề.
Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích - đối chiếu - thống kê có
một tầm quan trọng trong quá trình nghiên cứu của luận án.

5)Những đóng góp mới của luận án:
Ảnh hưởng của Biến văn trong văn học văn hóa Trung quốc là vấn đề đã được
nhiều người Trung quốc quan tâm, nhưng ở Việt nam thì chưa có một công trình nào
trong nước đề cập đến. Người viết muốn đi sâu vào mảnh đất mà Việt Nam chưa khai phá

này để tìm hiểu giá trị và sự cống hiến của Biến văn dưới một cái nhìn có tính lịch sử và
hệ thống.
Phân tích - đối chiếu, tìm ra sự tiếp thu và biến đổi giữa văn học Trung Quốc và
Biến văn với mục đích biết được ảnh hưởng của việc vận dụng tư tưởng văn học Phật
giáo trong Biến văn, từ đó hiểu được trong sáng tác, các tác giả của Biến văn đã chịu ảnh
hưởng những phương diện nào của văn học Phật giáo.
Dù khả năng còn hạn chế, nhưng khi khảo sát đề tài, người viết cố gắng tiếp cận các
nền học thuật dưới ánh sáng của thi pháp học. Điều này góp phần khẳng định một khuynh
hướng mới trong nghiên cứu lý luận phê bình văn học. Đó là khuynh hướng bám sát văn
bản, đi sâu vào nghệ thuật, tìm hiểu bổ sung cho những khuynh hướng thiên về lịch sử xã hội học khá phổ biến trước đây, cung cấp thêm một loại hình văn học đang bị thiếu sót
trong việc giảng dạy văn học cổ Trung Quốc ở Việt nam.
Vì khuôn khổ luận án và trình độ của người viết có hạn, nên dù đã cố gắng, nhưng
những vân đề được nghiên cứu ở đây chưa thể xem là hoàn chỉnh. Luận án chỉ mong
đóng góp một số ý kiến hữu ích, giúp cho những ai có cùng chung mục đích, tiếp cận thế
giới nghệ thuật muôn màu muôn vẻ, với những sáng tạo đặc sắc được hàm chứa trong
những văn bản của Biến văn.

23


6)Bố cục của luận án
Luận án được chia thành năm phần lớn:
A. MỞ ĐẦU ( 20 trang )
B. NỘI DUNG (191 trang)
C. KẾT LUẬN( 10 trang )
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ( 18 trang )
E. PHỤ LỤC

( 146 trang )


NỘI DUNG của luận án được chia làm bốn chương:
CHƯƠNG 1: Quá trình hình thành, phát triển và suy vi của Biến văn .(gồm 56
trang ).
CHƯƠNG 2: Cách thức tổ chức của Biến văn. (gồm 49 trang).
CHƯƠNG 3: Nội hàm của Biến văn. (gồm 52 trang ).
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng của Biến văn. (gồm 35 trang ).

* Vì đây là một đề tài nghiên cứu tương đối mới, nên để tiện theo dõi, các chú thích
về xuất xứ của các trích dẫn sẽ được ghi rõ dưới mỗi trang.

24


CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ SUY
VI CỦA BIÊN VĂN
1.1.Bối cảnh ra đời của Biến văn
Sự ra đời và phát triển của Biến văn không thể tách rời khỏi Phật giáo. Biến văn có
nội dung là những câu chuyện thần kỳ biến hóa trong kinh Phật, có liên quan mật thiết
với các hoạt động tuyên truyền của Phật giáo, nhất là Tục giảng. Sự truyền bá rộng rãi
của đạo Phật ở vùng Trung nguyên là động lực ban đầu để Biến văn ra đời. Sự ra đời của
Biến văn cũng không tách rời khỏi sự ảnh hưởng của nền văn hóa và văn học truyền
thống của vùng Trung nguyên. Chúng ta có thể tìm thấy trong đề tài, hình thức, quan
niệm nghệ thuật và các mặt khác của Biến văn những tác nhân của văn hóa Trung
nguyên. Biến văn đã hấp thu chất dinh dưỡng từ nền văn hóa bản địa và nền văn hóa
ngoại lai, trở thành quả ngọt của quá trình giao lưu văn hóa.
1.1.1.Hoạt động giảng kinh trước thời Đường
Bước đầu tiên của hoạt động giảng kinh: Đạo Phật truyền vào Trung quốc từ thời
Đông Hán, đến đời Nguy Tấn, việc truyền bá vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi. Lúc
bấy giờ đạo Phật chủ yếu vẫn chỉ truyền bá ương các dân tộc khác, ít người Trung thổ tin
theo, hoạt động giảng kinh của đạo Phật cũng chưa có lý do để triển khai rộng rãi. Từ đời

Ngụy Tấn về sau, tín đồ đạo Phật trên đất Hán đông dần lên, hoạt động giảng kinh của
đạo Phật cũng trở nên rầm rộ. Theo ghi chép trong phần Tăng giảng của Thích Tán Ninh
đời Tống thì hoạt động giảng kinh trên đất Hán của đạo Phật bắt đầu từ Chu Sĩ Hành đời
Ngụy Tào:
Sĩ Hành giảng tiểu phẩm ở đất Lạc, luôn không thông. Bèn vượt đại mạc cầu tác
phẩm lớn, trở về giảng thành giọng âm Tấn. "Đạo hành kinh" của Sĩ Hành giảng vào đời
Tào Ngụy chính là khởi đầu của tăng giảng 1.

1

Đại chính tạng, quyển 54, trang 239

25


×