Giá trị dinh dưỡng và trị liệu pháp của rong biển
dùng trong y học Trung Quốc
Có 4 loại rong biển thường dùng trong y học Trung Quốc:
Tảo bẹ Laminaria (kelp), một loài rong tảo mầu nâu và thanh tảo Ecklonia
(hạng mục thường dùng nhiều hơn), một loài rong tảo màu xanh như nguồn của
kunbu (Laminaria thỉnh thoảng được gọi là haidai, để phân biệt nó với tảo xanh
(Ecklonia) hoặc các nguồn khác)
Sargassum, rong tảo màu nâu, như là nguồn của haizao
Pyrphora, rong tảo màu đỏ, như là nguồn của zicai
Các loài rong biển này sẽ được trình bày ngắn gọn trong báo cáo này.
Giá trị dinh dưỡng của rong tảo (SEAWEED'S NUTRITIONAL
VALUE) (1)
Rong biển rút một số lượng lớn đặc biệt các yếu tố khoáng chất từ biển có
thể chiếm đến 36% trọng lượng khô của nó. Các yếu tố đa lượng khoáng chất gồm
có sodium, calcium, magnesium, potassium, chlorine, sulfur và phosphorus; các
yếu tố vi lượng gồm có iodine, iron, zinc, copper, selenium, molybdenum,
fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt.
Rong biển có một tỷ lệ lớn iodine so với yêu cầu tối thiểu bữa ăn, đã biết cơ
bản như là một nguồn của chất dinh dưỡng này. Hàm lượng iodine cao nhất được
tìm thấy trên rong biển màu nâu, với tảo bẹ khô thay đổi từ 1500-8000 ppm (phần
triệu=parts per million) và tảo thạch y khô (rockweed) (Fucus) từ 500-1000
ppm.ửTong nhiều trường hợp, rong biển đỏ và xanh có hàm lượng thấp, ước
chừng 100-300 ppm trong cỏ biển khô, nhưng vẫn còn cao so với bất kể cây trồng
trên đất liền nào khác. Yêu cầu ngày của người trưởng thành, hiện nay được
khuyến cáo ở mức 150 µg/ngày, có thể được yểm trợ bởi số lượng rất nhỏ rong
biển. Chỉ một gam rong biển nâu khô cung cấp từ 500-8,000 µg iodine và rong
biển xanh và đỏ (như là nori tím (purple nori) được dung trong bếp Nhật Bản)
cung cấp 100-300 µg trong một gam riêng biệt.
Số lượng cỏ biển tiêu dùng như lương thực ở Nhật Bản, hoặc trong chất bổ
sung, thường nhiều hơn 1 gam mỗi ngày. Công trình nghiên cứu cho biết là cơ thể
con người có thể thích ứng với số lượng iodine hất thụ cao, trong đó tuyến tụy
tạng là mô chủ yếu có liên quan trong việc dùng iodine (đây là một thành phần của
hocmon tụy tạng). Phần rất lớn dân số trên thế giới nhận iodine không đủ vì đất
đai, thực vật, và động vật phục vụ nguồn ăn phổ biến rất thấp về iodine. Trong
nhiều nước, iodine được thêm vào muối ăn để đảm bảo việc đạt được số lượng đầy
đủ. Tuy nhiên, vài nước đang phát triển vẫn còn nắm bắt và chịu đựng những ảnh
hưởng hấp thụ ssố lượng iodine thấp. Trung quốc có dân số đông nhất với một lịch
sử hấp thụ số lượng iodine thấp, theo sau là Ấn Độ.
Ngoài iodine, cỏ biển là một trong những nguồn thực vật giàu nhất về
calcium, nhưng hàm lượng calcium của nó liên quan đến rào cản yêu cầu chế độ
ăn uống so với iodine. Hàm lượng calcium của cỏ biển điển hình là khoảng 4-7%
chất khô. Ở 7% calcium, một gram cỏ biển khô cung cấp 70 mg calcium, so với
một yêu cầu ăn uống ngày khoảng 1,000 mg. Lại, chất này cao nhiều hơn so với
việc cung cấp của lương thực trên nền không sữa.
Hàm lượng Protein trong cỏ biển thay đổi chừng mực. Nó thấp trên tảo nâu
ở mức 5-11% chất khô, nhưng có thể so sánh về số lượng về mặt rau xanh ở mức
30-40% chất khô trong vì loài tảo đỏ. Tảo xanh, vẫn không thu hoạch nhiều, lại có
một hàm lượng protein có ý nghĩa, ví dụ, đến 20% chất khô. Spirulina, một loài
tảo nhỏ (micro-alga), được biết đến nhiều về hàm lượng rất cao của nó, ví dụ, 70%
chất khô.
Cỏ biển có vài vitamins. Tảo đỏ và tảo nâu giàu carotenes (provitamin A)
và được dùng, thật vậy, như một nguồn carotenes hỗn hợp tự nhiên trong bổ sung
chế độ ăn uống. Hàm lượng thay đổi từ 20-170 ppm. Vitamin C trong tảo đỏ và
tảo nâu cũng đáng chú ý, với hàm lượng thay đổi từ 500-3000 ppm. Những
vitamins khác cũng hiện diện, gồm có B12, không tìm thấy trong đa phần cây
trồng trên đất liền.
Cỏ biển có rất ít chất mỡ, thay đổi từ 1-5% chất khô, mặc dù lipids của cỏ
biển có một tỷ lệ cao acid béo cần nhiều hơn trong cây trồng trên đất liền. Tảo
xanh, mà thành phần acid béo gần nhất với thực vật thượng đẳng, có nhiều oleic
và alpha-linoleic acid. Tảo đỏ có hàm lượng EPA cao, một chất đa phần tìm thấy
trong động vật, đặc biệt là hải sản. Cỏ biển có hàm lượng sợi cao, lên đến từ 32%
đến 50% chất khô. Mảnh sợi có thể hòa tan trong nước chiếm khoảng 51-56% sợi
tổng số trong tảo xanh (ulvans) và tảo đỏ (agars, carrageenans và xylans) và trong
67-87% tảo nâu (laminaria, fucus, và các loài khác). Sợi hòa tan thường kết hợp
với có ảnh hưởng làm giảm cholesterol và hypoglycemic.
Sử dụng lương thực (FOOD USES)
Chắc chắn loài cỏ biển nổi tiếng nhất đã dùng trong lương thực là Porphyra,
về mặt văn học có ý nghĩa là màu tím (xem mẫu lá dưới đây), phản ảnh màu sắc
của nó trong thiên nhiên. Tên Trung Quốc là zicai, có ý nghĩa là rau tím. Được
phân loại trong nhóm tảo đỏ, có sắc tố đỏ đến tím. Trong chế biến để cho lương
thực, điều đã biết ở Nhật Bản như nori, những sắc tố đỏ bị mất và sản phẩm cuối
có màu xanh tối. Nori được dùng để bọc sushi và tạo ra những bữa ăn nhanh. Hạng
mục lương thực phổ biến nhất là tảo màu nâu giá thấp nhưng dinh dưỡng cao
(kunbu tiếng Trung Quốc; kombu tiếng Nhật Bản). Kombu thường được bán thành
miếng khô 5-6-inch và có thể được tìm thấy trong cửa hàng lương thực sức khỏe
và cửa hàng tạp hóa Nhật Bản (xem mẫu đóng gói dưới đây). Còn được bán như
kombu nấu nhanh, có dấm ắn, kombu cạo cần ít hoặc không nấu, luộc, kombu có
hương vị tàu vị yểu, kombu giầm giấm nhẹ, kombu bột có thể rải trên lương thực
hoặc dùng như thức uống. Kombu khô cần ninh nhỏ lửa trong ít nhất 20 phút để
làm mềm nó và tạo ra hương vị cho nước uống. Nếu chỉ dùng trong nước hầm
hương vị, kombu tự nó bị mất đi khỏi nước vào cuối thời gian nấu và được loại.
Một loài ỏ biển thứ ba được dùng rộng rãi ở Nhật Bản được biết như wakame (từ
Undaria pinnatifida). Xem Phụ bản về thông tin về sử dụng cỏ biển ở Nhật Bản.
Sử dụng dược liệu (MEDICINAL USES)
Các loài cỏ biển có vị mặn nghĩa là một chỉ dấu là vật liệu có thể phân tán
tích tụ đờm dãi, đặc biệt khi nó tạo ra khối lượng mềm gồm có bướu cổ (goiter),
sưng tuyến giáp chỉ dấu tình trạng thiếu iodine nghiêm trọng. Dưới đay là mô tả
đặc tính của cỏ biển từ Oriental Materia Medica (Dược liệu phương Đông) (2):
Kunbu (Laminaria và Ecklonia)
Bản chất và Hương vị: Mặn, Lạnh
Kênh đi vào: Gan, Dạ dày, Thận
Tác dụng: Làm mềm độ cứng, phân tán tích tụ, tiêu đàm, giải nhiệt
Ứng dụng: Scrofula (bệnh tràng nhạc), goiter (bướu cổ), tumor (khối u),
edema (chứng phù), accumulation (tích tụ), testicular pain and swelling (đau và
sưng tinh hoàn)