Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ tốt trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 153 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Dương Thò Ngọc Diễm

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
GHI NHỚ TỐT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Dương Thò Ngọc Diễm

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
GHI NHỚ TỐT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chun ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn hóa học
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ KIM THÀNH

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè
và các em học sinh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến:
-

Cô Nguyễn Thị Kim Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên, chỉnh sửa cho luận văn.

-

Thầy Trịnh Văn Biều đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài.

-

Thầy cô khoa Hóa Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội
đã trực tiếp giảng dạy khóa đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận &
phương pháp dạy học bộ môn Hóa học khóa 20.


-

Các bạn, các anh chị đồng nghiệp khóa 20 đã quan tâm và đóng góp
các ý kiến quý báu cho luận văn.

-

Các Thầy, Cô giáo và các em học sinh ở trường THPT Gò Công,
THPT Vĩnh Xuân và THPT Nguyễn Thị Định đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực nghiệm sư phạm.

-

Ban Giám hiệu Trường THPT Gò Công đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tham gia khóa đào tạo sau đại học.

-

Phòng Sau đại học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi để luận văn hoàn thành đúng tiến độ.

Một lần nữa tôi xin thành thật cám ơn.
Tác giả
Dương Thị Ngọc Diễm


4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
MỤC LỤC ...............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................9
MỞ ĐẦU

.............................................................................................................10

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................10
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................11
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .............................................11
4.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................11
5.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ..............................................................................12
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................12
7.PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................13
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................13
1.1.1.Các tài liệu về luyện trí nhớ ......................................................................13
1.1.2.Các đề tài nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ trí nhớ của sinh viên đại
học
.............................................................................................................14
1.1.3.Các đề tài nghiên cứu về các biện pháp giúp HS ghi nhớ tốt môn hóa học .
.............................................................................................................14
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRÍ NHỚ .........................................................................16
1.2.1.Khái niệm trí nhớ ......................................................................................16
1.2.2.Vai trò của trí nhớ .....................................................................................17
1.2.3.Phân loại trí nhớ ........................................................................................18
1.2.3.1.Dựa vào nguồn gốc hình thành trí nhớ ..............................................19
1.2.3.2.Dựa vào nội dung phản ánh của trí nhớ .............................................19

1.2.3.3.Dựa vào tính mục đích của trí nhớ .....................................................20
1.2.3.4.Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu ....................................20
1.2.3.5.Dựa theo giác quan chủ đạo trong trí nhớ ..........................................20
1.2.4.Đặc điểm của ghi nhớ ...............................................................................21
1.2.5.Các quá trình cơ bản của trí nhớ ...............................................................21
1.2.5.1.Quá trình ghi nhớ ...............................................................................22
1.2.5.2.Quá trình gìn giữ ................................................................................23
1.2.5.3.Quá trình nhận lại và nhớ lại (tái hiện) ..............................................23
1.2.5.4.Sự quên...............................................................................................24
1.2.6.Các quy luật của trí nhớ ............................................................................27
1.2.6.1.Qui luật hướng đích ...........................................................................27


5

1.2.6.2.Qui luật ưu tiên ..................................................................................27
1.2.6.3.Qui luật liên tưởng .............................................................................28
1.2.6.4.Qui luật lặp lại ....................................................................................29
1.2.6.5.Qui luật kìm hãm................................................................................29
1.2.7.Đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ của học sinh ............30
1.2.8.Sự tác động của phương pháp dạy học lên trí nhớ của học sinh ..............31
1.3. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ...............................................................................33
1.3.1.Định nghĩa.................................................................................................33
1.3.2.Cấu trúc ....................................................................................................33
1.3.3.Bản chất ....................................................................................................34
1.3.4.Nhiệm vụ...................................................................................................34
1.4. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THPT HIỆN NAY ........................................................................35
1.4.1.Mục đích điều tra ......................................................................................35
1.4.2.Tiến hành điều tra .....................................................................................35

1.4.3.Kết quả điều tra .........................................................................................35
CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỐT TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC ......................................................................40
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP .................40
2.1.1.Khái niệm biện pháp .................................................................................40
2.1.2.Các kiến thức về triết học .........................................................................40
2.1.3.Các kiến thức về tâm lý học......................................................................40
2.1.4.Các kiến thức về giáo dục học ..................................................................40
2.1.5.Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 THPT, ban cơ bản ..........42
2.2. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỐT TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC ......................................................................................................44
2.2.1.Nhóm biện pháp về tâm lý giáo dục học ..................................................44
2.2.1.1.Biện pháp liên tưởng ..........................................................................44
2.2.1.2.Biện pháp phân loại kiến thức............................................................60
2.2.1.3.Biện pháp khái quát hóa kiến thức .....................................................64
2.2.1.4.Ghi dàn ý ............................................................................................68
2.2.1.5.Ghi nhớ các kiến thức trọng điểm ......................................................69
2.2.1.6.Xác định mục đích ghi nhớ ...............................................................71
2.2.1.7.Lặp đi lặp lại ......................................................................................71
2.2.1.8.Sử dụng mã hóa kiến thức ..................................................................72
2.2.1.9.Tạo hứng thú học tập .........................................................................76
2.2.2.Nhóm biện pháp sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học ................77
2.2.2.1.Sử dụng các phương pháp trực quan .................................................77
2.2.2.2.Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề ........................................78
2.2.2.3.Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm .............................................79
2.2.3.Nhóm biện pháp về tổ chức ......................................................................81
2.2.3.1.Trò chơi ..............................................................................................81


6


2.2.3.2.Tạo không khí lớp học .......................................................................81
2.2.3.3.Thi đua học tập ...................................................................................83
2.2.3.4.Hoạt động ngoại khóa .......................................................................83
2.2.3.5.Xếp thời khóa biểu, lịch học ..............................................................84
2.3. ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GHI NHỚ TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 THPT ................................................85
2.3.1.Giáo án bài “Ankan” ................................................................................85
2.3.2.Giáo án bài “Anken” .................................................................................95
2.3.3.Giáo án bài “Luyện tập : Dẫn xuất halogen, ancol, phenol” .................104
2.3.4.Giáo án bài “Axit cacboxylic” ................................................................109
2.3.5.Giáo án bài “Luyện tập: Anđehit- xeton – axit cacboxylic”...................118
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................123
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM .....................................................................123
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM ..................................................................123
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ...................................................................124
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................................126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141
PHỤ LỤC

...........................................................................................................145


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV: Giáo viên
2. HS: Học sinh
3. ĐC: Đối chứng

4. TN: Thực nghiệm
5. ĐHSP: Đại học Sư phạm
6. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
7. Nxb: Nhà xuất bản
8. THPT: Trung học phổ thông
9. TB: Trung bình
10. SGK: Sách giáo khoa
11. VD: Ví dụ
12. CTCT: Công thức cấu tạo

13. CTTQ: Công thức tổng quát


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tầm quan trọng của các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ ........................26
Bảng 1.2. Mức độ sử dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ ..............................27
Bảng 1.3. Các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ bài học và mức độ sử dụng .........28
Bảng 1.4.Thời điểm sử dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ bài học .............29
Bảng 1.5. Các nguồn tài liệu tham khảo và mức độ sử dụng....................................29
Bảng 1.6. Những khó khăn khi sử dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ bài học.
30
Bảng 2.1. Một số hình ảnh dùng để liên tưởng đến tên của các chất........................38
Bảng 2.2. Mô hình dạng rỗng của một số chất hữu cơ .............................................40
Bảng 2.3. Mô hình dạng rỗng của cis – but – 2 – en và trans – but – 2 – en..............41
Bảng 2.4. Mô hình dạng rỗng của một số gốc hiđrocacbon.......................................42
Bảng 2.5. Đặc điểm cấu tạo và công thức chung của một số chất hữu cơ.................44
Bảng 2.6. Đồng phân nhóm chức ứng với một số công thức chung..........................48
Bảng 2.7. So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất của anken và ankin........................48

Bảng 2.8. So sánh một vài tính chất hóa học của ancol và phenol.............................50
Bảng 2.9. Qui ước kí hiệu soạn giáo án.....................................................................77
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..................................................114
Bảng 3.2. Qui ước kí hiệu các tham số thống kê…………......…………………...116
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 1......................117
Bảng 3.4. Các tham số thống kê của bài kiểm tra 1 ................................................118
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 2.....................119
Bảng 3.6. Các tham số thống kê của bài kiểm tra 2 ................................................120
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 3......................121
Bảng 3.8. Các tham số thống kê của bài kiểm tra 3 ................................................122
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 4.....................123
Bảng 3.10. Các tham số thống kê của bài kiểm tra 4 ..............................................124
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 5....................125
Bảng 3.12. Các tham số thống kê của bài kiểm tra 5 ..........................................................126


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nhà hóa học Mĩ Charles Goodyear (1800 - 1860).....................................36
Hình 2.2. Nhà hóa học người Mĩ - Thomas Midgley (1889 - 1944)...................................36
Hình 2.3. Liên tưởng giữa Rùa với vị trí ortho, meta, para.......................................38
Hình 2.4. Các phân tử etien trùng hợp tạo polietilen (PE)........................................43
Hình 2.5. Sơ đồ chuyển hóa giữa ankan, anken, ankin..............................................45
Hình 2.6. Sơ đồ chuyển hóa giữa ancol bậc 1, anđehit, axit cacboxylic....................45
Hình 2.7. Mô hình dạng rỗng các gốc ankyl được tạo thành từ các ankan tương ứng
..46
Hình 2.8. Mô hình propan tác dụng với clo................................................................49
Hình 2.9. Mô hình phân tử toluen tác dụng với brom................................................50
Hình 2.10. Phân loại hợp chất hữu cơ .......................................................................52

Hình 2.11. Phân loại đồng phân.................................................................................53
Hình 2.12. Phân loại công thức cấu tạo......................................................................54
Hình 2.13. Phân loại phản ứng hữu cơ ......................................................................54
Hình 2.14. Sơ đồ khái quát tính chất hóa học của ankan, anken, ankin, ancol..........56
Hình 2.15. Các chất tham gia phản ứng tráng gương.................................................57
Hình 2.16. Khái quát số đồng phân............................................................................57
Hình 2.17. Sơ đồ cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ..........................58
Hình 2.18. Sơ đồ chưng cất, chế hóa và sử dụng dầu mỏ..........................................58
Hình 2.19. Dàn ý bài “Ankan”..................................................................................59
Hình 2.20. Dàn ý bài “Ancol”....................................................................................60
Hình 2.21. Đồ thị nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các ankan........................67
Hình 3.1. Sơ đồ kiểm định kết quả thực nghiệm….........………………………...116
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 1.................................117
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 2.................................119
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 3.................................121
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 4.................................123
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích kết quả của bài kiểm tra số 5.................................125


10

MỞ ĐẦU
--000-1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở nước ta trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đang
được rất nhiều người quan tâm. Thực tế có rất nhiều công trình đã và đang được
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, ít có công trình
nghiên cứu về lĩnh vực luyện trí nhớ cho HS phổ thông - một vấn đề mà chúng ta
gần như ít quan tâm đến, trong khi vai trò của nó thực sự là hết sức to lớn. Thực tế
cho thấy, do những quan niệm chưa đúng đắn về vai trò của trí nhớ và coi nhẹ rèn
luyện kĩ năng ghi nhớ nên hậu quả là nhiều em HS có kết quả học tập rất kém cỏi.

Các em không nắm bắt được vấn đề, khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cũng
bị hạn chế. Đây là một nguy cơ rất lớn, nhưng chưa được cảnh báo một cách đúng
mức.
Trí nhớ rất quan trọng đối với con người trong mọi hoạt động. Chúng ta khó
có thể tồn tại và phát triển nếu không có trí nhớ. Hơn nữa, trí nhớ đặc biệt quan
trọng đối với các em HS. Các em mong muốn mình học là hiểu và thuộc bài tại lớp.
Thế nhưng, ai trong chúng ta chắc hẳn đã từng nghe HS than phiền như: “Bài này
sao khó quá học hoài không thuộc”, hay “Mình mới học xong hôm qua, sao hôm
nay quên hết rồi”. Nhiều lúc các thầy (cô) hỏi HS các kiến thức liên quan đến bài
học. Chẳng hạn như: “Em hãy đọc tên mười ankan đầu tiên trong dãy đồng đẳng?”,
“Cho biết tên gọi của este có mùi thơm của chuối chín?”, HS lại than vãn với nhau:
“Tên gì sao khó nhớ quá!”,... Vậy làm sao để rèn cho HS của mình có phương pháp
ghi nhớ? Và làm sao để sự ghi nhớ kiến thức được bền lâu?
Hóa học là một môn khoa học lý thuyết và TN. Nó có rất nhiều vấn đề mà các
em HS cần phải học. Các công thức, các tên gọi, các tính chất hóa học, tính chất vật
lí, các phương trình phản ứng, các cách điều chế trong phòng thí nghiệm, trong
công nghiệp, cách bảo quản,... rồi cả đến các cách giải các bài toán định lượng,... Vì
thế, các khâu của quá trình học tập như: học, hiểu, nhớ và vận dụng là không thể


11

tách rời, chúng có liên quan chặc chẽ và hỗ trợ đắc lực cho nhau. Thiết nghĩ nếu chỉ
dạy cho HS cách học, cách hiểu mà không luyện cho các em cách nhớ thì cũng chưa
thật sự mang lại hiệu quả cao. Vì có học, có hiểu nhưng không có cách ghi nhớ tốt
thì các em cũng sẽ chóng quên.
Việc áp dụng kỹ thuật ghi nhớ trong học tập không chỉ giúp các em HS giảm
áp lực học tập, tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao đáng kể thành tích học tập của
từng cá nhân. GV có thể thiết kế các bài giảng sinh động, trực quan, giúp HS nắm
bắt và thuộc bài dễ dàng ngay tại lớp. Nhằm giúp cho các em HS biết ghi nhớ một

cách hiệu quả trong học tập, tôi đã chọn “Các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ tốt
trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biện pháp giúp HS ghi nhớ tốt trong dạy học hóa học lớp 11
THPT góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp HS ghi nhớ tốt trong dạy học hóa
học.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu các qui luật biến đổi tâm lí của HS trong quá trình dạy học. Từ đó
nghiên cứu các phương pháp tác động thích hợp lên quá trình biến đổi tâm lí đó.
- Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học lớp 11 THPT ban cơ bản.
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp giúp HS ghi nhớ bài học của
GV.
- Nghiên cứu các biện pháp giúp HS ghi nhớ tốt các kiến thức hóa học trong
một bài lên lớp.
- Soạn giáo án dạy học theo hướng vận dụng các biện pháp đã thiết kế để
luyện trí nhớ cho HS.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các biện pháp.


12

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu có các biện pháp khoa học, thích hợp sẽ giúp cho các em HS có khả năng
ghi nhớ tốt bài học, không chỉ riêng môn hóa mà còn áp dụng ở các môn khác và cả
trong cuộc sống, các em sẽ hứng thú nghe giảng bài hơn, từ đó nâng cao chất lượng
của bài lên lớp.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
-

Đọc các tài liệu về ghi nhớ và các biện pháp ghi nhớ.

-

Tìm hiểu qui luật biến đổi tâm lí của HS trong giờ lên lớp.

-

Tìm hiểu quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

-

Phân tích, tổng hợp.

-

Phân loại, hệ thống hóa.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Phương pháp quan sát.

-

Điều tra và thu thập thông tin.


-

Phương pháp chuyên gia.

-

Thực nghiệm sư phạm.

6.3. Xử lí thông tin bằng phương pháp toán học
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các biện pháp ghi nhớ bài lên lớp môn hóa học, phần hữu cơ trong chương
trình hoá học lớp 11 THPT, ban cơ bản.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh
Long.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010- 2011 và 2011-2012.


13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Con người không thể tồn tại nếu không có trí nhớ. Do vai trò rất quan trọng
đó nên nó được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Đa phần
các tác giả đều tập trung nghiên cứu các phương pháp cải thiện, nâng cao trí nhớ
một cách tổng quát, cho nhiều lĩnh vực. Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về việc
rèn luyện trí nhớ cho HS trong khi các em mỗi ngày phải học một khối lượng kiến
thức khổng lồ. Có thể kể ra các tài liệu sau đây:
1.1.1. Các tài liệu về luyện trí nhớ
-


Trần Minh Anh (1993), Làm thế nào để có trí nhớ tốt, Nxb Thuận Hóa, Huế.

-

Joyce – Brother và ED. Eagan (1995), Luyện trí nhớ trong 10 ngày, Nxb Trẻ
TPHCM.

-

Hồng Hà (2006), 12 bước cải thiện trí nhớ, Nxb Trẻ.

-

Nguyễn Đức Lân (2006), Phương pháp ghi nhớ nhanh, Nxb Lao động – Xã
hội.

-

Nguyễn Khánh Linh (2008), Phương pháp trắc nghiệm trí nhớ, Nxb Hà Nội.

-

John Medina, Mai Khanh dịch (2009), Luật trí não: 12 quy luật để tồn tại và
phát triển nơi làm việc, ở nhà và trường học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

-

Quỳnh Tân (2009), Nâng cao trí nhớ những phương cách rèn luyện hiệu quả,
Nxb Văn hóa thông tin.


-

Hoàng Xuân Việt (1972), Luyện trí nhớ, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn.
Ưu điểm của các tài liệu này là đã giúp cho con người biết được rằng trí nhớ

của mình có thể rèn luyện được. Các tác giả đã nêu ra rất nhiều phương pháp giúp
con người cải thiện và nâng cao trí nhớ.
Hạn chế của các tài liệu này là các phương pháp rèn luyện trí nhớ được áp
dụng cho tất cả các đối tượng, từ trẻ đến già, chưa có sự phân hóa sâu sắc. Nhất là
đối tượng HS, các tác giả rất ít đề cập đến các phương pháp giúp HS ghi nhớ bài
học, đặc biệt là môn hóa học.


14

1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ trí nhớ của sinh viên đại
học
-

Nguyễn Thị Thùy Trang (2000), Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ trong giảng dạy
hóa học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP TPHCM.

-

Tô Thị Ngọc Dâng (2001), Sử dụng tranh vẽ, sơ đồ, mô hình trong dạy học
hóa học, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP TPHCM.

-


Trương Đăng Thái (2001), Sử dụng sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ trong giải
bài tập ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP TPHCM.

-

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (2001), Mã hóa kiến thức trong dạy học hóa học,
Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP TPHCM.

-

Huỳnh Đình Nhân (2009), Sử dụng mã hóa kiến thức để nâng cao hiệu quả
bài lên lớp hóa học ở trường trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp
trường ĐHSP TPHCM.
Các đề tài này đã nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ cho việc ghi nhớ. Nó có ưu

điểm là khai thác sâu từng biện pháp như tranh ảnh, hình vẽ, mô hình,... hỗ trợ đắc
lực cho việc ghi nhớ. Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn còn riêng lẽ, chưa có tính
hệ thống cao.
1.1.3. Các đề tài nghiên cứu về các biện pháp giúp HS ghi nhớ tốt môn hóa học
• Năm 1995: Tác giả Trần Thị Hiền nghiên cứu đề tài : Nâng cao hiệu quả
của quá trình dạy học môn hóa ở phổ thông bằng phương pháp trực quan kết hợp
với phương pháp hình thành và rèn luyện trí nhớ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
ĐHSP TPHCM.
Đề tài này đã nêu lên ưu điểm nổi bật của phương pháp trực quan so với các
phương pháp dạy học hóa học khác, đồng thời cũng nêu lên được việc kết hợp
phương pháp trực quan với phương pháp hình thành và rèn luyện trí nhớ là tổ hợp
phương pháp tốt phục vụ cho quá trình dạy học hóa học.
Tuy nhiên, tác giả chỉ mới tiếp cận đến các giai đoạn của quá trình ghi nhớ,
vai trò của trí nhớ trong dạy học, chỉ nhấn mạnh phương pháp trực quan là phương



15

pháp tốt nhất để giúp HS ghi nhớ. Tác giả chưa nghiên cứu được nhiều biện pháp
giúp HS ghi nhớ tốt.
• Năm 2002, tác giả Lê Khánh Việt Hà nghiên cứu đề tài : Vận dụng các qui
luật của trí nhớ vào dạy học hóa học ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường ĐHSP TP. HCM.
Tác giả đã nghiên cứu:
- Tổng quan về trí nhớ.
- Sự tác động của trí nhớ đối với phương pháp dạy học hóa học.
- Cụ thể hóa từng qui luật của trí nhớ vào giảng dạy hóa học: Qui luật
hướng đích, qui luật ưu tiên, qui luật liên tưởng, qui luật trình tự, qui luật lặp lại, qui
luật kìm hãm.
- Một số biện pháp giúp HS tự rèn luyện trí nhớ : Tập trung chú ý, ghi nhớ
tài liệu, ôn tập.
- Các tư liệu để phục vụ cho việc vận dụng các qui luật của trí nhớ vào
giảng dạy.
Tuy nhiên các qui luật của trí nhớ chưa được tác giả nghiên cứu sâu, còn ít VD
minh họa, chưa vận dụng nhiều các quy luật vào các bài học cụ thể. Còn nhiều biện
pháp khác chưa được khai thác. Tác giả chỉ soạn giảng bốn giáo án thuộc phần hóa
hữu cơ lớp 11.
• Năm 2004, tác giả Nguyễn Nữ Hoàng Duyên nghiên cứu đề tài: Giúp HS ghi
nhớ hiệu quả trong dạy học chương “Oxi-Lưu huỳnh” lớp 10 THPT, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM.
Trong đề tài này, tác giả có nêu nhiều biện pháp giúp HS ghi nhớ trong từng
bài học cụ thể thuộc chương “Oxi-Lưu huỳnh” lớp 10 THPT :
- Xác định trọng tâm và định hướng vào mục tiêu cụ thể.
- Cần làm rõ tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề.
- Gây hứng thú trong lớp học.

- Phân loại.
- Hệ thống hóa kiến thức.


16

- So sánh.
- Phương pháp trực quan.
- Đặt thành thơ, văn vần, tìm “chữ thần” của câu.
- Phương pháp dạy học bằng hoạt động của người học.
- Phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, ở mỗi phương pháp, tác giả chưa có nhiều VD minh họa. Đề tài
này chỉ tập trung ở một chương thuộc chương trình lớp 10 THPT. Tác giả chỉ soạn
năm giáo án thuộc chương này. Vì thế đề tài chưa có tính hệ thống cao.
Kết luận: Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu về việc cải thiện và tăng cường trí
nhớ nói chung nhưng có rất ít tài liệu nghiên cứu về luyện trí nhớ cho HS phổ
thông. Đối với môn hóa học, vấn đề luyện trí nhớ cho HS cũng như các biện pháp
giúp HS ghi nhớ tốt vẫn còn rất ít, chưa nghiên cứu sâu. Chúng vẫn còn rất rời rạc,
nhỏ lẻ và chưa có tính hệ thống.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRÍ NHỚ

1.2.1. Khái niệm trí nhớ
Có thể nói người định nghĩa sớm nhất là Platon – Một nhà triết học Hy Lạp cổ
– Ông đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi về trí nhớ. Ông cho rằng trí nhớ giống như
lửa hơ giấy nến làm trên giấy nến có rất nhiều hình thù xuất hiện và đó là tín hiệu
với ký ức [40].
Năm 1972, Theo tác giả Hoàng Xuân Việt: “Trí nhớ là trí năng bảo thủ và
nhìn nhận lại những trạng thái ý thức đã qua như là sự kiện đã xảy ra trong dĩ vãng”
[43].
Năm 1975, Theo A. R. Luria: “Trí nhớ là sự ghi sâu, lưu trữ và tái hiện những

dấu vết của một kinh nghiệm đã qua làm cho con người có khả năng tích lũy thông
tin và xử lý các dấu vết của một kinh nghiệm cũ sau khi các hiện tượng gây ra các
dấu vết đã biến mất” [35].
Theo Đại bách khoa toàn thư Xô Viết: “Trí nhớ là năng lực tái hiện kinh
nghiệm đã qua, một trong các tính chất cơ bản của hệ thần kinh, biểu hiện ở khả


17

năng lưu giữ lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và các phản ứng
của cơ thể, nhiều lần đưa thông tin đó vào phạm vi ý thức và hành vi” [35].
Năm 1993, tác giả Trần Minh Anh định nghĩa : “Trí nhớ là khả năng bảo tồn
và tái nhận các trạng thái ý thức có trước như là sự kiện đã xảy ra trong quá khứ”
[1].
Năm 1997, tác giả Hoàng Xuân Việt lại định nghĩa: “Trí nhớ là trí năng biểu
tượng lại dĩ vãng cá nhân được coi như đã qua” [42].
Năm 2006, tác giả Nguyễn Xuân Thức và các cộng sự định nghĩa: Trí nhớ là
quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng
bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải
qua [34].
Theo quan điểm của lý luận thông tin hiện đại, trí nhớ là sự phản ánh trong óc
người những sự kiện đã trải qua. Hay nói một cách khái quát đó là sự tàn trữ và tái
hiện thông tin [40].
Như vậy, có nhiều định nghĩa về trí nhớ, theo thời gian thì chúng càng ngày
càng hoàn thiện hơn.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu trí nhớ là khả năng lưu giữ
thông tin trong não và có thể tái hiện lại khi cần thiết.
1.2.2. Vai trò của trí nhớ [3], [34], [46]
Trí nhớ có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người.
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí

bình thường và ổn định.
Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm và đem những kinh
nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy không có trí nhớ thì không có kinh
nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hành động nào, không
thể phát triển tâm lí, nhân cách con người. I. M. Xêtrenốp cho rằng: “Trí nhớ là điều
kiện cơ bản của cuộc sống tâm lí” là “cơ sở của sự phát triển tâm lí”, “nếu không có
trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.


18

Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn.
Nó là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó
nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước
đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện
quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) và làm cho
quá trình này đạt kết quả hợp lí. Ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức
cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
Như vậy trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người trong mọi lĩnh vực:
nhận thức, tình cảm và hành vi, do đó trí nhớ có tính chất quyết định đời sống tâm lí
con người, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Ở những
người bị bệnh hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hàng ngày của họ bị rối loạn, không
bình thường, họ không có khả năng suy nghĩ, sáng tạo hay dự kiến tương lai trên cơ
sở những hiểu biết và kinh nghiệm đã có.
Đối với HS, trí nhớ lại càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trí nhớ giúp HS
học tập đạt hiệu quả cao. Một HS muốn học tốt thì cần phải có một trí nhớ tốt.
Trong thời đại bùng nổ thông tin và trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
như hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng phương pháp giáo dục mới, hiện đại không
cần rèn luyện khả năng ghi nhớ cho HS, bởi vì tài liệu, phương tiện tra cứu ngày
nay rất phong phú, đặc biệt là internet. Nhưng nếu HS không cần ghi nhớ kiến thức,

kiến thức trong đầu không đầy đủ, không hệ thống, vậy lấy gì để tư duy? Bởi vì
kiến thức được xem như nền tảng, “viên gạch” để xây “ngôi nhà tư duy”. Nền móng
càng vững thì ngôi nhà mới được vững chãi, vươn cao. Do đó, bên cạnh các phương
pháp giáo dục hiện đại, đừng coi thường trí nhớ và việc rèn luyện trí nhớ cho HS.
Việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho HS là một nhiệm vụ dạy học quan trọng.
1.2.3. Phân loại trí nhớ [2], [32], [34]
Trí nhớ được chia làm rất nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có
năm cách phân chia phổ biến như sau:


19

1.2.3.1. Dựa vào nguồn gốc hình thành trí nhớ
Trí nhớ giống loài: là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển
chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểu hiện dưới hình thức
những bản năng, những phản xạ không điều kiện.
Trí nhớ cá thể: là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá
thể, không mang tính chất giống loài, mà mang tính chất cá thể. Ở động vật loại trí
nhớ này được biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có điều kiện. Ở con người,
trí nhớ cá thể được biểu hiện trong kho tàng kinh nghiệm cá nhân phong phú của
mỗi chúng ta.
1.2.3.2. Dựa vào nội dung phản ánh của trí nhớ
Trí nhớ vận động: phản ánh những cử động và những hệ thống cử động. Nó
lưu giữ động tác con người đã từng thao tác (VD học bơi, đi xe đạp. . . ). Ý nghĩa to
lớn của loại trí nhớ này là nó là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao
động khác nhau: đi đứng, viết lách… sự “khéo chân khéo tay”, hay “bàn tay vàng”
là những dấu hiệu của trí nhớ vận động tốt.
Trí nhớ cảm xúc: là trí nhớ của con người đối với tình cảm, cảm xúc đã trải
qua. Nó phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người. Những rung cảm,
trải nghiệm được trực lại trong trí nhớ bộc lộ như là những tín hiệu hoặc kích thích

hành động, hoặc kìm hãm hành động mà trước đây đã gây nên những rung cảm
dương tính hoặc âm tính. Khả năng đồng cảm với người khác, với các nhân vật
trong sách,... đều được dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc.
Trí nhớ hình ảnh: là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị
giác, thính giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta
trước đây. Loại trí nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cáo một cách lạ thường
trong điều kiện nó phải bù trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ đã bị mất, chẳng
hạn như những người mù, điếc,... Nó phát triển rất mạnh ở người làm nghề “nghệ
thuật”. Đôi khi ta gặp những người có trí nhớ thị giác, nghĩa là loại trí nhớ mà biểu
tượng của nó nảy sinh trong óc một cách sống động, tựa như sự vật, hiện tượng
không có trước mặt, “nghe thấy” những vật trong hiện tại - đó là loại biểu tượng đặc


20

biệt, rất chi tiết, đầy đủ như là hình ảnh của tri giác vậy. VD như khuôn mặt của
nhân vật Tề Thiên Đại Thánh trong Tây Du kí, hình ảnh bảy sắc cầu vòng, ...
Trí nhớ từ ngữ - logic: phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con người. Ý
nghĩ, tư tưởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, vì vậy người ta gọi loại
trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - logic. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò chính trong
loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng cho con người, ở con vật không có.
Trên cơ sở phát triển của các loại trí nhớ kể trên, trí nhớ từ ngữ - logic trở thành loại
trí nhớ chủ đạo ở con người, nó giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức của HS
trong quá trình dạy học. VD, trí nhớ đối với định lý, công thức, ...
1.2.3.3. Dựa vào tính mục đích của trí nhớ
Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ và
tái hiện một cái gì đó được thực hiện mà không theo mục đích định trước.
Trí nhớ có chủ định: được diễn ra theo những mục đích xác định.
1.2.3.4. Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu
Muốn cho một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ, thì nó cần được ta

chế biến một cách thích hợp. Việc chế biến đó đòi hỏi một thời gian nhất định, gọi
là thời gian củng cố các dấu vết.
Trí nhớ ngắn hạn: Thời gian củng cố các dấu vết diễn ra ngắn ngủi, chốc lát
và do đó dấu vết được giữ lại cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Trí nhớ ngắn
hạn được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành động,
những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao tác được thực hiện
thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy người ta còn gọi trí nhớ ngắn hạn là
trí nhớ tác nghiệp.
Trí nhớ dài hạn: Thời gian củng cố các dấu vết được kéo dài sau nhiều lần lặp
lại và tái hiện nó, và do đó, những dấu vết ấy được gìn giữ lâu dài. Tùy theo nhiệm
vụ và yêu cầu cụ thể trong từng hoạt động của con người mà cả hai loại trí nhớ này
đều có vai trò quan trọng trong đời sống và trong công tác của chúng ta.
1.2.3.5. Dựa theo giác quan chủ đạo trong trí nhớ
Trí nhớ bằng mắt, bằng tai, bằng tay, ...


21

Mỗi người chúng ta thường thiên về sử dụng một loại giác quan nào đó là
chính trong quá trình ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện (bằng mắt, bằng tay, bằng tai, ...).
Đó là một đặc điểm cá nhân của trí nhớ mỗi người mà khi rèn luyện trí nhớ ta cần
phải tính đến.
Tóm lại, tất cả các loại trí nhớ trên đây đều liên hệ qua lại với nhau, bởi vì các
tiêu chuẩn phân loại trí nhớ trên đây đều liên quan đến các mặt khác nhau trong
hoạt động của con người, các mặt này được biểu hiện không phải một cách riêng lẻ,
mà thành một thể thống nhất. Ngoài ra, giữa các loại trí nhớ trong cùng một tiêu
chuẩn phân loại cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.2.4. Đặc điểm của ghi nhớ [53], [54], [55]
Trí nhớ có các đặc điểm sau đây:
- Về nội dung phản ánh: Trí nhớ phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác động vào

ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Kinh
nghiệm này là những hình ảnh cụ thể, những hành động, những rung động, trải
nghiệm, cảm xúc, những tư tưởng, ý nghĩ…
- Về phương thức phản ánh: Trí nhớ phản ánh bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và
tái tạo lại những hình ảnh, kinh nghiệm, ...
- Về sản phẩm phản ánh: là những biểu tượng. Tức là hình ảnh của sự vật,
hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng
vào giác quan của ta.
Trí nhớ của người này khác trí nhớ của người khác phụ thuộc vào:
- Khối lượng thông tin nhớ lại.
- Tốc độ ghi nhớ.
- Độ chính xác của thông tin nhớ lại.
- Độ bền của thông tin nhớ lại.
1.2.5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ [3], [34]
Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình
khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ,
nhận lại, nhớ lại và quên lãng.


22

1.2.5.1. Quá trình ghi nhớ
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là
quá trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài
liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối líên hệ
giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản
thân tài liệu mới với nhau.
Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm. Có
nhiều loại ghi nhớ khác nhau:
Ghi nhớ không chủ định: Ghi nhớ một cách tự nhiên, không có chủ ý, không

cần đặt ra mục đích từ trước, không cần nổ lực ý chí. Độ bền vững phụ thuộc cảm
xúc, hứng thú, đặc điểm của đối tượng, phụ thuộc kích thích lặp đi lặp lại. Hứng thú
có vai trò rất to lớn đối với ghi nhớ không chủ định.
Ghi nhớ không chủ định có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống, nó mở rộng và
làm phong phú kinh nghiệm sống của con người mà không đòi hỏi một sự nổ lực
đặc biệt nào.
Trong quá trình dạy học, việc đặt ra nhiệm vụ phải ghi nhớ tài liệu học tập quá
sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự thông hiểu tài liệu. Trong trường hợp này, nên để HS
suy nghĩ về tài liệu mới, khi đó việc ghi nhớ tài liệu sẽ diễn ra một cách không chủ
định.
Ghi nhớ chủ định: Đây là loại ghi nhớ có mục đích đã được định trước, có sự nỗ
lực của ý chí, thủ thuật và phương pháp ghi nhớ. Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ
thuộc vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ.
Hoạt động học tập của HS và giảng dạy của GV chủ yếu được dựa trên loại
ghi nhớ có chủ định. Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định là ghi nhớ máy
móc và ghi nhớ có ý nghĩa.
- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần
một cách giản đơn. Sự học vẹt là một hình thức của sự ghi nhớ này. Lối học vẹt
như vậy không phát huy óc suy luận, óc sáng tạo cho HS.
HS ghi nhớ máy móc trong những trường hợp sau:


23

+ Không thể hiểu hoặc lười không chịu tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề.
+ Các phần tài liệu rời rạc, không có quan hệ logic với nhau.
+ GV thường xuyên yêu cầu trả lời đúng nguyên văn trong sách.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và
tốn nhiều thời gian. Tuy vậy vẫn có ích khi ghi nhớ số điện thoại, ngày tháng năm
sinh, ...

- Ghi nhớ ý nghĩa: là ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung cơ bản của tài
liệu, mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.
Loại ghi nhớ này gắn với quá trình tư duy, bảo đảm sự lĩnh hội tri thức một
cách sâu sắc, bền vững và nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn. Nó tốn ít thời gian hơn
so với ghi nhớ máy móc nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.
Học thuộc lòng và thuật nhớ
Học thuộc lòng là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc nghĩa là
ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu. Nó hoàn toàn khác với học vẹt.
Thuật nhớ là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra những mối liên hệ bề
ngoài, giả tạo để nhớ.
1.2.5.2. Quá trình gìn giữ
Là quá trình cũng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành trên vỏ não trong
quá trình ghi nhớ. Có hai hình thức gìn giữ:
- Gìn giữ tiêu cực: là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác và tri giác lại nhiều lần đối
với tài liệu một cách đơn giản.
- Gìn giữ tích cực: được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong óc tài liệu
đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Khi con người ghi nhớ và gìn giữ đó là lúc con người tích lũy được kinh
nghiệm, khi cần sẽ tái hiện.
Trong hoạt động học tập của HS, quá trình gìn giữ được gọi là ôn tập.
1.2.5.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại (tái hiện)
Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi. Quá trình này có thể
diễn ra dễ dàng (tự động) hoặc khó khăn (phải có nhiều nỗ lực). Đây là khâu quan


24

trọng vì có ghi nhớ và lưu giữ được mà không nhớ lại được thì đó không được xem
là trí nhớ tốt.
Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thực hiện trong quá trình nhận

lại và nhớ lại. Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác
lại đối tượng đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái
được tri giác trước đây.
Hình thức tái hiện thường được phân làm 3 loại:
- Nhận lại: là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Khi tri
giác lại cái đã tri giác trước đây, ở ta sẽ xuất hiện một cảm giác quen thuộc đặt biệt,
chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại.
VD: Khi gặp một người quen trên đường nhiều khi bạn chưa nhận ra ngay, mà
sau một thời gian tri giác lại các hình ảnh về người ấy thì bạn mới nhận ra được.
- Nhớ lại (tái hiện): khác với nhận lại ở chỗ các hình ảnh đã củng cố trong trí
nhớ được làm sống lại mà không cần sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên các
hình ảnh đó.
Nhớ lại không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân theo qui luật
liên tưởng, mang tính chất logic chặt chẽ có hệ thống.
VD: Khi dạy tính chất hóa học của một axit, những tính chất hóa học có làm
thí nghiệm sẽ giúp HS nhớ lại ngay, còn những tính chất khác HS phải xem lại tập,
nhớ lại lâu hơn.
- Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây
là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý
thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.
Trong hồi tưởng những ấn tượng trước đây không được tái hiện máy móc mà
thường sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới, được coi như là một bộ phim
sắp trình chiếu.
1.2.5.4. Sự quên
Mặc dù trí nhớ của con người là vô hạn, có dung lượng lớn, là điều kiện
không thể thiếu cho sự lĩnh hội các hoạt động lao động và trí tuệ. Sự tích luỹ và bảo


25


tồn các tri thức phong phú là nền tảng cho tầm nhìn rộng rãi và sự uyên bác, tuy có
lợi ích rõ ràng, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều cần ghi nhớ, không phải dấu
vết ấn tượng nào trong não chúng ta cũng đều được gìn giữ và làm sống lại một
cách như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng ta có hiện tượng quên.
Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc nhận lại, nhớ lại
sai lầm. Sự quên diễn ra theo qui luật nhất định:
- Con người thường hay quên những cái gì ít liên quan đến cuộc sống của
mình, những cái không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, ít liên quan đến học tập,
nghiên cứu và sở thích của bản thân.
- Những cái gì không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày
của cá nhân thì cũng dễ bị quên.
- Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hoặc những kích
thích mạnh.
- Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: Chi tiết quên trước, ý chính quên
sau.
- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá
lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần.
Về nguyên tắc, quên cũng là một khoa học, chỉ có quên một cách đúng đắn
khôn ngoan mới thực sự là người có trí nhớ hoàn hảo, không lãng phí trí nhớ. Một
trí nhớ tốt không chỉ là kĩ năng ghi nhớ những gì cần nhớ mà còn là năng lực quên
đi những gì không cần nhớ.
Trong xã hội bùng nổ thông tin ngày nay, mỗi con người hàng ngày phải tiếp
thu một lượng thông tin quá lớn. Trong số ấy có những thông tin cần thiết với
chúng ta, nhưng cũng có những thông tin thừa, vô ích, phải tìm cách quên đi.
Mặc tích cực của sự quên:
- Giúp ta giải phóng những điều vụn vặt, vô ích.
- Gạt bỏ những chi tiết, chỉ giữ lại những khái niệm và kết luận chủ yếu nhất
và khái quát nhất.



×