Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh B .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.48 KB, 21 trang )

Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Ngành : Giáo dục Tiểu học
Đề tài : Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép
tính về số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
Họ và tên sinh viên : PHAN THỊ MINH TÂM Mã sinh viên : 9014603221
Ngày sinh : 12 / 04 / 1982 Nơi sinh : Ninh Điền –
Châu Thành – Tây Ninh


Khóa học : 2011 - 2014
MỤC LỤC
____________________________________________________________________________________________________ - 1 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
A. MỞ ĐẦU……………………………………………….…….………… Trang 3
1 / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………… Trang 3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ………………………………………………… Trang 3
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……………………………………… ………… Trang 3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………… ………… Trang 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………… ……… Trang 3
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN………………………… …… Trang 4
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC….…………………………… …… Trang 4
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ……………………………… …… Trang 4
B. NỘI DUNG …….…… … ……… ……… Trang 5


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN…… …………………………… ………… Trang 5
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN……… ………………………… …………Trang 5
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ………………….……… …… … … Trang 5
- Dạy phép cộng số thập phân… ………………… … … ….Trang 6
- Dạy phép trừ hai số thập phân………………… ……… Trang 8
- Dạy phép nhân hai số thập phân Trang 10
- Dạy phép chia hai số thập phân Trang 14
C . KẾT LUẬN …………………… …………………………… … … …Trang 20
A . MỞ ĐẦU
____________________________________________________________________________________________________ - 2 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
1 / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm kế thừa và phát huy các kiến thức được học ở các lớp dưới . Toán 5 sẽ giúp các em
phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong học tập môn Toán ở cuối cấp Tiểu
học, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập trung suy luận của học sinh theo mục tiêu của
môn Toán ở lớp 5B ( Theo chuẩn kiến thức kĩ năng).
Với số thập phân, phần phép tính , mục tiêu dạy học Toán 5 nhấn mạnh : "Nhằm giúp học
sinh biết cộng, trừ , nhân, chia số thập phân . Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng về số
thập phân để tính giá trị biểu thức có đến 3 dấu phép tính , tìm một phần chưa biết của phép
tính bằng cách thuận tiện nhất, nhân chia nhẩm một số thập phân với (cho) 10,
100,1000 bằng cách chuyển dấu phẩy trong phần thập phân".
Với yêu cầu và mục tiêu nêu trên bản thân tôi nghĩ rằng : Chỉ khi nào học sinh đạt được kĩ
năng thực hiện bốn phép tính về số thập phân một cách thành thạo thì các em mới có thể vận
dụng chúng một cách linh hoạt và đủ tự tin để chiếm lĩnh các kiến thức toán học cao hơn.
Quan những năm dạy học ở lớp 5, khi dạy đến số thập phân, giáo viên gặp nhiều khó khăn
về các mặt chủ quan và khách quan làm cho kết quả dạy học không cao.
Từ những bức xúc đã nêu trên, tôi cố gắng tìm tòi suy nghĩ và tích lũy được một số kinh

nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học . Từ đó , tôi chọn đề tài : "Các biện pháp giúp học sinh
lớp 5B thực hiện bốn phép tính về số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán
cho học sinh ở trường .
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
- Tìm hiểu nội dung, phương pháp để hình thành, khắc sâu và vận dụng kiến thức trong việc
thực hành giải toán về số thập phân cho học sinh lớp 5.
- Thực nghiệm sư phạm
4 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các biện pháp dạy học thực hiện đúng bốn phép tính về số thập phân, lớp 5B- Trường Tiểu
học An Thạnh "B".
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
____________________________________________________________________________________________________ - 3 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp dạy học
thực nghiệm về các biện pháp dạy học thực hiện đúng bốn phép tính về số thập phân ở lớp
5B- Trường tiểu học An Thạnh "B" , năm học 2012 - 2013 .
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tôi đã nghiên cứu các tài liệu sư phạm, chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Toán
lớp 5.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Thực nghiệm trên lớp , đàm thoại, kiểm tra đối chiếu kết quả.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Thực tế qua nhiều năm dạy học , bản thân tôi đã đưa ra nhiều phương pháp học tập nhằm cải

thiện tình trạng học sinh học yếu môn toán ở lớp 5 , nhất là các phép tính về số thập phân
nhưng kết quả thu được vẫn chưa cải thiện được thực trạng trên .
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài được viết gồm 3 phần :
A. Mở đầu
B. Nội dung
C. Kết luận
____________________________________________________________________________________________________ - 4 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
B. NỘI DUNG
1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Học sinh tiểu học ngày nay đa phần có trí thông minh nhạy bén và chịu khó học tập nhưng
vẫn có học sinh dễ bị phên tán tư tưởng dễ chán nản, chay lười rồi có ý định bỏ học. Do đó ,
việc tạo hứng thú trong giờ học nhất là giờ học toán được xem là giờ khô khan, nặng nề, là
diều vô cùng cần thiết và quan trọng.
- Dạy các phép tính về số thập phân không hẳn là kiến thức mới hoàn toàn với các em học
sinh lớp 5. Dựa trên nền tảng là kỷ năng thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên, các em sẽ
dần trang bị cho mình kỷ năng thực hiện thành thạo các phép tính về số thập phân. Do đó,
giáo viên cần bám sát mục tiêu từng bài dạy , làm tốt từng khâu, từng bước trong quá trình
dạy học thì sẽ đạt được kết quả dạy học như mong muốn.
- Việc rèn kỷ năng thực hiện bốn phép tính về số thập phân có thể xem là giai đoạn mở đầu
cho quá trình học tập"sâu" của học sinh tiểu học. Vì vậy ,việc dạy học sinh thực hiện đúng,
nhanh các phép tính về số thập phân được xem là một trong những khâu khá quan trọng trong
chương trình Toán lớp 5.
2 / CƠ SỞ THỰC TIỂN
- Trong thực tế dạy học, mặc dù giáo viên đã cố gắng làm thật tốt những gì của bản thân
mình có thể nhưng đôi khi phải thất vọng vì kết quả mang lại không cao. Học sinh vẫn sai

những lỗi từ các phép tính đơn giản và căn bản nhất , ví dụ : "Các em cộng sai vì quên cộng
vào hàng trước số ở hàng sau"," vì không biết mượn 10, khi hàng của số bị trừ bé hơn số
trừ " ,cộng trừ số thập phân lại quên đặt dấu phẩy vào kết quả tính thậm chí có học sinh lớp
5 chưa thuộc bảng nhân, bảng chia
- Từ thực trạng yếu kém của học sinh khi học toán giáo viên cần chú ý giảm nhẹ lý thuyết,
tăng cường thực hành bằng cách chuyển một số tính chất của phép cộng và phép nhân sang
các dạng bài tập thực hành,sử dụng tốt các hình thức dạy học ,xen lẫn các trò chơi thi đua
để nâng cao chất lượng của phân môn. Điều quan trọng hơn cả là giáo viên làm sao để học
sinh thấy được những sai sót của mình và tự các em sữa chữa những lỗi sai đó ( có thể dưới sự
giúp đỡ của giáo viên)., như thế các em mới đủ tự tin trang bị cho mình những kiến thức toán
học khác cao hơn .
3/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ
- Vấn đề trọng tâm khi dạy các phép tính với các số thập phân là kỷ thuật tính mà mấu chốt
là cách đặt dấu phẩy trong các kết quả tính.
- Nguyên tắc chung của việc dạy học các phép tính với số thập phân là: Dựa trên bài toán
____________________________________________________________________________________________________ - 5 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
thực tế, thường là các bài toán có số liệu là các số đo độ dài , số đo khối lượng chuyển các
phép tính với số tự nhiên ( bằng cách đổi các đơn vị đo từ lớn đến nhỏ), hoặc về các trường
hợp tính với các số thập phân đã biết để tìm ra kết quả; đưa kết quả trở lại các đơn vị đo ban
đầu . So sánh và phân tích kết quả để rút ra kết luận .
DẠY CỘNG SỐ THẬP PHÂN
I. Giới thiệu phép cộng và cách cộng số thập phân như thế nào ?
- Phép cộng số thập phân được giới thiệu thông qua các bài toán có dạng :
Ví dụ : Băng giấy dài 0,95m được dán nối tiếp với băng giấy khác dài 1,2m . Hỏi độ dài
tổng cộng là bao nhiêu ?
+ Bài toán trên làm xuất hiện phép cộng : 0,95 + 1, 2. Dựa vào bài toán này có thể suy ra

cách cộng hai số thập phân từ cách cộng hai số tự nhiên .
0,95m + 1, 2m 95cm + 120cm
+ +
2,15 215
** Hai điểm khác biệt cần chú ý là :
+ Khi đặt tính dấu phẩy phải được đặt thẳng cột với nhau .
+ Phép cộng nếu một số không có chữ số nào đó ở bên phải phần thập phân thì coi chữ số đó
bằng 0( coi chữ số hàng phần trăm của 1,2 là chữ số 0).
Trên thực tế, phép cộng( phép trừ) hai số thập phân thường ở hai dạng sau :
a/ Tính : ( đã có đặt tính sẵn )
o Hướng dẫn :
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng .
o Cách trình bày :

o Sai lầm của học sinh :
____________________________________________________________________________________________________ - 6 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
0,95
1200 1,2
95
19,36
+
4,08
58,2
+
24,3
75,8
+
249,19

4
+
0,995
58,2
+
24,3

82,5
19,36
+
4,08

23,44
75,8
+
249,19

324,99
4
+
0,995

4,995
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
- Do các phép tính đã được dặt tính sẵn nên ở dạng này, học sinh chỉ sai ở quá trình cộng và
quên đặt dấu phẩy ở tổng nhưng số học sinh làm tính sai ở dạng này thường không nhiều lắm .
o Biện pháp của giáo viên
- Nhắc nhở học sinh cẩn thận khi cộng nhất là cộng có nhớ . Trong quá trình cộng nên đặt dấu

phẩy cùng lúc với kết quả cộng từng hàng cụ thể.
- Giáo viên hướng dẫn như sau :
- 3 + 2 = 5 viết 5
- phẩy
- 8 + 4 = 12 viết 2 nhớ 1
- 5+2 = 7 nhớ 1 là 8, viết 8
- Với cách làm này học sinh sẽ không bị quên dấu phẩy phải đặt ở tổng .
b/ Đặt tính rồi tính
72,1 +40,4
5,12 + 6,8
69 + 7,85
7,1 + 2,861
o Hướng dẫn
- Ta viết các số hạng, số hạng này dưới số hạng kia , sao cho các dấu phẩy đặt thẳng cột với
nhau .
- Cộng như cộng các số tự nhiên .
- Đặt dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng .
o Cách trình bày
102,5 11,92 76,85 9,961
o Sai lầm của học sinh
- Ở dạng bài tính này, các em mắc lỗi sai chủ yếu là ở phần đặt tính.
o Biện pháp của giáo viên
- Khi phép tính có một số hạng là số tự nhiên giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh nắm
" Số tự nhiên là một số thập phân mà phần thập phân bằng 0" để trong lúc đặt tính các em
không bị lúng túng.
____________________________________________________________________________________________________ - 7 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
58,2
+
24,3

82,5
72,1
+
30,4
5,12
+
6,8
69
+
7,85
7,1
+
2,861
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
- Nhấn mạnh lại : Nếu một số không có chữ số nào đó ở bên phải phần thập phân thì
coi như chữ số đó bằng 0.
** Cụ thể khi thực hiện phép cộng 69 + 7,85 giáo viên hướng dẫn như sau :
+ Xem số 69 là số thập phân và viết là 69,00 , đặt số hạng 7,85 hàng thẳng hàng ,cột thẳng
cột với 69,00.
o Cách trình bày

Và cộng như quy tắc cộng hoặc 7,1 + 2,861 . Đặt tính và tính :

Với cách làm này ,giáo viên hạn chế hầu hết những sai lầm của học sinh khi đặt tính và tính
trong phép cộng hai số thập phân.
II . Các bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng công hai số thập phân .
1. Chọn câu đúng :
40,7 + 5,86 = ?

A . 45,87 ; B . 46,56 ; C . 43,86 ; D . 40,76
2. Nối phép tính với kết quả đúng
1. 75,70 A. 7,68 + 49,7
2. 53,68 B. 15,98 + 7,92
3. 23,90 C. 40,28 + 35,42
4. 57,38 D. 50,20 + 3,48
Việc giáo viên hướng dẫn kĩ và học sinh nắm chắc được cách cộng hai số thập phân, ngoài
việc tạo hứng thú học tập cho các em còn là tiền đề tốt để các em tự tin ,thành thạo khi thực
hiện phép trừ hai số thập phân.
DẠY PHÉP TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I . Giới thiệu phép trừ và cách trừ hai số thập phân như thế nào ?
- Phép trừ hai số thập phân được giới thiệu thông qua các bài toán có dạng :
____________________________________________________________________________________________________ - 8 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
7,1
+
2,861
9,961
69,00
+
7,85
76,85
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
Bài toán : Một sợi dây dài 3,5m ta cắt bớt 0,75m. Hỏi đoạn dây còn lại dài bao nhiêu mét ?
+ Bài toán trên làm xuất hiện phép trừ : 3,5m - 0,75m . Dựa vào bài toán này cũng có thể suy
ra cách trừ hai số thập phân từ cách trừ hai số tự nhiên .
3,5m - 0,75m 350cm - 75cm



- Dạy cách trừ hai số thập phân cũng làm tương tự như cách cộng hai số thập phân :
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- Khi giáo viên hướng dẫn cụ thể và học sinh đã có những thao tác thuần thục trong quá trình
đặt tính và tính ở phép cộng hai số thập phân thì việc dạy cách trừ hai số thập phân sẽ được
diễn ra một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Ví dụ : Đặt tính và tính : 6 - 4,81
Học sinh đặt tính và tính như sau :
Và trừ như sau :
+ 0 - 1 không được , mượn 10, 10 - 1 = 9 , viết 9 nhớ 1 ; 8 nhớ 1 là 9 , 0 - 9 không được
,mượn 10 , 10 - 9 = 1 viết 1.
+ Phẩy
+ 4 nhớ 1 là 5 , 6 - 5 = 1, viết 1.
Tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện đúng
thao tác và cẩn thận trong lúc tính toán để các em nắm chắc cách trừ . Phép trừ hai số thập
phân có các dạng sau :
1 . Tính ( đã đặt tính sẵn)
2 . Đặt tính rồi tính
43,6 - 16,2
____________________________________________________________________________________________________ - 9 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
3,5
-
0,75
2,75
350
-
75

275
6
-
4,81
1,19
5,12
-
0,689

72,1
-
30,4

60
-
7,53
1,234
-
0,142
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
12,37 - 1,8
0,457 - 0,1735
2,4 - 0,197
o Cách trình bày

II. Các bài tập trắc nghiệm rèn luyện kỹ năng trừ hai số thập phân :
1. Chọn câu trả lời đúng : 87,6 - 25,47
A . 62,06 ; B . 62,13 ; C . 61,13 ; D . 62,3

2. Điền số thích hợp vào chỗ trống :
Đề bài : Tổng 3 số bằng 12. Tổng số thứ nhất và số thứ hai bằng 7,4. Tìm mỗi số đó.
Bài giải :
Số thứ nhất là :

Số thứ hai là :

Số thứ ba là :

Đáp số : Số thứ nhất
Số thứ hai
Số thứ ba
- Khi học sinh nắm chắc cách cộng ,trừ hai số thập phân thì phần luyện tập thực hành sẽ rèn
luyên cho các em kỹ năng tính nhanh, tính đúng qua các bài tập vận dụng các tính chất giao
hoán, kết hợp của phép cộng , tìm hai số hạng chưa biết hay số bị trừ ,số trừ trong các bài tìm
thành phần chưa biết của phép tính .
DẠY PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Giới thiệu phép nhân và cách nhân số thập phân như thế nào ?
- Tương tự , ta dạy cách nhân số thập phân qua một số bài toán ,từ trường hợp đơn giản đến
trường hợp phức tạp , từ nhân số thập phân với số tự nhiên đến nhân số thập phân với số thập
phân .
1. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên :
Bài toán : Một đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau , mỗi đoạn dài 1,65m. Tính độ dài
____________________________________________________________________________________________________ - 10 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
43,6
-
16,2
27,4


12,37
-
1,80
10,57
0,4570
-
0,1735
0,2735
24,000
-
0,197
23,803
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
đường gấp khúc đó .
- Bài toán trên làm xuất hiện phép tính : 1,65m + 1,65m + 1,65m hay 1,65 x 3.
Vì : 1,65m = 165cm
495cm = 4,95m
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh tích với các thừa số ,rút ra kết luận : "Muốn nhân
một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau : Nhân như nhân các số tự nhiên .Đếm
xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở
tích bấy nhiêu chữ số từ phải sang trái .
** Bài tập đối với phép nhân số thập phân không đặt "nặng" việc đặt tính . Tuy nhiên giáo
viên nên rèn luyện cho học sinh đặt tính sao cho "đẹp" ,cho "cân đối" .
Bài tập : Đặt tính rồi tính .
2,5 x 7
0,256 x 8
4,18 x 5
8,6 x 15

o Hướng dẫn
+ Đặt tính :
+ Tính : 7 x 5 = 35 viết nhớ 3. 7 x 2 = 14 nhớ 3 là 17 viết 17.
+ Đếm phần thập phân ở thừa số có một chữ số rồi đếm một chữ số ở tích ( từ phải sang trái
) đánh dấu phẩy giữa 7 và 5 (hoặc trước 5) thành 17,5.
o Sai lầm của học sinh
- Các em "quên" đặt dấu phẩy ở tích sau khi tính .
- Các em đếm nhầm từ "phải" qua trái thành từ "trái" sang phải .
- Còn nhiều em chưa thuộc bảng nhân .
o Biện pháp của giáo viên :
- Trước hết giúp các em thuộc vững quy tắc nhân trong lớp .Xác định rõ cần phải đếm phần
____________________________________________________________________________________________________ - 11 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
1,65
x
3

4,95
165
x
3
495
2,5
x
7
17,5
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
thập phân từ phải sang trái . Trong lớp còn một vài em chưa thuộc kĩ bảng nhân nên tôi mạnh

dạn cho các em này để bảng nhân trước mặt khi tính , nhưng sau đó ,nhắc nhở các em về nhà
ôn lại bảng nhân cho thuộc .Tôi thường xuyên kiểm tra vào thời gian truy bài đầu giờ ,giờ học
phụ đạo giúp các em đọc xuôi, ngược ,không theo thứ tự và cho đến nay thì cả lớp đã thuộc
nhuần nhuyễn.
2. Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Bài toán : Tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài 6,4m và chiều rộng 4,8m.
- Bài toán trên làm xuất hiện phép tính : 6,4 x 4,8 .
+ Vì 6,4m = 64dm ; 4,8m = 48 dm nên :
Diện tích hình chữ nhật bằng dm là :
64 x 48 = 3072 ( dm )
Đổi 3072 dm = 30,72m
Diện tích hình chữ nhật bằng m là :
6,4 x 4,8 = 30,72 ( m )
Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72
- Cách nhân hai số thập phân được suy ra từ cách nhân hai số tự nhiên , điểm đáng chú ý nhất
là thao tác : Đếm tổng chữ số ở phần thập phân của cả hai thừa số để đánh dấu phẩy ở tích .
- Từ những phép tính cụ thể , giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các thừa số với tích và rút
ra quy tắc chung về nhân số thập phân. Ngoài ra , giáo viên cần rèn cho học sinh cách nhân
nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 qua một vài ví dụ: nhận xét ,so sánh tích với thừa
số và rút ra quy tắc .Việc vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, nhân nhẩm rèn luyện
cho học sinh kĩ năng cơ bản cần dùng ngay trong khi chia.
o Bài tập : Đặt tính rồi tính
25,8 x 1,5 ; 16,25 x 6,7
0,24 x 4,7 ; 7,826 x 4,5
o Giáo viên hướng dẫn :
+ Nhân như nhân các số tự nhiên . Đếm xem phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu
chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
o Cách trình bày :
____________________________________________________________________________________________________ - 12 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm

6,4
x
4,8
512
256
30,72
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
o Sai lầm của học sinh :
- Các em thường quên thao tác : Đếm tổng chữ số phần thập phân của cả hai thừa số và đánh
dấu phẩy ở tích .
- Một số em đánh dấu phẩy ở tích riêng thứ nhất .
o Biện pháp của giáo viên :
- Trong bước truyền thụ kiến thức , khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân , giáo viên
dùng phấn màu để "nhấn mạnh" phần thập phân của cả hai thừa số để cho các em dánh dấu
phẩy chính xác ở tích.
Phần thập phân hai chữ số .

Phần thập phân của tích hai số .
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh cẩn thận trong quá trình tính . Tính xong phải kiểm tra
lại kết quả phép tính
- Kèm sát, kiểm tra nhắc nhở học sinh kịp thời để các em học sinh yếu nhận ra sai sót trong
quá trình tính để cho các em tự chấn chỉnh và làm đúng được các phép tính .
II. Các bài tập trắc nghiệm và rèn luyện kĩ măng nhân số thập phân:
1. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
a/ Chọn câu trả lời đúng : 3,25 x 5 =
A. 13,35 ; B. 16,37 ; C. 16,25 ; D. 15,25
b/ Viết số thích hợp vào ô trống :
Thừa số 3,15 0,75 420

Thừa số 4 8 0,25
Tích
2. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
____________________________________________________________________________________________________ - 13 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
16,25
x
6,7
11375
9750
108,875
7,826
x
4,5
39130
31304
35,2170
25,8
x
1,5
1290
258
38,70
0,24
x
4,7
168
096
1,128
6,4

x
4,8
512
256
30,72
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
a/ Chọn câu trả lời đúng :
Tính nhẩm : 42,75 x 100 =
A. 42,750 ; B. 427,5 ; C. 4275 ; D. 427850
b/ Điền dấu ( < , = , >) vào chỗ chấm :
A . 7,25 x 10 0,725 x 1000
B . 6,3 x 100 0,063 x 100
C . 8,7 x 100 0,87 x 1000
D . 4,21 x 10 0,421 x 10
3. Nhân một số thập phân với một số thập phân :
a/ Chọn câu trả lời đúng : 0,24 x 4,7 = ?
A . 2,128 ; B . 1,128 ; C . 11,28 ; D .1,028
b/ Điền số thích hợp vào chỗ trống :
a b c (a x b) x c a x ( b x c )
10,8 6,2 10
2,5 1,8 3,2
12,4 5,2 0,5
DẠY PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN
I . Giới thiệu phép chia số thập phân như thế nào ?
Để học sinh hiểu được cơ sở lí luận của các biện pháp chia số thập phân , nhất là cách
chuyển dịch các dấu phẩy cần nhắc lại tính chất của thương đã học : " Khi ta cùng nhân số bị
chia và số chia cùng với một số ( ở đây là 10 , 100 , 1000 ) thì thương không thay đổi".
Phép chia sẽ được giới thiệu qua một số trường hợp đơn giản:

1. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
2. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương là một số thập phân .
3. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
4. Chia một số thập phân cho một số thập phân
Cần dạy kĩ trường hợp 1 và 2 làm cho học sinh thông thạo cách chuyển những trường hợp 3
và 4 về trường hợp 1 và 2. Mỗi trường hợp dựa trên những bài toán cụ thể .
1. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Bài toán : Một sợi dây dài 3,75m được chia thành 3 đoạn thẳng bằng nhau . Hỏi mỗi đoạn
thẳng dài bao nhiêu mét ?
- Bài toán trên làm xuất hiện phép chia : 3,75 : 3 =
3,75 3
____________________________________________________________________________________________________ - 14 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
07 125 cm
15
0
- Như vậy mỗi đoạn dây dài 125cm hay 1,25m.
- Ta có : 3,75m : 3 = 1,25m.
- Ta có thể đi tới kết quả trên bằng cách chia số thập phân như sau :
3,75 3
07 1,25
15
0
+ 3 : 3 được 1 viết 1 .
+ Trước khi chia tiếp qua phần thập phân ta đặt dấu phẩy ở thương để nhớ rằng đã chia hết
phần nguyên .
+ Hạ 7 , 7 : 3 được 2 viết 2 , viết tiếp 2 ở thương dư 1.

+ Hạ 5 . 15 : 3 được 5 viết 5 , viết tiếp 5 ở thương dư 0.
- So sánh hai cách chia ta thấy kết quả như nhau .Từ đó rút ra quy tắc :
 Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm theo các bước sau đây: Trước
hết ta chia phần nguyên của số bị chia cho số chia. Trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập
phân của số bị chia để đua vào phép chia , ta đặt dấu phẩy ở thương vừa tìm được . Sau đó
tiếp tục chia lần lượt với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia cho số chia.
2. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương là một số thập phân .
- Phép chia hai số tự nhiên trong tập hợp số tự nhiên khác phép chia hai số tự nhiên trong tập
hợp số thập phân như thế nào ?
- Nếu giới hạn trong nội bộ tập hợp số tự nhiên ta dùng phép chia khi đã tìm ra thương và
dư .Thương và dư đều là số tự nhiên .
- Nhờ có số thập phân phép chia hai số tự nhiên không nhất thiết dừng lại khi tìm được
thương và số dư . Ta có thể chia tiếp để được kết quả là số thập phân .
Bài toán : 12 người đắp được 45m đường .Hỏi trung bình mỗi người đắp được bao nhiêu
mét đường ?
- Với bài toán cụ thể nói trên , khi số bị chia là số đo độ dài , ta có thể dễ dàng giải thích
cách thêm số 0 vào số dư ( mét ) để chuyển thành 90 (dm) chia cho 12 để được 7(dm) đứng ở
hàng phần mười ( của mét), tức hàng đầu tiên sau dấu phẩy .
____________________________________________________________________________________________________ - 15 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
- Với các hàng của phần thập phân tiếp theo giải thích tương tự và rút ra quy tắc chia như
Sách giáo khoa.
o Trình bày : 45 12
90 3,75
60
00
3. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- Trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân được đưa về trường hợp chia một
số tự nhiên cho một số tự nhiên ,dựa trên tính chất của thương đã học : " Khi ta nhân số bị
chia và số chia cho cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi.
Ví dụ : 39 : 37,5
- Khi chuyển phép chia 39 : 37,5 thành 390 : 375 là ta đã nhân số bị chia và số chia cho 10.
Từ đó rút ra quy tắc chia như sách giáo khoa.
o Trình bày :
390 37,5
01500 1,04
000
4 . Chia một số thập phân cho một số thập phân
- Từ cách chia hai số tự nhiên như trên ta dễ dàng suy ra cách chia hai số thập phân
Ví dụ : Để chia 9,5 cho 1,25 ta chỉ việc lấy 950 chia cho 125 ( dời dấu phẩy của số bị chia
và số chia sang phải hai chữ số, rồi chia theo cách chia hai số tự nhiên ). Điều quan trọng
là sau khi hiểu quy tắc chia cần rèn cho học sinh có được những kĩ năng chia thành thạo :
o Trình bày :
950 1,25
0750 7,6
000
* Chú ý : Cần lưu lại các dấu phẩy cũ chỉ được gạch đè lên các dấu phẩy ấy mà thôi ,
không được xóa bỏ hẳn .
- Thông thường chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương mà thôi .
- Sau phần này học sinh còn được học cách nhân ( chia ) một số thập phân với (cho) 10,
100 , 1000 ;0,1 0,01, 0,001 ; 0,5, 0,25 tính bằng cách thuận tiện nhất để rèn kĩ
năng tính nhanh , nhân chia nhẩm cho học sinh .
____________________________________________________________________________________________________ - 16 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________

o Những sai lầm của học sinh :
- Trong quá trình thực hiện bốn phép tính với số thập phân thì phép chia là phép tính mà
các em "sợ nhất" và thực hành sai nhiều nhất . Những sai sót chủ yếu là các em không cẩn
thận . Khi chia ước lượng thương chưa nhanh , chưa nhạy dẫn đến thực hiện phép chia
chậm , chia sai : cụ thể các em hay có thói quen đặt phép tính ở ngoài để tìm số lần mà
không biết ước lượng việc nhân chia . Nhân chia nhẩm ở các bài tính bằng cách thuận tiện
nhất , tính nhanh thực hiện chưa tốt . Lí do là các em ít luyện tập thực hành và không
thuộc quy tắc nhân, chia đặt tính sai , thực hiện không đầy đủ các thao tác nhân chia ,
hạ chữ số , đánh dấu phẩy , đặt sai dấu phẩy ở kết quả tính .
o Biện pháp của giáo viên
- Đối với cách chia số thập phân không có cách nào tốt hơn là yêu cầu các em học thuộc
lòng quy tắc chia và thường xuyên luyện tập ,thực hành .
- Chỉ có thực hành nhiều theo quy trình từ dễ đến khó , từ căn bản đến nâng cao mới giúp
cho các em thực hiện tốt phép chia . Từ các phép tính cụ thể học sinh mới dần củng cố các
kiến thức về phép chia và dần dần chiếm lĩnh kĩ năng thực hiện phép chia.
- Thường xuyên phụ đạo học sinh yếu , kiểm tra việc học thuộc lòng bảng nhân (chia)
- Nắm chắc đối tượng học sinh xem em nào thường xuyên mắc lỗi sai nào trong khi chia để
có biện pháp chấn chỉnh kịp thời .
II. Các bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng chia số thập phân.
1. Chọn câu trả lời đúng :
A. 75 4 B. 75 4
35 18,75 35 17,75
30 30
20 20
0 0
C . 75 4 D. 75 4
35 18,75 25 18,75
20 20
0 0
2. Đúng ghi Đ ,sai ghi S :

a. 119 : 3,5 = 32
____________________________________________________________________________________________________ - 17 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
b. 270 : 180 = 0,15
c. 313,5 : 6,25 = 1,80
d.72,58 : 19 = 3,82
3. Điền dấu ( < , = , >) thích hợp vào chỗ chấm :
a. 4,9 x 0,1 49 : 100
b. 4,6 : 10 46,8 x 0,01
c. 16,75 : 100 16,75 x 0,01
d. 9,2 : 100 9,2 x 0,1.
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn
- Do địa bàn của lớp , của trường thuộc điạ bàn dân cư nông thôn nên hầu hết học sinh là
con em gia đình lao động khó khăn . Vì vậy việc nắm chắc đối tượng học sinh trong lớp là
một việc vô cùng quan trọng đối với giáo viên . Chỉ có nắm chắc hoàn cảnh gia đình của các
em , lực học, sức học của các em , điểm mạnh, điểm yếu , điểm còn hạn chế của tửng em
người giáo viên mới có phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của lớp , nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
- Giáo viên mạnh dạn sử dụng "Khoảng thời gian dừng" có thể là cuối tiết hoặc giữa tiết
học ( nếu rất cần). Khoảng thời gian này làm cho giáo viên và học sinh bớt căng thẳng . Khi
thấy học sinh có dấu hiệu mệt mỏi , khó tiếp thu giáo viên nên "dừng lại" cho các em thư giản
bằng các trò chơi ngắn hay hát tập thể hoặc cho các em "đứng lên , ngồi xuống " Thư giản 1
- 2 phút , không mất nhiều thời gian nhưng tốt cho giờ học .
- Việc nêu câu hỏi , cho các em bài tập vừa sức đúng đối tượng có tác dụng kích thích hứng
thú học tập cho học sinh đều cả lớp : Học sinh giỏi , khá phát huy sở trường của mình ,học
sinh trung bình yếu cũng tự tin dần dần chiếm lĩnh kiến thức.
- Việc tổ chức các hình thức dạy học ,thay đổi các hình thức dạy trên lớp . Nếu giáo viên

làm tốt ,sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt để học sinh phát huy tính tích cực trong học tập . Giáo viên
cần cân nhắc kĩ việc giao bài tập nào học cá nhân , bài tập nào các em có thể thỏa thuận trao
đổi cùng bạn để tránh sự dựa dẫm vào bạn hay sự nhàm chán ,tự ti trong học sinh.
- Việc phụ đạo học sinh ngoài giờ là công việc hổ trợ vô cùng quan trọng cho việc giảng
dạy trên lớp . Sự gần gũi giữa thầy trò ngoài giờ chính khóa giúp học sinh trung bình, yếu xóa
bỏ mặc cảm , cảm thấy được quan tâm mà cố gắng vươn lên.
- Giáo viên sử dụng các hình thức thi đua khen thưởng, trò chơi toán học để tạo sự sôi nổi
trong giờ học .
- Rèn cho học sinh sử dụng tốt vở nháp để rèn tính cẩn thận cho các em .
____________________________________________________________________________________________________ - 18 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
- Thực hiện tốt và hiệu quả sổ tay toán học của học sinh .
- Việc nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh đây là khâu tưởng chừng đơn giản
nhưng thật sự "khó" cho giáo viên .Khó không phải là ở điểm số mà là nó có tác dụng như thế
nào đối với học sinh ? Em nào cần phải cho điểm "khuyến khích ", em nào cần điểm phát huy
sở trường , em nào cần điểm để răn đe để cuối cùng người giáo viên có được kết quả thật
sự phản ánh đúng năng lực học tập của từng em .
Tóm lại : Để nâng cao chất lượng dạy học , người giáo viên ngoài kinh nghiệm ra còn
phải có quyết tâm với nghề nghiệp của mình , phải thật sự yêu mến học sinh và hãy để điều đó
diễn ra liên tục để đạt đến nghệ thuật giảng dạy Đây là điều mà giáo viên nào cũng muốn
có nhưng số làm được không nhiều .
KẾT QUẢ CỤ THỂ
Tổng số học sinh lớp 5B : 29 /16
Thời điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Giữa học kì I 11/8 37,93 15/7 51,72 3/1 10,34

Học kì I 14/10 46,67 9/4 30 7/3 23,33
Giữa học kì II

TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Sau khi vận dụng kinh nghiệm của bản thân vào việc giảng dạy thực tế ở lớp 5B
-Trường Tiểu học An Thạnh "B" . Tôi rất vui mừng vì các em thực hiện tốt các phép tính về
số thập phân . Đến thời điểm này , 100% học sinh trong lớp thực hiện thành thạo , chính xác
bốn phép tính về số thập phân .Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tôi sử dụng trong đề tài đã
vận dụng có kết quả ở thực tế lớp học giúp học sinh nắm chắc kiến thức và hứng thú trong học
tập môn Toán .
C. KẾT LUẬN
Mỗi giáo viên đều có những kinh nghiệm dạy học riêng để vận dụng cho phù hợp với hoàn
cảnh học sinh của lớp mình và ít nhiều cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ và đáng
được trân trọng. Và trên đây là toàn bộ các biện pháp giúp học sinh thực hiện đúng bốn phép
____________________________________________________________________________________________________ - 19 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về
số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
tính về số thập phân có chất lượng mà bản thân tôi sẽ lấy đó làm phương pháp giảng dạy cho
những năm học tới . Tuy nhiên do thời gian và kinh nghiệm dạy học còn hạn chế nên chắc
chắn đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót . Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
giám khảo.
Chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học tập lớp 5 - Tập 2 - NXB GD.
2. Sách giáo khoa toán - Lớp 5 - NXB GD
____________________________________________________________________________________________________ - 20 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm
Tên đề tài : " Các biện pháp giúp học sinh lớp 5B thực hiện bốn phép tính về

số thập phân ở Trường Tiểu học An Thạnh "B" .
______________________________________________________________
3. Sách giáo viên Toán - Lớp 5 - NXB GD
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Bộ GD & ĐT phát hành .
5. Thế giới trong ta - Cơ quan ngôn luận của hội khoa học tâm lý giáo dục Việt
Nam phát hành
6. Thông tư số 19/2012/TT-BGD&ĐT ngày 1/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
An Thạnh , ngày 25 tháng 4 năm 2013
Người viết
Phan Thị Minh Tâm
____________________________________________________________________________________________________ - 21 -
Người thực hiện : Phan Thị Minh Tâm

×