Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

cải biên và định chuẩn trắc nghiệm tri giác của hans eysenck dành cho học sinh lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi tại tp hổ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.21 MB, 148 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS 99 -08

CẢI BIÊN VÀ ĐỊNH CHUẨN TRẮC NGHIỆM TRI
GIÁC CỦA HANS EYSENCK DÀNH CHO HỌC
SINH LỨA TUỔI TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
TẠI TP.HỔ CHÍ MINH
Chủ trì đề tài: Đỗ HẠNH NGA
Nhóm thực hiện:

Lý Minh Tiên
Lê Thị Hân

Trần Thị Thu Mai
Huỳnh Lâm Anh Chương

TP.HỒ CHÍ MINH
2000-2002


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS 99 - 08

CẢI BIÊN VÀ ĐỊNH CHUẨN TRẮC NGHIỆM TRI
GIÁC CỦA HANS EYSENCK DÀNH CHO HỌC
SINH LỨA TUỔI TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


Chủ trì đề tài: ĐÔ HẠNH NGA
Nhóm thực hiện: Lý Minh Tiên
Lê Thị Hân
Trần Thị Thu Mai
Huỳnh Lâm Anh Chương

TP.HỒ CHÍ MINH
2000-2002


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
T
0

T
0

PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8
T
0

T
0

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ....................................................................................... 8
T
0

T

0

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 9
T
0

T
0

3.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ......................................................................... 10
T
0

T
0

4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 10
T
0

T
0

5.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: .......................................... 11
T
0

T
0


6.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................................. 11
T
0

T
0

7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................... 11
T
0

T
0

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU ................... 12
T
0

T
0

A- CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 12
T
0

T
0

I) LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.............................................................. 12
T

0

T
0

1- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học ở phương Tây:............................... 13
T
0

T
0

2- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học Liên Xô: ......................................... 14
T
0

T
0

3- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học Việt Nam: ...................................... 17
T
0

T
0

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 18
T
0


T
0

1- Một số vấn đề về tri giác: ........................................................................... 18
T
0

T
0

1.1. Vai trò của tri giác trong đời sống con người: ..................................... 18
T
0

T
0

1.2-Khái niệm về tri giác............................................................................. 19
T
0

T
0

1.3- Một số quan điểm về sự hình thành và phát triển tri giác ................... 20
T
0

T
0


1.4-Các thuộc tính của tri giác .................................................................... 24
T
0

T
0

2. Đặc điểm tri giác của học sinh từ 10 đến 15 tuổi: .................................... 25
T
0

T
0

2.1. Đặc điểm tri giác của học sinh từ 10 đến 12 tuổi: ............................... 26
T
0

T
0


2.2. Đặc điểm tri giác của học sinh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi:............... 28
T
0

T
0


3. Trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck dành cho học sinh từ 10 đến 15
T
0

tuổi: ................................................................................................................. 30
T
0

3.1.Sơ lược về Hans Eysenck (? - 1997): .................................................... 30
T
0

T
0

3.2.Trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck (1996) dành cho lứa tuổi từ 10
T
0

đến 15 tuổi: .................................................................................................. 30
T
0

B- THỂ THỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 32
T
0

T
0


I- THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN CẢI BIÊN 1: ............................. 32
T
0

T
0

1.Chọn mẫu: ................................................................................................... 32
T
0

T
0

2.Dụng cụ đo lường: ...................................................................................... 32
T
0

T
0

2.1.Cấu trúc của bài trắc nghiệm: ............................................................... 33
T
0

T
0

2.2.So sánh hai bài trắc nghiệm tri giác: ..................................................... 34
T

0

T
0

2.3.Hệ số tin cậy của hai bài trắc nghiệm sau giai đoạn cải biên 1: ........... 36
T
0

T
0

II. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN CẢI BIÊN 2: ............................ 36
T
0

T
0

1.Chọn mẫu: ................................................................................................... 36
T
0

T
0

1.1.Theo khối lớp: ....................................................................................... 36
T
0


T
0

1.2.Theo giới tính: ....................................................................................... 36
T
0

T
0

1.3.Theo loại hình trường:........................................................................... 36
T
0

T
0

2.Dụng cụ đo lường: ...................................................................................... 36
T
0

T
0

2.2.Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm: ........................................................ 37
T
0

T
0


III. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH CHUẨN: ..................... 37
T
0

T
0

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 38
T
0

T
0

A- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRẮC NGHIÊM Ở GIAI ĐOẠN CẢI BIÊN1 .... 38
T
0

T
0

1.Kết quả thống kê về thành phần của mẫu theo khối lớp: .............................. 38
T
0

T
0

2.Kết quả chung của từng bài trắc nghiệm: ...................................................... 38

T
0

T
0


2.1. Bài trắc nghiệm 1 (khối lớp 5 và 6): ....................................................... 38
T
0

T
0

2.2. Bài trắc nghiệm 2 (khối lớp 7,8, 9): ........................................................ 39
T
0

T
0

3. Phân loại các câu trắc nghiệm theo độ khó: ................................................. 40
T
0

T
0

3.1. Bài trắc nghiệm tri giác 1: ...................................................................... 40
T

0

T
0

3.2. Trắc nghiệm tri giác 2: ............................................................................ 43
T
0

T
0

4. Kết quả về độ phân cách từng câu trắc nghiệm tính trên toàn mẫu: ........... 44
T
0

T
0

4.1. Trắc nghiệm tri giác 1: ............................................................................ 45
T
0

T
0

4.2. Trắc nghiệm tri giác 2: ............................................................................ 47
T
0


T
0

B - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRẮC NGHIỆM Ở GIAI ĐOẠN CẢI BIÊN 2 .. 49
T
0

T
0

1.Kết quả thông kê về thành phần của mẫu theo khối lớp: .............................. 49
T
0

T
0

2.1.Trắc nghiệm tri giác 1: ............................................................................. 49
T
0

T
0

2.2.Trắc nghiệm tri giác 2: ............................................................................. 50
T
0

T
0


3- Phân loại câu trắc nghiệm theo độ khó: ....................................................... 50
T
0

T
0

3.1. Trắc nghiệm tri giác 1: ............................................................................ 50
T
0

T
0

4. Phân loại trắc nghiệm theo độ phân cách: .................................................... 56
T
0

T
0

4.1.Trắc nghiệm tri giác 1: ............................................................................. 56
T
0

T
0

4.2. Trắc nghiệm tri giác 2: ............................................................................ 58

T
0

T
0

5. So sánh tổng điểm trung bình bài trắc nghiệm theo các nhóm ở trắc nghiệm
T
0

tri giác 1:.............................................................................................................. 61
T
0

5.1.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm bài
T
0

trắc nghiệm của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ................................ 61
T
0

5.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm trung
T
0

bình các tiểu nghiệm của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ................. 62
T
0


6.So sánh tổng điểm trung bình bài trắc nghiệm theo các nhóm ở trắc nghiệm
T
0

tri giác 2:.............................................................................................................. 64
T
0


6.1.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm bài
T
0

trắc nghiệm của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ................................ 64
T
0

6.2.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm mã hoá của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm:......................... 65
T
0

6.3. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm giải mã của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm .......................... 66

T
0

6.4. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm các từ của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ............................ 67
T
0

6.5. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm dãy số của mỗi khôi lớp và kết quả kiểm nghiệm ............................ 68
T
0

6.6.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm điền số của mỗi khôi lớp và kết quả kiểm nghiệm........................... 69
T
0

6.7.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0


nghiệm tím ký tự cửa mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ....................... 70
T
0

6.8. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm nguyên âm, phụ âm của mỗi khôi lớp và kết quả kiểm nghiệm ..... 70
T
0

6.9. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm tiểu
T
0

nghiệm số chẩn lẻ của mỗi khối lớp và kết quả kiểm nghiệm ...................... 72
T
0

7.1. Bài trắc nghiệm tri giác 1: ...................................................................... 73
T
0

T
0

7.1.1. Kết quả tổng hợp: .............................................................................. 73
T

0

T
0

7.1.2.So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm của
T
0

các tiểu nghiệm của mỗi giới tính và kết quả kiểm nghiệm ở TN tri giác 1
..................................................................................................................... 74
7.2. Bài trắc nghiệm tri giác 2: ...................................................................... 75
T
0

T
0

7.2.1. Kết quả tổng hợp: .............................................................................. 75
T
0

T
0

7.2.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm của
T
0

các tiểu nghiệm của mỗi giới tính và kết quả kiểm nghiệm ở trắc nghiệm tri


T
0


giác 2 ........................................................................................................... 75
T
0

8. Phân tích các chỉ số bài trắc nghiệm theo loại hình trường bán công và
T
0

công lập: .............................................................................................................. 76
T
0

8.1. Bài trắc nghiệm tri giác 1 ........................................................................ 76
T
0

T
0

8.1.1. Kết quả tổng hợp: .............................................................................. 76
T
0

T
0


8.1.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tổng điểm của
T
0

các tiểu nghiệm của mỗi nhóm trường và kết quả kiểm nghiệm ................ 77
T
0

8.2. Bài trắc nghiệm tri giác 2: ...................................................................... 79
T
0

T
0

8.2.1. Kết quả tổng hợp: .............................................................................. 79
T
0

T
0

8.2.2. So sánh các trung bình và độ lệch tiêu chuẩn tính trên tống điểm của
T
0

các tiểu nghiệm cửa mỗi nhóm trường và kết quả kiểm nghiệm ................ 79
T
0


C- KẾT QUẢ CÁC BẢNG ĐỊNH CHUẨN ......................................................... 80
T
0

T
0

1. Định chuẩn trắc nghiệm tri giác trên nhóm tuổi 11-12: .............................. 81
T
0

T
0

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 95
T
0

T
0

I. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 95
T
0

T
0

II. KIẾN NGHỊ: ..................................................................................................... 97

T
0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 98
T
0

T
0

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 100
T
0

T
0


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong tâm lý học, tri giác được coi là "cơ sở" hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển
của quá trình nhận thức lý tính. Tri giác có vai trò to lớn trong việc định hướng cho
con người ở mọi lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt trong thời đại cách mạng khoa học kỹ
thuật ngày nay, vấn đề con người ngày càng được đưa lên hàng đầu và trở thành một
trong những lĩnh vực chủ yếu của khoa học, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Trong vô số những vấn

đề về con người, vấn đề "nghiên cứu sự phát triển tri giác" con người là vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi việc giáo dục và chăm sóc trẻ em, thế hệ trẻ
tương lai của đất nước, là quốc sách hàng đầu. Vì vậy việc hình thành và phát triển
khả năng tri giác của học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong các nhiệm vụ
giáo dục quan trọng trong nội dung giáo dục trí tuệ cho học sinh ở trường phổ thông.
Các công trình nghiên cứu tâm lý học trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng tri giác của
trẻ em được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong suốt thời kỳ ấu thơ. Trẻ em ở lứa
tuổi mầm non (từ 0 đến 6 tuổi) đã hình thành và phát triển các loại tri giác khác nhau
(tri giác nhìn, tri giác thính giác, tri giác xúc giác, tri giác khứu giác, tri giác không
gian, tri giác thời gian, tri giác vận động) mà cốt lõi của nó là lĩnh hội các hành động
tri giác. Đến lứa tuổi tiểu học và học sinh thiếu niên, khả năng tri giác của các em
ngày càng phát triển và dần dần đi đến chỗ hoàn thiện và gần với khả năng tri giác của
người lớn. Tuy nhiên, thực trạng khả năng tri giác của học sinh Việt Nam ở lứa tuổi từ
10 đến 15 là như thế nào? Làm sao các nhà giáo dục có thể biết được thực trạng tri
giác của học sinh để có thể điều khiển quá trình lĩnh hội các biểu tượng của thế giới
xung quanh ở học sinh một cách có hiệu quả? Tất eả những câu hỏi này cần được đưa
ra để nghiên cứu một cách khoa học để làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung phương
pháp và biện pháp giáo dục trí tuệ cho học sinh phổ thông.
Trong các tài liệu tâm lý học, tri giác được coi là một trong các chỉ số quan trọng


để đánh giá sự phát triển quá trình nhận thức trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy
nghiên cứu tri giác của học sinh cũng có nghĩa là nghiên cứu năng lực trí tuệ của học
sinh. ở lĩnh vực trắc nghiệm tâm lý, ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX, các
nhà tâm lý học khi nghiên cứu về trí thông minh đã coi úi giác là một những yếu tố
cấu thành nên trí thông minh của con người. Những yếu tố về năng lực tri giác đầu
tiên được thể hiện trong trắc nghiệm trí thông minh của Binet và Simon năm 1905.
Cùng thời gian này còn có nghiên cứu rất có ý nghĩa của Spearman (1904), người đã
đưa ra phương pháp phân tích yếu tố, đó là tiêu chuẩn giải thích biến số trong ma trận

tương quan. Từ đó spearman cho rằng tất cả các khả năng của con người có thể được
giải thích bằng thuật ngữ g. Chuyên ngành trắc nghiệm tâm ly kể từ thời điểm có trắc
nghiệm trí tuệ đầu tiên của Binet và Siraon đến nay đã gần một thế kỷ, các nhà tâm lý
học trên thế giới đã cho ra đời biết bao nhiêu loại trắc nghiệm và đã được ứng dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Trắc nghiệm tâm lý dùng để
hướng nghiệp cho chính xác, để xác định chỉ số thông minh IQ của học sinh, để giúp
các nhà giáo dục cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tương học
sinh,.... Sự ứng dụng rộng rãi của trắc nghiệm tâm lý, trong đó có trắc nghiệm trí tuệ,
trên thế giới
cũng nói lên một điều là trắc nghiệm tâm lý thực sự là một ngành khoa học và đã
chứng tỏ tính ưu việt của nó cho việc đánh giá khả năng trí tuệ và năng lực của con
người.
Ở Việt Nam chúng ta, trắc nghiệm tâm lý, trong đó có trắc nghiệm tri giác dường
như vẫn còn xa lạ đối với nhiều người và vẫn còn ít được nghiên cứu và ứng dụng.
Chính vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn cải biên và
định chuẩn trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck dành cho học sinh từ 10 đến 15 tuổi
nhằm mục đích giúp cho các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu có được một công cụ
đo lường trí tuệ trên đối tượng học sinh của mình.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là cải biên và định chuẩn trắc nghiệm tri giác của
Hans Eysenck dành cho học sinh từ 10 đến 15 tuổi. Từ đó đưa ra các thông số kỹ thuật
cần thiết (độ khó, độ phân cách, độ lệch tiêu chuẩn và hệ số tin cậy) của bài trắc


nghiệm và thành lập một bảng định chuẩn trắc nghiệm tri giác cho học sinh từ 10 đến
15 tuổi.

3.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1)Bài trắc nghiệm tri giác này có bảo đảm những thông số kỹ thuật của một trắc

nghiệm như tính giá trị, độ khó, trung bình điểm số cho học sinh lứa tuổi từ 10 đến 15
tuổi và trình độ tri giác của học sinh Việt Nam có phù hợp với trình độ tri giác chung
của trẻ em các nước khác hay không.
2)Có sự khác biệt về độ khó và độ phân cách của các câu trắc nghiệm trong bài
trắc nghiệm. 3)Trong mỗi một nhóm trắc nghiệm, học sinh ở độ tuổi cao hơn có trình độ tri
giác cao hơn.
4)Không có sự khác biệt về năng lực tri giác giữa nam sinh và nữ sinh ở cùng
một độ tuổi.
5)Trình độ tri giác của học sinh trường công lập cao hơn trình độ tri giác của học
sinh trường bán công.

4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Từ mục đích nghiên cứu, ta có thể đưa ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
1)Cải biên lại trắc nghiệm tri giác của Hans Eysenck xem có phù hợp hay không
với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của Việt Nam và phù hợp trình độ tri giác của học sinh
Việt Nam.
2)Tìm ra những thông số kỹ thuật cần thiết cho trắc nghiệm tri giác: độ khó, độ
phân cách, hệ số tin cậy và độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm.
3)Tìm hiểu độ khó của 80 câu trắc nghiệm trong hai bài trắc nghiệm tri giác
dành cho lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi và từ 13 đến 15 tuổi.
4)Tìm hiểu sự khác biệt về khả năng tri giác giữa học sinh lớp 5 với lớp 6, giữa
học sinh lớp 7, 8 và 9.
5)Tìm hiểu sự khác biệt về khả năng tri giác giữa học sinh nam và học sinh nữ;


giữa trường bán công và trường công lập.
6)Thành lập một bảng định chuẩn trắc nghiệm tri giác cho học sinh từ lớp 5 đến
lớp 9 dựa trên toàn mẫu, theo các thông số giới tính và cấp học.

5.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

1)Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cấu thành khả năng úi giác theo trắc nghiệm
tri giác của Hans Eysenck đã được dịch thuật, cải biên.
2)Khách thể nghiên cứu:
231 học sinh từ lớp 5 đến lớp 9 ở các trường Tiểu học Khai Minh và trường
PTTHCS cầu Kiệu được chọn tham gia vào giai đoạn cải biên.
497 học sinh từ lớp 5 đến lớp 9 ở các trường Tiểu học Trương Định, trường
PTTHCS Cách Mạng Tháng Tám và trường PTTHCS Đồng Khởi TP.HỒ Chí Minh.

6.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở học sinh lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi ở các trường Tiểu
học và PTTHCS tại nội thành TP.HỒ Chí Minh.

7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu là:
1)Phương pháp tham khảo tài liệu: đọc những tài liệu trong nước và ngoài nước
có liên quan đến trắc nghiệm tri giác và trắc nghiệm trí thông minh nói chung.
2)Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến những chuyên gia về trắc nghiệm và
thống kê về cách chấm điểm trắc nghiệm và cách xử lý số liệu thống kê.
3)Phương pháp toán thông kê:
- Phương pháp tính hệ số tin cậy của Kuder Richardson.
- Phương pháp phân tích yếu tố (Factor Analysis)
- Phương pháp tính độ phân cách
- Phương pháp dùng kiểm nghiệm t (t-test)
- Một số phương pháp khác.


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU
A- CƠ SỞ LÝ LUẬN
I) LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Tri giác các vật thể và hiện tượng của thế giới vật chất, các thuộc tính và những

quan hệ của chúng chiếm một trong những vị trí trọng tâm nhất trong hoạt động tâm
lý của con người [20]. Tri giác tạo nên cơ sở định hướng của con người trong hiện
thực xung quanh, nó cho phép con người tổ chức hoạt động, hành vi phù hợp với các
thuộc tính và các mối quan hệ khách quan của vật thể. Trong quá trình hành động con
người tiếp nhận đồng thời những hành động của chính bản thân mình và cả kết quả
của những hành động đó hơn là đảm bảo mối quan hệ ngược. Chính mối quan hệ
ngược này điều chỉnh sự diễn ra quá trình đó và đồng thời tri giác thực hiện các chức
năng định hướng và điều chỉnh hành vi. Một số loại tri giác có ý nghĩa đặc biệt đối với
việc thực hiện một hoạt động nhất định, do đó nghiên cứu tri giác có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn to lớn. Việc nghiên cứu tri giác đã góp phần soạn thảo và hoàn thiện một
số vấn đề cơ bản về nhận thức luận và lô- gích luận, bởi vì nhận thức cảm tính trực
tiếp về sự vật, hiện tượng xung quanh là nền tảng cần thiết của biểu tượng và khái
niệm về hiện thực khách quan. Đồng thời những công trình nghiên cứu đã góp phần
giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn như: nhiệm vụ giáo dục cảm xúc, nội khoa, nhiệm
vụ điều chỉnh bù trừ các loại khuyết tật của các bộ máy phân tích, xây dựng mô hình
thông tin tối ưu cho hệ thống tự động hóa, chế tạo những người máy nhạy cảm biết
nhận dạng...
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, úi giác cũng giống như các quá trình
tâm lý khác, tri giác được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn lứa tuổi. Ở lứa
tuổi mẫu giáo tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Đặc điểm nổi bật ở giai
đoạn này là tri giác của trẻ thể hiện bước chuyển tiếp từ mức độ thấp sang mức độ
cao. Từ việc trẻ mẫu giáo bé biết làm chủ tri giác của bản thân dưới sự hướng dẫn của
người lớn đến tuổi mẫu giáo tri giác của chúng phát triển mạnh, trẻ biết tri giác đối
tượng một cách có mục đích, mộc cách rõ ràng hơn. Tri giác của trẻ phát triển từ tri
giác không chủ định đến tri giác có chủ định ỡ cuối tuổi mẫu giáo. Trong quá trình tri
giác của trẻ, có thể quan sát thấy các đặc điểm và thuộc tính của chúng ngày càng


được phát triển và thay đổi về chất. Tuy nhiên ở tuổi mẫu giáo tri giác của trẻ vẫn còn
tính duy cảm. Sự phát triển tri giác của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển các

hành động tri giác, vào kinh nghiệm sống và vào cách thức mà trẻ lĩnh hội các hình
ảnh biểu tượng đầu tiên về sự vật và hiện tượng xung quanh. Sang tuổi tiền thiếu niên
và thiếu niên, tri giác của trẻ đã có những thay đổi đáng kể và về cơ bản tri giác của
trẻ đã gần giống với tri giác của người lớn.
Các công trình nghiên cứu về tri giác trẻ em đã đúc rút nhiều câu trả lời khác
nhau về sự phát triển tri giác nói chung, trong đó có tri giác nhìn và úi giác thính giác.
Chúng tôi điểm qua một số kết quả nghiên cứu chính sau đây về tri giác.
1- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học ở phương Tây:
- J.Piagiet (1896-1980) [16]
Về sự phát triển các chức năng nhận thức ở trẻ em, ông đã cho rằng các cấu trúc
giác - động là nguồn gốc của những thao tác tư duy sau này. Điều đó có nghĩa là trí
tuệ bắt nguồn từ hành động biến đổi các đối tượng và cái hiện thực và nhận thức mà
người ta có thể theo dõi sự hình thành của nó ở trẻ em về căn bản là sự đồng hóa có
tính chủ động và tính thao tác. Để hiểu sự phát triển trẻ em, cần phải xem xét sự tiến
hóa tri giác của nó, sau khi nhắc lại các cấu trúc và các sơ đồ cảm giác-vận động.
Tri giác là một trường hợp riêng của những hoạt động-giác động. Nhưng tính
chất riêng biệt của tri giác là ở chỗ nó cho thấy rõ mặt tượng hình của nhận thức về cái
hiện thực, còn hành động nói chung (và đây là hành động cảm giác-vận động) về căn
bản có tính thao tác và làm biến đổi cái hiện thực. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu
do đó phải xác định vai trò của tri giác trong sự tiến hóa trí tuệ của trẻ em, đặt trong
mối quan hệ với vai trò của hành động và của các thao tác bắt nguồn từ hành động
trong tiến trình nhập tâm và cấu trúc sau này.
- Thuyết tâm lý học GESTALT (GESTALT- tiếng Đức có nghĩa là một cấu trúc,
một hình thái tổng thể) [12] mà đại diện là các nhà tâm lý học như V.Kelera, K.Koffa,
M.Vertđeimela cho rằng, tri giác không phải do những cảm giác đơn thể kết nhau lại,
mà ngay từ đầu, mỗi tri giác cũng như mọi hiện tượng tâm lý, đều là những tổng thể
với cấu trúc nhất định, đó là những hình thái gốc, cảm giác chỉ là khái niệm do tư duy


trừu tượng tạo ra sau khi phân tích những cấu trúc ấy.

-Thuyết chức năng [12] Maurige Peuchlin coi tri giác là một cơ chế điều chỉnh
chủ yếu hoạt động thích nghi. Vật được tri giác là một kiến tạo, một tập hợp những
thông tin chọn lọc và câu trúc hóa tùy theo kinh nghiệm trước, nhu cầu, ý đồ của cơ
thể tham gia tích cực vào một tình huống nào đó.
2- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học Liên Xô:
- Nhà tâm lý học Liên Xô L.X.Vưgốtxki [7] xuất phát từ quan điểm hệ thống,
trong các công trình nghiên cứu cho rằng:
Những cấu trúc cảm xúc là sản phẩm của sự phát triển. Những cấu trúc này nằm
trong nhân của mối quan hệ trung gian trong não và được hình thành trong suốt thời
kỳ phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của giao tiếp ngôn ngữ với mọi người xung
quanh và sự tiếp thu kinh nghiệm xã hội của từng con người.
Theo ông những thay đổi cơ bản trong sự phát triển tri giác xuất hiện liên quan
với việc hủy bỏ hệ thống tâm lý mới. Trong thời gian đầu của sự phát triển con người
tri giác gắn liền với vận động và các quá trình xúc cảm. Trong quá trình phát triển của
trẻ những liên hệ cảm xúc đầu tiên của những quá trình cảm xúc với xúc cảm mạnh và
với vận động bị phá vỡ và thay thế vào đó bằng sự hình thành các mối liên hệ trung
gian mới giữa tri giác và trí nhớ. Trong quá trình tri giác hiện tại những sửa đổi dựa
trên cơ sở kinh nghiệm cũ và dựa trên những hình ảnh đã được hình thành. Và kết quả
đạt được là xuất hiện thuộc tính quan trọng của tri giác phát triển như tính ổn định,
tính không đổi tương đối của kích thước, hình dáng của các vật được tri giác. ở mức
độ phát triển cao bắt đầu có sự tiếp cận của tri giác với tư duy ngôn ngữ, xuất hiện
những quá trình tri giác trí tuệ, tạo nên hệ thống tâm lý mới. Hệ thống này liên kết tri
giác và tư duy thành mội khôi thống nhất, thành quá trình'tri giác lý trí và khái quát. ở
tuổi mầm non tri giác có liên quan chặt chẽ với tư duy cụ thể, còn ở tuổi đầu thiếu
niên và thiếu niên tri giác bắt đầu có mối liên quan với tư duy trừu tương.
Học thuyết của L.X.Vưgốtxki về cấu trúc hệ thống tri giác và sự thay đổi liên tục
cấu trúc trong tâm lý người có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề về
nguồn gốc và cấu trúc của các quá trình tâm lý. Theo ý kiến của ông, những đặc điểm



tri giác của con người xuất hiện trong sự thay đổi thành phần và tính chất bên trong
của chính nó và từ chính nó bắt đầu hoạt động trong hệ thống các chức năng khác [5]
Nhà tâm lý học A.N. Lêôntiev trong các công trình nghiên cứu lý luận và thực
nghiệm xuất phát từ quan điểm lịch sử nghiên cứu sự phát triển tâm lý đã khẳng định
vai trò ý nghĩa của việc nắm vững kinh nghiệm lịch sử xã hội trong việc phát triển tâm
lý con người nói chung và trong việc phát triển các quá trình tri giác nói riêng. Quá
trình tiếp thu kinh nghiệm của trẻ phức tạp và
kéo dài suốt cả thời kỳ tuổi nhà trẻ mẫu giáo và lên đến tuổi thiếu niên.
L.A.Vengher và H.P.Xakuline cho thấy tốc độ và tính chất của quá trình trên được
thay đổi cơ bản khi nhà giáo dục thực hiện các phương pháp mới về giáo dục cảm xúc.
- Các nhà tâm lý học A.N.Lêontiev, X.L.Rubinstein và cộng sự xuất phát từ luận
điểm về vai trò hoạt động trong sự phát triển tâm lý của chủ thể khi nghiên cứu về bản
chất, nguồn gốc, chức năng của quá trinh cảm xúc. Luận điểm này có ỷ nghĩa quyết
định trong việc nghiên cứu sự hình thành tri giác của con người.
- Luận điểm của các nhà tâm lý học Liên Xô A.N. Lêontiev, V.G.Ananhiev...
cho rằng quá trình tri giác gắn liền với các dạng hoạt động và phát triển cùng với các
hoạt động đó. Các hoạt động đó mang tính tích cực và trở thành những hành động
khảo sát- định hướng. Luận điểm này dựa trên cơ sở của quan điểm phản xạ của
LM.Xêtrênốp và LP.Pavlôv về các quá trình cảm xúc và dựa trên những tư liệu nghiên
cứu quá trình hình thành tri giác của con người.
- Nghiên cứu về tri giác nhìn vật thể ở các góc độ cho thấy có hai hướng sau
đây: [4]
Hướng thứ nhất: đó là hướng đặc biệt dị thường. Hướng nghiên cứu này xuất
phát từ các cảm xúc chủ quan của con người, những người nghiên cứu theo hướng này
cho rằng: những cảm xúc chủ quan của con người là cái đã có sẩn sơ nguyên ban đầu.
Hướng thứ hai: xuất phát từ những điều kiện khách quan của hoạt động vật chất
của chủ thể trong nghiên cứu tính chất của tri giác nhìn vật thể, cho rằng: trong quá
trình hoạt động vật chất, sự phản ánh tương ứng hiện thực xung quanh được hình
thành. Sự phản ánh đó là điều kiện cần thiết để thích ứng với hoạt động vật chất và là



sự thay đổi hợp lý của hoạt động. Nghĩa là quan điểm này cho rằng không có hoạt
động của con người thì không có phản ánh. Đây là cách tiếp cận biện chứng trong việc
nghiên cứu vấn đề tri giác và nó mở ra con đường để nghiên cứu một cách khoa học
về tri giác và cho phép các nhà tâm lý học dựa trên học thuyết về phản xạ của
I.M.Xêtsênốp và I.P.Pavlốp nói chung và học thuyết về học thuyết về phản xạ định
hướng nói riêng. Học thuyết về phản xạ định hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân tích các kích thích được tiếp nhận từ bên ngoài bằng những vận động định
hướng của các cơ quan nhận cảm.
A.V.Zaporogiét, L.A.Vengher, V.P.Zinchencô, A.G.Ruzkaia nghiên cứu vấn đề
tri giác và hành động theo quan điểm di truyền học, nghiên cứu sự hình thành và phát
triển các quá trình nhận cảm giác khác nhau ở các giai đoạn phát triển cá thể khác
nhau. Vấn đề trên được họ xem xét trên hai phương diện sau:
Phương diện thứ nhất: Xác định sự phụ thuộc của tri giác vào tính chất hoạt
động của chủ thể, trước hết phụ thuộc vào tính chất hoạt động thực hành, hoạt động
vật chất với các vật được nhận cảm.
Phương diện thứ hai: Nghiến cứu quá trình tri giác như là hành động định
hướng-nghiên cứu. Hành động định hướng này thực hiện chức năng khảo sát đối
tượng và tạo nên hình ảnh của đôi tượng. Nhờ hình ảnh đó mà chủ thể thực hiện điều
khiển hành vi của mình.
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý Liên Xô là: nghiên cứu nguồn gốc các
dạng hành động tri giác dựa trên cơ sở hành động thực tiễn, vai trò vận động của các
cơ quan nhận cảm trong việc hình thành hình ảnh (hình tượng) của vật, vai trò của
việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội trong sự phát triển cảm xúc của cá nhân và nghiên
cứu các quy luật chuyển tiếp từ hành động vật chất sang hành động tinh thần.
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học T.o. Ginhepxkaia, B.p. Zintrencô,
A.G.Ruxkaia về sự hình thành các hành động tri giác trong quá trình phát triển xúc
giác, nghiên cứu về tri giác nhìn của Z.M.Bôguxlápxkaia, L.A.Vengher, V.P.Zitrencô,
M.LLixina, A.G.Ruxkaia... và các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã
chứng minh rằng: trẻ em sinh ra cùng với một loạt những phản ứng định hướng.

Những phản ứng này biểu hiện ra bên ngoài trong các vận động của các cơ quan nhận


cảm. Trong những tháng tuổi đầu tiên của trẻ định hướng tích cực đạt được ở mức độ
khá cao (M.LLixina). Những phản ứng định hướng trên là tiền đề, cơ sở để hình thành
những hành động định hướng sau này. Việc chuyển những phản ứng định hướng
thành những hành động định hướng- khảo sát-đó là một quá trình lâu dài và phức tạp
được thực hiện suốt trong thời thơ ấu của trẻ em.
Tóm lại: Nghiên cứu sự phát triển tri giác, trong đó có tri giác nhìn và tri giác
thính giác trong tâm lý học Liên Xô có hai hướng. Đó là nghiên cứu tri giác theo quan
điểm hệ thống cấu trúc của quá trình tri giác và nghiên cứu úi giác theo quan điểm
xem tri giác như hành động.
3- Nghiên cứu tri giác trong tâm lý học Việt Nam:
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sự phát triển tri giác của trẻ em
phổ thông đã chỉ ra một chiến lược mới trong giáo dục trí tuệ. Trong việc nghiên cứu
về tri giác nói chung và tri giác của tuổi thiếu niên nói riêng có nhiều đóng góp có ý
nghĩa cho việc xây dựng lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí
tuệ của các nhà tâm lý học như phó giáo sư Ngô Công Hoàn và những người khác.
Ngoài ra còn có một số tác giả khác cũng nghiên cứu đặc điểm tri giác của lứa
tuổi từ 10 đến 15 tuổi như: tác giả Dương Diệu Hoa, Bùi Thị Ngọc Dung... Nghiên
cứu đặc điển úi giác của trẻ mẫu giáo ở Việt Nam trong luận văn phó tiến sĩ Lê. Thanh
Thủy đã đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của tri giác đối với sự phát triển tưởng tượng cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình, chủ yếu qua các giờ học vẽ. Mặc dù
vậy, vấn đề nghiên cứu tri giác nói chung và đánh giá mức độ biểu hiện một số đặc
điểm tri giác nhìn và thính giác ở học sinh từ 10 đến 15 tuổi và thực trạng khả năng tri
giác của học sinh còn ít được đề cập đến.
Trong lĩnh vực trắc nghiệm tâm lý, năm 1995 nhóm các nhà nghiên cứu tâm lý
học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục và đào tạo phía nam đã thực hiện đề tài: "Trắc
nghiệm chẩn đoán năng lực trí tuệ của trẻ em Việt Nam chuẩn bị vào lớp một" Nhóm
tác giả: Quang Dương, Nguyễn Hữu Chùy, Mai Ngọc Luông và Trương Công Thanh

đã xây dựng nên một bộ trắc nghiệm gọi là "test trí năng 1" nhằm mục đích giúp các
nhà giáo dục và cha mẹ học sinh có một bộ công cụ chính xác để đo lường năng lực
nhận thức của trẻ trước khi vào lớp 1. Trong đó, tri giác thời gian, không gian, và tri


giác so sánh đã được nhóm tác giả đưa vào như những yếu tố chính nhằm đo lường
năng lực nhận thức của trẻ mẫu giáo.
Một số dịch giả Việt Nam như Ngô Công Hoàn [ 8]đã có những cố gắng trong
việc dịch những trắc nhgiệm trí tuệ của nước ngoài như: Trắc nghiệm trí tuệ của
Wechsler, trắc nghiệm "Trí tuệ đa dạng" (của Gille), trắc nghiệm Wisc, trắc nghiệm
Wais,... nhiùig tất cả những trắc nghiệm này. mới chỉ dừng lại ở mức độ dịch thuật mà
chưa có những nghiên cứu công phu để cải biên và định chuẩn cho phù hợp với hoàn
cảnh kinh tế và văn hóa của học sinh Việt Nam. Chính vì vậy tính ứng dụng của
những trắc nghiệm này ở trẻ em Việt Nam vẫn còn hạn chế.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1- Một số vấn đề về tri giác:
1.1. Vai trò của tri giác trong đời sống con người:
Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng
thành. Tri giác giữ vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại của người với môi
trường xung quanh và nó là điều kiện cần thiết để con người định hướng trong môi
trường [14]. Tri giác giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoác động của mình
trong thế giới và phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa. Hình ảnh tri giác
(hình tượng) thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hành động [11].
Tri giác có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Chỉ
có trên cơ sở cảm giác và tri giác mới nảy sinh được các quá trình tâm lý phức tạp
như: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng... Tri giác phát triển ở mức độ cao trở thành khả
năng quan sát. Quan sát giữ vai trò to lớn trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động
của con người: trong nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp, trong nghiên cứu khoa
học, nhà giáo dục rất cần khả năng quan sát. Không chú ý quan sát hàng ngày không
thể có một hiểu biết sâu sắc nào về đặc điểm tâm lý trẻ và không thể định ra những

con đường giáo dục đúng đắn. Do những điều kiện xã hội, chủ yếu là lao động quan
sát đã trở thành một mặt tương hỗ độc lập của hoạt động và trở thành một phương
pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học, cũng như nhận thức thực tiễn [15].
Đặc biệt trong đời sống tâm lý của trẻ em thiếu niên: tri giác nhìn và thính giác


có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ giúp thiếu niên thích nghi nhanh chóng với các
quan hệ người, công việc, mà còn từng bước chuẩn bị cho thiếu niên có một cuộc sống
tự lập sau này. Lứa tuổi thiếu niên tuy đã biết nhận thức thế giới thông qua các quá
trình nhận thức khác như tư duy và tưởng tương, nhưng năng lực quan sát và khả năng
tri giác chính xác sự vật hiện tượng là những yếu tố không thể thiếu được ở lứa tuổi
này. Chính vì vậy việc phát triển tri giác có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển
chung của tâm lý trẻ em. Không có tri giác không thể hình thành được trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng của trẻ em.
Tri giác có vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Vậy tri giác là gì? Sự
phát triển của nó như thế nào?... Dưới đây chúng ta xem xét một số vấn đề sau:
1.2-Khái niệm về tri giác
Trong cuộc sống hàng ngày não bộ của con người phản ánh sự thật khách quan
với toàn bộ các thuộc tính của chúng một cách trọn vẹn. Sự phản ánh đối tượng một
cách ừọn vẹn và trực tiếp đó gọi là tri giác.
Tâm lý học hiện đại cho rằng, xem xét tri giác không phải như một quá trình ghi
dấu vết cùng một lúc của đối tượng mà con người tri giác ở võng mạc của mắt hay ở
vỏ não của nó.
Các nhà tâm lý học trong nước và ngoài nước đã đưa ra nhiều khái niệm về tri
giác [17] nhưng ở góc độ nào cũng có chung một điểm: coi tri giác là quá trình tâm lý
phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực
tiếp tác động vào giác quan dưới hình thức hình tượng.
Tri giác nhìn và thính giác là sự phối hợp hoạt động làm việc của nhiều cơ quan
phân tích và là kết hợp nhiều loại cảm giác hoạt động nhưng không phải là sự cộng lại
của các cảm giác. Vì vậy khi đánh giá tri giác nhìn và thính giác ở mức nhận thức cảm

tính cao nhất của con người, thường người ta đi vào đánh giá những thuộc tính quan
trọng nhất của nó đó là tri giác hình dạng, độ lớn nhỏ, mã hóa các chữ cái, ký hiệu, vị
trí của vật thể trong tương quan với những vật thể khác được quan sát,...
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề liên
quan tới tri giác nhìn và thính giác các ký hiệu, chữ số, ngôn ngữ và âm thanh. Đó là


những đối tượng để tri giác mà Hans Eysenck đã đưa vào trắc nghiệm tri giác dành
cho lứa tuổi lừ 10 đến 15 của ông.
Nhà tâm lý học Bơgôxlápski cho rằng: tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới
xung quanh đều tồn tại trong không gian và thời gian. Tri giác phản ánh các mối quan
hệ không gian và thời gian tồn tại khách quan trong thế giới xung quanh. [2]
1.3- Một số quan điểm về sự hình thành và phát triển tri giác
Trong suốt quá trình tồn tại khoa học tâm lý học (ngay cả khi tâm lý học là bộ
phận của triết học) cho thấy: tri giác là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận và nghiên
cứu. Sự tập trung chú ý đến loại hoạt động tâm lý đó được giải thích bởi ý nghĩa hàng
đầu nhất của tri giác đối với hành vi của con người và động vật và cũng như tầm quan
trọng của việc nghiên cứu nó theo quan điểm triết học [19]. vấn đề tri giác không gian
thường được nhắc tới luôn trong khoa học và trong đời sống hàng ngày, nhưng là một
vấn đề phức tạp và chưa được làm sáng tỏ.
Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm xuất hiện tri giác ở trẻ, cũng như
nội dung tri giác hiểu như thế nào? Tri giác bắt đầu xuất hiện từ mối quan hệ nào?...
Sau đây là một số quan điểm khác nhau:
Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây:
-Quan điểm của nhà tâm lý học Mỹ Spitz [10]:
Spitz cho rằng tri giác bắt đầu ở "cái khoang nguyên thủy" là nơi xuất hiện cái
mà Glover gọi là "hạt nhân bản ngã". Để xuất hiện trí giác ở trẻ, phải phối hợp làm
việc của nhiều cơ quan thụ cảm đồng thời trong một điểm như xúc giác, vị giác, khứu
giác và thị giác. Trong tri giác, vốn khái niệm này đã bao hàm von sống kinh nghiệm
cá nhân, do vậy phải tập luyện nhiều lần mới có.

Tri giác "gần" xuất hiện trước tri giác "xa"; Như thế có nghĩa là những tri giác
xuất hiện gắn liền với các cảm giác xuất hiện từ xúc giác, khứu giác và vị giác, cảm
giác bản thân (thân thể), còn úi giác do vận động của mắt, tai xuất hiện muộn hơn
trong quá tình phát triển cá thể. Tri giác "gần" là tiền đề, là cơ sở để tri giác "xa'* hình
thành và phát triển.
- Nhà tâm sinh lý học Marige Peuchlin [12] trong việc nghiên cứu tâm sinh ly


nhìn đánh giá về tri giác không gian như sau: Trong số các cơ chế tri giác quan trọng
nhất để thích nghi có thể xếp các cơ chế tri giác không gian vào đó chúng ta định vị
các vật, tác động lên, kiểm soát vận động và di chuyển của ta.
- Nhà tâm lý học Thụy Sĩ J. Piaget (1896-1980): Khi nghiến cứu những đứa con
của mình, ông đã nghiên cứu cụ thể sự phát triển ở trẻ em các cơ chế cho phép kiểm
soát những hành động trong không gian và hình dung những quan hệ không gian. Kết
quả nghiên cứu của J.Piaget đưa tới sự phân biệt một không gian hành động được tạo
nên lúc trẻ 18 tháng và một không gian biểu tượng từ tuổi này trở đi. Từ 18 tháng trở
đi, trẻ dần dần có khả năng hành động "nhập tâm" liên quan đến những vật không có
mặt, nhưng trẻ đã có thể tưởng tượng. Đạt được không gian biểu tượng như thế là gắn
liền với xuất hiện chức năng tín hiệu chung, khả năng gợi lên các vật, các tình huống
không hiện hữu bằng cách dùng những dấu hiệu và tượng trưng.
Trong tiến trình tạo nên không gian hành động, bản chất của các quan hệ không
gian của trẻ tiến triển. Mới đầu quan hệ thuần túy định tính: quan hệ gần nhau, cách
xa, thứ tự, bao quanh, liên tục. Nó đòi hỏi một hình học chỉ sử dụng các thuộc tính: đó
là TÔPÔ học. Vì thế, có thể nói trước hết không gian của trẻ là không gian TÔPÔ học.
Rồi trẻ có khả năng nhận biết hình của mọi vật là các hình chiếu hình học, có nghĩa là
những thao tác để làm tương ứng một điểm không gian với một điểm nhất định trên
một đường thẳng hoặc một điện. Ở giai đoạn này ta nói không gian của trẻ là không
gian hình chiếu. Đồng thời trẻ cũng có khả năng dùng quan hệ đo lường, biết các cạnh
hoặc các góc của hình bằng nhau, biết kích thước hằng định của một vật thể để ra xa.
Lúc này không gian của trẻ không chỉ là hình chiếu mà còn euclide (hình học). Theo

IPiagét việc tiến từ không gian TÔPÔ học sang một không gian hình chiếu và euclide
là nhờ vận động của chủ thể. Không gian biểu tượng mới đầu cũng là TÔPÔ học
(khoảng đến 7 tuổi),về sau mới hình chiếu và euclide theo một cơ chế.
Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết
- Các nhà tâm lý học A.V.Zaporogiet, M.L.Lixina, A.A.Liublinxkaia,
L.A.Vengher ,P.IA.Galperin, X.L.Sabalin, O.LZintrenco..v.v.. cho rằng:
Sau 3 tháng tuổi trẻ theo dõi đồ chơi mới, trong cùng một hành vi phản ứng đã
có nhiều cơ quan thụ cảm phối hỢphoạt động. Phản ứng thị giác nhanh chóng có


cường độ mạnh, tiếp theo vận động của đôi tay. Đôi mắt thực hiện chức năng nhận
thức đồ vật, đôi tay dùng để cầm nắm giữ và đưa vật vào miệng. Sau 6 tháng tuổi, trẻ
có thể phân biệt được các đối tượng tri giác như mẹ, bà, bố, anh, chị, người lạ. 7 đến 9
tháng tuổi với tay nắm bắt chính xác các đồ chơi có màu sắc rực rỡ, trẻ đã phối hợp
được hoạt động của mắt, tai và cơ giác vận động... vào một đối tượng quen thuộc. Tri
giác của trẻ 7-9 tháng tuổi mang đặc điểm: Tình huống, hoàn cảnh, chưa phân định
một cách rõ ràng với những chi tiết phụ, mang tính chất chung chung.[Ì5] Nhận thức
đồ vật ở các tháng tuổi này chủ yếu là tri giác bằng sự vận động đôi mắt, tai vàchủ yếu
là đôi tay.
Một số đặc trưng tri giác của trẻ 3 tuổi theo G.L.Rodengar-Pupko, N.Khsvatrkin,
K.L Iacubovxkaia ... như sau: Đến 3 tuổi từ tri giác màu sắc đến hình thể, đồ vật quen
thuộc, đối với những đồ vật lạ trẻ dễ tri giác nhầm
lẫn,nếu hướng dẫn trẻ, trẻ phân biệt được. Lên 3 tuổi: trẻ có thể phân biệt và gọi
tên được các vật trong bức tranh có chủ đề đơn giản. VD: Bé cho gà ăn.
Tri giác không gian xuất hiện muộn, chỉ khi nào trẻ biết đi thì tri giác không gian
mới có điều kiện phát triển. Mặc dù 7-8 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu nhận biết sơ đồ thân
thể, nhưng đến 6-10 tuổi mới đạt mức độ hoàn thiện.
Các tác giả A.N.Leontiev, A.V.Zaporogiét, L.A.Venger, V.P.Zinchencô,
M.LLixina ... cho rằng quá trình thụ cảm như là hành động định hướng, nó được phát
triển trong chính hành động của hành vi thụ cảm. Nếu trẻ ở mẫu giáo bé tri giác vật

thể bằng sự cử động của các cơ quan thụ cảm theo vật thể thì ở mẫu giáo lớn điều đó
thực hiện bằng vận động vật lý chuyển vào trong (nội tâm hóa- thuật ngữ của
P.Ia.Galperin) nghĩa là chuyển vào hành động trí tuệ. Nhờ có tri giác, trẻ tích lũy vốn
sống kinh nghiệm cá nhân và đồng thời lĩnh hội kinh nghiệm xã hội.
- Theo V.Stern tri giác tranh ảnh giúp trẻ phát hiện được một số thuộc tính
không gian: to, bé, ngắn dài (tỷ lệ chi tiết trong tranh), trên, dưới, phải, trái; phát hiện
được mối quan hệ giữa các đồ vật, hiện tượng trong tranh, để giúp trẻ vào lớp Ì thuận
lợi.
- Quan điểm của nhà tâm lý học A.V.Zaparogiét: [3]


Một trong những nghiên cứu cơ bản của A.V.Zaparogiét là xây dựng lý luận về
sự phát triển tri giác trẻ em bằng con đường hình thành và hoàn thiện các hành động
tri giác. Giả thuyết của A.V.Zaparogiét cho rằng: tri giác các sự vật hiện tượng của
hiện thực khách quan bao gồm việc thực hiện các hành động đặc biệt.
Sự phát triển tri giác ở trẻ em bao gồm việc liên tục nắm vững từng kiểu (loại)
của các hành động tri giác mới phải phù hợp với các qui luật chung về sự hình thành
các hành động định hướng.
Việc nắm vững từng loại mới của hành động tri giác phải trải qua các giai đoạn
sau:
Giai đoạn 1: Phát hiện và liệt kế các thuộc tính cần thiết của các sự vật để thực
hiện hành động thực hành, được tiến hành chính ngay trong quá tành của hành động
thực hành. Kết quả đó đạt được bằng con đường thực hành thử nghiệm thiếu hoàn
cảnh khảo sát sơ bộ ban đầu. Sau đó bắt đầu hình thành hành động tiền định hướng để
thực hành. Hành động định hướng này cho phép trẻ khảo sát những thuộc tính, các
mối quan hệ cần thiết và trẻ sử dụng các thủ thuật bên ngoài (như thể gần nhau, đặt
vật này cạnh vật kia...).
Giai đoạn 2: Các hành động định hướng tự thay đổi hình thức, sự vận động của
các cơ quan nhận cảm giữ vị trí của các thủ thuật bên ngoài. Chúng khảo sát vật bằng
mắt, sờ mó vật bằng tay... Nhờ sự giúp đỡ của các hành động định hướng mà hình

mẫu (mô hình) hoàn cảnh được hình thành và những con đường hành động thực hành
được xác định trước.
Giai đoạn 3: Các hành động tri giác đã hình thành được rút ngắn lại và chúng bắt
đầu hoàn thành không có sự biểu hiện rõ rết bến ngoài: Trẻ vừa đủ đưa mắt nhìn các
vật để tìm tòi (khám phá) các thuộc tính và mối quan hệ của chúng mà những thuộc
tính và mối quan hệ đó rất quan trọng cho việc giải quyết các nhiệm vụ thực hành.
Những nghiên cứu của V.P.Zintsencô, A.G.Rudxkaia, M.N.Vôlôkichina,
S.G.Iacop son, O.I.Gankina, D.M.Bôguxlavxkaia đã chỉ ra rằng giữa xúc giác và thị
giác có những sự phụ thuộc phức tạp. Việc tìm hiểu hình dạng của đối tượng bằng thị
giác và lựa chọn tiếp theo đối với đối tương này trong số những cái khác tương tự,


cũng được tri giác bằng thị giác thì có huệu quả hơn so với việc nhận lại đối tượng đã
được tri giác trước đây. Nhưng nếu hình dạng được tách bạch bằng xúc giác thì việc
chuyển hình dạng lĩnh
vực tri giác thị giác sẽ có hiệu quả hơn so với quá trình ngược lại từ thị giác đến
xúc giác.
- Kết quả nghiên cứu của E.A.Bôndatrencô cho thấy ở lứa tuổi mẫu giáo những
thay đổi đáng kể được nhận thấy ở tri giác không gian theo các dấu hiệu quan trọng
của nó-đó là hình dáng, kích thước, vị trí trong không gian. Trẻ em phần lớn nhận biết
không gian cùng với việc làm chủ nó. Việc nhận biết không gian "xa" ở trẻ muộn hơn
khi trẻ bắt đầu biết đi. Ban đầu trẻ phân biệt tri giác không gian "xa" rất hạn chế và
việc đánh giá khoản cách ước lượng bằng mắt không chính xác. Vì vậy việc bảo vệ và
chăm sóc cơ quan thị giác và tổ chức dạy trẻ nhận biết về không gian rất cần thiết.
Dựa trên cơ sở phân tích các loại tri giác của các nhà tâm lý học Việt Nam [7]
cho thấy: tri giác như là một hành động. Nhân tố quan trọng nhất trong tri giác là quá
trình động cơ. Gắn chặt với động cơ là sự vận động của bàn tay để sờ mó lên đối
tượng, sự vận động của mắt để lướt trên đường viền đối tương, sự vận động của thanh
quản để nhớ lại những âm thanh đã nghe được của đối tượng. Bàn tay và đôi mắt
trong hoạt động có nhiều điểm chung với nhau, con mắt cũng như bàn tay, nhìn liên

tục và "sờ mó" liên lục vào những đường viền của đối tượng.
1.4-Các thuộc tính của tri giác
Thực tế thế giới khách quan tái động đến con người như một chỉnh thể trọn vẹn
bao gồm các thuộc tính khác nhau:
-Tính đối tượng của tri giác: Tri giác bao giờ cũng đem lại cho ta hình ảnh nhất
định, mà hình ảnh đó bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tượng trong hiện thực
khách quan một cách nhất định. Có tính đối tượng của tri giác bởi hình ảnh đó bao giờ
cũng có thật và luôn tác động vào giác quan của con người. Nhờ có tính đối tượng của
tri giác mà con người có thể định hướng ưong không gian và điều chỉnh hành động
của mình.
-Tính trọn vẹn của tri giác: Tri giác luôn phản ánh tương đối trọn vạn sự vật,


tính trọn vẹn của tri giác được hình thành trên cơ sở tổng hợp cảm giác, trên cơ sở "bổ
sung chủ quan" của kinh nghiệm trước và sự phản ánh đón trước [20]
"Tính ổn định (không đổi) của tri giác: Một vật thể chịu tri giác lúc nào và trong
bối cảnh nào thì hình ảnh về vật thể đó cũng giống nhau. Nhờ vậy mà ta mới hình
thành được những biểu tượng thông nhất về sự vật.
"Tính ý nghĩa của tri giác: Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa
nhật định. Hình ảnh của tri giác bao giờ cũng được chủ thể tri giác một cách có ý thức,
có nghĩa là chủ thể nhận thức được ý nghĩa của đối tượng đó, hiểu được chúng, gọi tên
và xếp loại chúng. Muốn xếp loại đối tượng ta phải tri giác và tư duy. Tính ý nghĩa
giúp cho quá trình tư duy trở nên chính xác và sâu sắc hơn.
"Tính lựa chọn của tri giác: Quá trình tri giác mang tính lựa chọn và tính này liên
quan đến vốn kinh nghiệm của mỗi người vế đối tượng. Hình ảnh tri giác bao giời
cũng do chủ thể tri giác tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh, điều đó nói lên
tính tích cực của tri giác. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cô" định, vai
trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá
nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
Khi có nhiều người cùng một lúc tri giác về một hiện tượng nào đó thì sẽ cho ta

những phản ánh khác nhau. Sự khác nhau này tùy thuộc vào động cơ, mục đch,
phương tiện, kinh nghiệm, tâm thế... của người đang tri giác. Điều này cũng đã làm
xuất hiện hiện tượng "tổng giác". Tổng giác nghĩa là hiện tượng quá trình tri giác của
con người bị chi phối một cách rõ rệt bởi toàn bộ kinh nghiệm chủ quan, đặc điểm cá
nhân cùa người tri giác (hứng thú sở thích, nhu cầu cùa chủ thể tri giác). Tổng giác là
quy luật quan trọng của tri giác và quyết định khuynh hướng của tri giác.
2. Đặc điểm tri giác của học sinh từ 10 đến 15 tuổi:
Lứa tuổi học sinh từ 10 đến 15 tuổi là khoảng giai đoạn lứa tuổi mà theo các nhà
tâm lý học lứa tuổi thì có thể được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 10 đến 12 tuổi hay còn gọi là tuổi đầu thiếu niên
- Giai đoạn 2: từ 13 đến 15 tuổi hay còn gọi là tuổi thiếu niên
Nếu xét theo lớp và cấp học thì giai đoạn 1 thuộc các lớp 5 và lớp 6 và giai đoạn


×