Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

quan hệ việt nam – liên hiệp châu âu (1990 2004)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ NHƯ Ý

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
(1990-2004)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI
MÃ SỐ: 5.03.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS. TS NGUYỄN PHAN QUANG
2.PGS. TS NGÔ MINH OANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa được các nhà
nghiên cứu công bố trong công trình nào khác.

Tác giả
Hoàng Thị Như Ý

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 2
T
2

T
2

MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
T
2

T
2

BẢNG VIẾT TẮT ............................................................................................... 7
T
2

T
2

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9
T
2

T
2

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 9

T
2

T
2

2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................... 12
T
2

T
2

3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 15
T
2

T
2

3.1.Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 15
T
2

T
2

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 15
T
2


T
2

4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...................... 16
T
2

T
2

4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 16
T
2

T
2

4.2.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 16
T
2

T
2

5.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18
T
2

T

2

5.2.Cơ sở lý luận của luận án ............................................................................. 18
T
2

T
2

5.2.Phương pháp nghiên cứu của luận án ........................................................ 18
T
2

T
2

5.3.Tài liệu sử dụng ............................................................................................ 19
T
2

T
2

Chương 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU THỜI KỲ
T
2

TRƯỚC KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO CHÍNH THỨC
(10/1990) ............................................................................................................. 21
T

2

1.1.Quan hệ quốc tế của Việt Nam trước thập niên 90. ...................................... 21
T
2

T
2

1.1.1.Vài nét về truyền thống ngoại giao Việt Nam........................................... 21
T
2

T
2

1.1.2.Quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1975- 1985 .............................. 23
T
2

T
2

1.1.3.Đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam. .................................................. 27
T
2

T
2


3


1.2.Liên hiệp châu Âu - đối tác quan hệ với Việt Nam ....................................... 30
T
2

T
2

1.2.1.Vài nét về quá trình hình thành Liên hiệp châu Âu ................................ 30
T
2

T
2

1.2.2.Đặc điểm của Liên hiệp châu Âu .............................................................. 32
T
2

T
2

1.3.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu thời kỳ trước khi thiết lập quan hệ
T
2

ngoại giao chính thức (1990) ................................................................................. 37
T

2

1.3.1.Những nền tảng căn bản của quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu .. 37
T
2

T
2

1.3.2.Quan hệ Việt Nam-Liên hiệp châu Âu trước khi hai bên chính thức thiết
T
2

lập quan hệ ngoại giao (10/1990)....................................................................... 41
T
2

Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU THỜI KỲ
T
2

1990-2004 ........................................................................................................... 47
T
2

2.1.Bối cảnh quốc tế, khu vực trong thập niên cuối của thế kỷ XX - đầu thế kỷ
T
2

XXI tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu ................................. 47

T
2

2.1.1.Sự biến động của cục diện thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX
T
2

đầu XXI ............................................................................................................... 47
T
2

2.1.2.Tình hình khu vực châu Á và châu Âu cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI
T
2

T
2

.............................................................................................................................. 51
2.1.3.Tác động của tình hình thế giới và khu vực đến quan hệ Việt Nam - Liên
T
2

hiệp châu Âu ....................................................................................................... 56
T
2

2.2.Đường lối đối ngoại của Việt Nam (1991 - 2004) ........................................... 59
T
2


T
2

2.3.Vị thế của Việt Nam trong chiến lược Châu Á mới của Liên hiệp châu Âu
T
2

T
2

.................................................................................................................................. 63
2.3.1.Chiến lược châu Á mới của Liên hiệp châu Âu ....................................... 63
T
2

T
2

2.3.2.Vị thế của Việt Nam trong Chiến lược mới của Liên hiệp châu Âu đối
T
2

với ASEAN .......................................................................................................... 66
T
2

2.4.Quan hệ Việt Nam-Liên hiệp châu Âu giai đoạn 1990 - 1995 ...................... 73
T
2


T
2

2.4.1.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên lĩnh vực chính trị ............. 73
T
2

T
2

4


2.4.2.Quan hệ trên lĩnh vực thương mại ........................................................... 76
T
2

T
2

2.4.3.Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư .................................................................... 77
T
2

T
2

2.4.4.Quan hệ trên lĩnh vực hợp tác phát triển ................................................. 78
T

2

T
2

2.5.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu giai đoạn 1995 -2004 ..................... 81
T
2

T
2

2.5.1.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên lĩnh vực chính trị ............. 82
T
2

T
2

2.5.2.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp chau Âu trên lĩnh vực kinh tế ................ 87
T
2

T
2

2.5.3.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên lĩnh vực hợp tác phát triển
T
2


về nguồn vốn ODA ............................................................................................ 110
T
2

2.5.4.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên tĩnh vực văn hoá - khoa học
T
2

công nghệ .......................................................................................................... 117
T
2

2.5.5.Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên các lĩnh vực khác ........... 121
T
2

T
2

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM
T
2

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU ............. 128
T
2

3.1.Đặc điểm quan hệ Việt Nam - EU (1990-2004) ............................................ 128
T
2


T
2

3.2.Bài học kinh nghiệm....................................................................................... 131
T
2

T
2

3.3.Cơ hội và thách thức của quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trong
T
2

những thập niên đầu thế kỷ XXI ........................................................................ 135
T
2

3.3.1.Cơ hội của quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trong những thập
T
2

niên đầu thế kỷ XXI .......................................................................................... 135
T
2

3.3.2.Những thách thức của quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Ầu trong
T
2


những thập niên đầu thế kỷ XXI ...................................................................... 141
T
2

3.4.Triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu .................................... 143
T
2

T
2

3.5.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ hợp tác
T
2

Việt Nam - Liên hiệp châu Âu ............................................................................. 147
T
2

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 154
T
2

T
2

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................. 159
T
2


T
2

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 160
T
2

T
2

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ....................................................................................... 160
T
2

T
2

TÀI LIỆU TIẾNG ANH ....................................................................................... 174
T
2

T
2

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 176
T

2

T
2

Phụ lục 1 ................................................................................................................ 176
T
2

T
2

Phụ lục 2 ................................................................................................................ 182
T
2

T
2

Phụ lục 3 ................................................................................................................ 186
T
2

T
2

PHỤ LỤC I (của điều 19) .................................................................................... 196
T
2


T
2

PHU LỤC II (của điều 19) ................................................................................... 197
T
2

T
2

PHỤ LỤC III (của điều 19) ................................................................................. 197
T
2

T
2

6


BẢNG VIẾT TẮT

ASEAN (Association of South East Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
COPA (Committee of Agriculture Organizations) Uy ban các tố chức nông
nghiệp
EC (European Community ) Cộng đồng châu Âu
ECB (European Central Bank) Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECE (Economic Commission tbr European) ủy ban Kinh tế châu Âu
ECSC (European Coal and Steel Community) Cộng đồng than và thép châu Âu

EDF (European Development Fund) Quỹ phát triển châu Âu
EEA (European Economic Area) Khu vực kinh tế châu Âu
HEC (European Rconomic Community) Khối thị trường chung châu Âu
EFTA (European Pree Tra de Association) Hiệp hội tự do mậu dịch châu Âu
EIB (European Investment Bank) Ngân hàng đầu tư châu Âu
EMCP (Huropean Monetary Cooperation Fund) Quỹ hợp tác tiền tệ châu Âu
EMI (European Monetary Institute) Viện tiền tệ châu Âu
EMS(European Monetary System) Hệ thống tiền tệ châu Âu
EMU (European Monetary Union) Liên minh tiền tệ châu Âu
EP (European Parliament) Nghị viện châu Âu
EURATOM (Kuropean Átomic linergy Community) Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu
FDI (Foreign direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế
NGO (Non Government Organisation) Tổ chức phi chính phủ
7


ODA (Official Dcvelopment Assisstance) Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
WB (World Bank) Ngân hàng thế giới
WTO (World Trade Organisation) Tổ chức thương mại thế giới

8


MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ. Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, dù đang ở trình độ phát triển, hay kém phát
triển, đều không thể đóng cửa, tự mình giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã

hội của đất nước, mà phải tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, để tạo
thêm điều kiện cho việc giải quyết những, vấn đề của quốc gia mình. Nói cách khác,
trong thời đại ngày nay, quan hệ quốc tế trở nên hết sức quan trọng đối với mỗi quốc
gia, dân tộc. Các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều có quan hệ
qua lại với nhau. Vì thế, quốc gia nào, dân tộc nào xây dựng được mối quan hệ quốc
tế tốt sẽ tạo ra cho mình khả năng to lớn trong công việc xây dựng và bảo vệ đất nước,
trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn đặt ra trên con đường phát
triển; còn quốc gia nào, dân tộc nào đóng cửa với thế giới, đi ngược với xu thế củâthời đại sẽ không tránh khỏi tụt hậu. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu đang
diễn ra như một dòng nước xoáy, cuốn hút các quốc gia và khu vực. Lênin đã từng
nhận định: "có một sức mạnh lớn hơn nguyện vọng, ý chí và sự quyết tâm của bất cứ
chính phủ hay giai cấp thù địch nào, sức mạnh đó là những quan hệ kinh tế chung của
toàn thế giới" [94, tr374]. Ngày nay, "lịch sử càng biến thành lịch sử thế giới"
[95,trl5]. Toàn cầu hoa kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, với quy mô
ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá không chỉ đem lại những mảng
màu tươi sáng, mà còn đem lại những mảng màu u tối, ảm đạm cho bức tranh thế giới
đương đại. Nó không chỉ tạo ra những cơ may và lợi thế mà còn đem đến những rủi
ro, thách thức đối với các quốc gia, dân tộc.
Kể từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị sụp đổ, chủ nghĩa
tư bản chiếm lĩnh phần lớn trận địa thế giới, giữ vai trò chi phối quá trình toàn cầu
hoa. Đổ là một quá trình hai mặt, vừa mở cửa, giao lưu, hợp tác, hội nhập, vừa cạnh
tranh quyết liệt, đấu tranh gay gắt.
Trong một thế giới đầy bất ổn như thế, những nước đang phát triển, đi sau như
Việt Nam không những phải có bản lĩnh vững vàng, có ý chí vươn lên mạnh mẽ mà
còn phải có đường lối mở cửa, hội nhập đúng đắn, có cách làm khôn khéo, năng động,
9


sáng tạo, biết tranh thủ cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, biến ngoại lực thành
nội lực cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại

cho chúng ta một kho tàng tư tưởng vô giá, trong đó có những tư tưởng về hợp tác
quốc tế: từ những vấn đề về quá trình hình thành, phát triển đến những yêu cầu,
nguyên tắc, nội dung và phương pháp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới. Lúc còn bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã
sớm nhận thấy: thế giới là một khối thống nhất, trong đó các nước cần có sự giao lưu,
hợp tác, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau mới có sức mạnh để vươn lên chế ngự hoàn cảnh và
phát triển. Theo Người, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách
mạng thế giới. Muốn làm cách mạng thành công, cần phải làm cho nhân dân các nước
phương Đông, trong đó có Việt Nam, hiểu được tình hình thế giới. Đồng thời, cần làm
cho nhân dân thế giới hiểu rõ về phương Đông, hiểu rõ về Việt Nam. Hồ Chí Minh
luôn phấn đấu không mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt
Nam với các nước trên thế giới. Người luôn mong muốn Việt Nam làm bạn với tất cả
các nước. Người đề ra nguyên tắc ngoại giao bất di bất địch: "Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoa sẩn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ nước nào trên
nguyên tắc "tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm
phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và chung
sống hoa bình" [96, tr8].
Những tư tưởng về hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận khoa học
để Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng, phát triển, đề ra đường lối đối ngoại đúng
đắn, phù hợp, mềm dẻo, rộng mở và có hiệu quả.
Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với
việc nhận thức sâu sắc xu thế và yêu cầu chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt
Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương
hoá, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, là bạn của tất cả các nước. Báo cáo của
Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội IX khẳng định nhiệm vụ: "Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, chính t,ách đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất
10



cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [38,
tr42].
Đường lối ngoại giao nhất quán đó không chỉ được Đảng và Nhà nước ta vận
dụng trong quan hệ với các nước trong khu vực mà còn vận dụng trong quan hệ với
các nước phát triển thuộc Liên hiệp châu Âu.
Liên hiệp châu Âu ( *) (European Union - EU) là một trong những trung tâm kinh
F
0
P

P

tế, thương mại. chính trị, văn hoá, khoa học và công nghệ lớn. Trong xu thế mở cửa
giao lưu, hội nhập chung hiện nay, Liên hiệp châu Âu ngày càng mở rộng và tăng
cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ toàn diện với EU, trên lĩnh vực kinh tế, chính
trị, lẫn văn hoa, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, thương mại -du lịch và đầu
tư... để có nhiều điều kiện trong việc tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu công nghệ tiên tiến
và kinh nghiệm quản lý của EU. Muốn vậy, cần có sự hiểu biết sâu sắc đầy đủ và
vững chắc về Liên hiệp châu Âu cũng như từng nước thành viên trong tổ chức này.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên hiệp
châu Âu, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI không chỉ mang ý nghĩa khoa
học, mà còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm, thấy được những khó
khăn vướng mắc trong quá khứ, để có những chủ trương chính sách đúng và có giải
pháp phù hợp nhằm phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả hơn
trong hiện tại và tương lai.

(*) Cho đến nay trên các sách, báo, tài liệu đa số đều gọi EU là "Liên minh châu Âu". Ngay trong các
văn kiện và tài liệu của EU được phái đoàn của ủy ban châu Âu ở Việt Nam dịch và công bố cũng gọi EU là

"Liên minh châu Âu". Tuy nhiên tác giả luận án cho rằng từ Union (tiếng Anh) nên dịch là "liên hiệp" thì phản
ánh chính xác hơn tính chất "liên kết" kinh tế và chính trị của các nước thành viên EU- sẳn sàng từ bỏ một phần
chủ quyền quốc gia cho một thiết chế chung mang tính liên kết gắn bó hướng tới một Liên bang chứ không phải
chỉ đơn thuần là một sự liên minh.
Cũng xin lưu ý là hiện nay dường như duy nhất chỉ có báo Nhân dân viết Liên hiệp châu Âu (chứ không
phải Liên minh châu Âu). Trong khi trên một số ấn phẩm của Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện KHXHNV

11


Từ trước đến nay, việc nghiên cứu mối quan hệ này của các nhà nghiên cứu lịch
sử Việt Nam còn rất ít, đặc biệt là quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn những năm
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Những công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mặt
này hay mặt khác của mối quan hệ, mà chưa đi sâu, đề cập một cách toàn diện và có
hệ thống. Nhu cầu phát triển đất nước đặt ra nhiệm vụ cần phải tiếp cận các vấn đề
liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mang tính lợi ích của Việt Nam
một cách khách quan, tổng quát trên những cơ sở khoa học thực sự, góp phần làm cơ
sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - EU
ngày càng phát triển.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên chúng tôi quyết định chọn vấn đề :
"Quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (1990 - 2004)" với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu này .

2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu châu Âu được đặt ra với giới
nghiên cứu ở các nước châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng. Các tổ chức nghiên
cứu châu Âu ở các nước ASEAN đã nhiều lần họp mặt (1997 , 1999) bàn đến sự hợp
tác giữa các tổ chức và các nước trong việc thực hiện triển khai nghiên cứu châu Âu.
Nghiên cứu châu Âu đã trở thành một bộ môn khoa học (European Studies) thuộc
chuyên ngành khu vực học (Area studies).

Các tổ chức chuyên nghiên cứu châu Âu chủ yếu tập trung khai thác về quá trình
liên kết châu Âu, sự hình thành và tiến trình mở rộng EU dưới các góc độ khác nhau.
Ví dụ các công trình: "Mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu" (Expanding
Membership of the European Union, 1995) của Richard E. Baldwin, Pertti Haaparanta
và Jaakko Kiander, "Hội nhập châu Âu: mối đe dọa các nền kinh tế chuyển đổi"
(Integrating Europe: The Transition Economics at Stake, 1996) của Jozef M. van
Brabant, "Sự chuyển đổi ở Trung và Đông Âu; quan hệ EU với những nước kém phát
triển" (Transition in Central and Eastern Europe: Implications for EU-LDC Relations,
1996) của Arie Kuyvenhoven, Olga Memedovic và Nico van der Windt, "Trung,
Đông Âu trên con đường tới Liên minh châu Âu" (Central and Eastern Europe on its
cũng thấy dùng Liên hiệp châu Âu

12


Way to European Union, 1999) của Raymond Courbis và Wladyslaw Welfe, "Đẩy lùi
biên giới: Liên minh châu Âu và Trung, Đông Âu" (Pushing back the Boundaries: The
European Union and Central and Eastern Europe, 1999) của Mike Mannin, "Mở rộng
Liên minh châu Âu sang phía Đông và cuộc khủng hoảng chuyển giao của Nga" (The
EU Eastern Enlargement and the Russian Transformation Crisis, 1999) của Paul JJ
Welfens, "Xlovenia: Chuyển đổi kinh tế và tiếp cận Liên minh châu Âu" (Slovenia:
Economic Transformation and EU Accession, 1999) của World Bank, "Sự mở rộng
của Liên minh châu Âu: Những vấn đề và chiến lược" (The Enlargement of the
European Union: Issues and Strategies, 1999) của Vitoria Curzon Price, Alice Landau
và Richard G. Whitma, "Liên minh châu Âu: cấu trúc và cơ chế" (The European
Union: Structure and Process, 2000) của Clive Archer, "Kinh tế chính trị trong cạnh
tranh ở châu Âu mở rộng" (The Political Economy of Competitiveness in an Enlarged
Europe, 2001) của Julie Pellegrin, "Mở rộng sang hướng Đông của Liên minh châu
Âu" (The Eastern Enlargement of the EU, 2001) của Marek Dabrowski và Jacek
Rostowski, "Đàm phán về châu Âu mới: Liên minh châu Âu và Đông Âu"

(Negotiating the New Europe: the European Union and Eastern Europe, 2002) của
Dimitris Papadimitriou và "Mở rộng Liên minh châu Âu sang các nước Trung và
Đông Âu: Cạnh tranh thương mại, địa phương hóa sản phẩm và những tác động tới
các nền kinh tế trong liên minh" (EU Enlargement to the CEECs: Trade Competition,
Delocalisation of Production, and Effects ôn the Economies of the Union, 2002) của
Salvatore Baldone, Fabio Sdogáti và Lucia Tajoli.
Theo hiểu biết của chúng tôi, đến nay hầu như chưa có công trình nào của các
nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Liên hiệp châu Âu.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu châu Âu như là một chuyên ngành khoa học
(European Studies) tập trung chủ yếu ở Trung tâm nghiên cứu châu Âu thuộc Trung
tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia, nay là Viện nghiên cứu châu Âu thuộc
Viện khoa học Xã hội Việt Nam, còn ở Vụ châu Âu thuộc các Bộ ngoại giao, thương
mại và ở một số cơ quan khác, châu Âu được nghiên cứu ở các góc độ chuyên biệt
hơn. Có thể điểm các công trình tiêu biểu đã được công bố như sau :
1- Sách Liên minh châu Âu của tác giả Đào Huy Ngọc, Nhà xuất bản Chính trị
13


Quốc gia, Hà Nội - 1995. Nội dung của công trình này tập trung trình bày quá trình
hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của EU. Đây là cuốn sách có giá trị giúp cho
người đọc hiểu khái quát về tổ chức này.
2- Sách Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu của tác giả Trần Thị Kim Dung,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2000. Công trình được hình thành trên cơ sở
luận án tiến sĩ bảo vệ năm 1999. Có thể nói trong các công trình nghiên cứu của các
tác giả đi trước, dường như đây là công trình sử học đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện
quan hệ Việt Nam - EU cho đến thời điểm 1998, do đó công trình này gần gủi với
luận án của Nghiên cứu sinh hơn cả và chúng tôi đã được kế thừa kết quả nghiên cứu
của cồng trình này như phương pháp tiếp cận vấn đề, những kết quả bước đầu của mối
quan hệ EU - Việt Nam như đã được chỉ rõ trong các trích dẫn tài liệu của luận án.
Tuy nhiên công trình nghiên cứù của tác giả Trần Thị Kim Dung được hình thành trên

cơ sở một luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công năm 1999, nên có sự khác nhau cơ bản
về thời đoạn nghiên cứu, về chủ thể nghiên cứu, về bối cảnh quốc tế, khu vực trong
giai đoạn nghiên cứu. Luận án thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới nên việc nghiên
cứu chủ thể cửa mối quan hệ là EU. Do đó tác giả đã giành hẳn một chương để trình
bày quá trình hình thành phát triển của EU và quan hệ của EU với Mỹ, châu Á. Quan
hệ Việt Nam - EU được tác giả trình bày một cách khái quát trên các lĩnh vực chính
trị, thương mại, đầu tư, hợp tác viện trợ trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1998.
Cũng từ góc độ lấy EU là chủ thể do đó tác giả đã đi sâu phân tích quan hệ của từng
nước thành viên EU với Việt Nam.
3-Sách "Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên Hiệp châu Âu và Việt
Nam trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI”, của tác giả Bùi Huy Khoát
(chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 2001. Công trình này đã làm rõ hơn những
cơ hội và thách thức mà sự liên kết kinh tế - tiền tệ của EU đang tạo ra trước nền kinh
tế Việt Nam trong bối cảnh vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế
(1997), để tiếp tục thực hiện công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước trong những năm
đầu thế kỷ XXI.
4-Sách "Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam", được biên soạn bởi các
tác giả Carlo Filippini, Bùi Huy Khoát, Stefan Hell, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
14


Hà Nội - 2004. Các bài viết tập trung phân tích quá trình mở rộng của EU và ý nghĩa
của lần mở rộng thứ năm (năm 2004) trong tiến trình phát triển của EU.
5-Nhiều bài nghiên cứu về một số mặt có liên quan đến EU hoặc đến mối quan
hệ của EU với các đối tác đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như
Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế... Tuy nhiên trong quy mô của một bài viết
chưa nêu việc nghiên cứu toàn điện mối quan hệ này trong những năm gần đây.
Như vậy, quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu cần được tiếp tục nghiên cứu
trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi cố gắng góp một phần làm đầy thêm, phong phú
thêm những tri thức về mối quan hệ Á - Âu nói chung, quan hộ Việt Nam - EU nói

riêng, bằng một đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ
Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trong thời kỳ 1990 - 2004.

3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc trình bày lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam Liên hiệp châu Âu, luận án trình bày tổng quát thực trạng của mối quan hệ này trong
thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, làm rõ những thành công và
hạn chế, phân tích những cơ hội, thách thức, bài học kinh nghiệm và những xu hướng,
triển vọng của quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất làm cơ sở cho việc đề ra một
số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu
Âu trong thời gian tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực hai thập niên cuối thế kỷ XX
đầu XXI, để thấy rõ những tác động của thế giới và khu vực đến sự phát triển quan hệ
Viêt Nam - Liên hiệp châu Âu. Tập trung làm sáng rõ tiến trình đổi mới tư duy, triển
khai đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam về "đa dạng hoá", "đa
phương hoá" quan hệ quốc tế, coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với các nước, các tổ
15


chức quốc tế, trong đó có EU.
Thứ hai, nghiên cứu tiến trình hình thành quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu
thời kỳ trước năm 1990, phân tích thực trạng và nguyên nhân chủ yếu, từ đó làm rõ
những cơ sở và quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu thời kỳ
1990 - 2004. Luận án đi sâu phân tích mối quan hệ Việt Nam - Liên hiệp châu Âu trên
các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục- đào tạo, y
tế, du lịch, v.v... trong thời kỳ này và đây là phần trọng tâm của luận án.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng và đề

xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm phát triển quan hệ Việt Nam - Liên
hiệp châu Âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu trong sự tác
động của tình hình thế giới và khu vực, sự điều chỉnh chiến lược, sách lược, biện pháp
cụ thể trong chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến lược mới
hướng về châu Á, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam của EU. Luận án xem xét mối
quan hệ này dưới góc độ Việt Nam với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và chủ thể
của đối tượng nghiên cứu, EU được xem xét như một khối liên kết chứ không nghiên
cứu riêng rẽ theo từng nước.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian, giới hạn đề tài này bắt đầu từ năm 1990 đến năm 2004,
dựa trên lý do căn bản là:
Năm 1990, sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới đề ra tại Đại hội VI của Đảng
năm 1986, với sự chủ động chuyển hướng đối ngoại kịp thời theo định hướng hòa
bình, độc lập và phát triển tiến tới chính sách đối ngoại "rộng mở" thay thế cho đường
lối đối ngoại một phía trước kia. Việt Nam đã phá vỡ được sự cô lập về ngoại giao và
bao vây kinh tế của các nước phương Tây kéo dài hơn mười năm bởi sự tồn tại của
"cái nút"là "vấn đề Campuchia" (1979 - 1989). Sự chủ động khai thông quan hệ với
các nước trong khu vực và phương Tây đã dẫn đến kết quả to lớn của ngoại giao Việt
16


Nam. Ngày 22 tháng 10 năm 1990, Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức, mở ra triển vọng hội nhập quốc tế, cải thiện hình ảnh Việt Nam trên
trường quốc tế.
Về phía EU, thời kỳ trước năm 1990, vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan,
châu Á nói chung cũng như khu vực Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng chưa được

chú ý nhiều. Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, EU bắt đầu quan tâm nhiều đến khu
vực này với việc công bố "Chiến lược châu Á mới" (năm 1994) và sau đó điều chỉnh
vào năm 2001. Rồi công bố chiến lược Đông Nam Á năm 2003. Từ đó, châu Á nói
chung, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu.
Có thể nói sự gặp nhau giữa đường lối đối ngoại đổi mới "đa phương hoa, đa
dạng hoa" của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu chiến lược hướng về châu Á và
Đông Nam Á của EU, đã tạo cơ sở thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác
toàn diện giữa Việt Nam với EU. Năm 1990, Việt Nam, EU thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức là thời điểm thích hợp và cần thiết đối với cả hai bên, đáp ứng được
lợi ích cả hai bên, xác định được hướng đi đúng đắn, đem lại kết quả tích cực, thúc
đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ. Minh chứng là 5 năm sau, ngày 17 tháng 7 năm
1995, tại Brussels, Việt Nam và Liên hiệp châu Âu đã chính thức ký "Hiệp định
khung", sự kiện này được coi như một "mốc son" trong lịch sử quan hệ đối ngoại giữa
hai bên. Hiệp định khung đã tạo cơ sở pháp lý và mở ra triển vọng tốt đẹp cho quan hệ
Việt Nam - EU.
Mốc cuối của thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2004, là thời điểm quan hệ
Việt Nam - EU đã đạt được tầm cao mới trên mọi lĩnh vực chính tri, kinh tế, văn hoá,
xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.v..v. Đặc biệt tháng 10 năm 2004, Việt
Nam đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEM V thành công. "Một nửa thế giới", đã
đến với Việt Nam thông qua Hội nghị này. Cuộc họp giữa Việt Nam với các nhà lãnh
đạo EU bên lề sự kiện này đã tăng cường hơn nữa các mối quan hệ song phương. EU
ưở thành đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam kết thúc đàm phán song phương
về việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước tiến quan trọng cho cả quá trình gia
nhập. Ngoài ra, trong năm 2004, EU thực hiện lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử của
17


mình - mở rộng lần thứ năm đưa thêm 10 quốc gia gia nhập, sự kiện này có tác động
không nhỏ đến quan hệ Việt Nam - EU.

Về không gian, được xác định cụ thể là nghiên cứu toàn diện mối quan hệ song
phương giữa Việt Nam với Liên hiệp châu Âu với tư cách là một tổ chức - thực thể
liên kết khu vực.
Việc nghiến cứu lịch sử quan hệ Việt Nam - EU trong phạm vi thời gian và
không gian nói trên, được đặt trong sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đến
mối quan hệ trên các lĩnh vực : Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo và
khoa học kỹ thuật..

5.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2.Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế.
Trọng tâm là dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề mang tính lý
luận đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài. Dựa vào cơ sở phương pháp luận này, để
thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện trong cùng một mối quan hệ, cũng
như giữa nhiều mối quan hệ. Từ nghiên cứu quan hệ chính trị để thấy rõ tính quy định
của nó đối với sự phát triển các mối quan hệ khác, và ngược lại các mối quan hệ về
kinh tế, văn hoa, khoa học kỹ thuật lại có tác động trở lại, thúc đẩy quan hệ chính trị
phát triển.
Hệ thống nhận thức luận Mác-xít còn làm nền tảng cho việc phân tích và đánh
giá các sự kiện trong tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam - EU, giúp tác giả nhận
định đúng đắn và có kiến giải khoa học phù hợp với quy luật vận động phát triển của
nó.
5.2.Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin, luận án kết hợp sử
dụng phương pháp ỉịch sử và phương pháp logic, các phương pháp chuyên ngành, liên
ngành và các phương pháp cụ thể như: phân tính, tổng hợp, thống kê và đối chiếu so
sánh.
18



Dựa vào phương pháp lịch sử, luận án dựng lại toàn bộ quá trình lịch sử quan hệ
Việt Nam - EU qua những sự kiện, dấu mốc và các giai đoạn phát triển đa dạng của
mối quan hệ dưới tác động của tình hình thế giới, khu vực, và sự phát triển, đổi mới
chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, lạm nổi bật tính lịch sử của luận
án.
Trên cơ sở của bức tranh lịch sử toàn cảnh, phương pháp logic vạch ra bản chất
của mối quan hệ Việt Nam - EU, một biểu hiện sinh động cho phương châm đối ngoại
đa dạng hoa, đa phương hoa quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước Việt Nam. Rút ra
những đặc điểm, chiều hướng phát triển của mối quan hệ Việt Nam - EU, đảm bảo
tính khoa học của luận án.
Luận án nghiên cứu lịch sử mối quan hệ Việt Nam - EU nên Nghiên cứu sinh đã
vận dụng các phường pháp của các khoa học có liên quan như phương pháp nghiên
cứu kinh tế. Đặc biệt là những phương pháp của khoa học quan hệ quốc tế như
phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục, phương
pháp so sánh lực lượng, phương pháp phân tích giai cấp. Luận án còn sử dụng các
phương pháp diễn dịch, quy nạp, hệ thống -cấu trúc và các phương pháp khác.
5.3.Tài liệu sử dụng
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi dựa vào và sử dụng các nguồn tài liệu
sau đây:
- Các văn kiện ngoại giao của Chính phủ Việt Nam, EU, ủy ban châu Âu (EC) và
chính phủ các nước thành viên EU do văn phòng ngoại giao của các nước này xuất
bản (như các vãn bản, hiệp định ký kết song phương, các số liệu...)
- Các bài phát biểu, các báo cáo, tuyên bố, của những người đứng đầu chính phủ
và một số quan chức ngoại giao của Việt Nam và các nước (như các bài trả lời phỏng
vấn và phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Mạnh cầm,
phát biểu của chủ tịch ủy ban châu Âu, Báo cáo của ủy ban châu Âu V..V...
- Các tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam
- Những kết quả nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các cơ quan như Viện
nghiên cứu châu Âu, Viện kinh tế và chính trị thế giới thuộc Viện KHXH Việt Nam,

19


Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ..., của các hội
thảo khoa học về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Các ấn phẩm như sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh của một số nhà nghiên cứu
Việt Nam và thế giới.
- Một số bài viết được đăng trên các báo, tạp chí tiếng Việt có liên quan đến đề
tài như tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Những vấn đề
Kinh tế thế giới...
- Chúng tôi cũng sử dụng và kế thừa bên một mức độ nhất định những thành quả
nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học đã nghiên cứu trước những vấn đề
có liên quan. Đặc biệt chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu từ luận án của
Tiến sĩ Trần Thị Kim Dung trước hết ở các mặt tư liệu tổng hợp của thời kỳ 1990 1998 như đã nêu ở mục 2 .

20


Chương 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
THỜI KỲ TRƯỚC KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
CHÍNH THỨC (10/1990)
1.1.Quan hệ quốc tế của Việt Nam trước thập niên 90.
1.1.1.Vài nét về truyền thống ngoại giao Việt Nam
Nói đến ngoại giao của một quốc gia là nói đến quan hệ nước đó với cộng đồng
quốc gia chung quanh và quan hệ do xuất phát từ yêu cầu tạo một môi trường quốc tế
thuận lợi để đất nước sinh tốn và phát triển. Từ buổi bình minh của lịch sử, ông cha ta
đã nhận thức được "muốn quốc thái dân an thì cốt ở bang giao" và từ thời Hùng
Vương dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết chân thành với các dân tộc khác.
Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, do đó trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, mối quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc khác

không phải lúc nào cũng hoà bình, yên tĩnh mà đã nhiều lần đứng lên chống lại kẻ thù
mạnh hơn mình gấp bội. Trong các cuộc giao tranh ông cha ta đã khôn khéo sử dụng
vũ khí ngoại giao: cương nhu kết hợp đúng lúc, đúng chỗ, để chiến thắng kẻ thù. Sau
khi giành thắng lợi, Việt Nam chủ động thiết lập quan hệ hữu nghị, tạo dựng môi
trường chung sống hoà bình với ngoại bang. Ngoại giao Việt Nam đã có bề dày và
chiều sâu lịch sử.
Đường lối, chính sách và phong cách ngoại giao vì hoa bình hữu nghị giữa các
dân tộc đã trở thành truyền thống đối ngoại của dân tộc Việt Nam. Hoà bình và chính
nghĩa là vũ khí sắc bén để ngoại giao Việt Nam thành công trong việc tập hợp lực
lượng, cô lập, phân hoá và làm suy yếu kẻ thù, tạo dựng đồng minh, tranh thủ dư luận
quốc tế đồng tình ủng hộ cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất đất
nước cũng như cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoại giao Việt Nam được
hun đúc từ tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt Nam đã tạo nên truyền thống ngoại giao:
khoan dung, hoa hiếu và nhân nghĩa. Truyền thống văn hoá Việt Nam trọng đạo lý,
giàu tính nhân văn, do đó trong giao tiếp đối ngoại của người Việt Nam lúc nào cũng
lịch sự, hiếu khách, ân cần và chu đáo. "Ngoại giao Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa
nhân văn" [16, tr442], mang đậm bản sắc dân tộc.
21


Trong thời đại Hồ Chí Minh ngoại giao Việt Nam đã kế thừa và phát huy cao độ
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Mỗi giai đoạn là
một sự thử thách gay go, nặng nề, trong đó hoạt động ngoại giao đóng vai trò quan
trọng cho thắng lợi cuối cùng của cách mạng Việt Nam.
Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám "thế nước chông chênh", Việt Nam bị
đe dọa bởi các thế lực ngoại bang mang danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân
Nhật, Thực dân Pháp tìm cách trở lại cai trị nước ta. "Trong khi đó chưa có một tiếng
nói quốc tế nào công nhận hoặc ủng hộ Việt Nam"[112,tr21]. Nhiệm vụ hàng đầu của
ngoại giao Việt Nam lúc đó là cứu vãn hoà bình, tranh thủ thời gian củng cố chính
quyền, gạt bớt kẻ thù, chuẩn bị đối phó với kẻ thù chính "người Việt Nam gác sang

một bên tất cả những khác biệt trong quan quan điểm chính trị, đoàn kết với nhân dân
các nước, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau, duy trì hoà bình ổn định giữa các
nước ưong khu vực và thế giới, thực hiện độc lập dân tộc, tôn trọng công lý và luật
pháp quốc tế"[18, tr231]. Việt Nam đã khéo hoà hoãn phân hoá các nước lớn có quân
đội trên đất nước ta và cố gắng trung lập Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược,
Đảng ta đã hướng ngoại giao vào các mục tiêu tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn
của tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp và Mỹ. Ngoại giao
Việt Nam đã trở thành một mặt trận cùng "chia lửa" với chiến trường góp phần tạo
dựng nên thế trận chiến tranh nhân dân dưới nhiều hình thức, tạo dựng thế trận vừa
đánh vừa đàm. Chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để cô lập
chúng, tạo ra sức mạnh tổng hợp làm suy yếu kẻ địch. Đồng thời tạ kiên trì và khôn
khéo tranh thủ cả Liên Xô và Trung Quốc, hai đồng minh chính của ta, ngay cả khi hai
nước mâu thuẫn với nhau có chính sách khác nhau đối với Việt Nam. Đường lối đối
ngoại đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam khi đó đựơc thể hiện rõ trong nghị quyết
Trung ương 9 (khoa III) là: tìm cách hạn chế tối đa những tiêu cực, đoàn kết với cả hai
bằng cách chia sẽ lợi ích; Tìm ra mẫu số chung với cả hai nước trong cuộc đấu tranh
chống Mỹ; Tranh thủ sự ủng hộ vật chất tinh thần to lớn của Liên Xô, Trung Quốc,
các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác và của các nước bầu bạn, các lực lượng tiến
bộ trên thế giới. Ngược lại về phần mình, thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã đóng
22


góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ngoại giao Việt Nam đã lớn mạnh và trưởng thành qua Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1954, Hiệp định Pa-ri năm 1973, đã phối hợp nhịp nhàng với mặt trận quân sự và
mặt trận chính trị, góp phần giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc chiến tranh với điều
kiện có lợi cho ta và mở ra mối quan hệ mới sau chiến tranh.
Như vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ông cha ta

đã luôn sáng tạo, đã kết hợp nhuần nhuyễn mọi hình thức đấu tranh. Ngoại giao đã trở
thành một vũ khí sắc bén không thể thiếu trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Lịch sử ngoai giao của cha ông ta đã để lại kho tàng kinh nghiệm vô giá được kế thừa
và phát triển lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh.
1.1.2.Quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1975- 1985
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ khi Cách mạng tháng Tám
thành công (1945) đến nay, điều đặc biệt là mỗi lần bước sang một giai đoạn mới Việt
Nam lại phải đứng trước những thử thách vô cùng khắc nghiệt trong quan hệ quốc tế.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn, những giải pháp
khôn khéo phù hợp với tình hình thực tế với nguyên tắc "thêm bạn bớt thù", xác định
thứ tự các mối quan hệ ưu tiên trong chiến lược đối ngoai của mình.
Giữa thập niên 70, thế giới có nhiều biến đổi về kinh tế, chính trị và quan hệ
quốc tế, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và chính sách đối ngoại của
các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.
Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi
Đông Nam Á. Tình hình chính trị thế giới chịu ảnh hưởng của thời kỳ "sau Việt
Nam". Nước Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng, Tây Âu, Nhật Bản vươn lên cạnh
tranh với Mỹ. Mỹ phải điều chỉnh chiến lược: hoa hoãn với các đối thủ, lo tập trung
giải quyết những khó khăn bên trong để lấy lại địa vị đã mất. Trong khi đó, Liên Xô
đã giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ. Liên Xô tích cực mở rộng
ảnh hưởng đến các châu lục khác và đặc biệt quan tâm đến khu vực Đông Nam Á.
Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản
23


và Tây Âu, đồng thời tích cực cải thiện quan hệ ỏ khu vực Đông Nam Á. Bấy giờ tình
hình phe xã hội chủ nghĩa xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng. Nội bộ mất đoàn
kết, kinh tế trì trệ, xã hội mất ổn định diễn ra ở Liên xô và các nước Đông Âu. Các
nước khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu
đồng thời cải thiện quan hệ với các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975), uy tín và vị trí nâng cao trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước Việt Nam tăng
cường quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài để thu thút vốn và thiết bị
kỹ thuật nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục, kinh tế. Đại hội IV của Đảng
Cộng sản Việt Nam (12/1976), chủ trương: "Thiết lập và mở rộng quan hệ bình
thường giữa nước ta với tất cả các nước" đã đề rạ nhiệm vụ đối ngoại: "Ra sức tranh
thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương
chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học - kỹ thuật, củng
cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta"
[31, tri78]. Trong hai năm 1975- 1977, Việt Nam đã mở rộng thêm quan hệ ngoại giao
với 23 nước trên thế giới.
Thế nhưng những trở ngại lớn xuất hiện, đất nước Việt Nam chưa kịp hàn gắn
vết thương chiến tranh đã bị vòng vây thắt chặt từ nhiều phía. Việt Nam phải đối mặt
với thử thách mới nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, phải đối phó với sự phá hoại
của nhiều thế lực thù địch. Quan hệ láng giềng căng thẳng, sự đồng tình quốc tế bị thu
hẹp.Việt Nam bị đẩy vào một cuộc chiến tranh mới với chính những người anh em
cùng chung chiến hào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây.
Năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, thực hiện kế hoạch 4 hiện
đại, cần tranh thủ nhiều vô'n, kỹ thuật của Mỹ và phương Tây. Trung Quốc đã ra sức
lợi dụng tình hình thế giới căng thẳng cuối những năm 70 để phục vụ cho lợi ích chiến
lược của Trung Quốc. Trung Quốc cần phá vỡ sự hoà hoãn giữa Liên Xô, Mỹ và Tây
Âu nên đã ra sức tranh thủ Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, ASEAN. Mỹ khuyến khích
Trung Quốc chống Liên Xô. Tinh hình đó đã phá vỡ sự cân bằng trong, quan hệ Xô Trung ương đường lối đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam tăng cường quan hệ với
Liên Xô, xem "hợp tác toàn diện với Liên Xô" như "hòn đá tảng của chính sách đối
24


ngoại", và "là nguyên tắc chiến lược" [177, tr23] . Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Xô được ký kết (3/11/1978) và Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế
(29/7/1978). Sự kiện này là một bước ngoặt mang ý nghĩa chiến lược trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam. Nó có tác động to lớn đến nhiều mối quan hệ quốc tế khác
của Việt Nam.

Đối với các nước ASEAN, Việt Nam mong muốn hữu nghị hợp tác, vì một Đông
Nam Á hoà bình, trung lập, thực sự không có căn cứ quân sự và quân đội của nước
ngoài. Đồng thời Việt Nam tiếp tục chính sách tăng cường đoàn kết với Lào và
Campuchia. Thế nhưng, từ cuối năm 1978, diễn ra "vấn đề Cămpuchia". Quân tình
nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia tránh khỏi họa bị diệt vong tiêu diệt
tập đoàn Pônpốt Iêng-xa-ry, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (1/1979).
Tình hình đó cùng với sự xuyên tạc của các thế lực thù địch làm cho quan hệ Việt
Nam với các nước ASEAN trở nên đối đầu. Vì lợi ích của khu vực và thế giới Đảng
và Nhà nước Việt Nam kêu gọi các nước ASEAN "Hãy cùng các nước Đông Dương
tiến hành đối thoại và thương lượng để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai
nhóm nước, tiến tới thực hiện một Đông Nam Á hoa bình và ổn định, hữu nghị và hợp
tác"[32,trl53].
Về phía EU, nhiều nước thành viên của EU đồng tình với Trung Quốc, Mỹ và
ASEAN vu cáo Việt Nam "xâm lược Campuchia", cùng nhau hình thành một khối hậu
thuẫn cho chính phủ Liên hiệp Campuchia dân chủ chống Việt Nam, thực hiện chiến
lược làm "chảy máu" Việt Nam và cả Liên Xô. Quan hệ Việt Nam - EU đi vào một
khúc quanh đối đầu, lạnh nhạt.
"Vấn đề Campuchia" vượt khỏi khuôn khổ xung đột địa phương giữa Việt Nam
và Campuchia dân chủ, trở thành cuộc đối đầu khu vực giữa ba nước Đông Dương với
khối ASEAN đã phát triển, mở rộng mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô, Việt Nam
với một bên là Mỹ, Trung Quốc, ASEAN. Việt Nam bị các nước phương Tây, Trung
Quốc, ASEAN bao vây, cô lập về ngoại giao và kinh tế. Kết quả là việc thực hiện
đường lối đối ngoại đa phương của Việt Nam khai thông với phương Tây nhằm khôi
phục và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh bị phá vỡ; ngoại giao Việt Nam phải
chuyển sang đối ngoại đứng về một phía Liên Xô.
25


×