Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết tru tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.45 KB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Yến Việt

CẢM HỨNG BI TRÁNG
TRONG TIỂU THUYẾT TRU TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Yến Việt

CẢM HỨNG BI TRÁNG
TRONG TIỂU THUYẾT TRU TIÊN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã ngành: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN
Ai cũng muốn được mở rộng và nâng cao kiến thức nhưng không phải ai cũng có
điều kiện và cơ hội để làm điều đó. So với nhiều người, được học đến trình độ Thạc sĩ
quả là một may mắn đối với tôi.
Hai năm rưỡi học Cao học là cả một quá trình đầy thử thách. Nhìn lại chặng
đường đã qua, tôi cảm thấy tự hào với những gì mình đã cố gắng đạt được và tự tin hơn
vào tương lai sắp tới. Để có được kết quả này, tôi không độc hành một mình mà có rất
nhiều người đã hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh để tôi đi đến mục đích cuối cùng.
Trước hết, con xin cảm ơn ba mẹ và những người thân, nhất là anh trai, đã luôn
hỗ trợ và động viên, dõi theo từng bước đi của con để con có thêm nghị lực vượt qua
khó khăn.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến Tiến sĩ Đinh Phan
Cẩm Vân, người thầy đã đồng hành với tôi từ thời Đại học đến bây giờ. Cô đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc của mình.
Những lời đóng góp quý báu và chính xác của Cô đã giúp tôi nhận ra những ưu - khuyết
điểm của bản thân để trau dồi kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học. Cảm
ơn Thầy Cô trong Hội đồng phản biện đã nhận xét và góp ý cho luận văn của tôi. Cảm
ơn phòng KHCN-SĐH trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho tôi và các học viên hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn những người bạn thân yêu đã luôn động viên, hỗ trợ và
quan tâm đến tôi trong hơn hai năm học Cao học.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Phạm Thị Yến Việt


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã tiếp xúc với nhiều tác phẩm,

trong đó, tiểu thuyết Tru Tiên của tác giả Tiêu Đỉnh là tác phẩm đã để lại cho tôi
nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất. Cùng với sự phổ biến và sức ảnh hưởng của nó
ở cả Trung Quốc và Việt Nam, tôi nhận thấy đây là một tác phẩm cần phải được
quan tâm và nghiên cứu. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Cảm hứng bi tráng trong
tiểu thuyết Tru Tiên” để thực hiện luận văn nghiên cứu trong chương trình Cao
học của mình.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, tôi đã từng
bước nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình đúng thời hạn mà trường Đại
học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã quy định. Luận văn của tôi đã được
Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân thông qua và đồng ý cho bảo vệ.
Để thực hiện luận văn của mình, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu từ các
nguồn khác như sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học, Internet… nhưng chỉ
dưới dạng trang bị kiến thức cần thiết và trích dẫn hỗ trợ cho luận văn. Những
trích dẫn trong luận văn của tôi đều ghi chú nguồn cụ thể và chính xác.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.
Tuy nhiên, không có cái gì là hoàn hảo. Luận văn của tôi chắc chắn còn
nhiều điều sai xót, kính mong Hội đồng phản biện và những ai quan tâm đóng
góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Người thực hiện luận văn
Phạm Thị Yến Việt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................ 3
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................... 4
MỤC LỤC ...................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................9

3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 12

Chương 1: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI DÒNG TIỂU THUYẾT
VÕ HIỆP Ở TRUNG QUỐC VÀ TÁC PHẨM TRU TIÊN .... 14
1.1. Ảnh hưởng của các học thuyết tư tưởng Trung Quốc đến tiểu
thuyết võ hiệp ............................................................................................. 14
1.2. Từ Sử kí của Tư Mã Thiên đến tiểu thuyết võ hiệp thời Kim Dung
..................................................................................................................... 26
1.3. Sự ra đời của tiểu thuyết Tru Tiên .................................................... 39
1.4. Tác phẩm Tru Tiên ............................................................................. 44
1.4.1. Tác giả Tiêu Đỉnh ................................................................................... 44
1.4.2. Tóm tắt tác phẩm .................................................................................... 46

Chương 2: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TRU TIÊN –
NHỮNG THỂ HIỆN VỀ NỘI DUNG ....................................... 50
2.1. Bi kịch của định mệnh và sự thù hận ............................................... 50
2.2. Vượt lên giới hạn của bản thân và thử thách của hoàn cảnh ........ 63
2.3. Trong nghịch cảnh nhận ra tình đời, tình người ............................ 75
2.4. Sự chiêm nghiệm những triết lí ....................................................... 104
2.4.1. Cách nhìn nhận về cuộc đời ................................................................. 104
2.4.2. Nhận thức về chính – tà, thiện – ác ...................................................... 110
2.4.3. Nhận thức về chân lí ............................................................................. 114

CHƯƠNG 3: CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG TRU TIÊN –
NHỮNG THỂ HIỆN VỀ NGHỆ THUẬT .............................. 120


3.1. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 120

3.2. Thời gian nghệ thuật ........................................................................ 133
3.3. Nghệ thuật miêu tả các cuộc đấu .................................................... 140

KẾT LUẬN ................................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 151


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc không chỉ tự hào và hãnh diện vì đất nước mình đã sản sinh ra
những nhà thơ nổi tiếng mà còn có những tiểu thuyết gia lớn với những tác phẩm
vang danh không chỉ trong nước và với thế giới như Tam quốc diễn nghĩa của La
Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu
mộng của Tào Tuyết Cần… Những kiệt tác này đã trải qua thời gian lâu dài và đã
chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của nó. Vào thế kỉ XX, tiểu thuyết Trung Quốc
lại thêm một lần nữa chinh phục độc giả khắp trong và ngoài nước với thể loại tiểu
thuyết võ hiệp cùng những tên tuổi lớn như Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long,
Ôn Thụy An, Hoàn Châu Lâu Chủ… Trong đó, Kim Dung cùng với hàng loạt tác
phẩm xuất sắc đã đưa ông lên vị trí “võ lâm minh chủ” trong thể loại này.
Tuy nhiên, “thời đại hoàng kim” của tiểu thuyết võ hiệp đã dần qua đi và
người Trung Quốc cảm thấy không mấy lạc quan về tiền đồ phát triển của tiểu
thuyết võ hiệp trong tương lai. Nhà văn Kim Dung đã nói: “Bản thân tiểu thuyết võ
hiệp là một thứ để giải trí, bất kể tác phẩm viết như thế nào thì thực ra việc phải
chăng nó có thể vượt ra khỏi sự hạn chế của bản thân hình thức là cả một vấn đề,
tiền đồ phát triển không lớn” [4, tr.517]. Tên tuổi của những cây bút đại thụ thế hệ
trước đã bao trùm một cái bóng quá lớn lên người cầm bút thế hệ sau muốn viết về
thể loại này.
Đến thế kỉ XXI, nhiều cây bút trẻ của Trung Quốc đã mạnh dạn “dấn thân”
vào sáng tác truyện võ hiệp, tiếp nối sự nghiệp của các vị tiền bối. Trong đó nổi bật

với tên tuổi của Bộ Phi Yên, Phượng Ca, Thương Nguyệt, Tiểu Đoạn và Tiêu Đỉnh.
Trong đó, tiểu thuyết Tru Tiên của Tiêu Đỉnh ngay từ khi mới ra mắt trên mạng
năm 2003 đã gây ra một “cơn sốt” dữ dội trong thế hệ người đọc trẻ và được xem là
“hiện tượng” trong lĩnh vực tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc. Tru Tiên được xếp vào
“Tam đại kì thư Internet”, rồi sau lại được xuất bản thành sách và liên tục nằm
trong Top những cuốn sách bán chạy nhất tại Trung Quốc.


Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường thiên về “nghe,
nhìn” và ưa chuộng những loại hình có tính chất nhanh, ngắn, gọn… Thế mà người
ta vẫn dành thời gian lên mạng tìm đọc, rồi lại hồi hộp và mong chờ đến ngày tác
phẩm này được in thành sách, sau đó tiếp tục dò theo từng chữ trong cuốn tiểu
thuyết trường thiên Tru Tiên để rồi ngấu nghiến đọc nó. Thế kỉ XXI, thời đại của
thế hệ trẻ “tuổi teen” với phong cách hiện đại “Tây hóa”, thế mà vẫn có rất nhiều
“teen” tìm đọc tác phẩm tiên hiệp nói về thời xa xưa này. Điều gì đã làm nên sức
hút và đem lại sự nổi tiếng cho Tru Tiên đến vậy?
Như ta đã biết, tiểu thuyết võ hiệp là những truyện viết về số phận, sự nghiệp,
lý tưởng… của những người anh hùng võ hiệp, hay còn gọi là hiệp khách. Hiệp
khách là những người có thân phận và nhân cách độc lập, thậm chí là đối lập, có thể
vượt lên trên lễ giáo và pháp luật thế tục. Tuy là những người tự do, tiêu dao tự tại
nhưng hiệp khách lại là những người cô độc nhất. Họ lưu lãng khắp chân trời góc
bể, bốn biển là nhà, đơn thương độc mã tung hoành thiên hạ, dùng võ công và tài trí
của mình để cứu khốn phò nguy, giúp đỡ người nghèo, người yếu đuối trong thiên
hạ. Họ thường hành động và lo nghĩ cho lợi ích của số đông chứ chẳng màng đến
lợi ích của cá nhân. Tuy hi sinh cả bản thân vì người khác, nhưng không ít anh
hùng nghĩa hiệp lại có kết thúc thật bi đát. Cuộc đời của họ vì vậy là một bản hùng
ca bi tráng. Do đó mà tiểu thuyết võ hiệp thường mang màu sắc bi lương thê thiết
và ở hiệp khách đều tiềm tàng ý nghĩa thẩm mỹ bi tráng như vậy. Các đại gia tiểu
thuyết võ hiệp như Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh đã cảm nhận và biểu hiện
điều này rất sâu sắc. Đến với Tru Tiên, ta sẽ thấy Tiêu Đỉnh xây dựng lên những

hình tượng nhân vật cũng mang đậm chất bi tráng này. Vì vậy, với sự gợi ý của
người hướng dẫn cùng với sự tâm đắc của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài:
“Cảm hứng bi tráng trong tiểu thuyết Tru Tiên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Trong luận văn này, tôi không nhằm mục đích so sánh tiểu thuyết võ hiệp của
Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh… với tiểu thuyết Tru Tiên của Tiêu Đỉnh ai
hơn ai, bởi vì so với những “cây đại thụ” ấy thì tuổi đời của Tiêu Đỉnh còn quá trẻ
và tham gia sáng tác chưa nhiều. Thế nhưng có một điều không thể không công


nhận, đó là sức hút của tác phẩm này đối với độc giả trẻ, trong đó có không ít
những độc giả lớn tuổi hiện nay. Vì vậy, với đề tài: “Cảm hứng bi tráng trong tiểu
thuyết Tru Tiên”, tôi muốn phân tích cái hay về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật
của tác phẩm đã góp phần làm nên sức hút cho thể loại tiểu thuyết võ hiệp tưởng
chừng đã “hết đất dụng võ” này.
Nghiên cứu đề tài này sẽ là cơ hội để người viết hiểu sâu thêm, biết rộng hơn
về tiểu thuyết võ hiệp và có được một cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sáng tác
thể loại này vào thời “hậu Kim Dung” [4, tr.516] (chữ dùng của Ngô Tú Minh, Trần
Khiết). Qua đề tài này, tôi mong muốn làm một chiếc cầu nối giúp bạn đọc trẻ ngày
nay hiểu sâu thêm thể loại tiểu thuyết viết về câu chuyện của những người anh
hùng, võ hiệp trong thời xưa kết hợp với những yếu tố của thời kì đương đại, một
thể loại tiếp nối theo loại tiểu thuyết võ hiệp thời Kim Dung trước đây.

2. Lịch sử vấn đề
Bắt đầu ra mắt độc giả trên mạng Internet từ năm 2003, Tru Tiên lập tức “gây
sốt” trong cộng đồng cư dân mạng. Cùng với Phiêu Diểu Chi Lữ và Tiểu Binh
Truyền Kỳ, Tru Tiên được xem là “Tam đại kì thư Internet”. Đến năm 2004, Tru
Tiên mới được in thành sách ở Trung Quốc và phải đến ngày 12 tháng 3 năm 2007
mới được xuất bản ở Việt Nam. Là một tác phẩm mới, rất mới nên hầu như tiểu
thuyết này chưa được nghiên cứu. Có chăng chỉ là một số bài viết ngắn lẫn ý kiến

của những người hâm mộ Tru Tiên và một số lời nhận xét của dịch giả cuốn sách là
Đào Bạch Liên cùng với báo chí giới thiệu tác phẩm này như: Báo Người Lao
Động, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Việt Nam Net, Văn Hóa Online, Báo Lao
Động, Báo Thanh Niên...
Dịch giả Đào Bạch Liên – người dịch Tru Tiên sang tiếng Việt đã nhận xét:
“Thể loại kiếm hiệp luôn chỉ dành cho một bộ phận độc giả, nhưng “Tru Tiên” đã
vượt ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp ấy, chinh phục gần như mọi độc giả đã… lỡ trông
thấy nó. Có thể nguyên nhân chính là nó thấm chất “người” hơn chất “võ”, chú
trọng cuộc sống thật hơn cuộc sống giang hồ đơn nhất, khiến ai đọc cũng soi ra
con người mình trong đó” [111].


Hồng Mai trong bài “Tinh thần võ hiệp thời đại và cảm nghiệm đời sống
thực” đã viết về sự thành công của tiểu thuyết Tru Tiên từ lúc nó mới ra đời cho
đến khi kết thúc. Tác giả này cũng đưa ra một vài nhận xét về kết cục của Tru Tiên
và kết luận: “Đối với văn học tân võ hiệp, “Tru tiên” của Tiêu Đỉnh chiếm một vị
trí đặc biệt. Nó nối dài tinh thần mạnh mẽ và sôi nổi của dòng tiểu thuyết võ hiệp
được khai sáng bởi các đại tác gia Bất Tiếu Sinh, Hoàn Châu Lâu Chủ, đồng thời
lại hé ra một hướng đi mới cho tiểu thuyết kiếm hiệp hiện đại, đó là khai nguồn mở
lạch cho thế giới thần tiên mộng ảo tìm đường hòa vào với dòng chảy võ hiệp giang
hồ” [99].
Quang Minh trong bài viết “Phấp phỏng cùng tiểu thuyết kiếm hiệp mới”
trên Việt Báo đã bước đầu chỉ ra một số cái hay của tác phẩm, trong đó có một vài
ý kiến về sự xuất hiện của “quái thú” trong Tru Tiên và đưa ra nhận xét: “Sức cuốn
hút của “Tru Tiên” nằm ở chỗ trí tưởng tượng phong phú, mãnh liệt của nhà văn
đã phác vẽ lên một thế giới vô cùng sống động” [97].
Hoàng Tùng trong bài viết “Thăng trầm văn học võ hiệp Việt” trên báo Văn
Nghệ trẻ đã đưa ra một cái nhìn khái quát lẫn cụ thể về tình hình viết truyện võ hiệp
tại Việt Nam. Trước đây thì độc giả Việt Nam rất yêu thích những tác phẩm của
Kim Dung và một số tác giả chịu ảnh hưởng từ nhà văn này nhưng cho đến những

năm gần đây lại xôn xao với “cơn sốt” Tru Tiên của nhà văn Tiêu Đỉnh. Ảnh hưởng
của Tru Tiên đã kích thích cho việc nhiều cuộc thi sáng tác truyện võ hiệp Việt
được tổ chức trên các mạng chuyên về văn học võ hiệp.
Tác giả Xuân Thân trong bài viết “Văn học mạng – những bước đầu chập
chững” đã cho thấy tình hình văn học mạng hiện nay. Thông qua mạng Internet,
tác phẩm của nhiều nhà văn hay của những người mới tập tành viết được đến với
nhiều độc giả hơn, và do đó nhiều tác phẩm trở nên thành công hơn cả sự mong đợi.
Tác phẩm được sáng tác trên mạng, đến với độc giả qua mạng nhưng chính độc giả
cũng lại đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần sáng tác tác phẩm. Trong đó,
Tru Tiên của Tiêu Đỉnh là một hiện tượng tiêu biểu, có thể xem đây là tác phẩm
tiên phong cho hiện tượng sáng tác qua mạng của Trung Quốc vào Việt Nam.


Hồng Hạc với những cảm xúc dạt dào trong bài viết “Chuyện tình trong
tiểu thuyết võ hiệp kì ảo Tru Tiên” đăng trên báo Thanh Niên đã giới thiệu và phân
tích về những tình cảm ban đầu lúc Trương Tiểu Phàm còn là một chàng thiếu niên
ngây ngô và chất phác: Tru Tiên “bàng bạc chất kì ảo võ hiệp và mênh mang màu
hoa nhớ muôn đời: màu của trái tim yêu” [95].
Lời của nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin: “Tru Tiên là tác phẩm đỉnh cao
của thể loại tiểu thuyết kì ảo Trung Quốc, cấu tứ kì diệu, khí thế mạnh mẽ, mị lực
tuyệt đối”[19].
Tuy nhiên, những dẫn chứng trên đây cũng chỉ mới là những ghi chép tản
mạn chứ chưa phải là những bài nghiên cứu hoàn chỉnh và đầy đủ. Đây là một khó
khăn đối với đề tài nhưng cũng đã mở ra những gợi ý rất lớn và hết sức quý báu đối
với người viết. Vì vậy, người viết sẽ phải cố gắng hết mình. Với tất cả lòng ngưỡng
mộ đối với tác phẩm, cùng với những gợi ý ít ỏi mà rất cần thiết từ phía báo chí và
bạn đọc Tru Tiên, người viết hi vọng sẽ hoàn thành tốt đề tài mà mình đã chọn.

3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết võ hiệp đã có sức sống lâu bền trong lòng người đọc và có những

ảnh hưởng nhất định đến đời sống, văn hóa… nhất là về điện ảnh, truyền hình… Có
rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình lẫn những độc giả yêu thích đã nghiên cứu
rất kĩ về thể loại này. Tuy nhiên, do Tru Tiên là một tiểu thuyết mới phổ biến gần
đây và quy mô của nó quá lớn, chứa đựng nhiều vấn đề, nhiều giá trị… Vì vậy, để
khám phá ra hết những “bí ẩn” và giá trị, cũng như những cái hay của tác phẩm,
cần phải có sự đóng góp của nhiều người và cần nhiều thời gian. Trong quy mô của
một luận văn, người viết chỉ đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu các nhân vật và sự
việc, cũng như một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm để làm sáng tỏ cho đề tài
đã chọn.
Để người đọc theo dõi được thuận lợi và giúp bài viết có được sự thống nhất,
người viết đã dựa vào tác phẩm Tru Tiên (bảy tập), trong đó sáu tập đầu do Đào
Bạch Liên dịch, Trần Hữu Nùng hiệu đính và tập cuối cùng do Trần Hữu Nùng
dịch.


Trong quá trình nghiên cứu, để cho cơ sở lập luận của mình thêm sức thuyết
phục, người viết có sử dụng thêm những tài liệu thu thập được từ sách, báo,
Internet, công trình nghiên cứu khoa học,… và những tài liệu có liên quan phục vụ
cho đề tài như những nghiên cứu về võ hiệp và về truyện của Kim Dung, tôn giáo...

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa: từ cái nhìn tổng quát về
một loại hình văn hóa để có cơ sở nghiên cứu về một tác phẩm văn học.
- Phương pháp lịch sử: nghiên cứu những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa làm
phát sinh tiểu thuyết võ hiệp và sự vận động, biến đổi của thể loại này theo thời
gian.
- Phương pháp tổng hợp – phân tích: tổng hợp để thấy được sự khái quát của vấn
đề, sau đó phân tích để làm rõ luận điểm, luận cứ đã nêu, giúp hiểu vấn đề rõ ràng
và sâu sắc hơn.

- Phương pháp so sánh: trên cơ sở những luận điểm, luận cứ đã phân tích, người
viết sẽ đưa ra sự so sánh để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong sự kế
thừa và cách tân về thể loại tiểu thuyết tân võ hiệp của những nhà văn trẻ đương đại
của Trung Quốc so với tiểu thuyết võ hiệp của những nhà văn thời trước.

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang), nội dung của luận văn (135
trang) được trình bày thành ba chương chính:
Chương 1 – Nguyên nhân ra đời dòng tiểu thuyết võ hiệp ở Trung Quốc
và tác phẩm Tru Tiên (36 trang): đề cập đến các vấn đề: ảnh hưởng của những học
thuyết tư tưởng Trung Quốc đến tiểu thuyết võ hiệp, từ Sử kí của Tư Mã Thiên đến
tiểu thuyết võ hiệp thời Kim Dung, sự ra đời của tiểu thuyết Tru Tiên và tác phẩm
Tru Tiên. Trong phần tác phẩm Tru Tiên sẽ nói đến tác giả Tiêu Đỉnh và tóm tắt tác
phẩm.


Chương 2 – Cảm hứng bi tráng trong Tru Tiên, những thể hiện về nội
dung (71 trang): là một trong hai chương trọng tâm (chương 2 và 3), tập trung phân
tích những thể hiện về nội dung của cảm hứng bi tráng trong tác phẩm. Chương này
sẽ chia ra 4 mục chính: bi kịch của định mệnh và sự thù hận, vượt lên giới hạn của
bản thân và thử thách của hoàn cảnh, trong hoàn cảnh éo le nhận ra tình đời, tình
người, sự chiêm nghiệm những triết lí.
Chương 3 – Cảm hứng bi tráng trong Tru Tiên, những thể hiện về nghệ
thuật (27 trang): đi vào tìm hiểu ba đặc điểm nghệ thuật thể hiện cảm hứng bi tráng:
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả các cuộc đấu.


Chương 1: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI DÒNG TIỂU THUYẾT
VÕ HIỆP Ở TRUNG QUỐC VÀ TÁC PHẨM TRU TIÊN
1.1. Ảnh hưởng của các học thuyết tư tưởng Trung Quốc đến tiểu

thuyết võ hiệp
Trong nền văn học thế giới, Trung Quốc được xem là một trong những cái nôi
của nền văn học nhân loại. Văn học Trung Quốc ra đời từ rất sớm và ngay từ đầu đã
đạt được những thành tựu rực rỡ. Văn học phát triển với nhiều loại hình đa dạng và
nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi của nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Trong đó,
tiểu thuyết Trung Quốc tuy ra đời muộn hơn thi ca nhưng càng về sau càng đạt
được nhiều thành tựu lớn.
Tiểu thuyết võ hiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những triết lí của Mặc gia.
Mặc gia là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do các đệ tử của Mặc Tử
phát triển. Nó phát triển cùng thời với Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia và là một trong
bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Dưới thời nhà
Tần, Pháp gia được lấy làm tư tưởng chính thức và các trường phái khác đều bị đàn
áp. Từ nhà Hán trở về sau, các triều đại đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo.
Mặc gia với tư cách là một trường phái riêng dần dần suy tàn.
Trong các học phái của Chư tử thời Tiên Tần, Mặc gia với tổ chức chặt chẽ
và vững chắc của mình đã chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng truyền thống
ở Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng đến sáng tác tiểu thuyết võ hiệp. Tổ chức
của những người theo Mặc gia về cơ bản có thể coi là môn phái sớm nhất. Quy củ,
phép tắc của Mặc gia đưa ra rất nghiêm khắc và những môn đồ của Mặc gia, ngay
cả người đứng đầu cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc: “Đây có thể được coi
là bước khởi đầu của quy củ võ lâm trong thế giới giang hồ, độc lập với vương
triều” [36, tr.290]. Những người theo Mặc gia rất coi trọng nghĩa khí, sẵn sàng
“giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” hay “giữa đường thấy sự bất bình thì
rút đao ra giúp đỡ” (lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ), sẵn sàng vì chính nghĩa mà
không kể đến vấn đề sống chết, được – mất, chịu phần thiệt thòi về mình để cứu
giúp người khác, cũng không cần kể đến công lao hay sự đền ơn đáp nghĩa. Họ
cũng là những người đi khắp nơi, dùng lý lẽ để thuyết phục, dùng uy phong để áp
đảo, tuyên truyền cho chủ trương “phi công” (chống chiến tranh) và “kiêm ái” (yêu



thương tất cả). Mặc gia đề cao chữ “nghĩa”, chủ trương không giết hại người vô cớ,
yêu thương tất cả, không làm điều bất nghĩa nhưng cũng chủ trương có thể dùng
bạo lực để trừ bạo, bảo vệ chính nghĩa. Những chủ trương này trở thành kim chỉ
nam cho suy nghĩ và hành động của những người theo Mặc gia. Vì vậy, người ta
cũng thường gọi “những người theo Mặc gia là ‘Mặc hiệp’ và cho họ là những hiệp
khách đầu tiên” [36, tr.292].
Mặc gia cũng đề ra những tiêu chuẩn cho kẻ hiền sĩ như: dùng sức mạnh để
giúp người, đem của cải để chia cho người, đem đạo dạy cho người. Ba tiêu chuẩn
này về sau trở thành những tiêu chí dùng để đánh giá nhân cách của hiệp khách.
Ngoài Mặc gia, văn hóa Trung Quốc còn bị chi phối bởi ba hệ tư tưởng chính
là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Trong đó, Nho và Đạo là hai tôn giáo có nguồn
gốc bản địa, còn Phật giáo lại được du nhập từ Ấn Độ. Qua quá trình lịch sử lâu dài,
ba hệ tư tưởng Nho, Đạo, Phật đã cấu thành quan hệ tam giác và phát triển cùng với
nhau. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa, xã hội… mà ba hệ tư tưởng này
còn có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc, đặc biệt ảnh hưởng đối với tiểu
thuyết võ hiệp là khá toàn diện và sâu sắc. Những ảnh hưởng đó thể hiện trên nhiều
bình diện từ ý thức hệ tư tưởng đến cảm hứng sáng tác, từ kiểu thức tư duy, triết lý,
cách nhìn nhận con người và xã hội đến tổ chức kết cấu tác phẩm, quá trình xây
dựng hình tượng nhân vật...
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền vào Trung Quốc từ những
năm đầu Công nguyên, được lưu truyền và phát triển cho đến nay đã thúc đẩy sự
phát triển của triết học, luân lí học, văn học, nghệ thuật… của nước này. Tuy nhiên,
với đặc điểm của mỗi nước mỗi khác, Phật giáo muốn tồn tại ở Trung Quốc – vốn
là một đất nước đã có hai hệ tư tưởng truyền thống là Nho và Đạo phát triển lớn
mạnh – thì nó phải thích ứng với tâm lí, tư tưởng, tình cảm, tập quán và yêu cầu của
nhân dân Trung Quốc. Phật giáo khi đặt chân lên đất nước này đã kết hợp với
truyền thống, hay nói khác đi là được “Trung Quốc hóa”, từ đó mà có những sự bổ
sung cho văn hóa truyền thống và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn
hóa này. Vì vậy mà “Phật giáo Trung Quốc đến từ Ấn Độ, mang nét đặc biệt về Ấn



Độ, nhưng bộc lộ khí chất của Trung Quốc. Phật giáo hai nước Trung Quốc, Ấn
Độ, khác nhau về mặt hình thức và nội dung” [8, tr.328].
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Trung Quốc rất rộng rãi, hầu như trong tất cả các
mặt, trong đó có văn học. Việc lưu truyền trực tiếp điển tích của Phật giáo đã tạo
thuận lợi cho việc phá vỡ sự trói buộc trong đề tài truyền thống của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc hầu hết đều chịu ảnh hưởng về nội dung tư tưởng
và tình tiết câu chuyện của Phật giáo như Sưu thần kí (Can Bảo), U Minh lục (Lưu
Nghĩa Khánh), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Phong thần diễn nghĩa (Hứa Trọng
Lâm), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)…
Tiểu thuyết võ hiệp tuy ra đời vào thời cận đại vẫn tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng từ
tư tưởng của Phật giáo.
Phật giáo cho rằng: “Mượn tứ đại (đất, nước, lửa, gió) làm thân thể, tâm vốn
vô mà sinh ra có, cảnh giới trước mặt như không, tâm cũng không, họa phúc như
ảo mộng, có rồi lại không”, hay quan niệm: “Ba cõi đều hư ảo, chỉ có tâm là duy
nhất, sinh tử, Niết Bàn đều không ra ngoài tâm” [36, tr.307]. Hiệp khách là người
sống bằng đao kiếm, hiến mình cho võ đạo, vậy nên họ sẵn sàng “tử vì đạo”, hi sinh
thân mình để bảo vệ “đạo”. “Ngoài những cảnh ngộ mà tạo hóa đã an bài ra còn
hàm chứa một thứ lí tưởng tinh thần, mà thứ tinh thần này phải trải qua rất nhiều
khổ nạn mới thực chứng được sự hư vô của nó” [36, tr.308]. Đời người sinh sinh tử
tử, trong sinh có tử, trong tử có sinh, công danh, tiền tài, địa vị,… chỉ như khói
mây, có đấy nhưng cũng sẽ mất đi, tất cả chỉ là hư vô. Vậy hà tất phải tranh giành
nhau làm gì, chi bằng sống phiêu diêu tự tại và tự do giữa cuộc đời. Hiệp khách là
những con người như vậy.
Phật giáo cũng nói: “Chúng sinh sống chết lưu truyền có quan hệ nhân quả
(…). Bất cứ một sinh mệnh có hình thức, trước khi chưa có được sự giải thoát đều
phải theo luật nhân quả” [8, tr.112]. Cái “quả” ở đời này là do cái “nhân” ở đời
trước. Luật nhân quả của Phật giáo đã ảnh hưởng đến sự phát triển tình tiết và số
phận các nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp. Biểu hiện của quan niệm nhân quả này
là ân cừu triền miên của hiệp khách. Ân cừu ấy có thể do hiệp khách tự gây ra,

nhưng cũng có thể do đời trước (cha, mẹ, ngoại, nội...) đem đến, thế là hiệp khách


phải dành thời gian, công sức… cả một đời để thực hiện cho được việc báo ân báo
oán ấy, không sao tránh được. Rồi đến đời sau, đời sau nữa, ân oán lại chất chồng
ân oán, “oan oan tương báo, bao giờ tiêu tan”. Những mối ân cừu triền miên ấy đã
tạo nên kịch tính cho tình tiết của tiểu thuyết võ hiệp và càng làm tăng thêm mỹ bi
kịch cho số phận nhân vật. Tuy nhiên, Phật giáo cũng bảo rằng: “Làm thiện thì
được thiện báo, làm ác thì có ác báo, chẳng phải là không báo mà là chưa đến
lúc”. Quan niệm này khuyên người ta nên làm việc thiện, như vậy mới có được kết
quả tốt lành. Điều này cũng được thể hiện ở kết cục số phận của các nhân vật trong
tiểu thuyết võ hiệp.
Phật giáo là một tôn giáo lớn nên có rất nhiều tín đồ. Những tín đồ của Phật
giáo như ni cô, hòa thượng,… thường xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp với võ
công cao cường và nhân cách cao thượng, trở thành những nhân vật chỉ đường cho
những nhân vật khác ra khỏi bến mê, phán xét thị phi, hóa giải ân cừu.
Quan niệm nhà Phật coi cái chết là nơi trở về, an tĩnh tự nhiên, không còn oán
hận lo âu. Hiệp khách chịu ảnh hưởng của quan niệm này nên không hề sợ chết,
nhất là những tăng ni thì đều bình tĩnh trước cái chết. Tình nghĩa bạn bè, chính
nghĩa ở đời, hiệp nghĩa giang hồ, tình yêu… đối với người hiệp khách còn quý hơn
cả sinh mệnh. Hiệp khách không sợ chết mà chỉ sợ chết một cách vô nghĩa, không
có giá trị gì vì họ hi vọng lấy cái chết để khẳng định giá trị sinh mệnh, “hổ chết để
da, người chết để tiếng”. Sự bình tĩnh, ung dung trước cái chết là một trong những
đặc trưng tính cách của hiệp khách.
Đạo giáo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa. Thời điểm Đạo giáo chính thức
xuất hiện dưới danh nghĩa là một tôn giáo là vào khoảng cuối Đông Hán – Ngụy
Tấn. Đạo giáo bắt nguồn từ thuật phù thủy và phương thuật thần tiên lưu hành trong
thời cổ đại ở Trung Quốc. Do tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng đế - Lão Tử) hay tư
tưởng Đạo gia, vu thuật và khát vọng “trường sinh bất tử” đã dẫn đến hình thành
tôn giáo này.

Đạo giáo hình thành qua một quá trình lâu dài, tiếp nhận nhiều trào lưu
thượng cổ khác, đặc biệt là những tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu. Thuộc về
những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng,


chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. Ngoài ra, những truyền thống tu luyện
thân tâm như điều hòa hơi thở, Thái cực quyền, khí công, Thiền định, thiết tưởng
linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt
trường sinh bất tử.
Đạo giáo tiếp thu tư tưởng “thiên đạo tự nhiên” và “nhân đạo vô vi” của Đạo
gia, kết hợp với các phương pháp dưỡng khí, dưỡng tâm của Trung Quốc cổ đại, từ
đó đề xuất một hệ thống lí luận về “dưỡng sinh” nhằm thỏa mãn dục vọng “trường
sinh bất tử” của con người trong thế giới hiện thực. Như vậy, Đạo giáo chủ trương
coi trọng cuộc sống trần thế, tin rằng nhờ tu luyện mà có thể “trường sinh bất tử”,
hưởng niềm vui sống ngay trên thế gian này. Do đó dân gian thường gọi Đạo giáo
là đạo “tu tiên”. Đích tối cao mà các tín đồ khổ công tu luyện để đạt tới là đắc đạo
thành tiên, thoát li cuộc sống phàm tục, vượt ra ngoài không gian và thời gian, có
thể cưỡi mây lướt gió, thần thông biến hóa, trường sinh bất tử, tiêu dao nơi tiên
cảnh.
Các giáo phái của Đạo giáo đều giống nhau ở tín ngưỡng cơ bản và mục
đích tu luyện, nhưng cách thực hành thì khác nhau. Có phái thì thực hành tiêu trai
(tức là thể thức cúng tế), hành khí, đạo dẫn, tồn thần, thủ nhất… (gọi chung là
luyện hình); có phái thì chế biến đan dược (bằng các thứ chu sa, diên, hống, các
dược thảo...) làm thuốc trường sinh ăn vào để thành tiên (ngoại đan); phái này vận
dụng nội công hấp khí đại tiểu chu thiên (nội đan); phái khác dùng phù lục, bùa
chú, cầu đảo, pháp thuật… (gọi chung là phù lục). Những người theo Đạo giáo
được gọi là các đạo sĩ.
Với hoàn cảnh xã hội tao loạn, điêu linh trong cơn binh lửa, nhân dân đã quá
ngao ngán trước thế cuộc nhiễu nhương và băn khoăn, đau xót về thân phận phù du
của kiếp người, Đạo giáo ra đời như một điểm tựa tâm linh cho quần chúng.

Đạo giáo đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: con người có rất nhiều những
hoài bão, ước mơ, lí tưởng cao đẹp nhưng khó lòng đạt tới; đời người sinh sinh tử
tử, có biết bao khổ nạn, bao khốn cảnh con người không thể nào tránh khỏi trong
thế giới hiện thực (hay thế giới vật chất), vậy thì tại sao không thực hiện những
điều ấy trong thế giới tinh thần? Ta không thể có tự do về vật chất, vậy thì hãy tìm


đến tự do về tinh thần. Trong thế giới tinh thần ấy, con người có thể tha hồ thực
hiện những mộng tưởng của mình. Trên ý nghĩa đó, tiểu thuyết võ hiệp đã “đem lại
cho chúng ta một thế giới tinh thần có thể kí thác tâm tình” và “đạt được một thứ
tự do tinh thần và hoàn chỉnh cá tính” [36, tr.301-302]. Tiểu thuyết võ hiệp đã xây
dựng nên một cảnh giới nhân sinh tự do siêu thoát, phóng túng khoáng đạt của các
hiệp khách.
Đạo gia nói: “Bậc Chân nhân không trái với ai dù là thiểu số, không cầu
công, không cầu danh, người như vậy, mất không tiếc, được không mừng” (Cổ chi
Chân nhân bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mộ sĩ. Nhược nhiên giả, quá nhi bất
hối, đương chi bất tại đắc dã); họ “không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không
hăm hở, lúc vào không do dự, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. Không quên
lúc bắt đầu, không cần lúc sau chót” [12, tr.38-39]. Vì vậy, người hiệp khách trong
tiểu thuyết võ hiệp thường là những người coi thường công danh, coi rẻ sự phàm
tục, không ham cao sang quyền quý, thậm chí được làm ăn mày (như những người
trong Cái Bang) cũng là một vinh dự. Họ thích sống tự do thoải mái, tôn trọng cá
tính và sở thích của chính mình, “thà đùa nghịch thoải mái trong ngòi nước đục
chứ không để quốc gia trói buộc” [36, tr.302]. Hiệp khách tiêu dao tự tại, sống với
gió núi mây ngàn, nhưng khi thấy chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay cứu giúp,
không hề nghĩ đến thiệt thòi cho bản thân. Họ quan niệm “tề sinh tử” (sống chết
như nhau) nên đối với họ “cái chết nhẹ tựa lông hồng”.
Lão Tử có viết: “Vận động của đạo là trở về” (phản giả, đạo chi động) [36,
tr.302]. Khác với tiểu thuyết cổ điển có sự phân biệt tuyệt đối, rạch ròi giữa chính
và tà, trong tiểu thuyết võ hiệp, nhất là trong tiểu thuyết Kim Dung, không hề có

tiêu chuẩn tuyệt đối này. Vạn vật đều biến hóa vô cùng, sự việc lúc này là vậy
nhưng lúc kia lại khác đi, không còn là nó ban đầu nữa. Vì vậy, trong chính có tà,
trong tà có chính, chính tà lẫn lộn, lúc này là tà thì có thể sau này lại là chính, lúc
đầu là chính chưa chắc sau này không thể là tà. Kẻ xấu hay người tốt chỉ là do cách
nhìn của ta mà thôi, do đó không nên chấp nhất ở hình thức bên ngoài.
Trong thế giới hiện thực, con người không thể thực hiện được những điều
mình muốn vì khả năng của con người là có hạn. Chính vì ước muốn là vô hạn mà


khả năng lại có hạn nên con người từ lúc mới sinh ra đã đau khổ và bế tắc. Đạo gia
đã cho thấy khả năng của con người có thể đạt tới được cảnh giới cao siêu hơn qua
việc tu luyện: “Lên cao không sợ, xuống nước không ướt, vào lửa không cháy”,
“ngủ không mộng mị, thức không lo âu… Hơi thở của Chân nhân thì thấm đến gót
chân” [12, tr.39], “thoát tục ngao du đây đó, sống cùng núi rừng trời đất trăng sao,
người đó coi như Thần Tiên” [12, tr.44], “Kẻ chí nhân, lặn dưới nước không ngạt,
nhảy vào lửa không nóng, đi trên vạn vật mà không run” [36, tr.304]. Tiếp thu ảnh
hưởng này của Đạo gia, tiểu thuyết võ hiệp đã để cho trí tưởng tượng của con người
thỏa sức tung bay và tìm thấy niềm an ủi lớn trong việc tạo ra một thế giới với
những con người có võ công thâm hậu, có thể đi mây về gió, thoắt ẩn thoắt hiện,
sức một người có thể địch nổi vạn người… Đạo gia phân ra nhiều giáo phái với các
cách tu luyện khác nhau nên trong tiểu thuyết võ hiệp cũng phân ra nhiều giáo phái
(như phái Võ Đang, phái Tiêu Dao, phái Toàn Chân…) và ảnh hưởng của Đạo gia
trong tiểu thuyết võ hiệp chủ yếu biểu hiện ở cảnh giới võ công.
Đạo gia chủ trương: “Đạo thông là một, nó phân chia ra mà thành, khi đã
thành cũng là khi hủy diệt. Phàm sự thành và hủy của vạn vật lại trở về thống nhất
làm một” [36, tr.304]. Đối với võ công, nắm vững “đạo” là điều chủ yếu, chiêu
thức là ở thứ yếu. Đã thông một thì sẽ thông một trăm. Trong tiểu thuyết võ hiệp,
hầu như ai đã luyện tập võ công thì đều muốn đạt tới cảnh giới tối cao, nhưng ít
người làm được điều ấy. Đơn giản vì họ quan tâm nhiều đến chiêu thức mà bỏ mất
cái “đạo” kia nên không ít kẻ bị “tẩu hỏa nhập ma”, còn những hiệp khách chân

chính một khi đã nắm vững “đạo” thì lại tiến triển một cách dễ dàng và đạt đến
cảnh giới chỉ trong một thời gian ngắn, có khi chỉ trong tích tắc mà thôi.
Đạo gia cũng nêu ra những cách thức tu luyện để đạt được cảnh giới siêu
phàm và gọi đó là tu luyện Đạo giáo thần tiên như: luyện nội đan và ngoại đan.
Luyện nội đan là luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, luyện thần trở về hư vô
(tức trở về Đạo), hành khí, bát đạo cẩm, Thái cực quyền, khí công, dưỡng sinh…
Bởi vậy, hiệp khách trong tiểu thuyết võ hiệp muốn có võ công cao cường phải
thường xuyên rèn luyện thân thể, học tập võ công… để đạt đến cảnh giới võ công
cao siêu để hành tẩu giang hồ. Trong luyện nội đan, Đạo giáo cũng cho rằng:


“Người ta ăn lương thực tích trong bụng thành phân, bẩn thỉu, tắc nghẽn, cho nên
không thể diên niên trường thọ. Không ăn lương thực nhưng phải phục thực bằng
nước trái cây, nước dược vật gọi là uống nước tương, làm được như thế thì đạo
dẫn, khinh thân, thân thể nhẹ nhàng, cơ thể bay bổng, đi nhanh như bay” [12,
tr.48]. Quan niệm này của Đạo giáo đã được các tiểu thuyết gia võ hiệp phát huy,
các hiệp khách trong tiểu thuyết được kể thường không ăn uống gì mà chỉ “nuốt
khí, tịch cốc” (tịch cốc không phải là không không ăn gì, mà chỉ là không ăn lương
thực) [12, tr.48] trong thời gian dài mà vẫn sống ung dung tự tại và hoạt động như
bình thường.
Bên cạnh luyện nội đan là luyện ngoại đan, tức luyện tiên đan (thuốc tiên)
uống vào có thể trừ được bách bệnh, giúp lành bệnh ngay và cao hơn nữa là uống
vào có thể thành tiên, trường sinh bất tử. Chuyện luyện ngoại đan này thì trong lịch
sử Trung Quốc đã quá phổ biến. Ngô Thừa Ân đã kể chuyện Tôn Ngộ Không trong
Tây du kí ăn đào tiên, uống tiên đan do Thái Thượng Lão Quân luyện đã trở nên bất
tử cùng trời đất. Đến tiểu thuyết võ hiệp, chỉ cần uống đan dược là có thể lành bệnh
ngay, hay có thể chống lại tà khí, hắc khí hay các loại kịch độc… uống đan dược
cũng làm tăng công lực, giúp võ công tiến triển nhanh chóng và làm tăng tuổi thọ.
Vì vậy, các phe phái võ lâm bên cạnh việc truy tìm bí kíp võ công thì cũng ra sức
tìm kiếm các phương thức luyện đan, luyện độc để tăng thêm uy thế của mình trên

giang hồ.
Mỗi người sinh ra là một tiểu vũ trụ, mỗi tiểu vũ trụ gắn liền với đại vũ trụ
(trăng sao, trời đất). Các nhà thần học Đạo giáo dựa vào thuyết lí này mà đặt ra
thuật xem tướng, đoán số. Thuật này cho rằng: “Tính khí được biểu hiện ra cốt
tướng, nhìn tướng mạo ở mỗi con người mà đoán ra tính nết, tính cách của người
ấy” [12, tr.121], thậm chí còn đoán được sức khỏe, vận mệnh, danh vị, tài lộc, tình
duyên… Trong tiểu thuyết võ hiệp, các hiệp khách chân chính hầu hết đều được tác
giả dành nhiều ưu ái hơn khi miêu tả họ đẹp đẽ và oai phong một cách “thoát tục”,
còn những kẻ xấu xa, độc ác, tiểu nhân thì thường có hình dạng xấu xí, khác thường
(tuy nhiên cũng có ngoại lệ do chủ ý xây dựng nhân vật của tác giả).


Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo xuất hiện vào khoảng
thế kỉ VI trước Công nguyên, dưới thời Xuân Thu do Khổng Tử sáng lập (nên còn
được gọi là Khổng giáo) để xây dựng một xã hội thịnh trị. Đến thời Chiến Quốc,
Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển. Đây là một học
phái xuất hiện sớm nhất và có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc. Hơn hai nghìn
năm qua, tư tưởng Nho giáo không chỉ ảnh hưởng về chính trị, văn hóa… mà còn
thể hiện trong hành vi và phương thức tư duy của mỗi người Trung Quốc. Thậm chí
có người còn xem tư tưởng Nho giáo là tư tưởng tôn giáo của đất nước này. Trong
lịch sử Trung Quốc, có những thời kì Nho gia đã trở thành nền học thuật quan
phương, vươn lên chiếm địa vị độc tôn trong các học phái của Chư tử. Vì vậy, Nho
gia đã có ảnh hưởng ít nhiều đến võ hiệp.
Nho gia muốn xây dựng một “xã hội đại đồng” lí tưởng – một xã hội ổn định
có trật tự trên dưới - ngay trong thời kì loạn lạc. Vì vậy, Nho gia đặc biệt coi trọng
“Nhân trị” chứ không phải “Pháp trị”. Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ
yếu để đạt đến lí tưởng “xã hội đại đồng”. Nền giáo dục Nho gia chủ yếu hướng
vào việc rèn luyện đạo đức con người, bao gồm các chuẩn mực: nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín, trung, hiếu… Do đó, “họ chú trọng ở việc thông qua “nhân” và “lễ”, nhấn
mạnh sự điều tiết hợp lí giữa tình cảm và lí trí để đạt được sự ổn định cân bằng

giữa tồn tại xã hội và thân tâm cá thể, thực hiện sự cứu đời và hoàn thiện tự ngã
ngay trong cuộc sống này”[36, tr.296]. Tư tưởng này có liên hệ với đạo nghĩa của
hiệp khách. Hiệp khách sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì việc nghĩa, chẳng
nề sinh tử, “biết không làm được mà vẫn cứ làm” [36, tr.298], một lời đã nói ra, đã
hứa thì sống chết cũng phải thực hiện cho bằng được, “nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan
truy” (một lời nói ra thì bốn ngựa khó đuổi), đó mới là người “tín nghĩa”. “Giàu
sang không làm sa đọa, nghèo hèn không thể làm đổi thay, uy vũ không khuất phục,
như thế gọi là đại trượng phu” [36, tr.297]. Vì vậy, người hiệp khách rong ruổi
chốn giang hồ, ngoài rèn luyện võ công cao cường còn phải tu thân, dưỡng đức, tức
phải có nghị lực phi thường và phẩm chất cao quý. Để có được điều ấy, không phải
tự nhiên trời sinh ra đã có. Theo Nho gia: “trước hết phải làm cho tâm chí của nó
khổ sở, gân cốt mệt mỏi, đói khát yếu đuối, khiến con người ta có lòng kiên trì nhẫn


nại để làm những việc khó làm”. Tư tưởng này đã lí giải cho ta lí do tại sao trong
tiểu thuyết võ hiệp, tác giả lại xây dựng rất nhiều tình huống oái ăm, éo le, khổ cực,
cùng cực, nan giải… để hiệp khách phải trải qua sự sống chết, tai nạn, xung đột, tội
nghiệt, ân cừu… rồi mới ngộ được ý vị của cuộc đời để đạt tới thành quả và hạnh
phúc lớn lao như vậy.
Tư tưởng Nho gia đặc biệt coi trọng “nhân” và “nghĩa”. Trong đó, chữ
“nhân” là nguyên lí đạo đức cơ bản, trung tâm của các chuẩn mực trong tư tưởng
Nho gia. Chịu ảnh hưởng này nên “Trong thế giới võ hiệp, trách nhiệm và tình cảm
của nam nhi là ‘nhân nghĩa làm đầu’. Nhân là quan tâm đối với những nỗi đau
khổ, oan khuất của đại chúng, nghĩa là gắng tận lực làm những việc nên làm, suy
rộng ra là ‘vì nước vì dân là việc lớn của trang hiệp khách’” [36, tr.226]. “Nghĩa”
trở thành nguyên tắc tối cao và là trụ cột tinh thần của hiệp khách. Là người của
một nước thì phải tuân theo luật pháp, thế nhưng cái luật pháp ấy không là gì đối
với hiệp khách. Hiệp khách có thế giới riêng của họ và hành xử theo “đạo nghĩa
giang hồ”. Họ “đơn thương độc mã” ngao du thiên hạ, trời đất là nhà, nhưng khi
gặp người hợp ý thì kết nghĩa làm huynh đệ, thầy trò… tình như cốt nhục, sẵn sàng

đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau không nề hà nguy hiểm. Chỉ vì một chữ “nghĩa”
mà sẵn sàng “nhảy vào dầu sôi lửa bỏng”, mất mạng cũng không từ. Khi hành hiệp,
hiệp khách không phân biệt đó là việc lớn hay nhỏ, cao cả hay tầm thường, chỉ cần
đó là việc nghĩa nên làm thì họ sẵn sàng dũng cảm hành động. Trong khi đó, hiệp
khách thể hiện chữ “nhân” ở tấm lòng tận hiếu, kính trọng đối với người thầy (sư
phụ) của mình và các bậc tiền bối: “một ngày là thầy, suốt đời là cha”. Lời của sư
phụ đối với họ còn quan trọng hơn cả thánh chỉ của hoàng đế. Nó được xem là môn
quy (tức luật của môn phái) và bắt buộc các đệ tử phải tuân theo. Thế giới giang hồ
nghiêm cấm mọi hành vi “khi sư diệt tổ”, chỉ có sư phụ mới được quyền đối xử tệ
bạc, nhẫn tâm hoặc trục xuất đệ tử khỏi sư môn, thậm chí có quyền giết đệ tử của
mình, nhưng là đệ tử thì không bao giờ được chống lại mệnh lệnh của sư phụ, ngay
cả lệnh buộc phải chết cũng phải làm theo.
Nho gia nói rằng: “Người quân tử cảm thấy xấu hổ khi lời nói hay hơn việc
làm”, do đó những hiệp khách trong tiểu thuyết thường dùng hành động để thể hiện


suy nghĩ của mình hơn là dùng lời lẽ suông để thuyết phục. Đây cũng là một trong
những tiêu chí được đưa ra để đánh giá một người nào đó là quân tử, đại trượng phu
hay là “ngụy quân tử”, “ngụy đạo học” [36, tr.299]. Nho gia cũng nhắc rằng: “Điều
mình không muốn chớ gây cho người” (kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân), “suy từ mình
đến người” (suy kỉ cập nhân) hay “đem lòng sánh với lòng” (tương tâm tỉ tâm) [36,
tr.300]. Đây là cơ sở để an thân lập mệnh của các hiệp khách. Xuất phát từ những
nhu cầu, nguyện vọng, mục đích của mình mà nghĩ đến nhu cầu, nguyện vọng, mục
đích của người khác, dùng tấm lòng để cảm thông và đối đãi với mọi người.
Trong sự sáng tạo tính cách của các nhân vật hiệp khách, nhìn tổng thể đều
thể hiện những nhân tố văn hóa luân lí của Nho gia. Những triết lí của Nho gia như
“trung hiếu tiết nghĩa”, “tôn sư trọng đạo”, cầu nhân, trọng nghĩa, “trung quân
báo quốc”… được thể hiện hầu khắp trong tiểu thuyết võ hiệp. Ở hiệp khách nổi bật
lên những đặc trưng văn hóa ưu tú của dân tộc Trung Quốc. Hiệp khách đứng về
phía chính nghĩa và luôn có trách nhiệm “Người thiên hạ lo việc thiên hạ”. Lúc xã

tắc lâm nguy thì ra tay trừ xâm lược, lúc người nghèo khổ, yếu đuối gặp nạn thì ra
tay giúp đỡ. Về phương diện nào đó của nhân cách, hiệp khách “trở thành những
điển hình của nhân cách đạo đức truyền thống” [36, tr.204].
Trong tiểu thuyết võ hiệp, ta thường thấy các hiệp khách hầu như không phải
lo cái ăn cái mặc và hầu như lúc nào cũng có sẵn tiền. Vậy tiền ấy ở đâu ra hay từ
trời rơi xuống? Theo quan niệm của tiểu thuyết gia, đã là anh hùng nghĩa hiệp thì
chỉ lo ngao du thiên hạ, thế thiên hành đạo, dẹp bất bình. Là hiệp khách thì phải lo
việc lớn, chứ ba cái việc như lo cơm áo gạo tiền thì quá cỏn con nên người hiệp
khách không cần lo đến. Hiệp khách là những bậc anh phong hiệp cốt nên nếu nói
đến tiền bạc thì sẽ trở nên phàm tục. Đây là một đặc điểm mang dấu ấn của Nho
gia. Khổng Tử từng nói: “Quân tử lo đạo, không lo ăn”[36,tr.257], quan niệm
không coi trọng vấn đề kinh tế, tiền của chỉ là vật ngoài thân. Đạo đức kinh tế của
Nho gia đề xướng tinh thần “Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm” (không có tài sản
phong phú nhưng có cái tâm giàu chính nghĩa cảm) [36, tr.258]. Người đời chạy
theo danh lợi hão huyền mà chà đạp lên đạo lí, chỉ vì lợi ích cá nhân mà làm tổn
hại biết bao nhiêu người. Nho gia coi thường và phê phán những hạng người đó.


Chỉ có hiệp khách chân chính mới không bị chữ “lợi” làm lung lạc ý chí và thay đổi
khí tiết. Hiệp khách không theo đuổi lợi ích vật chất mà coi trọng chữ “nghĩa” hơn
chữ “lợi”, không vì lợi ích riêng mà làm tổn hại đến người khác, có thể sẵn sàng hi
sinh lợi ích cá nhân để làm việc nghĩa. Đó mới là tinh thần hiệp nghĩa của hiệp
khách.
Nguyễn Công Trứ từng nói:
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
(Chí làm trai)
Hiệp khách trong tiểu thuyết võ hiệp học võ công, dù đạt đến cảnh giới nào
cũng đều “dấn thân” vào thế giới giang hồ, tuy biết rằng thế giới ấy đầy ánh đao,
bóng kiếm rất nguy hiểm nhưng họ không hề sợ hãi mà sẵn sàng “dấn thân” vào

con đường “lành ít, dữ nhiều” ấy. Trong rất nhiều tiểu thuyết võ hiệp, ta thường
thấy một người sau khi học võ công đạt tới một thành tựu nào đó thì đều “hạ sơn”
(xuống núi) để giúp đời, học tiếp ở “trường đời”, trải đời… bước vào con đường
hành hiệp của mình. Điều này thể hiện tư tưởng nhập thế tích cực của Nho gia.
Thân là nam tử, “biết không thể làm mà vẫn cứ làm”, chứ có sức mà không có lòng,
không lo việc đời mà cứ khoanh tay nằm khểnh thì đó không phải là hành vi của
người hiệp sĩ. Kim Dung cũng nói rõ quan điểm này của mình trong Thần điêu hiệp
lữ (hay Thần điêu đại hiệp): “Muôn vàn cay đắng ngọt bùi còn hơn xa không có cay
đắng ngọt bùi gì cả. Tôi chỉ có thể phát si, phát điên, nhưng không thể sống những
ngày bình yên phẳng lặng” (lời Dương Quá) [36, tr.229]. Tuy nhiên, trong tiểu
thuyết võ hiệp cũng có những vị hiệp khách, sau một thời gian trải qua nhiều khổ
nạn, “hỉ, nộ, ái, ố” trong cuộc đời, họ lại nhận ra rằng khó mà thay đổi được hiện
thực, trong khi hiện thực lại làm cho tâm hồn họ bị tổn thương. Bởi vậy, không ít
những hiệp khách lúc đầu rất hăng hái tích cực nhập thế giúp đời nhưng sau cùng
lại chọn đường xuất thế, “rửa tay gác kiếm”, quy ẩn giang hồ. Điều này đặc biệt thể
hiện ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tiểu thuyết võ hiệp.
Như trên đã phân tích, tiểu thuyết võ hiệp chịu ảnh hưởng từ bốn tư tưởng lớn
là Mặc gia, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo của văn hóa truyền thống Trung Quốc.


×