Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

sự chuyển biến của xã hội việt nam qua những trang ký trên báo văn nghệ từ năm 1986 đến năm 1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xuân Hương

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
QUA NHỮNG TRANG KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Xuân Hương

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
QUA NHỮNG TRANG KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Cao Thị Xuân Mỹ



Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng mà tôi trân trọng tri
ân.
Tác giả luận văn xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Cao Thị Xuân Mỹ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh và các trường Đại học khác; phòng sau Đại học đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên tôi trong thời
gian qua.

Người viết luận văn

Phạm Thị Xuân Hương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 6
1.1 Thể loại ký................................................................................................... 6
1.1.1. Quan niệm về thể loại ......................................................................... 6
1.1.2 Chức năng của ký .............................................................................. 11
1.2. Ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990 ................................ 13
1.2.1. Tiền đề ra đời ................................................................................... 13
1.2.2. Diện mạo của ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990 .................. 14
Chương 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 1990 ............................................................................................. 16
2.1 Vấn đề xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ................................... 16
2.2 Vấn đề chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước ..22
2.3 Vấn đề văn hóa ......................................................................................... 29
2.3.1. Đề cao giá trị tinh thần ..................................................................... 30
2.3.2. Phê phán các biểu hiện phi văn hóa .................................................. 31


Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC PHẢN ÁNH
QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990 .......... 38
3.1 Đi đầu trong công cuộc đổi mới ................................................................ 38
3.1.1 Sự năng nổ, sáng tạo .......................................................................... 38
3.1.2 Sự dấn thân ........................................................................................ 42
3.2 Cản trở quá trình đổi mới .......................................................................... 46
3.2.1. Sự thoái hóa, suy đồi trong nhân cách ............................................. 46
3.2.2 Lối sống trụy lạc ............................................................................... 49
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 56
DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM

1986 ĐẾN NĂM 1990 .................................................................................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) được ghi nhận như
Đại hội lịch sử, đánh dấu sự chuyển hướng đường lối lãnh đạo của Đảng, mở
ra một thời kỳ mới cho đất nước. Trong tiến trình đổi mới, việc xóa bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa có thể coi là cuộc cách mạng trong tư duy cũng như trong tổ
chức thực tiễn. Xem con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, nên
mọi chủ trương, đường lối chính sách đều lấy con người làm trung tâm. Tiếp
sau Đại hội VI, sự ra đời Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã góp phần “cởi
trói” cho giới văn nghệ sĩ. Cách thức tư duy khác trước giúp họ thẳng thắn
nhìn nhận các sai lầm, đánh giá đúng sự thật và phản ánh khách quan hiện
thực vào văn học. Từ đây, văn học đã xuất hiện nhiều tác phẩm đáng chú ý ở
mọi thể loại: từ văn xuôi đến văn vần, truyện ngắn, tiểu thuyết, ký...
Nhiều năm qua, báo Văn Nghệ được vinh dự xem là nơi đại diện cho
tiếng nói của giới nghiên cứu, lý luận phê bình văn học trong nước. Đây cũng
là nơi ươm mầm, phát hiện và tạo điều kiện để những tài năng nghệ thuật
được tỏa sáng, tô điểm bộ mặt đời sống văn hóa văn nghệ nước nhà. Sau năm
1986, báo Văn Nghệ đã có những chuyển biến mạnh mẽ phục vụ sự nghiệp
đổi mới. Ký trên báo Văn Nghệ đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Mỗi
tác phẩm như một mảng màu điểm tô cho bức tranh xã hội thêm sống động,.
Điều đó đã cuốn hút chúng tôi thực hiện đề tài: “Sự chuyển biến của xã hội
Việt Nam qua những trang ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm
1990” để có cái nhìn toàn cảnh về đời sống xã hội nước nhà những năm đầu
đổi mới, qua đó xác định được giá trị của thể ký trong việc phản ánh hiện thực

xã hội.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu sâu về đời
sống xã hội nước ta qua các tác phẩm ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến
năm 1990. Chỉ có một số bài viết, một số công trình nghiên cứu chung về thể
ký hay về đời sống kinh tế xã hội nước nhà từ năm 1986 đến năm 1990. Có
thể điểm qua một số công trình, bài viết sau:
Về thể ký:
1. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (2002 ), Văn học và văn hóa vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM
3. Nhiều tác giả (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể
loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Thị Hạng (2007), Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM, TPHCM.
5 . Đức Dũng (1994), “Thử phân biệt ký văn học và ký báo chí”, Tạp chí
Văn học (6), tr.21 – 24.
6 . Phan Cự Đệ (1989), “Cần định hướng cho công cuộc đổi mới tư duy
trong văn học”, Tạp chí văn học, tr. 39 – 42.
7. Hà Minh Đức (1980), “Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng
chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Quân đội , tr. 215.
8 . Bùi Hiển (1961), “Mấy ý nghĩ nhân cuộc thi bút ký, phóng sự”, Tạp
chí Văn học, (154), tr. 3 - 4.
9. L. Kassile (1933), “Những suy nghĩ về thể ký báo”, Văn Nghệ, tr.6.



3

10 . Nhất Linh (1988), Câu chuyện về một ông “vua lốp”: 12 bút ký
được giải do tuần báo Văn Nghệ (86 -87) và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức,
Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp.
11. Võ Hồng Ngọc (1988), “Thể ký và những tín hiệu của một chân trời
văn học mới”, Văn Nghệ, (19), tr. 2.
12. Vũ Đức Phúc (1966), “Bàn về các thể ký trong văn học từ Cách
mạng Tháng Tám đến nay”, Tạp chí văn học, (8), tr. 36 – 45.
Các công trình trên cho thấy nền lý luận phê bình và nghiên cứu văn học
nước ta bước đầu có những thành tựu đáng mừng nhưng cũng bộc lộ nhiều
nhược điểm. Do vậy, chúng ta cần đổi mới tư duy trong văn học trước yêu cầu
của cuộc sống, xác định nội dung và bước đi trên các chặng đường tiếp theo.
Ký là thể loại văn học mang tính thời sự, đòi hỏi các nhà văn phải làm chủ
ngòi bút, tránh sự dàn trải ...
Về đời sống kinh tế xã hội:
1. Minh Dung (2006), “Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
qua 20 năm đổi mới”, Tư tưởng văn học, (5), tr.52 – 55.
2. Hà Đăng (2007), Cái mới trong đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
3. Trần Hậu (1997), Quá trình hình thành và phát triển đến quan điểm lý
luận của Đảng ta về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Trần Ngọc Khuê (1997), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Lực, Trần Hoàng Kim, Nguyễn Sinh Cúc, Lê Thụ, Lê Ngọc
Lâm, Lê Mạnh Hùng, (1990), Thực trạng Kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn
1986 – 1990, Nxb Tạp chí Thống kê, Hà Nội.



4

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Cả nước cùng vượt
qua khủng hoảng, dần ổn định và phát triển. Các công trình nghiên cứu trên
đã phản ánh những bước đi và hơi thở cuộc sống buổi đầu đổi mới trên các
mặt kinh tế xã hội cùng những biến đổi trong đời sống tâm lý của nhân dân.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện sự đổi thay của xã hội
Việt Nam những năm đầu đổi mới, được phản ánh qua ký. Từ đó, thấy được
tầm quan trọng của ký đối với nền văn học nước nhà cũng như đối với sự
nghiệp phát triển đất nước.
4. Đối tượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những chuyển biến của xã hội Việt Nam qua
các tác phẩm ký trên báo Văn Nghệ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ những tác phẩm ký văn học được đăng
trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990, bao gồm những bài ký thuộc
các thể loại như: bút ký, ký sự, hồi ký, nhật ký... Đồng thời, chúng tôi chỉ giới
hạn nghiên cứu sự chuyển biến của đời sống xã hội qua những tác phẩm ký
chứ không đi sâu vào tìm hiểu giá trị nghệ thuật cụ thể trong các tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào đặc điểm của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, phân loại, tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp thống kê – phân loại



5

Phương pháp thống kê – phân loại được dùng để nghiên cứu những dữ
liệu cụ thể, tăng chiều sâu cho luận điểm được đề cập.
5.3. Phương pháp hệ thống
Từ những nội dung cụ thể, chúng tôi sẽ khái quát hóa thành những vấn
đề để thấy được giá trị và ý nghĩa của nó trong mối tương quan với các luận
điểm khác.
5.4. Phương pháp loại hình
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng của thể loại ký.
5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp này nhằm xác định những vấn đề xã hội trong tác phẩm
văn học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ có ý nghĩa như một nét chấm phá cho việc nghiên cứu vai
trò của thể ký trong nền văn học nước nhà, phục vụ công cuộc đổi mới đất
nước.
7. Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU: 5 trang
PHẦN NỘI DUNG: 47 trang
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
Ở chương 1, chúng tôi đi vào tìm hiểu thể loại ký và ký trên báo Văn Nghệ từ
năm 1986 đến năm 1990. Những nội dung này hết sức quan trọng, tạo tiền đề
cho việc nghiên cứu sự chuyển biến trong đời sống xã hội qua các tác phẩm
ký trên báo Văn Nghệ ở chương 2.
Chương 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯỢC
PHẢN ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM
1986 ĐẾN NĂM 1990



6

Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị
trường dưới sự quản lý của Nhà nước đã tạo nên bước chuyển biến trong đời
sống xã hội những năm đầu đổi mới. Đây chính là nền tảng để nghiên cứu sự
chuyển biến ở mỗi con người trước thay đổi của thời cuộc trong chương 3.
Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA CON NGƯỜI ĐƯỢC PHẢN
ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 1990
Trong chương 3, phản ánh sự xuất hiện của các nhân tố tích cực góp phần
thúc đẩy công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, những con người trì trệ, thoái hóa,
biến chất làm cản trở quá trình đổi mới. Qua những trang ký đậm tính chiến
đấu, báo Văn Nghệ thời gian này đã khẳng định được vị thế của mình ở tầm
cao mới, thậm chí sau này vẫn chưa đạt đến đỉnh cao ấy.
PHẦN KẾT LUẬN : trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC: trang
DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 1990


7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thể loại ký
1.1.1.Quan niệm về thể loại
1.1.1.1.Khái niệm

Đã có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về ký. Trong sách Lý luận văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986 do Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc
Trà biên soạn, Phương Lựu đưa ra nhận định không chỉ là định nghĩa mà còn
là đặc trưng cho thể ký: “loại văn xuôi tự sự trần thuật người thật việc thật với
những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò
người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt
truyện”. Đặc sắc của ký là thuật lại, kể lại những điều có thực trong đó; tác
giả có thể trực tiếp chứng kiến hoặc nghe người khác kể lại. Đề tài không bị
gò bó, thời gian - không gian không bị giới hạn nên người cầm bút hầu như đã
nắm được phần chủ động.
Trên Tạp chí Văn học số 8/1961, tác giả Sơn Tùng cho rằng: ký là một
hình thức của thể loại kể truyện, phản ánh những hiện tượng của hiện thực
khách quan, đời sống xã hội, biểu hiện con người với những tư tưởng, tình
cảm, hành động và quan hệ nhiều mặt của nó với những người khác, trong
một giai đoạn lịch sử nhất định [65, 71]. Nhưng kể ở đây không đơn thuần
điểm qua những sự kiện chính mà có sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật lẫn
cảm xúc người viết.
Còn Đức Dũng lại định nghĩa: “ký được coi là một loại thể khu biệt với
những loại thể khác bởi phương thức tiếp cận hiện thực riêng và có thể tạo ra
một kênh giao tiếp riêng giữa tác giả và công chúng” [ 12, 21 ].
Trong số các định nghĩa ấy, có thể thấy, định nghĩa của Lại Nguyên Ân
và Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi khái quát hơn cả: “ký là tên


8

gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài
văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại...); chủ yếu là văn xuôi
tự sự, gồm các thể loại như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký...”
[2, 176]. Nói cách khác, “ký là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa

báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi
ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút...” [28, 137]
1.1.1.2. Đặc trưng của thể loại ký
Ký là một loại hình văn xuôi tự sự
Ký là thể loại văn học phản ánh hiện thực khách quan của đời sống, biểu
hiện những tư tưởng tình cảm của con người. Ngoài ra, ký còn mang màu sắc
tự sự, được tác giả kể lại, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng và bộc lộ tâm
tình của mình. Đây cũng là đặc trưng đầu tiên, dễ nhận diện nhất ở thể ký.
Ký viết về người thật việc thật
Ở bài Ký và giảng dạy ký, GS Hà Minh Đức cho rằng: “đặc điểm mấu
chốt xác định ranh giới giữa các thể ký văn học và các thể loại khác ở chỗ viết
về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả”. Cần lưu ý
người thật việc thật ở đây là những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại
đi kèm diễn biến nội tâm của các nhân vật. Ký đã miêu tả lại bức tranh xã hội
qua những sự kiện và con người có thật, gồm kẻ xấu lẫn người tốt. Những
nhân vật lịch sử như chị Quyên, anh Trỗi, chị Út Tịch, anh Bế Văn Đàn… đã
tạo nguồn cảm hứng đưa các tác phẩm: Sống như anh của Trần Đình Vân, Họ
sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Chúng tôi ở Cồn Cỏ của Hồ Phương…
nảy vần và sống mãi với thời gian. Có tận mắt chứng kiến tội ác của chiến
tranh, các nhà văn mới thuật lại chân thực những nỗi đau không nói nổi thành
lời. Trong Từ tuyến đầu Tổ quốc, tội ác của kẻ thù thật dã man: “Ở Điện Bàn,
chị Th. có mang bảy tháng, bị chúng bắt tra tấn suốt mấy ngày, cuối cùng bị


9

một cú đá giày vào bụng, đứa con chưa đủ tháng bị phọt ra ngoài. Chị cầm cái
thai vừa rú lên vừa chạy ra đường. Một loạt tiểu liên bắn theo”. Một cảnh
tượng quá đau lòng!
Việc hư cấu trong ký

Tuy nhiên, viết ký không có nghĩa chỉ ghi chép các sự kiện, con người
mà nhà văn cần tưởng tượng… nghĩa là cũng cần hư cấu. Hư cấu trong ký là
chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng, sự kiện một cách có nghệ thuật. Qua các chi
tiết điển hình, tác giả có thể hư cấu thêm, miễn không quá sai lệch với sự thật,
tôn lên những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Ở đây, nội tâm nhân vật cũng
được hư cấu. Người viết sẽ đoán được tính cách các nhân vật, tưởng tượng ra
diễn biến tâm lý của họ trong từng hoàn cảnh khác nhau. Thêm vào đó, những
nhân vật phụ, cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật cũng
được hư cấu vì không mấy ảnh hưởng đến nội dung chính tác phẩm. Tuy thế,
việc hư cấu cũng phải nằm trong chừng mực nào đó, gắn với đặc điểm của thể
ký. Hư cấu ở đây là sự tô đậm, làm rõ những chi tiết còn mờ nhạt, bớt đi
những sự kiện rườm rà. Lưu ý rằng dù hư cấu đến đâu chăng nữa vẫn phải tôn
trọng các yếu tố sau: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, thời gian, địa điểm, những
quan hệ xã hội cơ bản, các diễn biến chính của sự việc…. Cần hết sức cân
nhắc, khéo léo trong khi thêm thắt các chi tiết cho phù hợp với tính cách, hoàn
cảnh nhân vật.
Câu chuyện ông Cu- sơ- min của Pô- lê- vôi chải đầu trong khi trên đầu
anh chẳng có sợi tóc nào đã gặp phải sự phản ứng từ phía người đọc, tác giả
và chính nhân vật có thật. Cuộc sống của chúng ta muôn hình muôn vẻ như
thế, lý thú như thế, biết bao sự việc xảy ra, thực ra cũng không cần thiết phải
hư cấu, thêm thắt, tô vẽ gì nữa [59, 38 -39].
1.1.2. Chức năng của ký


10

1.1.2.1 Phản ánh hiện thực cuộc sống
Văn học là sự phản ánh hiện thực, nhiệm vụ chủ yếu của văn học là phản
ánh hiện thực khách quan vào cuộc sống. Mệnh đề này đã trở nên rất phổ biến
trong việc nghiên cứu, phê bình văn học. Trên bình diện lý luận nghệ thuật,

văn học trước hết không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là sự nghiền ngẫm về
hiện thực, thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống. “Nhờ đó tác phẩm
nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu
vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái, như hình thức tồn tại và
phát triển độc đáo của đời sống tinh thần nhân loại” - Lê Ngọc Trà (1988),
“Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực”, Văn Nghệ, (20), tr.7.
Như trên đã nêu, đặc trưng của ký là miêu tả người thật việc thật. Do vậy,
chức năng đầu tiên được xem là chức năng cơ bản nhất của ký không ngoài
việc phản ánh hiện thực cuộc sống. Những vấn đề nóng bỏng, thế giới tinh
thần, số phận, cuộc đời của nhân vật trên các trang ký tạo nên bức tranh muôn
màu muôn vẻ của xã hội. Để phản ánh hiện thực cho chân thực, người viết ký
cần mạnh dạn nói thật về cái xấu, cái ác để độc giả nhận diện, lên án và chống
lại nó.
1.1.2.2 Thẩm mỹ
Nhà phê bình Bielinxki đã nói: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của
nghệ thuật. Thiếu cái đẹp thì không có, không thể có nghệ thuật. Đó là một
định lý”. Trong tác phẩm ký, cái đẹp được tôn lên qua những hình ảnh rất đỗi
dung dị, đời thường. Ký cũng như các loại hình văn học nghệ thuật khác, luôn
mang trong mình giá trị thẩm mỹ tinh tế. Những áng văn có khi óng ả mượt
mà, có khi mộc mạc vẫn chứa sức lôi cuốn bởi lối dẫn dắt khéo léo, lập luận
chặt chẽ. Nhờ có tính thẩm mỹ, hình tượng tác phẩm, nhân vật mới thu hút
người đọc. Dù phản ánh hiện thực nhưng ngòi bút phải luôn đẹp, hướng đến
giá trị chân, thiện, mỹ, thấm đẫm tinh thần nhân văn.


11

Ngoài chức năng phản ánh hiện thực, ký còn lôi cuốn độc giả qua việc
vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, thoáng chút hư cấu. Và phải chăng, sự
hư cấu trong khuôn khổ nào đó đã đưa cái đẹp nâng lên nhiều lần, khiến bao

trái tim không khỏi thổn thức, xót xa!
1.1.2.3 Bồi dưỡng đạo đức
Ngoài chức năng thẩm mỹ, ký còn chắp cánh cho những tâm hồn đẹp
thêm tin yêu cuộc sống. Ký giúp ta nhận ra đâu là đúng, đâu là sai, đâu là cao
cả, thấp hèn. Ký khiến ta biết vui, biết buồn, biết yêu biết ghét, biết khinh bỉ
cái xấu, cái tầm thường. Bao chân lý, kinh nghiệm, thông điệp từ các hình
tượng văn học khơi gợi trong ta nhiều xúc cảm. Bên cạnh các gương mặt điển
hình, xã hội còn tồn tại không ít kẻ xấu. Ký giúp người đọc học được cái tốt,
tránh xa cái xấu. Và phải chăng, ký cũng mang trong mình chức năng giáo
dục, cảm hóa những tâm hồn lạc lối, mở rộng lòng hướng đến tương lai tươi
đẹp hơn.
1.2. Ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990
1.2.1. Tiền đề ra đời
Những năm kháng chiến, đề tài chiến tranh trở thành nội dung chủ đạo
trong các sáng tác văn học. Bao chàng trai, cô gái đã hy sinh tuổi xuân cho
cách mạng. Hậu phương và tiền tuyến, tất cả đều tin tưởng vào ngày thống
nhất. Sau ngày giải phóng, mục tiêu chung của cả dân tộc nhằm xây dựng
cuộc sống công bằng, dân chủ, ấm no và hạnh phúc. Khi tràn ngập niềm vui
chiến thắng cũng là lúc cả nước đối mặt với muôn vàn khó khăn như thiệt hại
về sức người, sức của…. Mọi người phải cùng nhau vực dậy, vượt qua mất
mát tinh thần không thể bù đắp được để tiếp tục sống, làm việc… Hơn nữa,
trong bối cảnh chung của thế giới, sự khủng hoảng của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta.


12

Ký trên báo Văn Nghệ thời gian này cũng gặp nhiều trở ngại. Lối tư duy
cũ gò bó khiến các nhà văn chưa thỏa sức hết với đam mê của mình. Tuy
nhiên, từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị ra

đời, mọi mặt đời sống xã hội chịu sự tác động mạnh mẽ, trong đó có văn học.
Vẫn giữ những tinh hoa văn hóa truyền thống nhưng văn học đã có sự tìm tòi,
đổi mới quan điểm thẩm mỹ lẫn cách thức thể hiện. Nếu như trước kia, hoàn
cảnh chiến tranh không có lợi cho cách mạng nên các nhà văn bị đóng khung
trong các đề tài thì từ năm 1986 trở đi, họ đã nắm được phần chủ động hoàn
toàn. Họ chủ trương nói thẳng, nói thật, vạch trần những biểu hiện tiêu cực
trong đời sống xã hội, đấu tranh cho sự công bằng xã hội, chống những trù
úm bất công, chống bệnh quan liêu bao cấp với mọi biến tướng của nó... Gần
như không còn “vùng cấm kỵ” nào không được đề cập đến trong tâm lý tình
cảm, trong các mối quan hệ xã hội giữa người với người. Nhiều tác phẩm sắc
sảo đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc, xây dựng
nhân vật mới xã hội chủ nghĩa, làm cho tác phẩm trực tiếp góp phần giải đáp
những vấn đề nóng hổi của cuộc sống... (báo Văn Nghệ số 1/1986, tr.1)
Các thực trạng trên đã tạo tiền đề để những trang ký được nảy vần, dõi
theo từng hơi thở cuộc sống trên mảnh đất thân yêu. Từ cột mốc này, Văn
Nghệ đã trở thành tờ báo uy tín trong giới nghiên cứu, lý luận phê bình văn
học. Ký trên báo Văn Nghệ gặt hái được nhiều thành công vang dội, ghi dấu
qua những tác phẩm vượt thời gian.
1.2.2. Diện mạo của ký trên báo Văn Nghệ từ năm 1986 đến năm 1990
1.2.2.1. Từ năm 1986 đến năm 1987
Ngay từ đầu năm 1986, Đài Tiếng nói Việt Nam và tuần báo Văn Nghệ
tổ chức cuộc thi bút ký trên báo Văn Nghệ. 87 tác phẩm ký trên báo Văn
Nghệ thời gian này hầu hết đều hưởng ứng cuộc thi trên. Như lời ban biên tập
báo Văn Nghệ số 1/1986: “Đây là cuộc thi mang nhiều ý nghĩa thiết thực, góp


13

phần động viên nhân dân ta vượt qua những khó khăn trước mắt tiến lên thời
kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Cuộc thi không giới hạn

đối tượng, độ tuổi, nghề nghiệp…, quy tụ các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và
nhiều cây bút không chuyên trong cả nước. Chính những yêu cầu đó nên có
đến 375 tác giả tham gia với 621 tác phẩm. Cuộc thi đã tạo nguồn bài viết
phong phú: 50 bài viết được đăng trên báo Văn Nghệ, 145 bài phát trên các
chương trình phát thanh văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các tác phẩm dự thi thuộc thể loại ký (bút ký, ký sự, phóng sự…). Độ
dài tác phẩm dự thi không quá 5000 từ. Nội dung các tác phẩm rất đa dạng,
viết về mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở khắp mọi miền đất nước cũng như tại
các quốc gia lân cận, “nhằm phản ánh hoạt động của con người mới, cuộc
sống mới trên mọi miền đất nước, biểu dương những mặt tốt, tích cực, phê
phán những hiện tượng tiêu cực trái với đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt là cổ vũ cho những xu thế mới, cách suy nghĩ, cách làm
mới do các nghị quyết của Đảng đang mở ra trong mọi mặt đời sống. Vấn đề
trung tâm nhằm phản ánh hoạt động con người Việt Nam mới Xã hội chủ
nghĩa, giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình tiến lên xây dựng, bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, và
làm nhiệm vụ quốc tế”.
Nói như Hoàng Ngọc Anh - thành viên Ban tổ chức Hội đồng chung
khảo: “tác phẩm dự thi có dung lượng cuộc sống phong phú, đa dạng về trình
độ nghệ thuật thể hiện, theo kịp bước đi của sự phát triển thể loại, nhất là thể
ký luôn luôn chuyển động, luôn luôn đổi mới, luôn luôn bám sát cuộc đời
thực tại”. 12 bài đoạt giải là những bài viết có giá trị như: Câu chuyện về một
ông “vua lốp”- Nhất Linh (số 19/1987); Ký ức đồng chiêm - Trần Hữu Thung
(số 22- 23/1987); Trở lại những ngàn dâu- Ngô Thị Kim Cúc (số 10/1987);
Luận chứng một tâm hồn đa cảm- Nguyễn Quang Hà (số 43/1986); Ông già ở


14

cửa ngõ Đồng Tháp Mười- Hoàng Minh Tường (số 44/1986)… Cuộc thi đã

tạo nên diện mạo khởi sắc cho báo Văn Nghệ ngay từ đầu công cuộc đổi mới.
1.2.2.2. Từ năm 1988 đến năm 1990
Trong cuộc phỏng vấn Nguyên Ngọc - nguyên Tổng biên tập báo Văn
Nghệ 1987- 1989, nhà văn cho biết: “báo Văn Nghệ đã có sự chuyển hướng
rõ rệt, quyết nhìn thẳng vào các vấn đề xã hội nóng bỏng..., báo phát hành đến
trăm năm mươi ngàn số mà vẫn thiếu. Anh Nguyễn Khắc Viện ở Sài Gòn về,
bảo anh ấy từng sống mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ anh ấy thấy cái
cảnh người ta đứng chờ ở sạp báo rồi thuê để đọc, đọc xong trả lại, có người
khác thuê ngay... Đó là cái thời có Cái đêm hôm ấy... đêm gì của Phùng Gia
Lộc, Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Lời khai
của bị can của Trần Huy Quang, người ít lâu sau viết Linh Nghiệm là những
sáng tác thật sự gây chấn động”. (Văn học, nội lực, trong và ngoài, và… vài
tra vấn với nhà văn Nguyên Ngọc – Nam Dao).
137 tác phẩm ký trong thời gian này đã lột tả một cách chân thực, mạnh
mẽ và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Ký đã tấn công vào mọi ung nhọt,
vạch trần sự tha hóa nhân cách của những kẻ vô đạo đức, chạy theo lối sống
thực dụng. Ký trên báo Văn Nghệ đã tạo đà cho cuộc đấu tranh chống tiêu
cực trong toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công cuộc đổi mới.
Thành công này là niềm vinh dự, cổ vũ động viên đội ngũ sáng tác tiếp tục tạo
nên những tác phẩm ký xuất sắc.


15

Chương 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA KÝ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990
Sau ngày cả nước thống nhất, dân tộc ta đứng trước cơ hội mới xây dựng
và phát triển đất nước. Tuy nhiên, do hậu quả chiến tranh để lại khá nặng nề,
cùng những vấp váp sai lầm trong các chính sách nên đến những năm 1984 1985, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình hình đó,

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều nội dung
cơ bản: xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước… Một thời cơ mới đang
mở ra giúp người cầm bút năng động, nhạy bén hơn. Hòa vào dòng chảy thời
cuộc, văn học nghệ thuật cũng có những bước chuyển động lớn. Cơ chế thị
trường hình thành và phát triển trên mọi mặt đời sống xã hội. Sự chuyển biến
này được phản ánh qua những trang ký trên báo Văn Nghệ đa dạng và nhiều
chiều kích.
2.1. Vấn đề xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
Nếu những năm đầu thập niên 80, ký trên báo Văn Nghệ chưa có những
tác phẩm nổi bật thì từ năm 1986 trở đi, độc giả liên tục đón nhận sự xuất hiện
của những tác phẩm ký dám đi sâu vào những vấn đề gai góc, nóng bỏng của
đời sống; dám xóa bỏ rào cản cơ chế cũ; ủng hộ cung cách làm ăn mới đạt
hiệu quả cao. Những bài ký như: Cái đêm hôm ấy… đêm gì, Lời khai của bị
can, Hành trình N.P.K; Đêm trắng…ghi dấu sâu sắc trong lòng độc giả. Nhà
văn đã dẫn người đọc đến ngôi làng nhỏ ven sông Chu, xã Phú Yên (Thọ
Xuân, Thanh Hóa) - một trong những điểm nóng của “đêm trước” (ký Cái
đêm hôm ấy… đêm gì - Phùng Gia Lộc, số 3-4-5/1988).
Những ngày tháng ấy, cuộc đấu tranh giữa các lực lượng bảo thủ và lực
lượng đổi mới lên đến mức đỉnh điểm. Không khí khủng bố uy hiếp tính


16

mạng nhiều người, trong đó có lực lượng cầm bút. Phùng Gia Lộc, một nhà
văn nghèo, đau yếu, hiền lành – trở thành đối tượng theo dõi của lãnh đạo và
những người đứng đầu tỉnh này. Lo lắng cho tính mạng của anh, các bạn viết
và bạn đọc bàn nhau tìm cách đưa anh đi lánh nạn. Dẫu chịu bao hiểm nguy
rình rập, nhà văn nông dân xã viên ấy vẫn kiên định với ngòi bút của mình.
Anh trở thành người phát ngôn cho cánh nông dân thấp cổ bé miệng. Lần đầu

tiên, một sự thật đen tối, chà đạp quyền sống và nhân phẩm con người được
phanh phui ngay chính tại quê hương tác giả. Nếu như trong truyện ngắn,
nhân vật thường không có thực, nổi bật với các xung đột tức khắc thì nhân vật
trong ký là những người thật việc thật gắn với chuyển biến nội tâm khiến
người đọc không khỏi xúc động. Bằng giọng văn khách quan trong cách miêu
tả sự việc, Phùng Gia Lộc đã tái hiện lại cuộc sống cùng cực của nhân dân ta:
“Gần một giờ sáng, công an, dân quân ập đến các nhà nợ thóc”. Họ bắt nhà
chị Lộc phải nộp ngay hơn một tạ. Trong nhà không còn gì để ăn, thằng út
Văn khóc thét lên, thằng Thức không dám cựa. Bỏ mặc mọi thứ, họ vẫn ráo
riết sục sạo soi đèn pin khắp nhà ngoài, bếp, bên chái, vườn rau. Cuối cùng,
“chiến lợi phẩm” đã nằm gọn trong tay họ khi nắp ván cỗ quan tài bị đập
bung. Vậy là số thóc con cháu lo hậu sự cho cụ không còn nữa. Cảnh thuế
thúc trống dồn, hà hiếp dân đen chẳng loại trừ ai, kể cả anh Lê Trung Quang trưởng phòng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân: “lúa vay ăn còn nợ 7 tạ, con
Lâm thằng Sơn phải đi mò hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các làng đổi
lúa”. Những cán bộ xã thoái hóa biến chất ở Cái đêm hôm ấy… đêm gì làm
người đọc không khỏi liên tưởng đến bọn cường hào trong Tắt đèn - Ngô Tất
Tố. Cũng bắt bớ, đánh đập con nợ, tịch thu hóa giá tài sản, đẩy người dân đến
bước đường cùng. Tất cả cho thấy cơ chế lỗi thời đã dẫn đến cảnh tượng đau
lòng trên. Hơn lúc nào hết, việc chấn chỉnh công tác quản lý, sản xuất nông
nghiệp ; xóa bỏ cơ chế cũ đã trở thành nhu cầu cấp bách. Cho đến ngày nay,


17

nhắc tới Phùng Gia Lộc, người ta nghĩ ngay đến Cái đêm hôm ấy… đêm gì.
Điều đó đã khẳng định giá trị và sức hút mãnh liệt mà những trang ký đã đem
lại cho độc giả.
Nếu Cái đêm hôm ấy… đêm gì cho thấy sự bất cập cực cùng của chế độ
tập trung quan liêu bao cấp ở nông thôn thì bút ký Gió mới - Quang Mến - số
28/1986 đem lại tín hiệu đáng mừng trong công tác cải cách quản lý sản xuất

nông nghiệp, chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính
sách mới. Đó là sự ra đời của hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp,
ban hành chính sách giá – lương – tiền… đã đem đến tín hiệu đáng mừng
trong cải cách quản lý sản xuất nông nghiệp. Mọi người nỗ lực ra đồng, làm
tốt, có dư được hưởng. Thời gian sau, tập đoàn trúng vụ, trả dứt nợ cũ, sắm
sửa một số dụng cụ. Công việc làm ăn được cải thiện hơn. Các hộ gia đình nô
nức xin gia nhập tập đoàn. Khoán như luồng gió mới tưới mát ruộng đồng,
làm ấm lòng người nông dân. Thắng lợi ở các hộ vượt khoán khiến người dân
phấn chấn biết nhường nào.
Nhưng đến phóng sự Suy nghĩ trên đường làng của tác giả Hồ Trung Tú
(số 1 - 2/1988), người đọc lại giật mình vì thấy nhược điểm của chỉ thị 100.
Do Nhà nước định mức khoán cao nên người nông dân không thể vượt nổi,
lâm vào cảnh nợ nần. Hơn nữa, tốc độ huy động lương thực tăng nhanh trong
khi lợi ích không được đảm bảo khiến người nông dân không an tâm đầu tư.
Tuy hô hào nông dân cố gắng vượt khoán nhưng Nhà nước lại tính công điểm
ăn chia theo lối cào bằng. Hộ vượt khoán cũng như hụt khoán đều được một
công 2 ký thóc. Làm tróc móng tay mà chắc gì đã được ăn. Vậy liệu người
dân có mất lòng tin vào chủ trương của Nhà nước hay không.
Suy nghĩ trên đường làng là hiện thực xã hội ở miền Trung Nam Bộ. Ở
miền Tây Nam Bộ - vựa lúa cả nước, điều kiện sống của người dân đã được
mô tả qua bút ký Chị Ba Thi và bát cơm người thành phố - Trần Thanh Giao,


18

số 18/1986. Năm 1978, cả thành phố thiếu gạo cung cấp cho bốn triệu rưỡi
dân. Làm sao để đảm bảo cuộc sống cho người dân trở thành vấn đề hết sức
khó khăn. Có một người phụ nữ với những suy nghĩ táo bạo đã làm thay đổi
thời cuộc bấy giờ: đó là chị Ba Thi. Sự đột phá của Ba Thi không chỉ cứu
người dân thành phố mà còn cứu nông dân cả nước khỏi cơ chế giá nghĩa vụ

lỗi thời. Đi tới đâu, chị cũng mua với giá cao hơn giá thu mua lúc đó. Cái mốc
“phá giá” này đã đẩy giá lúa khắp đồng bằng Nam Bộ lên 2,5 đồng/kg. Giá
chỉ đạo 0,52 đồng/kg bị vô hiệu hóa. Vậy mà, cho tới khi chất gạo lên xe về
thành phố thì nào ngờ: xã, huyện, địa phương không cho Chị mang gạo về.
Cán bộ cho rằng việc mua gạo giá cao là chưa có chủ trương của Nhà nước
nên buộc tội Chị “phản quốc”, “phá rối thị trường”... Họ cho bắt giam các chị
em, “đánh” tôi, “đánh” cả vào “hậu phương” và những ai giúp đỡ tôi lo gạo
cho dân thành phố. Có tâm là thế mà suýt nữa chị bị bắt xử ở tòa án lưu động.
Một số cán bộ chưa thoát khỏi cách nhìn, nếp nghĩ cũ nên vu khống chị. Chỉ
đến khi nghị quyết 09/CP của Hội đồng Chính phủ cho phép ngành lương
thực bán theo hai giá: cung cấp và bảo đảm kinh doanh, tai tiếng bán gạo lậu
của Ba Thi mới được xóa bỏ. Tuy được mở đường nhưng nhiều vấn đề phức
tạp ở các khâu lại nảy sinh: thu mua, vận chuyển, phân phối, quản lý thị
trường, xây dựng cơ chế và bộ máy mới. Mạng lưới kinh doanh mở rộng đến
từng xóm với 2700 đại lý gạo bán lẻ. Ba Thi còn có công bình ổn lại cơn sốt
gạo ở chợ Trần Chánh Chiếu, chính thức làm chủ mặt trận gạo thành phố,
mạng lưới kinh doanh... Không có người phụ nữ ấy, cuộc sống người dân
thành phố sẽ không được đảm bảo.
Nếu như trong nông nghiệp tồn tại nhiều bất cập thì trên mặt trận xuất
bản cũng diễn ra nhiều điều đau lòng. Phóng sự Báo động về loại sách bung
ra của tác giả Nguyễn Thái Vận số 33/1987 đã cho độc giả thấy rõ điều đó.
Mặt trái cơ chế thị trường đã tiếp tay cùng các loại sách kém chất lượng. Để


19

rồi, những ấn phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc
lại khá ăn khách xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Tình trạng vi phạm bản
quyền, sự xâm lấn của thị trường sách lậu gây không ít tổn thất cho các doanh
nghiệp, làm đau đầu các cơ quan chức năng. Thậm chí, vì doanh thu, lợi

nhuận, chính các cơ quan ban ngành đã nhắm mắt làm ngơ trong khâu kiểm
duyệt. Họ tự cấp phép in ấn những loại sách không phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, trái thuần phong mỹ tục. Một khi cuộc sống không được đảm bảo,
các hiện tượng tiêu cực dễ nảy sinh, giá trị đạo đức bị xem nhẹ - nhất là trong
ngành đường sắt.
Đọc Phóng sự Động mạch chính - Phạm Huy Thành (số 49/1988) và
phóng sự Tiếng hú của con tàu - Nguyễn Thị Vân Anh (số 35/1987), thật khó
hình dung những điều diễn ra lại là sự thật. Đường sắt ga Đông Nam dẫn vào
sân bay Sao Vàng lại bị phá nát, đến thanh ray dự phòng cũng không cánh mà
bay. Rõ ràng, tính mạng hành khách trên những chuyến tàu bị đe dọa nghiêm
trọng. Bọn trộm chẳng những lấy cắp vật liệu rời mà còn bòn rút từ chính con
đường sắt. Ê-cu, bu-lông, ray, tà vẹt gỗ, tà vẹt bê tông, quả gang, đất đá… đều
được chúng khai thác triệt để thu lợi riêng. Tà vẹt gỗ dùng làm củi, tà vẹt bê
tông đập ra lấy sắt, bu-lông làm kiềng, rèn dao… Sản phẩm làm ra đã có sẵn
nguồn tiêu thụ, được tập kết tại chợ buôn bán vật liệu chế tạo đường sắt vườn
hoa Thanh Hóa. Để khắc phục tình trạng này, chiến dịch thu hồi sắt vụn được
phát động. Một lần nữa, chính đường sắt biến thành nạn nhân bởi sự tấn công
của các cơ sở Đoàn. Khi thị đoàn Ninh Bình được tuyên dương lá cờ đầu là
lúc đoạn đường sắt dài 1 km dưới chân núi Cánh Diều ra đi. Sự việc chưa
dừng lại ở đó. Nối tiếp thành công của chiến dịch, hưởng ứng ngày Quốc
Khánh, tỉnh Hà Nam Ninh đã cho đào đường sắt quốc gia làm công trình chào
mừng. Không khí diễn ra hết sức khẩn trương và “nghiêm túc”. Dân quân
được trang bị vũ khí bảo vệ vòng ngoài. Bên trong, họ thuê xe cẩu lấy đi 12


20

thanh dầm đường sắt Ninh Bình. Thật trớ trêu, tài sản của Nhà nước không
những không được bảo vệ mà còn bị tàn phá. Vì chạy theo thành tích mà một
số cơ quan đã phá hoại của công. Đây chính là những biểu hiện của lối tư duy

lệch lạc. Sự tồn tại nhận thức cũ, chỗ nào khuyết thì lấy chỗ khác đắp vào đã
tiêm nhiễm bọn trẻ thói ích kỷ, vụ lợi. Đáng nói, thủ phạm không chỉ bọn côn
đồ mà chính công nhân đường sắt cũng tiếp tay làm ẩu. Tình trạng trộm cắp
ngành đường sắt đã làm giảm sút niềm tin của hành khách và toàn xã hội.
Phóng sự đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh, làm trong sạch đội ngũ
ngành. Công tác bảo vệ phải được quán triệt nghiêm ngặt hơn. Xã hội cần
chung tay đấu tranh không khoan nhượng với nạn trộm cắp và các hành vi
tiêu cực để bảo vệ tài sản vô giá của ngành giao thông vận tải và của quốc gia.
Với đội ngũ tác giả ký sắc sảo lúc bấy giờ, họ không thể bỏ qua vấn đề
đang nhức nhối những năm đầu đổi mới – vấn đề “thuyền nhân”. Do cuộc
sống bao cấp khó khăn nên nhiều người mong thoát nghèo, bỏ quê hương đất
nước, gửi mộng làm giàu nơi chân trời xa lạ. Cái được chưa thấy nhưng cái
mất đã thấy rất rõ. Cuộc sống phiêu bạt với môi trường sống mất vệ sinh gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Phóng sự Giã từ cơn ác mộng
- Nguyễn Quang Trang, số 14/1989 kể lại cuộc vượt biên của anh Trần Quang
Tặng sang Hồng Kông. Suốt 8 tháng trời ở Hồng Kông hầu như không đêm
nào anh ngủ được. Người trên thuyền thì nhiều mà thuyền chở người lại nhỏ.
Và rồi, mảnh thuyền vỡ tung, người và thuyền dần dần chìm vào trong biển
cả. Bám được mảnh gỗ và biết bơi, có chiếc thuyền đánh cá đi ngang, anh
may mắn được cứu sống. Chuyến đi ấy quả tiền mất tật mang.
Đến khi lên được trên bờ, mỗi lần chợp mắt, anh lại mơ thấy chiếc
thuyền vượt biển nổ tung. Những bàn tay trắng nhợt, thịt da rã nát, tóc của
những cô gái chết trên biển trong chuyến đi cứ ám ảnh anh. Thiên đường ở
đâu không thấy, chỉ thấy chết chóc, tủi nhục; ăn của bố thí, sống tù tội.


×