Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

skkn chuyên đề phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.33 KB, 44 trang )

Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên

Nguyễn Thị Kim Nga (nữ)

Ngày tháng năm sinh

13 - 1- 1961

Điạ chỉ

17/F5-KP1-P.Long Bình Tân- Biên Hòa- Đồng Nai

Điện thọai

0906342350

Chức vụ

Tổ trưởng chuyên môn

Đơn vị công tác
THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Họ và tên

Nguyễn Thị Kim Nga


Học vị cao nhất

Đại học sư phạm

Năm nhận bằng

1983

Chuyên ngành đào tạo

Cử nhân hóa

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Họ và tên

Nguyễn Thị Kim Nga

Lĩnh vực CM có kinh nghiệm

Giảng dạy

Số năm kinh nghiệm

30

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
* Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm
trong bộ môn hóa học
* Phân loại và phương pháp giải bài tập điện phân
* Phân loại và phương pháp giải bài tập nhận biết các chất vô cơ

* Áp dụng phương pháp bảo toàn electron để giải nhanh bài tập hóa học.
* Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm xác định kim loại.
Chuyên đề:

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM VỀ KIM LOẠI
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

1


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

Tóm tắt:
Chuyên đề đưa ra phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập
trắc nghiệm về kim loại, cùng với những dạng bài tập minh họa có hướng
dẫn cách giải nhanh và bài tập vận dụng.

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Hóa Học ở các trường THPT, tôi
nhận thấy:
1. Muốn học sinh đạt kết quả cao trong học tập ngoài việc nắm vững kiến thức cơ
bản, biết suy luận,... thì việc tổng hợp các dạng bài tập và đề ra phương pháp giải
các dạng bài tập đó trong trường hợp tổng quát là một phần không thể thiếu trong
việc củng cố kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh.
2. Trong phân phối chương trình của BGD & ĐT số tiết bài tâp lại rất ít so với nhu
cầu cần củng cố kiến thức cho học sinh. Sách giáo khoa lại không đề cập sâu đến
cách phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm.
3. Trong yêu cầu đổi mới giáo dục về việc đánh giá học sinh bằng phương pháp
trắc nghiệm khách quan, thì khả năng giải toán Hóa Học của các em còn rất nhiều

hạn chế, hầu hết các em chưa biết cách phân loại và phương pháp giải chung cho
từng dạng bài tập cụ thể.
4. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan
trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nhưng nếu
biết phân dạng và lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh trong thời gian
ngắn đã nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải.
5. Từ những bài tập cụ thể nếu rèn luyện được kỹ năng tổng quát hóa bài tập và
đưa ra được phương pháp giải chung sẽ bồi dưỡng được tính sáng tạo và chủ động
cho học sinh trong học tập và nhất là trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học và cao
đẳng.
6. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn động viên, khuyến khích các em tìm tòi và
sáng tạo để bổ sung thêm các bài tập, tìm ra các phương pháp giải nhanh nhất, vì
vậy học sinh có năng lực rất hứng thú trong học tập, còn những học sinh yếu,
trung bình, khá cũng tìm thấy ở đây những điều cần thiết cho mình.
Xuất phát từ những lí do trên, trong năm học 2012 - 2013 này, tôi đã chọn đề
tài: “Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại”.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

2


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I) Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý thuyết của đề tài:
* Để giải nhanh, đúng các bài tập Hóa Học về kim loại trước hết phải nắm vững
tính chất hóa học của kim loại, các phương pháp điều chế kim loại, tính chất của
axit, muối, bazơ, oxit kim loại, nắm vững dãy điện hóa của kim loại.

* Nếu hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với axit thì kim loại có tính khử mạnh hơn
sẽ được ưu tiên bị oxi hóa trước.
* Kim loại tan được trong nước khi tác dụng với axit sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu dung dịch axit dùng dư: Có 1 phản ứng giữa kim loại và axit.
- Nếu kim loại dùng dư: Ngoài phản ứng giữa kim loại và axit còn có phản ứng
giữa kim loại dư với nước.
* Khi hòa tan hoàn hoàn hỗn hợp kim loại trong đó có Fe bằng dung dịch
HNO3 mà thể tích axit cần dùng là nhỏ nhất thì muối sắt thu được là muối sắt II.
* Nếu các chất khí đã cho sau phản ứng của kim loại với HNO 3 chưa phải là sản
phẩm khử duy nhất thì ta phải tính xem dung dịch thu được có chứa muối NH 4NO3
hay không.
* Khi cho NaOH vào dung dịch thu được sau phản ứng của kim loại với HNO 3 mà
có khí mùi khai thoát ra chứng tỏ dung dịch chứa muối NH4NO3.
* Một số kim loại khi tác dụng với các chất khác nhau thường thể hiện các hoá trị
khác nhau (VD: Fe tác dụng với HCl, H 2SO4 loãng tạo muối sắt II, còn khi tác
dụng với Cl2; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 tạo muối sắt III), vì vậy khi làm bài tập phải
đặt kim loại có hai hoá trị khác nhau nếu cho tác dụng với hai chất khác nhau.
* Nếu bài toán cho tổng số mol electron nhường trong 2 phần là như nhau ⇒ tổng
số mol electron nhận trong 2 phần cũng như nhau.
* Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối xảy ra theo qui tắc α “Chất khử
mạnh tác dụng với chất oxi hoá mạnh sẽ sinh ra chất khử yếu hơn và chất oxi hoá
yếu hơn”.
* Trường hợp nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) tác dụng với dung
dịch muối, thì M sẽ khử ion H+ của H2O thành H2 và tạo thành dung dịch bazơ.
Sau đó xảy ra các phản ứng trao đổi giữa muối và dung dịch bazơ.
* Nếu phần rắn sau phản ứng nhiệt nhôm khi tác dụng với dung dịch kiềm có giải
phóng khí chứng tỏ có nhôm dư.
* Để giải bài tập về kim loại, ta thường kết hợp các phương pháp: Bảo toàn khối
lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối
lượng,...


Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

3


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
* Chuyên đề được chia thành 4 dạng bài tập cụ thể:
- Dạng 1: Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
+ Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
+ Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit HCl và H2SO4 loãng.
+ Một kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3.
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc.
+ Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H 2SO4 loãng và HNO3, H2SO4
đặc.
- Dạng 2: Oxi hóa kim loại bằng oxi:
+ Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với axit H2SO4.
+ Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với axit HNO3.
+ Oxi hóa kim loại bằng oxi. Khử sản phẩm thu được bằng H 2 hoặc bằng phản
ứng nhiệt nhôm.
+ Chia hỗn hợp kim loại thành 2 phần bằng nhau: 1 phần đốt cháy trong oxi
(hoặc không khí), 1 phần tác dụng với axit hoặc dung dịch bazơ.
- Dạng 3: Kim loại tác dụng nước, với dung dịch bazơ:
+ Kim loại tác dụng với nước.
+ Kim loại tác dụng với nước, trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch
axit.
+ Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm.
+ Kim loại tác dụng với nước và với dung dịch kiềm.
- Dạng 4: Kim loại tác dụng với dung dịch muối:

+ Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa 1 muối.
+ Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối.
+ Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa 1 muối.
+ Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối.
* Mỗi dạng đều có ba phần:
Phần 1: Kiến thức cần nhớ và phương pháp.
Phần 2: Bài tập minh họa: Đưa ra hệ thống những bài tập đa dạng, khai thác ở
nhiều khía cạnh khác nhau và được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao, vừa hay, vừa
có loại khó và phân chúng ra thành từng dạng nhỏ, đồng thời hướng dẫn giải cho
các dạng đó với phương pháp ngắn gọn và dễ nhớ.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

4


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Phần 3: Bài tập vận dụng: Cung cấp hệ thống bài tập từ dễ đến khó nhằm giúp các
em tự ôn luyện, phân loại và vận dụng phương pháp hợp lý để giải chúng một
cách nhanh nhất, qua đó giúp các em nhớ và nắm chắc phương pháp giải hơn.

Dạng 1: Kim loại tác dụng với dung dịch axit
1) Kiến thức cần nhớ và phương pháp:
 HCl

* Kim loai +  H SO (loang ) → muối có hóa trị thấp + H2
 2 4
- Khi kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H 2SO4 loãng ta
nHCl = 2nH ; nH SO = nH
luôn có:
2


2

4

h

- Nếu bài toán cho kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp axit HCl và
H2SO4 loãng thì ta nên tính: Σ nH + = nHCl + 2 nH 2 SO4
 H 2 SO4 (dac )
→ muối có hóa trị cao +
 HNO3

* kim loai + 

 san pham khu cua S

+ H2O
 san pham khu cua N

- Nếu bài toán có Fe phản ứng và Fe còn dư, thì thu được muối của sắt II (và có
thể có cả muối sắt III dư).
- Kim loại Al, Fe, Cr thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
- Khi hòa tan hoàn hoàn hỗn hợp kim loại trong đó có Fe bằng dung dịch
HNO3 mà thể tích axit cần dùng là nhỏ nhất thì muối sắt thu được là muối sắt II.
* Nếu các chất khí đã cho sau phản ứng của kim loại với HNO3 chưa phải là sản
phẩm khử duy nhất thì ta phải tính xem dung dịch thu được có chứa muối NH 4NO3
hay không.
* Khi cho NaOH vào dung dịch thu được sau phản ứng của kim loại với HNO 3 mà
có khí mùi khai chứng tỏ dung dịch chứa muối NH4NO3.

* Nếu hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với axit thì kim loại có tính khử mạnh hơn
sẽ được ưu tiên bị oxi hóa trước.
* Nếu bài toán cho tổng số mol e nhường trong 2 phần là như nhau ⇒ tổng số mol
e nhận trong 2 phần cũng như nhau.
* Các phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử, vì vậy trong qúa trình
làm bài nên vận dụng định luật bảo toàn electron, định luật bảo toàn khối lượng,
bảo toàn nguyên tố,…
Một số biểu thức tính khối lượng muối thu được sau phản ứng kim loại với axit:
- mmuối clorua = mkim loại phản ứng + 71 × nH 2
- mmuối sunfat = mkim loại phản ứng + 96 × nH 2 (với H2SO4 loãng)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

5


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

- mmuối sunfat

mkimloai phan ung + 96 × nSO2

= m kimloai phan ung + 96 × 3nS

mkimloai phan ung + 96 × 4nH 2 S

- mmuối nitrat

mkimloai phan ung

mkimloai phan ung

=
mkimloai phan ung
m
 kimloai phan ung

(với H2SO4 đặc)

+ 62 × nNO2
+ 62 × 3nNO
+ 62 × 8nN 2 O
+ 62 ×10nN2

2) Bài tập minh họa
a.1) Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng
Bài 1: Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 22,2 gam muối
khan. Giá trị của V là
A. 2,24 lit
B. 4,48 lit
C. 3,36 lit
D. 1,12 lit
Hướng dẫn:
Từ công thức mmuối clorua = mkim loại + 71 × nH 2
⇒ nH 2 =

mmuoi − mkimloai

⇒ Đáp án B

71


=

22, 2 − 8
= 0,2 ⇒ VH = 4,48 lit
71
2

Bài 2: Hoà tan 8 gam hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại X hoá trị II vào dung
dịch HCl thì thu được 4,48 lit khí H 2 (ở đktc). Nếu chỉ dùng 4,8 gam kim loại X
hóa trị II đó cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500 ml dung dịch HCl 2M.
Kim loại X cần tìm là
A. Mg
B. Ba
C. Ca
D. Zn
Hướng dẫn
 Fe
+
Ta có sơ đồ  + 2 H → H 2 ⇒ nA = nH 2 = 0,2
X
8
MX < M =
= 40 < MFe = 56
0, 2
Mặt khác kết hợp với 4 đáp án chỉ có MMg= 24 < 40 thoả mãn
⇒ Đáp án A
Bài 3: Cho 8,85 gam hỗn hợp Mg, Zn và Cu vào lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng
thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần chất rắn không tan trong axit được rửa sạch
rồi đốt cháy trong oxi tạo ra 4 gam chất bột màu đen. Phần trăm khối lượng của

Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 27,12%
B. 13,56%
C. 54,24%
D. 40,68%
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

6


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có các sơ đồ:
Mg, Zn → H2
Cu → CuO.
Đặt x, y, z lần lượt là số mol: Mg, Zn, Cu.
Ta có hệ phương trình:

24 x + 65 y + 64 z = 8,85  x = 0,1


⇒  y = 0, 05
 x + y = 0,15

 z = 0, 05
4

z =
 80
24 × 0,1

× 100 = 27,12%
⇒ %mMg =
8,85
⇒ Đáp án A
Bài 4: Cho 15,4 gam hỗn hợp gồm Zn, Mg tác dụng với 600 ml dung dịch HCl
1M (vừa đủ) được dung dịch A. Cho dần NaOH vào dung dịch A để được lượng
kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được a gam chất
rắn. Gía trị của a là.
A. 16,1
B. 4,0
C. 20,2
D. 29,8
Hướng dẫn:
Đặt M là kí hiệu chung Mg và Zn. nHCl = 0,6.
Ta có sơ đồ hợp thức: M → MCl2 → M(OH)2 → MO.
1
0, 6
Từ sơ đồ ⇒ nO = nCl =
= 0,3 (mol)
2
2
Vậy mchất rắn = mkl ban đầu + mO = 15,4 + 16 × 0,3 = 20,2 (gam)
⇒ Đáp án C


b.1) Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit HCl và H2SO4 loãng
Bài 5: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit
HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 10,64 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi
thể tích dung dịch không thay đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1

B. 3
C. 2
D. 4
Hướng dẫn:
∑ nH + = 1 (mol); nH 2 = 0,475
Ta có: 2H+ → H2 ⇒ nH + du = 1- 0,475 × 2 = 0,05 (mol)
⇒ [H+] =

0, 05
= 0,1M ⇒ pH = 1 ⇒ Đáp án A
0,5

Bài 6: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al và 400 ml dung dịch Y gồm HCl
1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở
đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về
khối lượng của Al trong hỗn hợp X là
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

7


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
A. 50,78%
B. 49,22%
C. 56,25%
D. 43,75%
Hướng dẫn:
Đối với dạng bài tập này ta phải xét xem axit hay kim loại dư?
∑ nH + = 0,8 mol; nH 2 = 0,38 ⇒ nH + phản ứng = 0,76 < 0,8
⇒ Axit dư, kim loại hết. Gọi nMg, nAl lần lượt là x, y.

Ta có hệ phương trình:
 24 x + 27 y = 7, 68  x = 0,14
⇒ %Al = 56,25%
⇒

 2 x + 3 y = 0, 76
 y = 0,16

⇒ Đáp án C

Bài 7: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M đứng trước hiđro trong dãy
điện hóa vào 100ml dung dịch hỗn hợp H 2SO4 aM và HCl 3aM thì thu được 5,6 lit
khí H2, dung dịch X và phần kim loại chưa tan hết có khối lượng 1,7gam. Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối. Gía trị của m là
A. 32,3 gam
B. 28,55 gam
C. 50,05 gam
D. 28,8 gam
Hướng dẫn:
Do kim loại chưa tan hết nên mkim loại pư = 10 – 1,7 = 8,3 (gam).
∑ nH + = 0,5a.
n
M + nH+ → Mn+ +
H2
2


nH + = 2 nH 2

⇒ 0,5a = 0,5 ⇒ a = 1


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mkim loại pư+ maxit– mH 2
mmuối = 8,3 + 98 × 0,1+36,5 × 0,3-0,25 × 2=28,55 (gam)
⇒ Đáp án B
Bài 8: Hoà tan 2,8 gam kim loại A hoá trị II bằng dung dịch hỗn hợp khi trộn 160
ml dung dịch H2SO4 0,25M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Để trung hoà dung
dịch thu được, phải dùng hết 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH) 2
0,05M. Kim loại A là
A. Al
B. Mg
C. Zn
D. Fe
Hướng dẫn:
Do đề bài cho hỗn hợp 2 axit, 2 bazơ ta nên tính ΣnH + và ΣnOH − :

ΣnH + = 2 × 0,16 × 0,25 + 0,2 × 0,2 = 0,12 (mol)

ΣnOH − = 0,1 × 0,1 + 2 × 0,1 × 0,05 = 0,02 (mol).
A + 2H+ → A2+ + H2 (1)
x 2x
OH- + H+ → H2O (2)
y
y
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

8


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

nH = 2 x + y = 0,12
⇒ x = 0,05
Từ (1) và (2) ⇒ 
nOH = y = 0, 02
2,8
⇒ MA =
= 56 ⇒ Đáp án D
0, 05
+



c.1) Một kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 16,8 gam Fe vào dung dịch HNO 3 thu được 4,48 lít khí
NO duy nhất (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là
A. 48,4 gam
B. 54,0 gam
C. 36,6 gam
D. 72,6 gam
Hướng dẫn:
mmuối = mFe + 62 × 3nNO = 16,8 + 62 × 3 × 0,2 = 54 gam
⇒ Đáp án B
Bài 10: Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M trong HNO 3 loãng, dư thu được dung
dịch chứa 0,05 mol muối NH 4NO3 và 0,12 mol khí N2 duy nhất (ở đktc). Kim loại
M là
A. Ca
B. Mg
C. Cu
D. Zn
Hướng dẫn:

Theo đáp án cả 4 kim loại tác dụng với axit HNO 3 đều có hóa trị II nên ta
19, 2
xem M có hóa trị II. Ta có: nM =
M
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
19, 2
× 2 = 0,05 × 8 + 0,12 × 10 = 1,6
M
⇒ M = 24 ⇒ Đáp án B
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu
được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2O và N2.
Tỉ khối của hỗn hợp Y so với khí hiđro là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m
gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34
B. 97,98
C. 106,38
D. 34,08
Hướng dẫn:
Đối với dạng bài tập này ta phải tính xem trong dung dịch X có chứa muối
NH4NO3 hay không?
nAl = 0,46 mol; nY = 0,06 mol; M Y = 36
NO (M=44)
8
⇒ nN O = nN = 0,03 mol
36
2
2
N2 (M=28)
8
ne cho = 1,38 > ne nhận = 0,03 × (8 + 10) = 0,54.

Vậy dung dịch X có chứa muối NH4NO3
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

9


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
1,38 − 0,54 = 0,105 mol.
4
8
mmuối = mkim loại + 62 × ne cho+ mNH 4 NO3 = 106,38 gam
⇒ nNH NO = n + =
NH
4
3
⇒ Đáp án C

Bài 12: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 4,4 lít dung dịch HNO 3, sinh ra hỗn
hợp gồm 2 khí NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với CH 4 là 2,4. Nồng
độ mol của axit ban đầu là
A. 0,43M
B. 1,9M
C. 1,43M
D. 0,86M
Hướng dẫn:
Ta có thể sử dụng phương pháp đường chéo (tương tự bài 11) để tìm tỉ lệ

x 2
 NO x (mol )
30 x + 44 y


= 2, 4 × 16 ⇒ =
x+ y
y 3
 N 2O y (mol )

mol 2 khí hoặc: 

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 0,5 × 3 = 6x + 24x ⇒ x = 0,05
nHNO3 = 1,5 + 0,05 × 2 + 0,05 × 6 = 1,9
⇒ CM HNO = 0,43M ⇒ Đáp án A
3

Bài 13: Cho Mg vào 2lít dung dịch HNO 3 phản ứng vừa đủ thu được 0,1 mol N 2O
(là chất khí duy nhất) và dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X thấy thoát
ra 0,1 mol khí có mùi khai. Nồng độ HNO3 trong dung dịch ban đầu là
A. 2,8M
B. 1,7M
C. 1,4M
D. 1M
Hướng dẫn:
Khi cho NaOH vào dung dịch X có khí mùi khai thoát ra chứng tỏ X chứa
muối NH4NO3. Đặt x là số mol Mg.
Theo định luật bảo toàn electron ta có: 2x = 0,1 × 8 + 0,1 × 8 ⇒ x = 0,8 (mol)
Mg ( NO3 ) 2 0,8(mol )

HNO3 →  NH 4 NO3 0,1(mol )
 N O 0,1(mol )
 2



nHNO3 = 0,8 × 2 + 0,1 × 2 + 0,1 × 2 = 2 (mol)

CM HNO3 = 1M ⇒ Đáp án D
d.1) Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc
Bài 14: Hoà tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Fe, Ag, Cu bằng 203,4
ml dung dịch HNO3 20% (d = 1,115g/ml) vừa đủ, thu được 4,032 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất ở đktc) thoát ra và còn lại dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch
B, thu được hỗn hợp m gam ba muối khan. Trị số của m là
A. 60,27
B. 54,28
C. 51,32
D. 45,64
Hướng dẫn:
m3 muối = mhỗn hợp A + 62 × 3nNO = 17,84 + 62 × 3 × 0,18 = 51,32 gam
⇒ Đáp án C
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

10


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Bài 15: Hòa tan hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch
HNO3 (dư). Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y gồm NO 2, NO,
N2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 3:2:1 và dung dịch Z (không chứa muối NH 4NO3).
Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 205,4
B. 137,2
C. 180,6
D. 217,8

Hướng dẫn:
nY = 0,6 ⇒ nNO2 = 0,3; nNO = 0,2; nN 2O = 0,1
mmuối = mkim loại + 62 × ( nNO2 + 3 nNO + 8

nN2O ) = 205,4 gam

⇒ Đáp án A

Bài 16: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối
lượng) vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất
rắn, dung dịch Y và 2,24 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Lượng
muối trong dung dịch Y là
A. 24,2 gam
B. 37 gam
C. 27 gam
D. 22,4 gam
Hướng dẫn:
Đối với dạng toán này, chúng ta không thể áp dụng ngay biểu thức tính
khối lượng muối ở trên được vì sau phản ứng kim loại dư.
Trước hết ta phải tính : mkim loại phản ứng = 10 – 1,6 = 8,4 gam
⇒ mmuối = mkim loại phản ứng + 62 × 3nNO = 8,4 + 62 × 0,3 = 27 gam
⇒ Đáp án C
Bài 17: Tính thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn
18 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ 1:1 về số mol là (biết
phản ứng tạo chất khử NO duy nhất).
A. 0,6 lít
B. 0,8 lít
C. 1,0 lít
D. 1,2 lít
Hướng dẫn:

Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là ít nhất nên sản phẩm tạo muối sắt
(II) và muối đồng (II).
18
nFe = nCu =
= 0,15 mol
56 + 64
2 × (0,15 + 0,15)
Theo định luật bảo toàn electron: nNO =
= 0,2 mol
3
⇒ nHNO3 = nNO − + nNO = 0,6 + 0,2 = 0,8 ⇒ VHNO = 0,8 lít
3

3

⇒ Đáp án B

Bài 18: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg, Al vào dung dịch Y
chứa HNO3 và H2SO4 đặc thu được sản phẩm khử là hỗn hợp khí gồm SO 2, NO,
NO2, N2O có số mol mỗi khí là 0,1 mol. Thành phần phần trăm theo khối lượng
của Al và Mg lần lượt là
A. 63% và 37%
B. 36% và 64%
C. 46% và 54%
D. 64% và 36%
Hướng dẫn:
Gọi nMg = x; nAl = y ⇒ 24x + 27y = 15 (1)
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga


11


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
2x + 3y = 0,2 + 0,3 + 0,1 + 0,8 = 1,4 (2)
Giải (1) và (2) ta có x = 0,4; y = 0,2
27 × 0, 2 × 100
⇒ %mAl =
= 36%
15
⇒ Đáp án B
Bài 19: Cho 25 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 dư
thu được dung dịch muối B. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch B thu
được 30,3 gam kết tủa C. Hòa tan C trong dung dịch NH 3 dư thấy còn lại 10,7 gam
chất rắn D. Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,7 gam
B. 5,4 gam
C. 6,6 gam
D. 8,1 gam
Hướng dẫn:
Theo đề bài ta nên lập sơ đồ hợp thức:
 Al ( NO3 )3
 Al
 Fe(OH )3 + NH 3 du  D
C


+ HNO3 du
+ NaOH du
25 g A  Fe 

→ B  Fe( NO3 )3 
→

→
Fe(OH )3

30,3
g
Cu
(
OH
)
10,
7
g



2
Cu
Cu ( NO )

3 2


10, 7
× 56 = 5,6 (gam)
107
19, 6
mCu ( OH )2 = 30,3 – 10,7 = 19,6 ⇒ mCu =

× 64 = 12,8 (gam)
98
⇒ mAl = 6,6 (gam) ⇒ Đáp án C
Bài 20: Cho 12,45 gam hỗn hợp X gồm Al và kim loại M hóa trị II tác dụng với
dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp hai khí N 2O và N2 có tỉ khối
hơi so với hiđro là 18,8 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch
NaOH dư được 0,448 lít khí NH 3. Cho biết số mol hỗn hợp X là 0,25 mol, các khí
đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại M là
A. Mg
B. Zn
C. Cu
D. Ni
Hướng dẫn:
Vì dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH thoát ra khí NH3
⇒ Dung dịch Y chứa muối NH4NO3

Từ sơ đồ hợp thức ta có mFe =



nNH 4 NO3 = nNH 3 = 0,02 (mol). Đặt nN2O = a; nN2 = b .

 44a + 28b
=18,82 × 2 a = 0, 03

⇒
Ta có:  a + b
b = 0, 02
a + b = 0, 05


Đặt x, y lần lượt là số mol Al và M.
27 x + My =12, 45 (1)
Ta có hệ phương trình 
 x + y = 0, 25 (2)
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
3x + 2y = 0,03 × 8 + 0,02 × 10 + 0,02 × 8 = 0,6 (3)
Từ (1), (2) và (3) ta được M = 65 ⇒ Đáp án B.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

12


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
e.1) Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng và HNO3,
H2SO4 đặc.
Bài 21: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Cu; 0,2 mol Zn và 0,3 mol Al vào 500 ml
dung dịch HCl. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và hỗn hợp rắn C. Cho C
vào dung dịch HNO3 có dư thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Nồng độ dung dịch HCl là
A. 3,15M
B. 1,8M
C. 3M
D. 0,9M
Hướng dẫn:
Gọi x là số mol H2. Theo định luật bảo toàn electron ta có:
2x + 0,2 × 3 = 0,1 × 2 + 0,2 × 2 + 0,3 × 3 ⇒ x = 0,45
0, 45 × 2
⇒ CM(HCl) =
= 1,8M ⇒ Đáp án B
0,5

Bài 22: Có 3,61 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M hóa trị không đổi. Nếu
cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 2,128 lít khí
H2 (ở đktc). Còn nếu cũng hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư thì
thu được 1,792 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất duy nhất (ở đktc). Kim loại M

A. Al
B. Mg
C. Cu
D. Ag
Hướng dẫn
Gọi x là số mol Fe, y và n lần lượt là số mol và hóa trị M trong hỗn hợp X
2 x + ny = 0,19 (1)
Theo định luật bảo toàn electron ta có 
3x + ny = 0, 24 (2)
Theo bài ra: 56x + Mny = 3,61 (3).
Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,05; y =

0, 09
; M = 9n ⇒ M là Al
n

⇒ Đáp án A

Bài 23: Hỗn hợp X gồm hai kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa
trị không đổi trong các hợp chất. Chia X làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H 2SO4 loãng thu
được 3,36 lít khí H2.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất).
Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Gía trị của V là

A. 2,24
B. 3,36
C. 4,48
D. 6,72
Hướng dẫn:
Vì tổng số mol electron nhường trong 2 phần là như nhau ⇒ tổng số mol
electron nhận trong 2 phần cũng như nhau.
0,15 × 2
⇒ nNO =
= 0,1 ⇒ VNO = 2,24 lít
3
⇒ Đáp án A
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

13


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Bài 24: Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi.
Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: Hòa tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc).
Phần II: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 7,28 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
Thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X là
A. 45,5%
B. 65,53%
C. 62,53%
D. 22,22%
Hướng dẫn:
Độ lệch số mol electron nhận ở 2 phần chính là số mol Fe

⇒ nFe = 0,325 – 0,125 × 2 = 0,075mol
mFe = 0,075 × 56 = 4,2 gam ⇒ mM = 5,4 – 4,2 = 1,2 gam
1,2.100%
= 22,22% ⇒ Đáp án D
%M =
5,4
Bài 25: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam X gồm Fe và Al trong H 2SO4 loãng dư, thu
được 5,6 lít H2 (ở đktc) và dung dịch A. Mặc khác cũng hòa tan 8,3 gam hỗn hợp
X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Cho m gam NaNO3 vào dung dịch A, thấy thoát ra V
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị nhỏ nhất của m để V lớn nhất
là (Giả sử sau phản ứng axit vẫn còn dư).
A. 25,5 gam
B. 4,15 gam
C. 2,833gam
D. 8,3 gam.
Hướng dẫn:
Độ lệch số mol electron nhận ở 2 phần chính là số mol Fe
nFe = 0,3 × 2 – 0,25 × 2 = 0,1mol
Trong dung dịch A: nFe2+ = nFe = 0,1mol
Khi cho NaNO3 vào dung dịch A thì có phản ứng:

3Fe2+ + 4H+ + NO3 
→ 3Fe3+ + NO + 2H2O

0,1
3

0,1 
→


nNaNO3 = nNO − =
3

0,1
(mol)
3



mNaNO3 = 2,833 gam

⇒ Đáp án C

3) Bài tập vận dụng:
Bài 1: Ngâm một lá kim loại X có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau
khi thu được 336 ml H2 (đkc) thì thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim
loại X là
A. Fe.
B. Cu.
C. Mg.
D. Ba.
Bài 2: Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X hóa trị II và Zn tác dụng với lượng
dư dung dịch H2SO4 loãng sinh ra 0,672 lit khí H2 (ở đktc). Mặt khác khi cho 1,9
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

14


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H 2 sinh ra chưa đến
1,12 lit (ở đktc). Kim loại X là
A. Ba
B. Ca
C. Sr
D. Mg
Bài 3: Hòa tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dd HNO 3 đặc nguội, dư thì
thu được 0,336 lít NO2 (ở 00C, 2at). Cũng a gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong
dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,168lít NO (ở 0 0C, 4at). Khối lượng 2
kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,45g và 4,8g
B. 5,4g và 3,6g
C. 0,54g và 0,36g
D. 0,90g và 7,2g
Bài 4: Hòa tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thu
được 16,8 lít khí X (đktc) gồm hai khí không màu (trong đó có một khí hóa nâu
trong không khí) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17,8. Kim loại M là
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Al
Bài 5: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,28 lít H2
- Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 5,6 lít NO
(sản phẩm khử duy nhất). Biết thể tích các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe, Al có
trong X lần lượt là:
A. 5,6 gam và 4,05 gam
B. 16,8 gam và 8,1 gam
C. 5,6 gam và 5,4 gam
D. 11,2 gam và 4,05 gam

Bài 6: Cho 9,9 gam hỗn hợp gồm một kim loại M hóa trị 2 và một kim loại R hóa
trị 3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 11,2 lít hỗn
hợp khí B gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 là 19,8. Khối lượng muối trong
dung dịch A là
A. 65,7 gam.
B. 40,9 gam.
C. 96,7 gam.
D. 70,8 gam.
Bài 7: Cho a gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối lượng) tác dụng
với dung dịch chứa 0,69 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,75a
gam chất rắn A, dung dịch B và 6,048 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO 2 và NO.
Giá trị của a là
A. 47,04.
B. 39,20.
C. 30,28.
D. 42,03.
Bài 8: Chia 14,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1
hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí
SO2(đktc). Phần 2 nung trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được m gam
chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,2.
B. 16,0.
C. 9,8.
D. 8,6.
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 19,33 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Pb trong dung
dịch HNO3 dư thu được 5,376 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y rồi
nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 63,97.
B. 25,09.
C. 30,85.

D. 40,02.
Bài 10: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2
lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N 2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là
2:1:2 . Giá trị m là
A. 27
B. 16,8
C. 35,1
D. 3,51
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

15


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Zn và Fe bằng dung dịch
H2SO4 loãng thu được V lít (đktc) khí H2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và kim
loại M có hóa trị II bằng dung dịch HCl cũng thu được V lít (đktc) khí H 2. Kim
loại M là
A. Ca
B. Ba
C. Ni
D. Mg.
Bài 12: Hỗn hợp X gồm hai kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa và có hoá
trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H 2SO4 loãng tạo ra
3,36 lít khí H2.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 thu được V lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Tính giá trị của V.
A. 3,36 lit
B. 2,24 lit

C. 4,48 lit
D. 1,12 lit
Bài 13: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V1lít
khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M và
H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể
tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1.
B. V2 = 2,5V1.
C. V2 = 2V1.
D. V2 = 1,5V1.
Bài 14: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3,
thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2) và dung dịch Y (chỉ chứa
hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 5,6 lít
D. 3,36 lít
Bài 15: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO 3 phản ứng vừa đủ thu
được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N 2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25.
Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch đầu là
A. 0,28M
B. 1,4M
C. 1,7M
D. 1,2M
Bài 16: Cho 18,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch B chứa
HNO3 2M và H2SO4 12M và đun nóng thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp
khí D (đktc) gồm NO và SO2, tỉ khối của D so với H2 là 23,5.
a) Khối lượng của Al trong 18,2 gam A là
A. 2,7 gam
B. 5,4 gam

C. 8,1 gam
D. 10,8 gam
b) Tổng khối lượng chất tan trong C là
A. 66,2 gam
B. 129,6 gam
C. 96,8 gam
D. 115,2 gam
Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 12,9g hỗn hợp Cu, Zn vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
thu được 0,14 mol SO2 ; 0,64g S và dung dịch muối sunfat. Phần trăm khối lượng
Cu trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,39%
B. 54,49%
C. 50,15%
D. 49,61%
Bài 18: Để phản ứng hết a mol kim loại M cần 1,25a mol H 2SO4 và sinh ra khí X
(sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M vào dung dịch H 2SO4
tạo ra 4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là
A. Mg
B. Cu
Fe
D. Al
Bài 19: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch
HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với
dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

16


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

A. 7,84.
B. 4,78.
C. 5,80.
D. 6,82.
Bài 20: Cho hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, phản ứng xong thu
được 0,02 mol khí N2O và dung dịch B. Cho dung dịch NaOH dư vào B đun nóng
thu được 0,02 mol khí thoát ra và 5,8 gam kết tủa. Khối lượng của Al trong hỗn
hợp
là:
A. 0,27gam
B. 0,54 gam
C. 0,81gam
D. 1,08 gam
Bài 21: Cho m g hỗn hợp Mg , Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung
dịch A và không có khí thoát ra. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A đun
nóng thu được 0,896 lít khí thoát ra (đktc) và 5,8 gam kết tủa. m có gía trị là
A. 2,67
B. 2,94
C. 3,21
D. 3,48
Bài 22: Hòa tan hết 8,862g hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch vừa đủ là
500ml dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp
2 khí có khối lượng 5,18 gam, trong đó có 1 khí bị hóa nâu trong không khí. Cho
dung dịch NaOH vào dung dịch A và đun nóng không có khí mùi khai thoát ra.
Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là :
A. 10,52%
B. 12,80%
C. 15,25%
D. 19,53%


Đáp án bài tập vận dụng
Câu
Câu

1
A
12
A

2
B
13
C

3
C
14
C

4
D
15
A

5
A
16
B, C

6

A
17
D

7
B
18
A

8
A
19
C

9
A
20
D

10
C
21
D

11
D
22
B

Dạng 2: Oxi hóa kim loại bằng oxi.

1) Kiến thức cần nhớ và phương pháp:
- Đối với dạng toán này, chúng ta không cần xác định công thức oxit thu được
sau phản ứng (hỗn hợp rắn), đồng thời không phải viết và cân bằng phương trình
hóa học của các phản ứng xảy ra.
- Bản chất của dạng toán này là xét cho cả qúa trình, nên chỉ cần quan tâm tới
trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và chất khử rồi áp dụng
định luật bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng,...do đó lược bớt được các giai
đoạn trung gian, giúp giải bài tập nhanh hơn.
- Nều bài toán cho tổng số mol điện tích ion dương (của kim lọai) trong 2 phần
bằng nhau ⇒ Tổng số mol điện tích ion âm trong 2 phần cũng bằng nhau.
- Đối với dạng toán này thường ta tính được khối lượng oxi theo công thức:
mO2 = mhỗn hợp oxit – mhỗn hợp kim loại ban đầu

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

17


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
+ O2

+ HNO3 ( H 2 SO4 )

→ m1 gam chất rắn (M, MxO) →
- Hỗn hợp m gam kim loại (M) 
(1)
(2)
+n
M + sản phẩm khử


+ Nếu kim loại chỉ có Fe, theo ĐLBTE và ĐLBTKL ta có thể áp dụng biểu thức:
3m mhh ran − mkl
=
+ ne nhận (sản phẩm khử) hoặc m = 0,7 × m1 + 5,6 × ne nhận (sản phẩm khử)
56
8

+ Theo định luật bảo toản nguyên tố đối với N ta có biểu thức tính số mol HNO3
nHNO3 = nN = nN(muối) + nN (khí) và nN(muối) = ne(cho hoặc nhận)

2) Bài tập minh họa
a.2) Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với
axit HCl, H2SO4
Bài 1: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn
hợp X có khối lượng là 75,2 gam gồm FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 và Fe dư. Cho hỗn hợp
X phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2
(duy nhất ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,4 gam
B. 11,2 gam
C. 56 gam
D. 25,3 gam
Hướng dẫn:
Đối với bài toán này ta có thể áp dụng biểu thức:
m = 0,7 × m1 + 5,6 × ne nhận (sản phẩm khử)
⇒ m = 0,7 × 75,2 + 56 × 0,3 × 2 = 56 gam ⇒ Đáp án C
Bài 2: Đun nóng hỗn hợp A gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong
không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp rắn B gồm hai kim loại trên
và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch
H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là
A. 0,64 mol

B. 0,60 mol
C. 0,70 mol
D. 0,67 mol
Hướng dẫn:
Đối với dạng toán này ta chỉ cần xác định chất nhường và chất nhận e
Chất nhường electron là Fe và Cu, còn chất nhận electron là O2 và S+6.
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
63, 2 − (56 x + 0,15 × 64)
3x + 0,15 × 2 = 0,3 × 2 +
8
⇒ x = 0,7 mol ⇒ Đáp án C.
Bài 3: Oxi hóa hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu trong không khí thì
thu được 5,71 gam hỗn hợp gồm 3 oxit. Thể tích tối thiểu dung dịch H 2SO4 20%
(d=1,14 g/ml) cần dùng để hòa tan hết 1/2 lượng oxít trên là
A. 25,79 ml
B. 51,58 ml
C. 12,89 ml
D. 27,59 ml
Hướng dẫn:
nO2 = 5,71 − 3, 79 = 0,06 mol
32
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

18


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Theo đề bài ta có sơ đồ:
+O
+ H SO

Hỗn hợp X 
→ hỗn hợp oxit 
→ muối + H2O
+
2→

Từ sơ đồ
2H + O (oxit) H2O
⇒ nH + = 0,24 mol ⇒ nH SO = 0,12 mol
2
4
2

2

1
2

⇒ Vdd H 2 SO4 = 0,12 × × 98 ×

4

100
= 25,79 ml
20 ×1,14

⇒ Đáp án A

Bài 4: Cho 12,15 gam một kim loại M (có hóa trị n duy nhất) tác dụng với 2,52 lít
khí O2 (đktc) thu được chất rắn A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có

0,9 gam khí H2 thoát ra. Kim loại M là
A. Mg
B. Zn
C. Ca
D. Al
Hướng dẫn:
Chất nhường electron là kim loại M còn chất nhận electron là O2 và H+
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
12,15n
= 0,45 + 0,9 ⇒ M = 9n ⇒ M là Al
M
⇒ Đáp án D
b.2) Oxi hóa kim loại bằng oxi. Cho sản phẩm thu được tác dụng với
axit HNO3
Bài 5: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Zn, Fe, Al trong oxi, sau
một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch
HNO3 (dư) thu được 0,672 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol
HNO3 đã phản ứng là.
A. 0,16 mol
B. 0,18 mol
C. 0,12 mol
D. 0,14 mol
Hướng dẫn :
mO = 2,71 – 2,23 = 0,48 ⇒ nO2 = 0,015 mol
2

Áp dụng biểu thức nHNO3 = nN(muối) + nN (khí)
= 0,015 × 4 + 0,03 × 3 + 0,03 = 0,18 mol
⇒n
HNO3


⇒ Đáp án B

Bài 6: Oxi hoá hoàn toàn 0,728 gam bột Fe ta thu được 1,016 gam hỗn hợp X
gồm 2 oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO 3 loãng dư. Thể tích khí
NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được sau phản ứng là
A. 2,24ml
B. 44,8ml
C. 33,6ml
D. 22,4ml
Hướng dẫn:
Áp dụng biểu thức: m = 0,7 × m1 + 5,6 × ne nhận (sản phẩm khử)
0,728 = 0,7 × 1,016 + 5,6 × 3 × nNO ⇒ nNO = 0,001
⇒ VNO = 22,4 ml ⇒ Đáp án D
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

19


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Bài 7: Nung m gam Fe trong không khí thì thu được 104,8 gam hỗn hợp chất rắn
A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan A trong dung dịch HNO 3 dư thì thu được
dung dịch B và 12,096 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối đối với heli là
10,167. Giá trị của m là
A. 78,4 gam
B. 70,336 gam
C. 68,32 gam
D. 76,4 gam
Hướng dẫn:
__

nhh khí = 0,54 ⇒ M hh khí = 40,668 ⇒ n NO = 0,18; n NO2 = 0,36
Áp dụng biểu thức: m = 0,7 × m1 + 5,6 × ne nhận (sản phẩm khử)
Ta có: m = 0,7 × 104,8 + 5,6 × (0,18 × 3 + 0,36) = 78,4 gam
⇒ Đáp án A

c.2) Oxi hóa kim loại bằng oxi. Khử sản phẩm thu được bằng H2 hoặc bằng
phản ứng nhiệt nhôm.
Bài 8: Oxi hóa hoàn toàn 0,792 gam hỗn hợp bột gồm Fe và Cu ta thu được 1,032
gam hỗn hợp các oxít. Thể tích khí hiđro tối thiểu (đktc) cần để khử hoàn toàn hỗn
hợp các oxit thành kim loại là
A. 0,224 lít
B. 0,336 lít
C. 0,672 lít
D. 3,36lít
Hướng dẫn:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
1, 032 − 0, 792
nO =
= 0,0075 (mol)
32
Do lượng kim loại không thay đổi nên ne (do Oxi nhận) = ne (do hiđro nhường)
⇒ nH = 2nO = 2 × 0,0075 = 0,015 (mol)
2

2

2

⇒ VH 2 = 0,015 × 22,4 = 0,336 lít ⇒ Đáp án B


Bài 9: Oxi hóa 4,5 gam bột Fe sau một thời gian thu được 5,3 gam hỗn hợp rắn X
gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Cho luồng khí H2 dư đi qua X, nung nóng đến
phản ứng hoàn toàn, hấp thụ toàn bộ hơi nước sinh ra bằng 100 gam dung dịch
H2SO4 98%. Sau khi hơi nước bị hấp thụ hết, nồng độ phần trăm của dung dịch
H2SO4 trong dung dịch thu được là
A. 90%
B. 95%
C. 97,126%
D. 89,908%
Hướng dẫn:
5,3 − 4,5
nH 2O = nO(oxit) =
= 0,05 mol
16
⇒ mH O = 0,05 × 18 = 0,9 (gam)
2

mdung dịch thu được = 100 + 0,9 = 100,9 (gam)
98
×100% = 97,126% ⇒ Đáp án C
C% =
100,9
Bài 10: Để 5,6 gam bột Fe trong không khí một thời gian thu được 7,2 gam hỗn
hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Thêm 10,8 gam bột Al vào X rồi thực hiện phản
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

20


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

ứng nhiệt nhôm hoàn toàn được hỗn hợp Y. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) khi hoà
tan Y bằng dung dịch HCl dư là
A. 6,72 lít
B. 11,2 lít
C. 13,44 lít
D. 8,96 lít
Hướng dẫn:
7, 2 − 5, 6
nFe = 0,1 mol; nAl = 0,4 mol; nO =
= 0,05 mol
32
Ta có các sơ đồ:
Fe → Fe2+
Al → Al3+
O2 → 2O22H+ → H2
Gọi x là số mol H2 thoát ra.
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
2x + 0,2 = 0,2 + 1,2 ⇒ x = 0,6 ⇒ VH = 13,44 lít
⇒ Đáp án C
2

2

d.2) Chia hỗn hợp kim loại thành hai phần: 1 phần đốt cháy trong oxi (hoặc
không khí), 1 phần tác dụng với axit hoặc dung dịch bazơ.
Bài 11: Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng
nhau:
Phần 1: Hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).
Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các
oxit. Khối lượng hỗn hợp X là

A. 1,56 gam
B. 1,8 gam
C. 2,4 gam
D. 3,12 gam
Hướng dẫn:
1, 792
nH = 2nH = 2 ×
= 0,16 (mol)
22, 4
Do lượng kim loại không thay đổi nên ne (do Oxi nhận) = ne (do H+ nhận)
⇒ nO (trong oxit) = 0,08 (mol)
⇒ mhỗn hợp kim loại = 2 × (moxit – mo xi) = 2 × (2,84 – 0,08 × 16) = 3,12 (gam)
⇒ Đáp án D
Bài 12: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X và Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn
toàn 15,6 gam hỗn hợp A trong oxi dư thu được 28,4 gam hỗn hợp 2 oxít. Nếu lấy
15,6 gam hỗn hợp A hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và H 2SO4
loãng thu được V lít khí ở đktc. Gía trị của V là
A. 4,48 lít
B. 8,96 lít
C. 17,92 lít
D. 26,88 lít
Hướng dẫn:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
28, 4 − 15, 6
nO2 =
= 0,4 mol
32
Theo định luật bảo toàn electron: ne (do kim loại nhường) = ne (do oxi nhận)
⇒ ne (kim loại nhường) = 4 nO = 1,6 mol
Do lượng kim loại không thay đổi nên ne (do Oxi nhận) = ne (do H+ nhận)

+

2

2

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

21


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại

nH + = 1 × 1,6 = 0,8 mol



2

⇒ VH 2 = 0,8 × 22,4 = 17,92 lít

⇒ Đáp án C

Bài 13: Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại có khối lượng 7,18 gam được chia thành hai
phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 8,71 gam
hỗn hợp oxit. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít
(đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Gía trị của V là
A. 7,168 lít
B. 3,584 lít
C. 14,336 lít

D. 28,672 lít
Hướng dẫn:
7,18
mmỗi phần =
= 3,59 gam.
2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với phần 1, ta có:
8, 71 − 3, 59
nO =
= 0,16 (mol).
32
Do lượng kim loại ở 2 phần bằng nhau nên số mol do hỗn hợp kim loại
2

nhường là như nhau ⇒ ne (do Oxi nhận) = ne ( do N +5 nhan )


nNO2 = 4nO2 = 0,64 (mol) ⇒ VNO2 = 14,336 (lít)

⇒ Đáp án C

3) Bài tập vận dụng
Bài 1: Đốt cháy m gam Fe trong O 2 sau 1 thời gian thấy có 6,72 lít khí O 2 phản
ứng (đktc) và thu được 4 chất rắn. Hoà tan 4 chất rắn này trong dung dịch HNO3
dư thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Gía trị của m là
A. 22,4
B. 11,2
C. 3,36
D. 33,6
Bài 2: Oxi hóa m gam sắt ngoài không khí, được 3 gam hỗn hợp rắn X gồm 4

chất. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3 thấy có 0,025 mol khí NO (sản phẩm
khử duy nhất) thoát ra. Giá trị m là
A. 2,52
B.0,252
C. 25,2
D.2,25
Bài 3: Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m
gam hỗn hợp X gồm các oxit và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H 2SO4 đặc,
nóng thu được 5,6 lít SO2 (đkc). Giá trị m là
A. 20
B. 26
C. 24
D. 22
Bài 4: m gam phoi sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ tạo thành hỗn hợp A có
khối lượng 12 gam gồm 4 chất rắn. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3
loãng, dư thu được 0,1 mol khí duy nhất NO(đktc). Giá trị m là
A. 9,8
B.10,08
C. 10,80
D. 9,08
Bài 5: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 20 gam
hỗn hợp gồm sắt và các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4, và Fe dư. Hoà tan hỗn hợp trong
dung dịch HNO3 thu được 5,6 lít khí NO và NO 2 có khối lượng 9,9 gam và còn 2
gam kim loại không tan. Gía trị của m là
A. 16,8
B. 15,12
C. 18,6
D. 8,4
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga


22


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
Bài 6: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al trong đó Al có khối lượng 2,7 gam.
Nung A trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp B gồm Fe, Al dư và các
oxit có khối lượng 18,7 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được
2,24 lít khí NO duy nhất ở đkc. Giá trị của m là
A. 19,3
B. 13,9
C. 20
D. 21,2
Bài 7: Nung m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thì thu được 14,4 gam
hỗn hợp X gồm Fe dư và các oxit của nó. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch
HNO3 đặc thu được 4,48 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của
m là
A. 5,6
B. 12,1
C. 16,8
D. 11,2
Bài 8: Khi đốt nóng m gam hỗn hợp Ba và Na ta được 21,5 gam hỗn hợp 2 oxít.
Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào nước thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc) và 0,5 lít
dung dịch B. Giá trị của m là
A. 29,7
B. 18,3
C. 13,8
D. 36,6
Bài 9: Oxi hóa chậm m gam sắt ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp X gồm
FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe dư. Hòa tan X vửa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO 3 được
2,24 lít khí NO (đktc). Gía trị m và nồng độ mol HNO3 là

A. 10,08 gam; 2M
B. 10,08 gam; 0,2M
C. 5,05 gam; 2M
D.5,04 gam; 0,2M
Bài 10: Đốt cháy 9,8 gam bột Fe trong không khí thu được hỗn hợp rắn X gồm
FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để hoà tan X cần dùng vừa hết 500ml dung dịch HNO 3
1,6M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,16
B. 10,08
C. 11,76
D. 14,0
Bài 11: 11,2g sắt để ngoài không khí bị gỉ thành 13,6g chất rắn A. Cho A tác dụng
hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít NO (đkc) duy nhất. Giá trị của V

A. 0,224 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 0,336 lít.
Bài 12: Khi đốt 18,4 gam hỗn hợp X gổm nhôm và kẽm thì cần 5,6 lít khí oxi
(đktc). Nếu cho 9,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch H 2SO4 loãng thì thu được V lít
khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,6 lít
B. 11,2 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
Bài 13: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X và Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn
toàn 6,24 gam hỗn hợp A trong oxi dư thu được 11,36 gam hỗn hợp 2 oxít. Nếu
lấy 6,24 gam hỗn hợp A hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và H 2SO4
loãng thu được V lít khí ở đktc. Gía trị của V là
A. 8,960 lít

B. 71,680 lít
C. 44,80 lít
D. 7,168 lít
Bài 14: Chia 31,2 gam hỗn hợp X gồm Cr, Zn, Ni và Al thành hai phần bằng
nhau.
Phần 1 cho tác dụng với khí Cl2 (dư) đốt nóng thu được 42,225 gam muối clorua.
Hòa tan hết phần 2 trong lượng dư dung dịch HCl loãng nóng thu được 7,28 lít khí
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cr trong hỗn hợp x là
A. 33,33%
B. 39,07%
C. 66,67%
D. 26,04%
Bài 15: Cho 23,8 gam X gồm Cu, Fe, Al tác dụng vừa hết 14,56 lít khí Cl2 (đktc)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

23


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
thu được hỗn hợp muối Y. Mặt khác 0,25 mol X tác dụng HCl (dư) thu được 0,2
mol H2. Phần trăm khối lượng Cu, Fe, Al lần lượt là
A. 53,78%; 23,53%; 22,69%
B. 23,53%; 53,78%; 22,69%
C. 25,33%; 46,73%; 27,94%
D. 57,38%; 26,92%; 15,70%
Bài 16: Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O 2,
Chất rắn sau phản ứng tan trong dung dịch HCl dư tạo 13,44 lit khí (đktc). M là
A. Na.
B. Mg.
C. Ca.

D. Al

Đáp án bài tập vận dụng
Câu
Câu

1
D
11
B

2
A
12
A

3
A
13
D

4
B
14
C

5
A
15
A


6
B
16
D

7
D

8
B

9
A

10
C

Dạng 3: Kim loại tác dụng với nước, với dung dịch bazơ
1) Kiến thức cần nhớ và phương pháp:
* Chỉ có kim loại kiềm, Ca, Sr, Ba mới tan trong nước ở nhiệt độ thường
* Nếu đề bài cho hỗn hợp kim loại kiềm hoặc kiềm thổ và kim loại M hóa trị n vào
nước thì có thể có hai khả năng:
- M là kim loại tan trực tiếp (như kim loại kiềm, Ca, Sr, Ba)
- M là kim loại có hiđroxit lưỡng tính (như Al, Zn,...)
* Nếu đề bài cho nhiều kim loại tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm, rồi sau đó
lấy dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit thì:
- Giải bằng cách viết phương trình ion thu gọn.
- nOH = 2nH



2

- mmuối = mkl phản ứng + mgốc axit
* Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn,…tác dụng
được với dung dịch kiềm (đặc).
2. Bài tập minh họa
a.3) Kim loại tác dụng với nước
Bài 1: Hòa tan hết 7,3 gam hỗn hợp bột X gồm Na, Al vào nước chỉ thu được
dung dịch Y và 0,25 mol H2. Số mol Na trong X là
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

24


Chuyên đề: Phân loại và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm về kim loại
A. 0,125 mol
Hướng dẫn:

B. 0,25 mol

C. 0,2 mol

D. 0,1 mol

1
3
H2
Al → H2
2

2
Gọi x, y lần lượt là số mol Na, Al trong X ⇒ 23x + 27y = 7,3 (1)
x 3y
Theo sơ đồ ⇒ +
= 0,25 (2)
2 2
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2; y = 0,1 ⇒ Đáp án C
Bài 2: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước
(dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (ở đktc) và
m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 7,8.
C. 5,4.
D. 43,2.
Hướng dẫn:
gọi x, 2x là số mol Na, Al
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
x
x
0,5x
Ta có các sơ đồ: Na →

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
x ¬ x →
1,5x
Sau phản ứng còn chất rắn là Al dư
nH 2 = 0,5x + 1,5x = 0,4 ⇒ x = 0,2
⇒ mchất rắn= 27 × 0,2 = 5,4 gam ⇒ Đáp án C
Bài 3: Cho hỗn hợp Na và Al vào H2O dư. Sau khi ngừng phản ứng, thu được 0,2
mol khí H2 và còn dư một chất rắn không tan có khối lượng 2,7 gam. Khối lượng

mỗi kim loại ban đầu là
A. 9,2 gam Na; 2,7 gam Al
B. 4,6 gam Na; 5,4 gam Al
C. 2,3 gam Na; 5,4 gam Al
D. 2,3 gam Na; 2,7 gam Al
Hướng dẫn:
Đặt x là số mol Na. Các phản ứng xảy ra:
2 Na + 2 H 2O → 2 NaOH + H 2
 x
x
0,5 x

⇒ nH 2 = 0,5 x + 1,5 x = 0, 2 ⇒ x = 0,1

2 Al + 2 NaOH + 2 H 2O → 2 NaAlO2 + 3H 2
 x
x
1,5 x

Sau phản ứng còn chất rắn là Al dư
mNa = 2,3 gam; mAl = 27 × 0,1 + 2,7 = 5,4 gam
⇒ Đáp án C
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên
tiếp trong BTH vào nước, thu được 1 lit dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm

A. Na, K
B. Li, Na
C. K, Rb
D. Rb, Cs
Hướng dẫn:

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Nga

25


×