Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

sự tương tác thể loại trong văn xuôi việt nam từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VIẾT THIỆN

SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VIẾT THIỆN

SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62 22 34 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI
PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2011

Trần Viết Thiện


MỤC LỤC
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 2
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 12
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 14
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................ 15
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ SỰ TƯƠNG TÁC
THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY – NHÌN TỪ TIỂU
THUYẾT ............................................................................................................................ 16
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG VĂN HỌC ............................................................................................................ 16
1.1.1. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI BẮT NGUỒN TỪ CHÍNH ĐẶC
TRƯNG CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC ................................................................ 16

1.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG "THỜI CỦA TIỂU THUYẾT" ........ 19
1.1.3. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC LÀ HIỆN TƯỢNG
HẾT SỨC ĐA DẠNG, ĐA CHIỀU .................................................................... 23
1.2. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN
NAY - NHÌN TỪ TIỂU THUYẾT ...................................................................................... 26
1.2.1. SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁC THỂ KÍ TRONG TIỂU THUYẾT ................... 26
1.2.2. SỰ "TIẾP SỨC" CỦA LOẠI HÌNH KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT ..... 43
1.2.3. TRUYỆN NGẮN TRONG TIỂU THUYẾT ............................................. 54
1.2.4. HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT .............................................. 63
CHƯƠNG 2. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ
1986 ĐẾN NAY - NHÌN TỪ TRUYỆN NGẮN ................................................................ 72
2.1. DÒNG TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN .......................................................... 72
2.2. HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN .............................................................. 87
2.3. TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN.............................................................. 116


CHƯƠNG 3. NHỮNG TÍN HIỆU MỚI CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN
NAY - NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI ............................................................ 136
3.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA
THỂ LOẠI ......................................................................................................................... 136
3.1.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
TIỂU THUYẾT.................................................................................................. 137
3.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
TRUYỆN NGẮN ............................................................................................... 141
3.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH VỀ HIỆN
THỰC VÀ CON NGƯỜI .................................................................................................. 147
3.2.1. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH
VỀ HIỆN THỰC ................................................................................................ 149
3.2.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ MỞ RỘNG TRƯỜNG PHẢN ÁNH
VỀ CON NGƯỜI ............................................................................................... 153

3.3. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ SỰ ĐỔI MỚI MẠNH MẼ CÁC PHƯƠNG DIỆN
THI PHÁP THỂ LOẠI ...................................................................................................... 167
3.3.1. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT .......................................................... 167
3.3.2. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ................................................................... 176
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 189
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN................................. 195
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 196


MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Thể loại và sự vận động của thể loại là một phương diện hết sức quan trọng
trong việc nghiên cứu văn học hiện đại. M. Bakhtin đặc biệt đề cao việc nghiên cứu
sự vận động thể loại trong những thời đại tiểu thuyết tham gia "chính sự", tiểu
thuyết trở thành một thể loại chủ đạo. Trong những thời đại ấy, thể loại là “nhân vật
chính” của tiến trình văn học còn “trào lưu, trường phái chỉ là nhân vật hạng nhì,
hạng ba” [27]. Ở những thời đại như thế, cuộc đấu tranh giữa các trào lưu, trường
phái văn học trở thành "một hiện tượng ở ngoài rìa và nhỏ nhặt về lịch sử"; đằng
sau đó, có một cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn: đó là cuộc đấu
tranh giữa các thể loại, "sự biến thái và phát triển của cái nòng cốt thể loại văn
học" [27, tr25].
Đời sống thực tiễn của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay có những trăn trở
đổi mới và ý thức “tự vượt mình” mạnh mẽ về mặt thể loại. Văn xuôi lên ngôi, tiểu
thuyết trở thành thể loại thống ngự. Sự có mặt của tiểu thuyết với tư cách là cột
xương sống - một loại hình “công nghiệp nặng”, đã thực sự là chất xúc tác, quyết
định căn cốt diện mạo của một nền văn học hiện đại. Nhưng quan trọng hơn, sự hiện
diện của tiểu thuyết đã tạo nên quan hệ tương tác sâu sắc giữa các thể loại, làm cho
“tất cả các thể loại bắt đầu âm vang một cách khác”. Một hệ quả đáng quý mà nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử đã phát hiện ra là: “Nghệ sĩ lớn thường tiếp thu các truyền

thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loại mới” [209]. Sự biến đổi đó
làm cho: “Về mặt lí thuyết, cho tới hôm nay, giới nghiên cứu văn học và ngay cả
nhà văn cũng không còn thỏa mãn với những công cụ đã có “tính cổ điển” (Nguyễn
Hòa). Sự bứt phá của những tài năng tạo nên “tính không nhất quán” của thể loại.
Nhiều tác phẩm văn xuôi đã “bung ra” khỏi những khuôn khổ thể loại chật hẹp để
đem đến hiệu quả phản ánh mới cho văn học. Thể loại và sự vận động biến đổi đầy
sáng tạo của nó chính là "nguồn cơn" chủ yếu tạo nên những tín hiệu mới của văn
xuôi giai đoạn này. Do vậy, tác giả luận án rất đồng tình với mệnh đề của Vũ Tuấn
Anh: một phương diện quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả - để


nhận thức một giai đoạn văn học là khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thể loại
cũng như những biến thái tinh vi bên trong đời sống của mỗi thể loại. Nói cách
khác, chân dung của một thời đại văn học được soi chiếu khá rõ qua tấm gương thể
loại.
Nghiên cứu văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc nhìn tương tác thể
loại vì thế là một đề tài còn mới mẻ và rất có ý nghĩa. Chọn đề tài này, tác giả luận
án mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách hệ thống với cấu trúc lập luận
theo hướng quy nạp để: từ sự biểu hiện sinh động của tương tác thể loại trong các
thể loại văn xuôi chủ đạo; đi đến những vấn đề có tính "nhận thức luận" về những
tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay. Với cách đặt vấn đề như vậy,
hi vọng luận án có thể góp thêm một góc nhìn mới về văn xuôi giai đoạn này.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương diện tương tác thể loại trong cấu
trúc chỉnh thể các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. Khái niệm
văn xuôi ở đây được hiểu là văn xuôi nghệ thuật.
Các thể loại văn xuôi của một giai đoạn văn học đổi mới là rất phong phú.
Tương tác thể loại, nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này phải là sự tác động qua
lại lẫn nhau của ít nhất hai thể loại, như vậy, nghiên cứu tương tác thể loại trong văn
xuôi thì phải nghiên cứu tất cả các thể loại văn xuôi với tất cả các mối quan hệ

tương tác của nó. Thế nhưng, đây là giai đoạn văn học mà tiểu thuyết và truyện
ngắn là hai thể loại chủ đạo đồng thời cũng là hai thể loại thể hiện tập trung các
quan hệ tương tác của cả giai đoạn văn học nên luận án chọn hai thể loại trên làm
đối tượng trung tâm. Đặt vấn đề nghiên cứu theo cấu trúc quy nạp, luận án xem xét
sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ của hai thể
loại chủ đạo này: Chương 1, nhìn từ tiểu thuyết; chương 2: nhìn từ truyện ngắn.
Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong sự vận động, biến
đổi. Nghiên cứu tương tác thể loại vì vậy còn là nghiên cứu văn học trong các mối
quan hệ nhân quả với các bộ phận, các thời kì, các giai đoạn liên quan tới nó. Do


đó, đối tượng nghiên cứu của luận án còn có sự mở rộng đến vấn đề thể loại và sự
vận động của thể loại nói chung.
Về phạm vi nghiên cứu: Khoảng thời gian "từ 1986 đến nay" chỉ có ý nghĩa
tướng đối. Nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn học trong thế động,
trong tính mở; do vậy mốc 1986 không thể được hiểu một cách máy móc, cơ học
rằng: chỉ những tác phẩm ra đời từ năm 1986 mới thuộc phạm vi của đề tài này.
Ngược lại, có những mầm mống, thậm chí, có cả những nỗ lực đổi mới từ rất sớm
so với mốc thời gian Đại hội VI; luận án rất trân trọng và đề cao vai trò của những
hiện tượng văn học này. Giai đoạn văn học từ 1986 đến nay vẫn đang sinh thành,
tiếp diễn; những vấn đề thời sự văn học vẫn đang đồng hành cùng quá trình nghiên
cứu của luận án. Do vậy, cần có một giới hạn về mặt thời gian cho từ "đến nay",
"đến nay" được tính đến năm 2007, khi tác giả đề tài bắt đầu luận án.
Nói về thể loại văn xuôi đã rất phong phú, đa dạng; nói về tác giả, tác phẩm
lại càng phong phú, đa dạng hơn. Luận án không quả quyết đã bao quát hết toàn bộ
văn xuôi giai đoạn này mà chỉ nghiên cứu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu có sự
thể hiện dấu ấn tương tác thể loại.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tương tác thể loại là vấn đề khá mới mẻ, tương tác thể loại trong văn xuôi
Việt Nam đương đại lại càng mới mẻ hơn. Do vậy, về lịch sử vấn đề, luận án không

có được sự dày dặn, phong phú với nhiều công trình, nhiều bài viết như một số đề
tài khác. Tuy không phải đã thành đường mòn nhưng cũng không phải chưa có ai
từng đi trên con đường này. Sự sinh động, giàu ý nghĩa của phương diện tương tác
thể loại nói chung; tương tác thể loại trong văn học Việt Nam hiện đại nói riêng đã
thực sự có sức thu hút đối với một số nhà nghiên cứu. Cũng có những trường hợp,
tuy không sử dụng cụm từ tương tác thể loại nhưng do sự biểu hiện tiềm tàng của
tương tác thể loại trong đời sống văn học nên đây đó, trong khi nghiên cứu về
khuynh hướng, trào lưu; hay khi tổng kết về phong cách, thành tựu, các nhà nghiên
cứu một cách ngẫu nhiên cũng đã từng đề cập đến vấn đề này.


Chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai cấp độ: các công trình,
bài viết về sự vận động thể loại nói chung và các công trình, bài viết về sự vận động
thể loại trong văn học hiện đại Việt Nam.
3.1. CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT VỀ SỰ VẬN ĐỘNG THỂ LOẠI
NÓI CHUNG
Nghiên cứu tương tác thể loại trong văn học hiện đại không thể không nhắc
đến các chuyên luận của M. Bakhtin: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Những vấn
đề thi pháp Đoxtoiepxki. Đặc biệt, ngay từ năm 1941, trong bài viết "Tiểu thuyết
như một thể loại văn học" (In trong chuyên luận Lí luận và thi pháp tiểu
thuyết), tuy không dùng đến khái niệm tương tác thể loại nhưng M. Bakhtin đã đưa
ra những luận điểm quan trọng nhất về một "cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang
tính lịch sử hơn giữa các thể loại, sự biến thái và phát triển cái nòng cốt thể loại
của văn học" [27]. Ông đề cao vai trò của tiểu thuyết trong việc tác động, khuấy đảo
tạo nên những quan hệ không hài hoà giữa các thể loại: lấn át thể loại này, thu hút
thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho
chúng. Tiểu thuyết xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác. Do vậy, vào những
thời đại tiểu thuyết thống ngự, tiểu thuyết về nhiều phương diện, đã và đang báo
trước sự phát triển tương lai của toàn bộ văn học. Trong công trình này, M.Bakhtin
cũng nêu quan điểm về tính uyển chuyển, linh hoạt, tính vượt rào và tính không quy

phạm của thể loại này.
Nghiên cứu tương tác thể loại, trước hết phải định danh được về mặt khái
niệm. Trong công trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo
Dục, Hà Nội, 1997), chương "Thể loại của tác phẩm văn học" do Trần Đình Sử
phụ trách đã cho chúng ta những tiền đề lí luận cần thiết để nhận thức về khái niệm
tương tác thể loại. Trần Đình Sử đề cập đến khái niệm thể loại cũng như sự phân
loại văn học và phân chia thể loại tác phẩm. Ông cũng đề cập đến "đặc trưng kép"
của thể loại văn học: thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các
yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn.
Từ đặc trưng ấy, ngay trong việc nghiên cứu thể loại, Trần Đình Sử đã đề xuất
những điều kiện cần và đủ của nhà nghiên cứu: muốn nhận thức đặc điểm của một


thể loại có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của các thể
loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của
tác giả. Đây là những tiền đề lí luận quan trọng cho việc triển khai vấn đề. Muốn
nhận thức về sự tương tác thể loại thì trước hết cần nắm được đặc trưng của từng
thể, cũng như từng loại; phải nhận chân cho được cái nòng cốt bất biến của mỗi
loại/thể. Cuốn Logic học về các thể loại văn học của Kate Hamburger [95] cung
cấp cho đề tài nhiều tiền đề về logic thể loại. Xuất phát từ các cơ sở ngôn ngữ học,
bà đưa ra những đặc trưng của các thể loại mô phỏng như sử thi, kịch; các đặc trưng
của thể loại trữ tình,… Nhưng quan trọng hơn, bà đã dành hẳn một chương để nói
về các thể loại đặc biệt hay còn gọi là hỗn hợp như: ballade, truyện kể ở ngôi thứ
nhất, tiểu thuyết thư tín, tiểu thuyết – hồi kí,… Những thể loại hỗn hợp đó tiềm tàng
trong văn xuôi Việt Nam từ sau đổi mới. Do vậy, chuyên luận trên đã gợi mở cho
tác giả luận án nhiều hướng nhìn thú vị. Năm bài giảng về thể loại của Hoàng
Ngọc Hiến một lần nữa cho ta những đặc trưng của năm thể loại quan trọng trong
văn học hiện đại, đặc biệt là tiểu thuyết. Có ý nghĩa hơn, đó là bài viết: "Đặc điểm
của truyện ngắn hiện đại". Trong những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại có đến
hai đặc điểm thể hiện sự thậm nhập của các thể loại vào truyện ngắn: truyện ngắn

hiện đại gần với thơ và truyện ngắn hiện đại gần với kịch.
Luôn luôn tồn tại bên cạnh tiểu thuyết và rất khó khu biệt rạch ròi về ranh
giới thể loại với tiểu thuyết, đó chính là truyện ngắn. Với quan niệm tương tác thể
loại nằm trong chính đặc trưng của loại thể, công trình Truyện ngắn – lí luận tác
gia và tác phẩm của Lê Huy Bắc trong khi đề cập đến "Truyện ngắn như một thể
loại" đã lưu tâm đến những tác phẩm có sự giao thoa của hai thể loại nói trên. Bài
viết cũng đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại giữa truyện ngắn và thơ, sự gần nhau
giữa truyện ngắn và kịch...
Nếu các công trình trên quan tâm đến thể loại và sự tác động qua lại của một
số thể loại văn học thì chuyên khảo Thi pháp của huyền thoại (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội) chỉ đề cập đến diễn trình của một thể loại duy nhất: đó là các sáng
tác huyền thoại. Trong chuyên khảo này, nhà huyền thoại học nổi tiếng thế giới E.


M. Meletinsky đã xem xét các sáng tác huyền thoại một cách hệ thống: bắt đầu từ
những hình thức cổ xưa nhất cho đến những biểu hiện của chủ nghĩa huyền thoại
trong văn học thế kỉ XX. Ông đặc biệt dành sự lưu tâm đến tầm ảnh hưởng, tác
động của huyền thoại đối với xã hội hiện đại nói chung, văn học nghệ thuật nói
riêng: "Huyền thoại là thế giới, là mảnh đất mà trên đó chỉ có các tác phẩm nghệ
thuật là có thể thăng hoa và phát triển" [215]. E. M. Meletinsky cho thấy tính quanh
co, dích dắc của những mối quan hệ thể loại ngoài hệ thống. Theo đó, huyền thoại
trong văn học thế giới diễn ra hai quá trình: quá trình "giải huyền thoại hóa" và quá
trình "tái huyền thoại hóa". Đặc biệt, xu hướng "tái huyền thoại hóa" diễn ra vừa
mạnh mẽ vừa sâu rộng trong văn học thế giới thế kỉ XX là những tiền đề cần thiết
để xem xét vấn đề mang tính quy luật chung của huyền thoại trong văn xuôi đương
đại Việt Nam. Cũng đề cập đến phương diện này, bài viết "Phương thức huyền
thoại trong sáng tác văn học" của Phùng Văn Tửu (in trong tập Những huyền
thoại của Roland Barthes - NXB Tri thức, 2008) từ việc xem huyền thoại là những
biểu tượng đa nghĩa cần phải giải mã, đã đi sâu đề cập đến huyền thoại như một
phương thức nghệ thuật đang có xu hướng trở thành một trong những kĩ thuật sáng

tác của tiểu thuyết hiện đại. Sự tác động của huyền thoại đến văn xuôi Việt Nam sau
1986 vì vậy cũng được tác giả lưu tâm ghi nhận.
3.2. CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT VỀ SỰ VẬN ĐỘNG THỂ LOẠI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam từ phương diện tương tác thể loại là
một hướng nghiên cứu mới, được một số công trình gần đây quan tâm. Đề tài cấp
bộ: Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
1945 do TS. Tôn Thất Dụng chủ nhiệm đề tài là công trình đầu tiên đặt vấn đề nhìn
diện mạo và đặc điểm văn học một giai đoạn từ hướng tương tác thể loại. Qua bức
tranh sinh động của đời sống tương tác thể loại được chứng minh bằng nhiều cứ liệu
tác giả, tác phẩm; các tác giả đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và sâu sắc
hơn về văn học đầu thế kỉ. Đây là cơ sở để chúng ta có cái nhìn so sánh nhằm nhận
diện văn xuôi giai đoạn từ 1986 đến nay một cách khoa học và thuyết phục hơn.


Cùng với đề tài của Tôn Thất Dụng, qua bài viết "Sự tương tác giữa các thể loại
văn học và thể thơ văn xuôi trong thơ mới 1932 - 1945", Nguyễn Phong Nam đã
đi sâu xem xét tương tác thể loại trong một phong trào thơ có nhiều thành tựu. Ở
đây, ông đã tập trung phân tích về sự tác động của các thể loại đối với việc hình
thành những thể thơ rất đa dạng và đầy sáng tạo trong Thơ mới 1932 - 1945. Bên
cạnh công trình nghiên cứu tương tác thể loại của Tôn Thất Dụng, tác giả luận án
rất quan tâm đến công trình gần đây của Nguyễn Thành Thi, tập tiểu luận - phê
bình: Văn học, thế giới mở. Ngay nhan đề của tập tiểu luận - phê bình cùng với
quan điểm được thể hiện nhất quán trong công trình này: văn học, thế giới mở đã
gợi mở cho luận án một số tiền đề rất quan trọng. Nguyễn Thành Thi dành hẳn một
phần với dung lượng hơn một trăm trang sách để tập trung nhìn văn học dưới góc
độ tương tác: "Một góc nhìn văn học quốc ngữ Việt Nam: vận động và tương
tác". Trong phần này, có bài viết bàn về một mối quan hệ tương tác cụ thể: "Mấy
ghi nhận về tương tác tiểu thuyết - truyện ngắn và sự biến đổi nòng cốt của hai thể
loại này", có bài viết đề cập đến kết quả tương tác thể loại trong một số tác phẩm cụ

thể: Xu hướng tổng hợp thể loại trong "Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp", "Về
tính "phức thể" loại hình và sự hiện diện của "kí" trong văn thơ Hồ Chí Minh",…
Đặc biệt, nếu đề tài cấp bộ của Tôn Thất Dụng hướng đến đối tượng là văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX - 1945 thì ở phần này, Nguyễn Thành Thi vẽ: "Lược đồ"
văn học quốc ngữ Việt Nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại.
Ở đây, Nguyễn Thành Thi là người đầu tiên mạnh dạn định nghĩa cũng như phân
loại hiện tượng tương tác thể loại trong suốt một thế kỉ văn học hiện đại Việt Nam.
Trần Ngọc Dung góp thêm một tiếng nói về thể loại qua bài viết: “Đời sống thể loại
văn học sau 1975". Ở đây, Trần Ngọc Dung chủ yếu đi sâu vào cấu trúc tác phẩm để
thấy được những biến đổi về mặt thể loại của văn học sau 1975 so với văn học 1945
- 1975. Trong những biến đổi đó, tuy không dùng đến khái niệm này, nhưng ông hết
sức lưu tâm đến một số hiện tượng văn học kết tinh thành tựu của tương tác thể loại.
Tương tác truyện ngắn - tiểu thuyết: "Không chỉ tiểu thuyết mà truyện vừa và truyện
ngắn cũng có những biến đổi sâu sắc về mặt thể loại. Do ảnh hưởng của tư duy tiểu


thuyết nên các truyện này có sức chứa lớn hơn kích thước vốn có của chúng" [61,
tr.95]. Tương tác tiểu thuyết - kí, phóng sự: "Các tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh
Tuấn như Đứng trước biển, Cù lao tràm đều có dấu vết của kí và phóng sự trong
đó". Trong tương quan so sánh, ông cũng nhận thấy hiện tượng tương tác thể loại
trong văn xuôi 1945 - 1975: "có một đặc điểm nổi bật là trong văn xuôi 1945 1975, truyện và kí thâm nhập, ảnh hưởng nhau đậm nét, tạo thành mô hình truyện
kí và truyện người thật việc thật" [61, tr.97].
Bên cạnh các cuốn sách quy tụ, tập hợp nhiều ý kiến là các luận án đi sâu
nghiên cứu về văn xuôi giai đoạn này. Luận án của Nguyễn Thị Bình quan tâm đến
Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - Khảo sát trên nét
lớn, trong đó có một nét lớn rất quan trọng, đó là đổi mới về phương diện thể loại.
Luận án Những đặc điểm của văn xuôi Việt Nam cuối những năm 80 đầu
những năm 90 của Hoàng Thị Hồng Hà lại đề cập đến những đặc điểm của văn
xuôi, trong đó có: một quan niệm mới về con người, những đổi mới về ngôn ngữ và
giọng điệu. Tác giả cũng cho ta một cái nhìn sinh động về diện mạo văn xuôi trong

những năm có nhiều đột phá của văn học dân tộc. Luận án của Trần Thị Mai Nhân
quan tâm đến: Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. Trong
công trình này, tác giả luận án cũng dành dung lượng khá lớn cho vấn đề đổi mới tư
duy thể loại. Tuy không trực tiếp nói đến góc nhìn tương tác thể loại, nhưng sự đi
sâu phân tích cấu trúc nội dung và hình thức tiểu thuyết giai đoạn này đã cho chúng
ta những thông tin ý nghĩa để đối sánh giữa các hướng tiếp cận vấn đề.
Dưới góc độ văn học sử còn có nhiều bài viết, trực tiếp hoặc gián tiếp quan
tâm đến vấn đề này. Từ những tiền đề lí luận của M. Bakhtin, Vũ Tuấn Anh lại đi
vào "Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại". Bài viết cung cấp
một cái nhìn khái quát về đời sống thể loại trong văn học sau 1975; đặc biệt, Vũ
Tuấn Anh luôn lưu tâm đến phương diện tương tác thể loại. Ông đặc biệt đề cao góc
nhìn thể loại: theo ông, mỗi giai đoạn văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất,
trong đó có sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại. Do vậy mà, cấu trúc
thể loại của giai đoạn văn học luôn có những nét khác biệt so với giai đoan trước và


sau nó. Do vậy, Vũ Tuấn Anh đi đến một mệnh đề: một phương diện quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả - để nhận thức một giai đoạn văn học là
khảo sát những biến đổi trên mặt bằng thể loại cũng như những biến thái tinh vi bên
trong đời sống của mỗi thể loại. Quan điểm của Vũ Tuấn Anh góp phần tạo nên cấu
trúc quy nạp của luận án. Bùi Việt Thắng có nhiều bài viết về truyện ngắn hiện đại.
Ông phụ trách phần truyện ngắn trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ở đó,
bên cạnh việc trình bày về diễn trình của truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX, tác giả
có chú ý đến mối giao duyên thể loại. Đó là sự giao duyên giữa tự sự và trữ tình để
tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình những thập niên đầu thế kỉ, đó còn là sự hội ngộ
của truyện và kí để tạo ra thể loại truyện – kí trong văn học 45-75. Trong nhận định
chung về truyện ngắn 1975 – 2000, Bùi Việt Thắng ghi nhận rằng: “đã có những
tìm tòi nghệ thuật làm cho thể loại “nhỏ” có sức chứa, hay nói cách khác là có khả
năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu”. Đặc biệt, tác giả bước đầu
đã nhìn thấy những tín hiệu ấy kết tinh trong phong cách một số cây bút văn xuôi,
đặc biệt là Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…

Trong bài viết: "Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại", ông lưu ý:
"Một mặt các nhà nghiên cứu chú ý đến tính chất gần gũi giữa tiểu thuyết và truyện
ngắn, mặt khác đã cố gắng chỉ ra đặc thù của mỗi thể loại trên từng vấn đề tiếp cận".
Từ việc xác định những đặc điểm nòng cốt của mỗi thể loại, ông đề cập đến những
kiểu dạng truyện ngắn "không thuần nhất": truyện ngắn liên hoàn, truyện ngắn kì
ảo, truyện ngắn tâm tình, truyện ngắn rất ngắn,…
Nguyên Ngọc có cái nhìn tập trung hơn, điểm đúng trọng tâm của vấn đề
tương tác thể loại hơn qua bài viết có nhan đề: "Văn xuôi hiện nay - logic quanh
co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng". Đây là bài viết hết
sức gần gũi, giúp người viết mạnh dạn khẳng định về sự tương tác nhiều chiều của
văn xuôi giai đoạn này với những tố chất mới nhưng xuất phát từ trong thực tiễn, từ
logic của đời sống thể loại văn học. Ngoài ra, dấu hiệu của tương tác thể loại trong
văn xuôi giai đoạn này còn được khẳng định rải rác trong nhiều bài viết như: "Ý
thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975" của Nguyễn Bích Thu, quan


niệm về thể tài truyện ngắn giàu chất thơ, giàu tính kịch qua bài viết "Quan niệm
về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975" của Phùng Ngọc
Kiếm, "Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỉ 80
đến nay" của Nguyễn Thị Bình.
Một số nhà nghiên cứu đi sâu vào các quan hệ tương tác cụ thể. "Báo chí và
cuộc hành trình đổi mới văn học" của Trần Thị Trâm khẳng định vai trò của
phóng sự như một cú hích đối với công cuộc đổi mới văn học. Nguyên Ngọc cũng
khẳng định lực đẩy mạnh mẽ đó nhưng có tính quá trình hơn trong bài: "Văn xuôi
hiện nay - logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển
vọng". Phan Trọng Thưởng qua công trình Những vấn đề lí luận và lịch sử kịch
nửa sau thế kỉ XX lại cho ta một chiều tương tác từ kịch. Có thể nói, cùng với
phóng sự là kịch, chỉ có phóng sự đi bên kịch tạo nên bước đột phá của văn xuôi
giai đoạn này.
Cuốn Văn học Việt Nam 1975-1985, tác phẩm và dư luận tập hợp những ý

kiến khác nhau, những cách nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu về văn học 10
năm sau chiến tranh nói chung và văn xuôi nói riêng. Trong đó, các nhà biên soạn
dành nhiều trang cho những tác phẩm văn xuôi xuất sắc: Gặp gỡ cuối năm, Thời
gian của người – Nguyễn Khải, Cù lao tràm, Đứng trước biển – Nguyễn Mạnh
Tuấn, Mưa mùa hạ – Ma Văn Kháng; Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành – Nguyễn Minh Châu. Đặc biệt là bài "Phác họa diện mạo chung của
quá trình văn học 1975-1985". Qua công trình mang tính hợp tuyển này, chúng ta
nhận được nhiều sự phân tích sâu sắc về những đổi mới trong thi pháp thể loại cũng
như quan niệm nghệ thuật về con người, đặc điểm tư duy nghệ thuật của thời đại.
Theo dòng văn học của Bích Thu lại tập trung nói về những dấu hiệu đổi mới của
văn xuôi sau 1975 qua hệ thống môtip, chủ đề. Trong bài "Những thành tựu của
truyện ngắn sau 1975", tác giả nhận định: “truyện ngắn đã bộc lộ tư duy nghệ
thuật tổng hợp, vận động và phát triển phù hợp với bản chất của văn học dân tộc”.
Bích Thu cũng nói đến “áp lực tiểu thuyết”, đi sâu đề cập đến đổi mới kết cấu,
ngôn ngữ, giọng điệu, quan niệm về con người cá nhân,... Cuốn Văn học Việt Nam


sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long chủ biên
dành cả một phần lớn cho văn xuôi sau 1975, trong đó có nhiều bài viết đề cập đến
tiểu thuyết, truyện ngắn trong mối quan hệ với một số thể loại gần gũi. Một số bài
viết khác dành sự quan tâm đến những phương diện đổi mới trong tác phẩm Nguyễn
Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Khắc Trường.
Một số công trình đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Qua những
chuyên luận cụ thể đó, chúng ta có được góc nhìn hệ thống hơn, toàn diện hơn về
từng cây bút văn xuôi. Vả lại, đây đó, trong việc khắc hoạ thế giới nghệ thuật của
từng tác giả, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thể loại
và hiệu ứng của tương tác thể loại. Gần đây, Nhà xuất bản Giáo Dục lần lượt cho ra
đời bộ sách về các tác giả lớn của văn học Việt Nam. Trong đó có các công trình:
Nguyễn Minh Châu - tác giả và tác phẩm, và Nguyễn Khải - Tác giả và tác
phẩm. Hai công trình đã dựng lên chân dung cũng như phong cách mỗi nhà văn

bằng việc tập hợp những bài viết hết sức có uy tín của nhiều nhà nghiên cứu. Các
tác giả cho ta nhìn được tính quá trình trong sự nghiệp riêng của từng nhà văn. Từ
đó, thấy được những bứt phá đi lên trong giai đoạn đổi mới. Cuốn Nguyễn Minh
Châu – tài năng và sáng tạo nghệ thuật cũng tuyển chọn nhiều bài viết về những
nỗ lực cách tân “dũng cảm rất điềm đạm” và những “cảm nhận từ thế giới nghệ
thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu”. Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh cũng được
nhiều người quan tâm nghiên cứu: Nguyễn Thị Hồng Giang với công trình "Tạ
Duy Anh và việc làm mới tiểu thuyết", Vũ Lê Lan Hương "Thế giới nhân vật
trong sáng tác Tạ Duy Anh", Võ Thị Thanh Hà "Quan niệm về con người trong
tiểu thuyết Tạ Duy Anh",… Nhiều tác giả, tác phẩm văn xuôi giai đoạn này dành
được sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu mà của rộng rãi công chúng: Bảo
Ninh, Hoà Vang, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp,…
Nguyễn Huy Thiệp thực sự gây “bão tố” trong dư luận. Trong tạp chí, trên Internet
và xôn xao giữa đời sống, đâu đâu người ta cũng bàn về hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp. Những bài viết có trọng lượng được tập hợp trong hai cuốn Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp và Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận. Hai tuyển tập thực sự


thể hiện tính dân chủ trong phê bình. Nhờ đó, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta
bắt gặp nhiều góc nhìn, hướng nhìn; nhiều khi đồng điệu nhưng đôi khi “lệch pha”,
ngược chiều. Điều gặp nhau là đều thừa nhận tính đa dạng, tính “hai lần lạ” trong
sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Qua từng nét vẽ, qua từng tác phẩm ta thấy được bức
tranh rậm rạp của những yếu tố thể loại đan xen trong tác phẩm cây bút này. Một số
bài viết đề cập đến các phương diện tương tác phong phú trong sáng tác của cây bút
này: "Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền
thuyết văn học", "Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp của T.N. Philimonova", "Tư
duy tiểu thuyết và folklore hiện đại" của Hoàng Ngọc Hiến, "Lời thoại trong truyện
ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp" của Nguyễn Thị Hương,…
Một cái nhìn sâu hơn, bài bản hơn, tập trung hơn được thể hiện trong hai
chuyên luận: Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của Tuyết Nga và Phong cách

nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan. Hai chuyên luận đi sâu
khảo sát về những phương diện để lại dấu ấn đặc sắc trong phong cách của hai cây
bút văn xuôi có những bứt phá mạnh mẽ về thể loại này. Tiềm tàng trong những dấu
hiệu đó là biểu hiện đa dạng, phong phú của hiện tượng tương tác thể loại.
Ngoài ra còn nhiều bài viết khác liên quan đến đề tài trên các trang mạng,
trên các tạp chí chuyên ngành, trong các luận văn, luận án,… Các công trình trên là
những tiền đề quan trọng cho việc đi sâu triển khai đề tài. Mỗi người một nét vẻ
riêng, nhưng tất cả còn rất tản mác, thiếu tính hệ thống. Văn xuôi Việt Nam từ 1986
đến nay vẫn đang tiếp diễn. Dưới góc độ tương tác thể loại thì đây là mảnh đất mới
mẻ nhưng sẽ là miền đất hứa. Còn nhiều khoảng trống cần khám phá, còn nhiều câu
hỏi cần tìm lời giải đáp. Thực sự cần một đề tài đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ
thống về văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay dưới góc nhìn tương tác thể loại.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thể loại và tương tác thể loại trong một giai đoạn văn học, đề tài
trước hết ứng dụng các phương pháp đặc thù: phương pháp loại hình, phương pháp
cấu trúc - hệ thống. Hai phương pháp nghiên cứu cơ bản này gắn bó chặt chẽ với
nhau, tương hỗ cho nhau. Phương pháp loại hình được sử dụng trong việc xác định


các quan hệ cộng đồng giá trị. Từ đó, luận án sử dụng phương pháp loại hình với cả
hai chức năng chủ yếu của phương pháp này: vừa nhằm phân loại các loại/thể làm
cơ sở cho việc nhận thức sự tương tác thể loại vừa nhằm chứng minh cho sự sinh
thành của những tiểu loại, những biến thể mới với những tín hiệu thẩm mĩ mới.
Theo đó, phương pháp loại hình được sử dụng nhằm xác định các yếu tố thuộc về
nòng cốt bất biến của các loại/thể. Từ cái bất biến để đi đến cái khả biến, từ một tiêu
thể để xem xét các biến thể phong phú trong diễn trình tương tác thể loại của văn
học giai đoạn này. Bên cạnh đó, nghiên cứu tương tác thể loại là nghiên cứu văn
học trong thế động, trong sự tác động qua lại lẫn nhau; do vậy, phương pháp loại
hình không thể tách rời phương pháp cấu trúc hệ thống. Trong mục giới thuyết về
khái niệm tương tác thể loại, chúng tôi có trình bày một số vấn đề có tính chất

phương pháp luận của phương pháp này làm cơ sở cho việc ứng dụng nhất quán
trong luận án: quan niệm về hệ thống trong hệ thống, quan niệm về hệ thống mở,
quan niệm về một hoặc một vài yếu tố hạt nhân của hệ thống, quan niệm về tính
biến đổi của hệ thống. Với những nền tảng đó, phương pháp cấu trúc - hệ thống là
cơ sở quan trọng của luận án trong việc nhận thức các kiểu, các chiều, các cấp độ
tương tác thể loại. Phương pháp cấu trúc - hệ thống cũng được sử dụng trong suốt
luận án nhằm nhận thức về cấu trúc thể loại của một giai đoạn cũng như cấu trúc
của từng thể loại văn học. Từ cấu trúc - hệ thống của văn xuôi, luận án đi đến khái
quát về cấu trúc - hệ thống những tín hiệu mới của văn xuôi.
Để làm rõ vấn đề, tăng tính thuyết phục của các luận điểm quan trọng trong
luận án, chúng tôi kết hợp hai phương pháp trên với phương pháp so sánh - đối
chiếu. Phương pháp so sánh - đối chiếu chủ yếu được sử dụng ở các phương diện:
so sánh đồng đại và so sánh lịch đại.
Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm tiếp cận, tìm
hiểu, thu thập và xử lí thông tin. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết do vậy được sử
dụng kết hợp với thao tác xử lí tài liệu như thống kê, phân loại, hệ thống hoá,…


Bên cạnh đó, luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu đặc
thù như: phương pháp thi pháp học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp,…
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài đề xuất một góc nhìn mới trong nghiên cứu văn học, góc nhìn tương
tác thể loại. Quan trọng hơn, với cấu trúc luận án theo hướng quy nạp để từ việc
khảo sát những biểu hiện cụ thể của tương tác thể loại trong tác phẩm đi đến những
tín hiệu thẩm mĩ mới như những hiệu ứng trực tiếp từ sự tương tác thể loại; bên
cạnh việc đề xuất góc nhìn, luận án đã thực hiện một quy trình tiếp cận vấn đề
tương tác thể loại vừa cụ thể vừa khoa học. Quy trình tiếp cận đó không chỉ mở
đường cho việc ứng dụng góc nhìn tương tác thể loại để nghiên cứu văn học một
thời kì, một giai đoạn mà còn gợi mở hướng nghiên cứu đối với từng tác giả, tác

phẩm cụ thể. Từ đóng góp chung đó, luận án có những đóng góp cụ thể sau:
- Qua chương 1 và chương 2, luận án đi sâu nhìn tương tác thể loại từ hai thể
loại chủ đạo: chương 1, nhìn từ tiểu thuyết; chương 2, nhìn từ truyện ngắn. Đây là
hai thể loại kết tinh thành tựu của văn xuôi giai đoạn này. Do vậy, từ góc nhìn của
hai thể loại này, luận án đã khái quát được bức tranh tương tác thể loại với những
chiều, những kiểu, những cấp độ tương tác vừa phong phú vừa độc đáo. Với việc
chú trọng nghiên cứu từ cấu trúc chỉnh thể đời sống thể loại, bên cạnh những luận
điểm khái quát; luận án đã đi sâu phân tích sự kết tinh những tố chất thể loại khác
nhau trong từng tác giả, tác phẩm như những minh chứng thuyết phục và khoa học
nhất về kết quả của những quan hệ tương tác thể loại.
- Với việc xem xét văn xuôi từ chính những vận động, biến đổi trong cấu trúc
thể loại, luận án đi đến những khái quát quan trọng về những tín hiệu mới của văn
xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay. Giới nghiên cứu đã có những công trình khái quát
về văn xuôi giai đoạn này nhưng hoàn toàn chưa có công trình nào nhìn một cách hệ
thống từ góc nhìn tương tác thể loại. Bằng lối đi riêng đó, luận án đã tìm ra những
tín hiệu mới của văn xuôi từ chính bản thể thể loại văn học.


6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu (15 trang) trình bày những vấn đề chung có tính trường
quy: Lí do chọn đề tài, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, Lịch sử vấn đề, Phương
pháp nghiên cứu, Đóng góp mới của luận án; phần Kết luận (6 trang); Tài liệu
tham khảo; phần Nội dung chính của luận án gồm 173 trang được cấu trúc thành
03 chương với tên gọi cụ thể như sau:
Chương 1. Tương tác thể loại trong văn học và sự tương tác thể loại
trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - nhìn từ tiểu thuyết (56 trang)
Chương 2. Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến
nay - nhìn từ truyện ngắn (64 trang)
Chương 3. Những tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ sự tương tác thể loại (53 trang)



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ SỰ TƯƠNG TÁC
THỂ LOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY – NHÌN TỪ
TIỂU THUYẾT
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯƠNG TÁC THỂ
LOẠI TRONG VĂN HỌC
Dưới góc độ triết học, có thể nói: vận động là xu thế tuyệt đối, đứng yên chỉ
là trạng thái tương đối, tạm thời. Tương tác và tương tác thể loại trong văn học cũng
tất yếu như sự vận động của cuộc sống. Những năm gần đây, người ta bàn nhiều
đến khái niệm tương tác, lĩnh vực nào chúng ta cũng bắt gặp khái niệm tương tác:
truyền hình tương tác, âm nhạc tương tác, nghệ thuật tương tác, dạy học tương
tác,… Tương tác thể loại trong văn học vừa mang đặc điểm chung vừa có những
đặc thù riêng.
1.1.1. SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI BẮT NGUỒN TỪ CHÍNH ĐẶC
TRƯNG CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC
Tương tác thể loại trong văn học không phải là vấn đề quá mới mẻ mà nó bắt
nguồn từ chính đặc trưng cơ bản nhất của thể loại văn học.
1.1.1.1. Thể loại văn học được hiểu là một hiện tượng loại hình của sáng tác
và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác
phẩm. Trần Đình Sử (Giáo trình Lí luận văn học, Phương Lựu (chủ biên), Nhà xuất
bản Giáo Dục, Hà Nội, 1997): "Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống,
một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đời sống,
đồng thời cũng là một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật" [220]. Nhiều nhà
nghiên cứu cũng thống nhất về khái niệm thể loại như một hình thức chỉnh thể có
tính quy luật của loại hình. Nhưng bên cạnh đó, người ta cũng thừa nhận rằng: “Bản
chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vận động cuộc sống
cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh



giao tiếp và làm cho chúng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong các tác
phẩm nghệ thuật độc đáo” [220]. Do vậy mà, muốn nhận thức đặc điểm của một
thể loại có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về các quy luật lặp lại của các thể
loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của
tác giả. Có thể nói, thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các
yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn.
Tính hai mặt của một vấn đề nằm sâu trong bản chất thể loại chính là xuất phát
điểm của vấn đề tương tác.
Sự phân loại văn học là bước đầu tiên để nhận thức các quy luật thể loại. Các
nhà lý luận văn học bậc thầy từ Aristoteles cho đến Boileau đều xuất phát từ ba
phương thức phản ánh hiện thực mà phân chia toàn bộ tác phẩm văn học thành 3
loại: tự sự, trữ tình, kịch. Trong quá trình phát triển của đời sống văn học nói chung
và đời sống cụ thể của văn học Việt Nam nói riêng đã sản sinh ra các “thể”, các
“tiểu loại” phong phú mà những cách phân loại trước đó tỏ ra bất cập, thiếu khả
năng bao quát. Trong giáo trình Lí luận văn học [220], Trần Đình Sử đã khắc phục
những nhược điểm trên bằng cách chia một cách quy ước thành 5 loại. Ngoài 3 loại
theo cách “chia ba”, bổ sung vào 2 loại mới là: kí và văn chính luận. Đó là nấc
thang đầu tiên để tiến đến việc phân chia thể hoặc thể loại tác phẩm. Các nhà nghiên
cứu thống nhất chia loại ra các “thể” và xem “thể” như là một tiểu loại. Yếu tố ổn
định, truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của từng
loại thể: tác phẩm trữ tình khác tác phẩm tự sự, tiểu thuyết khác truyện ngắn,... Đó
là cơ sở đầu tiên của vấn đề tương tác.
Nhưng điều chúng ta lưu tâm hơn là “các yếu tố đổi mới do sự phát triển văn
học và tài năng sáng tạo của nhà văn”. Trần Đình Sử khẳng định sự phân chia thể
loại rõ ràng là “vấn đề có tính thứ hai”, “vấn đề có tính thứ nhất” vẫn là hình thức
tồn tại phong phú và độc đáo của chỉnh thể tác phẩm: “Nghệ sĩ lớn thường tiếp thu
các truyền thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loại mới”. Nguyễn
Thành Thi nói đến cái “nhìn sang”, sự hút hương nhụy một cách đầy khôn ngoan
trong tính chất của tương tác thể loại:



Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một "nòng cốt" thể loại tồn tại như
những mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối,
và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác một thể loại nào đó, một
mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, mặt khác – ít
hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách
“nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp
kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn” [357,
tr12].
Mỗi nền văn học, qua những thời đại khác nhau hình thành hệ thống thể loại
khác nhau và hệ thống đó cũng biến đổi. Vì thế, nhiều nhà lí luận văn học đề xuất:
nghiên cứu thể loại phải chú ý đến tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc và tính
biến đổi của nó. Thể loại vừa là “cái trí nhớ siêu cá nhân của nhân loại” nhưng
đồng thời lại luôn được tái sinh, đổi mới trong từng giai đoạn phát triển văn học,
trong từng thể loại, trong từng tác phẩm cụ thể, cá biệt. Tên gọi thể loại về nguyên
tắc chỉ có một nhưng đời sống thể loại thì phong phú, sinh động vô cùng. “Mỗi giai
đoạn, mỗi thời kì văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất trong đó có sự liên
kết và tác động lẫn nhau giữa các thể loại” [220]. Đặc điểm văn hóa – xã hội, thị
hiếu thẩm mĩ, trình độ nhận thức của mỗi thời đại thay đổi sẽ làm thay đổi hệ thống
thể loại và hệ quả là, thay đổi quan hệ tương tác giữa các thể loại trong chỉnh thể ấy.
Trên cơ sở tiếp cận vấn đề thể loại như trên, để thống nhất trong cách dùng
thuật ngữ, tiến tên việc gọi tên chính xác và logic các hiện tượng/kiểu/loại/cấp độ
tương tác, chúng tôi nêu lên ở đây một số giới thuyết cụ thể. Luận án chọn cách
phân chia thể loại thành hai cấp độ. Trên bình diện phương thức phản ánh, luận án
sử dụng khái niệm loại/loại hình. Trên bình diện hình thái tác phẩm, luận án sử
dụng khái niệm thể loại/thể; trong đó, khái niệm "thể loại" được dùng phổ biến
trong nhiều trường hợp, khái niệm "thể" được dùng trong những trường hợp đề cập
đến những tiểu loại cụ thể của văn xuôi Việt Nam giai đoạn này.
1.1.1.2. Từ đặc trưng cơ bản là sự vận động, tính biến đổi của thể loại, chúng

ta sẽ thấy: tương tác thể loại là vấn đề nằm sâu trong logic của thể loại. Điều này đã


được Kate Hamburger đề cập rất thuyết phục trong chuyên luận Logic học về các
thể loại văn học [95]. Đành rằng, mỗi thể loại có những logic riêng: “Sử thi như
một truyện kể bằng độc thoại tường thuật về một cốt truyện, nguyên tắc trữ tình như
là sự trình bày một trạng thái bằng độc thoại, và kịch như là sự trình bày một cốt
truyện bằng đối thoại" (J Petersen),... nhưng nhiều khi chúng lại thâm nhập lẫn
nhau, tác động vào nhau. Ví như sự can thiệp của cái tôi ở ngôi thứ nhất vào tiểu
thuyết trần thuật ở ngôi thứ ba là “một nụ cười mỉm hài hước, như một trò chơi”.
Sự tương tác thể loại nhiều khi sáng tạo nên những thể loại mới cho đời sống văn
học. Ballade ở phương Tây là một thể loại được tạo ra do sự thâm nhập lẫn nhau
giữa yếu tố trữ tình và yếu tố hư cấu. Goethes đánh giá rất cao thể loại ballade này:
“Tập hợp lại trong bài thơ nhỏ nhất ba hình thức tự nhiên đích thực của văn học:
sử thi, nghệ thuật trữ tình, kịch” [95, tr.412]. Kate Hamburger cho rằng, việc phân
biệt ranh giới giữa các thể loại là nhằm nhận thức về các thể loại quá độ. Thế
nhưng, ranh giới ấy là hết sức mềm dẻo và tương đối. Bởi, bà nhấn mạnh rằng:
“Việc vạch ra các ranh giới lí luận chặt chẽ cũng sẽ không thích hợp như việc đưa
ra các đánh giá khinh suất trong khi nói về các hình thức không thuần túy” [95,
tr.417]. Từ quan niệm như vậy, các nhà nghiên cứu nói đến ballade là kẻ tiếm vị về
cấu trúc trong không gian trữ tình. Bên cạnh đó, các ông cũng nhận thức giá trị của
các truyện kể ở ngôi thứ nhất như một kẻ tiếm vị cấu trúc trong không gian hư cấu.
Người ta không thể từ chối với truyện kể ở ngôi thứ nhất các đặc tính văn học tự sự
cũng như văn học trữ tình.
1.1.2. TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG "THỜI CỦA TIỂU
THUYẾT"
Tương tác thể loại xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại nhưng mỗi thời
đại, mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, thậm chí mỗi chặng đường văn học, sự tương tác thể
loại diễn ra với những hình thức, những đặc điểm - tính chất, những kiểu dạng
riêng,… Do vậy mà vai trò cũng như ý nghĩa của sự tương tác cũng được thể hiện

khác nhau. Trong văn học dân gian và cả văn học trung đại, chúng ta nhìn thấy tính
tạp chủng, dấu ấn của “hợp chủng quốc thể loại” trong tác phẩm như hệ quả của


“tính nguyên hợp”, “tính bất phân” của văn học. Trong tiến trình hiện đại hóa văn
học dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có một giai đoạn quá độ để những thể
loại ngoài rìa được chuyển vào vị trí trung tâm và những thể loại trung tâm trở
thành thứ yếu, nhiều tác phẩm có sự “giao thoa thể loại”; tiểu thuyết viết bằng thơ,
văn xuôi viết bằng văn biền ngẫu,… là những kiểu tương tác trong những giai đoạn
văn học cần có bước chuyển để trưởng thành, hoàn thiện thể loại. Sự “hội ngộ” giữa
phóng sự - tiểu thuyết và tiểu thuyết - phóng sự, sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự để
tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình, sự “xâm lăng của thơ vào văn xuôi” những năm
30 của thế kỉ trước... lại là những biểu hiện khác của tương tác thể loại. Văn xuôi
Việt Nam từ sau đổi mới tiến thêm một bước nữa trong tính biến đổi đầy sáng tạo
ấy.
Do vậy, nghiên cứu sự tương tác thể loại trong văn xuôi, không thể không
lưu tâm đến quan điểm của M. Bakhtin. Ông quan tâm đến quan hệ hài hoà giữa các
thể loại trong những thời kì tiểu thuyết tồn tại ngoài thềm của cái gọi là "đại văn
học"; nhưng ông quan tâm hơn đến "cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch
sử hơn giữa các thể loại, sự biến thái và phát triển cái nòng cốt thể loại của văn học"
khi tiểu thuyết trở thành thể loại trung tâm của đời sống văn học.
M. Bakhtin đặc biệt đề cao vai trò của tiểu thuyết trong đời sống văn học
hiện đại. Nếu thể loại là nhân vật chính của tiến trình văn học thì tiểu thuyết, thêm
một lần nữa, lại là nhân vật chính của cấu trúc thể loại văn học hiện đại: tiểu thuyết
là “nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới”. Ông cho rằng,
cuộc sống lịch sử của các thể loại khác mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc sống
của các thể loại đã hoàn bị, với nòng cốt đã đông cứng lại và đã ít uyển chuyển.
“Nghiên cứu các thể loại khác tựa hồ như những tử ngữ; nghiên cứu tiểu thuyết
giống như nghiên cứu những sinh ngữ, mà lại sinh ngữ trẻ” [27, tr.22].
Trong những thời đại tiểu thuyết tồn tại một cách không chính thức, tất cả

các thể loại văn học, ở mức độ nhất định đều bổ sung hài hòa cho nhau, và hệ thống
thể loại hiện ra như một chỉnh thể hữu cơ có trật tự. Những thể loại đó có thể giới
hạn nhau và bổ sung cho nhau mà vẫn giữ nguyên bản chất loại hình của mình. Đời


×