Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su nhà nai bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
….0…

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT Ở
NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI-BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Hóa nông nghiệp
Người dướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bỉnh

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn này với đề tài “ Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở
nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương”, ngoài sự nổ lực của chính bản thân em
còn nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều thầy cô và bạn bè. Nhân đây em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Văn Bỉnh là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình thưc hiện khóa luận.
Cô Trần Thị Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá
trình em thực hiện khóa luận.
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Hưng – tổ hóa
phân tích và quý thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm tổ hóa công nông và tổ hóa
phân tích.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa đã giảng dạy em trong 4 năm qua.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp hóa 4C cũng như các bạn sinh viên đang thực
hiện khóa luận về hóa môi trường đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiên.


Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong những lúc
khó khăn khi thực hiện đề tài.
Do lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm, kiến
thức chuyên ngành còn hạn chế, thời gian thực hiện tương đối ngắn nên không tránh
những sai sót. Vì thế em mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô và
bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Trà My


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Danh mục các bảng

Bảng 1.1.

Tỷ lệ lân trong một số cây trồng ..................................................... 6

Bảng 1.2.

Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất ........................................ 7

Bảng 1.3.

Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN .................. 9


Bảng 1.4.

Đất feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ ......................... 13

Bảng 1.5.

Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm ................................... 13

Bảng 1.6.

Hàm lượng lân (P 2 O 5 ) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam . 14

Bảng 1.7.

Ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau ......................... 19

Bảng 1.8.

Lượng P 2 O 5 dễ tiêu trên một số loại đất ........................................ 24

Bảng 1.9.

Lượng P 2 O 5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ ............... 25

Bảng 1.10. Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ ............................... 26
Bảng 1.11. Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo
phương pháp Axikinazi ...................................................................................... 26
Bảng 1.12. Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH .............. 27
Bảng 3.1.


Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất ........................................... 36

Bảng 3.2.

Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kieecxanop ................ 37

Bảng 3.3.

Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani ........................... 37

Bảng 3.4.

Chỉ tiêu đánh giá P 2 O 5 dễ tiêu theo Machighin ............................. 38

Bảng 6.1.

Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức ................... 53

Bảng 6.2.

Số mg P 2 O 5 /100g đất khô tuyệt đối ............................................... 54

Bảng 6.3. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kieecxanop ............... 55
Bảng 6.4. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức .................... 56
Bảng 6.5. % P trong đất khô tuyệt đối của các mẫu đất................................... 58
Bảng 6.6.

Đánh giá lân tổng số trong các mẫu đất.......................................... 58

Bảng 6.7.


Kết quả đánh giá về hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu ............. 59

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Danh mục các hình ảnh

Hình 5.1. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Nhà Nai ................................ 46
Hình 5.2. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................... 47
Hình 5.3. Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai ........................................... 48
Hình 5.4. Rừng cao su ở nông trường Nhà Nai ............................................... 48
Hình 5.5. Mẫu 1 – Lô I14 ................................................................................. 48
Hình 5.6. Mẫu 2 – Lô O18 ............................................................................... 48
Hình 5.7. Mẫu 3 - Lô K10 ............................................................................... 49
Hình 5.8. Mẫu 4 – Lô K15 ............................................................................... 49
Hình 5.9. Mẫu 5 – Lô C17 ............................................................................... 49
Hình 5.10. Mẫu 6 – Lô L2.................................................................................. 49
Hình 5.11. Mẫu 7 – Lô E21................................................................................ 49
Hình 6.1. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu ........................................ 53
Hình 6.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân tổng số ....................................... 56

SVTH: Võ Thị Trà My


Trang 3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
Danh mục các bảng ...................................................................................................2
Danh mục các hình ảnh ............................................................................................3
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN ........................................................................1
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2] ......... 1
1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng ............................................................................. 1
1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng ........................................................ 2
1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất .............................................................. 4
1.2.

LÂN TRONG CÂY [2] ............................................................................................. 5

1.2.1.

Tỷ lệ lân trong cây ............................................................................................... 5

1.2.2.

Những dạng lân trong cây ................................................................................... 7

1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2] ............................................................................................... 13
1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất ................................................................................................ 13
1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7] ............................... 16
1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2] ................ 23

1.4. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [2] ...................................... 25
1.4.1. Khả năng hấp thụ lân của đất .............................................................................. 25
1.4.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất .................................................................................. 29

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG .....................................................31
2.1. ĐỊNH NGHĨA [5] ........................................................................................................ 31
2.2. ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG [3] ..................... 31
2.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG THƯỜNG DÙNG [3] ................................................................ 32
2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT [3] .................................... 33

Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN TRONG ĐẤT ................35
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT .................. 35
3.1.1. Phương pháp thể tích (theo Loren-Seppe)[8] ....................................................... 35


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

3.1.2. Phương pháp trắc quang ....................................................................................... 36
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT ...................... 38
3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8] ................................................................................ 38
3.2.2. Phương pháp Oniani [8] ....................................................................................... 38
3.2.3. Phương pháp Machighin [8] ................................................................................ 39
3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12] ........................................................................... 39

Chương

4:


TỔNG

QUAN

VỀ

CÁC

ION

GÂY

ẢNH

HƯỞNG

ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT ........................................41
4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6] ..................................................................... 41
4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT ..................................................................... 41
4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT...................................................................... 42
4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ ............................................................................................. 43

Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH
DƯƠNG ....................................................................................................................44
5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG ....................................................................... 44
5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO SU
PHƯỚC HÒA..................................................................................................................... 45
5.3. LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU ĐẤT .......................................................................... 48

Chương 6. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................51

6.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT ........................................................................................... 51
6.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU ............................................................................ 52
6.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU ............................................................. 53
6.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ ........................................................... 56

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

LỜI MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhằm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp để tăng tỉ trọng của các ngành
công nghiệp, dịch vụ và thương nghiệp...Bên cạnh đó vẫn áp dụng những tiến bộ
khoa học kĩ thuật mới vào lĩnh vực nông nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và năng suất sản phẩm.
Lân là một trong các yếu tố quan trọng của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng,
đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và
vận chuyển các chất trong cây.
Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây.
Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin.

Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường
saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng
dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân.
Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên
thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân
nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng
Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng
suất cao.
Trong đất ngoài các chất dinh dưỡng còn có các chất và ion cản nhiễu ảnh hưởng
đến hàm lượng của lân làm cho cây trồng phát triển dẫn đến năng suất không cao.
Với vai trò quan trọng của lân đối với đất trồng, đến năng suất cây trồng ảnh
hưởng đến đời sống của của người dân, tôi chọn đề tài :” Khảo sát hàm lượng của
lân trong đất ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
-

Phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai.

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Đánh giá hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


III.
-

Nghiên cứu tổng quan về lân.

-

Nghiên cứu loại đất khảo sát.

-

Nghiên cứu đặc điểm vùng khảo sát.

-

Nghiên cứu cơ sở lí luận các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài.

-

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trong đất đến hàm lượng lân.

-

Phân tích, đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
-

Phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu.


-

Sử dụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đất ở
nông trường.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức.

-

Phương pháp thực nghiệm.

-

Phương pháp phân tích – tổng hợp.

VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng lân trong đất.
Từ đó có thể xác định loại phân và hàm lượng phân thích hợp góp phần nâng cao
năng suất cây trồng
VII.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

-

Đất ở nông trường Nhà Nai.


-

Dùng phương pháp trắc quang.

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 4


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2]
1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng
-

Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò

quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các
chất trong cây.
-

Lân giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tế bào.

-

Lân là một phần nồng cốt của chất nucleoproteit và có sự liên kết chặt chẽ

với đạm, khi cây tăng trưởng lên sẽ hình thành thêm tế bào mới nên có thêm
nucleoproteit, do vậy mà cây phải hút thêm cả đạm và lân.
-


Nếu trong đất có lân nhưng không có đạm thì cây không phát triển được và

ngược lại, nếu chỉ có đạm mà không có lân thì cây cũng không có nucleoproteit,
nhân tế bào sẽ không được hình thành. Những chất như photpholipoit là những hợp
chất béo của lân cũng tham gia tích cực vào việc hình thành ra màng tế bào.
-

Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của

cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp
nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.
-

Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây

phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất
đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây
ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía…
-

Nhiều hợp chất phức tạp khác tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp

của cây để sống và phát triển đều có chứa lân.
-

Nói tóm lại, trong rất nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cây, luôn luôn có

sự tham gia của chất lân.



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng
-

Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút nên có vai trò quan

trọng trong thời gian sinh trưởng đầu, trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây
chống đỡ với điều kiện bất thuận ( hạn và rét).
-

Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón

cân đối đạm – lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhiều hoa, sai quả và phẩm
chất nông sản tốt. Người ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình
chín. Cây lúa được bón đủ lân bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm. Lúa được bón đủ
lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh sớm, bộ lá lúa ngắn, phiến
lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt trên bông
đều giảm.
-

Thiếu lân vừa các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang

màu nâu rồi chết.
-

Thiếu lân cây trồng phát triển kém, mọc còi cọc, chậm lớn, ít phân cành, lá


cứng đờ không mềm mại, màu sắc xạm hơn, phiến lá bé đi, cây ít đẻ, bộ rễ kém phát
triển, đường tích lũy có khuynh hướng tạo thành những sắc tố “ anthoxyan” nên
nhiều loại cây trồng khi thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay
đỏ. Nếu thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát
triển kém.
-

Lá già, thiếu lân thường rụng sớm, có màu huyết dụ, xuất phát từ đầu ngọn lá

rồi lan dần vào thân, có thể lan hết khắp lá.
-

Thiếu lân cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh

nhiều hơn vàng.
-

Thiếu lân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phấn hoa, ảnh hưởng đến

sự hình thành quả và hạt, có thể gây ra rụng hoa, không đậu quả hoặc rụng quả non
trầm trọng.
-

Đối với cây họ đậu, thiếu lân thì việc hình thành nốt sần bị giảm sút, cây phát

triển kém, năng suất thấp vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình
sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
SVTH: Võ Thị Trà My


Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Thiếu lân, cây hút đạm vào tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không

chuyển sang dạng protit được, và đó cũng là một môi trường thuận lợi cho công
việc phát triển của nhiều loại bệnh nấm. Đối với những cây họ lúa, thiếu lân lá mềm
yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có
màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút
của nó màu đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm lượng protein trong cây giảm. Đối với
cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả có hàm
lượng axit cao.
-

Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất

hiện vết nứt gãy ở lá già.
-

Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong

cây. Đối với những cây trồng để lấy dầu như dừa, đậu phộng, đậu nành…nếu bón
lân đầy đủ mới có hàm lượng chất béo cao. Lân có khả năng hình thành một số loại
vitamin. Lân cần thiết để nâng cao phẩm chất của hạt giống.
-


Về mặt cơ chế dinh dưỡng: trong cây lân di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều so

với sự di chuyển của lân trong đất. Trong quá trình dinh dưỡng cho cây, lân lại có
khả năng chuyển biến từ dạng ion này sang dạng ion khác. Ví dụ ion H 2 PO 4 - sang
dạng HPO 4 2- + H+ nên điều hòa được pH trong dung dịch cây, có vai trò của tác
nhân đệm, giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá kiềm, hay ngược lại, từ
dạng HPO 4 2- +H+ của dung dịch thành H 2 PO 4 - giúp cây chịu đựng được môi trường
có pH quá chua. Do vậy, nhờ bón lân mà sức chịu đựng của cây càng cao đối với
phản ứng của môi trường hay nói khác đi, lân cũng có tác dụng giải độc cho cây.
-

Cây hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất chủ yếu trong giai đoạn đầu nên

phân lân thường dùng để bón lót. Ví dụ: đối với cây lúa thì cần phải có một lượng
lân hòa tan cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn sinh trưởng đầu: khi cây mạ bắt
đầu sử dụng hết dữ trữ lân trong hạt, bộ rễ phải hút chất lân hòa tan trong dung dịch
đất. Tuy chỉ cần đến một lượng lân rất nhỏ và nồng độ rất loãng nhưng nếu đất
chua, giàu sắt, nhôm thì vẫn không đủ cho cây hút. Vì vậy mà phải bón lót lân thế
nào để ngay sau khi mạ mũ chông, trong đất đã có sẵn lân hòa tan dễ tiêu cho nó.
SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Vài ba tuần sau, khả năng hút lân của bộ rễ đã tăng lên nhiều, đồng thời khối lượng

phân bón cũng đã phân giải nhiều, cung cấp được nhiều lân dễ tiêu, giúp cho cây
lúa tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, lân sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ

-

theo con đường đồng hóa sơ cấp lân bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu
cơ quan trọng và tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do vậy, có
thể nói rằng lân đóng vai trò quan trọng quyết định chiều hướng, cường độ các quá
trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng.
1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất
-

Khi nói đến vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất tức nói đến hàm

lượng lân trong đất mà hàm lượng này được quy ước bằng lượng “lân tổng số”
trong đất, tức là tổng số hết tất cả các hợp chất lân có trong đất mặc dù kết hợp với
cation nào, ở dạng hữu cơ hoặc vô cơ.
-

DeTurk (1931) đã nhận định rằng : “ Những chân đất phải làm giàu lân mới

có độ phì nhiêu cao, và ngược lại, những chân đất có độ phì nhiêu cao đều là những
chân đất giàu lân”.
-

Vohlt Manm (1940) đã căn cứ vào hàm lượng lân của đất để phân loại đất

tốt, đất xấu như sau:
+ Đất rất tốt: > 0,2% P 2 O 5 .

+ Đất tốt: 0,1 – 0,2% P 2 O 5 .
+ Đất xấu:< 0,06% P 2 O 5 .
-

Những vùng đất có độ phì nhiêu cao như vùng đất đen ôn đới của Liên Xô cũ

( gọi là đất “tchernozen”), đất đen nhiệt đới, “margallit” của Indonesia, đất đỏ
“bazan” của Việt Nam, đất hoàng thổ của Trung Quốc, đất phù sa sông Nin trồng
bông của Ai Cập… cũng chính là những vùng đất có lượng lân cao nhất hoặc rất
cao.
-

Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cây nên ảnh

hưởng đến năng suất của sản xuất nông nghiệp. Như ta đã biết, ba yếu tố dinh
SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

dưỡng nòng cốt của cây là: đạm, lân, kali nhưng nhiều trường hợp thì đất thiếu kali,
còn đạm thì có thể bổ sung từ sự phân giải chất hữu cơ trong đất, từ nước mưa…
Nhưng đặc biệt, trong thiên nhiên, không có nguồn nào bổ sung lân cho đất thì đất
thiếu lân trầm trọng, có nơi lại tích lũy thành từng mỏ lớn hay gọi là “ mỏ photphat
thiên nhiên”. Chính vì vậy mà cần phải đào lấy lân từ các mỏ đó để cung cấp lân
cho những vùng còn thiếu lân để nâng cao độ phì nhiêu của đất.

-

Nếu như trên đất nông nghiệp mà ta chỉ trồng độc canh một loại cây mà lại

chăm bón quá ít thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị cây lấy đi… và do đó, hàm
lượng lân trong đất bị tiêu hao dần và qua nhiều thế hệ canh tác đất ngày càng
nghèo lân. Nếu phân bón không đầy đủ cộng với sự hao phí lân do xói mòn, do rửa
trôi … thì đất càng ngày càng kém độ phì nhiêu.
-

Bên cạnh đó, ta còn thấy được vai trò của lân càng được đẩy lên khi có một

số đạm thích đáng được bón cùng. Ví dụ: thí nghiệm ở trạm An Lạc (Tp. Hồ Chí
Minh) (Xuân 1975), trên đất phèn này bón đơn thuần photphat Lào Cai hiệu quả rất
lớn nhưng thể hiện chậm chạp, trong khi đó bón đơn thuần đạm và kali thì ngay vụ
đầu, bón 6000kg photphat Lào Cai đã làm tăng 13,4 tạ thóc/ha và qua vụ thứ hai
còn tăng thêm 8,3 tạ thóc nữa. Từ đó, có thể nói rằng, lân đã phát huy được hiệu lực
của phân đạm và làm tăng tốc độ phì nhiêu của đất.
1.2. LÂN TRONG CÂY [2]
1.2.1. Tỷ lệ lân trong cây
-

Trong cây trồng, lân chiếm trung bình vào khoảng 0,3 – 0,4% của chất khô.

-

Trong hạt, tỷ lệ lân thường cao hơn trong rơm rạ rất nhiều. Khi cây đã bắt

đầu trổ hoa thì một phần lân di chuyển vào trong hạt.
-


Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân lá biến động từ 0,2% P 2 O 5

(rơm rạ lúa) đến 0,7% P 2 O 5 (thân lá đậu tương); trong hạt biến động từ 0,48% P 2 O 5
(hạt thóc) đến 1,2% P 2 O 5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây họ đậu chứa nhiều lân
hơn cây ngũ cốc và lân có nhiều ở hạt hơn các bộ phận khác, các cơ quan non đang
phát triển tỷ lệ lân cao hơn các bộ phận già và lân cũng có thể được vận chuyển từ
SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

các bộ phận già về các cơ quan non đang phát triển để tái sử dụng trong điều kiện
nhu cầu lân của cây bị thiếu. Do vậy, triệu chứng thiếu lân có thể được phát hiện từ
các lá già.
-

Tỷ lệ lân trong một số loại cây trồng.
Bảng 1.1: Tỷ lệ lân trong một số cây trồng
STT

1

2

3


4

5

Cây trồng

Lúa

Ngô

Chè

Đỗ tương

Bông

Bộ phận (khô)

Tỷ lệ P 2 O 5

Hạt thóc

0,60 – 0,80

Hạt gạo

0,75 – 0,90

Rơm rạ


0,20 – 0,60

Hạt

0,50 – 0,60

Thân cây

0,25 – 0,30

Lá non

1,00 – 1,20

Lá già

0,40 – 0,50

Lá và thân

0,30 – 0,40

Hạt

1,00 – 1,20

Lá và thân

0,30 – 0,40


Hạt

0,80 – 1,20

6

Rau diếp

Lá và thân

1,40 – 1,55

7

Cải xông

Lá và thân

1,50 – 1,70

8

Lạc

Hạt

0,60 – 0,80

SVTH: Võ Thị Trà My


Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

-

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất:
Bảng 1.2: Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất
Thu hoạch thương phẩm

Lượng P 2 O 5 bị lấy đi

(tạ/ha)

(kg)

10 – 15

15 - 20

25 – 30

30 – 40

30 – 40


50 – 70

50 – 60

80 – 90

90 – 100

120 - 130

200 – 250

40 – 50

300 – 350

60 - 70

Ngô

60 – 70

50 - 60

Lúa

40 – 50

40 - 50


Đay

100

45

Thuốc lá

15 (lá khô)

25

Chè

20 (lá tươi)

Cây trồng
Ngũ cốc

Bông

Khoai tây

15 – 25

1.2.2. Những dạng lân trong cây
-

Lân trong cây đại bộ phận nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ nằm


dưới dạng vô cơ. Dạng lân vô cơ chủ yếu là các octhophotphat đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ vào sự chuyển hóa giữa
các ion photphat. Sự chuyển hóa này cũng cung cấp thêm H+ cho quá trình khử
NO 3 - thành NH 4 +, có lợi cho việc tổng hợp protein. Cho nên dinh dưỡng lân có liên
SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

quan đến dinh dưỡng đạm của cây (lân vô cơ cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho
việc tổng hợp lân hữu cơ).
Một phần photphat mà cây hút được từ đất lên vẫn tồn tại trong cây dưới thể

-

octhophotphat, một phần khác bị este hóa và trở thành lân hữu cơ.
Trong cây, đa số là bộ phận sinh sản chứa nhiều lân hơn bộ phận sinh trưởng.

-

Lá và rễ thường chứa nhiều lân vô cơ hơn thân.
Những thể lân hữu cơ trong đất, nói chung là cây không thể trực tiếp sử dụng

-

được (trừ một số ít glyxerophotphat và phitin)…

Những dạng lân hữu cơ trong cây đều do quá trình este hóa axit

-

octhophotphoric.
Những dạng lân hữu cơ là:

-

1.2.2.1 Nucleoproteit
- Trong tế bào thực vật có chứa nucleoproteit là những muối phức tạp của axit
proteic.
-

Axit proteic là những chất hữu cơ có chứa lân, đạm, oxi, hidro và cacbon.

-

Khi ta phân hủy axit proteit sẽ cho ra 3 chất:
 Axit photphoric
 Gluxit
 Những loại bazo thuộc nhóm purin và nhóm pyrimidin và có công thức:

NH

N
Purin

-


N

N

N
N

Pyrimidin

Một trong những axit proteic rất quan trọng trong việc sinh sản của tế bào là

Dezoxyribonucleic (DRN), bên cạnh đó còn có axit Ribonucleic (ARN). Hai axit
này khác nhau chủ yếu ở hai thành phần bazo. Thành phần các chất trong hai loại
axit đó:

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Bảng 1.3: Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN
Axit Ribonucleic
-

Axit Dezoxyribonucleic
-


Các bazo:

Các bazo:

+ Adenin

+ Adenin

+ Guanin

+ Gluanin

+ Xytozin

+ Xytozin

+ Urazin

+ Tinin
+ 5 – metylxytozin

-

Ribozo (gluxit)

-

Deroxy – ribozo


-

Axit photphoric

-

Axit photphoric

-

Axit proteic thường là một tổng hợp của nhiều axit proteic đơn giản gọi là

nucleotit.
Ví dụ:

NH2
N

N
N

N

H

OH
H 2C
O
H


O

P

OH

O

H
OH

1.2.2.2

Photphoproteit

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

- Photphoproteit là hợp chất lân hữu cơ rất quan trọng hình thành do sự tổng hợp
của nhiều men của protit và lân. Trong loại này có rất nhiều men của protit chi phối
nhiều quá trình sinh hóa trong cây và nó cũng thể hiện được sự tương quan chặt chẽ
giữa đạm và lân. Photphoproteit thường không tan trong nước nhưng tan trong các
bazo mạnh. Ví dụ chất casein của sữa đậu nành là một photphoproteit, khi tan trong
xút thì biến thành natri cazeinat.

- Photphoproteit khi thủy phân sinh ra nhiều loại aminoaxit. Nhưng khi thủy phân
với trypxin lại cho ra những nhóm polypeptide có chứa nhiều axit photphoric.
1.2.2.3

Lexithin

- Lexithin là một phức hệ gồm 3 chất: glyxerol, axit photphoric và colin.
- Trong công thức của nó, một chức axit của H 3 PO 4 este hóa chất glyxerol, một chất
nữa este hóa nhóm ancol của chất colin và chức thứ 3 thì tự do. Công thức điển hình
như sau:
H2C

HO

HC OH
H2C

P

OH

H2C

OH

H2C

O

Glyxerol

-

OH

OH

OH

Axit photphoric

N(CH 3) 3
OH

Colin

Lexithin là một hợp chất lân béo, thường có trong hạt cây có dầu và chiếm tỷ

lệ khoảng 0,25 – 1,7% chất khô, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự
trữ cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt.
-

Trong dầu lạc có lexithin oleic là một lexithin mà axit béo đã xà phòng hóa

glyxerol là axit oleic:
O

H2C
HC
H2C


OC R1

OC R2
CH2
O
P OH

O

O

CH2

CH2

N(CH3)3
OH

1.2.2.4.

Lexithin

Phitin

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

- Phitin và photphat canxi magie của rượu inositol (CHOH) 6 . Thành phần phitin
gồm: 22% P 2 O 5 , 12% CaO, 15% MgO. Công thức hóa học như sau:

OH
OH

HO

OH

HO
OH
- Phitin có công thức cấu tạo:

O
MgO3P

O

MgO3P

O

PO3Ca
O

PO3Ca


O
O

PO3Ca

PO3Ca

- Phitin là một hợp chất lân hữu cơ không chứa đạm, dưới tác động của các loại
men thì bị phân hủy thành rượu inositol và octhophotphat.
- Phitin có nhiều trong bộ phận non của cây, nhất là trong hạt. Ví dụ: trong các hạt
cây họ đậu và cậy có dầu, phitin vào khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô.
- Phitin là một hợp chất lân dự trữ trong hạt, khi nảy mầm, cây non sẽ tiêu thụ dần
nguồn lân dự trữ đó. Hay nói cách khác đi, phitin là một kho dự trữ chất lân cho cây
non ở thế hệ sau.
1.2.2.5. Saccarophotphat

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

- Saccarophotphat là chất lân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất,
chủ yếu là trong quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình tổng hợp ra các loại
hydratcacbon phức tạp.
- Có nhiều loại saccarophotphat, nhưng những loại thường gặp là:


OH

HC

O

HC

OH

HC

HO

OH

H2C

O

O

H2C

O

HC

OH


C

O

HC

P

HO

CH OH

OH

HC

HC

OH

HC

OH

O

H2C

O


OH

P

O
OH

CH OH
HC

OH

P

OH

OH

HC

OH

O

H2C

O

OH


OH
P

O
OH

- Trong cây, hàm lượng saccarophotphat chiếm khoảng 0,1 – 1% trọng lượng chất
khô.
1.2.2.6. Photphatit
- Photphatit là hợp chất béo của lân hữu cơ. Gồm octhophotphoric hóa hợp với
một bazơ hữu cơ phức tạp (không phải colin) và nhiều loại gluxit. Do đó phần nào
photphatit giống như lexithin.
- Photphatit có nhiều trong phôi. Những hạt giàu protit thường có tỷ lệ photphatit
cao. Ví dụ: Trong ngô, hạt ngô có 0,25% photphatit. Hạt đỗ tương có 1,82%
photphatit. Cây non thường chứa nhiều photphatit hơn cây già.
- Trong hạt những cây dầu, photphatit là nguồn gốc những quá trình lên men làm
cho dầu chóng bị chua và hỏng.
- Vậy, trong thành phần của cây cũng như trong quá trình trao đổi chất của thực
vật, chất lân đóng một vai trò rất quan trọng, tập trung vào những chất lân hữu cơ
trên. Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp protit, đường, bột…. Cần cung cấp rất nhiều
năng lượng.

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

O
C10N5H12O 3 O

P

O

OH

O

OH

P

P

O

OH OH

1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2]
1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất
- Lượng lân trong đất nhiều hay ít do tính chất của đá mẹ, thành phần cơ giới và
hàm lượng chất hữu cơ có quyết định.
- Hàm lượng lân trung bình ở nhiều loại đất thường từ 0,02% - 0,08%.
- Đất được hình thành trên đá mẹ giàu lân (bazan, đá vôi) thường có tỷ lệ lân cao
hơn đất được hình thành từ đá mẹ nghèo lân (granit).

- Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03-0,2%. Giàu lân nhất là
nâu đỏ trên bazan và nghèo lân nhất là đất bạc màu và đất cát. Hàm lượng lân tổng
số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ
giới đất, chế độ canh tác và phân bón.
- Do quá trình hình thành tích lũy sinh học nên hàm lượng lân trong lớp đất mặt
cao hơn lớp đất dưới:
Bảng 1.4: Đất Feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ
Chiều sâu (cm)

Mùn (%)

Lượng P 2 O 5 (%)

0–8

4,20

0,132

17 – 28

2,75

0,121

34 – 49

2,40

0,107


70 – 100

2,40

0,103

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Bảng 1.5: Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm
Chiều sâu (cm)

Mùn (%)

Lượng P 2 O 5 (%)

0 – 10

1,276

0,092

10 – 20


1,173

0,097

20 – 40

0,918

0,071

- Trong các loại đất khoáng, tỷ lệ lân hữu cơ từ 25% - 65%. Các cỡ hạt thuộc thành
phần đất sét chứa nhiều lân hơn các cỡ hạt thuộc đất cát. Do vậy mà ở các chân đất
nhẹ, đất bạc màu…có ít keo thì tỷ lệ lân thường thấp hơn ở các chân đất khác.
- Ở Việt Nam, tỷ lệ lân trong đất rất khác nhau tùy vào tính chất của đá mẹ. Nói
chung, những chân đất phát sinh từ đá mẹ như nai, mica, quartzio, riolit…thường tỷ
lệ lân thấp hơn đất phát sinh từ đá mẹ không chua như bazan, đá vôi…ở đất bazan,
tỷ lệ lân trong đất có khi cao hơn 0,8%, có thể có những mẫu đạt trên 2% lân trong
tổng số, nhưng tỷ lệ lân phổ biến nhất ở đất này vẫn từ 0,4% - 0,6%. Ở đất bạc màu,
tỷ lệ lân trung bình 0,3% - 0,4%, cũng có những mẫu chỉ chứa lân tổng số ở mức độ
“vết”.
- Vậy biên độ lân tổng số ở nước ta rất cao, những mẫu lân giàu nhất có thể chứa
lân cao gấp nghìn lần những mẫu lân nghèo nhất.
- Ở đất lúa Việt Nam, nói chung lượng lân tổng số thấp, trung bình từ 0,03% 0,12%, trong đó ở nhiều vùng có đất chua mặn, đất bạc màu một số chân đất phù sa
cổ, lượng lân tổng số phổ biến nhất là từ 0,02% - 0,05%.
- Theo các kết quả đã phân tích, ta có bảng hàm lượng lân (P 2 O 5 ) tổng số (%)
trong một số loại đất ở Việt Nam:

SVTH: Võ Thị Trà My


Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

Bảng 1.6: Hàm lượng lân (P 2 O 5 ) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam
Loại đất, đặc điểm

P2O5
tổng số (%)

I.

Đất vùng đồi núi và trung du:

-

Đất feralit mùn trên núi ( Tây Bắc)

0,25

-

Đất feralit trên núi (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)

0,12

-


Macaglit trên đá vôi ( Hòn Mai, Nghệ Tĩnh)

0,84

-

Macaglit trên đá bột ( Hòn Én, Nghệ Tĩnh)

0,61

-

Đất feralit trên đá bazan (rừng mới khai hoang Tây Hiếu)

0,49

-

Đất feralit trên đá bazan (Lô trồng cà phê, chè)

0,25

-

Đất feralit trên đá bazan ( Lô trồng cao su, Vĩnh Xinh)

0,28

-


Đất feralit trên đất pocfia ( Thanh Hóa)

0,14

-

Feralit trên phiến thạch sét (Nông trường Điện Biên)

0,088

-

Feralit trên phiến thạch mica (Hưng Yên)

0,13

-

Feralit trên granit (Nông trường Thánh 10)

0,068

-

Feralit trên nai (Cầu Hai, Vĩnh Phúc)

0,056

-


Feralit trên sản phẩm đá vôi ( Nông trường Mộc Châu)

0,12

-

Đất bồi tụ thung lũng đá vôi ( Vùng Tây Bắc)

0,23

-

Đất feralit trên phù sa cổ (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

0,50

II.

Đất vùng đồng bằng:

-

Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm

0,12

-

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm


0,12

-

Phù sa sông Hồng chua, đang thoái hóa

0,056

SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

-

Phù sa sông Đuống (Yên Viên)

0,070

-

Phù sa sông Thái Bình

0,063


-

Phù sa sông Mã (Đông Sơn)

0,032

-

Đất chiêm trũng (Hà Trung, Thanh Hóa)

0,054

-

Đất lấy thụt ( Hà Trung, Thanh Hóa)

0,064

-

Đất bạc mà (Cam Lộc, Nghệ Tĩnh)

0,027

-

Đất mặn (Nga Sơn, Thanh Hóa)

0,13


-

Đất mặn (Kì Anh, Nghệ Tĩnh)

0,20

-

Đất chua mặn ( Hải Phòng)

0,074

- Vậy đối với vùng đồng bằng thì đất phù sa trung tính của hệ thống sông Hồng
đặc biệt là những đất được bối đắp hằng năm và một số đất mặn trung tính hoặc
kiềm yếu có tỷ lệ P 2 O 5 đạt khoảng 0,1%. Còn những chân đất khác thì tỷ lệ P 2 O 5
0,05% trở xuống. Nhưng đặc biệt đối với những vùng đất chiêm trũng và đất lầy
thụt tuy lượng mùn và đạm giàu nhưng tỷ lệ P 2 O 5 tổng số lại nghèo, do vậy mà
những loại đất này mất hẳn sự cân đối giữa đạm và lân.
1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7]
- Trong đất lân có thể tồn tại dưới dạng hữu cơ và vô cơ.
+ Lân hữu cơ nằm trong các tàn dư hữu cơ dưới dạng glyxerophotphat, glucozơ –
photphat, axit nucleic, photphatic, các phytat.
+ Lân vô cơ nằm dưới dạng các muối photphat; ở đất chua giàu sắt, nhôm là các
photphat sắt, nhôm; ở đất kiềm là các photphat canxi, magie; ở đất mặn còn có thể
xuất hiện photphat natri.
1.3.2.1. Lân hữu cơ và sự chuyển hóa lân hữu cơ
- Lân có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các hợp
chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, nucleoproteit, photphatit,
SVTH: Võ Thị Trà My


Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh

saccarophotphat... và các vi sinh vật đất. Lân được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ
sự tích luỹ sinh học, vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn
các tầng dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất
và dao động trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số.
- Lân hữu cơ dễ hoà tan trong môi trường kiềm, nhạy cảm với pH đất. Lân hữu cơ
được giải phóng do khoáng hóa, ít bị rửa trôi, không bay hơi, bị mất chủ yếu do xói
mòn.
- Lân hữu cơ trong đất chủ yếu ở trong thành phần mùn, hay nói cách khác, đất
càng giàu mùn thì có thể càng giàu lân hữu cơ. Nếu đất có 2 – 3% mùn thì hàm
lượng lân hữu cơ chiếm khoảng 25 –50% lân tổng số. Tùy theo từng loại đất mà tỷ
lệ lân hữu cơ thường chiếm 20% - 80% lân trong tổng số đất. Theo Petecbuaski
(1964) các hợp chất lân hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng phytat, dạng này chiếm 50%
tổng số lân hữu cơ. Trong tầng mặt, lân hữu cơ thường chiếm trên 50% tổng số lân
trong đất. Ở đất chua, lân hữu cơ chủ yếu là phytat sắt, nhôm; ở đất trung bình chủ
yếu là phytat canxi.
- Ngoài ra, lân hữu cơ có trong đất còn ở dạng photpho nucleprotit (không quá
50%), photphatit, saccarophotphat và lân bị hấp thụ trong cơ thể vi sinh vật. Theo số
liệu của trại Rotamxtet (Anh): trọng lượng chất hữu cơ của sinh vật trong đất chiếm
từ 2% - 3% trọng lượng mùn. Theo Kraxsinikop (1958) tính ra ở chân đất trồng cây
phân xanh ở chỗ gần bộ rễ thì hàm lượng vi sinh vật chết đi, tế bào bị khoáng hóa
cây mới thu hút được.
- Trong đất, nhiều loại vi khuẩn và nấm có thể phân hủy các chất hữu cơ phức tạp
để giải phóng lân dưới dạng vô cơ. Theo Myskow thì 70% - 80% tập đoàn vi sinh

vật trong đất có khả năng khoáng hóa chất hữu cơ.
- Các vi sinh vật đất tiết ra các enzym khử photphoryl đồng thời giải phóng ion
photphat. Phản ứng men sẽ nhanh khi nó tác động đến các chất vừa bón vào đất,
phản ứng men sẽ chậm lại khi hợp chất lân đã cải biến và phát triển trong đất bằng
cách tạo thành các phức liên kết với Fe, Al, các chất hữu cơ có phân tử lượng cao
như các dẫn xuất của phitin, axit nucleic, và bị giữ chặt trên các phân tử sét của đất
SVTH: Võ Thị Trà My

Trang 17


×