Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội huyện bình chánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------    ------------

DƯƠNG LỆ MẪN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

DƯƠNG LỆ MẪN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Gia Trân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn Thầy
TS. Phạm Gia Trân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ những ngày đầu
xây dựng ý tưởng, định hướng giới hạn phạm vi nghiên cứu đồng thời Thầy rất
nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp làm việc, động viên
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Phát
Triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bình Chánh và các phòng
ban, Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Hưng, Ủy Ban Nhân Dân xã Phong Phú, các anh
chị công tác tại văn phòng ấp 2 xã Bình Hưng, ấp 4 xã Phong Phú và đại diện các
hộ gia đình tại địa phương đã nhiệt tình, trung thực hợp tác dành thời gian quý báu
chia sẻ những kinh nghiệm, tâm tư, nguyện vọng để chúng tôi có cơ sở viết nên
nghiên cứu này.
Nhân đây cũng xin cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Địa lí trường Đại học
Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc, tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều sơ sót. Kính mong quý Thầy
Cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công .
Học viên

Dương Lệ Mẫn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Dương Lệ Mẫn

Là học viên cao học Khoá 19 chuyên ngành Địa Lý học của trường Đại học
Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh niên khoá 2008-2011.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Dương Lệ Mẫn


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài “Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với ba mục tiêu: 1)
Nghiên cứu thực trạng đô thị hoá của huyện Bình Chánh (giai đoạn 2003 – 2010);
2) Phân tích những tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế -xã hội Huyện và
đến đời sống các hộ gia đình trong huyện Bình Chánh; 3) Đề xuất những giải pháp
phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của đô thị hoá, thúc đẩy kinh
tế - xã hội của Huyện không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân trong thời gian tới.
Các dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu sơ cấp từ điều tra bảng hỏi và dữ liệu
thứ cấp từ các báo cáo, số liệu thống kê của các sở ban ngành liên quan, niên giám
thống kê, các nghiên cứu trước đây .
Các phát hiện chính trong nghiên cứu này cho thấy huyện Bình Chánh đang
trong xu thế chung của quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển. Đô thị hoá
tại huyện Bình Chánh là đô thị hoá không kiểm soát với đặc trưng là sự gia tăng các
dòng di dân liên tục theo thời gian. Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số của
huyện Bình Chánh còn rất lớn, ngoài tác động tích cực là tăng thêm nguồn lao động
cho địa phương, thì lực lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho Huyện trong

việc quản lý con người, giải quyết việc làm, mạng lưới giao thông và tăng thêm sự
quá tải cho mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở … cũng như
về kinh tế và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhìn một cách tổng thể, giai đoạn 2003 – 2010, quá trình đô thị hoá đã có
những tác động tích cực đến kinh tế -xã hội Huyện. Cụ thể: Bình Chánh đang
chuyển mình với cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng, dịch vụ chiếm hơn 90%,
nông nghiệp chỉ còn dưới 10%; diện tích đất ở và đất chuyên dùng tăng; quy mô và
tỷ trọng lao động khu vực II và khu vực III cũng tăng dần; số lượng nhà kiên cố gia
tăng đáng kể; ngành giáo dục huyện đã hoạt động mang lại nhiều hiệu quả, chất


lượng đội ngũ giáo viên nâng lên rõ rệt, hiệu suất đào tạo các bậc học mỗi năm đều
tăng; hoạt động y tế trên địa bàn Huyện trong thời gian qua đã đạt được những
thành tựu đáng kể như là nâng cao hiệu quả khám và điều trị, chất lượng chuyên
môn ngày càng tăng, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển….Bên
cạnh những tác động tích cực kể trên thì quá trình đô thị hoá cũng để lại cho Huyện
nhiều tiêu cực như là diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm; lao động trong khu
vực nông–lâm–thủy sản có xu hướng ngày càng giảm dần; số lao động chưa có việc
làm hiện nay ở huyện khá cao; các nhà tự phát hình thành; tình trạng thiếu lớp, thiếu
trường hoặc một lớp học mà sỉ số quá đông; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trình
độ y, bác sĩ chưa đáp ứng đủ, số bệnh viện chưa đạt chỉ tiêu, quá tải cơ sở y tế….
Đối với đời sống hộ gia đình huyện Bình Chánh, quá trình đô thị hóa đã dẫn
đến các tác động tích cực cho đời sống người dân. Chẳng hạn như thu nhập cao hơn,
mức chi học hành trong tổng chi ngày càng nhiều hơn, cư dân để dành tiền tiết kiệm
có xu hướng tăng dần, nhận thức của người dân về học vấn đã tiến bộ rất nhiều; tiện
nghi sinh hoạt đầy đủ hơn; nhu cầu thụ hưởng đời sống tinh thần và nhu cầu giao
tiếp xã hội cao hơn..... Đồng thời đô thị hóa cũng dẫn đến các tác động tiêu cực cho
đời sống người dân như là vấn đề dạy nghề và đào tạo nghề chưa được huyện quan
tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người dân; nhiều cư
dân chưa tiếp cận được quỹ xóa đói giảm nghèo; học vấn của người dân tại đây vẫn

không nâng cấp được nhiều; phần lớn cư dân sử dụng nước giếng khoan; số người
đi khám sức khỏe định kỳ và có bảo hiểm y tế trong hộ gia đình tăng không nhiều;
hình thức tự điều trị khá phổ biến; người dân ít đến khám tại trạm y tế…..
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tếxã hội Huyện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nghiên cứu đưa ra
các đề nghị cho 2 nhóm vấn đề chính bao gồm: công tác quản lý kinh tế - xã hội
trong thời kì đô thị hoá và giải quyết các khó khăn người dân gặp phải trong quá
trình đô thị hóa.


ABSTRACT THESIS

Thesis entitled, "The impact of urbanization to economic development –
society of Binh Chanh District - Ho Chi Minh city" consisting of three objectives:
1) Baseline survey of urbanization in Binh Chanh (period 2003-2010); 2) Analysis
the impact of urbanization on economic development and social-life district
households in Binh Chanh district; 3) Proposals of

appropriate and effective

solutions to limit the negative effects of urbanization, impulse the economy and
society of District to be constantly evolving and improve the life quality of people
in their future.
The data used include the primary data from questionnaire survey, secondary
data from reports, statistical data of the relevant departments, statistical yearbooks
and the previous studies.
The major findings in this study indicates that Binh Chanh district has been
in general trend of the urbanization process in developing countries. Urbanization in
Binh Chanh district is uncontrolled urbanization which is characterized by an
increase in continuous migration flows over time. This suggests that the ability to
attract the population of Binh Chanh district is very large, in addition to the positive

impact of increasing the local workforce, the immigrant forces are the district’s high
pressure in the man management, employment, transportation networks and
increase in the overload to the network of social infrastructure such as schools,
hospitals, houses ... as well as economic and security order and safety Assembly.
Looking a whole, the period 2003 - 2010, the urbanization process has a
positive impact to the socio-economic district. Namely: Binh Chanh is shifting its
economic structure and construction industry and services accounting for more than
90%, agriculture has less than 10% land area and increased use land; the size and
proportion of workers the region II and region III have also increased, the quantity
of permanent dwelling houses has, too; district education activities bring more


efficiency, quality teachers significantly improved, performance training courses
increase annually; health activities in the district in recent years has made
significant achievements, for instance improving the efficiency of examination and
treatment of professional quality, increasing health network facilities continue to be
strengthened and developed ... Besides the positive effects mentioned above, the
process of urbanization has also left the district more negative as the agricultural
land area decreased continuously; labor in the agriculture-forestry-fisheries tend to
be more reduced; number of employees that do not have current employment in the
district is quite high; the spontaneous formation; lack of class, lack of schools or a
class which is overcroweded; facilities, medical equipment, medical degree, doctors
are not enough, some hospitals do not meet targets, overloaded medical facilities ....
For households living in Binh Chanh District, the urbanization process has
led to positive effects for people's lives. Such as higher income, education spending
in total spending becomes more and more increasing, people spending their savings
tend to increase, people's perception of education has improved very much,
comfortable living work more fully; beneficiary needs spiritual and social needs
higher ..... At the same time urbanization has also led to the negative impact to
people's lives such as the matter of vocational education and training is not the

district’s concern so that it does not meet the vocational needs of people and many
residents people do not have access to fund poverty alleviation, education of the
people here have not been upgraded much, most residents use water wells; number
of routine health visits and health insurance in households did not increase much,
the form of self treatment is common; less people visit in clinics .....
To minimize the negative impact of urbanization on the development of
socio-economic district and improve the life quality of people, the study offers
recommendations for two groups of key issues including: social - economic
management in the era of urbanization, solving problems people encounter in the
process of urbanization.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 3
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................... 4
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................. 5
MỤC LỤC ........................................................................................ 9
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............... 12
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................. 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ......................................................................... 4
DANH MỤC HỘP ........................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 15
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu.......................................... 19
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 21

8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 22

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................ 24
1.1 Đô thị hoá ................................................................................................. 24
1.1.1 Khái niệm đô thị hoá ....................................................................................... 24
1.1.2 Các tiêu chí đô thị hoá .................................................................................... 26
1.1.3 Vai trò của đô thị hóa...................................................................................... 27
1.1.4 Tính chất của đô thị hóa ................................................................................. 27


1.1.5 Xu hướng đô thị hóa ....................................................................................... 28

1.2 Đô thị hoá trên thế giới ........................................................................... 28
1.3 Đô thị hoá tại Việt Nam .......................................................................... 32
1.4 Đô thị hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 33

Chương hai : TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH ............. 37
2.1 Tổng quan về lịch sử, đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Bình
Chánh ............................................................................................................. 37
2.1.1 Lịch sử huyện Bình Chánh ............................................................................ 37
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 39
2.1.3 Đặc điểm kinh tế.............................................................................................. 44
2.1.4 Đặc điểm xã hội ............................................................................................... 45

2.2 Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình
Chánh ............................................................................................................. 47
2.2.1 Ngành kinh tế .................................................................................................. 47
2.2.2 Sử dụng đất...................................................................................................... 54
2.2.3 Dân số .............................................................................................................. 57

2.2.4 Lao động .......................................................................................................... 60
2.2.5 Xã hội ............................................................................................................... 66

Chương ba: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ
THỊ HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN BÌNH
CHÁNH .......................................................................................... 78
3.1 Tác động của đô thị hoá đến kinh tế hộ gia đình ................................. 80
3.1.1 Việc làm ........................................................................................................... 80
3.1.2 Thu nhập ........................................................................................................ 86
3.1.3 Chi tiêu............................................................................................................. 88
3.1.4 Tiết kiệm .......................................................................................................... 91


3.1.5 Vay nợ .............................................................................................................. 93

3.2 Tác động của đô thị hoá đến nơi cư trú của hộ gia đình ..................... 96
3.2.1 Nhà ở ............................................................................................................... 96
3.2.2 Nước sạch ........................................................................................................ 97
3.2.3 Tiện nghi vệ sinh ............................................................................................. 99
3.2.4 Tiện nghi sinh hoạt ....................................................................................... 103

3.3 Tác động của đô thị hoá đến học hành, tiếp cận dịch vụ y tế và đời
sống tinh thần của hộ gia đình ................................................................... 105
3.3.1 Học hành ....................................................................................................... 105
3.3.2 Tiếp cận dịch vụ y tế ...................................................................................... 109
3.3.3 Đời sống tinh thần......................................................................................... 114
3.3.4 Hài lòng về môi trường cư trú ...................................................................... 115

Chương bốn : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH..................................................... 119

4.1 Một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh 119
4.2 Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Huyện Bình Chánh ................. 120

PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ............................................. 126
1.KẾT LUẬN ............................................................................................... 127
2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 133
PHỤ LỤC ..................................................................................... 135


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTH

: Đô thị hoá

CNH

: Công nghiệp hoá

HĐH

: Hiện đại hoá

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

UBND


: Uỷ ban nhân dân

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

GTSX

: Giá trị sản xuất


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Tỷ lệ dân đô thị trên thế giới thời kỳ 1800 - 2030

29

1.2

Số lượng các thành phố trên 10 triệu dân trong giai đoạn 1950 2020

30


1.3

Dân số đô thị ở TPHCM giai đoạn 1979 – 2010

34

2.1

Các sông rạch chính của Huyện Bình Chánh

43

2.2

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Bình Chánh thời kỳ
2003 - 2010 (theo giá cố định năm 1994)

47

2.3

Số cơ sở sản xuất công nghiệp thời kỳ 2003 – 2010

51

2.4

Số cơ sở thương nghiệp thời kỳ 2003 – 2010


53

2.5

Biến động các loại đất thời kỳ 2003 – 2010 của huyện Bình
Chánh

55

2.6

Tình hình dân số huyện Bình Chánh thời kỳ 2003 – 2010

58

2.7

Đặc điểm nguồn lao động huyện Bình Chánh thời kỳ 2006 –
2010 tr60-61

60

2.8

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại huyện Bình
Chánh thời kỳ 2006 – 2010

62

2.9


Vấn đề việc làm của lao động huyện Bình Chánh thời kỳ 2003 –
2010

64

2.10

Tỷ lệ nhà ở chia theo loại nhà thuộc huyện Bình Chánh năm
2009

66

2.11

Tỷ lệ nguồn nước ăn uống chính của hộ chia theo phường , xã
thuộc huyện Bình Chánh năm 2009

68

2.12

Số trường lớp, giáo viên và học sinh của huyện Bình Chánh qua
các năm học 2003 – 2011

69

2.13

Dân số huyện Bình Chánh từ 5 tuổi trở lên đã thôi học và đang đi

học chia theo bậc học cao nhất năm 2009

72

2.14

Một số thông tin y tế huyện Bình Chánh thời kỳ 2006 – 2010

73


Bảng

Nội dung

Trang

3.1

Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng
vấn

78

3.2

Tổng thu nhập bình quân / tháng của hộ gia đình tại hai cộng
đồng khảo sát so sánh năm 2003 với năm 2010

87


3.3

Tổng chi bình quân/ tháng của hộ gia đình ở hai cộng đồng khảo
sát so sánh năm 2003-2010

89

3.4

Cơ cấu chi bình quân / tháng của hộ gia đình ở hai cộng đồng
khảo sát so sánh năm 2003-2010

90

3.5

Tiết kiệm tiền tháng và sử dụng tiết kiệm của hộ gia đình tại hai
cộng đồng khảo sát so sánh năm 2003 với năm 2010

91

3.6

Tình trạng khó khăn tài chính và hình thức giải quyết của cư dân
tại hai cộng đồng khảo sát so sánh năm 2003 với năm 2010

93

3.7


Chất lượng nhà ở của cư dân tại hai cộng đồng khảo sát so sánh
năm 2003 với 2010

96

3.8

Nguồn nước sử dụng của cư dân ở hai cộng đồng khảo sát so
sánh năm 2003 với năm 2010

97

3.9

Loại nhà vệ sinh của cư dân khảo sát sử dụng năm 2003 so với
năm 2010

99

3.10

Ý kiến của cư dân ở hai cộng đồng khảo sát về tình hình ngập
nước tại khu vực sinh sống so sánh năm 2003 – 2010

100

3.11

Hình thức chứa rác của cư dân tại hai cộng đồng khảo sát so

sánh năm 2003 với 2010

101

3.12

Hình thức thu gom rác thải của cư dân tại hai cộng đồng khảo sát
so sánh năm 2003 với 2010

102

3.13

Tiện nghi sinh hoạt của hộ gia đình tại hai cộng đồng khảo sát
thời kì 2003 – 2010

104

3.14

Tình trạng mù chữ của cư dân khảo sát so sánh năm 2003 – 2010

106

3.15

Học vấn cao nhất của cư dân tại hai cộng đồng khảo sát so sánh
năm 2003 với năm 2010

107


3.16

Số người dự định học nâng cao trình độ trong hộ gia đình của cư
dân khảo sát năm 2003 so với năm 2010

108

3.17

Trung bình số người khám sức khỏe định kỳ của hộ gia đình tại
cộng đồng khảo sát năm 2003 so với năm 2010

109


Bảng

Nội dung

Trang

3.18

Trung bình số người có bảo hiểm y tế trong hộ gia đình tại cộng
đồng khảo sát năm 2003 so với năm 2010

110

3.19


Ý kiến của cư dân khảo sát về quá trình tiếp cận y tế nhà nước
năm 2003 so với năm 2010

111

3.20

Cách chữa bệnh của cư dân khảo sát năm 2003 so với năm 2010

112

3.21

Lý do cư dân khảo sát không đến trạm y tế chữa bệnh

113

3.22

Mức độ thay đổi các hoạt động tinh thần của cư dân khảo sát so
sánh năm 2003 với năm 2010

114

3.23

Ý kiến của người dân về mức độ hài lòng với khu vực đang sinh
sống


115


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu
đồ

Nội dung

Trang

1.1

Tỷ lệ dân cư đô thị toàn quốc từ năm 1931 đến 2009

32

2.1

Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế năm 2003 và năm 2010

49

3.1

Tình hình thay đổi nghề nghiệp của cư dân khảo sát từ năm 2003
đến năm 2010

80


3.2

Số thành viên trong hộ gia đình muốn chuyển nghề mới của cư
dân khảo sát

81

3.3

Hình thức sử dụng tiền tiết kiệm của hộ gia đình tại hai cộng
đồng khảo sát so sánh năm 2003 với năm 2010

92

3.4

Ý kiến của người dân về mức độ hài lòng với khu vực đang sinh
sống

115

DANH MỤC HÌNH

Hình
2.1

Nội dung
Bản đồ hành chánh huyện Bình Chánh


Trang
41


DANH MỤC HỘP

Nội dung

Hộp

Trang

2.1

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

50

2.2

Hậu quả từ gia tăng nhập cư

59

3.1

Thay đổi việc làm tr81

81


3.2

Mong muốn đổi nghề mới

82

3.3

Nguyên nhân thanh niên không học nghề tại trung tâm Dạy nghề
huyện Bình Chánh

83

3.4

Hạn chế của hệ thống dạy nghề tại các huyện ngoại thành

84

3.5

Hệ thống thông tin và dịch vụ cung cấp việc làm tư nhân

85

3.6

Chuẩn nghèo

86


3.7

Sự tăng thu nhập của hộ từ năm 2003 – 2010 .

88

3.8

Lối sống thể hiện qua chi tiêu của người dân vùng ĐTH

91

3.9

Mục đích để dành tiền tiết kiệm

92

3.10

Nguồn vay CEP

95

3.11

Mức lãi suất cao của CEP

95


3.12

Nhu cầu muốn được sử dụng nước sạch

98

3.13

Chất lượng nguồn nước .

98

3.14

Hoạt động giải trí

115

3.15

Sự thay đổi tích cực của huyện

116

3.16

Sự thay đổi tiêu cực của huyện

116


3.17

Hiểm họa khi nông dân thành “ tỉ phú ” nhờ đất đai

117


1

PHẦN MỞ ĐẦU


2

1. Lý do chọn đề tài
ĐTH thực sự bắt đầu và phát triển mạnh mẽ từ sau cuộc cách mạng công
nghiệp ở Châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB. Khi CNTB ra đời
cùng với sự xuất hiện máy móc thiết bị công nghiệp và sự lớn mạnh của lực lượng
sản xuất đã tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và phát triển thương nghiệp thành
khu vực phi sản xuất vật chất. Có thể nói, ĐTH là quá trình tiến bộ của xã hội loài
người, là xu hướng tất yếu của lịch sử, là người bạn song hành của quá trình CNH.
ĐTH có quy mô rộng khắp trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên nó có sự khác biệt về
lịch sử và mức độ giữa các nước, các khu vực trên thế giới. Tính từ giữa thế kỉ XX
trở lại đây, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, công nghệ sinh học đã làm thay đổi mạnh mẽ
phương thức sản xuất và sinh hoạt, lao động trong xã hội, đặc biệt ở các đô thị. Ở
các nước kinh tế phát triển ĐTH thời kỳ này đã đi vào giai đoạn kết, trong khi các
nước đang phát triển ĐTH phát triển mạnh mẽ, đang ở giai đoạn đầu. (Phạm Thị
Xuân Thọ, 2007 ) .

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nhóm kinh tế đang phát triển
trên thế giới. Nhìn chung, đô thị ở Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với
quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước. Tuy có
bề dày lịch sử nhưng tốc độ phát triển đô thị ở nước ta còn chậm và ở trình độ thấp
so với các nước trên thế giới. Sau khi đạt được tỷ lệ 10% dân số đô thị vào khoảng
năm 1950, từ đó mức độ ĐTH tăng dần, đến năm 2009 đạt con số 29.6% (Tổng Cục
Thống Kê, 2009). Hiện nay, nước ta còn ở giai đoạn đầu của quá trình CNH – HĐH
và cũng tương ứng với thời kì đầu ĐTH hiện đại, trình độ ĐTH còn thấp. Chính
sách Đổi mới mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường tiến bước mạnh mẽ, làm
xuất hiện mạng lưới đô thị trải tương đối đều khắp cả nước, tuy phần lớn là đô thị
nhỏ và trung bình. Mạng lưới đô thị này được liên kết lại bằng hệ thống giao thông
vận tải và thông tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào sự nghiệp tăng trưởng kinh
tế của các vùng lãnh thổ, cũng đồng thời là trung tâm của các đơn vị hành chính các
cấp huyện, tỉnh, vùng và cả nước. Việc tổ chức các vùng kinh tế trọng điểm, các


3

thành phố cảng biển, các cửa khẩu biên giới đã hình thành mạng lưới đô thị đa chức
năng, trong đó chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ như: Hà Nội - Hạ Long, TPHCM
- Biên Hòa - Bình Dương - Vũng Tàu, Dung Quất - Đà Nẵng - Huế. Tuy nhiên cũng
cần phải thấy, quá trình ĐTH diễn ra không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Miền
núi, đặc biệt là vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ĐTH. Ngay ở đồng
bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc, nhưng lại chủ yếu là các thị trấn nhỏ,
nên tỉ lệ dân thành thị vẫn rất thấp. Riêng vùng Đông Nam Bộ, nơi có TPHCM, tỉ lệ
dân thành thị cao nhất cả nước. (Đặng Văn Phan, 2009). Vào năm 1979, tỉ lệ dân số
đô thị ở TPHCM là 82.0%, đến năm 2009, đạt 83.2%. (Tổng Cục Thống Kê, 2009).
Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/04/1975), đã giải
phóng hoàn toàn miền Nam, sự kiện vĩ đại đó đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử là
mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến

hành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Để lãnh đạo các địa phương bước vào thời kì mới, bảo vệ thành quả cách
mạng mới giành được và duy trì điều hành mọi hoạt động của nhân dân, theo sự chỉ
đạo thống nhất chung của thành phố, ngày 10/5/1975, Thường vụ Thành ủy họp và
thống nhất tên gọi các quận huyện trong thành phố. Hội nghị quyết định: thành phố
Sài Gòn – Gia Định có 21 quận: 14 quận nội thành và 7 quận ngoại thành, Bình
Chánh là một trong 7 quận ngoại thành. Đến tháng 5/1976, thực hiện chủ trương sắp
xếp lại hệ thống chính quyền các cấp, thành phố còn 3 cấp: thành phố, quận
(huyện), phường (xã), đồng thời quyết định xác nhập một số quận và điều chỉnh lại
địa giới một số quận, huyện như sau: thành phố còn 12 quận và 5 huyện, Bình
Chánh lúc này gọi là huyện không gọi là quận như trước nữa. Ngày 5/11/2003,
Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP, thực hiện nghị định này, sau khi
điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân, huyện Bình Chánh từ
30.457,23 ha còn lại 25.268,25 ha và 224.165 nhân khẩu, từ 20 xã thị trấn còn lại 16
đơn vị hành chánh trực thuộc (gồm 15 xã và thị trấn Tân Túc). (Trích Lịch sử Đảng
bộ huyện Bình Chánh 1975 – 2005, Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM).


4

Bình Chánh là một huyện ngoại thành của TPHCM. Do đó không nằm ngoài
sự phát triển chung của thành phố, thời gian qua huyện đã thực hiện quá trình ĐTH,
CNH, HĐH và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thực tế năm 2009, quy mô giá
trị sản xuất các ngành kinh tế đã đạt 4 tỷ 334 triệu 606 ngàn đồng (theo giá cố định
1994); ước năm 2010, quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế là 5 tỷ 384 triệu
671 ngàn đồng (theo giá cố định 1994), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân chung là
21,03% vượt 5,03% so chỉ tiêu kế hoạch. Kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu dựa
vào hai khu vực và dịch vụ . Khu vực công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất, đến năm 2010, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 74,46%, ngành dịch vụ
18,75%, ngành nông nghiệp 6,79%....Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự chuyển

dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, năm 2010 cơ cấu lao động
làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ 18,82% (giảm 12,94%), ngành công
nghiệp chiếm tỉ lệ 43,57% (tăng 4,87%), ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ 37,61% (tăng
8,07%) so với năm 2006. Số lao động có việc làm bình quân giai đoạn 2004-2008
đạt 127.606 người/năm, giai đoạn từ năm 2006-2010 giải quyết việc làm mới cho
22.129 lao động. Năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp là 5,7% đã kéo giảm xuống còn 5,4%
vào năm 2010. ..”. (Dựa theo báo cáo trình Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần
thứ X vào tháng 7/2010 ). Với kết quả trên, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng
mục tiêu và định hướng phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH .
Bên cạnh đó, quá trình ĐTH của huyện cũng tồn tại những vấn đề nan giải.
Chẳng hạn như: trên lĩnh vực kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thật bền
vững, tình hình phát triển giữa các khu vực chưa cân đối. Ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp đa số quy mô nhỏ, đổi mới công nghệ chậm, mức độ cạnh tranh
thấp; sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa thành phong trào rộng rãi, nhiều nơi
mang tính hình thức, lợi dụng phân lô để xây dựng trái phép, kinh tế tập thể còn
yếu. Thu hút đầu tư còn hạn chế; tiến độ mở rộng, xây dựng mới các dự án khu,
cụm công nghiệp còn rất chậm, không đáp ứng được nhu cầu mặt bằng sản xuất cho
doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng tốc độ phát triển.


5

Hệ thống mạng lưới giao thông của huyện chưa hoàn chỉnh, tải trọng, kết cấu chất
lượng nhiều tuyến đường thấp, xuống cấp nhanh, hệ thống thủy lợi nội đồng từng
bước được nâng cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, thoát nước, phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Công tác quản lý đô thị, nông thôn trong lĩnh vực đất đai, xây
dựng còn bất cập, mức độ ô nhiễm môi trường tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước còn
phổ biến . Hạn chế trên lĩnh vực văn hóa- XH: nhiều chỉ tiêu xây dựng nhà văn hóa,
xây dựng trường học, bệnh viện chưa đạt chỉ tiêu, tiến độ kế hoạch đề ra . Mạng

lưới trường lớp ở khu vực ĐTH nhanh không đáp ứng kịp nhu cầu học tập. Đội ngũ
giáo viên còn thiếu, nhất là bậc tiểu học. Hệ thống dạy nghề và chất lượng đào tạo
còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trình độ y, bác sĩ chưa đáp ứng đủ.
Tình trạng xã rác bừa bãi, lấn chiếm lòng lề đường, ô nhiễm môi trường tái diễn ở
nhiều nơi. (Báo cáo trình Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh lần thứ X vào tháng
7/2010 ) .
Vì lí do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tác động của
đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ
Chí Minh”. Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình ĐTH ở huyện
Bình Chánh, những tác động tích cực cũng như những hạn chế của ĐTH đối với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện và từ đó đề xuất một số kiến
nghị cho Ủy ban nhân dân huyện, cho các cơ quan chức năng, các phòng ban của
huyện Bình Chánh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ĐTH đến sự phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu và các bạn sinh viên.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng ĐTH của huyện Bình Chánh, từ đó phân tích những
tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đề xuất những giải pháp
phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của ĐTH, thúc đẩy kinh tế -


6

xã hội của huyện không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ những quan niệm khoa học về ĐTH .
+ Nghiên cứu sự gia tăng dân số đô thị ở huyện Bình Chánh .

+ Nghiên cứu thực trạng ĐTH huyện Bình Chánh.
+Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH ở huyện Bình
Chánh.
+ Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đến
phát triển kinh tế ở các khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
việc làm, thu nhập người dân của huyện Bình Chánh.
+ Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đến
phát triển xã hội ở khía cạnh đời sống người dân trong huyện như: nhà ở, sức khỏe,
giáo dục, đời sống .
+ Tham khảo các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của
ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà các cơ quan chức năng đã và đang thực
hiện.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp cho UBND huyện, cho các
cơ quan chức năng, các phòng ban của huyện Bình Chánh nhằm giảm thiểu các tác
động tiêu cực của ĐTH đến sự phát triển kinh tế -xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà ĐTH
mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh.
3.2 Khách thể nghiên cứu: người dân ở xã Bình Hưng và xã Phong Phú
thuộc huyện Bình Chánh.


7

3.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Về nội dung
Đề tài này không đi sâu phân tích nguyên nhân hay dự báo ĐTH mà chỉ tập
trung nghiên cứu các tác động của ĐTH đến kinh tế (tăng trưởng kinh tế, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, thu nhập người dân) và xã hội (đời sống người dân
trong huyện ở các khía cạnh như: đời sống, nhà ở, sức khỏe, giáo dục). Các khía
cạnh khác của ĐTH như nạn ùn tắc giao thông, xoá đói giảm nghèo, bệnh tật, ô
nhiễm môi trường, văn hoá, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, phân hoá giàu
nghèo…không nằm trong nội dung nghiên cứu của luận văn.
Trong quá trình phỏng vấn ý kiến người dân, chúng tôi gặp một số khó khăn:
1) trong bảng phỏng vấn ý kiến người dân có số liệu hồi cứu, điều này gây khó khăn
cho việc nhớ lại thông tin hoặc nhớ không đầy đủ của người trả lời phỏng vấn; 2)
thành phần của hộ gia đình thay đổi theo thời gian (phát triển, tách ra, giảm bớt,
xuất hiện, hay mất đi thành phần trong hộ.
3.3.2 Về không gian: Huyện Bình Chánh gồm 15 xã và thị trấn Tân
Túc, nhưng chúng tôi chỉ chọn xã Bình Hưng và xã Phong Phú để nghiên cứu,
phỏng vấn người dân (nơi có quá trình ĐTH diễn ra tương đối mạnh và còn diện
tích đất nông nghiệp) (Xem PHỤ LỤC 1A, 1B, 1C) .
3.3.3 Về thời gian: do còn hạn chế về nhiều mặt, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu thực trạng ĐTH huyện Bình Chánh và ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội toàn huyện trong giai đoạn 2003 – 2010 . Lựa chọn năm 2003 làm năm khởi
điểm cho nội dung nghiên cứu vì đây là thời điểm thực hiện Nghị định
130/2003/NĐ-CP về vấn đề chia tách huyện, điều chỉnh địa giới hành chính thành
lập quận Bình Tân, huyện Bình Chánh.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về ĐTH nói chung và ảnh hưởng của ĐTH nói riêng trên thế giới lẫn
Việt Nam, trong nhiều năm qua đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu:


8

Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (1996),“ Đô thị hóa tại Việt Nam và
Đông Nam Á”, Viện Khoa học xã hội và TPHCM, NXB TPHCM. Tập sách gồm có
bốn chương, đề cập nhiều khía cạnh của hiện tượng ĐTH. Chương một nói lên xu

thế ĐTH của các thành phố tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến TPHCM, là địa
bàn có chỉ số ĐTH cao nhất nước. Xu thế ĐTH của các nước Đông Nam Á cũng
được trình bày trong chương này. Chương hai nêu lên những vấn đề bức xúc xuất
phát từ hiện tượng ĐTH như nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, việc tăng
dân số cơ học, tình trạng lao động, nhà ở ….và những kinh nghiệm của các nước
Đông Nam Á trong các lĩnh vực ấy. Chương ba nhấn mạnh đến vấn đề môi trường
nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình phát triển đô thị, đưa ra
nhu cầu bức thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong bước
đồng hành với sự phát triển của thời đại. Chương bốn là một thoáng nhìn về quá
khứ, dựng lại tiến trình ĐTH trong lịch sử, giới thiệu một số đô thị cổ nổi tiếng trên
thế giới cũng như ở Việt Nam .
Viện khoa học xã hội tại TPHCM, Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á
(1997), “Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật
Bản ”, NXB TPHCM. ĐTH là vấn đề đang được xã hội quan tâm và đã từng được
các nhà khoa học của nhiều lĩnh vực tranh luận trong các cuộc hội thảo. Tập sách
chú trọng đến sự tương tác giữa môi trường nhân văn và ĐTH, ảnh hưởng của ĐTH
đối với mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, nông
thôn và thành thị, đối với cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội. Cụ thể: đề cập
đến các quan điểm về nhân văn và ĐTH (chương một), quá trình hình thành đô thị
tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản (chương hai), khía cạnh kinh tế – xã hội
(chương ba) và ảnh hưởng của ĐTH lên trên văn hóa và tôn giáo (chương bốn) .
UBND Thành phố, Viện kinh tế thành phố (1998), “ Tác động của quá trình
đô thị hóa đến sự biến động kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành TPHCM – đề
xuất định chế nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho quận 12”. Cùng với quá trình đổi mới
nền kinh tế chung, ngoại thành TPHCM cũng đã đang diễn ra quá trình ĐTH một
cách mạnh mẽ. Nhận thức được tính tất yếu của ĐTH, đặc biệt trước yêu cầu CNH,


×