Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

thiết kế ebook hỗ trợ dạy học môn hóa học chương nguyên tử và chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học định luật tuần hoàn lớp 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Quốc Thành

THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN
HÓA HỌC CHƯƠNG NGUYÊN TỬ VÀ CHƯƠNG
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌCĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 BAN CƠ BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

`

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Quốc Thành

THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN
HÓA HỌC CHƯƠNG NGUYÊN TỬ VÀ CHƯƠNG
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌCĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10 BAN CƠ BẢN

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Thị Hiền, trường Cán bộ quản lí giáo dục Hà Nội. Cám ơn cô
đã dành rất nhiều thời gian, công sức và những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình làm luận văn.
- Các thầy cô ở trường THPT Tân Thạnh, THCS và THPT Hậu Thạnh
Đông, THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực nghiệm
sư phạm.
- Các thầy cô ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng
Tháp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho ebook.
- Các em học sinh ở các trường thực nghiệm đã nhiệt tình tham gia vào quá
trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh - 2012


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .....................................................................5
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ........................................................................7
1.2.1. Phương pháp dạy học ...............................................................................7
1.2.2. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học .................................8
1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học......................................9
1.2.4. Dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin ..............................10
1.3. Tự học ............................................................................................................17
1.3.1. Khái niệm tự học ....................................................................................17
1.3.2. Tầm quan trọng của tự học .....................................................................18
1.3.3. Các hình thức của tự học ........................................................................18
1.3.4. Chu trình dạy học– tự học ......................................................................19
1.3.5. Mạng máy tính- công cụ tự học hiệu quả ...............................................21
1.4. Sách giáo khoa điện tử (ebook) .....................................................................22
1.4.1. Khái niệm ebook.....................................................................................22
1.4.2. Tác dụng và hạn chế của ebook ..............................................................23
1.4.3. Các bước thiết kế ebook .........................................................................23
1.4.4. Các phần mềm thiết kế ebook ................................................................25
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................30


Chương 2. THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “NGUYÊN
TỬ” VÀ “CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA
HỌC- ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN” LỚP 10 BAN CƠ BẢN........................31
2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nguyên tử” và chương
“Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- định luật tuần hoàn” ....................31

2.1.1. Chương “Nguyên tử” ..............................................................................31
2.1.2. Chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – định luật tuần hoàn” ..
................................................................................................................33
2.2. Các nguyên tắc thiết kế ebook hỗ trợ dạy học môn hóa học chương “Nguyên
tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- định luật tuần hoàn”
lớp 10 ban cơ bản ..........................................................................................36
2.2.1 Đảm bảo tính khoa học ............................................................................36
2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm ............................................................................37
2.2.3. Đảm bảo tính thẩm mỹ ...........................................................................38
2.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................................38
2.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................39
2.2.6. Đảm bảo tính khả thi ..............................................................................39
2.2.7. Đảm bảo tính kế thừa .............................................................................40
2.3. Phương pháp thiết kế ebook ..........................................................................40
2.3.1. Các phần mềm thiết kế ebook ................................................................40
2.3.2. Quy trình thiết kế ebook .........................................................................43
2.4. Cấu trúc và thiết kế nội dung của ebook........................................................44
2.4.1. Cấu trúc của ebook .................................................................................44
2.4.2. Thiết kế nội dung của ebook ..................................................................49
2.5. Sử dụng ebook .............................................................................................102
2.5.1. Cài đặt ebook ........................................................................................102
2.5.2. Hướng dẫn sử dụng ..............................................................................102
2.5.3. Gợi ý cho GV khi sử dụng ebook .........................................................104
2.5.4. Gợi ý cho HS khi sử dụng ebook để tự học..........................................104


Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................106
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................107
3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................107
3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................107

3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................108
3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ......................................................108
3.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................109
3.6. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................110
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................133
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

:

công nghệ thông tin

CD

:

compact disc, đĩa quang được sử dụng để lưu dữ liệu

ĐHSP

:

Đại học Sư phạm

ĐC


:

đối chứng

GIAÙO

:

giáo viên

:

học sinh

HTML

:

Hypertext Markup Language, ngôn ngữ liên kết siêu văn bản

ICT

:

information and communication technology, công nghệ thông

VIEÂN
HOÏC
SINH


tin và truyền thông
PPDH

:

phương pháp dạy học

SWF

:

shockware flash, file trình diễn flash

THPT

:

trung học phổ thông

TNSP

:

thực nghiệm sư phạm

Tp.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách một số ebook .............................................................................6
Bảng 1.2. Xu thế giáo dục trong tương lai ................................................................13
Bảng 1.3. So sánh các công nghệ xây dựng website.................................................26
Bảng 3.1. Các nhóm thực nghiệm và đối chứng .....................................................108
Bảng 3.2. Nhận xét của GV về ebook .....................................................................111
Bảng 3.3. Nhận xét của HS về ebook .....................................................................114
Bảng 3.4. Điểm bài kiểm tra lần 1 ..........................................................................116
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 ...........116
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ..........................................117
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1................................118
Bảng 3.8. Điểm bài kiểm tra lần 2 ..........................................................................118
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...........119
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ........................................119
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2..............................120
Bảng 3.12. Điểm bài kiểm tra lần 3 ........................................................................121
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 .........121
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 3 .....................................................122
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3..............................123
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra ....................................................123
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của 3 bài kiểm tra ........124
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra ........................................125
Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra .............................126


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick ............................................25

Hình 2.1. Giao diện Adobe Flash Professional CS5 .................................................41
Hình 2.2. Giao diện Xara3D .....................................................................................42
Hình 2.3. Giao diện của Adobe Dreamwave CS5.....................................................43
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình thiết kế ebook ..................................................................44
Hình 2.5. Sơ đồ trang chủ .........................................................................................45
Hình 2.6. Sơ đồ trang “Giáo khoa” ...........................................................................46
Hình 2.7. Sơ đồ trang “Bài tập” ................................................................................47
Hình 2.8. Sơ đồ trang “Trắc nghiệm” .......................................................................47
Hình 2.9. Sơ đồ trang “Vui học” ...............................................................................47
Hình 2.10. Sơ đồ trang “Tư liệu” ..............................................................................48
Hình 2.11. Sơ đồ trang “Mô hình” ............................................................................48
Hình 2.12. Sơ đồ trang liên hệ ..................................................................................49
Hình 2.13. Trang chủ của ebook ...............................................................................51
Hình 2.14. Giao diện chính của Xara3D ...................................................................52
Hình 2.15. Hộp thoại Text Option ............................................................................52
Hình 2.16. Kết quả của quá trình tạo tiêu đề “ebook” bằng Xara3D ........................53
Hình 2.17. Giao diện Dreamwave .............................................................................54
Hình 2.18. Giao diện hộp thoại “New Document” ...................................................54
Hình 2.19. Hộp thoại “Save As” ...............................................................................55
Hình 2.20. Hộp thoại Page Properties .......................................................................56
Hình 2.21. Khung thiết kế trang chủ sau khi thiết lập ..............................................56
Hình 2.22. Hộp thoại Select Image Source ...............................................................57
Hình 2.23. Thanh Properties .....................................................................................57
Hình 2.24. Trang chủ được thiết kế hoàn chỉnh ........................................................58
Hình 2.25. Giao diện trang giáo khoa .......................................................................59
Hình 2.26. Giao diện trang “Chương 1” ...................................................................60
Hình 2.27. Hiệu ứng lật trang sách (flipping book) ..................................................60


Hình 2.28. Hộp thoại Document Settings .................................................................61

Hình 2.29. Thiết kế một trang sách bằng flash .........................................................62
Hình 2.30. Hộp thoại Export Movie .........................................................................63
Hình 2.31. Thiết kế biểu tượng cho bài “Thành phần nguyên tử” ............................63
Hình 2.32. Giao diện khung soạn thảo file “Ebook/level1/photos1.xml” ................65
Hình 2.33. File “chuong 1.swf” ................................................................................71
Hình 2.34. Bố cục trang giáo khoa ............................................................................72
Hình 2.35. Bố cục trang giáo khoa của mỗi chương .................................................73
Hình 2.36. Trang “Giáo khoa” sau khi đã hoàn tất ...................................................73
Hình 2.37. Màn hình soạn thảo một bài tập ..............................................................76
Hình 2.38. Màn hình soạn thảo file “config_bt_chuong_1.xml” ..............................77
Hình 2.39. Bài tập chương 1 với hiệu ứng flipping book .........................................78
Hình 2.40. Trang “Bài tập” .......................................................................................79
Hình 2.41. Trang “Bài tập chương 1” .......................................................................80
Hình 2.42. Trang “Tư liệu” .......................................................................................81
Hình 2.43. Trang “Sơ lược lịch sử khám phá nguyên tử”.........................................83
Hình 2.44. Trang “Mô hình” .....................................................................................83
Hình 2.45. Hộp thoại “Convert to Symbol” ..............................................................85
Hình 2.46. Hộp thoại properties ................................................................................85
Hình 2.47. Thiết kế đồ họa mô hình ống phóng tia âm cực ......................................86
Hình 2.48. Thí nghiệm của Thompson (khi mở nguồn, tụ điện chưa nạp điện) .......89
Hình 2.49. Thí nghiệm của Thompson (khi mở nguồn, tụ điện đã nạp điện) ...........90
Hình 2.50. Trò chơi “Bong bóng trí tuệ” ..................................................................91
Hình 2.51. Trò chơi “Cặp đôi của nguyên tố” ..........................................................92
Hình 2.52. Trò chơi “Người dẫn đường” ..................................................................93
Hình 2.53.Thiết kế đồ họa của trò chơi “Bong bóng trí tuệ” ....................................94
Hình 2.54. Trang “Vui học” ......................................................................................96
Hình 2.55. Trang “Trắc nghiệm” ..............................................................................97
Hình 2.56. Biên soạn file “config_tn1.xml” .............................................................98



Hình 2.57. Giao diện chương trình trắc nghiệm .......................................................99
Hình 2.58. Trang “Trắc nghiệm chương 1” ............................................................101
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 .................................................117
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ..............................................117
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 .................................................119
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ..............................................120
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 .................................................122
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ..............................................122
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra .......................................................124
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm điểm số 3 bài kiểm tra .......................125
Hình 3.9. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra ..............................125


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện
đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo
thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” [22].
Điều 24, khoản 2 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho HS” [36].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số
201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục

5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền
thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy
trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận
thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực
của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá
trình học tập, ...” [51].
Tăng cường năng lực tự học cho HS là một yếu tố quan trọng góp phần đổi
mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung học
phổ thông. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói riêng,
ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian để tự học và tự
đọc. Việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có
thể dễ dàng trong việc tự học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.


2

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay rất
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi
mới phương pháp dạy học.
Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có những chủ trương rất cụ thể trong
toàn ngành về đổi mới PPDH; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo kiến thức CNTT cho
đội ngũ cán bộ quản lý, GV; dạy tin học cho HS hay ứng dụng CNTT trong quản lý:
hồ sơ GV, HS, các báo cáo; truy cập mạng Internet… Đặc biệt, việc ứng dụng
CNTT vào trong dạy học bước đầu đã có kết quả đáng kể. Chỉ thị 29/2001/CTBGD& ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành gi¸o
dôc giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay
đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy học”.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ DẠY
HỌC MÔN HÓA HỌC CHƯƠNG NGUYÊN TỬ VÀ CHƯƠNG BẢNG TUẦN
HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN LỚP 10

BAN CƠ BẢN nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học của GV và HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) hỗ trợ việc dạy và học môn hóa học
chương “Nguyên tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – định luật
tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản nhằm góp phần giúp HS tự học, tự nghiên cứu, đồng
thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) chương
“Nguyên tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – định luật tuần
hoàn” lớp 10 ban cơ bản.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học trong trường trung học phổ
thông ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.


3

- Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Nguyên tử” và chương “Bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học – định luật tuần hoàn” ở lớp 10 ban cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Chương “Nguyên tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học – định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản.
- Địa bàn: các trường THPT ở tỉnh Long An và một số trường ở Bến Tre, Bạc
Liêu, Kiên Giang.
- Thời gian: từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.

- Phân tích, tổng hợp.
- Phân loại, hệ thống hóa.
- Phương pháp lịch sử.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp toán học: Dùng xác suất thống kê để xử lí các kết quả điều
tra và TNSP.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được sách giáo khoa điện tử chương “Nguyên tử” và chương
“Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản
giúp HS tự học, tự nghiên cứu thì quá trình dạy và học của GV và HS sẽ thuận tiện
hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
8. Những đóng góp mới của đề tài


4

- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sách giáo khoa điện tử chương
“Nguyên tử” và chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – định luật tuần
hoàn” lớp 10 ban cơ bản dùng làm tài liệu tự học cho HS và làm tư liệu phục vụ cho
việc giảng dạy của GV hóa học ở trường THPT.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của người học.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc sử dụng máy tính và intenet đã rất phổ biến trong HS, cùng
với đó là nhu cầu học tập qua mạng ngày càng tăng. Với sự hỗ trợ đắc lực của các
công cụ tìm kiếm, HS rất dễ dàng tìm thấy những kiến thức trên mạng. Tuy nhiên,
đa số trong đó là các trang web bằng tiếng Anh; đối với HS các thành thị hoặc các
vùng phát triển mạnh, việc đọc một bài viết bằng tiếng Anh là không khó; nhưng
đối với HS các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, như vùng đồng bằng Sông Cửu Long,
thì ngoại ngữ là một rào cản rất lớn để các em tiếp xúc với tri thức.
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, số lượng các website hỗ trợ học tập khá
nhiều và đa dạng. Nhưng phần lớn các website này lại tập trung vào nội dung luyện
thi là chủ yếu. Bên cạnh đó, số lượng các khóa luận và luận văn về thiết kế ebook
hóa học cũng tương đối phong phú, đó là nguồn tư liệu quý báu cho hoạt động tự
học của HS thông qua intenet. Có thể kể ra một số ebook sau đây:


6

Bảng 1.1. Danh sách một số ebook
STT

Tác giả

1

Nguyễn Thị Thu Hà

2


Nguyễn Phúc Hậu
Nguyễn Thị Thanh

3

Hoa

Nội dung của ebook

Trường

Chương Halogen, lớp 10 nâng

ĐHSP

cao

Tp.HCM

Chương Hóa học và dòng điện,

ĐHSP

trường CĐKT Cao Thắng

Tp.HCM

Giáo dục môi trường

ĐHSP

Tp. HCM
ĐHSP

Đàm Thị Thanh Hưng

Chương 6, lớp 12 nâng cao

Nguyễn Thị Thùy

Chương Liên kết hóa học và

ĐHSP

Linh

chương cấu tạo phân tử

Tp. HCM

6

Vũ Thị Phương Linh

Phần Hóa hữu cơ, lớp 11

7

Trần Tuyết Nhung

Chương Dung dịch – Sự điện li


Nguyễn Thị Thanh

Phần Hóa học vô cơ, lớp 11 nâng

ĐHSP

Thắm

cao

Tp. HCM

9

Tống Thanh Tùng

Phần crôm, sắt, đồng lớp 12

10

Nguyễn Thị Ánh Mai

4

5

8

Tp. HCM


ĐHSP
Tp. HCM
ĐHSP
Tp. HCM

ĐHSP
Tp.HCM

Lý thuyết chủ đạo hóa học lớp

ĐHSP Hà

10, THPT

Nội

Điểm mạnh của hầu hết các ebook này là giao diện đẹp mắt, lôi cuốn được
người đọc, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, trình bày khoa học.
Tuy vậy, phần lớn các ebook gặp những hạn chế sau:
- Tính phổ biến của chúng còn chưa cao. Lí do chính là đối tượng mà các
ebook này hướng đến chủ yếu là HS khá giỏi, học nâng cao, trong khi đối tượng HS


7

yếu kém chiếm đa số lại khó tiếp cận với các kiến thức trong đó. Đây là nguyên
nhân dẫn đến số lượng ebook đã có tuy nhiều nhưng không phổ biến.
- Phần vui học kèm theo ebook thường đi theo những lối mòn, chưa có tính
đột phá cao. Hầu như trong các ebook, sự kết hợp giữa nội dung giáo khoa và bài

tập với những hoạt động giải trí gần như chưa có, trong khi đó đây là một trong
những thế mạnh của ebook.
Bên cạnh đó, các luận văn nghiên cứu về vấn đề cấu tạo nguyên tử và bảng
tuần hoàn thuộc chương trình lớp 10 thì không nhiều; trong khi đó những nội dung
kiến thức này lại đòi hỏi cao hoạt động tưởng tượng của HS. Sách giáo khoa hiện
tại phong phú về hình ảnh, nhưng vẫn chỉ là những hình ảnh bất động, chứa đựng
một cách hạn chế những thông tin cần thiết cũng như thiếu sự hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc.
Cùng với đó là những hạn chế về năng lực tự học của HS do đặc điểm của
vùng miền. Bản thân tác giả là GV đang công tác tại một trong những vùng đất khó
khăn nhất của đất nước, vùng Đồng Tháp Mười của Đồng bằng Sông Cửu Long;
các em ngoài việc học tập còn phải lo việc đồng áng, chống lũ lụt; phương tiện dạy
học còn thiếu thốn cũng là một vấn đề nan giải.
Thực trạng đó là động lực thôi thúc tác giả thiết kế ebook về chương nguyên tử
và chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- định luật tuần hoàn nhằm hỗ trợ
việc dạy và học ở những vùng miền khó khăn như Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.2.1. Phương pháp dạy học
Theo TS Trịnh Văn Biều [4]:
- Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá
trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có
hiểu bài một cách sâu sắc không, phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của
người thầy. phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được
các nhà giáo dục quan tâm.


8

- Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người
dạy và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp

hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá
trình dạy học.
- Phương pháp dạy học theo nghĩa rộng bao gồm:
+ Phương tiện dạy học.
+ Hình thức tổ chức dạy học.
+ Phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp.
1.2.2. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
- Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục
tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp ở trình độ
hiện đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về
số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần
được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết phải xác định được mục tiêu đào
tạo như là xác định được những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá
trình đào tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng
kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn.
- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính năng bùng nổ của khoa
học công nghệ thể hiện qua sự ra đời của nhiều lí thuyết, thành tựu mới cũng như
khả năng ứng dụng của chúng vào thực tế. Học vấn của nhà trường trang bị không
đủ để thâu tóm hết mọi kiến thức mong muốn. Vì vậy, việc dạy học ngày nay đòi
hỏi phải coi trọng dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên
cơ sở đó tiếp tục tự học suốt đời. Xã hội ngày nay đòi hỏi người học có học vấn
hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ dưới dạng có sẵn mà phải có năng
lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập. Việc đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay là nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
Hơn nữa, cùng với những biến động manh mẽ về kinh tế-xã hội toàn cầu, đối
tượng giáo dục trong các nhà trường cũng thay đổi.


9


- Kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của HS và những điều tra xã hội học gần đây
cho thấy: ở nước ta thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm-sinh
lí, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện
truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều
nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều
hơn, linh hoạt hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi mấy mươi năm trước đây, đặc
biệt là HS trung học. Trong học tập, HS không thỏa mãn với vai trò của người tiếp
thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Đổi mới
phương pháp dạy học nhằm giải quyết yêu cầu đó của HS: sự lĩnh hội độc lập các tri
thức và phát triển các kĩ năng. Từ đó giúp tạo ra con người năng động, có khả năng
hợp tác với nhau trong công việc, có khả năng làm việc với cộng đồng; có khả năng
sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại. Cùng với yêu cầu đó, đổi mới phương
pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa người học, học tập theo nhóm, học trên
mạng cần được tăng cường.
1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo TS. Lê Trọng Tín [52], một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và phương pháp dạy học hóa học nói riêng ở nước ta là:
1. Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ
nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới.
2. Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn
biến đổi.
3. Chuyển dần trọng tâm của phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái
hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên
theo nhịp độ cá nhân.
4. Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp phương pháp dạy
học phức hợp.
5. Liên kết phương pháp dạy học với phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại
(phương tiện nghe nhìn, máy vi tính…) tạo ra các tổ hợp phương pháp dạy học có
dùng kỹ thuật.



10

6. Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của
môn học.
7. Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học,
các loại hình trường và các môn học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của
phương pháp dạy học nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước mắt tập trung vào 2
hướng sau:
- Phương pháp dạy học hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của
hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập
giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện
tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
- Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên phương pháp
dạy học hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết
bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học.
1.2.4. Dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.4.1. Xu thế giáo dục trong tương lai
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng
khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này
đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người,
thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn
lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm
nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ
trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo
dục - đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội

và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và
thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới
UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của


11

thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu
thế kỷ XXI do ảnh hưởng của công nghệ thông tin ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng
sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học,
đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách
mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi (any where).
Học mọi lúc (any time).
Học suốt đời (life long).
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau.
Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà
nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các
phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như:
Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin
(công nghệ thông tin) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ
tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo
dục 2001 – 2010,…
Trong Nghị quyết TW 2, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải
“đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và

thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,…”[22].
Nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ
Chính trị, trong đó có nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các
hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”.


12

Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường
giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn
2001 – 2005 nêu rõ “công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa
học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy
sự phát triển của công nghệ thông tin ”.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo
dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa
trên công nghệ thông tin, vì “công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra những
thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương
trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị
55/2008/CT- BGDĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ
thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012” (30/09/2008) [10].
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới của
nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài.
Trong báo cáo về “Đổi mới giáo dục bằng công nghệ thông tin và truyền
thông” (29/08/2004) [39] và “Công nghệ thông tin trong giáo dục” (2/11/2005)
[40], tác giả Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra xu thế giáo dục trong tương lai như sau:


13


Bảng 1.2. Xu thế giáo dục trong tương lai
ĐIỂM YẾU

HỆ THỐNG

CỦA HỆ THỐNG

GIÁO DỤC

GIÁO DỤC HIỆN TẠI

TRONG TƯƠNG LAI

ĐẶC ĐIỂM

- Mở, mềm dẻo.
- Đóng kín, cứng nhắc.

- Học ở mọi nơi, mọi lúc, học - Thay đổi tâm lí.
mọi thứ, ai học cũng được.
- Nối mạng giáo dục/móc
xích các trường với nhau.

- Phân mảnh rời rạc các - Sự hội tụ, giao thoa của
trường và các ngành.

các ngành với nhau và với
công nghệ thông tin và
TT.


- Học trong một khoảng đời.
- Tập trung vào chuyện thi cử.

- Học suốt đời.

- Cấu trúc hoá lại cả về hệ
thống giáo dục lẫn nội dung.
- GV trở thành người
hướng dẫn hơn là người
dạy dỗ.
- Tiêu chuẩn chất lượng mới.

- Tập trung vào chất lượng - Quốc tế hoá và hợp tác
con người, nâng cao dân trí.

quốc tế.

1.2.4.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
Đối với môn hóa học, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học. Cụ thể là:
- Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các
kiến thức mới.
- Công nghệ thông tin tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá
trình học tập.
- Công nghệ thông tin tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua
cộng đồng và qua phản ánh.
- Công nghệ thông tin giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hóa học
chính xác hơn.



14

1.2.4.3. Những yêu cầu về kĩ năng công nghệ thông tin của GV
Để sử dụng tốt công nghệ thông tin trong dạy học, người GV cần có một số
kĩ năng sau:
- Tìm kiếm thông tin trên internet: Kĩ năng tra cứu, xử lý thông tin là một
trong những kĩ năng quan trọng nhất hiện nay. Với internet, người GV có thể thực
hiện các công việc như truy cập tìm kiếm thông tin, lưu giữ thông tin, xử lí thông
tin. Nhờ có mạng máy tính và đặc biệt là nhờ có internet, GV có thể tham khảo các
kiến thức trên internet bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con
đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho GV cơ hội to lớn trong việc tự học, tự phát
triển năng lực nghề nghiệp.
- Kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua internet: Trong xã hội hiện đại
không có cá nhân nào tự mình làm hết mọi việc, mỗi sản phẩm đều được tạo ra bởi
rất nhiều người. Hoạt động nghề nghiệp của người GV cũng vậy, nó đòi hỏi sự trao
đổi hợp tác với các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS.
Người GV cần có kĩ năng làm việc theo nhóm nhờ internet, hoạt động này khác với
hoạt động truyền thống: lẽ ra mọi người trong nhóm phải cùng làm việc với nhau ở
một địa điểm, trong một thời gian xác định, nhưng với internet, mọi thành viên có
thể trực tiếp bàn bạc nhưng vẫn có thể ở cách nhau hàng ngàn km. GV có thể trao
đổi với nhau về kiến thức chuyên môn, về kinh nghiệm dạy học. Như vậy, việc hợp
tác trong chuyên môn không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ chuyên môn trong
trường mà nó được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, cho phép các GV từ nhiều vùng
trong cả nước có thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn.
- Kĩ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ công nghệ thông tin: Năng lực
trình bày, diễn đạt ý tưởng là hết sức quan trọng. Trong thời kì hiện đại, không
những chỉ diễn đạt bằng lời, mà còn phải trình bày, diễn đạt ý tưởng bằng công cụ
công nghệ thông tin như soạn thảo văn bản, đồ thị, âm thanh,…. (thể hiện nội dung,

bố trí thông tin, phối hợp các kênh thông tin trong một tài liệu văn bản…); vì thế
GV cần có các kĩ năng tốt để trình diễn một tài liệu điện tử - một tài liệu tích hợp
các thành phần khác nhau: văn bản, đồ hoạ, âm thanh, video...


×