Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

giao lưu văn hóa việt – chăm tại an giang từ thế kỷ xviii đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________

Hứa Kim Oanh

GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM
TẠI AN GIANG TỪ THẾ KỶ XVIII
ĐẾN NAY
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT AN GIANG ................................................ 8
1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 8
1.2. Địa danh và địa giới tỉnh An Giang từ thế kỷ XVIII đến nay.............................. 13
1.3. Dân cư .................................................................................................................. 21
1.3.1 . Người Kinh (người Việt) ......................................................................... 21
1.3.2 . Người Hoa ............................................................................................... 22


1.3.3 . Người Khmer ........................................................................................... 24
1.3.4 . Người Chăm............................................................................................. 26
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ CỦA CƯ DÂN VIỆT VÀ CHĂM TRÊN
VÙNG ĐẤT CHÂU GIANG (AN GIANG) TỪ THẾ KỶ XVIII
ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986) ......................................... 30
2.1. Quá trình định cư của người Việt tại An Giang.................................................. 30
2.2. Quá trình định cư của người Chăm tại An Giang từ thế kỷ XVIII đến trước thời
kỳ đổi mới ........................................................................................................... 47
2.3. Những làng chăm châu thổ trên vùng đất Châu Giang – An Giang ................... 53
2.3.1. Vùng đất Châu Giang .............................................................................. 53
2.3.2. Tên gọi của các làng Chăm ..................................................................... 54
2.3.3. Những làng chăm đầu tiên (thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX) ...................... 56
2.3.4. Cuộc sống của người Chăm Muslim (Hồi giáo) từ khi lập làng đến
trước thời kỳ đổi mới tại An Giang: ........................................................ 59
Chương 3: QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRÊN
VÙNG ĐẤT CHÂU GIANG – AN GIANG TỪ THỜI KỲ ĐỔI
MỚI (1986) ĐẾN NGÀY NAY ............................................................. 68
3.1. Buổi đầu thời kỳ đổi mới của An Giang .............................................................. 68


3.2. Quá trình giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Chăm từ thời kỳ đổi mới
(1986) đến nay ...................................................................................................... 80
3.2.1. Các làng Chăm Hồi giáo ở An Giang ngày nay ...................................... 81
3.2.2. Cuộc sống trong những làng Chăm ngày nay dưới góc nhìn của
người Chăm ............................................................................................. 94
3.3. Những nét mới trong văn hóa Chăm Hồi giáo An Giang .................................... 96
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 108
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 139



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc sinh sống cùng nhau, mỗi dân tộc đều
hình thành sắc thái văn hóa riêng biệt. Nền văn hóa Việt Nam là sự dung hòa những
nền văn hóa của các dân tộc, mỗi dân tộc đều đóng góp giá trị văn hóa riêng dù
nhiều hay ít vào di sản nền văn hóa Việt Nam. Việc tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam
luôn là điểm nổi bật, hơn thế vấn đề này được xem là một nguồn khai thác rộng mở
đáng được chú ý trong nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử nói chung và chuyên
ngành lịch sử văn hóa nói riêng.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Chăm là một dân tộc có
những đặc trưng riêng biệt mang dấu ấn bản sắc rất đậm nét về văn hóa. Những giá
trị văn hóa Chăm đóng góp vào nền văn hóa Việt Nam đã được ghi nhận và ngày
càng được đề cao. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn tài liệu nghiên cứu về văn hóa
Chăm ở Trung Bộ chiếm khối lượng khá lớn, trong khi những sách vở, công trình
chuyên khảo và tiếp cận văn hóa Chăm ở Nam Bộ, tại những vùng tập trung người
Chăm cụ thể, hầu như vẫn còn ít ỏi.
Trên vùng đất Nam Bộ, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi địa
phương đều có nhiều dân tộc sống cùng nhau, chủ yếu là người Kinh, người Hoa,
người Khmer. Ở một vùng nhỏ trong thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang – nơi
người dân quen gọi vùng đất Châu Giang, ngoài ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer còn
có thêm cộng đồng dân tộc Chăm sinh sống, do đó, An Giang trở thành tỉnh có bốn
dân tộc sinh sống cùng nhau. Qua quá trình sinh sống cùng nhau trên một vùng đất
không rộng lớn, việc tiếp xúc và tiếp nhận những giá trị văn hóa lẫn nhau của bốn
dân tộc diễn ra một cách tự nhiên.Trong đó, bản sắc văn hóa của người Chăm An
Giang đáng được chú ý tìm hiểu, đóng góp giá trị văn hóa Chăm Nam Bộ vào văn
hóa Việt là một yếu tố khá quan trọng.
Tuy nhiên, việc tìm văn hóa Chăm Nam Bộ cũng như quá trình giao lưu văn

hóa giữa hai dân tộc Kinh (Việt) và Chăm trên vùng đất này vẫn chưa được nhiều


2

nhà nghiên cứu của ngành khoa học xã hội chú tâm đến. Chính điều này thôi thúc
tôi muốn đi đến tận nơi người Chăm sinh sống, cũng chính là đi tìm hiểu cộng đồng
dân tộc Chăm đang sinh sống cùng trên quê hương mình, để kiểm nghiệm cuộc
sống và quá trình giao lưu văn hóa trên thực tế có sự thay đổi ra sao so với những
điều đã được ghi chép trong một số ít tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước.
Đồng thời, với kết quả nghiên cứu một cách tổng quát, có hệ thống về văn
hóa của người Chăm và sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm từ ba thế kỷ qua tại một
vùng quê miền Tây Nam Bộ, cụ thể là làng Chăm Châu Giang trên đất An Giang,
việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm rõ thêm một mảng màu tươi đẹp trên bức
tranh văn hóa phương Nam của Việt Nam, góp phần nhận thức về lịch sử Việt Nam
và nhận thức từ góc nhìn sử học về văn hóa Việt Nam đa dạng, muôn màu.
Với những ý nghĩa trên, người viết chọn đề tài “Giao lưu văn hóa Việt –
Chăm tại An Giang từ thế kỷ XVIII đến nay” là đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt
nghiệp Cao học.
2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, đề tài không tập trung nghiên cứu đặc điểm của văn
hóa dân tộc Kinh (Việt) hay văn hóa dân tộc Chăm, mà chỉ là nghiên cứu sự ảnh
hưởng qua lại giữa hai dòng văn hóa này tính từ khi những cư dân Việt và Chăm
đầu tiên lập làng sinh sống cùng nhau cho đến nay trên vùng đất An Giang.
Mốc thời gian được đề tài xác định từ thế kỷ XVIII đến nay. Thời điểm thế
kỷ XVIII, tính theo mốc thời gian trong mối quan hệ đối ngoại khi Chúa Nguyễn
thụ đắc được vùng đất này, chính xác vào năm 1757. Quá trình giao lưu văn hóa
thường diễn ra trên khoảng thời gian dài, kết quả của quá trình giao lưu văn hóa hai
dân tộc Việt và Chăm trải qua thời gian dài chính là những biểu hiện trong đời sống
những làng người Việt và người Chăm ngày nay tại An Giang. Do đó, mốc thời

gian đến hiện nay của đề tài là thời điểm thuận lợi cho người nghiên cứu.
Về không gian nghiên cứu, cộng đồng người Chăm chủ yếu sinh sống bên bờ
sông Hậu của tỉnh An Giang. Những làng Chăm đông dân tập trung tại cù lao nhỏ
thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, vùng đất này có tên gọi khác là vùng đất


3

Châu Giang. Do đó, đề tài tập trung nhiều trong việc nghiên cứu những làng người
Chăm và làng người Việt sinh sống đan xen nhau trên vùng đất Châu Giang này.
3. Lịch sử vấn đề
Đề tài này nghiên cứu về quá trình giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt và
Chăm trong suốt quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ XVIII đến nay, trong đó liên
quan đến một phần lịch sử vùng đất An Giang cùng với quá trình sinh sống của
những cư dân trên vùng đất này.
Xét về vấn đề lịch sử vùng đất An Giang, một số nhà nghiên cứu đã có các
công trình nghiên cứu liên quan như sau:
Quyển sách được nhiều người biết đến và xem như sách dẫn chứng nhiều
nhất là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết vào thời vua Gia Long
(1802 – 1820). Sách là nguồn tư liệu về địa giới, khí hậu, sản vật, phong tục … của
vùng đất Nam Bộ, trong đó có những tư liệu về vùng đất An Giang, quan trọng nhất
là sự kiện cho biết thời gian vùng đất này chính thức trở thành bộ phận của lãnh thổ
Việt Nam.
Và các cuốn được xem là chuyên khảo như: Lịch sử khai phá vùng đất Nam
Bộ của Huỳnh Lứa, Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang, Lịch sử khẩn
hoang Nam Bộ, Lịch sử An Giang của Sơn Nam và bộ sách Nam Bộ đất và người
(tập 1,2,3) của Hội Khoa học Lịch sử Tp.HCM. Các quyển sách này nghiên cứu sâu
về lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, cùng với việc miêu tả
quá trình cư dân Việt di dân đến đây. Tuy nhiên, các quyển sách đều chưa đề cập
đến quá trình cộng cư của những cư dân mới đến sống cùng nhau.

Gần đây, quyển sách Nam Bộ xưa và nay của tạp chí Xưa và nay, tổng hợp
các bài viết về Nam Bộ cũng có đề cập một phần đến lịch sử vùng đất An Giang.
Về văn hóa Champa, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố bởi nhiều
nhà nghiên cứu chuyên ngành:
Lịch sử vương quốc Champa của Lương Ninh là cuốn sách sơ lược lịch sử
hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Champa, được xem là quyển
sách cơ bản nhất đối với những ai muốn tìm hiểu về người Chăm.


4

Nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh với nhiều sách viết về Champa như: Tháp
cổ Champa – sự thật và huyền thoại, Văn hóa Champa, cùng nhiều bài viết trên các
tạp chí chuyên ngành. Những tài liệu khái quát về những yếu tố tôn giáo, phong tục,
tập quán, lễ hội của người Chăm.
Quyển sách Văn hóa Chăm của nhóm tác giả Phan Xuân Biên, Phan An,
Phan Văn Dốp, Tôn Tú Anh, bao gồm toàn bộ những biểu hiện văn hóa của người
Chăm trên cả nước, trong đó, có một phần đề cập đến người Chăm Nam Bộ.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học năm 2002 của Ts. Nguyễn Đức
Toàn, Ảnh hưởng tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam. Đây là
công trình nghiên cứu từng bộ phận người Chăm chịu ảnh hưởng tôn giáo thế nào,
những tôn giáo chi phối đến đời sống người Chăm sâu đậm tạo thành tên gọi của
từng nhóm người Chăm.
Khi đề cập đến nghiên cứu văn hóa Champa, nguồn tài liệu và nhà nghiên
cứu thuộc lĩnh vực chuyên gia rất nhiều nhưng chủ yếu phạm vi nghiên cứu thuộc
về Chăm Trung Bộ, còn vấn đề người Chăm Nam Bộ cùng với nền văn hóa của họ
là một vấn đề khá mới và chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
Văn hóa Chăm Nam Bộ, có các công trình được công bố được sắp xếp theo
thứ tự thời gian như sau:
Cuốn sách về người Chăm Nam Bộ được xuất bản vào năm 1974 của

Nguyễn Văn Luận là Người Chăm Hồi giáo miền tây Nam phần Việt Nam được
xem như tài liệu đối chiếu với các nguồn tài liệu hiện nay.
Nhà nghiên cứu Phan Thị Yến Tuyết với hai quyển sách Văn hóa vật chất
của các dân tộc đồng bằng sông Cửu Long xuất bản năm 1992 và Nhà ở, trang
phục, ăn uống của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long xuất bản năm 1993,
cung cấp rất nhiều nguồn tư liệu về cuộc sống người Chăm ở Nam Bộ nói riêng và
các dân tộc nói chung trên vùng đồng bằng châu thổ.
Quyển sách Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long do Mạc Đường (chủ
biên) xuất bản 1993, tập hợp nhiều bài viết về đời sống của người Chăm Hồi giáo
của các nhà nghiên cứu Phan Văn Dốp, Nguyễn Việt Cường.


5

Quyển Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Ngô Văn Lệ, Nguyễn
Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu được xuất bản năm 1997, trong sách có dành một phần
đề cập đến người Chăm nói chung và người Chăm Nam Bộ nói riêng.
Một quyển sách khác đề cập đến thực trạng cuộc sống của các dân tộc riêng
biệt ở Tây Nam Bộ là quyển Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ thực trạng và những
vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trần Văn Bính chủ biên.
Một số bài viết do chính người Chăm An Giang là Dohamide (tên tiếng Việt
là Đỗ Hải Minh) in trên tạp chí Bách Khoa trong những năm 1962 – 1963 sau này
tập hợp lại thành cuốn Bangsa Champa xuất bản tại Mỹ. Đây là nguồn tư liệu về
toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm trong những năm 60 của thế
kỷ XX, trở thành nguồn tài liệu đối chiếu cho thấy những thay đổi của xã hội người
Chăm An Giang hiện nay với thời kỳ trước đây.
Đối với văn hóa Chăm An Giang, để tìm hiểu nguồn gốc văn hóa người
Chăm An Giang quyển Một số tập tục người Chăm An Giang của Lâm Tâm là cuốn
sách nêu rõ những phong tục, tập quán, tôn giáo của người Chăm An Giang. Tuy
nhiên chưa thấy được quá trình cộng cư giữa cư dân Việt Chăm và quá trình giao

lưu văn hóa giữa hai cộng đồng cư dân tại An Giang.
Còn có nhiều bài viết của Nguyễn Hữu Hiệp như: Trang phục đồng bào các
dân tộc Tây Nam Bộ trên tạp chí Xưa và Nay, Món ăn đặc hữu của người Chăm
Nam Bộ và tháng thánh lễ Ramadan trên tạp chí Dân tộc và thời đại. Những bài viết
này là tài liệu tham khảo quan trọng để có cái nhìn sơ lược về cuộc sống của người
Chăm An Giang ngày nay.
Các bài viết của Trần Trọng Trí như: Diện mạo văn hóa An Giang trên tạp
chí Toàn Cảnh và bài Đặc tính văn hóa dân tộc Chăm trong nền văn hóa Việt Nam
đăng trên phụ san Khoa học phổ thông, khái quát những nét văn hóa đặc sắc của
dân tộc Chăm ở An Giang, cho người đọc những hiểu biết ban đầu đối với vùng đất
có nền văn hóa đặc trưng trong vùng châu thổ sông Cửu Long.
Một số bài viết của Ts. Phú Văn Hẳn về người Chăm Hồi giáo như Cộng
đồng Islam Việt Nam – Sự hình thành, hòa nhập, giao lưu và phát triển, Islam giáo


6

và Các nghi lễ, tập quán của người Chăm ở Nam Bộ trên tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo. Những bài viết này giúp hiểu được tổ chức cộng đồng người Chăm Nam Bộ
và hướng phát triển của xã hội người Chăm Nam Bộ, trong đó lấy cuộc sống người
Chăm An Giang làm dẫn chứng cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu chuyên ngành lịch sử Việt Nam, hai phương pháp
cần thiết nhất được sử dụng kết hợp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử được vận dụng tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa
Chăm lên văn hóa Việt phải đặt cả hai hệ thống đó trong bối cảnh lịch sử cụ thể của
mỗi dân tộc. Bởi trong từng thời điểm lịch sử và không gian lịch sử cụ thể những
biểu hiện của sự ảnh hưởng đó sẽ mang những đặc điểm không thể nhầm lẫn. Vì
vậy, khi xem xét vấn đề mối quan hệ tộc người giữa người Việt và người Chăm, cần
chú ý đến tính lịch sử của nó, phân tích các đặc điểm trên cơ sở đặt mối quan hệ ấy

trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phương pháp logic đóng vai trò giải thích các biến cố, liên kết các sự kiện,
rút ra những bài học lịch sử trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp
logic cũng là cơ sở để dự đoán về mối quan hệ của hai cộng đồng tộc người trong
tương lai, từ đó có thể xây dựng nên những chính sách cụ thể thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu tiến hành trên quan điểm của phương pháp tiếp cận
hệ thống. Đó là xét mối quan hệ giữa tộc người Việt và người Chăm trên cơ sở
nghiên cứu toàn bộ các tộc người cấu thành nên cộng đồng dân tộc Việt Nam với
những mối quan hệ đan xen và phức tạp. Tất nhiên, trong đó người Việt luôn đứng
ở vị trí trung tâm.
Bên cạnh, phương pháp điền dã được tiến hành để xem xét và tìm ra những
điểm tương đồng, ảnh hưởng trong đời sống người Chăm và người Việt tại An
Giang để thấy được kết quả của quá trình giao lưu văn hóa ngày nay.
Một phương pháp liên ngành khác được vận dụng là kết cấu câu chuyện,
từng câu chuyện trong chuyến điền dã thực tế cùng với những câu chuyện từ những
nghiên cứu trong những tài liệu trước được đưa vào trong luận văn để diễn đạt.


7

5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm :
Phần mở đầu
Phần nội dung : 3 chương
Chương 1 : Khái quát vùng đất An Giang, một cách nhìn tổng thể về
điều kiện tự nhiên, địa giới và những cư dân sinh sống trên
vùng đất này hiện nay.
Chương 2: Quá trình định cư của cư dân Việt – Chăm trên vùng đất
Châu Giang (An Giang từ thế kỷ XVIII đến trước thời kỳ đổi
mới (1986).

Chương 3 : Quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trên vùng đất Châu
Giang – An Giang từ thời kỳ đổi mới (1986) đến ngày nay
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


8

Chương 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT AN GIANG
1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh An Giang ngày nay mang dáng hình tam giác như cánh buồm căng gió
nơi đầu nguồn của những dòng sông vùng đồng bằng châu thổ, nơi thượng nguồn
đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta. Đồng
bằng sông Cửu Long là một vịnh nông được phù sa bồi đắp, địa hình nhìn chung
bằng phẳng, mặt đất thấp, sông ngòi và kênh rạch quanh co chằng chịt. Nhìn từ trên
cao, đồng bằng sông Cửu Long như dãi màu xanh, màu xanh của những cánh đồng
lúa xem lẫn màu xanh của sông ngòi.
Theo Địa chí An Giang, An Giang ngày nay, ở vị trí tầng cao của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Phía bắc và
tây bắc tỉnh An Giang giáp nước Campuchia, dài 104 km, tính từ ranh giới giáp tỉnh
Đồng Tháp đến tỉnh Kiên Giang. Phía nam, giáp tỉnh Cần Thơ theo đường ranh
huyện Thốt Nốt ở kinh Cái Sắn, dài 45 km. Phía đông, giáp tỉnh Đồng Tháp, giới
hạn bởi sông Tiền, từ biên giới xuống đến huyện Chợ Mới, dài 108 km. Phía tây
nam giáp tỉnh Kiên Giang, từ đoạn giữa kinh Vĩnh Tế ở biên giới xuyên qua khu
vực Tứ giác Long Xuyên xuống đến Cái Sắn, dài 70 km.
Về đặc điểm địa hình, An Giang là vùng đất được cấu tạo bởi một địa hình
khá phức tạp: vừa đất rộng, sông dài với nhiều cồn bãi (cù lao) giữa hai sông Tiền
và sông Hậu, vừa có núi, có rừng. Chung nhất, vùng đất An Giang có đồi núi thấp

(vùng Tri Tôn, Tịnh Biên), vùng bán sơn địa, có nhiều cồn, cù lao (vùng An Phú,
Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới nằm giữa 2 sông Tiền và sông Hậu).
Địa hình An Giang thấp dần từ hướng bắc đến hướng nam và từ đông sang
tây. Hai dạng địa hình quan trọng là đồng bằng (nằm chủ yếu ở ven sông Tiền, tả và
hữu ngạn sông Hậu) và vùng đồi núi (chủ yếu là ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và
Thoại Sơn).
Với địa hình đồng bằng, xét về nguồn gốc, An Giang có đồng bằng phù sa và


9

đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa
sông Mekong, do môi trường và điều kiện trầm tích khác nhau mà hình thành nên
các cánh đồng lũ hở, lũ kín, cồn bãi, gòm gờ, đê sông, đầm lầy… rất phức tạp.
Vùng đồng bằng này được khai thác thành những cánh đồng lúa với hệ thống
kênh đào, hệ thống đê bao, các tuyến giao thông và khu dân cư tập trung đông đúc.
Đồng bằng ven núi phân thành hai kiểu: kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng
phù sa cổ. Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi (sườn tích) hình thành trong quá trình
phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được mưa bào mòn và rửa trôi, rồi
được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống chân núi, tích tụ lâu dài mà
thành; kiểu đồng bằng này tập trung quanh các chân núi Cô Tô, núi Dài và núi Cấm.
Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông trong thời kỳ
Pleistocene với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Trên
những bậc thang khá bằng phẳng không có độ nghiêng, chênh lệch giữa các bậc
thang không lớn. Kiểu đồng bằng này ở An Giang không nhiều, tập trung chủ yếu ở
xã An Cư và Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên. Hiện nay, các cánh đồng ven núi được
khai phá hết để phát triển nông nghiệp với hệ thống thủy nông ngày càng nhiều hơn.
Những canhs đồng xanh thẳm vào lúc lúa mới lên cây và thay màu vàng hực dước
ánh nắng chói chang vào lúc lúa vừa chín vàng.
Ở An Giang, đồng bằng được bồi đắp bởi hai sông chính: sông Tiền và sông

Hậu. Hai sông Tiền và sông Hậu nằm sóng đôi ôm gọn trong vòng tay lớn một vùng
đất cù lao phù sa màu mỡ. Từng khúc của hai sông lại nối liền dòng nước qua
những sông, ngòi, kênh rạch với những cái tên nghe rất lạ như: Mương Khai, Cái
Đầm, Cái Tắc, Cái Tàu Thượng, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng và Cần Thảo…
Ở đây, kênh rạch tạo thành hệ thống giao thông rất thuận lợi trong khắp
vùng, là nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi nông nghiệp.
Rạch tự nhiên là những dấu tích còn sót lại của biển nông trong quá trình bị
trầm tích phù sa sông Mekong, do đó thường có độ dài ngắn, độ rộng hẹp và độ
nông sâu,. Hàng năm, mùa mưa, nước sông dâng lên, có những nơi lũ lụt, sau khi
hết lũ thì đất được phủ thêm phù sa.


10

Sông ngòi chính là nguồn sống của cư dân, sông đem phù sa cho đất ruộng,
đem cá tôm từ Biển Hồ về các nhánh sông nhỏ và kênh đào (còn gọi là kênh rạch).
Và, những kênh đào góp phần không nhỏ vào việc giao thông vận tải đường
thủy và dẫn thủy nhập điền. Các con kênh lớn được gắn liền với công lao của Thoại
Ngọc Hầu trong công cuộc khai phá An Giang như: kênh Thoại Hà nối Long Xuyên
tại Vĩnh Trạch với Kiên Giang tại sông Rạch Giá., kênh Vĩnh Tế nối sông Hậu
Giang (Châu Đốc) với sông Hương Thành (Hà Tiên) rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Tất
cả các sông rạch ấy đan với nhau ngang dọc khắp các cánh đồng như các mạch máu
chảy trong cơ thể đồng bằng, thuận lợi cho giao thông đường thủy (trừ vùng núi
huyện Tri Tôn, Tịnh Biên còn lại hầu như ghe tàu đều có thể đi đến tận xã ấp).
Những kênh đào từ việc dẫn thủy nhập điền từ thời những cư dân khai hoang đầu
tiên tiến hành đào vét, mở rộng phát triển thành hệ thống thủy nông, để An Giang
giống như tấm thảm màu xanh nông nghiệp.
Bên cạnh hệ thống sông rạch, kênh đào An Giang còn có nhiều hồ tự nhiên
và hồ nhân tạo. Hồ tự nhiên là những dấu tích còn sót lại của quá trình sông – biển
tạo lập châu thổ sông Mekong, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long, đó là: hồ

Nguyễn Du tại thành phố Long Xuyên, hồ Búng Bình Thiên lớn, hồ Búng Bình
Thiên nhỏ thuộc ba xã Khánh An, Khánh Bình và Nhơn Hội của huyện An Phú. Hồ
nhân tạo được xây dựng ở vùng đồi núi nhằm mục đích cung cấp nước sinh hoạt
cho nhân dân và góp phần cải tạo môi trường sinh thái trên vùng đất vốn dĩ thường
xuyên xảy ra hạn kiệt như hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc thuộc huyện Tri
Tôn và Tịnh Biên, hồ An Hảo, Thủy Liêm thuộc vùng núi Cấm huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên.
Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang được phủ lên một mạng
lưới sông rạch và kênh đào dày đặc. An Giang có mạng lưới kênh đào chằng chịt
nối liền các sông với nhau, hoặc nối các dòng tạo hệ thống giao thông rất thuận lợi
trong khắp vùng đến nỗi người dân thường nói ngày xưa có thể ngồi thuyền đi khắp
nơi mà không phải đặt chân lên đất liền. Tuy nhiên, khó khăn cũng từ đây, vào mùa
mưa, nước từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt nhiều nơi trong tỉnh. Vì độ dốc thấp,


11

nên trừ mấy tháng mưa nước đổ mạnh thì trong cả năm dòng nước chỉ xuôi êm, do
đó thủy triều có ảnh hưởng rất lớn đối với đồng bằng châu thổ. Thủy triều ở bờ biển
phía đông Nam bộ thuộc chế độ bán nhật triều, hàng ngày lên xuống hai lần, với
biên độ lớn.
Do tác động của thủy triều biển Đông, trên đồng bằng châu thổ, nước trong
sông rạch cũng lên xuống hai lần trong ngày, có con nước lên, con nước ròng, khi
chảy xuôi, khi chảy ngược. Sóng triều tác động rất sâu vào bên trong đất liền. Trên
sông Tiền và sông Hậu, ở gần Phnom Penh vẫn thấy được hiện tượng nước lên
xuống. Chu kỳ của thủy triều ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông đường thủy, cũng
như việc sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong vùng.
Dọc theo sông Tiền, sông Hậu còn có những sống đất hay những gờ đất do
phù sa bồi đắp nên trong những lần nước lũ – loại phù sa to hạt nên dễ thoát thủy.
Các sống đất ven sông khá cao ở phía thượng lưu (tại Châu Đốc cao khoảng 4m) và

thấp dần về phía biển. Mặt sống đất thoai thoải từ phía sông vào vùng đất thấp bên
trong. Tên gọi quen thuộc của các sống đất ở miền Tây là cù lao, ở đây rất thuận lợi
cho việc cư trú và trồng trọt, cư dân sinh sống nhiều.
Ở phía nam sông Hậu, khu tứ giác Châu Đốc – Long Xuyên – Rạch Giá – Hà
Tiên là vùng trũng thấp rộng lớn, mùa lũ ngập trong nước, mùa khô nhiễm mặn.
Trước kia không khai phá, vùng này dường như hoang hóa, sau khi khai phá, khử
mặn thì đây là vùng ruộng lúa canh tác rộng lớn.
An Giang cũng có cả núi, là tỉnh duy nhất trong đồng bằng sông Cửu Long
có những dãy núi kéo dài. Những ngọn núi không cao vút mà chỉ là những ngọn núi
thấp ở phía tây của đồng bằng, phần cuối cùng của vùng núi ở Campuchia hay
những hải đảo ngày xưa nay nằm sâu trong đất liền. Dãy Thất Sơn là tên gọi chung
của các ngọn núi: núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Cầm (Bạch Hổ Sơn), núi Dài
(Ngọc Long Sơn), núi Nước (Bích Thủy Sơn), núi Tượng (Kỳ Lân Sơn), núi Két (Ô
Thước Sơn), núi Năm Giống (Ngũ Hổ Sơn). Ngoài ra, còn có nhiều đồi lớn nhỏ
khác nhau, vẫn được gọi là núi như núi Trà Sư, núi Phú Cường, núi Đất, núi Cậu,
núi Sam, núi Sập, núi Ba Thê… Vùng núi có nhiều lâm, thổ, khoáng sản quý.


12

Còn có cả rừng, An Giang có diện tích 3,424 km², trong đó, lâm nghiệp
chiếm 118 km² (rừng tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên, rừng tràm Bình Minh huyện Tri
Tôn).
Rừng tràm thuộc vùng núi giáp ranh vùng biên giới, là khu rừng ngập nước
tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật
hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Khi các vùng đất ngập nước ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái rừng tràm nổi
bật như là nơi dừng chân quan trọng của nhiều loài chim, kể cả những loài kiếm ăn
trên cây bụi và trảng cỏ như chim cu ngói, sáo đá đuôi hung. Ngoài ra, rừng còn có
nhiều lòai cá xuất hiện quanh năm và một số loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó

có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá
còm và cá trê trắng.
Không chỉ phong phú về động vật, rừng còn là nơi tụ họp của các loài thực
vật thuộc. Một số loài cây dân dã thường dùng, như rau cóc, rau đắng, đọt sen…
mang đặc trưng ở rừng tràm. Đặc biệt, loại cỏ bắc dùng nấu nước uống giúp cơ thể
giải nhiệt, có thể chế biến thành sản phẩm du lịch.
Ngoài ý nghĩa về mặt bảo tồn và giá trị kinh tế, rừng tràm Trà Sư còn chứa
đựng những yếu tố văn hóa độc đáo do các cư dân sống ven rừng tạo nên. Quanh
khu rừng tràm Trà Sư có khá nhiều đồng bào Khơ-me và người Kinh sinh sống với
ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt,
chưng cất tinh dầu tràm, gây nuôi ong mật…
Rừng đang được đưa vào khai thác một phần để làm khu du lịch sinh thái,
đem lại nguồn lợi kinh tế cho cư dân vùng biên giới. Điểm nổi bật của rừng tràm là
vào mùa nước nổi, khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch, toàn khu rừng ngập sâu
từ 2 đến 3 mét, đi xuồng len lỏi vào các sân chim, xem dơi quạ rộng hàng chục hécta, thấy con lớn đến cả ký treo dày trên ngọn tràm. Phía trên là màu xanh của ngọn
tràm, bên dưới mương nước thỉnh thoảng nghe tiếng cá vẫy đuôi tạo nên những âm
thanh là lạ.
Về khí hậu, An Giang thuộc vùng đất Nam Bộ nằm trong những vĩ tuyến


13

thấp trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng ít nhiều khí hậu xích
đạo, nên có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa
mưa thường xảy ra lụt lội ở những vùng đất thấp, thời gian lụt lội từ giữa tháng tám
đến giữa tháng mười một. Đây cũng là thời điểm, các sông ngòi đem về lượng phù
sa lớn và nguồn thủy sản lớn cho người dân.
Với nguồn phù sa do địa hình đem tới, nguồn tài nguyên chính ở An Giang là
lúa gạo. Tại đây, đất nông nghiệp là đất trồng lúa có độ màu mỡ cao, mỗi năm,
người dân canh tác từ hai đến ba vụ lúa. Ngoài lúa gạo, thủy - hải sản cũng chiếm

một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đồng bằng châu thổ. Còn có, nguồn lâm sản
gồm các loại rừng tràm, rừng đước.
Tóm lại, An Giang có địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
kinh tế nông nghiệp, vùng đất có khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa đủ, nắng nhiều,
lại ít thiên tai bão tố, thời tiết ít thất thường. Đó là những thuận lợi cơ bản cho
ngành trồng trọt nói chung, nhất là nông nghiệp trồng lúa nước. Hơn nữa, địa giới
vùng đất này ngày xưa khá rộng, giáp biên giới Campuchia và giáp biển Đông,
chính là sự lựa chọn tốt cho những cư dân muốn tìm vùng đất mới để sinh sống
trong thời kỳ có nhiều biến động. Những người dân nơi đây thường giải thích sự cư
ngụ lâu dài của mình tại đây là do đã tìm được nơi “đất lành, chim đậu”.
1.2. Địa danh và địa giới tỉnh An Giang từ thế kỷ XVIII đến nay
Trước thế kỷ XVIII, vùng đất thuộc tỉnh An Giang có tên gọi là Tầm Phong
Long 1, vùng đất rộng lớn từ biên giới Việt - Campuchia, chạy dọc theo sông Tiền
và sông Hậu xuống tới Trà Vang (tỉnh Trà Vinh) và Ba Thắc (trước kia có tên gọi là
Bassac) (nay là Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên (Kiên Giang)
sang đến đất Tầm Bôn (Tân An, Long An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh
Long), Trấn Giang (Cần Thơ).
Tầm Phong Long là nơi có thế đất hiểm yếu, núi cao, sông dài, nhiều rừng
1

Tầm Phong Long, xuất phát từ "Kompong Luông” của tiếng Khmer, có nghĩa là bến, vũng, sông của vua

(Vương Hồng Sển (1993), Tự vị tiếng Việt miền Nam, NXB Văn Hóa, tr.51).


14

rậm, dân cư thưa thớt. Trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, các thế lực
chống đối ở Chân Lạp thường lợi dụng thế hiểm yếu này để chống lại triều đình và
hoạt động thổ phỉ. Các thế lực phong kiến Chân Lạp khi tranh giành quyền lực lẫn

nhau cũng thường dựa vào địa thế này để giữ gìn lực lượng.
Năm 1757, triều đình Chân Lạp đại loạn, để giữ được quyền lực chính trị,
Nặc Ông Tôn dựa vào thế lực chúa Nguyễn, được chúa Nguyễn giúp lên ngôi và đã
dâng chúa Thế Tông (Nguyễn Phúc Khoát) đất Tầm Phong Long. Cai cơ Nguyễn
Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt
đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến (tên khác là cù lao Diên hoặc cù lao Giêng) trên
sông Tiền, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên sông Hậu, lấy quân dinh Long Hồ
để trấn áp, phòng giữ những nơi hiểm yếu ở vùng giáp ranh.
Trong sách Đại Nam thực lục có ghi lại: “Chúa bèn sắc phong cho Nặc Tôn
(Outley II) làm vua nước Chân Lạp, sai Thiên Tứ cùng với tướng sĩ năm dinh hộ
tống về nước. Nặc Tôn (Outley II) bèn dâng đất Tầm Phong Long…Bấy giờ Nặc
Tôn (Outley II) lại cắt năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Chân Sum, Sài Mạt, Linh
Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, Thiên Tứ hiến cho triều đình. Chúa cho lệ năm phủ
ấy vào quản hạt Hà Tiên, Thiên Tứ xin đặt Giá Khê làm đạo Kiên Giang, Cà Mau
làm đạo Long Xuyên, đều đặt quan lại, chiêu dân cư, lập thôn ấp làm địa giới Hà
Tiên ngày càng thêm rộng” [88:148]
Dưới thời chúa Nguyễn, vùng đất Nam Kỳ được chia làm 4 dinh: Long Hồ,
Trấn Biên (Biên Hòa), Trấn Phiên (Gia Định) và Trấn Đinh (Định Tường). Dinh
Long Hồ kiểm soát sông Tiền và hai bên sông Hậu, đồng thời dinh này cũng bao
trùm luôn vùng biển Vịnh Xiêm La với Long Xuyên đạo (Cà Mau), Kiên Giang đạo
(Rạch Giá). Đường ranh giới giữa trấn Vĩnh Thanh thuộc Dinh Long Hồ với
Campuchia được xác định bằng cách lấy sông Châu Đốc để phân chia. Ở phía Tây
của sông Châu Đốc, đồn Châu Đốc của Chúa Nguyễn cho xây dựng canh giữ biên
giới. Ở phía Đông sông Châu Đốc, vua Campuchia dựng thủ sở phủ Mật Luật (tiếng
Khmer là Mesat Chruk). [75:76]
Vào đầu triều Nguyễn, năm 1808, sáu năm sau khi lên ngôi, vua Gia Long


15


tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở Gia Định. Nhà vua cho lập Châu Đốc
Tân cương, đặt chức quản đạo để cai trị, thuộc Dinh Long Hồ. Nơi mà trước đó, vào
năm 1789, Nguyễn Ánh cho xây đồn thủ Đông Xuyên (là một đồn nhỏ tại vàm sông
Tam Khê, sau đổi thành sông Đông Xuyên, nay là sông Long Xuyên) làm tiền đồn
chống Tây Sơn và để giữ vùng đất đứng chân buổi đầu của lực lượng họ Nguyễn.
Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong cuộc cải cách quy mô lớn về hành
chính, triều đình Huế lấy đất Tầm Phong Long (cùng với huyện Vĩnh An thuộc
Vĩnh Long) đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành; lập tỉnh An Giang kiêm quản bốn
huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên, Vĩnh An. Từ đây, tỉnh An Giang,
một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ, được thành lập, gồm có 2 phủ, 4 huyện. Nhà Nguyễn
đặt chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty
Bố chánh, án sát quản việc. Lỵ sở của tỉnh đặt tại Châu Đốc.
Như vậy, địa danh An Giang chính thức được ra đời vào năm 1832. Diện địa
ban đầu An Giang tương ứng với huyện Vĩnh An thuộc phủ Tân Thành.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp, huyện Vĩnh An trước đây là tổng,
sau đó đổi thành huyện, bao gồm hai tổng: Vĩnh Trinh và Vĩnh Trung. Phía đông
giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh Long), lấy từ ngư câu ngang với tiểu câu Đồ
Bà, rồi đến cửa sông cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam Vang (Cao
Miên), lấy cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa sông
Cái Bồn làm giới hạn; phía bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao cả những cù lao Cái
Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tòng
đến bờ phía nam cửa sông Cái làm giới hạn. [48: 60]
Từ năm 1832 đến 1850, địa giới An Giang được mở rộng về phía tây theo
hướng Hà Tiên. Vùng đất An Giang xưa rộng hơn ngày nay rất nhiều, tính từ phía
bắc giáp biên giới Cao Miên đến phía nam giáp biển giáp biển Đông, bao gồm địa
giới tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay.
Đến thời vua Minh Mạng, trong thời gian này, nhà vua tiến hành mở rộng
vùng đất An Giang.
Năm thứ 16 (1835), nhà Nguyễn lấy thêm đất Ba Thắc sáp nhập vào An



16

Giang và lập thành phủ Ba Xuyên. Đất Ba Thắc cũ chia thành 2 huyện Phong Nhiêu
và Phong Thịnh. Đồng thời nhập thêm huyện Vĩnh Định của tỉnh Vĩnh Long vào
phủ Ba Xuyên, khiến phủ Ba Xuyên có 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thịnh và
Vĩnh Định.
Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên (tách
một phần đất huyện Vĩnh An) lệ thuộc vào phủ Tân Thành. Cùng năm này, nhà
Nguyễn còn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc trấn Tây Thành (xứ
Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập
hai huyện Hà Dương và Hà Âm của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang),
nhập thêm thổ huyện Ô Môn (tên gọi cũ của vùng đất thuộc Cao Miên (Trấn Tây
Thành) có nhiều người Khmer sinh sống) vào thành huyện Phong Phú, thổ huyện
Mật Luật (Ngọc Luật) của Trấn Tây Thành vào huyện Tây Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà
Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang.
Năm 1844, nhà Nguyễn trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào
phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương.
Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện
Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức Sau nhiều lần tách
nhập, thêm phủ, huyện, tỉnh An Giang gồm có 3 phủ (Ba Xuyên, Tân Thành, Tĩnh
Biên) với 10 huyện: Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên, Đông Xuyên,
Vĩnh An, An Xuyên, Phong Nhiêu, Phong Thịnh, Vĩnh Định. [87:151-191]
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp phân chia lại địa giới hành chính của các
tỉnh. Theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876 của Thống đốc Dupré, Pháp bỏ hệ
thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,
Bassac; bao gồm 19 hạt. Trong đó, An Giang chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long
Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt: Hà Tiên, Rạch
Giá. Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà

Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long). Như vậy, An
Giang ngày nay nằm trên 2 hạt Châu Đốc và Long Xuyên.


17

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh,
toàn bộ Nam Kỳ có 19 tỉnh. Tỉnh An Giang tách thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long
Xuyên, địa danh An Giang không còn sử dụng nữa, địa giới cũng bị thu hẹp hơn,
phía nam không còn giáp biển mà giáp tỉnh Trà Ôn.
Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận: Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri
Tôn và tỉnh Long Xuyên có 3 quận: Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới.
Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự, tỉnh Long Xuyên vẫn
như cũ. Từ 1930 – 1945, tỉnh Châu Đốc vẫn gồm 5 quận và tỉnh Long Xuyên vẫn
gồm 3 quận, không có sự thay đổi nào khác. An Giang ngày nay bao gồm 2 tỉnh
Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên xưa. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Pháp duy
trì đơn vị hành chính như cũ. Địa giới tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên vẫn
không có thay đổi.
Đêm 22 tháng 9 năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ được
thành lập và cuộc Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu. Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập
các Chiến khu. Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9. Để thuận lợi cho
việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12 tháng 9 năm 1947, Ủy ban kháng chiến
Hành chính Nam Bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và
Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc chiến khu 8 và Long Châu
Hậu thuộc chiến khu 9.
Tỉnh Long Châu Tiền có 5 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú
B và Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu có 6 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại
Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc).
Ngày 7 tháng 2 năm 1949, tỉnh Long Châu Hậu giao quận Thốt Nốt về tỉnh
Cần Thơ và ngày 14 tháng 5 năm 1949, tỉnh Long Châu Tiền giao quận Lấp Vò về

tỉnh Sa Đéc. Cũng vào tháng 5 năm 1949, tỉnh Long Châu Hậu tiếp nhận thêm 3 xã
Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Thổ Sơn của Quận Châu Thành (Rạch Giá) vào quận
Tri Tôn và 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú, Mỹ Quới), xã Tân Hội cùng 4 ấp
của xã Tân Hiệp phía Bắc lộ Cái Sắn vào quận Thoại Sơn. Tháng 6 năm 1949, chia
quận Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền thành 2 quận mới Phú Châu và Tân Châu.


18

Ngày 30 tháng 10 năm 1950, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của
Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên được
sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A,
Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (quận Giang Thành và Châu Thành
của Hà Tiên nhập lại) và Phú Quốc.
Ngày 27 tháng 6 năm 1951, theo Nghị định 173/NB51 của Ủy ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh
Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện: Châu Thành (Sa Đéc), Lai Vung,
Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Chia ranh giới 2 huyện Hồng
Ngự và Tân Châu thành 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu. Tháng 7 năm 1951, nhập
huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa, sáp nhập 2 quận Tri Tôn, Tịnh Biên thành
quận Tịnh Biên ; 2 quận Châu Thành, Thoại Sơn thành quận Châu Thành.
Ngày 12 tháng 10 năm 1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ra
Nghị định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu. Phân liên khu Miền Đông gồm
6 tỉnh: Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Phân liên
khu Miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long
Châu Hà. Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.
Như vậy, về phía Pháp, An Giang ngày nay thuộc 2 tỉnh Châu Đốc và tỉnh
Long Xuyên, còn về phía Ủy Ban Kháng Chiến, An Giang ngày nay có tên gọi mới
là Long Châu Tiền và Lông Châu Hậu sau đổi thành Long Châu Hà và Long Châu
Sa, địa giới được mở rộng hơn rất nhiều.

Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh
Biên, Hồng Ngự với 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận: Châu Thành, Chợ Mới,
Núi Sập, Thốt Nốt, Lấp Vò.
Về phía chính quyền Sài Gòn, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm
ra sắc lệnh 143/VN: địa phận Nam Việt Nam gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.
Trong đó, tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long
Xuyên cũ, với 8 quận: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh
Biên, Tri Tôn, Núi Sập.


19

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn,
tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh: Châu Đốc (5 quận, 10 tổng, 57 xã) và An Giang (4
quận, 6 tổng, 38 xã). Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh An Giang cho đến
năm 1975.
Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10 năm 1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại
2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Tỉnh Long Xuyên gồm các quận: Châu Thành,
Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Phong Thạnh Thượng. Tỉnh Châu Đốc gồm các quận:
Tân Châu, Hồng Ngự, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú.
Giữa năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên, Châu
Đốc lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu
Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giao quận Hồng Ngự về
tỉnh Kiến Phong và giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.
Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà
Tiên của tỉnh Kiên Giang.
Tháng 12 năm 1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà
Tiên về Kiên Giang.
Tháng 8 năm 1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu
cầu hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An

Giang và Châu Hà:
- Tỉnh An Giang gồm 5 huyện: Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân
Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu
Đốc.
- Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú
Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang.
Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang,
Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà:
- Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện: Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú
Tân B, Hồng Ngự và Tam Nông (nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp).
- Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện: Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh


20

Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.
Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW, ngày 20 tháng 12 năm 1975 của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và
Châu Đốc.
Tháng 2 năm 1976, Nghị định của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam
Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy
danh xưng “huyện”; “quận” và “phường” dành cho các đơn vị tương đương với
huyện và xã khi đã đô thị hóa. Tỉnh An Giang bấy giờ có 10 huyện và 2 thị xã (thị
xã Long Xuyên và thị xã Châu Đốc).
Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định 09/NĐCP thành lập thành
phố Long Xuyên. Đến đây tỉnh An Giang gồm có các đơn vị hành chính trực thuộc:
thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ
Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị
hành chính cơ sở.
Như vậy, từ thế kỷ XVIII đến trước năm 1975, địa danh An Giang thay đổi

nhiều lần, địa giới An Giang rất rộng so với ngày nay. Từ năm 1975 đến nay, địa
giới An Giang được thu hẹp lại do các sự phân tách và thành lập nhiều tỉnh mới ở
Nam Bộ.
Địa giới ban đầu của vùng đất An Giang rất rộng, phía bắc giáp biên giới
Campuchia trải dài đến phía nam giáp biển Đông. Địa giới có sự thay đổi qua nhiều
thời kỳ, có sự sáp nhập và phân tách nhiều lần, do đó tùy theo từng thời kỳ mà xác
định địa giới và cư dân trên vùng đất An Giang.
Với việc xác định được địa giới ban đầu giải thích quá trình di cư của những
lưu dân từ thế kỷ XVIII diễn ra trong điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vùng đồng bằng
rộng, khá bằng phẳng, hệ thống sông ngòi là nguồn nước thuận lợi cho điều kiện
sinh sống, sản xuất, các lưu dân dần dần tụ cư đông đúc và đi lên thượng nguồn
dòng sông để định cư. Những cư dân mới do những hoàn cảnh khác nhau nhưng
cùng mục đích ổn định cuộc sống đã cộng cư cùng nhau không có sự phân biệt về
dân tộc, văn hóa.


21

1.3. Dân cư
Dân cư ở An Giang phân bố theo đặc thù dân cư vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng cư trú hỗn hợp nhiều thành
phần cư dân, các cư dân này có nguồn gốc từ các địa phương khác nhau được tụ họp
lại do những cuộc di dân lớn diễn ra hàng thế kỷ. Nhiều cư dân cùng sống trên một
vùng, do đó trong một vùng có nhiều tôn giáo và nhiều hình thức tín ngưỡng cùng
tồn tại trong nhân dân, có nhiều hệ thống tập quán, phong tục khác nhau. Do những
biến cố lớn về mặt kinh tế và xã hội, sự qui tụ và khuếch tán dân cư đã diễn ra một
cách thường xuyên và có thể xem đó như là một đặc điểm của biến động dân cư ở
vùng đồng bằng này. Nhiều lớp dân cư đã từ đồng bằng Bắc Bộ, từ các tỉnh duyên
hải miền Trung đến lập làng xóm, khai thác đất đai, phát triển nông nghiệp mà chủ
yếu là xây dựng nên những cánh đồng lúa. Cũng từ đồng bằng sông Cửu Long đã có

những lớp cư dân khuếch tán, họ từ những làng xóm của vùng đồng lúa ra đi đến
sinh sống ở những vùng đô thị, mà trước hết là vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn,
miền đồi núi miền Đông Nam Bộ và miền đất Thuận Hải ngày nay.
[37:13 – 14]
An Giang là nơi tụ cư của nhiều dân tộc cùng nhau gắn bó từ thời khai hoang
mở đất cho đến ngày nay. Ngoài người Kinh (người Việt), còn có các dân tộc khác
như người Khmer, người Hoa, người Chăm Islam. Trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt lúc bấy giờ, phải đối đầu với sơn lam chướng khí, rừng thiêng nước độc,
khiến cho các cư dân sinh sống cạnh nhau trên vùng đất mới đoàn kết, nương tựa
với nhau để cùng sinh tồn và phát triển. Dựa theo Địa chí An Giang và các bài viết
về các dân tộc Kinh (Việt), Hoa, Chăm, Khmer trên trang điện tử Ủy ban Dân tộc,
có thể khái quát vài điểm về cuộc sống của từng dân tộc như sau:
1.3.1. Người Kinh (người Việt)
Người Việt ở An Giang chiếm số đông dân cư, vẫn mang những nét văn hóa
lâu đời, khi đến vùng đất mới, người Việt An Giang là một bộ phận hình thành nên
tính cách người Việt Nam Bộ.
Người Việt sinh sống bằng rất nhiều nghề như làm ruộng, đánh bắt cá, làm


22

thủ công… Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, đa số người Việt lấy
nghề nông là nghề chính, sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Bên cạnh, hầu hết
người Việt đều có nghề đánh bắt cá do sống ven sông, ngày nay phát triển thêm
nghề nuôi và chế biến thủy sản, các làng bè cá ven sông phát triển ở Châu Đốc.
Nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời và vẫn còn phát triển như nghề rèn,
nghề mộc, nấu rượu, làm gạch ngói… Những làng nghề truyền thống khi xưa quy tụ
nhiều nghệ nhân và nhiều hộ gia đình sản xuất, có sự hỗ trợ trong sản xuất, bán sản
phẩm theo kiểu phường hội, có cùng tổ nghề. Ngày nay, vẫn còn những làng nghề
nổi tiếng như: nghề mộc ở chợ Thủ, nghề rèn ở Phú Mỹ, nghề dệt và nghề mộc ở cù

lao Giêng (Chợ Mới), nghề gạch ngói và đồ gốm ở Châu Thành, Châu Phú; nghề vẽ
tranh trên kiếng ở Chợ Mới….
Người Việt sống rải rác khắp tỉnh An Giang, sống xen kẽ với cả 3 tộc người
Khmer, Hoa, Chăm. Người Việt cư trú ở trong những làng xóm mở, nơi không có
luỹ tre, cánh cổng làng như ở miền Bắc; nhà cửa không tụ lại mà tản ra dọc theo
những con kênh, con lộ (đường) để tiện làm ăn. Theo địa hình sông nước, trước
đây, đa số người Việt xây dựng nhà sàn để tránh lũ... Ngày nay, người Việt không
xây nhà sàn mà ở nhà gạch (nhà tường), những ngôi nhà sàn cũ vẫn còn ở các vùng
quê.
Về tín ngưỡng, trong đời sống người Việt vẫn lưu giữ nhiều tín ngưỡng như
thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ mẫu thần... Bên cạnh, người Việt tiếp nhận và dung hòa
các tôn giáo như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài. An Giang
chính là nơi phát sinh ra đạo Hòa Hảo mà thường gọi là Phật giáo Hòa Hảo.
Người Việt sinh sống trên vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như tại An
Giang đã thích nghi với hoàn cảnh nơi đây tạo nên tính cách người Việt Nam Bộ,
tính cách người Nam Bộ là cơ sở cho việc tiếp nhận văn hóa của các tộc người
chung sống cùng nhau, tạo nên nét văn hóa của người Việt tại đây.
1.3.2. Người Hoa
Ở An Giang, người Hoa định cư xen kẽ lẫn với người Kinh và người Khơme, tuy nhiên dần dần họ có xu hướng sống thành từng nhóm địa phương theo các


×