Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

LƯƠNG NGỌC TUẤN

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

LƯƠNG NGỌC TUẤN

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 95

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CẢM ƠN
-----    ----Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học TS.Đàm Nguyễn Thùy Dương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
xây dựng đề cương, chỉnh sửa bài viết và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cho chúng tôi những bài giảng bổ ích trong suốt
khóa học và cho tôi những chỉ dẫn quý báu trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Sở Ngoại thương TP. Hồ Chí
Minh, Viện Kinh tế và Phát triển TP. Hồ Chí Minh, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện thuận lợi và giành thời gian quý báu của mình để trao đổi với tôi về
các vấn đề cần nghiên cứu, cung cấp những tư liệu hữu ích phục vụ cho đề tài và giúp
tôi học hỏi được nhiều điều.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Thư
viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh về những tài liệu tham khảo cho luận văn.
Cuối cùng, tôi rất biết ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã hết lòng
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Lương Ngọc Tuấn



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lương Ngọc Tuấn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu – nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................ 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 2
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
3.1. Không gian ....................................................................................................................... 2
3.2. Thời gian........................................................................................................................... 2
3.3. Nội dung ........................................................................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................... 2
4.1. Trên thế giới ..................................................................................................................... 2
4.2. Tại Việt Nam .................................................................................................................... 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5.1. Phương pháp luận ............................................................................................................. 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 5
6. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................................... 6
Chương 1. Cơ sở lí luận về ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến....................................... 7

1.1. Khái niệm ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến ...................................................... 7
1.2. Phân loại ngành công nghiệp chế biến ................................................................................. 9
1.3. Vai trò, đặc điểm của công nghiệp chế biến ....................................................................... 10
1.3.1. Vai trò của CNCB ....................................................................................................... 10
1.3.2. Đặc điểm của CNCB ................................................................................................... 15
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CNCB ........................................ 16
1.4.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................... 16
1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................................. 16
1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 18
1.5. Sơ lược về thực trạng phát triển CNCB ở một số nước trên thế giới và Việt Nam giai
đoạn 2000 – 2009 ...................................................................................................................... 22
1.5.1. Sơ lược phát triển ngành CNCB của Trung Quốc và Thái Lan .................................. 22
1.5.2. Việt Nam ..................................................................................................................... 23
Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất ngành CNCB TP. Hồ Chí Minh ................................. 29
2.1. Giới thiệu khái quát về TP. Hồ Chí Minh .......................................................................... 29
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNCB của TP. Hồ Chí Minh ................. 31
2.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................... 31
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................................. 32
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 33
2.3 . Thực trạng phát triển CNCB TP.Hồ Chí Minh ................................................................. 38
2.3.1. Tổng quan tình hình phát triển công nghiệp của Thành phố ....................................... 38
2.3.2. Thực trạng phát triển ngành CNCB TP. Hồ Chí Minh................................................ 48
2.4. Nhận xét vai trò ngành CNCB đối với việc phát triển công nghiệp và KT - XH của
Thành phố theo hướng CNH – HĐH ......................................................................................... 89
2.4.1. Vai trò quan trọng và những tác động có tính chất đột phá của quá trình phát triển
CNCB đối với quá trình CNH - HĐH của Thành phố .......................................................... 89
2.4.2. Những khó khăn làm hạn chế quá trình phát triển CNCB Thành phố hiện nay .......... 92
Chương 3. Định hướng và các giải pháp cho sự phát triển CNCB TP. Hồ Chí Minh .................. 95
3.1. Cơ sở đưa ra định hướng .................................................................................................... 95
3.1.1. Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế Thành phố giai đoạn 2010 – 2020................... 95

3.1.2. Dựa vào chiến lược phát triển công nghiệp Thành phố giai đoạn 2010 - 2020........... 97


3.1.3. Dựa vào quy hoạch các ngành công nghiệp vùng KTTĐPN .................................... 105
3.2. Xu hướng phát triển CNCB TP. Hồ Chí Minh trong những năm tới. Một số bài học
kinh nghiệm ............................................................................................................................. 110
3.2.1. Xu hướng phát triển ................................................................................................... 110
3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 112
3.3. Định hướng phát triển ngành CNCB ................................................................................ 112
3.3.1. Quan điểm chung ....................................................................................................... 112
3.3.2. Định hướng chung phát triển CNCB TP. Hồ Chí Minh ............................................ 113
3.3.3. Mục tiêu phát triển CNCB TP. Hồ Chí Minh ............................................................ 114
3.3.4. Định hướng phát triển một số ngành CNCB ............................................................. 115
3.4. Giải pháp và chính sách phát triển của ngành CNCB ...................................................... 115
3.4.1. Các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh ................................................................................................................................... 115
3.3.2. Các giải pháp về KH - CN ......................................................................................... 116
3.3.3. Các giải pháp về hạ tầng cơ sở để phát triển CNCB ................................................. 117
3.3.4. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .................................................................. 117
3.3.5. Các giải pháp về liên kết DN ..................................................................................... 117
3.3.6. Các giải pháp về tài chính.......................................................................................... 118
3.3.7. Giải pháp cơ chế, chính sách ..................................................................................... 119
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 121
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 121
2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 124
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 126


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA:

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

CNCB:

Công nghiệp chế biến

CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN:

Doanh nghiệp

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KCN – KCX:

Khu công nghiệp – Khu chế xuất

KH - CN:

Khoa học - công nghệ

KL:


Kim loại

KTTĐPN:

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX:

Giá trị sản xuất

GTSXCN:

Giá trị sản xuất công nghiệp

NSLĐ:

Năng suất lao động

ODA:

Hỗ trợ phát triển chính thức


PKL:

Phi kim loại

SP:

Sản phẩm

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TP:

Thành phố

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng: 2.1: GTSX và cơ cấu GTSXCN của TP. Hồ Chí Minh so với Cả nước, vùng
Đông Nam Bộ ................................................................................................................... 39
Bảng 2.2: Cơ cấu GTSX công nghiệp một số địa phương so với cả nước ........................ 39
Bảng 2.3: GTSXCN và tốc độ tăng trưởng GTSXCN phân theo nhóm ngành công

nghiệp ............................................................................................................................... 40
Bảng 2.4: GTSXCN và cơ cấu GTSXCN phân theo thành phần kinh tế ......................... 42
Bảng 2.5: Cơ sở sản xuất và cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh
tế giai đoạn 2000 – 2009 .................................................................................................. 43
Bảng 2.6: Số lượng lao động và cơ cấu số lượng lao động sản xuất công nghiệp phân
theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ........................................................................ 44
Bảng 2.7: Số lượng lao động sản xuất và cơ cấu số lượng lao động công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ................................................................ 46
Bảng 2.8: GTSX và cơ cấu GTSX phân theo ngành CNCB ............................................ 50
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 ............. 51
Bảng 2.10: GTSX và cơ cấu GTSX CNCB phân theo thành phần kinh tế ...................... 53
Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB theo khu vực nhà nước giai đoạn 2000 –
2009 .................................................................................................................................. 55
Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2000
– 2009 ............................................................................................................................... 56
Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai
đoạn 2000 – 2009 ............................................................................................................. 58
Bảng 2.14: Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009
........................................................................................................................................... 59
Bảng 2.15: Số lượng cơ sở sản xuất và cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất CNCB phân
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ................................................................ 60
Bảng 2.16: Số lượng cơ sở sản xuất và lao động trung bình/cơ sở nhóm ngành CNCB
phân theo thành phần kinh tế năm 2009 ........................................................................... 62
Bảng 2.17: Số lượng cơ sở sản xuất và cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nhà
nước phân theo nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 ............................................ 63


Bảng 2.18: Số lượng cơ sở sản xuất và cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
ngoài nhà nước phân theo nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 ........................... 65
Bảng 2.19: Số lượng cơ sở sản xuất và cơ cấu số lượng sơ sở sản xuất công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài phân theo nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 ................ 66
Bảng 2.20: Tốc độ tăng trưởng lao động sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành
CNCB giai đoạn 2000 – 2009 .......................................................................................... 68
Bảng 2.21: Số lượng lao động và cơ cấu số lượng lao động sản xuất công nghiệp phân
theo ngành CNCB giai đoạn 2000 - 2009 ........................................................................ 68
Bảng 2.22: Số lượng lao động và cơ cấu số lượng lao động sản xuất CNCB phân theo
thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ........................................................................ 71
Bảng 2.23: Trình độ lao động chia theo loại hình cơ sở năm 2009 ................................. 72
Bảng 2.24: Số lượng lao động DN CNCB phân theo giới tính giai đoạn 2000 – 2009 ... 72
Bảng 2.25: NSLĐ ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 .................................................. 74
Bảng 2.26: Hiệu quả sử dụng lao động ngành CNCB dựa theo GTSX công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế ............................................................................................ 74
Bảng 2.27: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các DN giai đoạn 2000 –
2009 .................................................................................................................................. 77
Bảng 2.28: Vốn kinh doanh bình quân một DN ngành CNCB trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh giai đoạn 2005 – 2009 ............................................................................................. 77
Bảng 2.29: Thị trường xuất nhập khẩu trong những năm tới của TP. Hồ Chí Minh ....... 84


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính TP. Hồ Chí Minh ............................................................... 29
Bản đô 2: Bản đồ mật độ dân số phân theo quận, huyện TP. Hồ Chí Minh năm 2009 .... 34
Bản đồ 3: Bản đồ phân bố giá trị sản xuất CNCB TP. Hồ Chí Minh ............................... 86

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng GTSX CNCB cả nước phân theo thành phần kinh tế .. 25
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và cả
nước giai đoạn 2000 – 2009 .............................................................................................. 38
Biểu đồ 2.2.: Tỉ trọng GTSX công nghiệp một số địa phương so với Cả nước ................ 39
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN phân theo nhóm ngành giai đoạn 2000 –

2009 .................................................................................................................................. 40
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu GTSXCN phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2009 .... 41
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000
– 2009 ............................................................................................................................... 41
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 –
2009 .................................................................................................................................. 42
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng số lượng lao động sản xuất công nghiệp phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ................................................................................ 44
Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng trưởng số lượng lao động sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ........................................................................ 45
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu lao động sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2000 – 2009 .............................................................................................................. 46
Biểu đồ 2.10: GTSX nhóm ngành CNCB giai đoạn 2000 – 2009 ................................... 48
Biểu đồ 2.11: GTSX của ngành CNCB của một số địa phương ...................................... 49
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu GTSXCN phân theo ngành CNCB năm 2000 và năm 2009 ......... 49
Biểu đồ 2.13: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN phân theo TPK giai đoạn 2000 – 2009 ..... 52
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu GTSX CNCB phân theo khu vực nhà nước các năm 2000 và
năm 2009 .......................................................................................................................... 54


Biểu đồ 2.15: Cơ cấu GTSX CNCB phân theo khu vực ngoài nhà nước năm 2000 và
năm 2009 .......................................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu GTSX CNCB phân theo khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm
2000 và năm 2009 ............................................................................................................. 57
Biểu đồ 2.17: Tốc độ tăng trưởng cơ sở sản xuất CNCB phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2000 – 2009 ...................................................................................................... 60
Biểu đồ 2.18: Cơ cấu cơ sở sản xuất CNCB phân theo TPKT giai đoạn 2000 – 2009 .... 60
Biểu đồ 2.19: Số lượng lao động trung bình/ cơ sở nhóm ngành CNCB phân theo
thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2009 ........................................................................ 62
Biểu đồ 2.20: Cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước phân theo nhóm

ngành CNCB năm 2000 và năm 2009 .............................................................................. 64
Biểu đồ 2.21: Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước phân theo nhóm
ngành CNCB năm 2000 và năm 2009 .............................................................................. 65
Biểu đồ 2.22: Cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phân theo nhóm ngành CNCB năm 2000 và năm 2009 ................................................... 67
Biểu đồ 2.23: Cơ cấu lao động sản xuất công nghiệp phân theo ngành CNCB giai đoạn
2000 – 2009 ...................................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.24: Tốc độ tăng trưởng lao động sản xuất CNCB phân theo thành phần kinh
tế giai đoạn 2000 – 2009 .................................................................................................. 70
Biểu đồ 2.25: Cơ cấu lao động sản xuất CNCB phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2000 – 2009 ...................................................................................................................... 71
Biểu đồ 2.26: Cơ cấu số lượng lao động trong các DN CNCB phân theo giới tính giai
đoạn 2000 – 2009 ............................................................................................................. 73
Biểu đồ 2.27: Tốc độ tăng trưởng NSLĐ ngành CNCB phân theo thành phần kinh tế ... 75
Biểu đồ 2.28 : Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của các DN CNCB phân theo thành
phần kinh tế các năm 2000 và 2009 ................................................................................. 76
Biểu đồ 2.29 : Tỉ trọng GTSX CNCB trong cơ cấu GDP, Công nghiệp TP. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................................. 90


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
CNH - HĐH là quy luật tất yếu khách quan đối với sự phát triển KT - XH của
một quốc gia. Để đạt được thành công và hiệu quả cao trong tiến trình CNH - HĐH đất
nước đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh
tế hợp lí, bố trí sắp xếp lại các ngành sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, xuất phát
từ hoàn cảnh thực tế trong nước và những yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển một nền công nghiệp
ngày càng tiên tiến và hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, từ năm 1986 Đảng và nhà nước
ta đã tiến hành CNH - HĐH đất nước, nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng
hợp lí và hiện đại, đưa đất nước ta dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm
2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Trong xu thế tiến trình CNH - HĐH trong toàn quốc, TP. Hồ Chí Minh từ khi
tiến hành CNH - HĐH đến nay cũng đã tiến hành CNH - HĐH các ngành kinh tế của
Thành phố và từng bước đã xây dựng một cơ cấu kinh tế khá hợp lí xét cả về cơ cấu
kinh tế chung và cơ cấu công nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của
Thành phố và tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, vượt bậc. Trong đó ngành CNCB đã
có những bước phát triển nhanh và liên tục, ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong sự
phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển CNCB trong những năm gần
đây còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thời kì CNH – HĐH và chưa phát huy hết
tiềm lực của Thành phố. Do đó, tác giả luận văn chọn đề tài:” Hiện trạng và định
hướng phát triển công nghiệp chế biến Thành phố Hồ Chí Minh”, để nghiên cứu rõ
hơn về vấn đề phát triển CNCB Thành phố và tìm ra những giải pháp phát thúc đẩy
ngành CNCB phát triển hiệu quả trong thời kì CNH - HĐH

2. Mục tiêu – nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lí luận thực tiễn về công nghiệp và
CNCB, từ đó vận dụng vào nghiên thực trạng sản xuất ngành CNCB của TP. Hồ Chí


Minh, nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành CNCB theo định
hướng và phù hợp với thời kì CNH – HĐH.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
-

Tổng quan cơ sở lí luận về công nghiệp và CNCB.


-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành CNCB TP.
Hồ Chí Minh.

-

Nghiên cứu hiện trạng sản xuất ngành CNCB TP. Hồ Chí Minh theo ngành,
theo thành phần kinh tế, và theo lãnh thổ.

-

Tìm ra định hướng phát triển CNCB Thành phố từ nay đến năm 2020.

-

Đề xuất những giải pháp cơ bản đảm bảo sự phát triển CNCB Thành phố theo
hướng CNH – HĐH.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian
Trên toàn bộ lãnh thổ thuộc ngành CNCB theo đơn vị hành chính hiện nay

3.2. Thời gian
Đề tài chủ yếu nghiên cứu trong khoảng thời gian 2000 – 2010, định hướng
phát triển ngành CNCB đến năm 2020

3.3. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng và phương hướng phát triển ngành

CNCB TP. Hồ Chí Minh (theo phân loại CNCB theo cách phân loại của Tổng cục
Thống kê)

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1. Trên thế giới
Ngành CNCB có vai trò rất quan trọng tại mỗi quốc gia, vì vậy có rất nhiều các
công trình nghiên cứu, các đề án nghiên cứu về hiện trạng và định hướng phát triển
ngành CNCB. Tuy nhiên, do đặc thù phân loại ngành công nghiệp các nước trên thế
giới có sự khác biệt, cơ cấu nhóm ngành CNCB rất đa dạng, nên quá trình thống kê
gặp nhiều khó khăn, chiếm số lượng nhiều nhất là những đề tài về hiện trạng và định
hướng phát triển ngành CNCB lương thực, thực phẩm.


4.2. Tại Việt Nam
Ngành CNCB trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có một số công trình nghiên
cứu như: “ Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ
mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Kinh tế phát
triển, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của
ThS.Cao Minh Nghĩa – Viện kinh tế phát triển, “ Nghiên cứu hiện trạng và định
hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ
của Phạm Ngọc San năm 2005…, “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
của Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ của Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh”, “Đề án chuyển dịch cơ cấu công nghiệp – Phát triển công nghiệp hiệu
quả cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2006 - 2010)” của Viện
Kinh tế phát triển…
Các đề tài, đề án, khóa luận trên tập trung nghiện cứu khái quát về hiện trạng
phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, có đề cập đến ngành CNCB. Một
số tập trung vào các vấn đề: định hướng và giải pháp phát triển CNCB nhằm mục đích
phục vụ cho xuất khẩu, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN. Còn lại

một số đề tài, đề án trình bày về thực trạng và định hướng phát triển một ngành CNCB
riêng lẻ.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích
để nghiên cứu làm đề tài. Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
sâu về ngành CNCB của Thành phố. Do đó tác giả lựa chọn nội dung này để nghiên
cứu.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Lãnh thổ KT - XH Thành phố với tư cách là một hệ thống con trong hệ thống
KT - XH của cả nước và hệ thống lãnh thổ KT - XH Thành phố lại có nhiều phân hệ


con nhỏ hơn tạo thành như các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. Các phân hệ này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố trong toàn hệ
thống và giữa các hệ thống với nhau. Do vậy, để nghiên cứu sự phát triển CNCB
Thành phố theo hướng CNH – HĐH cần phải xem xét cơ cấu công nghiệp của Thành
phố trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần trong toàn hệ thống KT XH Thành phố và trong mối tương quan với sự phát triển kinh tế, công nghiệp của
vùng và cả nước.
Ngành CNCB TP. Hồ Chí Minh lại bao gồm nhiều cấu trúc hệ thống nhỏ, các
thành phần cấu trúc có liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành
một hệ thống kinh tế ngành công nghiệp có những đặc trưng riêng của TP. Hồ Chí
Minh.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật
thiết có tác động qua lại lẫn nhau trên một không gian lãnh thổ nhất định.
TP. Hồ Chí Minh được coi như là một thể tổng hợp lãnh thổ tương đối hoàn
chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển đối với ngành công nghiệp nói

chung và ngành CNCB nói riêng. Do vậy, cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình phát triển công nghiệp Thành phố để đưa ra những định hướng nhằm khai
thác tốt nhất những tiềm năng của Thành phố trong quá trình phát triển kinh tế nói
chung và phát triển ngành CNCB theo hướng CNH – HĐH nói riêng.
5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí dù lớn hay nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh và quá
trình phát triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên
cứu quá trình phát triển CNCB Thành phố theo hướng CNH - HĐH sẽ cho thấy lịch sử
hình thành cũng như những chuyển biến về tình hình phát triển công nghiệp của Thành
phố trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp
để thúc đẩy sự phát triển CNCB một cách hợp lí trong tương lai.


5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT - XH của các quốc gia
trên thế giới. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, trong quá trình phát triển công
nghiệp Thành phố thực hiện theo phương châm phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện
tại nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các hoạt động
sản xuất CNCB trên địa bàn Thành phố phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển hiện tại
và các hoạt động sản xuất đó không gây nguy hại cho những thế hệ trong tương lai như
vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kệt nguồn tài nguyên…

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này đã tiến hành sử dụng các phương pháp:
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Các số liệu, tư liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các đề tài nghiên
cứu, sách, báo, các báo cáo của Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch Đầu tư, báo cáo của

Ban Quản lí các khu công nghiệp, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê, Viện Kinh tế
Phát triển…trên cơ sở phân loại và tìm ra các tư liệu liên quan đến sự phát triển và
phân bố ngành CNCB Thành phố.
5.2.2. Phương pháp phân tích so sánh
Tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các số lệu thống kê để thấy được
sự phát triển (sự biến đổi) qua từng giai đoạn, sự khác biệt về phát triển ngành CNCB
trong các giai đoạn cũng như so sánh tốc độ tăng trưởng công nghiệp giữa Thành phố
với các địa phương khác hay cả nước, giữa các ngành trong nội bộ nhóm ngành
CNCB.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp đặc trưng trong việc nghiên cứu địa lí KT - XH nhằm thu
thập thông tin, thẩm định mức độ tin cậy của số liệu, tài liệu đồng thời giúp người
nghiên cứu đưa ra những kết luận chính xác hơn. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo


sát thực địa tại một số quận, huyện của Thành phố để tìm hiểu tình hình hoạt động của
một số KCN và cụm tiểu thủ công nghiệp.
5.2.4. Phương pháp Gis, phương pháp bản đồ
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phần mềm Mapinfo để
chồng xếp các bản đồ đề thể hiện sự phân bố của các tài nguyên thiên nhiên, các nguồn
lực KT - XH, các nhà máy xí nghiệp, các cụm công nghiệp và các mối liên hệ lãnh thổ
trong không gian phân bố công nghiệp, sự phát triển CNCB theo lãnh thổ, theo ngành
và định hướng phát triển CNCB Thành phố.
Hệ thống biểu đồ được sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu GTSX, cơ cấu SP của
ngành CNCB cũng như tình hình phát triển ngành CNCB của Thành phố.
5.2.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Đối tượng nghiên cứu KT - XH là những hệ thống động, phức tạp, bao gồm hệ
có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động và có mối quan hệ tác động qua lại của
chúng, cần phải phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều trong và ngoài hệ thống về các
mặt quy mô số lượng, tốc độ tăng trưởng..


6. Cấu trúc đề tài
Đề tài: “Hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến
Thành phố Hồ Chí Minh”, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về công nghiệp và ngành CNCB
Chương 2. Hiện trạng phát triển ngành CNCB TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển ngành CNCB
Thành phố theo hướng CNH - HĐH đến năm 2020.


Chương 1. Cơ sở lí luận về ngành công nghiệp và
công nghiệp chế biến
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến
Theo giáo trình kinh tế học phát triển: “Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất
của nền kinh tế quốc dân, có các hoạt động chủ yếu là: khai thác, chế biến và sửa
chữa”. (4)
Từ điển kinh tế học định nghĩa: “Công nghiệp bao gồm toàn bộ các xí nghiệp
(công xưởng, nhà máy, trạm phát điện, hầm mỏ, xí nghiệp, mỏ, xưởng..) chế tạo công
cụ lao động, khai thác nguyên vật liệu, nhiên liệu, khai thác rừng và chế biến các sản
phẩm do ngành khai thác và nông nghiệp sản xuất ra”.(10)
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: “Công nghiệp là một tập hợp các hoạt
động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo
ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác
tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó”.(11)
“Công nghiệp bao gồm toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các
tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu (gốc động vật,
thực vật hay khoáng vật) thành sản phẩm” (16)
“Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất
định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp

bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và
các dịch vụ sản xuất theo sau nó.” (8)
Công nghiệp khai thác bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, nhiên liệu,
nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động công
nghiệp chế biến.
Công nghiệp chế biến gồm các hoạt động chế biến vật chất tự nhiên, thành dạng
vật chất có tính năng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của con người, biến vật
chất tự nhiên thành của cải, vật chất.


Công nghiệp khai thác có nhiệm vụ cắt đứt đối tượng lao động khỏi môi trường
tự nhiên, tạo thành các loại nguyên liệu nguyên thuỷ.
CNCB làm thay đổi về chất các đối tượng lao động là nguồn nguyên liệu
nguyên thủy thành các SP trung gian và tiếp tục chế biến thành các loại SP cuối cùng.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy sự hình thành và phát triển
CNCB gắn với phân công lao động dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Phân công lao động xã hội đã phân chia nền sản xuất thành những ngành khác nhau,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, phân công sản xuất xã
hội càng gay gắt, nó diễn ra trong nội bộ từng ngành sản xuất, hình thành những ngành
kinh tế độc lập. CNCB hình thành và phát triển do sự phân công trong nội bộ ngành
công nghiệp. Trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, Lê Nin đã
chỉ rõ sự phân công lao động xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa. CNCB tách khỏi
công nghiệp khai thác, và mỗi ngành công nghiệp đó lại chia thành nhiều ngành nhỏ,
chúng sản xuất ra dưới dạng hàng hóa, dưới dạng đặt biệt và đem trao đổi với nhiều
ngành nghề khác.
Ngày nay trong điều kiện tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại, kinh tế
hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển cao thì CNCB phát triển với nhiều ngành nghề,
lĩnh vực đa dạng phong phú, sản xuất nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng lớn, chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống. CNCB vì vậy
ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của bất kì quốc gia nào,

đặc biệt là các nước đang phát triển, đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp như nước
ta. Ở một số nước đang phát triển, do biết quan tâm và có chính sách, chiến lược phát
triển CNCB đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và xu thế của thời đại mà chỉ trong thời
gian ngắn đã đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, KT - XH ổn định và phát
triển với tốc độ cao.


1.2. Phân loại ngành công nghiệp chế biến
Ở nước ta ngay từ những năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mền Bắc,
CNCB đã được quan tâm, đầu tư phát triển. Nghị quyết 37/CP ngày 13/3/1974 của hội
đồng chính phủ đã phân chia công nghiệp nước ta thành 9 ngành cụ thể từ đó có chính
sách, biện pháp đầu tư, phát triển phù hợp với từng ngành. Các ngành công nghiệp cụ
thể đó là: công nghiệp năng lượng, CNCB nguyên liệu, công nghiệp luyện kim, công
nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, sành sứ, thủy tinh, lâm sản, công
nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt da, may mặc, công nghiệp in và sản
xuất các loại văn hóa phẩm..
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), thực hiện đường lối đổi mới, mở
cửa, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nên việc phân loại các ngành kinh tế
nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đã được xác định theo quan điểm mới nhằm
đáp ứng yêu cầu về quản lí và phù hợp với sư phân chia theo tiêu chuẩn chung quốc tế.
Chính phủ đã ra nghị định 75/CP, ban hành hệ thống nền kinh tế quốc dân cấp I, và
Tổng cục Thống kê ra quyết định 143/ TCTK ngày 22/12/1993 hướng dẫn thi hành hệ
thống nền kinh tế quốc dân cấp II, III, IV. Theo cách phân loại này, các ngành công
nghiệp nước ta được phân chia thành 4 nhóm: công nghiệp khai thác mỏ, CNCB, công
nghiệp phân phối điện nước, khí đốt và công nghiệp xây dựng. Với cách phân loại theo
hai văn bản của chính phủ và Tổng cục Thống kê nêu trên, ta thấy CNCB là ngành
kinh tế - kỹ thuật độc lập, là một trong 4 nhóm ngành công nghiệp. Bản thân CNCB
còn có nhiều ngành khác như: CNCB lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt và may
mặc, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp sản xuất giấy và in, công nghiệp hóa dầu, luyện
kim,..

Theo Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam và theo cách phân loại của Tổng cục
Thống kê, hiện nay nước ta có 29 ngành công nghiệp được tập hợp thành 3 nhóm:
nhóm công nghiệp khai thác (than, dầu – khí, quặng kim loại, khai thác đá và các mỏ
khác), nhóm CNCB (sản phẩm thực phẩm và đồ uống, sản xuất thuốc lá, sản xuất sản
phẩm dệt…), nhóm điện, ga và nước (sản xuất và phân phối điện, ga, sản xuất và phân
phối nước).


Ngày nay, CNCB đã trở thành một ngành sản xuất vật chất lớn nhất của xã hội
và có cơ cấu hết sức phức tạp. Dựa vào những tiêu chí khác nhau, người ta chia CNCB
thành những bộ phận khác nhau. Dưới đây là một số cách phân chia phổ biến thường
gặp trong thực tế.
Có thể nêu ra một số cách tiếp cận phân loại dưới đây:
Theo kết quả sản xuất, SP được đưa ra cung ứng trên thị trường, một số nhà
kinh tế học hiện đại đã chia CNCB thành ba nhóm ngành: một là các ngành
công nghiệp phía thượng lưu bao gồm luyện kim loại thép, lọc dầu, hóa dầu…,
hai là các ngành công nghiệp trung gian như chế tạo máy, thiết bị điện tử, ba là
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cuối cùng như công nghiệp thực
phẩm, đồ gỗ, lắp ráp, dệt…
Theo nguồn nguyên liệu thuộc các yếu tố đầu vào của sản xuất, CNCB được
chia thành hai nhóm ngành: chế biến nông, lâm, thủy sản và chế biến khoáng
sản.
Theo giới hạn (phạm vi) SP được bán ra trên thị trường, CNCB được chia thành
các ngành CNCB phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và các ngành
công nghiệp xuất khẩu. Trong xuất khẩu có cả các mặt hàng tái chế.
Ngoài ba cách phân loại thông dụng nêu trên, còn có một số cách phân loại
khác.

1.3. Vai trò, đặc điểm của công nghiệp chế biến
1.3.1. Vai trò của CNCB

Ngày nay trong các nền kinh tế, chu trình của công nghiệp thường phải trải qua
ba khâu:
Nguyên liệu  chế biến  thị trường

[3]

CNCB là một khâu không thể thiếu được, có vai trò là cầu nối giữa nguyên vật
liệu với thị trường và được thể hiện ở các khía cạnh sau:


1.3.1.1. Kích thích và định hướng cho sản xuất nguyên liệu
Với tư cách là cầu nối giữa nguyên liệu với thị trường, CNCB có tác dụng gìn
giữ chất lượng nguyên liệu, nâng cao, tạo ra những SP có giá trị với chất lượng cao,
nhờ đó thu được lợi nhuận cao. CNCB chính là thị trường đầu ra của khâu tạo nguyên
liệu. Nó có tác dụng định hướng về các mặt quy mô, cơ cấu, kích cỡ, chất lượng, giá
cả…cho khâu sản xuất nguyên liệu một cách trực tiếp và chi phối định hướng đó.
Với vai trò định hướng, CNCB làm cho các SP trước đây không hoặc ít được
biết đến, thì giờ đây được đưa vào khai thác và sản xuất, được phát triển rộng khắp. Từ
đó mở ra các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn. Các vùng này được
hình thành và phát triển dựa trên lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối. Đây chính là
nhân tố quan trọng tác động vào quá trình bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ
cấu đầu tư trong quá trình thực hiện CNH - HĐH và phát triển kinh tế thị trường.
Là ngành chế biến các SP được khai thác thông qua hệ thống công nghệ hiện
đại và lực lượng lao động chuyên nghiệp, CNCB có khả năng tạo ra những hàng hóa
có những phẩm chất đặc biệt, kiểu dáng, mùi vị…thích hợp với nhu cầu thị trường. Nó
không chỉ bảo tồn giá trị sử dụng mà còn cải biến, bổ sung vào nguyên liệu những
phẩm chất mới, từ đó nâng cao giá trị SP, kích thích nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Nó tác động trở lại khu vực nguyên liệu, kích thích đầu tư phát triển năng lực sản xuất
nguyên liệu, tạo ra thị trường tiêu thụ ngày càng lớn và ổn định cho khu vực này. Như
vậy CNCB không chỉ có vai trò định hướng cho sản xuất nguyên liệu mà còn là khâu

trung tâm để gắn kết khâu sản xuất nguyên liệu với khâu sản xuất nguyên liệu với
khâu tiêu thụ trên một trục kỹ thuật công nghệ xác định với mỗi loại SP. Chỉ thực hiện
vai trò đó, CNCB mới phát triển ổn định và bền vững.
1.3.1.2. Mở rộng khả năng cung ứng SP trên thị trường, tăng sức cạnh tranh
cho hàng hóa trong nước
Thông qua hoạt động chế biến các SP do các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và
khai khoáng sản xuất và khai thác, CNCB có khả năng đưa ra thị trường hàng hóa chất
lượng cao. Hơn nữa, thông qua việc sử dụng công nghệ và đội ngũ lao động kỹ thuật,
CNCB làm cho các nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp phong phú, đa dạng về hình


thức, kiểu dáng, kích cỡ…, CNCB là cách làm tăng cung và đa dạng hóa SP cung ứng
trên thị trường.
Sẽ là nghèo nàn và đơn điệu nếu SP nông, lâm, ngư nghiệp không được trải qua
giai đoạn chế biến. Vai trò của CNCB càng trở nên quan trọng với các nước có nền
kinh tế thị trường mở cửa. Bởi vì sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường
không phải chỉ ở trình độ khai thác các SP của tự nhiên, ở lợi thế về điều kiện tự nhiên
để có những SP đó, mà quan trọng hơn là ở chỗ trình độ kết hợp SP tự nhiên với kỹ
thuật, công nghệ thông qua lao động của con người. CNCB có vai trò khuyết đại giá trị
sử dụng và làm tăng giá trị của các SP nông, lâm, ngư nghiệp và SP công nghiệp khai
thác, làm cho nó trở thành dạng SP mới thích hợp với thị trường, tăng sức cạnh tranh,
từ đó tiêu thụ dễ dàng hơn. Vai trò của CNCB với thị trường ngày càng trở nên quan
trọng khi trình độ kỹ thuật - công nghệ, trình độ sản xuất và cơ cấu của chính nó được
tiếp cận với những thành tựu KH - CN tiên tiến nhất. Thực tế các nước đã chứng minh
khả năng cạnh tranh về hàng chế biến ở thị trường nội địa cũng như sức mạnh xuất
khẩu SP loại này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ đạt được của CNCB.
1.3.1.3. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
CNCB góp phần thúc đẩy các ngành cung ứng vật tư, hóa chất, điện, dịch
vụ…phát triển. Vai trò này bắt nguồn từ chỗ để SP được tung ra và có sức cạnh tranh
trên thị trường ngoài các khu vực cung cấp nguyên liệu, CNCB đòi hỏi phải có cơ sở

vật chất – kỹ thuật để sản xuất.
CNCB là cách lôi kéo các ngành kinh tế khác như xây dựng, vận tải, kho bãi,
tài chính, tín dụng, thông tin liên lạc, KH - CN …phát triển. Đến lượt nó, sự phát triển
của các ngành này lại thúc đẩy phát triển phát triển CNCB cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, đi từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đây là cơ sở lý luận để giải thích vì sao các
nước cùng khu vực với nước ta trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa lại bắt đầu
từ việc phát huy lợi thế về tài nguyên, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đi liền
với CNCB, từ trình độ sơ chế lên trình độ tiên tiến hiện đại, rồi phát triển các ngành
kinh tế khác để có cơ cấu kinh tế hợp lý.


1.3.1.4. Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội
Khi cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNCB càng hoàn thiện thì số lượng lao động
trực tiếp cần sử dụng trong các cơ sở chế biến càng giảm. Nhưng sự phát triển của
CNCB lại đòi hỏi số lượng lao động ngày càng nhiều hơn tại các khâu sản xuất và khai
thác nguyên liệu, cung ứng vật tư, thiết bị và các lĩnh vực dịch vụ khác kể cả lưu
thông, tiếp thị…
Sự phát triển của CNCB không chỉ tạo thêm số lượng việc làm mà còn góp
phần cải thiện điều kiện lao động của con người, nâng cao trình độ lao động của họ.
Nhờ đó, lao động giản đơn chuyển thành lao động phức tạp, lao động chân tay chuyển
sang lao động trí óc.
Vai trò giải quyết việc làm của CNCB lại càng trở nên quan trọng đối với các
nước đang phát triển. Sự phát triển CNCB là cách để giải quyết vấn đề việc làm, giảm
thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động ở các nước này, đồng thời cũng là
cách để cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng hợp lý, để chuyển lao động từ các
khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại.
1.3.1.5. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu nhập
CNCB càng phát triển thì sức cung hàng hóa càng lớn, sức mua càng tăng và
cuối cùng là khối lượng lợi nhuận thu được càng nhiều, thu nhập càng tăng.
Trong điều kiện kinh tế mở, sự phát triển của CNCB là con đường có hiệu quả

làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Vai trò này của CNCB lại càng quan trọng đối với các
nước kinh tế kém phát triển mà nguồn thu ngoại tệ vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu
nguyên liệu thô. Thực tế ở các nước này đã cho thấy xuất khẩu nguyên liệu thô là thua
thiệt.
Trên thương trường quốc tế, xuất khẩu SP thô và nguyên dạng chỉ là giải pháp
tình thế. Bởi vì, đây là hoạt động bất bình đẳng: giá bán thấp và không ổn định, điều
kiện thương mại bất lợi, thế mạnh thuộc về người có vốn, tài nguyên bị cạn kiệt dần,
môi trường bị ô nhiễm và hệ sinh thái bị mất cân bằng…lịch sử kinh tế thế giới cho
thấy không một nước nào giàu có và tăng trưởng bền vững chỉ nhờ vào xuất khẩu


nguyên liệu thô, không xây dựng CNCB, không tạo ra sức cạnh tranh để giành quyền
chủ động trên thị trường.
1.3.1.6. Góp phần tham gia có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác
quốc tế
CNCB tồn tại và phát triển trên cơ sở nguyên liệu chính được sản xuất trong
nước. Những nguyên liệu này chỉ được sản xuất ra trong môi trường không gian nhất
định gắn với điều kiện nhất định về tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khi hậu, mặt nước,
địa hình..). Sự phát triển của CNCB cho phép khởi động và phát huy tiềm năng lợi thế
của mỗi vùng, mỗi khu vực trong việc sản xuất, khai thác nguyên liệu. Nó tạo điều
kiện phát huy truyền thống sản xuất và chế biến riêng của mỗi địa phương. Sự kết hợp
với các phương pháp sản xuất hiện đại làm cho lợi thế về tiềm năng và truyền thống
sản xuất được khuyết đại. Đây là cơ hội để SP chế biến vượt ra khỏi thị trường làng,
xã, huyện, tỉnh và quốc gia, xâm nhập vào thương trường quốc tế.
Trên thương trường này, lợi thế so sánh của mỗi nước được phát hiện. Việc tập
trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt
hàng mà trong nước không có điều kiện sản xuất hoặc sản xuất không có lợi được diễn
ra. Phân công lao động và hợp tác sản xuất giữa các nước do đó xuất hiện.
Trên đây là vai trò của CNCB. Nhờ phát triển các ngành CNCB mà các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp được phát triển theo hướng đa canh, chuyên canh, thâm canh có

năng suất cao, có tỉ suất hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao. Nhiều ngành kinh tế khác
nhờ thông qua CNCB mà quy mô sản xuất được nâng lên, trình độ công nghệ được
hoàn thiện. Số việc làm và trình độ sản xuất của người lao động, theo đó tăng lên, quy
mô thị trường mở rộng, thu nhập tăng lên.
Do sự phát triển của CNCB tác động mạnh đến đời sống và sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế quốc dân như vậy, nên CNCB đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển KT - XH, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của CNCB là một
trong những thước đo quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc
gia.


×