Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Tám

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Tám

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC (TRỪ ĐLTN)
Mã số: 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Tám


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Địa lý, trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, nhiệt tình hỗ trợ và giúp tôi
định hướng luận văn hợp lý, thiết thực.
Tôi xin cảm ơn Phòng Sau đại học, thư viện nhà trường đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình đến TS. Trần Văn
Thông – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – người
hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình góp ý, chỉ bảo, tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, công
trình nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị và các tác giả khác. Tôi xin chân thành
cảm ơn các cơ quan, đơn vị và các tác giả mà tôi đã sử dụng tư liệu trích dẫn và
tham khảo trong luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Thống kê, Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre và các phòng, ban
của các cơ quan đã rất nhiệt tình cung cấp thông tin tư liệu, tạo điều kiện thuận lợi
giúp tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã

giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị Tám


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KINH TẾ BIỂN ......................................................................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững kinh tế biển .................................................... 8
1.1.1. Biển ............................................................................................................8
1.1.1. Kinh tế biển ..............................................................................................10
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển .................................14
1.1.3. Phát triển kinh tế biển bền vững ..............................................................16
1.2. Một vài nét về hiện trạng phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới và khu
vực .................................................................................................................... 29
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH
BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 ...................................................... 33
2.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre ............................................... 33
2.1.1. Các nguồn lực tự nhiên ............................................................................34
2.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội: ................................................................42
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Bến Tre ..................................................... 49
2.2.1. Giai đoạn trước năm 2000 .......................................................................49
2.2.2. Giai đoạn 2001 – 2010 .............................................................................52
2.3. Phân tích ảnh hưởng của sự phát triển bền vững kinh tế biển đến sự phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre ......................................................................... 83
2.3.1. Lợi ích kinh tế ..........................................................................................83
2.3.2. Lợi ích văn hóa – xã hội ..........................................................................85
2.3.3. Bảo vệ môi trường ...................................................................................87
2.4. Những vấn đề cần quan tâm đến phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre
........................................................................................................................... 88

2.5. Tóm tắt chương .......................................................................................................... 91


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH
TẾ BIỂN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 ......................................... 94
3.1. Các cơ sở đưa ra định hướng .................................................................................... 94
3.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của quốc gia và vùng ....94
3.1.2. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre ............94
3.2. Các chỉ số dự báo ....................................................................................................... 96
3.2.1. Các chỉ số dự báo tình hình phát triển các ngành kinh tế biển ................96
3.2.2. Các chỉ số dự báo phát triển nguồn nhân lực .........................................100
3.2.3. Các chỉ số dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của ba huyện ven
biển ...................................................................................................................101
3.2.4. Các chỉ số dự báo tình hình đầu tư ........................................................102
3.3. Các định hướng phát triển....................................................................................... 103
3.3.1. Phát triển sản phẩm kinh tế biển theo hướng chuyên môn hóa và nâng
cao chất lượng sản phẩm..................................................................................103
3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao .........................................104
3.3.3. Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế biển theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ............................................................104
3.3.4. Bảo vệ môi trường biển .........................................................................105
3.3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh tế biển ..........................106
3.4. Các giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững .................................................... 106

3.4.1. Các giải pháp phát triển sản phẩm kinh tế biển .....................................107
3.4.2. Các giải pháp đào tạo, tuyển dụng lao động chất lượng cao .................111
3.4.3. Các giải pháp đầu tư đạt hiệu quả ..........................................................112
3.4.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường ...........................................................114
3.4.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí kinh tế biển ....116
3.5. Kiến nghị ................................................................................................................... 119
3.5.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bến Tre..................................................119
3.5.2. Kiến nghị đối với ngành Thủy sản Bến Tre...........................................120
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Dân số 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre, 2000 – 2009 .......................... 41
Bảng 2.2 : Trình độ chuyên môn kĩ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các
huyện ven biển tỉnh Bến Tre năm 2009 .............................................. 42
Bảng 2.3 : GDP và giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Bến Tre, 2001 – 2010 ... 51
Bảng 2.4 : Sản lượng thủy sản ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre, 2005 – 2010 .... 53
Bảng 2.5 : Giá trị sản xuất ngành khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre theo giá so
sánh, 2001 – 2010 ................................................................................ 53
Bảng 2.6 : Sản lượng khai thác thủy sản phân theo huyện, 2005 – 2010 ............. 57
Bảng 2.7 : Sản lượng cá biển đánh bắt phân theo huyện năm 2010 ..................... 58
Bảng 2.8 : Sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Bến Tre, 2001 – 2010 ................. 63
Bảng 2.9 : So sánh GDP kinh tế vùng ven biển với GDP toàn tỉnh,
2000 – 2010 ......................................................................................... 82
Bảng 3.1 : Dự báo một số chỉ tiêu ngành nuôi thủy sản ba huyện ven biển
tỉnh Bến Tre đến năm 2020 ................................................................ 94
Bảng 3.2 : Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản
ba huyện ven biển đến năm 2020 ........................................................ 96

Bảng 3.3 : Dự báo các chỉ tiêu phát triển diêm nghiệp ba huyện ven biển tỉnh
Bến Tre đến năm 2020 ........................................................................ 96
Bảng 3.4 : Dự báo dân số và lao động ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre đến
năm 2020 ............................................................................................. 98


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Biểu đồ thể hiện sản luợng thuỷ sản của tỉnh Bến Tre,
2001 – 2010 ........................................................................................... 52
Hình 2.2 : Biểu đồ thể hiện sản luợng thuỷ sản khai thác tỉnh Bến Tre,
2001 -2010 ............................................................................................. 56
Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện sản lượng tôm, cá nuôi tỉnh Bến Tre,
2005 – 2010 ........................................................................................... 65


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMKT

: Chuyên môn kĩ thuật

CV

: Mã lực hay sức ngựa

EM

: Chế phẩm sinh học

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

GlobalGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
ICOR

: Tỉ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng

IUCN

: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KV

: Khu vực

MSC

: Chứng nhận sản phẩm sinh thái của Hội đồng bảo tồn Biển quốc tế

NTS

: Nuôi thủy sản

PTBV

: Phát triển bền vững


TC, BTC

: Thâm canh, bán thâm canh

TTBQ

: Tăng trưởng bình quân

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNEP

: Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người từ khi hình thành đến nay đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, từ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, con người từng bước chủ động, cải
tạo tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Với xu hướng dân số tăng nhanh và nhu
cầu thỏa mãn cuộc sống của con người ngày càng phong phú, đa dạng, con người đã
khai thác gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên trên đất liền. Vì thế, con người đang
tìm cách vươn ra, khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ trong lòng biển và đại
dương. Từ đó, các hoạt động kinh tế liên quan đến việc khai thác các nguồn tài
nguyên và môi trường biển dần dần hình thành. Đó là kinh tế biển.

Kinh tế biển đã phát triển từ lâu ở các quốc gia có biển và ngày nay, nó đang
phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ và đóng góp ngày càng quan trọng vào nền
kinh tế toàn cầu. Thế kỉ XXI được xác định là thế kỉ của biển và đại dương. Tuy
nhiên sự phát triển kinh tế biển của mỗi quốc gia không giống nhau, nó phụ thuộc
vào trình độ phát triển của các quốc gia. Và cùng với sự phát triển mạnh mẽ, những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của sự phát triển kinh tế biển ngày càng thể hiện rõ
nét.
Việt Nam cũng là một quốc gia giáp biển, có nhiều tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và ngày
càng có nhiều đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của nước nhà, góp phần thay
đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước.
Tỉnh Bến Tre là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển của Việt Nam. Bến
Tre có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển như bờ biển dài 65 km với hơn
20.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế; lãnh thổ được bao bọc bởi các sông lớn của hệ
thống sông Cửu Long; có hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều bãi bồi, cồn nổi
thích hợp cho việc phát triển các ngành kinh tế biển như thủy sản, du lịch biển.
Những năm qua, kinh tế biển và vùng ven biển đã đóng góp hơn 33% vào cơ cấu
GDP kinh tế của tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt 11,34% (giai đoạn 2001 – 2010), tạo
nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


2

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách khách
quan, chi tiết các nguồn lực phát triển cũng như tìm hiểu hiện trạng, đánh giá hiệu
quả kinh tế biển của Bến Tre trong thời gian qua để làm cơ sở tin cậy cho việc đưa
ra các dự báo, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển trong những năm tới.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hiện trạng và định hướng phát
triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre”. Qua đề tài, tôi mong muốn sẽ làm rõ
hơn cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế biển và phát triển bền vững kinh tế biển;

đánh giá các nguồn lực; tìm hiểu hiện trạng phát triển, phân tích những tác động của
phát triển bền vững kinh tế biển với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre
và các vấn đề cần quan tâm để phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh. Bên cạnh
đó, đề ra những định hướng và giải pháp góp phần phát triển bền vững kinh tế biển
của tỉnh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích hiện trạng phát triển bền vững kinh tế
biển của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua để từ đó có cơ sở xây dựng định hướng và
đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Đúc kết các cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững
kinh tế biển
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến
Tre trong giai đoạn 2001 – 2010
- Nêu ra các định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững kinh tế
biển của tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là ba huyện ven biển của tỉnh Bến
Tre.


3

Các tư liệu, số liệu sử dụng tham khảo nghiên cứu đề tài chủ yếu là giai đoạn
2001 – 2010, có sự bổ sung nguồn tư liệu, số liệu giai đoạn 1996 - 2000 để phân
tích, so sánh hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh và định hướng phát triển đến
năm 2020.
Đề tài tập trung tìm hiểu hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre

giai đoạn 2001 – 2010 và xây dựng các định hướng, giải pháp phát triển bền vững
kinh tế biển của tỉnh đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Kinh tế biển là một bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của
các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam, đồng thời là xu hướng phát triển của
thời đại. Vì thế, ngày càng có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu về phát triển
kinh tế biển.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển những năm gần đây rất
được chú trọng. Ở cấp quốc gia có các đề tài, công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan
trọng như “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến
năm 2010” của Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đề tài này
đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm
1995. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra phướng hướng, giải pháp quy hoạch phát triển
cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế biển kết hợp với tổ chức không gian kinh tế
biển đến năm 2010 đạt hiệu quả. Thứ hai là đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát
triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một
số khu vực trọng điểm” cũng của Viện Chiến lược Phát triển, năm 2004. Qua đó, đề
tài trình bày, phân tích vai trò, vị trí, nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội dải ven biển Việt Nam; đưa ra các phương hướng và giải pháp, mô hình phát
triển điển hình cho các vùng trọng điểm của dải ven biển nước ta đến năm 2015,
tầm nhìn 2020. Thứ ba là “Hội thảo phát triển kinh tế biển ở Việt Nam” được tổ
chức năm 2000 với rất nhiều bài tham luận của các tác giả là lãnh đạo các cấp, các
ngành trong cả nước đã trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến nguồn lực, hiện
trạng, giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam với nhiều quan điểm và phương


4

pháp tiếp cận khác nhau. Thứ tư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển

và phát triển thủy sản Việt Nam”, năm 2007. Kỉ yếu của hội thảo tập trung nhiều ý
kiến phân tích, đóng góp của các tác giả đối với vấn đề phát triển kinh tế biển, tổ
chức không gian kinh tế biển Việt Nam và tập trung phân tích các định hướng, giải
pháp phát triển Thủy sản như ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế biển Việt Nam.
Ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế biển như Đà Nẵng, Bình
Định, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang,…cũng đã xây
dựng các chương trình phát triển kinh tế biển phù hợp với điều kiện từng địa
phương. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, việc nghiên cứu theo hướng phát triển bền
vững trở nên khá phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực, trong đó có kinh tế biển.
Theo đó, các chương trình, đề tài nghiên cứu đã chú trọng các định hướng và giải
pháp khai thác tốt tiềm năng để phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ, tái tạo
nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, phát
triển văn hóa – xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và bảo
vệ có hiệu quả môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu cá nhân, các
luận văn, luận án nghiên cứu về phát triển kinh tế biển các tỉnh, thành phố ven biển
trong cả nước.
Đối với tỉnh Bến Tre, việc định hướng phát triển bền vững kinh tế biển đã
được quan tâm, chú trọng trong những năm gần đây. Năm 2007, tỉnh xây dựng
“Chương trình hành động số 11”, xây dựng “Đề án phát triển toàn diện ba huyện
ven biển tỉnh Bến Tre đến năm 2020” để cụ thể hóa Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020 cũng như có hướng phát triển hợp lý cho vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích và có
giá trị cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài của tác giả.
Tuy nhiên, các công trình, đề án nghiên cứu về phát triển bền vững kinh tế
biển của các tỉnh, trong đó có Bến Tre còn rất ít, phần lớn thường chú trọng đến sự


5


phát triển kinh tế - xã hội, chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực bảo vệ môi trường
sinh thái.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận hay các quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống:
Trước hết, kinh tế biển là một trong các bộ phận tạo nên nền kinh tế chung
của tỉnh Bến Tre. Mặt khác, bản thân kinh tế biển cũng bao gồm nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động lẫn nhau. Bên cạnh đó, kinh tế biển chỉ phát triển bền vững khi có sự cân đối
giữa khai thác và tái tạo nguồn tài nguyên, cân đối giữa sự phát triển kinh tế với các
lợi ích cộng đồng và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, môi trường sống. Do
đó, khi nghiên cứu đề tài phải sử dụng quan điểm hệ thống để thấy được mối quan
hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển.
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:
Kinh tế biển là một hệ thống phức tạp gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có
mối quan hệ mật thiết về mặt cấu trúc và lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng,
định hướng phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Bến Tre phải chú ý mối quan hệ
liên ngành và mối quan hệ về không gian tổ chức của các ngành kinh tế biển để đạt
được sự phát triển đồng bộ, tránh mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các ngành kinh tế
biển và giữa các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường.
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh:
Mọi sự vật không ngừng vận động và biến đổi. Trong từng giai đoạn, có thể
nguồn lực, ngành kinh tế biển này giữ vai trò chủ đạo nhưng trong giai đoạn khác,
nguồn lực và ngành kinh tế khác đóng vai trò quyết định sự phát triển kinh tế biển
của tỉnh. Do đó, khi nghiên cứu kinh tế biển phải đặc biệt chú ý mối quan hệ thời
gian. Nghiên cứu hiện trạng, quy luật phát triển trong quá khứ để nhận định sự phát
triển ở hiện tại và dự đoán sự phát triển trong tương lai. Từ đó, tỉnh cần có những
chiến lược, chương trình phát triển ngắn hạn và dài hạn, thường xuyên cập nhật, bổ
sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển cho phù hợp.



6

Quan điểm phát triển bền vững:
Nguồn tài nguyên biển như hải sản, các tài nguyên du lịch biển, tài nguyên
rừng,..không phải là vô tận. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên
này phải bắt buộc đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn tài nguyên nhằm đảm bảo cho
việc sử dụng lâu dài. Mặt khác, để phát triển bền vững kinh tế biển phải đảm bảo
được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ
hiệu quả môi trường sinh thái.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu:
Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau như sách báo, báo cáo, văn kiện, cơ sở dữ liệu của các ngành, các
cấp,…Nguồn tư liệu thu thập được là rất lớn nên khi sử dụng phải có tính chọn lọc
các tư liệu phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu. Đồng thời, phải thường
xuyên cập nhật thông tin, tư liệu mới để tăng tính thực tế và hiệu quả nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, phân tích:
Các tư liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau từ tư liệu sơ cấp đến tư liệu thứ cấp, từ văn bản đến các bảng
biểu,…Do đó, để phù hợp với đề tài nghiên cứu, các tư liệu sau khi thu thập được,
nhất thiết phải qua quá trình phân tích, thống kê, xử lý lại cho phù hợp vói nội dung
và mục đích sử dụng.
Phương pháp thực địa:
Thực địa là phương pháp truyền thống và rất quan trọng trong nghiên cứu địa
lý. Quá trình nghiên cứu thực địa nhằm mục đích kiểm tra, bổ sung sự tương thích
giữa lý thuyết và thực tế từ đó giúp tác giả có cái nhìn khách quan, tin cậy hơn đối
với vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và điều kiện cho phép,
tác giả đã tiến hành các hoạt động thực địa, thực hiện các phương pháp quan sát, mô
tả, ghi chép sự phát triển, phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển trên địa bàn

tỉnh Bến Tre.


7

Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
Là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lý học. Phương pháp này là cơ
sở thể hiện một cách trực quan, khoa học mối quan hệ về thời gian, không gian, sự
thay đổi, phát triển của các đối tượng, yếu tố trong kinh tế biển.
Phương pháp dự báo:
Phương pháp dự báo là phương pháp rất cần thiết trong việc nghiên cứu địa lí
kinh tế – xã hội. Các công thức tính toán được sử dụng kết hợp với việc phân tích
hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bến Tre trong quá khứ và hiện tại để dự
báo các chỉ số phát triển kinh tế biển của tỉnh đến năm 2020. Từ đó làm cơ sở cho
việc đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững
kinh tế biển của tỉnh.
Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS):
Các phần mềm và ứng dụng GIS là công cụ đắc lực cho việc số hóa bản đồ,
xây dựng các lớp dữ liệu thuộc tính và không gian, thành lập các bản đề chuyên đề
phù hợp với việc thể hiện các nguồn lực phát triển, hiện trạng phát triển các ngành
và định hướng phát triển các ngành kinh tế biển của tỉnh Bến Tre trong tương lai.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững kinh tế biển
Chương 2: Hiện trạng phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Bến Tre giai đoạn
2001 – 2010
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh
Bến Tre đến năm 2020
Kết luận



8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG KINH TẾ BIỂN
1.1. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững kinh tế biển
1.1.1. Biển
Biển là bộ phận của đại dương, nằm ở gần hoặc xa đất liền, nhưng có những
đặc điểm riêng, khác với vùng nước của đại dương bao quanh như về nhiệt độ, độ
mặn, chế độ thủy văn, các vật liệu trầm tích đáy, các sinh vật,.. Ngoài ra, thuật ngữ
biển còn dùng để chỉ các hồ có diện tích rất lớn như biển Aran, biển Caxpi, biển
Chết,..[3]
Như vậy, có thể thấy biển là một bộ phận biệt lập của đại dương. Tùy theo vị
trí của biển nằm ở ven bờ hay ăn sâu vào các lục địa mà biển được phân loại thành
biển ven bờ, biển nội lục (hay còn gọi là biển kín).
Biển ven bờ là những biển nằm sát ngay bờ các lục địa. Phần lớn các biển
này đều rộng, nông, có chế độ thủy văn riêng và thường có xu hướng mở rộng ra đại
dương. Cũng có khi ở phía ngoài biển có các đảo và quần đảo ngăn cách với đại
dương. Phần lớn các biển trên thế giới thuộc loại này như biển Nhật Bản, biển
Măng-sơ, biển Đông, biển Arap, biển Ô-khốt,..
Biển nội lục hay còn gọi là biển kín là những biển nông, nằm lõm sâu vào
các lục địa, chỉ thông với đại dương bằng những eo biển hẹp như Biển Đen, biển
Bantich,..
Đặc biệt, có những biển nằm giữa đại dương, có tính chất hết sức độc đáo về
sinh vật như biển Xacgat với rừng tảo nổi ở giữa Đại Tây Dương.
Vị trí địa lý của các biển quy định tính chất thủy văn như chế độ dòng chảy,
chế độ thủy triều và các đặc tính lí hóa như độ sâu, độ mặn, độ cao sóng,… khác
nhau giữa các biển. [11]
Biển và đại dương được xem là cái nôi của nhân loại. Ngay từ buổi sơ khai,

con người đã biết sử dụng biển cho những mục đích khác nhau phục vụ cho cuộc
sống của mình. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, sự hiểu biết của con người về
biển cả còn quá ít ỏi. Theo đà phát triển, biển và đại dương ngày càng có vai trò


9

quan trọng hơn đối với sự phát triển của nhân loại và trở thành địa bàn luôn diễn ra
những tranh chấp về lợi ích rất phức tạp của các quốc gia trên thế giới.
Biển chứa trong mình nhiều tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội. Trước tiên là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong
phú, đa dạng. Theo thống kê hiện nay, trong lòng biển và đại dương thế giới hiện
nay có khoảng 18 vạn loài động vật và 2 vạn loài thực vật, trong đó đã phát hiện
hơn 400 loài cá và hơn 100 loài thủy sản khác có giá trị kinh tế. Nguồn tài nguyên
phong phú này đã góp phần đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm cho con
người. [17]
Biển với không gian rộng lớn kết hợp với khoa học kĩ thuật sẽ tạo điều kiện
cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Khi đó, nó vừa mang lại nguồn lợi kinh tế
cao vừa góp phần bảo tồn nguồn lợi thủy hải sản trước nguy cơ cạn kiệt. Qua đó,
góp phần cân bằng môi trường sống, giúp con người phát triển kinh tế bền vững
hơn.
Về nguồn tài nguyên khoáng sản, trong biển có hầu như tất cả các khoáng
sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã được khai thác như dầu
mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, thiếc, zircon,…Đặc biệt, dầu khí và các loại kết cuội
sắt – mangan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới biển được coi là các khoáng sản
quan trọng nhất ở biển. Cho đến nay, trữ lượng dầu khí đã được thăm dò dưới đáy
biển khoảng 25 đến 30 tỉ tấn dầu và 14 đến 15 ngàn tỉ m3 khí thiên nhiên, chiếm
26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí thiên nhiên toàn thế giới. Đây là
cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim, công nghiệp
cơ khí. [17]

Biển và đại dương còn là nơi chứa đựng nguồn năng lượng khổng lồ, có thể
nói là vô tận như năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, dòng chảy, năng lượng
nhiệt biển,…đây là các nguồn năng lượng mà tương lai chúng ta đang hướng tới để
thay thế các nguồn năng lượng có giới hạn như hiện nay.
Một vai trò nữa rất quan trọng của biển đó là biển là cơ sở để phát triển
ngành giao thông vận tải biển, đặc biệt là ngành hàng hải. Nhờ có biển và đại dương


10

với các con đường trên biển mà giao thông giữa các nước trở nên dễ dàng, thuận lợi,
góp phần to lớn vào việc phát triển thương mại và giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó là
sự phát triển của công nghiệp đóng tàu và cơ khí,..
Ngoài giao thông vận tải, không gian biển và ven biển với các cảnh quan
thiên nhiên đẹp là nguồn tài nguyên tuyệt vời để phát triển du lịch, nghĩ dưỡng và
xây dựng các công trình biển. Phần lớn các trung tâm du lịch nổi tiếng thế giới hiện
nay đều nằm ở ven biển và trên các đảo như Bali (Inđônêxia), Hawaii (Hoa Kỳ),
Bondi (Ôxtrâylia), Nha Trang (Việt Nam),..
Ngoài ra, biển có ý nghĩa rất lớn về mặt an ninh quốc phòng đối với các quốc
gia có biển. Biển với tài nguyên nước mặn phong phú còn là nguyên liệu sản xuất
muối đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Tóm lại, biển và đại dương có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế thế
giới và biển trở thành một tài sản quý giá của các quốc gia có biển.
1.1.1. Kinh tế biển
1.1.1.1. Định nghĩa kinh tế biển
Cho đến nay, việc xác định khái niệm và nội dung của kinh tế biển vẫn là vấn
đề còn để ngỏ. Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển, tùy theo hướng tiếp
cận của các tác giả khi nghiên cứu. Sau đây là những quan niệm về kinh tế biển:
Quan niệm kinh tế biển theo nghĩa hẹp: “Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển

và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng); (3) Khai thác dầu khí
ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;
(7) Kinh tế đảo”.
Quan niệm kinh tế biển theo nghĩa rộng:
“Kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Kinh tế hàng
hải; Hải sản; Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến
khai thác biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển; Công
nghiệp chế biến dầu khí; Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; Cung cấp dịch vụ


11

biển; Thông tin liên lạc biển; Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nhân
lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển”.
[18]
Quan niệm kinh tế biển theo nghĩa rộng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ví dụ trong thống kê hằng năm về kinh tế biển của Trung Quốc cũng bao gồm: hải
sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối, đóng
tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển,…
Như vậy, quan niệm kinh tế biển theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng đã chỉ ra cơ
cấu các ngành nghề, các hoạt động liên quan đến kinh tế biển.
Trong Đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và
các hải đảo Việt Nam đến năm 2010” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì (1995 –
1996), các tác giả cho rằng:
“Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, trong đó biển chủ yếu đóng
vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch
biển,…còn toàn bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ khai thác biển lại nằm trên
dải đất liền ven biển. Do vậy. khi nói đến kinh tế biển không thể tách vùng biển với

vùng ven biển và ngược lại”. [16]
Khái niệm này đã chỉ ra các hoạt động kinh tế biển và không gian của kinh tế
biển gồm hai bộ phận là không gian biển và không gian dải đất liền ven biển.
Theo đó, đối với lãnh thổ Việt Nam, kinh tế vùng ven biển là các hoạt động
kinh tế ở dải ven biển, có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven biển
hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển – có biên giới đất liền tiếp giáp với biển, bao
gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên phạm vi địa bàn
lãnh thổ này. [18]
1.1.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế biển
Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành): là một bộ phận cấu
thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Đây là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của
nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỉ lệ nhất định. Nói cách khác, cơ cấu


12

ngành thể hiện số lượng, tỉ trọng của các ngành (lĩnh vực) tạo nên nền kinh tế và
giữa chúng có mối quan hệ tương quan, thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế.
[12]
Cơ cấu ngành kinh tế biển: ngày nay các nhà khoa học về kinh tế biển trong
nhiều đề tài khác nhau đã coi kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế chung của
các quốc gia, vùng lãnh thổ có biển. Đồng thời, bản thân kinh tế biển là một ngành
kinh tế tổng hợp gồm nhiều bộ phận cấu tạo thành và giữa các bộ phận đó có mối
quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau.
Có nhiều cách phân chia cơ cấu ngành kinh tế biển khác nhau nhưng nhìn
chung nội dung thì tương tự nhau tùy theo cách sắp xếp các nhóm ngành. Các ngành
chính của kinh tế biển bao gồm: Ngành khai thác mỏ (chủ yếu là khai thác dầu khí);
Ngành thủy sản; Ngành giao thông vận tải biển; Ngành du lịch biển – đảo; Ngành
sản xuất muối; Hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, tùy theo tiềm năng và thế mạnh của từng quốc gia, khu vực có

biển có thể bổ sung thêm các ngành kinh tế biển khác như ngành kinh tế đảo, ngành
kinh tế lấn biển,..
Nền kinh tế biển ngày nay chủ yếu dựa vào các hoạt động đánh bắt hải sản
(70%), hàng hải (18%), ngành khai thác dầu khí chiếm 11% giá trị Tài nguyên biển,
các hoạt động khác chiếm 1% giá trị. [1]
Cơ cấu ngành kinh tế biển thể hiện trình độ sự phân công lao động xã hội của
kinh tế biển, đồng thời thể hiện trình độ phát triển về kinh tế biển của các quốc gia,
vùng lãnh thổ có biển trên cơ sở phát triển mạnh các ngành thiên về khai thác tài
nguyên hay các ngành thiên về yếu tố khoa học, kĩ thuật. Ngày nay, trình độ phát
triển kinh tế biển thường được chú trọng đánh giá theo hướng phát triển bền vững
hay chưa bền vững.
1.1.1.3. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế biển
Theo định nghĩa về kinh tế biển, cơ cấu lãnh thổ hay không gian kinh tế biển
bao gồm hai bộ phận là không gian trên biển và lãnh thổ của dải đất liền ven biển.
Theo đó, không gian trên biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là


13

môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch biển,…phạm vi dải đất liền ven biển
là không gian tổ chức các hoạt động sản xuất và phục vụ khai thác biển.
Tuy nhiên, cũng có cách quan niệm khác về cơ cấu lãnh thổ kinh tế biển.
Theo đó, lãnh thổ kinh tế biển tập trung chủ yếu vào các mảng không gian: (1)
không gian vùng bờ (ven biển và ven bờ); (2) không gian biển; (3) không gian đảo
và (4) không gian đại dương. Đối với kinh tế biển nói chung, cả bốn mảng không
gian này đều rất quan trọng vì nó cung cấp những tiềm năng và lợi thế khác nhau
cho phát triển kinh tế. [18]
Không gian vùng bờ với hai bộ phận là không gian vùng ven biển và không
gian vùng ven bờ có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Không gian
vùng ven biển là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động trên

biển thông qua các trung tâm kinh tế hải đảo. Không gian vùng ven bờ là mảng
không gian cực kì quan trọng để phát triển kinh tế biển đặc biệt là đối với phát triển
thủy sản bền vững. Đây là nơi cư trú tự nhiên, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của
nhiều loài thủy sinh vật (90% các loài thủy hải sản sống ở vùng thềm lục địa và biển
xa có tập tính gắn bó với vùng ven bờ). Các hệ sinh thái quan trọng (rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,..) đều tập trung ở vùng này, cung cấp tiềm năng bảo
tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác, nuôi
trồng thủy hải sản.
Không gian biển rộng lớn là nơi để phát triển các hoạt động hàng hải và khai
thác mỏ (chủ yếu là dầu khí). Là không gian phát triển nghề cá, không gian bố trí
các công trình biển như giàn khoan dầu khí, các công trình biển khác để xúc tiến
nuôi trồng thủy hải sản; là nơi diễn ra các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế.
Phát triển không gian biển phải gắn chặt với kinh tế hải đảo, các trung tâm kinh tế
vùng ven biển, đồng thời bảo vệ môi trường biển.
Không gian đảo là nơi quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi
thủy sản, phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy hải sản (các đầm phá nông quanh các
đảo, quần đảo) và du lịch sinh thái biển. Để sử dụng không gian đảo hợp lý cho phát
triển kinh tế cần xác định chức năng theo thế mạnh của từng đảo để tiến hành quy


14

hoạch phát triển kinh tế hải đảo. Trên thế giới có 10 đảo được xếp hạng “đắt nhất”,
trong khi Việt Nam chưa tận dụng tốt không gian này để phát triển kinh tế.
Không gian đại dương là nơi diễn ra các hoạt động viễn dương, khai thác
đại dương,..có ý nghĩa rất quan trọng nếu không nói là quyết định trong nền kinh tế
biển của các nước trên thế giới. Ở nước ta, việc khai thác không gian đại dương còn
nhiều hạn chế.
Như vậy, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, tùy theo thế mạnh về tài nguyên
biển, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật và công nghệ khác nhau sẽ có thế

các chính sách khai thác các mảng không gian biển khác nhau. Đối với các quốc gia
phát triển thì mảng không gian đảo và đại dương sẽ là phương hướng lựa chọn hàng
đầu trong tương lai. Hai mảng không gian này rất rộng lớn lại có nhiều tiềm năng
và họ có đủ tiềm lực về tài chính và khoa học công nghệ để khai thác chúng. Hơn
nữa, nó phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Ngược lại, các quốc gia đang
phát triển sẽ chú trọng mảng không gian vùng bờ và vùng biển hơn vì nó dễ khai
thác hơn và phụ hợp chính sách đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các quốc
gia này.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển
1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên
*Vị trí chiến lược, đặc điểm vùng biển, ven biển:
Vị trí chiến lược của các vùng biển ảnh hưởng đến các mặt kinh tế, chính trị,
an ninh quốc phòng của các quốc gia có biển. Vị trí này liên quan chặt chẽ đến các
tuyến đường hàng hải, thông thương kinh tế giữa các châu lục, khu vực, quốc gia
trên thế giới.
Vị trí vùng biển, ven biển là “mặt tiền” quan trọng để các quốc gia thông
thương, mở cửa với nước ngoài. Mặt khác, nó còn là yếu tố quan trọng trong thu hút
đầu tư vì giao thông thuận lợi và gắn liền với các đô thị lớn.
Đặc điểm vùng biển, ven biển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển thông
qua các điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải
biển, các nguồn tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản,..


15

*Tài nguyên dầu khí và khoáng sản:
Tài nguyên dầu khí và các khoáng sản có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế biển. Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng đến hầu
hết các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, trong đó nhiều nhất là giao thông vận tải biển,
công nghiệp ven biển. Các khoáng sản ở vùng biển và ven biển như than, sắt, titan,

cát thủy tinh,..là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp khai khoáng
và luyện kim, phục vụ phát triển các ngành công nghiệp vùng ven biển. Dầu khí và
khoáng sản của vùng biển, ven biển giữ vai trò là nguồn lực quan trọng để phát triển
kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
*Khả năng phát triển cảng biển và giao thông vận tải biển:
Đối với các quốc gia có biển, việc có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng
hệ thống cảng biển là một ưu thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế biển. Hệ
thống cảng biển hoàn chỉnh, hiện đại sẽ thúc đẩy giao thông vận tải biển và dịch vụ
hàng hải phát triển. Hệ thống cảng biển giúp tăng cường khả năng trao đổi, mua bán
hàng hóa, phát triển giao thông vận tải biển đa dạng từ vận tải viễn dương, vận tải
ven biển đến vận tải pha sông biển. Mặt khác, khi cảng biển phát triển cũng kéo
theo sự phát triển ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, phát triển các
ngành công nghiệp và dịch vụ ven biển.
*Tài nguyên du lịch biển:
Các trung tâm du lịch lớn của thế giới thường phân bố ở vùng biển, ven biển
do có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú gắn liền với các đô thị lớn, hiện đại.
Thực tế cho thấy, nơi có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, các sản phẩm du
lịch biển đa dạng, phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo thì du lịch biển sẽ hình
thành và phát triển mạnh. Các loại hình du lịch biển phát triển mạnh hiện nay là tắm
biển, nghỉ dưỡng – chữa bệnh, tham quan kết hợp nghiên cứu, vui chơi giải trí, hội
nghị,…
*Tài nguyên hải sản:
Tài nguyên hải sản giữ vai trò thế mạnh đặc trưng trong việc phát triển kinh
tế biển của các quốc gia. Nguồn tài nguyên hải sản rất đa dạng. Sức sản xuất của


16

biển khoảng 500 tỉ tấn/năm, sản lượng khai thác tối đa đạt 600 triệu tấn/năm. Đây là
tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác hải sản. Bên cạnh đó, dọc ven biển

thường có nhiều đầm, phá, vịnh,.. có khả năng nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản.
Mặt khác, việc phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng và khai thác hải sản sẽ thúc
đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp đóng và sửa
chữa tàu biển, các ngành nghề dịch vụ khác như dịch vụ hậu cần nghề cá, hoạt động
xuất - nhập khẩu,…
1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội
*Nguồn nhân lực ven biển:
Nguồn nhân lực ven biển là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế biển. Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng sẽ cung ứng kịp thời
nguồn lao động cho các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, nguồn lao động có trình
độ cao rất cần thiết trong công việc lập quy hoạch, quản lí việc khai thác, phát triển
các ngành kinh tế biển có hiệu quả và bền vững. Ngược lại, việc các đô thị lớn thu
hút quá nhiều lực lượng lao động làm cho các vùng biển và ven biển gặp nhiều
thách thức trong sự phát triển. Đó là việc thiếu nguồn lao động cả về số lượng lẫn
chất lượng dẫn đến các ngành kinh tế biển phát triển bấp bênh, thiếu đồng bộ, chưa
bền vững.
*Các chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển:
Tầm nhìn, chủ trương, chiến lược, chính sách của các quốc gia sẽ mang đến
những cơ hội và thách thức cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển. Các
chính sách kinh tế biển liên quan đến việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế biển,
chính sách đối ngoại, tình hình đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển. Bên cạnh
đó là việc giải quyết các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh
quốc phòng,..
1.1.3. Phát triển kinh tế biển bền vững
1.1.3.1. Định nghĩa phát triển bền vững
Thuật ngữ Phát triển bền vững (Sustainable Development) đầu tiên được sử
dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu



×