Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

thực trạng hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên trường đh khxh nv đhqg hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.14 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huyền

THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG STRESS
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG
ĐH KHXH & NV- ĐHQG HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huyền
THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG STRESS
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG
ĐH KHXH & NV- ĐHQG HCM

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 603180

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ HUYỀN NGA



Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình từ phía các Thầy, Cô giáo, gia đình và
bạn bè.
Trước tiên, tôi xin cám ơn Quý thầy, cô giáo Khoa Tâm lý giáo dục, Thư
viện, phòng Sau Đại học,… Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM; Các thầy, cô giáo
và sinh viên Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Bộ môn Công tác xã
hội, Khoa Ngữ Văn Anh, Khoa Báo chí và Truyền thông, Khoa Lịch sử, Khoa Quan
hệ quốc tế, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như cung cấp các
tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Cao Thị Huyền Nga, người đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài này.
Xin gửi lời cám ơn đến các anh, các chị lớp Cao học Tâm lý K20, những
người đã động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong
suốt thời gian làm luận văn đến khi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được cám ơn ba mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2012

NGUYỄN THỊ HUYỀN


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................. 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:.......................................................................... 4
4.Giả thuyết khoa học: .................................................................................................... 4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................. 4
6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 4
7.Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU STRESS TRONG
ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &
NHÂN VĂN– ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH ...................................... 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu về stress .................................................................................... 6
1.2 Cơ sở lý luận về stress ............................................................................................ 21
1.3 Stress ở lứa tuổi sinh viên ..................................................................................... 38
1.4 Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
.................................................................................................................................. 41
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG STRESS
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH &NV- ĐẠI
HỌC QUỐC GIA TP.HCM ..................................................................................... 48
2.1 Tiến trình và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 48


2.2 Thực trạng hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên trường Đại học KHXH
& NV- Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: ..................................................................... 54
2.2.1 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu (sinh viên trường Đại học KHXH & NVĐại học Quốc gia Hồ Chí Minh): ............................................................................. 54
2.2.2 Mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học KHXH & NV- Đại học Quốc
gia Hồ Chí Minh về hiện tượng stress...................................................................... 57
2.2.3 Thời điểm thường bị căng thẳng của sinh viên: .............................................. 61
2.2.4 Những nguyên nhân gây căng thẳng: .............................................................. 62

2.2.5 Sự khác biệt giới trong hiểu biết về hiện tượng stress; sự nhận biết thời điểm
bản thân bị stress; thời điểm căng thẳng; lý do căng thẳng: .................................... 63
2.2.6 Mối quan hệ giữa sinh viên các năm với sự hiểu biết về hiện tượng stress; sự
nhận biết bản thân về hiện tượng stress; thời điểm căng thẳng; lý do căng thẳng... 68
2.2.7 Biểu hiện của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại học Quốc gia Hồ
Chí Minh khi bị stress: ............................................................................................. 73
2.2.8 Nguyên nhân stress của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh: ............................................................................................ 76
2.2.9 Hậu quả của stress đối với sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh: ............................................................................................ 79
2.2.10 Những cách thức ứng phó khi bị stress của sinh viên Trường Đại học KHXH
& NV- Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: .................................................................. 81
2.2.11 Đề xuất của sinh viên trong nhóm khảo sát về các biện pháp giúp giảm thiểu
stress trong đời sống sinh viên : ............................................................................... 85
2.3 Kết luận về thực trạng hiện tượng stress ở sinh viên Trường Đại học KHXH &
NV- Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh ........................................................................... 86
2.3.1 Thực trạng hiện tượng stress ở sinh viên trường Đại học KHXH & NV: ...... 86


2.3.2 Sự khác biệt giới tính về hiện tượng stress ..................................................... 90
2.3.3 Sự khác nhau về stress giữa sinh viên các năm: ............................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 92
1.KẾT LUẬN ........................................................................................................... 92
1.1 Cơ sở lý luận: .......................................................................................................... 92
1.2 Thực tiễn: ................................................................................................................ 92
2.KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 94
2.1 Nhà trường .............................................................................................................. 94
2.2 Bản thân sinh viên .................................................................................................. 95
2.3 Xã hội ...................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ cá nhân nào cũng có thể đối diện với hiện
tượng stress. Stress có thể xảy ra với những người xung quanh ta, cũng có thể diễn
ra với chính bản thân chúng ta trong những thời điểm mà ta đôi lúc không thể nhận
biết được. Những nghiên cứu về stress cho thấy: ở mức độ nào đó, stress vừa là trở
ngại, vừa là tác nhân tạo nên động lực giúp con người vượt qua thử thách để tồn tại
trong cuộc sống. Khi ở mức độ vừa phải, stress kích thích cơ thể hoạt động, huy
động năng lượng dự trữ, tạo thuận lợi cho con người hành động trong những điều
kiện khó khăn, nguy hiểm. Tuy nhiên,ở trạng thái phát triển quá cao, stress sẽ làm
cho con người cảm thấy kiệt sức, căng thẳng dễ bị kích động, mất ngủ, suy giảm hệ
miễn dịch, giảm khả năng lao động trí óc và chân tay… Trong trường hợp cơ thể
không tự điều chỉnh được để lấy lại cân bằng tâm sinh lý, stress có thể gây ra bệnh
tật ở con người như: bệnh tim mạch, loét dạ dày, tiểu đường, trầm cảm, tâm thần
phân liệt…
Stress có mặt trong mọi biến cố đời người, nó là một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của con người, từ nam giới tới nữ giới, từ trẻ em, thanh thiếu niên
tới người già. Với sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi lớn về cơ
thể, điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội, … thì
nguy cơ bị stress lại càng cao hơn. Để làm quen, thích ứng với những mối quan hệ
mới, môi trường mới, tự quản lý cuộc sống của mình khi học tập tại môi trường đại
học, đồng thời để khẳng định mình trong gia đình và xã hội, sinh viên phải phát huy
hết khả năng của mình. Họ luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi các giải pháp khác nhau
trong việc tự lập và khẳng định bản thân mình. Chính điều đó sẽ tạo áp lực làm cho
sinh viên dễ bị stress trong cuộc sống.



Stress là một hiện tượng phổ biến, có tác động phức tạp và có hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống thanh niên. Theo các số liệu thống kê được báo cáo tại
Hội nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích,
diễn ra tại Hà Nội, trong 3 năm 2005-2007, trung bình mỗi năm ở nước ta có 475
trường hợp tử vong do tự tử, phần nhiều trong số này thuộc lứa tuổi thanh niên-sinh
viên. Nguyên nhân gia tăng hiện tượng tự tử có thể lý giải qua một số lý do như:
Với người lớn, áp lực của cuộc sống, công việc quá lớn khiến tinh thần quá căng
thẳng, thần kinh không minh mẫn hoặc đôi khi là bế tắc, đặc biệt là trong bối cảnh
kinh tế xã hội hiện nay; thanh niên có thể do thất tình, áp lực cuộc sống, học tập,
công việc không suôn sẻ, sự nghiệp phá sản…; trẻ em bị áp lực học hành, tình cảm
quá lớn cũng như ức chế do bị người lớn bạo hành, bao gồm cả bạo hành về thể xác
lẫn tinh thần...( Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH)) [10]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh
trầm cảm – một trong những hệ quả nặng nề của stress - đã cướp đi mỗi năm trung
bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số
những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. [46]. GS Trần
Viết Nghị, chủ tịch Hội Tâm thần học VN, cho biết tại hội thảo “Điều trị trầm cảm dược lý liệu pháp dựa trên cơ sở và chứng cứ khoa học” khoảng 3-5% dân số VN
có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm, với những triệu chứng như khí sắc trầm, chậm
chạp, ít suy nghĩ, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, lo sợ mắc các bệnh, thậm chí
muốn tự tử.... [47]. Theo báo cáo của các chuyên gia quốc tế, hiện thế giới có hàng
triệu người mắc bệnh trầm cảm và con số này đang ngày một tăng lên, nhưng chỉ
1/4 trong đó được điều trị đủ liều và thời gian. Đại đa số người bệnh bắt đầu mắc
bệnh trong khoảng từ 20-45 tuổi và số phụ nữ mắc bệnh cao hơn hẳn số nam giới
[47].
Stress, trầm cảm và rối loạn lo âu thường có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Những rối nhiễu tâm thần nói trên đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con
người, thậm chí có thể dẫn đến cái chết do tự sát ở người bệnh.


Hiện nay nhu cầu phát triển ngày càng cao về việc cần phải có những phòng
tư vấn tâm lý học đường, tham vấn tâm lý tại các trường phổ thông cũng như cao

đẳng, đại học với những nhân viên tham vấn có chuyên môn để giúp họ có thể vượt
qua stress, trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Stress là hiện tượng được cả xã hội quan tâm. Trên trang www.google.com,
từ khóa psychology of stress cho đến 94.000.000 kết quả chỉ trong 0.32 s (tại thời
điểm nghiên cứu đề tài này). Bởi thực tế trên, stress đang được rất nhiều nhà khoa
học ở nhiều ngành nghề quan tâm nghiên cứu như: y học, sinh học, tâm lý học….
Bên cạnh đó, nhiều trường phổ thông, cao đẳng, đại học đã có nhân viên chuyên
trách làm việc tại các phòng tư vấn tâm lý, các trung tâm tham vấn... nhằm giải
quyết các nhu cầu tâm lý khác nhau của học sinh, sinh viên.
Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đã đề cập đến hiện tượng stress ở các lứa
tuổi khác nhau, trong đó có lứa tuổi sinh viên. Tuy nhiên, các đề tài đã có chưa đề
cập sâu đến những áp lực từ cuộc sống, nguyên nhân hiện tượng stress trong đời
sống của sinh viên hiện nay, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang có
những diễn biến hết sức phức tạp, tỉ lệ lạm phát ở nước ta tính đến tháng 8/2011 vào
khoảng trên 20%. Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về stress trong
đời sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở Trường Đại học KHXH & NV-Đại học
Quốc gia TP.HCM, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng hiện tượng stress trong
đời sống của sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - Đại học
Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh” cho luận văn của mình.


2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress,
nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng phó khi bị stress trong đời sống
ở sinh viên nhằm tìm ra các biện pháp giúp nâng cao hiểu biết cho sinh viên về hiện
tượng stress từ đó sinh viên sẽ biết cách ứng phó, hạn chế được những hậu quả đáng
tiếc khi bị stress trong đời sống.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên.
3.2 Khách thể nghiên cứu: 600 sinh viên trường ĐHKHXH & NV-ĐHQG Tp.HCM

4. Giả thuyết khoa học:
Stress là hiện tượng tương đối phổ biến ở lứa tuổi sinh viên. Tuy nhiên, mức
độ hiểu biết về hiện tượng stress của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV – Đại
học Quốc gia Tp.HCM chưa đồng đều. Sinh viên Trường Đại học KHXH & NV Đại học Quốc gia Tp.HCM thường bị stress trong đời sống vì những nguyên nhân
khác nhau, biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng phó của sinh viên khi bị stress là
khá đa dạng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress trong đời sống của sinh viên nhằm hệ
thống hóa các lý luận về hiện tượng stress tạo cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng
hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại
học Quốc gia TP.HCM.
5.2. Tìm hiểu thực trạng về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên nhân,
biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó khi bị stress trong đời sống của sinh viên nhằm
xác định mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và
cách thức ứng của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại học Quốc gia
Tp.HCM khi bị stress trong đời sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:


- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh tiêu cực của hiện tượng stress
trong đời sống của sinh viên Trường Đại học KHXH & NV- Đại học Quốc gia
Tp.HCM.
- Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress,
nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó khi bị stress trong đời sống của
sinh viên.
- Khách thể là 600 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và

nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và
phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích: khảo sát thực trạng mức độ hiểu biết, nguyên nhân, biểu hiện,
hậu quả và cách thức ứng phó với hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên và
xác định kết quả của thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp
giúp làm giảm stress trong đời sống cho sinh viên.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học nhằm mục đích xử lý
số liệu thu thập được qua bảng hỏi


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU STRESS
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
– ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
1.1 Lịch sử nghiên cứu về stress
Hiện tượng stress đã có từ thưở ban sơ trong lịch sử phát triển nhân loại.
Ngay từ khi bắt đầu cuộc sống, loài người đã phải đối mặt với các sức mạnh kỳ bí
của thiên nhiên. Tổ tiên chúng ta từng phải căng thẳng, sợ hãi trước những trận mưa
to, trước những cơn gió lớn, những cơn bão mạnh, hay những con thú ăn thịt hung
hãn…Hiện tượng tâm lý này đã được quan tâm ngay từ thời cổ đại dù không phải
dưới tên gọi “stress” như hiện nay. Stress tồn tại như một hiện tượng phổ biến, mỗi
người, mỗi bộ tộc, loài người ở mọi châu lục, mọi thời đại đều trải qua.
Các nhà tâm lý học ở phương Đông và phương Tây đều nhận ra và sớm chú
ý đến hiện tượng này.
Để dễ dàng trong việc tìm hiểu, chúng tôi chia các nghiên cứu về stress thành
những nghiên cứu về stress ở nước ngoài và những nghiên cứu về stress ở Việt

Nam. Những công trình nghiên cứu đã có ở Việt Nam và nước ngoài sẽ được trình
bày theo trình tự thời gian.
1.1.1. Những nghiên cứu về stress ở nước ngoài:
Trước thế kỉ XX, mặc dù chưa hiểu bản chất của stress và cơ chế của nó,
chưa thể gọi tên “stress” nhưng bằng thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận
thấy được những tác hại của nó đối với sức khoẻ và đã đề xuất cách chống stress có
hại.
Triết học Hy Lạp chỉ cho ta thấy rằng “tinh thần và thể xác (con người) phải
thống nhất với nhau”. Sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác là điều không thể thiếu
được trong cơ thể của một con người khỏe mạnh.


Aristote từng khẳng định “cơ thể và tâm hồn hợp thành một thể thống nhất”.
Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ khi con người bị một số nhân tố tác động đến
một cách mạnh mẽ. Những nhân tố phá vỡ sự thống nhất của tâm hồn và thể xác đó
ngày nay chúng ta gọi là các nhân tố gây stress.
Những thầy thuốc nổi tiếng thời Xuân thu Chiến Quốc (403-221 TCN) ở
Trung Quốc đã đúc kết những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật là:
- Bên ngoài do: “lục khí - ngũ vận”, (tức là gió - rét, nắng - ẩm thấp, khô
hanh và nóng)
- Bên trong do: rối loạn 7 loại cảm xúc, còn gọi là “thất tình” tức là: vui,
giận, sầu bi, khoái lạc, yêu, ghét, đam mê.
- Ngoài ra còn có những biến cố trong đời sống như: thiên tai, tai nạn giao
thông, bị con vật cắn, ăn nhầm phải chất độc, thất nghiệp... [17, tr.21].
Họ cũng đã tìm ra hai nguyên lý cơ bản trong việc phòng chống bệnh tật là:
“Thiên - Nhân tương ứng” và “điều - hoà theo thuật số” [13, tr.10]. Sau này Tổ
chức Y tế thế giới cũng nêu ra ba biện pháp: Dinh dưỡng hợp lý; thể dục thể thao
cho mọi người; đề cao trách nhiệm cá nhân để có cuộc sống tốt hơn.
Trong tác phẩm “Nam dược thần hiệu” Tuệ Tĩnh (thầy thuốc nổi tiếng của
Việt Nam ở thế kỉ XVIII) đã khẳng định nguyên nhân cốt lõi của bệnh tật là thất

tình và đưa ra phương cách trị bệnh: ám thị bằng cảm xúc đối lập gây ra bệnh [17,
tr.12].
Hải Thượng Lãn Ông (thầy thuốc giỏi cùng thời Tuệ Tĩnh) cũng nhận định
bệnh tật có liên quan tới yếu tố tâm lý “thất tình” và cho rằng cách phòng bệnh bằng
việc: ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi...một cách chừng mực, hợp lý.
Thế kỷ XVII, Hooke đưa ra thuyết “tương đồng cấu trúc”, từ đó “stress” bắt
đầu mang ý nghĩa khoa học. Ông dùng các thuật ngữ: “load”- khối nặng đè lên cấu
trúc; “stress”- phần bị khối nặng đè lên, và “strain” - sự thay đổi hình dạng do tương
tác giữa khối nặng và stress để chỉ sức chịu đựng của vật liệu trong xây dựng. Các


khái niệm liên quan đều ngụ ý stress là do những tác động của các yếu tố bên ngoài
đòi hỏi sự đáp ứng của hệ sinh lý- tâm lý - xã hội.
Thuyết “tương đồng cấu trúc” và ý tưởng “cơ thể như một cỗ máy” của
Hooke là nền tảng mà trên đó hình thành hai ý tưởng có mối quan hệ mật thiết đến
khái niệm stress. Đó là:
- Cơ thể được xem như cỗ máy, vật bị hư tổn và bào mòn. (H.Selye (1956)
cũng cho rằng stress làm cơ thể “hư tổn và bào mòn”).
- Cỗ máy cần nhiên liệu để hoạt động, cơ thể hoạt động được cũng cần năng
lượng. Tuỳ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ thần kinh, cơ thể sẽ hoạt động
hiệu quả, kém hiệu quả hoặc thậm chí ngừng hoạt động. Sau đó, các khái niệm “sự
cạn kiệt năng lượng thần kinh” và “những rối loạn thần kinh” được sử dụng rộng
rãi trong khoa học.
René Descartes (1546- 1650) đã đưa ra những lý giải mà sau này vẫn còn
hữu dụng trong tâm lý học nghiên cứu về stress. Ông đưa ra câu trả lời cho vấn đề
mối quan hệ giữa tâm trí và cơ thể: “tinh thần phi vật chất có thể ảnh hưởng đến cơ
thể vật chất” và “Mọi người đều trải qua những kinh nghiệm thể lý và tinh thần, và
đều cảm nhận rằng chúng ảnh hưởng lẫn nhau”. Đến nay, những tư tưởng của ông
vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ trong khoa học tâm lý nghiên cứu về stress.
Ở thế kỉ XVIII, giới y học Tây phương đã công nhận stress là tác nhân gây

bệnh. William Cullen (1710–1790) 1776 với tác phẩm “Loạn thần kinh cơ năng” đã
đề cập đến một căn bệnh không có sốt, khám mọi tạng phủ đều bình thường nhưng
người bệnh rất đau khổ với các triệu chứng: đau đầu dai dẳng, mất ngủ kéo dài, hồi
hộp phấp phỏng, buồn lo man mác, vô duyên cớ, hay quên, dễ cáu bẩn, dấm dứt đau
lưng.
Thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển xã hội, những “cảm xúc mạnh” như
trạng thái tinh thần bị kích động, chứng hysteri, ảo tưởng... trở nên phổ biến hơn.
Nhiều người tin rằng hệ thần kinh của con người thích ứng kém với sự thay đổi
nhanh chóng của xã hội hiện đại.


Điều này cũng được bác sĩ thần kinh người Mỹ George Beard khẳng định
lại ở thế kỷ XIX : Cuộc sống với những yêu cầu đầy áp lực là một trong những
nguyên nhân dẫn tới sự quá tải của hệ thần kinh - “suy nhược thần kinh”.
Những năm 20 của thế kỉ XX, Walter Cannon - nhà sinh lý học trường
Harvard (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tương đối hệ thống về những
ảnh hưởng của stress và sự thay đổi của cơ thể khi bị đau đớn, đói và một số cảm
xúc căn bản khác qua các quan sát chi tiết của ông (1927). Ông đưa ra khái niệm
“tự điều chỉnh, cân bằng nội môi” (“homeostasis”) và khái niệm “chống trả hoặc bỏ
chạy” trong tác phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể”. Ông nhận thấy có một
trình tự hoạt động được xuất phát từ trong các dây thần kinh và các tuyến nội tiết
nhằm chuẩn bị để có thể chiến đấu chống lại hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng
trước những đe dọa của ngoại cảnh. Ông còn đưa ra thuật ngữ “Homeostasis” khuynh hướng của cơ thể trở về trạng thái sinh lý trước khi xảy ra stress (thở, nhịp
tim...). Trung tâm của đáp ứng với stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là trung
tâm stress là vì nó kiểm soát hệ thần kinh tự chủ và hoạt hoá tuyến yên. Thành tựu
của các công trình nghiên cứu mà Cannon đã thực hiện, đặc biệt khái niệm “chống
trả hoặc bỏ chạy” là tiền đề cho các nghiên cứu sau này [9, tr.418].
Nhà sinh lý thần kinh người Nga, I.P.Pavlov cũng đã nêu ra đặc trưng của
khái niệm “Tự điều chỉnh, cân bằng nội môi”: “...Cơ thể là một hệ thống tự điều
chỉnh, và là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy

trì bản thân, tự hiệu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí hoàn thiện
bản thân”.
Sau Thế chiến II, W.H.Rivers, bác sỹ tâm thần, nhà nhân chủng học làm việc
ở Anh, đã bước đầu nghiên cứu về tình trạng đặc biệt của con người sau khi trải qua
biến cố mà sau này khoa học gọi là rối loạn stress sau sang chấn.
Vào cuối những năm 1930, Hans Selye (26/01/1907-16/10/1982), nhà nội
tiết học người Canada đã mở rộng nghiên cứu của Cannon và là người đầu tiên theo
phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của stress nặng tác động liên tục


lên cơ thể. Ơng mơ tả stress theo thuật ngữ “Hội chứng thích nghi chung” (GAS:
General Adaptation Syndrome) qua 3 giai đoạn (báo động, kháng cự và kiệt sức).
Hội chứng này được mơ tả theo mơ hình sau:
H1: Hội chứng thích nghi chung [34, tr.429].

Mức kháng cự
bình thường

Báo động cơ thể
huy động đối phó
với tác nhân gây
stress.

Kháng cự cơ thể cố gắng
đối phó hoặc thích nghi
với tác nhân gây stress.

Kiệt sức, cơ thể
mất khả năng đối
phó và dẫn tới

nguy cơ tử vong.

- Giai đoạn thứ nhất (phản ứng báo động) xảy ra khi người ta ý thức sự hiện
diện của tác nhân gây stress. Về mặt tâm lý, phân hệ thần kinh giao cảm được kích
thích trong suốt giai đoạn báo động và động viên này. Sự kéo dài tình trạng phát
động hệ thần kinh này có thể dẫn đến các rối loạn trong hệ tuần hồn máu hoặc
bệnh lt dạ dày và cơ thể dễ mắc nhiều thứ bệnh khác.
- Giai đoạn thứ hai (đề kháng): Cơ thể có thể chịu đựng các tác nhân gây ảnh
hưởng và đề kháng làm suy yếu các ảnh hưởng này về sau. Sự tự vệ được kích thích
này chống lại các tác nhân gây stress xuất hiện và duy trì trong một giai đoạn trung
gian của sự phục hồi.


- Giai đoạn thứ ba (kiệt sức): Trong giai đoạn này, khả năng thích ứng với
tác nhân gây stress của con người sút giảm xuống đến mức các hậu quả tệ hại của
stress xuất hiện: bệnh cơ thể, các triệu chứng tâm lý dưới dạng mất khả năng tập
trung tinh thần, dễ cáu giận hoặc trong vài trường hợp bị mất định hướng và mất
khả năng tiếp xúc với thực tại. Theo một ý nghĩa nào đó người ta hoàn toàn kiệt sức.
Nếu stress chấm dứt, giai đoạn ba sẽ dẫn đến sự chết đi của một cơ quan nào đó [9,
tr.420]. Nghiên cứu của H. Selye giúp chúng ta hiểu tác động ngắn hạn của những
sự kiện gây stress đồng bộ [8, tr.419 - 420]. H. Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan
trọng là: eustress (stress tích cực), neustress (stress hữu ích), distress (stress tiêu
cực). Năm 1970, ông phân làm bốn loại: eustress (stress hữu ích), distress (stress
tiêu cực), hyperstress (overstress: stress quá mức), và hypostress (understress: stress
dưới mức). H.Selye đã có hơn 1500 công bố khoa học, và 30 cuốn sách chuyên
khảo. Công trình của ông còn được tiếp tục tại Đại học Selye - Toffler để xem xét
những vấn đề thách thức của xã hội hiện đại là căng thẳng thần kinh về thể xác, sự
thay đổi và tương lai. Dù mô hình GAS hoàn toàn căn cứ vào các nhân tố sinh lý mà
không quan tâm đến các nguyên nhân tâm lý nhưng nó đã cho chúng ta thấy cái
nhìn chung nhất khi tìm hiểu về hiện tượng stress.



Sơ đồ: Quá trình hình thành stress
tình huống stress
Không lường trước
Cấp xảy ra 1 lần mãnh liệt

Không mong đợi
lặp lại trung bình Kéo dài
Chủ thể
(Đáp ứng)

Thích nghi

Thích nghi

Không thích
nghi

Không thích
nghi

Stress cấp

Stress kéo dài

Sơ đồ trên chỉ cho chúng ta thấy phương thức hình thành stress cấp và stress
kéo dài. Tuy chưa chỉ rõ làm thế nào để xác định mức độ ảnh hưởng của tình huống
stress nhưng đó thực sự là chỉ dẫn q báu cho những nhà nghiên cứu stress về sau
[13, tr.369].

Các đóng góp và cơng trình của Hans Selye đã được hội nghị quốc tế tại
Montreux (1988) ghi nhận. Đến nay đã có gần 20 hội nghị về stress được tổ chức,
quy tụ nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới nhằm tìm hiểu và phổ biến rộng rãi
những tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu stress, đồng thời trao giải thưởng
“Hans Selye” cho các nhà khoa học có các cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa.
Sau Hans Sylye, một loạt các cơng trình nghiên cứu về stress đã ra đời nhìn
từ góc độ sinh lý học:


Các nhà nghiên cứu đã trình bày về nhiều vấn đề khác nhau như: ảnh hưởng
của stress và cảm xúc đến sức khoẻ (Charles Spielberger); Nghiên cứu stress trong
bối cảnh thế giới thứ 3 (Nicola Malan); Tự nhận thức và sức khoẻ - Tầm quan trọng
của thái độ về sức khoẻ và bệnh tật (Daniel Goleman)...
TS. Bob Montgomery, TS. Lynette Evans trong “Những phương cách hữu
hiệu phòng chống stress” cho rằng cholesterol là một loại hormone thải ra dưới tác
động của stress dẫn đến nguy cơ cao hơn về bệnh tim mạch [31].
Judith Lazaus trong sách “Cách giảm stress tốt nhất” nhận thấy stress xảy ra
khi tình trạng cân bằng bình thường của cơ thể con người bị phá vỡ [30] . Lúc này
hormone adrenaline được tiết ra gây căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh, áp suất
máu cao, nhịp thở tăng, mắt giãn ra, các cơ căng ra…
Dưới đây là sơ đồ phản ứng stress theo Lazarus [13, tr. 383]. Theo sơ đồ này,
khi chủ thể đánh giá được tình huống stress và có khả năng đối phó với tình huống
stress được thì chủ thể sẽ có những phản ứng thích nghi với tình huống stress.
Sơ đồ phản ứng stress (theo Lazarus)
Tình huống gây stress
Chủ thể
Đánh giá tình huống

Tình huống đe dọa


Tình huống không đe dọa

Không thể đối phó

Có thể đối phó

Phản ứng stress bệnh lý

Phản ứng stress thích nghi


GS Janice Kiecolt Glaser và TS y học Ronald Glaser (ĐH Ohio) chỉ ra stress
làm giảm hiệu quả của vacxin, làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân
ung thư, làm vết thương về răng lợi lâu hơn và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
TS Sheldon Cohen (ĐH Carnegic Mellon) nhận thấy những người bị stress
dễ bị virus cảm lạnh xâm nhập và gây bệnh.
V.N.Rôgiơ đơ Xtơvenxkaia (1980) cùng cộng sự đã thực hiện công trình
thực nghiệm chứng minh khả năng làm việc giảm sút khi có stress [23].
Sau đó, xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu lý thuyết khác nhau trong nghiên
cứu tâm lý học.
Adolf Meyer, chuyên khoa Tâm lý lâm sàng của Bệnh viện Johns Hopkins
(Hoa Kỳ) đề xuất biểu đồ người (life chart) làm công cụ chẩn đoán y khoa.
Năm 1940, A.Meyer đã thiết lập một thư mục các biến cố của đời sống như:
chuyển nhà, thành công, thất bại, sinh tử...trong gia đình. Ông là người đầu tiên đưa
ra giả thuyết về sự liên hệ giữa các biến cố đời sống và bệnh tật . Tiếp sau đó, để
ước lượng tỷ lệ tiêu hao sức khoẻ do stress gây nên, hai nhà nghiên cứu Hoa Kỳ là
T.H.Holmes và R.H.Rahe cùng cộng sự (1967) đã xây dựng “Thang sự kiện cuộc
sống” (Life Events Scale).
Caroline Bedell Thomas (1977) đã công bố kết quả nghiên cứu từ năm 1946
đến năm 1977, trong đó khẳng định những người thường kìm nén cảm xúc, che giấu

các tình cảm mạnh, cả tiêu cực lẫn tích cực, trước những tình huống khó khăn thì dễ
bị ung thư. Tuy nhiên, sau đó, những nghiên cứu khoa học khác của Rogentine, Fos
van Krammen, Rosenblatt và cộng sự (1978); Jemmott và Locke (1984); Le Shan
(1966) đều có chung một nhận định: Stress không gây ra ung thư, nhưng ảnh hưởng
đến diễn biến của căn bệnh, bằng cách làm cạn kiệt sức mạnh của hệ thống miễn
dịch. O’Leary (1990) nghiên cứu psychoneuro-immunology (Tâm thần kinh- Miễn
dịch học) cho đến nay xác định rằng stress ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn
dịch [9, tr. 421-423] .


Thomae (1970), Falger (1980) đã nhấn mạnh: nghiên cứu stress cho thấy yếu
tố chủ quan là yếu tố quan trọng quyết định đáp ứng của đương sự. Cùng chung
quan điểm với Thomae va Falger, năm 1984, R.Lazarus và Folkman cùng nhiều nhà
nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh đến đánh giá chủ quan mà đương sự cảm nhận
căng thẳng và những phương tiện để đương đầu với stress .
Năm 1979, Kosaba xem xét lại thang đo stress và đưa ra giả thuyết: nhân
cách có lẽ là một biến cố điều hòa giữa các biến cố đời sống và sự xuất hiện bệnh.
Bác sỹ Petre D’sdamo-Ceterine Whitney qua quá trình điều trị nhiều bệnh
nhân có các nhóm máu khác nhau nhận thấy có mối quan hệ giữa nhóm máu và
stress. Theo ông, những người nhóm máu A và B thường rất dễ bị stress kể cả khi
có những nhân tố nhỏ nhất và thường có hàm lượng cortisol trong máu cao; ngược
lại những người nhóm máu O và AB ít bị stress và khi bị stress và hàm lượng
cortisol và adrenalin trong máu của người nhóm máu O và AB thấp.
Pakers năm 1997 chú ý tới lĩnh vực mới gọi là: psychoneuroimmunology (PIN),
nghiên cứu mối liên hệ giữa não bộ, hệ thống miễn dịch của cơ thể và các yếu tố tâm
lý, đã phát hiện thấy stress gây ra nhiều tác động khác nhau. Trước hết là sự biến đổi
các tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động tuyến thượng trong máu. Trong một số
trường hợp, những ảnh hưởng này là có ích, vì nó tác động lên hệ thần kinh giao cảm
(the sympathetie nervour system) giúp cho con người có thể chống đỡ một cách tốt hơn
với những tình huống bất ngờ, nguy hiểm trong cuộc sống [36].

Nếu như trước đây, những tài liệu khoa học đã công bố về stress phần lớn
thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học, ít đề cập đến khía cạnh tâm lý học của stress thì
trong những năm gần đây ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề tâm lý học
của stress.
Hans Selye đã nhận thấy ảnh hưởng của stress đến tâm lý là rất lớn. Ông
chính là người đặt tên cho biểu hiện tâm lý của stress là “stress cảm xúc” để chỉ các
biểu hiện: lo lắng, tức giận, dễ cáu kỉnh, băn khoăn, chán nản, thất vọng, thiếu kiên


nhẫn dẫn đến khó khăn trong các hoạt động tâm lý như khó tập trung, do dự, thiếu
quyết đoán, thiếu chú ý, đầu óc trống rỗng.
Judith Lazaus nhận thấy stress có nguyên nhân từ tiếng ồn, ô nhiễm không
khí, nắng gắt, nhiệt độ quá cao, sự quá đông đúc trong gia đình, vấn đề công việc,
tiền bạc, láng giềng, quan liêu, giao thông đi lại. Stress còn do các yếu tố bên trong
như sự cô đơn, xung đột tình cảm…Ông khẳng định tính cách con người có liên
quan đến stress. Một người quá bi quan, lo lắng, có xu hướng muốn tự làm tất cả thì
cần phải tìm cách thư giãn.
Tác giả Dale Carnegie trong tác phẩm “Bạn muốn loại trừ stress và lo âu”
cho rằng con người hoàn toàn có khả năng đương đầu với stress nếu có những điều
chính yếu: niềm tin, cuộc sống, sức khỏe, sự tin cậy và những mối quan hệ giữa
người với người để vượt qua những lo lắng thứ yếu bắt nguồn từ những lo phiền
hằng ngày. Ông đưa ra 30 liều thuốc để con người học cách chung sống với stress
[32].
Dưới góc độ tâm lý học, stress đã được xem xét nghiên cứu từ thế kỷ XX.
Việc nghiên cứu chuyên biệt đó đã dẫn đến sự ra đời Tâm lý học về stress [5, tr.11].
Cùng với đó, mỗi chuyên ngành tâm lý khác nhau lại tiếp cận stress ở góc độ khác
nhau:
Tâm lý học lao động liệt kê những nhân tố khác nhau gây căng thẳng trong
tâm lý con người trong quá trình sản xuất: tiếng ồn, thiếu ánh sáng, thiếu vệ sinh,
độc hại, không an toàn, nhịp độ lao động quá gấp gáp, quá đơn điệu, quá nhàm

chán…Tâm lý học lao động nghiên cứu và đề xuất cách thiết kế các phương tiện sản
xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm mệt mỏi cho người lao động, làm cho
các phương tiện kĩ thuật thích nghi với con người và làm cho con người có thể
đương đầu với stress. Tâm lý học nghề nghiệp nghiên cứu stress trong quá trình làm
việc, nghỉ ngơi. Các ngành nghề có nguy cơ bị stress cao là các ngành dịch vụ cho
con người, và các ngành nghề có nguy cơ bị stress thấp hơn (sản xuất, bán lẻ, tiền
nong, tài chính, bán buôn).


Tâm lý học gia đình xem xét việc chọn bạn đời, sự thích nghi trong cuộc
sống hơn nhân, sự sinh con và các q trình tâm lý diễn ra trong sinh hoạt gia đình
khác như: uy thế của người kiếm sống cho cả gia đình, sự đòi hỏi q mức ở bạn
đời, xung đột gia đình, bạo hành gia đình, ly hơn…
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu stress ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau đặc
biệt là tuổi thanh niên và trung niên. Trong đó, các phẩm chất nhân cách như sự
đánh giá cũng được các nhà khoa học nghiên cứu. Lazarus cho rằng có 2 lĩnh vực
để đánh giá: Sự đánh giá liên quan đến những u cầu khơng thích hợp, đầy thử
thách, căng thẳng của các tác nhân gây stress để xác định bản chất của các tác nhân
gây stress. Sự đánh giá thứ hai liên quan đến nguồn gốc của đánh giá. Con người có
khả năng đối đầu với các tác nhân gây stress đặc biệt thấp, thì càng làm tăng sự
nghiêm trọng cảm nghiệm của người đó đối với stress.
Mơ hình stress gia đình của McCubbin và Patterson sau đây sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn khái qt hơn về stress [41].

Thích ứng
tốt
b
Nguồn
gây ra
stress


a
Tác
nhân
gây
stress

B
Nguồn gốc gây ra
stress trước đây
và mới xuất hiện

x
Khủng
hoảng
c
Sự tri giác
nguồn gây
ra stress
cá nhân

A
Sự tích
tụ stress

Khắc phục
stress

Thích ứng


C
Tri giác sự khủng
hoảng, các nguồn
gốc gây stress
X
Không
thích ứng

Trước khủng hoảng

Sau khủng hoảng


H2. Mô hình kép ABCX về stress gia đình của McCubbin và Patterson 1983
Như vây, ở các nước, nhất là các nước phương Tây, hiện tượng stress được các
nhà nghiên cứu rất quan tâm, nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu được các nhà
khoa học thực hiện một cách công phu và tỉ mẫn. Do đó, các đặc điểm, thuộc tính của
hiện tượng stress cũng được đề cập một cách rất chi tiết.
1.1.2 Những nghiên cứu về stress ở Việt Nam:
So với lịch sử Tâm lý học thế giới thì nền tâm lý học Việt Nam còn rất non
trẻ, vì thế việc nghiên cứu về hiện tượng stress ở Việt Nam cũng như stress trong
đời sống sinh viên còn khá ít ỏi. Sự quan tâm đến stress bắt đầu từ khoảng thập niên
60 của thế kỉ XX, một số nhà khoa học, chủ yếu là các nhà khoa học thuộc lĩnh vực
sinh lý học và y học. Người đầu tiên nghiên cứu stress dưới góc độ sinh lý và y học
là giáo sư Tô Như Khuê. Những công trình của ông và cộng sự trong thời chiến
tranh (1967-1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao
sức chiến đấu cho bộ đội và các binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Sau năm 1975, những nghiên cứu của ông về stress và cách chống stress đã
được công bố trong một đề tài cấp Nhà nước “Tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh của võ
thuật”.

Sau GS. Tô Như Khuê, tác giả Nguyễn Văn Nhận và cộng sự, các bác sỹ
Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “Stress trong thời đại văn
minh” cảnh báo với mọi người đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress
và hậu quả ghê gớm của nó.
Các bác sĩ Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện đã bắt đầu nghiên cứu
lý thuyết stress, chủ yếu stress ở trẻ em. Các nghiên cứu này thể hiện rõ trong các
giáo án, bài giảng tại Trung tâm nghiên cứu trẻ em (N-T). Một số bài giảng của hai
bác sĩ này, nhất là bác sĩ Đặng Phương Kiệt đã được tập hợp in thành sách như:
Tâm lý và sức khoẻ, Cơ sở tâm lý học ứng dụng, Bách khoa y học phổ thông, Chung
sống với stress, Stress và đời sống, Stress và sức khoẻ, Tâm lý học chuyên sâu,


Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại. Những thành tựu nghiên cứu trên đã góp
phần làm cơ sở lý luận để nghiên cứu stress tại Việt Nam.
Tháng 11 năm 1997, Viện sức khoẻ tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã
tổ chức thành công hội nghị khoa học về “Những tối loạn có liên quan đến stress ở
trẻ em và thanh thiếu niên” với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý như: Ngô Công
Hoàn, Mạc Văn Trang, Nguyễn Kim Quý...Hội nghị này ghi nhận sự đóng góp của
các nhà tâm lý học trong sự nghiệp phòng và chống stress cho trẻ em, học sinh, sinh
viên.
Đến nay, tại Việt Nam, tâm lý học nghiên cứu stress vẫn còn trong giai đoạn
ban đầu. Hai bác sỹ Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, trong quá trình
khám, chữa những rối nhiễu tâm lý cho trẻ em cũng quan sát và ghi nhận một số
trường hợp ảnh hưởng của stress đến rối nhiễu. Sau đó, Nguyễn Công Khanh cũng
nêu lên những trường hợp rối nhiễu tâm lý liên quan đến stress trong tác phẩm của
mình.
Ngày 17-18/8/2000, tại Hội thảo Việt - Pháp về tâm lý học: “Trẻ em,
văn hoá, giáo dục”, một số tác giả như: Nguyễn Công Khanh, Lã Thị Bưởi
và cộng sự, Bolognimi Monique - Plancherel Bernard và Halfon Oliver đã có
những báo cáo về stress ở tuổi thanh thiếu niên.

Stress đã được nghiên cứu trong nhiều khóa luận, luận văn cử nhân, thạc sỹ,
tiến sỹ. “Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý” (2001) của tác giả Nguyễn Thành
Khải là công trình đầu tiên nghiên cứu stress ở tuổi trung niên. Luận văn thạc sỹ
tâm lý học của Nguyễn Mai Anh “Bước đầu nghiên cứu stress của sinh viên trong
học tập” (1991) đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress đến chất lượng bài thi của sinh viên.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Thị Kim Quy (2004) “Bước đầu tìm hiểu thực trạng của hiện tượng
stress ở sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM”; Trịnh Thị Minh Dung “Bước đầu tìm
hiểu stress nghề nghiệp ở công nhân một số công ty tại khu công nghiệp Biên
Hòa”(2005); Đề tài nghiên cứu: “Căng thẳng và bệnh tim” (2006) của Phạm Mạnh


×