Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Thanh Vân

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Thanh Vân

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số
: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Nguyễn Tiến Công, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Văn Biều, người đã dành nhiều
thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu bổ ích
giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ các giáo viên giảng dạy ở các trường THPT và
các em học sinh thân yêu trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc, giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình của mình nhưng
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ các
quý thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT ........................................ 4
1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường ................................................................ 4
1.2. Hóa học môi trường ........................................................................................ 5
1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường ..................................................... 5
1.2.2. Hóa học môi trường ............................................................................... 10
1.3. Giáo dục môi trường ..................................................................................... 16
1.3.1. Mục đích của giáo dục môi trường ........................................................ 16
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông ....................... 17
1.3.3. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông ..... 17
1.3.4. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông...................... 18
1.3.5. Các biện pháp giáo dục môi trường....................................................... 19
1.3.6. Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT ............................. 19
1.4. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học ở trường THPT.............. 20
1.4.1. Tích hợp trong dạy học .......................................................................... 20
1.4.2. Nội dung GDMT trong chương trình hóa học ở trường THPT ............. 22
1.5. Phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT .............................. 24
1.5.1. Phương pháp dùng lời............................................................................ 24
1.5.2. Sử dụng các tư liệu, hình ảnh ................................................................ 25
1.5.3. Phương pháp seminar ............................................................................ 27


1.5.4. Thiết kế website giáo dục môi trường ................................................... 28
1.5.5. Thiết kế mođun giáo dục môi trường .................................................... 29
1.5.6. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ................................... 29
Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI

GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................... 32
2.1. Yêu cầu GDMT qua môn hóa học ở trường THPT ...................................... 32
2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT .......................... 32
2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT .............. 33
2.3.1. Lớp 10 .................................................................................................... 33
2.3.2. Lớp 11 .................................................................................................... 33
2.3.3. Lớp 12 .................................................................................................... 35
2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ........ 36
2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT ................................... 36
2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT ...... 36
2.5.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động 36
2.5.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT ................... 36
2.5.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động ...................................... 37
2.5.5. Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể .................................... 37
2.5.6. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học ............................................... 37
2.5.7. Bước 7: Chuẩn bị .................................................................................. 38
2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT ....................................... 38
2.6.1. Giáo án bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) ....................................... 39
2.6.2. Giáo án bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ
bản) .................................................................................................................. 47
2.6.3. Giáo án bài Ankan ( Hóa học 11 cơ bản) .............................................. 56
2.6.4. Giáo án bài Anken (Hóa học 11 cơ bản) ............................................... 60
2.6.5. Giáo án bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ( Hóa học 11 cơ bản) . 61
2.6.6. Giáo án bài Vật liệu polime (Hóa học 12 cơ bản) ................................. 68
2.6.7. Giáo án bài Hóa học và vấn đề môi trường (Hóa học 12 cơ bản) ......... 78
2.7. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ............................ 83
2.7.1. Tác dụng của việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có nội GDMT

83



2.7.2. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ..................... 84
2.8. Một số tư liệu hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng ......................... 99
2.8.1. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường ................................................... 99
2.8.2. Các chất độc hóa học ............................................................................. 99
2.8.3. Hình ảnh, tranh vẽ, phim minh họa ..................................................... 100
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 101
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 101
3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 101
3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................... 102
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 105
3.4.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ....................................................... 105
3.4.2. Kết quả nhận xét của giáo viên và học sinh ........................................ 116
3.4.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên .................................................... 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: đối chứng

ĐHSP

: đại học sư phạm

GDMT : giáo dục môi trường
GD&ĐT : giáo dục và đào tạo

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

NXB

: nhà xuất bản

SGK

: sách giáo khoa

THPT

: trung học phổ thông

TN

: thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc . 13
Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10) ........................................ 36
Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11) ........................................ 36
Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12) ........................................ 38

Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC khối 10 ............................................................................... 112
Bảng 3.2. Lớp TN và ĐC khối 11 ............................................................................... 113
Bảng 3.3. Lớp TN và ĐC khối 12 ............................................................................... 113
Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 10 .................................................................... 117
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 10 ............. 118
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 ............................................ 118
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 10 ................................. 119
Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ........................................................ 120
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 . 120
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 .............................. 121
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11- lần 1 ..................... 122
Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ...................................................... 122
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2123
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 .............................. 124
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ................... 124
Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12.................................................................. 125
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12 ........... 125
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 .......................................... 126
Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 ............................... 127
Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến ...................................... 129
Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa
học ở trường THPT ..................................................................................................... 130
Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học ................................................. 131
Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng ..................................... 131


Bảng 3.24. Thời gian giáo viên sử dụng để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng ......
131
Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT ............ 132
Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT... 132

Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT 133
Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung
GDMT ......................................................................................................................... 133
Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT
134
Bảng 3.30. Nguồn tư liệu về bài tập có nội dung GDMT ........................................... 134
Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT .............................. 135
Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ... 136


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10 ................................................... 118
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10................................................ 119
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ....................................... 121
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 .................................... 121
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ....................................... 123
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 .................................... 124
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12 ................................................... 126
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12................................................ 126


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại cùng với những
tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với
những vấn đề lớn của toàn nhân loại. Một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất hiện
nay được sự quan tâm của tất cả các quốc gia là môi trường và bảo vệ môi trường. Nhiều
hội nghị quốc tế, nhiều chương trình, dự án về môi trường đã được tổ chức. Do vậy, giáo
dục môi trường cho toàn nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ

môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có được nhận thức đúng đắn về môi trường, về
việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Giáo dục môi trường không còn là
nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai
trò quan trọng hơn hết vẫn là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Nhà trường
là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ đảm
nhiệm nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Môn Hóa học là một trong những môn có liên quan mật thiết đối với môi trường.
Thông qua các bài giảng hóa học ở trường phổ thông, giáo viên hóa học có thể cung cấp
thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn hóa học cho học
sinh. Do đó, giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát
triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định chọn
đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường
trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học để cung
cấp thêm kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục môi trường hỗ trợ giảng dạy cho
giáo viên THPT.


3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường và giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK hóa học.
- Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào
bài giảng hóa học ở trường THPT.
- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong môn hóa học ở trường THPT.
- Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường.
- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung giáo dục môi trường.

- Thực nghiệm kiểm chứng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường với bài giảng
hóa học ở trường THPT.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở bậc THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11, 12 cơ bản.
- Địa bàn nghiên cứu: một số trường phổ thông trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường THPT Phan Châu Trinh, quận Bình Tân.
+ Trường THPT An Lạc, quận Bình Tân.
+ Trường THPT An Đông, quận 5.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.
+ Phương pháp chuyên gia.


+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm.
- Các phương pháp toán học
+ Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất quy trình thiết kế giáo án tích hợp.
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, seminar, trực quan nghiên cứu để tích hợp
nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT.

- Thiết kế 7 giáo án tích hợp nội dung GDMT.
- Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung GDMT làm tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học sinh.

8. Giả thuyết khoa học
Nếu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học thì sẽ giúp học
sinh có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho
giáo dục nói chung và cho bộ môn hóa học nói riêng.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hóa học là môn học có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giáo dục môi trường một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đưa nội dung này vào bài giảng hóa học ở trường phổ thông thì
gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nội
dung giáo dục môi trường đã khá nhiều và có những đóng góp rất giá trị.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận, luận văn,
các tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục môi trường như sau:
1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về
Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004.
3. Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy
học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM.
4. Tạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007).
1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường
1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong
dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.

HCM.
2. Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp
10, 11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi
trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM.
4. Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa
học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.


5. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn
hóa học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.
HCM.
6. Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn
hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
7. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web giáo dục môi trường qua môn hóa
học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
Các đề tài này có những đóng góp lớn. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề
sau:
- Chưa chỉ ra được quy trình, nguyên tắc thiết kế một giáo án tích hợp.
- Chưa phân biệt được giữa tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
- Các giáo án được thiết kế có nội dung GDMT chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết
trình của giáo viên.
- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung GDMT cụ thể.
1.2. Hóa học môi trường
1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường [9]
1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về môi trường:
Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành
phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi

trường nhất định”. Tiếng Anh môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement”
đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có
nghĩa tương tự.
Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là môi sinh
(living environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Nhìn
rộng hơn, môi trường sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và
Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Trong môi trường này luôn luôn
tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi
trường tự nhiên gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật.


Môi trường vật lý (physical environment):
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển,
thạch quyển, sinh quyển.
 Khí quyển (atmosphere): còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao
quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của
tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến
tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
 Thủy quyển (hydrosphere): hay còn gọi là môi trường nước là phần nước của Trái
Đất, bao gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất
và trong không khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc
sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.
 Thạch quyển (lithosphere): hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật
lý, thành phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh
học trên Trái Đất.
 Sinh quyển (biosphere): còn gọi là môi trường sinh học là thành phần của môi
trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương),

lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành
phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa
học của các thành phần này. Đặc trưng cho sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi
vật chất và năng lượng.
Môi trường sinh vật (biological environment):
Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật
bao gồm các hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát
triển trên cơ sở tiến hóa của môi trường vật lý. Các thành phần của môi trường không tồn tại
ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh - Địa –
Hóa và luôn luôn ở trạng thái cân bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình
Sinh – Địa – Hóa như chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu
huỳnh,… là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước,
không khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một khi các chu trình này không còn


giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của
con người và sinh vật ở một khu vực hay ở quy mô toàn cầu.
1.2.1.2. Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Con người đòi
hỏi không gian sống không chỉ ở phạm vi rộng, hẹp mà còn cả về chất lượng. Không gian
sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, không chứa hoặc chứa ít các chất
bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người. Con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
1.2.1.3. Hệ sinh thái
- Sinh thái (ecology)

Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật
với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối
tương tác này. Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp
ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với
hoạt động của con người và sinh vật.
- Hệ sinh thái (ecosystem)
Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật bậc
thấp bậc cao, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh sinh
vật và sinh cảnh có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, nhưng giữa
chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh
nhất định – mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển của
quần thể sinh vật sống. môi trường sinh vật trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất,
sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy liên hệ với nhau qua các dây chuyền thực phẩm, theo
đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ sinh vật này đến sinh vật khác. Ví dụ:
hệ sinh thái đồng cỏ: cỏ mọc nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác thực vật trong đất. Cỏ lại cung
cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 1, động


vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học cũng được sinh ra
trong quá trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau.
Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái:
+ Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…).
+ Hệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ,
đầm,…).
Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông nghiệp,
hệ sinh thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình thành. Hệ
sinh thái tự nhiên thì bền vững, vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với thiên
nhiên. Các hệ sinh thái nhân tạo thì kém bền vững.
- Cân bằng sinh thái (ecological balance)
Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa

các loài, như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh
mà còn là sự cân bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển
hóa năng lượng trong một hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền
khi tất cả các mặt hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có
một sự cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các loài có
trong hệ đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp chúng ta hiểu được các quá trình điều
chỉnh diễn ra trong các cộng đồng sinh học.
Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn
xác định, nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì chúng không còn có khả năng hoạt động bình
thường nữa, lúc đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương
hay bị phá hoại. Việc chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nông nghiệp là
một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không
những phá hoại vĩnh viễn một hệ sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí còn không thể tạo
ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của
các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng suất cao đối với các sản phẩm nông
nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc màu do xói mòn và lũ lụt.
Do vậy, việc quản lý hệ sinh thái nhằm mục đích duy trì một trạng thái cân bằng tự
nhiên hay nhân tạo, trong đó sản phẩm cuối cùng là có lợi cho con người và những sự mất
cân bằng có thể kiểm soát được.


1.2.1.4. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính lí hóa, sinh học của bất kì thành phần nào của môi trường vượt quá mức
cho phép đã xác định.
- Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch
trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô
nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,…), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải
của các nhà máy dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm,…), chất khí (SO 2 từ núi lửa, CO 2 , CO,
NO 2 trong khói xe hơi, khói bếp, lò gạch,…), các kim loại nặng, cũng có khi nó vừa ở thể

hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian.
- Các loại ô nhiễm
+ Ô nhiễm hóa học: gây ra do các chất protein, chất béo và các chất hữu cơ khác
có trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt: xà phòng, thuốc nhuộm, chất tẩy giặt tổng hợp,
thuốc sát trùng, dầu mỡ,…Ô nhiễm hóa học cũng do các chất vô cơ như kiềm, các loại phân
hóa học.
+ Ô nhiễm vật lý: do các chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng, nước
thải từ quá trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm nước thay đổi màu
sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm vật lý-sinh học: nước có mùi và vị bất thường do các chất thải công
nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, phenol, amoniac, sufua, dầu mỏ, cùng với
rong, tảo, động vật nguyên sinh gây nên.
+ Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải, cống, rãnh có các vi khuẩn gây bệnh
tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
+ Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng.
+ Công nghiệp hóa học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ô nhiễm từ nông nghiệp.
+ Ô nhiễm do giao thông vận tải.
+ Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh.


1.2.1.5. Suy thoái môi trường
Là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số
lượng thành phần môi trường vật lý và làm giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó đã gây hại
cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
1.2.1.6. Công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là ngành kỹ thuật để sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường một
cách khoa học và hiệu quả. Công nghệ môi trường có thể bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là
công nghệ bảo tồn tài nguyên, công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường và công nghệ ít

hoặc không có chất thải.
1.2.2. Hóa học môi trường [9], [35], [42]
1.2.2.1. Chất thải
- Chất thải (Waste): là những vật chất không có khả năng sử dụng được nữa, bị loại
ra từ các quá trình sản xuất, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả hoạt động du hành
vũ trụ…cũng đều là chất thải.
- Chia theo trạng thái tồn tại có các loại chất thải sau:
+ Nước thải: chất thải lỏng.
+ Khí thải: chất thải dạng khí.
+ Rác thải: dạng rắn.
1.2.2.2. Các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại là những hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể người, động vật,
thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và hàm lượng,…Có thể
gây nên những tác dụng sinh lí mạnh ở một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, làm rối loạn
sinh hóa bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có thể dẫn đến chết người, động, thực vật.
1.2.2.3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển theo
hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Vậy gây ô nhiễm là
khái niệm chỉ các phần tử bị thải vào không khí có thể là do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt
động của con người (ví dụ như khí CO 2 ).
 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm do thiên tai gây ra: rất nhiều các hiện tượng của thiên nhiên gây ra hoặc
góp phần vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió bão cuốn theo đất, cát,… gây ra lũ lụt.


Núi lửa phun ra nham thạch cũng gây nên bụi và các khí thải như oxit của lưu huỳnh. Nước
biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không
khí. Xác động vật, thực vật chết trong quá trình phân hủy cũng tạo ra các chất gây ô nhiễm.
Song nguồn ô nhiễm này không phải là nguyên nhân chính.
- Ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người gây nên

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp: ống khói của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy
hóa chất, nhiệt điện đã thải vào không khí một lượng lớn khí thải như CO 2 , SO 2 … Hàng
năm sản xuất công nghiệp đã tiêu tốn 37% năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới và thải ra
khoảng 50% lượng khí CO 2 và các loại khí nhà kính khác.
+ Hoạt động giao thông vận tải: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí
đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu động cơ. Một lượng lớn các khí độc hại đã bị thải vào khí quyển từ ống xả các
phương tiện giao thông vận tải như: CO, CO 2 , SO 2 , NO x , Pb, cát bụi đất đá cuốn theo trong
quá trình di chuyển.
+ Sinh hoạt và hoạt động khác của con người gây ra ô nhiễm không khí: nguồn
gây ô nhiễm chủ yếu là các hoạt động đun nấu, sử dụng nhiên liệu như than, củi, gas,… Khí
thải do quá trình này gây ra cũng góp phần vào sự trầm trọng thêm và ô nhiễm không khí.
Ngoài ra một số hoạt động khác của con người, đặt biệt là đốt rừng và thử hạt nhân cũng là
nguồn gây ô nhiễm không khí.
 Hậu quả của ô nhiễm không khí
- Hiệu ứng nhà kính: do các loại khí như CO 2 , NO x , CH 4 , CFC, O 3 ,…gây nên.
Trong đó, chất khí quan trọng gây nên hiệu ứng nhà kính là CO 2 . Tác hại của hiệu ứng nhà
kính là làm cho trái đất nóng lên gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người.
- Mưa axit: các khí như SO 2 , NO x bị thải ra ngoài không khí và trộn lẫn với hơi
nước để hình thành nên axit nitric, axit sunfuric. Các axit này hấp thụ vào mây và rơi xuống
đất tạo thành mưa axit. Mưa axit gây thiệt hại cho rừng, các công trình kiến trúc, các hệ sinh
thái.
- Hiện tượng lỗ thủng tầng ozon: ozon được tập trung nhiều nhất trong khí quyển ở
độ cao từ 15 – 40 km. Các chất thải chủ yếu gây phá hủy tầng ozon là CFC. Các hợp chất
khí CFC dưới tác dụng của các tia bức xạ tử ngoại đã giải phóng nguyên tử clo, mỗi nguyên


tử clo có thể phá hủy 100 nghìn phân tử ozon chuyển thành oxi, làm cho mật độ ozon giảm
một cách đáng kể. Do không có “lá chắn” bảo vệ vững vàng, các tia tử ngoại đã gây tác

động tới sinh vật sống. Chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư da và một số bệnh
khác ở người và động vật.
- Khói mù quang hóa: gây ra nhiều bệnh tật đối với con người.
 Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
- Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ toàn cầu.
Chính phủ của nhiều nước đã thảo luận và đưa ra cho giải pháp cho vấn đề này cùng những
cam kết về giảm lượng không khí độc hại thải ra môi trường.
- Về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền sản xuất cũ kỹ và lạc
hậu gây ô nhiễm; xử phạt những nhà máy vi phạm việc thải ra quá mức cho phép các khí
độc, có quy định chặt chẽ về nồng độ cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc (xem
bảng 1.1).
- Về giáo dục: cần có chính sách giáo dục thích hợp cho mỗi người đều hiểu được
nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa việc thải ra môi trường
những chất độc hại.
Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc
Số thứ tự

Tên

Công thức

mg/lit

1

Hơi thủy ngân

Hg

0.00001


2

Chì

Pb

0.00001

3

Clo, Brom

Cl 2 , Br 2

0.001

4

Axit sunfuric

H 2 SO 4

0.002

5

Anhidrit sunfuric

SO 3


0.002

6

Các oxit của nitơ

NxO y

0.005

7

Cacbon sunfua

CS 2

0.01

8

Hidro sunfua

H2S

0.01

9

Anhidrit Sunfurơ


SO 2

0.02

10

Tetracloruacacbon

CCl 4

0.05

11

Benzen

C6H6

0.05

12

Cacbon oxit

CO

0.03

Thể tích phần

triệu (ppm)
0.001
0.001
0.316
0.50
0.56
1.04
2.95
6.58
7.00
7.27
14.00
24.00
26.00
35.00


13

Ammoniac

NH 3

0.02

14

Metanol

CH 3 OH


0.05

1.2.2.4. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đồi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt…Nước
mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp,…kéo theo các
chất bẩn xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.
- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công
nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường
nước.
 Các dạng ô nhiễm nước
- Ô nhiễm hóa học: là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo và chất
hữu cơ khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư như xà phòng, các loại
thuốc nhuộm, các chất tẩy giặc tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất
thải hữu cơ khác. Ngoài ra, các chất vô cơ như axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối
vô cơ hòa tan và không tan, các loại phân bón hóa học cũng gây ra ô nhiễm hóa học.
- Ô nhiễm vật lý: do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và hấp dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước,… Nhiệt
độ nước cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật nước, từ đó hàm
lượng oxi hòa tan bị giảm sút quá trình phân hủy háo khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên
quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi
thối dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nước trầm trọng hơn.
- Ô nhiễm sinh học: hiện tượng ô nhiễm này được gây ra bởi nước thải cống rãnh
gồm các vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và ký sinh trùng, các động vật nguyên sinh,… Ngoài
việc làm cho nước trở nên có mùi hôi thối còn có thể gây nên một số bệnh nghiêm trọng đối
với người và vật nuôi. Ngoài ra ở những nơi có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản
nhanh, nhiều gây ra những nạn dịch và các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm.

 Tác hại của ô nhiễm môi trường nước


- Các kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân hủy sẽ tích lũy theo thức
ăn vào cơ thể động vật và người gây nên những tác hại cho sức khỏe.
- Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan
truyền bệnh cho người và động vật.
- Hoạt động thăm dò, khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan, hiện
tượng tràn dầu trên biển là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đe dọa
sự sống trong một phạm vi rộng lớn.
1.2.2.5. Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bằng
các tác nhân gây ô nhiễm.
 Nguyên nhân đất bị ô nhiễm
- Do các vi sinh vật gây bệnh: sử dụng phân tươi chưa xử lí, do đổ rác và nước thải
chưa được xử lí và đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và
cả cây trồng…
- Do các chất hóa học: chất hóa học thất thoát, rò rỉ, thải ra trong quá trình hoạt động
sản xuất công nghiệp, đặc biệt là hóa chất độc và kim loại nặng.
- Do các chất phóng xạ và các chất độc hại khác: tia thoát ra từ máy chụp X – quang,
các máy móc y tế dùng để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò,… và hóa chất đã sử
dụng trong các cuộc chiến tranh (như đioxin,…).
- Do các chất hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân hóa
học và các loại thuốc trừ sâu. Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất báo
động. Vào những năm 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt nam là 10 000 tấn/
năm, nhưng bước sang những năm 90 lượng thuốc này đã tăng lên gấp đôi (20 000 tấn /
năm). Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhiều loại sinh vật sống
trong đất, có ích đối với con người.
 Tác hại ô nhiễm đất
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái.

Trong thực tế, kim loại nặng với hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh trưởng và phát
triển của động, thực vật và con người, nhưng nếu chúng bị tích lũy nhiều trong đất thì rất
độc hại.


- Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất. Các
chất trừ sâu, diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm tạo ra lượng dư đáng kể trong đất gây ra
những tác hại khó lường đối với con người.
 Biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất
- Không bón phân tươi cho cây trồng. Hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật quá liều, tràn lan.
- Sử dụng đất phải bảo vệ được đời sống của các vi sinh vật, thực vật và động vật
sống trên trái đất.
- Xử lí chất thải rắn ở đô thị phải phân loại.
- Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào dòng chảy.
- Xử lí khí thải công nghiệp (SO 2 , Cl 2 , CO, CO 2 , NO x ,…) trước khi thải vào khí
quyển.
- Quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, giảm lượng chất thải vào đất. Chống thoái hóa,
xói mòn đất.
- Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ có kĩ thuật xử lí riêng.
1.2.2.6. Ô nhiễm phóng xạ
Phóng xạ là sự biến hóa tự phát đồng vị không bền của một nguyên tố hóa học thành
đồng vị của một nguyên tố khác. Sự phóng xạ có kèm theo sự bức xạ những hạt cơ bản hoặc
hạt nhân của heli (hạt α). Những chất phóng xạ có thể có trong không khí dưới dạng khí hạt
α, β, tia α, trung tử và các lượng tử khác nhau có năng lượng lớn. Thực chất, những chất
phóng xạ nguy hiểm thường có trong không khí dưới dạng hợp chất bền vững với các chất
khác là

131


I, 32F, 90St, 14C, 35S, 45Ca, 98Al,

U,…Các chất phóng xạ thường xâm nhập vào

235

môi trường bằng nhiều con đường khác nhau:
- Khai thác quặng tự nhiên.
- Mưa phóng xạ do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân.
- Sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học.
- Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và công
nghiệp.
- Lò phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học.
- Máy gia tốc thực nghiệm.
 Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ đến sức khỏe con người


×